Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3984/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Thị Liên Hương
Ngày ban hành: 29/10/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3984/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ BỀN VỮNG DỊCH BỆNH COVID-19 GIAI ĐOẠN 2023-2025

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc Sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm;

Căn cứ Quyết định số 3896/QĐ-BYT ngày 19 tháng 10 năm 2023 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch Kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- PTTg. Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Đồng chí Thứ trưởng;
- Văn phòng: Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Liên Hương

KẾ HOẠCH

KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ BỀN VỮNG DỊCH BỆNH COVID-19 GIAI ĐOẠN 2023-2025
(Kèm theo Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023 của Bộ Y tế)

MỤC LỤC

A. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

1. Trên thế giới

2. Tại Việt Nam

B. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

C. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

2. Công tác chuyên môn

3. Công tác truyền thông

4. Tập huấn

5. Công nghệ thông tin

6. Hợp tác quốc tế

7. Nghiên cứu khoa học

8. Công tác hậu cần

9. Phương án đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm, bùng phát mạnh trên diện rộng

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế

1. Cục Y tế dự phòng

2. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

3. Cục Quản lý môi trường y tế

4. Cục Quản lý Dược

5. Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia

6. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền

7. Cục Phòng, chống HIV/AIDS

8. Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

9. Vụ Kế hoạch - Tài chính

10. Vụ Pháp chế

11. Vụ Tổ chức cán bộ

12. Cục Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế

13. Văn phòng Bộ Y tế

14. Vụ Hợp tác quốc tế

15. Vụ Bảo hiểm y tế

16. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em

17. Các Viện thuộc Hệ thống y tế dự phòng

18. Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế

19. Viện Chiến lược và Chính sách y tế

II. Phối hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

III. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan

PHỤ LỤC: Phương án đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế

A. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

1. Trên thế giới

Đại dịch COVID-19 ghi nhận các ca bệnh đầu tiên cuối tháng 12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc; sau đó dịch bệnh nhanh chóng lây lan và bùng phát tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngày 30/1/2020, Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) và đánh giá là đại dịch toàn thế giới ngày 11/3/2020[1]. Ngày 05/5/2023, sau hơn 03 năm xảy ra đại dịch, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế[2]; tại thời điểm này thế giới ghi nhận trên 696 triệu trường hợp mắc tại 231 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có trên 6,9 triệu trường hợp tử vong. COVID-19 vẫn còn là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu; vi rút SARS-CoV-2 chưa biến mất hay bớt nguy hiểm, vẫn đang biến đổi và có nguy cơ xuất hiện các biến thể mới, gây ra các đợt gia tăng mới về số ca mắc và tử vong. WHO khuyến cáo các quốc gia không được mất cảnh giác và bỏ qua các biện pháp phòng chống dịch. WHO khẳng định, các quốc gia thành viên đã đến lúc chuyển sang giai đoạn quản lý lâu dài dịch bệnh COVID-19.

WHO đã ban hành Chiến lược Chuẩn bị và ứng phó với COVID-19 giai đoạn 2023-2025 với mục tiêu: (1) Giảm và kiểm soát số ca mắc mới, nhất là ở nhóm nguy cơ cao và dễ bị tổn thương; (2) Phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị COVID-19 để giảm tử vong, mắc bệnh và di chứng lâu dài; (3) Hỗ trợ các quốc gia trong quá trình chuyển đổi từ việc đáp ứng khẩn cấp sang quản lý bền vững, lồng ghép với các mối đe dọa khác và mang tính dài hạn.

2. Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, trường hợp mắc bệnh đầu tiên ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh ngày 23/01/2020. Tính đến nay, trải qua 02 giai đoạn chống dịch và 04 đợt bùng phát dịch, cả nước đã ghi nhận trên 11,6 triệu trường hợp mắc và trên 43 nghìn trường hợp tử vong; 99,9% số mắc được ghi nhận trong giai đoạn 2020-2022.

Tại nước ta, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, kịp thời các giải pháp chống dịch phù hợp; dịch bệnh đã từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi và kiểm soát hiệu quả; góp phần quan trọng và tạo điều kiện để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực; được Nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Dịch COVID-19 hiện đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, số mắc, tử vong giảm sâu[3]; số mắc trung bình tháng hiện nay khoảng 10.000 ca, giảm 14 lần so với năm 2021 và giảm 82 lần so với 2022; tỷ lệ tử vong do COVID-19 giảm từ 1,86% (2021) xuống 0,11% (2022) và hiện còn 0,02%.

Trên cơ sở ý kiến thống nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc chuyển phân loại COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3896/QĐ-BYT ngày 19/10/2023 điều chỉnh phân loại COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B; có hiệu lực thi hành từ 20/10/2023. Cùng ngày 19/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg quyết định sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm; có hiệu lực thi hành từ 20/10/2023.

Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện. Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa... tạo thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát. Quán triệt quan điểm thực hiện hiệu quả việc phòng bệnh từ sớm, từ xa, để hạn chế dịch bệnh bùng phát và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp COVID-19 quay trở lại với các biến chủng nguy hiểm hoặc với các đại dịch, các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh, Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023-2025.

B. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Bảo đảm kiểm soát hiệu quả, bền vững dịch COVID-19 để bảo vệ tối đa sức khoẻ của người dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm số mắc COVID-19, nhất là ở nhóm nguy cơ cao và dễ bị tổn thương.

- Giảm ca nặng và tử vong do COVID-19.

- Đảm bảo việc quản lý bệnh COVID-19 bền vững cùng với các bệnh truyền nhiễm khác.

C. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, các cơ chế, chính sách tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch; nhất là đầu tư phát triển hệ thống y tế, nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở.

- Chỉ đạo các địa phương căn cứ diễn biến thực tế tình hình dịch bệnh, thực hiện việc công bố dịch và công bố hết dịch theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; xem xét kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp, phù hợp với việc đáp ứng tình hình dịch bệnh.

- Chỉ đạo các địa phương xây dựng Kế hoạch Kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025 của các địa phương.

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 phù hợp theo đối tượng, lịch tiêm chủng; lồng ghép tiêm chủng vắc xin phòng chống COVID-19 vào chương trình tiêm chủng thường xuyên.

- Hướng dẫn chính sách liên quan đến thanh toán chi phí khám chữa bệnh COVID-19 khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B.

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc giải quyết những ảnh hưởng do COVID-19 trong việc thực hiện các dịch vụ y tế cơ bản như: công tác tiêm chủng mở rộng, công tác dinh dưỡng, phòng chống các bệnh không lây nhiễm và các biểu hiện hậu COVID-19,...

2. Công tác chuyên môn

2.1. Công tác giám sát

- Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước, cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình dịch bệnh.

- Lồng ghép giám sát COVID-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, bao gồm giám sát trọng điểm hội chứng Cúm (ILI), giám sát viêm phổi nặng do vi rút (SVP), giám sát đặc điểm di truyền của vi rút SARS-CoV-2 để theo dõi các biến thể của vi rút.

- Thực hiện đánh giá nguy cơ định kỳ và đột xuất, triển khai ngay các đáp ứng trong phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ.

- Rà soát, sửa đổi, cập nhật hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19 phù hợp tình hình dịch.

2.2. Công tác điều trị

- Bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

- Tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong các cơ sở y tế, chú trọng bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, người bệnh hồi sức tích cực, thân nhân tạo...).:

- Triển khai các hoạt động về quản lý, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người mắc có nguy cơ chuyển nặng ngay tại cộng đồng; theo dõi và kịp thời điều trị các biến chứng sau khi mắc COVID-19.

- Tổ chức phổ biến về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh; tiếp tục theo dõi, rà soát, sửa đổi, cập nhật phù hợp với tình hình mới.

