ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 08/CT-UBND
|
Vĩnh
Phúc, ngày 04 tháng 3
năm 2022
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2022-2025
Trong những năm qua, công tác cải
cách hành chính nhà nước đã được các cấp, các ngành quan tâm, triển khai, thực
hiện và đạt được những kết quả tích cực, toàn diện; thể chế nền hành chính được
cải cách và hoàn thiện hơn, cơ bản phát huy dân chủ, công khai, minh bạch; công
tác ban hành văn bản được tiếp tục đổi mới về chất lượng, nội dung và quy
trình; nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về cải cách hành
chính và tinh thần, thái độ, ý thức, trách nhiệm trong giải quyết công việc
không ngừng được nâng cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường cơ
bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và mang lại hiệu quả thiết thực; bộ máy hành chính
nhà nước được tổ chức khoa học, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; thủ tục hành
chính được đơn giản hóa, thời gian giải quyết được rút ngắn, qua đó tạo thuận
lợi cho tổ chức và công dân trong thực hiện giao dịch hành chính với cơ quan
nhà nước, có nhiều cải thiện tích cực với phương châm phục vụ người dân, doanh
nghiệp góp phần thực hiện tốt các cơ chế, chính sách trong thu hút đầu tư của
tỉnh; các chỉ tiêu đều đạt và vượt nhiều so với mục tiêu đề ra theo Nghị quyết
số 30c/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 60/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Kết quả,
Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân, doanh
nghiệp (SIPAS) của tỉnh luôn được cải thiện và duy trì trong nhóm các địa
phương đạt kết quả cao.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn
chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính ở một số cơ
quan, đơn vị, địa phương có lúc chưa quyết liệt; việc công khai hóa thủ tục
hành chính, áp dụng phần mềm tin học trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành
chính còn chậm so với yêu cầu đề ra; vẫn còn tình trạng chậm hạn trong giải
quyết thủ tục hành chính; nguồn lực phục vụ cải cách hành chính tại một số đơn
vị cấp huyện, cấp xã còn hạn chế về nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí; việc
thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc còn chưa nghiêm. Những tồn tại,
hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do người đứng đầu một
số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quan tâm đúng mức trong chỉ đạo triển khai,
thực hiện nhiệm vụ về cải cách hành chính thuộc thẩm quyền quản lý; trình độ
chuyên môn, tin học, ngoại ngữ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn
hạn chế; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tuy đã được triển khai,
thực hiện nhưng vẫn còn chậm, tỷ lệ phát sinh hồ sơ thấp; hạ tầng kỹ thuật công
nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là tại các đơn vị cấp xã.
Để tiếp tục nâng cao trách nhiệm của
người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác cải cách hành
chính; khắc phục những hạn chế yếu kém, bất cập nêu trên; thực hiện Chỉ thị số
23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021- 2030. Nhằm
thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính giai đoạn 2022-2025 trên địa
bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các
cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung sau:
a) Nâng cao trách nhiệm của các cơ
quan, đơn vị, địa phương trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính;
xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng góp phần đổi mới
phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, là động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh ở địa phương. Người
đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính ở cơ
quan, đơn vị, địa phương thuộc thẩm quyền quản lý.
b) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu
sắc đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và phổ biến sâu rộng đến người
dân, doanh nghiệp các nội dung của Chính phủ về công tác cải cách hành chính
theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, Chỉ thị số 23/CT-TTg
ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, kế hoạch cải cách
hành chính giai đoạn 2021- 2025, kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của UBND
tỉnh.
c) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan Trung ương đóng
trên địa bàn tỉnh để triển khai, thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành
chính; tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước giai đoạn 2022-2025; phát huy tính sáng tạo, đổi mới tư
duy, tạo bước đột phá trong hoạt động hành chính và chuyên môn của ngành, lĩnh
vực, địa phương thuộc thẩm quyền quản lý.
- Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa
văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành
mới các văn bản đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tổ
chức thi hành pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật của cá nhân, tổ chức và toàn xã hội.
- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục
hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, tập trung nâng cao
chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp,
thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện cắt giảm
thời gian giải quyết và tối ưu quy trình giải quyết thủ tục hành chính; đổi mới
và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông với mục tiêu
thực hiện phi địa giới hành chính trên môi trường điện tử và đa dạng hóa phương
thức tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính nhằm xây dựng nền hành chính phục
vụ, công khai, minh bạch hướng đến sự hài lòng cao của người dân, doanh nghiệp.
- Tiếp tục rà soát, sắp xếp tổ chức
bộ máy cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đơn
vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng trong việc thực hiện phân cấp quản lý
nhà nước.
d) Xây dựng nền công vụ chuyên
nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài. Thực hiện công khai, minh bạch
trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút
người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà
nước. Đổi mới phương thức tuyển dụng, bổ nhiệm, thực hiện đơn giản hóa thủ tục
hành chính trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức;
Tiếp tục đổi mới đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức đúng thực
chất, gắn thẩm quyền với trách nhiệm người đứng đầu; Đẩy mạnh công tác thanh
tra, kiểm tra công vụ đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương về công tác cải
cách hành chính gắn với kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, đạo đức
công vụ nhằm công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; từng bước
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu
chuẩn chức danh, vị trí việc làm; đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm
nhiệm vụ và khung năng lực theo quy định.