- Rà soát, thống kê, điều chỉnh nhu cầu trang thiết bị y tế, hồi sức, bao gồm (máy móc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu, phương tiện phòng hộ cá nhân, ô xy y tế,... phục vụ cho phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình mới.

2.3. Tiêm vắc xin

- Xây dựng và triển khai kế hoạch sử dụng vắc xin phòng chống COVID-19 phù hợp theo đối tượng, lịch tiêm chủng. Ưu tiên tiêm chủng nhóm nguy cơ cao.

- Lồng ghép tiêm vắc xin COVID-19 vào buổi tiêm chủng thường xuyên tại các cơ sở y tế hoặc tổ chức tiêm chủng chiến dịch phù hợp với thực tế triển khai tại địa phương.

2.4. Dự phòng cá nhân

- Khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn). Khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

Thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt nghi nhiễm, ho, hắt hơi.

- Định kỳ vệ sinh bề mặt nơi ở, sinh hoạt, làm việc.

- Khuyến cáo những trường hợp nghi mắc bệnh/mắc bệnh nhẹ hạn chế tiếp xúc với người khác, tự cách ly.

3. Công tác truyền thông

- Thường xuyên cập nhật để thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và Việt Nam cho người dân biết, không hoang mang, lo lắng nhưng cũng không chủ quan, lơ là.

- Truyền thông nguy cơ và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân hiểu và biết cách tự phòng bệnh.

- Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Định hướng cơ quan thông tin, báo chí trong các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 của ngành y tế.

4. Tập huấn

- Tập huấn về hướng dẫn giám sát phòng, chống dịch COVID-19.

- Tập huấn về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh.

- Triển khai các nhóm chuyên gia hỗ trợ các địa phương trong việc hướng dẫn chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật.

5. Công nghệ thông tin

- Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, báo cáo, thống kê ca bệnh, xét nghiệm, tiêm vắc xin; tư vấn, điều trị, đào tạo từ xa và chia sẻ thông tin về giám sát dịch bệnh, tiêm vắc xin, xét nghiệm, điều trị, phục vụ phòng, chống dịch.

- Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư, tài khoản định danh điện tử trong công tác quản lý ca bệnh.

6. Hợp tác quốc tế

- Tiếp tục các hoạt động chia sẻ thông tin về tình hình dịch, các biến thể mới, vắc xin, thuốc điều trị và các biện pháp phòng, chống dịch với các tổ chức quốc tế.

- Triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển công nghệ sản xuất thuốc, vắc xin.

7. Nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu khoa học về dịch tễ học, giám sát sự tiến hóa, biến chủng của tác nhân gây bệnh.

- Tiếp tục nghiên cứu sản xuất vắc xin và các thuốc điều trị COVID-19.

- Triển khai nghiên cứu các vấn đề sức khỏe liên quan đến COVID-19 và các vấn đề do hậu COVID-19 gây ra.

- Khảo sát năng lực ứng phó dịch COVID-19 đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và trường học.

- Chủ trì phối hợp với đơn vị có liên quan rà soát, đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển trang thiết bị y tế sản xuất trong nước.

- Chủ trì phối hợp với đơn vị có liên quan rà soát, đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nguồn lực, khả năng dự báo, thúc đẩy nghiên cứu, phát triển công nghiệp dược, vắc xin, sinh phẩm trong nước.

8. Công tác hậu cần

- Bảo đảm đáp ứng đủ thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị phù hợp với tình hình dịch.

- Thực hiện việc phê duyệt, cấp phép lưu hành các loại vắc xin, thuốc kháng vi rút, sinh phẩm chẩn đoán để phục vụ kịp thời công tác phòng chống dịch.

- Có phương án đảm bảo cơ số giường bệnh, giường điều trị tích cực, khu vực điều trị COVID-19 tại các tuyến huyện, tỉnh và trung ương.

- Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất các chính sách về xã hội hóa trong phòng, chống dịch.

- Xây dựng, đề xuất các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở, người trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch.

9. Phương án đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm, bùng phát mạnh trên diện rộng

Trong trường hợp dịch COVID-19 có biến thể mới nguy hiểm, bùng phát trên diện rộng thì thực hiện theo Phương án đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế tại Phụ lục kèm theo.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế

1. Cục Y tế dự phòng

- Cơ quan thường trực phòng, chống dịch của Bộ Y tế; tham mưu các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19.

- Thường xuyên cập nhật, tổng hợp tình hình dịch trong nước và quốc tế, thường xuyên tổ chức đánh giá, xác định nguy cơ dịch, tham mưu triển khai các đáp ứng trong phòng, chống dịch phù hợp.

- Tham mưu Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát tình hình bệnh dịch, thực hiện việc công bố dịch, công bố hết dịch theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Rà soát, cập nhật, trình Bộ Y tế phê duyệt Hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19.

- Chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị liên quan trong giám sát, phân tích, dự báo tình hình dịch bệnh. Xây dựng cơ sở dữ liệu dịch tễ học phục vụ cho công tác dự báo và giám sát.

- Đầu mối về xây dựng Hướng dẫn tiêm và kế hoạch sử dụng tiêm vắc xin COVID-19.

- Chỉ đạo, triển khai tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh trong phạm vi cả nước.

- Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, chia sẻ thông tin với các Tổ chức quốc tế, các quốc gia khác.

- Thực hiện thông tin, truyền thông theo quy định.

- Rà soát, đề xuất việc tiếp tục áp dụng hoặc không tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

- Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo dõi diễn biến tình hình nhập viện, chuyển biến nặng, tử vong của bệnh nhân COVID-19 nhập viện để dự báo và kịp thời tham mưu công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Tham mưu Bộ Y tế trong việc chỉ đạo, điều hành công tác cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân; bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc COVID-19 trong: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Cập nhật quyết định Hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS- CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị.

- Tổ chức phổ biến về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh; tiếp tục theo dõi, rà soát, sửa đổi, cập nhật phù hợp với tình hình mới.

- Chỉ đạo, triển khai công tác tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, củng cố toàn diện năng lực điều trị của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh đặc biệt là năng lực hồi sức cấp cứu của các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên.

- Chỉ đạo các Viện/Bệnh viện trực thuộc Bộ, trực thuộc tỉnh, thành phố chuẩn bị đầy đủ thuốc, thiết bị vật tư y tế cho công tác hồi sức cấp cứu, phương tiện phòng hộ cá nhân, thuốc điều trị và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân.

- Rà soát, thống kê, điều chỉnh nhu cầu máy móc, thiết bị, vật tư y tế, thuốc thiết yếu, phương tiện phòng hộ cá nhân, ô xy y tế,... phục vụ cho chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình mới.

- Rà soát, đề xuất việc tiếp tục áp dụng hoặc không tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Cục Quản lý môi trường y tế

- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan rà soát, cập nhật các văn bản hướng dẫn phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục, cơ sở lao động, khu công nghiệp; an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ y tế trong trường hợp cần thiết.

- Khảo sát năng lực ứng phó dịch COVID-19 đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cơ sở giáo dục.

- Rà soát, đề xuất việc tiếp tục áp dụng hoặc không tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Cục Quản lý Dược

- Xây dựng định mức kinh tế - kĩ thuật vắc xin COVID-19.

- Thực hiện việc cấp phép, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin phục vụ công tác phòng, chống COVID-19.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy việc sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công thuốc điều trị COVID-19, tiếp cận sớm với các loại vắc xin thế hệ mới, sinh phẩm trong phòng, chống dịch COVID-19.

- Chủ trì phối hợp với đơn vị có liên quan rà soát, đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nguồn lực, khả năng dự báo, thúc đẩy nghiên cứu, phát triển công nghiệp dược, vắc xin, sinh phẩm trong nước.

5. Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia

- Xây dựng hệ thống thông tin chỉ đạo điều hành, giám sát, dự báo dịch COVID-19 lồng ghép cùng với các bệnh truyền nhiễm khác.

- Triển khai, duy trì, nâng cấp Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 hình thành Nền tảng Quản lý tiêm chủng quốc gia.

- Phối hợp triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (VneID) để kết nối, xác thực, chia sẻ dữ liệu phòng, chống dịch COVID-19, cập nhật thông tin về người dân đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19; đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư, tài khoản định danh điện tử trong công tác xác thực, quản lý người bệnh.

- Phát triển và hướng dẫn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giám sát, báo cáo ca bệnh, quản lý tiêm chủng, xét nghiệm, điều trị, điều trị từ xa, quản lý thiết bị, vật tư y tế, tài sản... để phục vụ phòng, chống dịch.

6. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền

- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về hỗ trợ sản xuất trong nước và ứng dụng thuốc y học cổ truyền trong phòng, chống dịch và hỗ trợ điều trị COVID-19.

- Phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh rà soát, sửa đổi, cập nhật các phác đồ điều trị COVID-19 kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền bảo đảm khoa học, hiệu quả.

7. Cục Phòng, chống HIV/AIDS

Phối hợp rà soát, đề xuất việc tiếp tục áp dụng hoặc không tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong chức năng, nhiệm vụ được giao.

8. Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

- Chỉ đạo việc tiếp tục nghiên cứu sản xuất vắc xin và các thuốc điều trị COVID-19.

- Chỉ đạo triển khai nghiên cứu các vấn đề sức khỏe liên quan đến COVID-19 và các vấn đề do hậu COVID-19 gây ra.

9. Vụ Kế hoạch - Tài chính

- Chủ động tham mưu cân đối nguồn, điều phối các nguồn kinh phí từ dự trữ quốc gia, ngân sách nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.

- Tham mưu hoàn thiện cơ chế tài chính, các quy trình, thủ tục tiếp nhận viện trợ, tài trợ, đấu thầu, mua sắm, dự phòng vật tư, thuốc (kể cả việc xã hội hóa), vắc xin, thiết bị y tế, hóa chất... phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.

- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ để thực hiện các chính sách liên quan đến các hoạt động nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở.

- Rà soát, đề xuất việc tiếp tục áp dụng hoặc không tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong chức năng, nhiệm vụ được giao.

10. Vụ Pháp chế

Tiếp tục đầu mối, phối hợp với các Vụ, Cục đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các văn bản liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 không còn phù hợp.

11. Vụ Tổ chức cán bộ

- Tiếp tục tham mưu giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 (tiền lương, phụ cấp, chính sách công nhận liệt sỹ đối với cán bộ y tế bị tử vong khi làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, ...)

- Nghiên cứu đề xuất tăng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở và chế độ đặc thù, ưu đãi với các lực lượng tham gia phòng, chống dịch.

12. Cục Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm tiếp cận sớm nhất các loại công nghệ xét nghiệm, thiết bị y tế, sinh phẩm mới phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.

- Có phương án đảm bảo đủ nhu cầu về thiết bị y tế phòng, chống COVID-19 tại các cơ sở y tế phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.

- Chủ trì phối hợp với đơn vị có liên quan rà soát, đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển trang thiết bị y tế sản xuất trong nước

13. Văn phòng Bộ Y tế

- Chủ trì và phối hợp với Cục Y tế dự phòng và các Cục, Vụ liên quan, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương, Báo Sức khỏe và Đời sống và các cơ quan thông tin, báo chí Trung ương chủ động xây dựng các bản tin, thông điệp truyền thông sau khi chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B.

- Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch phù hợp tình hình thực tế.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình dịch bệnh.

14. Vụ Hợp tác quốc tế

- Tiếp tục các hoạt động chia sẻ thông tin về tình hình dịch, các biến thể mới, vắc xin, thuốc điều trị và các biện pháp phòng, chống dịch với các tổ chức quốc tế.

- Triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển công nghệ sản xuất thuốc, vắc xin.

- Huy động nguồn lực từ Quốc tế trong trường hợp COVID-19 diễn biến phức tạp.

15. Vụ Bảo hiểm y tế

Hướng dẫn các nội dung liên quan đến bảo hiểm y tế đối với bệnh COVID-19, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh COVID-19 theo chức năng nhiệm vụ được giao.

16. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em

- Rà soát, cập nhật hướng dẫn dự phòng, điều trị COVID-19 đối với phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19.

- Rà soát, đề xuất việc tiếp tục áp dụng hoặc không tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong chức năng, nhiệm vụ được giao.

17. Các Viện thuộc Hệ thống y tế dự phòng

- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện xác định, tổng hợp nhu cầu vắc xin COVID-19 của toàn quốc, đề xuất, hướng dẫn xây dựng nhu cầu, thực hiện đặt hàng, đấu thầu mua vắc xin theo quy định.

- Các viện thuộc Hệ thống y tế dự phòng thực hiện các nội dung sau:

+ Tham mưu Bộ Y tế về chuyên môn kỹ thuật phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.

+ Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch trên thế giới và trong nước, kịp thời dự báo nguy cơ để đề xuất các phương án đáp ứng kịp thời, không bị động.

+ Xây dựng kế hoạch giám sát và triển khai thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 thuộc khu vực quản lý.

+ Tổ chức phổ biến, tập huấn, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, cơ quan đơn vị trong việc thực hiện các hoạt động giám sát phát hiện kiểm soát dịch, xét nghiệm và tiêm chủng.

+ Tổ chức hoạt động của Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng khu vực, đánh giá nguy cơ để hỗ trợ các địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

+ Duy trì, tăng cường hoạt động của các đội đáp ứng nhanh, đội cơ động chống dịch, sẵn sàng hỗ trợ các tỉnh, thành phố điều tra, xử lý dịch COVID-19.

+ Hướng dẫn, phối hợp với các địa phương lấy mẫu xét nghiệm giải trình tự gen các trường hợp bất thường để xác định biến thể của vi rút.

+ Nghiên cứu khoa học về dịch tễ học, giám sát sự tiến hóa, biến chủng của tác nhân gây bệnh.

+ Tham mưu đề xuất xây dựng các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật (giám sát, xét nghiệm, tiêm chủng, cách ly, xử lý môi trường...) phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.

+ Chủ động xây dựng, cung cấp cho các cơ quan thông tin, truyền thông và giao cán bộ đầu mối cung cấp các thông tin, nội dung truyền thông theo quy định.

18. Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế

- Thực hiện theo dõi diễn biến tình hình nhập viện, chuyển biến nặng, tử vong của bệnh nhân COVID-19 nhập viện để dự báo và kịp thời tham mưu công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Rà soát và cập nhật kế hoạch tiếp nhận và điều trị người bệnh COVID-19 theo diễn biến thực tế.

- Chuẩn bị đủ cơ số thuốc, vật tư, trang thiết bị, ô xy cho điều trị.

- Thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên y tế đặc biệt năng lực hồi sức cấp cứu, năng lực xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện.

- Đề xuất xây dựng các hướng dẫn chuyên môn; tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho các bệnh viện tuyến trước; củng cố và tăng cường năng lực xét nghiệm chẩn đoán; sẵn sàng hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ cho tuyến dưới khi có yêu cầu.

- Chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các bệnh viện của các địa phương và các bộ ngành.

- Duy trì, củng cố các đội cấp cứu lưu động, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyên trước trong việc sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị người bệnh.