đ) Đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử
dụng ngân sách nhà nước đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm và thúc đẩy sự sáng tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động; kiểm soát tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; Đổi mới cơ chế,
chuyển đổi mô hình hoạt động đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng
cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm, mở rộng xã hội hóa.
e) Xây dựng và phát triển Chính phủ
điện tử, Chính phủ số, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ thúc đẩy xây
dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, góp phần đổi mới phương
thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính
nhà nước các cấp có đủ năng lực vận hành nền kinh tế số, xã hội số đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; tập
trung nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; Thực
hiện số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đảm
bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu với bộ, ngành, địa phương. Đẩy mạnh việc nghiên
cứu, phát huy những sáng kiến thiết thực, hiệu quả đối với công tác cải cách
hành chính.
f) Bố trí đủ kinh phí, cơ sở vật
chất, trang thiết bị để triển khai, thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành
chính trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với
các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nội dung về Cải cách thể chế.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nội dung về Cải
cách thủ tục hành chính.
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nội dung về Xây dựng
và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
5. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nội dung về Cải cách tài chính
công; Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh bố trí kinh phí
thực hiện cải cách hành chính hàng năm của tỉnh.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu
kịp thời với UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm;
tham mưu nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, môi trường
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và đẩy mạnh phát triển
doanh nghiệp tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
7. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì,
tham mưu với UBND tỉnh việc thực hiện áp dụng Hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất
lượng (ISO 9001) theo quy định đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tham
mưu với UBND tỉnh chỉ đạo, định hướng các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiên
cứu, phát huy những sáng kiến thiết thực, hiệu quả trong cải cách hành chính,
cải cách thủ tục hành chính.
8. Thanh tra tỉnh: Chủ trì, xây dựng
kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hiệu quả các nhiệm vụ quản lý
nhà nước đã phân cấp cho các cơ quan, đơn vị và địa phương.
9. Sở Y tế: Chủ trì, tổ chức điều tra
xã hội học lấy ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch
vụ y tế; Xây dựng Đề án nâng cao chất lượng, sự hài lòng của người dân đối với
dịch vụ công về Y tế.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì,
tổ chức điều tra xã hội học lấy ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của người dân
về lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Xây dựng Đề án nâng cao chất lượng, sự hài
lòng của người dân đối với dịch vụ công về giáo dục và đào tạo.
11. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với
các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo triển khai công
tác cải cách hành chính về Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và Cải
cách chế độ công vụ.
- Triển khai công tác thông tin,
tuyên truyền, tập huấn về cải cách hành chính giai đoạn và hàng năm; Theo dõi,
đôn đốc, thanh tra, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
công tác cải cách hành chính của tỉnh.
- Xây dựng Kế hoạch cải cách hành
chính hàng năm theo quy định; Lập dự toán kinh phí phục vụ công tác cải cách
hành chính hàng năm, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem
xét, quyết định.
- Tham mưu với UBND tỉnh các nội dung
về Chỉ số đánh giá cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng về sự phục
vụ hành chính (SIPAS); Tham mưu với UBND tỉnh tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND
tỉnh đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực
hiện nhiệm vụ công tác cải cách hành chính.
- Thực hiện đánh giá, xác định Chỉ số
cải cách hành chính hàng năm của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành
chính cấp huyện và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Gắn kết quả
công tác cải cách hành chính với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người
đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương và bình xét danh hiệu thi đua, hình thức
khen thưởng đối với tập thể, cá nhân.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc
thực hiện Chỉ thị về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa
bàn tỉnh, tổng hợp chung báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
12. Các cơ quan thông tin và truyền
thông: Báo Vĩnh Phúc, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin giao tiếp
điện tử tỉnh, Cổng Thông tin giao tiếp điện tử của các sở, ban ngành, UBND các
huyện, thành phố và các cơ quan thông tin tuyên truyền khác chủ động, thường
xuyên tuyên truyền các nội dung về cải cách hành chính nhằm tuyên truyền, phổ
biến đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người dân, cộng đồng doanh
nghiệp, nhà đầu tư nhận thức đầy đủ về cải cách hành chính, qua đó tăng cường
theo dõi, giám sát tổ chức, hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp.
13. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành,
các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nội vụ trước
ngày 15/12 để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ (b/c);
- TTTU, TTHĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- Các cơ quan TW trên địa bàn tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Vĩnh Phúc, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng TTGTĐT tỉnh;
- CPVP UBND tỉnh; CVNCTH;
- Lưu: VT, TH.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Chí Giang
|