- Tập hợp, thu thập thông tin và báo cáo trường hợp mắc bệnh và kịp thời thông báo cho các đơn vị y tế dự phòng và phối hợp xử lý dịch bệnh.

- Thực hiện giám sát chùm ca bệnh, giám sát các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút (SVP).

- Chủ động xây dựng, cung cấp cho các cơ quan thông tin, truyền thông và giao cán bộ đầu mối cung cấp các thông tin, nội dung truyền thông theo quy định.

19. Viện Chiến lược và Chính sách y tế

Nghiên cứu khoa học cung cấp bằng chứng, tư vấn cho Bộ Y tế và các cơ quan liên quan trong xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, chính sách về phòng, chống dịch.

II. Phối hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp để triển khai công tác phòng chống dịch, cụ thể:

- Rà soát, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch cho người dân phù hợp theo diễn biến tình hình dịch bệnh.

- Truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19 bằng các hình thức phù hợp.

- Rà soát, đề xuất việc tiếp tục áp dụng hoặc không tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

- Xây dựng các chính sách đầu tư, đãi ngộ cho y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ.

- Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ trong việc sản xuất vắc xin, sinh phẩm, thuốc điều trị COVID-19, trang thiết bị y tế và các biện pháp can thiệp phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

III. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan

1. Xây dựng Kế hoạch Kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025 của địa phương.

2. Rà soát tình hình dịch bệnh và thực hiện việc công bố dịch, công bố hết dịch theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các địa phương; thực hiện việc giám sát và phòng, chống COVID-19; chẩn đoán và điều trị COVID-19; phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

3. Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp tại địa phương để phù hợp với việc đáp ứng tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

4. Rà soát các văn bản, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19 của địa phương để bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền.

5. Đảm bảo năng lực điều trị, cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp dịch có diễn biến phức tạp.

6. Triển khai tiêm vắc xin COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

7. Thực hiện công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh và theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

8. Đảm bảo nguồn lực (nhân lực, kinh phí, thuốc, vật tư, thiết bị) phục vụ công tác phòng chống dịch phù hợp với tình hình dịch.

9. Củng cố hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, nâng cao chất lượng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.

Kế hoạch Kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023­2025 sẽ được cập nhật và điều chỉnh theo diễn biến dịch bệnh.

Tài liệu tham khảo

1. Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.

2. Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009.

3. Căn cứ Kết luận số 25-KL/TW ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch COVID-19 (2022-2023).

4. Chiến lược Chuẩn bị và ứng phó với COVID-19 giai đoạn 2023-2025 - WHO, ban hành ngày 03 tháng 5 năm 2023.

5. Kết luận từ cuộc họp Ủy ban khẩn cấp lần thứ 15 của WHO về Điều lệ Y tế Quốc tế (2005) liên quan đến dịch bệnh COVID-19.

6. Quyết định số 2227/QĐ-BYT ngày 19 tháng 5 năm 2023 ban hành kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 năm 2023.

7. Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc Sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

8. Quyết định số 3896/QĐ-BYT ngày 19 tháng 10 năm 2023 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

PHỤ LỤC:

PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO CÔNG TÁC Y TẾ TRONG TÌNH HUỐNG DỊCH COVID-19 CÓ BIẾN CHỦNG MỚI NGUY HIỂM, BÙNG PHÁT MẠNH TRÊN DIỆN RỘNG, VƯỢT QUÁ NĂNG LỰC CỦA HỆ THỐNG Y TẾ

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009.

- Nghị quyết số 80/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2024

- Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.

- Công văn số 696/VPVP-KGVX ngày 07/02/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc ý kiến của các thành viên Chính phủ đối với Tờ trình của Bộ Y tế về Phương án.

- Công văn số 3103/VPVP-KGVX ngày 04/5/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo công tác phòng, chống dịch COVID-19.

II. TÌNH HUỐNG DỊCH BỆNH

1- Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

2- Tiêu chí:

(1) Về vi rút: biến thể mới của vi rút có sự tăng độc lực và ảnh hưởng tới hiệu quả của vắc xin, dịch bệnh có xu hướng gia tăng đột biến về số mắc, số trường hợp nặng và tử vong.

(2) Vắc xin phòng COVID-19: vắc xin hiện tại giảm hoặc mất hiệu quả với biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2

(3) Tình hình dịch: số mắc, số ca nặng và tử vong tăng nhanh, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố trọng điểm (đông dân cư, giao lưu lớn, du lịch, nhiều khu công nghiệp):

- Tỷ lệ ca mắc mới trong tuần trên địa bàn tỉnh, thành phố/100.000 dân ≥ 450.

- Tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy trung bình trong 7 ngày qua ghi nhận trên địa bàn tỉnh, thành phố/100.000 người: ≥ 32.

(4) Vượt quá năng lực của hệ thống y tế: thiếu giường điều trị, người dân không được tiếp cận để tư vấn điều trị:

- Tỷ lệ giường bệnh dành cho người bệnh COVID-19 còn trống tại các cơ sở thu dung, điều trị trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố /100.000 dân tại thời điểm đánh giá: ≤10.

- Tỷ lệ giường điều trị tích cực (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ/100.000 dân: <4/100.000 dân.

III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

Nâng cao năng lực ứng phó, sẵn sàng đáp ứng phù hợp, hiệu quả trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế. Bảo đảm kiểm soát dịch hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp mắc bệnh nặng, tử vong do dịch COVID-19, tránh quá tải hệ thống y tế, góp phần khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

2. Chỉ tiêu cụ thể

a) Các cấp chính quyền ban hành, triển khai kế hoạch, kịch bản phòng, chống trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

b) Bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19

Trên 80% nhóm dễ bị tổn thương và đối tượng nguy cơ cao (trên 50 tuổi, người mắc bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, cán bộ y tế và tuyến đầu) được tiêm vắc xin phòng COVID-19 biến thể mới (nếu có).

c) Kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19

- Thực hiện việc giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch COVID-19.

+ >95% số người nhập cảnh qua cửa khẩu từ các quốc gia ghi nhận biến thể nguy hiểm được khai báo y tế, giám sát, phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ, lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán kịp thời.

+ 100% các tỉnh, thành phố thực hiện việc giám sát, phát hiện, báo cáo các trường hợp mắc mới hàng ngày.

+ 100% các ổ dịch được giám sát, khoanh vùng, xử lý triệt để.

+ 100% các ổ dịch bất thường (có sự lây lan nhanh, xảy ra trên diện rộng, tỷ lệ bệnh nặng cao) được giám sát, lấy mẫu đại diện để giải trình tự gen phát hiện biến thể nguy hiểm của vi rút SARS-CoV-2.

- Giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19/1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á.

- Tất cả người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp:

+ >95% người dân trong vùng nguy cơ cao thực hiện 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) theo khuyến cáo của Bộ Y tế và quy định cụ thể của địa phương.

+ >95% người mắc bệnh tuân thủ việc cách ly và được tiếp cận với dịch vụ khám, điều trị phù hợp.

- 100% các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, người lao động tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.

d) Bảo đảm năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

- 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên thực hiện kết nối trực tuyến khám, chữa bệnh từ xa.

- 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên được tăng cường số giường bệnh và bảo đảm đủ số giường hồi sức tích cực theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- 100% cơ sở y tế công lập và ngoài công lập (bao gồm cả cơ sở y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh) có kế hoạch huy động, phân công các đơn vị tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

- 100% người mắc COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.

- Đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc thiết yếu phục vụ công tác phòng chống dịch.

đ) Bảo đảm năng lực đáp ứng phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

100% các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có kế hoạch, phương án bảo đảm cơ sở vật chất, chăm sóc y tế, cách ly, điều trị tại chỗ người mắc COVID-19.

e) Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19

100% các đối tượng dễ bị tổn thương (người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị...) đều được tiếp cận các dịch vụ y tế khi có nhu cầu.

g) Bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ công tác phòng, chống dịch

- Thường xuyên, kịp thời cung cấp thông tin, bảo đảm người dân được thông tin đầy đủ, chính xác, minh bạch, kịp thời về tình hình dịch và các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn.

- Chủ động cung cấp thông tin, thực hiện truyền thông nguy cơ phòng, chống dịch COVID-19, với nguyên tắc kịp thời, chính xác, minh bạch, hiệu quả, đồng bộ, giúp định hướng dư luận để tạo sự đồng thuận, tạo niềm tin xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện; quản lý và xử lý kịp thời các khủng hoảng truyền thông liên quan đến công tác phòng, chống dịch và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn.

h) Chỉ tiêu về công nghệ thông tin

100% các cơ sở y tế và các đơn vị liên quan triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chia sẻ thông tin về số mắc, tử vong, vắc xin, xét nghiệm, điều trị, hậu cần, theo dõi người tiếp xúc, quản lý việc thu thập mẫu bệnh phẩm và báo cáo kết quả xét nghiệm, ứng dụng để khai báo, hỗ trợ và quản lý người mắc COVID-19.

i) Bảo đảm duy trì các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu.

100 % các cơ sở y tế duy trì thường xuyên, liên tục các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu (thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng; phòng, chống, quản lý các bệnh không lây nhiễm; chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh; chăm sóc trẻ sơ sinh; cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình).

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành

- Kích hoạt kế hoạch đáp ứng với tình huống xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

- Triển khai thực hiện 3 trụ cột trong phòng, chống dịch COVID-19: (1) Cách ly nhanh nhất, hẹp nhất, nghiêm ngặt nhất có thể; có mục tiêu và lộ trình để có giải pháp phù hợp, hiệu quả để sớm kết thúc cách ly, phong tỏa; (2) Xét nghiệm thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch, bảo đảm khoa học, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế; (3) Điều trị tích cực từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở, góp phần giảm chuyển nặng, giảm tử vong. Đồng thời thực hiện hiệu quả phương châm 5K + vắc xin + điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân + các biện pháp cần thiết khác.

- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện một số giải pháp cấp bách:

+ Cho phép áp dụng một số biện pháp thuộc quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp để phòng, chống dịch bệnh như: trưng mua, trưng dụng cơ sở vật chất, thiết bị y tế, thuốc, hoá chất, sinh phẩm, test kit xét nghiệm, vật tư y tế, cơ sở dịch vụ công cộng, phương tiện giao thông và các nguồn lực khác để chống dịch.

+ Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp chưa được luật quy định để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Trên cơ sở Quyết định của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ban ngành, các địa phương khẩn trương ban hành các hướng dẫn theo thẩm quyền.

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 và Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tại các tỉnh, thành phố. Bộ Y tế tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bí thư các tỉnh, thành phố trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo tổ chức họp thường xuyên hoặc đột xuất khi cần thiết để ra các văn bản chỉ đạo nhằm triển khai kịp thời, đồng bộ, thống nhất các biện pháp phòng chống dịch.

- Ban chỉ đạo các tỉnh, thành phố báo cáo cho Ban chỉ đạo Quốc gia hàng ngày.

- Đề xuất với Chính phủ quy định rõ thẩm quyền của Ban Chỉ đạo Quốc gia và Ban Chỉ đạo các địa phương trong việc quyết định các biện pháp phòng chống dịch để có sự chỉ đạo thống nhất, kịp thời.

- Ban Chỉ đạo có vai trò thống nhất, điều phối các hoạt động phòng chống dịch giữa các Bộ, ngành, cơ quan thành viên để các đơn vị, địa phương làm căn cứ triển khai theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Trên cơ sở các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố triển khai các nội dung chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phù hợp với tình hình thực tế dịch bệnh tại địa phương và các địa phương khác.

- Đề xuất với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan điều phối các nguồn lực hỗ trợ từ trung ương cho các địa phương, huy động nguồn lực từ các tỉnh, thành phố khác hỗ trợ cho các địa phương khó khăn.

2. Công tác chuyên môn

2.1. Công tác giám sát

- Thực hiện khai báo y tế linh hoạt, có điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh.

- Thực hiện xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm (đối tượng nguy cơ, vùng nguy cơ) để phục vụ đánh giá nguy cơ cũng như để giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng, xử lý triệt để ổ dịch mới.

- Thực hiện đánh giá nguy cơ thường xuyên để điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.

- Điều tra người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định.

- Triển khai các biện pháp khoanh vùng diện hẹp, dập dịch triệt để, giảm thiếu tối đa ảnh hưởng đến kinh tế và an sinh xã hội.

- Theo dõi, giám sát xét nghiệm phát hiện các biến thể mới và những thay đổi về khả năng gây bệnh, khả năng lây truyền, đáp ứng miễn dịch và hiệu quả của các biện pháp chống dịch. Tổng hợp, phân tích kết quả giải trình tự gen của các la-bô xét nghiệm trên toàn quốc định kỳ, có hệ thống để tham mưu công tác chỉ đạo, điều hành và phòng, chống dịch.

2.2. Cách ly y tế, phòng tránh lây nhiễm và các biện pháp y tế công cộng, xã hội

- Những trường hợp mắc bệnh, người nghi ngờ và người tiếp xúc gần tại các ổ dịch, phân loại theo nhóm để quản lý phòng tránh lây nhiễm.

- Thực hiện cách ly tại nhà những trường hợp bệnh nhẹ, những người tiếp xúc gần theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hạn chế cách ly tập trung.

- Không thực hiện phong tỏa diện rộng, có thể thực hiện phong tỏa diện hẹp theo quy mô hộ gia đình hoặc cụm hộ gia đình khi cần thiết.

- Hạn chế việc giãn cách xã hội ở phạm vi rộng. Chỉ thực hiện giãn cách xã hội khi các biện pháp khác không kiểm soát được dịch.

- Áp dụng biện pháp hạn chế hoặc giảm công suất của một số phương tiện vận chuyển hành khách công cộng; khuyến cáo người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn cần thiết.

2.3. Công tác điều trị

- Thực hiện tốt việc phân loại người bệnh và phân tầng điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Kết hợp hiệu quả giữa điều trị tại nhà và tại cơ Sở y tế.

- Thành lập, kích hoạt khu vực điều trị COVID-19 tại bệnh viện các tuyến.

- Chỉ thành lập bệnh viện dã chiến, trung tâm hồi sức tích cực khi cần thiết theo mức độ quá tải, quá mức kiểm soát.

- Tổ chức chỉ đạo điều trị COVID-19 từ xa (Telehealth): các cơ sở y tế chủ động phối hợp với các bệnh viện tuyến trung ương và các chuyên gia y tế để thực hiện chỉ đạo điều trị COVID-19 từ xa.

- Tổ chức quản lý, chăm sóc tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.

- Tăng cường thiết lập trạm y tế lưu động tại khu dân cư, trạm y tế lưu động tại các khu công nghiệp hỗ trợ quản lý, chăm sóc người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, nhóm bác sĩ đồng hành ....

- Duy trì hoạt động liên tục của các bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện để đảm bảo tiếp tục các dịch vụ y tế thiết yếu bao gồm cả dịch vụ có các nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng như trẻ em, phụ nữ có thai, người già và người bệnh mạn tính.

- Huy động toàn bộ hệ thống cơ sở y tế của ngành y tế, y tế Bộ, ngành, các cơ sở khám, chữa bệnh của các trường đại học, cơ sở y tế tư nhân, y tế của cơ quan, công sở, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia công tác thu dung, quản lý, điều trị COVID-19 khi dịch bệnh lan rộng với số ca mắc lớn tại địa phương.

2.4. Tiêm vắc xin

- Tiếp cận, tìm nguồn cung và triển khai tiêm vắc xin có hiệu lực với biến thể vi rút mới (nếu có).

- Rà soát, ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong thời gian ngắn nhất cho khu vực nguy cơ cao (nơi có nguy cơ bùng phát dịch lớn xảy ra, tốc độ lây lan nhanh), các đối tượng nguy cơ cao (người trên 50 tuổi, người mắc bệnh nền mạn tính, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai, cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch).

- Huy động mọi nguồn lực để tổ chức tiêm vắc xin một cách nhanh nhất, đạt tỷ lệ bao phủ cao.

2.5. Duy trì việc thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu

- Đảm bảo duy trì thường xuyên, liên tục các dịch vụ cấp cứu, bao gồm vận chuyển cấp cứu và cấp cứu lưu động.

- Phòng, chống các bệnh lây nhiễm khác.

- Tiêm chủng mở rộng.

- Phòng, chống, quản lý các bệnh không lây nhiễm.

- Chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh; chăm sóc trẻ sơ sinh; cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

2.6. Xử lý chất thải y tế và trường hợp tử vong

- Các cơ sở y tế, cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 và các địa phương phải có kế hoạch/phương án phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh trong phòng chống dịch COVID-19 đảm bảo thực hiện theo đúng quy định.

- Thực hiện nghiêm ngặt vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người tử vong, rác thải người bệnh, bảo đảm an toàn cho những người tham gia thực hiện, không để lây nhiễm ra cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường.

2.7. Dự phòng cá nhân

- Áp dụng trở lại việc hạn chế các hoạt động tập trung đông người, giữ khoảng cách, khai báo y tế.

- Áp dụng linh hoạt trở lại 5K và các biện pháp khác phù hợp với tình hình thực tế.

3. Công tác truyền thông

- Cung cấp kịp thời thông tin về diễn biến dịch, biến thể mới, tình hình dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch, tình hình điều trị bệnh nhân, triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Cập nhật, bổ sung các thông điệp, khuyến cáo phòng, chống dịch phù hợp tình hình dịch, truyền thông kịp thời đến người dân, đặc biệt là các khu vực có dịch bùng phát. Truyền thông các khuyến cáo, hướng dẫn, vận động người dân tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19 mới (nếu có).

- Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, phát huy vai trò các tổ COVID cộng đồng, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội tại địa phương, để phổ biến các khuyến cáo, biện pháp phòng chống dịch đến tận hộ gia đình.

- Thường xuyên theo dõi dư luận xã hội và các thông tin trên mạng xã hội, quản trị và xử lý kịp thời các thông tin sai lệch, tin giả, tin đồn liên quan đến công tác phòng, chống dịch và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

4. Tập huấn

Tổ chức tập huấn, đào tạo cho cán bộ y tế về kỹ thuật mới, công nghệ mới về dịch tễ học, quản lý ca bệnh, xử lý ổ dịch, tiêm chủng, điều trị, truyền thông.

5. Công nghệ thông tin

- Triển khai thống nhất và có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chia sẻ thông tin về số mắc, tử vong, vắc xin, xét nghiệm, điều trị, hậu cần.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi người tiếp xúc, quản lý việc thu thập mẫu bệnh phẩm và báo cáo kết quả xét nghiệm; ứng dụng để khai báo, hỗ trợ và quản lý người mắc COVID-19.

6. Hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh ngoại giao vắc xin, thuốc, vật tư, trang, thiết bị căn cứ nhu cầu thực tế và dựa trên đề xuất của các cơ quan chuyên môn để kịp thời tiếp nhận được một cách sớm nhất phục vụ công tác phòng, chống dịch.

- Đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin thông qua cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ y tế quốc tế (2005) về những biến đổi của vi rút và tình hình dịch của các quốc gia.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nghiên cứu về tác nhân, dịch tễ, các biện pháp phòng, chống, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, phương pháp điều trị mới.

7. Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu, phối hợp nhận chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin, thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị y tế.

8. Công tác hậu cần

- Chủ động xây dựng kế hoạch, xác định nguồn kinh phí mua sắm và phương thức mua sắm hợp lý để kịp thời tiếp cận với vắc xin, thuốc điều trị COVID-19 thế hệ mới để phục vụ công tác phòng, chống dịch.

- Bảo đảm giường điều trị, thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị... theo phương châm “bốn tại chỗ”, kết hợp với việc huy động, điều phối sự hỗ trợ của các địa phương lân cận, hỗ trợ của trung ương:

+ Thiết lập việc cung cấp ô xy với số lượng lớn.

+ Bảo đảm vật tư, trang, thiết bị phòng, chống dịch, thuốc thiết yếu.

+ Thiết lập trở lại việc cung cấp gói thuốc điều trị tại nhà, gói hỗ trợ an sinh.

+ Bảo đảm các điều kiện để vận hành các khu vực điều trị COVID-19 tại bệnh viện các tuyến.

+ Thiết lập trở lại bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19.

- Đề xuất với Chính phủ cấp nguồn dự trữ quốc gia, hỗ trợ kịp thời thuốc, hóa chất, vật tư chuyên dụng, trang bị bảo hộ cho các địa phương (trong trường hợp vượt quá khả năng đáp ứng của địa phương).

- Huy động các cơ sở y tế, bao gồm cả y tế tư nhân, y tế ngành, y tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia phòng, chống dịch.

- Huy động các khoa chuyên môn phù hợp hoặc đào tạo nhanh kỹ thuật chuyên môn cán bộ tham gia điều trị và phòng chống COVID-19.

- Có danh mục các cơ sở khám, chữa bệnh tham gia điều trị, hỗ trợ tăng cường phòng chống COVID-19 tại các địa phương. Đảm bảo nhân lực tham gia phòng chống dịch có kiến thức chuyên môn và được bố trí phù hợp.

- Tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ, chi viện kịp thời cho các địa phương, địa bàn có dịch theo sự điều phối thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề xuất với Chính phủ

- Chỉ đạo triển khai quyết liệt, kịp thời, phù hợp, hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ.

- Trình Quốc hội cho phép Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện một số giải pháp cấp bách phòng, chống dịch.

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

2. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế

2.1. Cục Y tế dự phòng

- Cơ quan thường trực phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế.

- Tham mưu các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế. Tham mưu Lãnh đạo Bộ Y tế trong việc chỉ đạo các đơn vị y tế trên toàn quốc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh theo từng tình huống dịch.

- Thường xuyên cập nhật, tổng hợp tình hình dịch trong nước và quốc tế, thường xuyên báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các đơn vị liên quan.

- Thống nhất các thông tin cung cấp kịp thời trên trang Cục Y tế dự phòng, trang Bộ Y tế.

- Duy trì hoạt động thường xuyên Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (PHEOC) tại Bộ Y tế, thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ, xác định tình huống dịch, triển khai ngay các đáp ứng trong phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ dịch COVID-19.

- Tham mưu, hướng dẫn các địa phương xác: định mức độ tình huống dịch COVID-19, điều kiện chuyển tình huống dịch COVID-19 làm cơ sở để các địa phương trên toàn quốc áp dụng đồng bộ.

- Chỉ đạo và triển khai thực hiện nâng cao năng lực giám sát dịch tễ; triển khai đồng bộ giám sát thường xuyên và giám sát trọng điểm COVID-19 để đánh giá sự lưu hành, sự lây lan của các biến thể COVID-19.

- Chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị liên quan trong ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát, phân tích, dự báo tình hình dịch bệnh. Xây dựng cơ sở dữ liệu dịch tễ học phục vụ cho công tác dự báo và giám sát.

- Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện phù hợp, kịp thời, khoa học và hiệu quả công tác xét nghiệm phát hiện các trường hợp nhiễm vi rút SARS-CoV-2, xét nghiệm phát hiện các biến thể, khả năng gây bệnh; bảo đảm có phòng xét nghiệm ở cấp độ an toàn sinh học cao hơn ở các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các quy định, hướng dẫn chuyên môn về đánh giá cấp độ dịch, xét nghiệm, cách ly...

- Chỉ đạo giám sát, xét nghiệm phát hiện các biến thể đáng lo ngại (VOC) và những thay đổi về khả năng gây bệnh, khả năng lây truyền và hiệu quả của các biện pháp dự phòng, can thiệp.

- Tiếp tục chỉ đạo triển khai an toàn, khoa học, hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong toàn quốc; tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong toàn quốc.

- Chỉ đạo thực hiện giám sát tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19, cập nhật dữ liệu, nhu cầu vắc xin phòng COVID-19.

- Chỉ đạo đánh giá miễn dịch cộng đồng của vắc xin phòng COVID-19.

- Chỉ đạo kịp thời cập nhật vắc xin mới phù hợp, hiệu quả với biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.

- Rà soát, đánh giá và kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, cập nhật các quy định, các hướng dẫn chuyên môn (hướng dẫn giám sát, đánh giá cấp độ dịch, xét nghiệm, cách ly, khai báo y tế...), phù hợp, sát với diễn biến tình hình dịch COVID-19. Chỉ đạo, triển khai tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh trong phạm vi cả nước.

- Đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, chia sẻ thông tin với WHO, các Tổ chức quốc tế và các quốc gia khác.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc các Bộ, ngành triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị của các Bộ, ngành, địa phương xây dựng hướng dẫn, các chỉ số và tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Phương án.

- Dự trù thuốc, vật tư tiêu hao, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị, hóa chất... phục vụ công tác phòng, chống dịch.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện, các khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp về phòng, chống dịch COVID-19.

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các đơn vị có liên quan tổ chức rà soát, đánh giá để hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19 để đề xuất, xây dựng, sửa đổi, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cản trở công tác phòng, chống dịch.

- Đầu mối đề xuất thành lập các đoàn công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các địa phương, đơn vị.

2.2. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

- Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Y tế trong việc chỉ đạo, điều hành công tác cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân. Xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó dịch COVID-19 của hệ thống điều trị theo từng cấp độ dịch.

- Thường xuyên cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về điều trị, xét nghiệm, phòng lây nhiễm

- Tổ chức họp Hội đồng chuyên môn, hội chẩn ca bệnh để hỗ trợ các cơ sở điều trị các ca bệnh nặng, nguy kịch

- Xây dựng mạng lưới cơ sở y tế thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 do chủng mới của vi rút theo từng tình huống dịch, không để xảy ra tình trạng quá tải; hạn chế chuyển bệnh nhân.

- Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc tất cả cơ sở khám chữa bệnh trong hệ thống điều trị thực hiện tốt việc phân tuyến thu dung, cách ly, cấp cứu, điều trị bệnh nhân phù hợp với tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương.

- Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý và điều trị người mắc COVID-19 cập nhật dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện theo dõi, khám và phục hồi chức năng một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả cho người mắc COVID-19.

- Chỉ đạo kiện toàn hệ thống, mạng lưới cấp cứu ngoại viện và tổ hướng dẫn chuyên môn cho tuyến dưới. Chỉ đạo triển khai các hoạt động về quản lý, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người mắc có nguy cơ chuyển nặng ngay tại cộng đồng.

- Thường xuyên đánh giá việc thu dung, điều trị và mức độ tăng nặng, tử vong để rút kinh nghiệm điều trị, cập nhật hướng dẫn chuyên môn.

- Rà soát, xây dựng, cập nhật, sửa đổi hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng lây nhiễm trong bệnh viện trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt.

- Chỉ đạo, triển khai công tác tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, củng cố toàn diện năng lực điều trị của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh đặc biệt là năng lực hồi sức cấp cứu của các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên.

- Chỉ đạo các Viện/Bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện tỉnh, thành phố chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân, thuốc điều trị và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khám, chữa bệnh từ xa, hội chẩn trực tuyến trong công tác khám, chữa bệnh thường quy. Thiết lập hệ thống theo dõi sức khỏe thông qua y tế cơ sở và thầy thuốc đồng hành (hỗ trợ qua điện thoại hoặc internet...).

- Tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ điều động, luân chuyển nhân lực phù hợp, kịp thời hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố trong trường hợp dịch bệnh vượt quá khả năng điều trị của địa phương.

- Chỉ đạo các Sở Y tế thống kê, báo cáo các chỉ số về năng lực hệ thống điều trị như số giường bệnh, số giường hồi sức cấp cứu, nhân lực hồi sức cấp cứu, thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu định kỳ và có kế hoạch củng cố, nâng cao các chỉ số này. Theo dõi thường xuyên và đánh giá định kỳ nguy cơ quá tải hệ thống y tế, đặc biệt là năng lực giường bệnh và chăm sóc tích cực.

- Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh triển khai Trạm Y tế lưu động và Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng.

- Phối hợp với các đơn vị trong việc dự trù thuốc, vật tư tiêu hao, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị, hóa chất... phục vụ công tác điều trị. Rà soát, bổ sung danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu, phương tiện phòng hộ cá nhân của các khu vực điều trị COVID-19, nhu cầu oxy y tế.

- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm việc phân luồng, phân tuyến điều trị bệnh nhân, thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm tại các bệnh viện và thường trực chống dịch.

2.3. Cục Quản lý môi trường y tế

- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, cập nhật các văn bản hướng dẫn phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục phù hợp với tình hình mới nếu cần thiết.

- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan rà soát, cập nhật các văn bản hướng dẫn quản lý chất thải y tế, vệ sinh môi trường trong cơ sở y tế; phòng, chống dịch trong các cơ sở lao động, khu công nghiệp phù hợp với tình hình mới nếu cần thiết.

- Chỉ đạo việc đánh giá nâng cao năng lực đáp ứng, tập huấn, triển khai các hướng dẫn chuyên môn về phòng, chống dịch tại khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nơi làm việc; vệ sinh khử khuẩn trong phòng, chống COVID-19; quản lý chất thải tại cơ sở y tế; xử lý thi hài người tử vong liên quan đến COVID-19.

2.4. Cục Quản lý Dược

- Có giải pháp phù hợp đảm bảo nguồn cung về thuốc phục vụ cho việc điều trị người bệnh COVID-19 và người mắc bệnh khác.

- Thực hiện đẩy nhanh tiến độ cấp phép, quản lý giá, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin phục vụ công tác phòng, chống COVID-19 đặc biệt trong tình huống khẩn cấp.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo mọi điều kiện thúc đẩy nhanh nhất việc sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công thuốc điều trị COVID-19, tiếp cận sớm với các loại vắc xin thế hệ mới, sinh phẩm trong phòng, chống dịch COVID-19.

2.5. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền

- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về hỗ trợ sản xuất trong nước và ứng dụng thuốc y học cổ truyền trong phòng, chống dịch và hỗ trợ điều trị COVID-19.

- Phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh rà soát, sửa đổi, cập nhật các phác đồ điều trị COVID-19 kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền bảo đảm khoa học, hiệu quả.

2.6. Cục Phòng, chống HIV/AIDS

Triển khai các biện pháp bảo đảm cung cấp liên tục, không để gián đoạn các dịch vụ chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV/AIDS.

2.7. Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

- Tiếp tục chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ nhằm chủ động nghiên cứu, ứng dụng vắc xin, sinh phẩm chẩn đoán, trang thiết bị y tế, phương pháp dự phòng và các thuốc điều trị COVID-19 (bao gồm phương pháp và các thuốc cổ truyền).

- Chỉ đạo thực hiện nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học về dịch tễ học, đánh giá dự báo, khoa học xét nghiệm, thuốc, vắc xin, miễn dịch bảo vệ sau tiêm vắc xin, sau nhiễm bệnh, sự tiến hóa của vi rút SARS-CoV-2.

- Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nghiên cứu các vấn đề sức khỏe, tâm lý xã hội liên quan đến dịch COVID-19, các vấn đề sức khỏe do hội chứng COVID-19 kéo dài và các vấn đề khác liên quan đến dịch COVID-19.

- Đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách về nghiên cứu phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh nhất việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, thuốc, sinh phẩm trong phòng, chống dịch và hỗ trợ điều trị COVID-19 đảm bảo chất lượng, khoa học, đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.

2.8. Vụ Kế hoạch - Tài chính

- Chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Y tế về tạo nguồn, sử dụng, đề xuất cấp dự trữ quốc gia và điều phối các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Tham mưu hoàn thiện cơ chế tài chính, các quy trình, thủ tục tiếp nhận viện trợ, tài trợ, đấu thầu, mua sắm, dự phòng vật tư, thuốc (kể cả việc xã hội hóa), vắc xin, trang thiết bị y tế, hóa chất... phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.

- Rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản qui phạm pháp luật để giải quyết việc xác nhận viện trợ trang thiết bị y tế, sinh phẩm, test kit phục vụ công tác phòng, chống COVID-19 đặc biệt trong tình huống khẩn cấp.

- Tổng hợp nhu cầu kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 của các đơn vị dự toán trực thuộc, báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện phân bổ kinh phí cho các đơn vị để triển khai thực hiện theo quy định.

- Đầu mối tổng hợp, đề xuất kinh phí bổ sung từ các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế để trình Thủ tướng Chính phủ cấp bổ sung trong trường hợp dịch bệnh bùng phát gây quá tải hệ thống.

- Đầu mối theo dõi, tổng hợp nguồn vật lực do các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch.

- Tham gia nghiên cứu đề xuất thành lập Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở Quỹ vắc xin phòng COVID-19 khi có chỉ đạo của Chính phủ.

- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ để triển khai các hoạt động nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở.

2.9. Vụ Pháp chế

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các đơn vị có liên quan rà soát các quy định, quy chế về phòng, chống dịch để sửa đổi, bổ sung kịp thời theo thẩm quyền bảo đảm việc thực hiện đúng theo quy định của pháp luật; các đơn vị chuyên môn xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các nghị quyết của Chính phủ và Quốc hội.

2.10. Vụ Tổ chức cán bộ

- Thực hiện tổng hợp, đề xuất và hướng dẫn về điều động nhân lực tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Thực hiện huy động cơ sở y tế tư nhân tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

- Tham mưu thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực, chế độ chính sách (tiền lương, phụ cấp, chính sách công nhận liệt sỹ đối với cán bộ y tế bị tử vong khi làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19...) cho hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng và y tế cơ sở.

- Tham mưu áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở; nghiên cứu chế độ đặc thù, ưu đãi với các lực lượng vũ trang tham gia phòng, chống dịch

- Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính để rà soát, đề xuất việc ban hành các cơ chế, chính sách về y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

2.11. Vụ Trang thiết bị Công trình y tế

- Giải quyết việc cấp phép các loại trang thiết bị y tế, sinh phẩm, test kit phục vụ công tác phòng, chống COVID-19 đặc biệt trong tình huống khẩn cấp.

- Tham mưu đề xuất bảo đảm tiếp cận sớm nhất có thể các loại công nghệ xét nghiệm, trang thiết bị y tế mới, sinh phẩm, test kit phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.

- Tham mưu đề xuất việc điều phối cung cấp ô xy cho các cơ sở y tế.

- Rà soát định mức, nhu cầu trang thiết bị y tế phòng, chống COVID-19 tại cơ sở và khả năng cung ứng của các nhà cung cấp để có giải pháp phù hợp đảm bảo nguồn cung trang thiết bị y tế, không để xảy ra tình trạng thiếu trang thiết bị y tế phục vụ cho việc chữa trị bệnh nhân COVID-19 và các bệnh nhân khác.

2.12. Vụ Hợp tác quốc tế

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức của Liên hợp quốc, đặc biệt là Tổ chức Y tế Thế giới; chủ động trao đổi với các quốc gia và các tổ chức quốc tế để cập nhật thông tin về tình hình dịch và các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ ngoại giao để chia sẻ thông tin, hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống dịch.

- Đầu mối liên hệ, huy động nguồn lực từ các Tổ chức quốc tế hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật và các nguồn lực khác cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

2.13. Vụ Bảo hiểm y tế

- Tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy định, hướng dẫn khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến dịch COVID-19.

- Rà soát đề xuất rút gọn, đơn giản hóa hồ sơ chứng từ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; kiến nghị bãi bỏ các rào cản, chồng chéo, vướng mắc, bất cập hiện hành về chính sách thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong bối cảnh dịch COVID-19.

2.14. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em

- Đầu mối hướng dẫn và chỉ đạo việc dự phòng, điều trị COVID-19 đối với phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19. Kịp thời cập nhật, sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng dẫn chuyên môn về quản lý, chăm sóc, điều trị.

- Giám sát, kiểm tra việc triển khai công tác khám bệnh, chữa bệnh đối với phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con bú và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

- Triển khai nâng cao năng lực chuyên môn, củng cố toàn diện năng lực điều trị của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa và sơ sinh; bảo đảm năng lực hồi sức tích cực cho đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa/sơ sinh và hộ sinh; tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, điều động, luân chuyển nhân lực phù hợp, kịp thời hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố trong trường hợp dịch bệnh vượt quá khả năng điều trị và chăm sóc cho phụ nữ mang thai và sơ sinh của địa phương.

2.15. Thanh tra Bộ Y tế

- Xây dựng kế hoạch, tăng cường tổ chức thanh tra công vụ, thanh tra việc mua sắm, đấu thầu, quản lý, sử dụng nguồn lực, kinh phí phòng, chống dịch và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

- Đôn đốc các đơn vị thực hiện bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong phòng, chống dịch.

- Đôn đốc, tăng cường công tác thanh tra định kỳ, đột xuất và xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống dịch COVID-19.

2.16. Văn phòng Bộ Y tế

- Tham mưu Lãnh đạo Bộ Y tế trong việc huy động, điều phối và đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ, trực thuộc Bộ trong việc thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan để rà soát, xây dựng, hoàn thiện, thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19.

- Tham mưu Lãnh đạo Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện công tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm vắc xin phòng COVID-19.

- Đầu mối, phối hợp với Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia và các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan tổ chức cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về tình hình dịch và các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm vắc xin phòng COVID-19, các thông tin khoa học về dịch COVID-19, hiệu quả của tiêm vắc xin phòng COVID-19.

- Đầu mối đề xuất chuyển đổi, thực hiện xây dựng, bổ sung các thông điệp, tài liệu truyền thông, khuyến cáo về phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 phù hợp tình hình dịch bệnh; cung cấp cho các cơ quan báo chí, truyền thông, các địa phương, đơn vị để thực hiện truyền thông sâu rộng đến người dân.

- Đầu mối phối hợp với các cơ quan báo chí để truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm vắc xin phòng COVID-19. Thực hiện truyền thông trên các trang mạng xã hội của Bộ Y tế (Facebook, Zalo, Youtube, TikTok, Viber...) về phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm vắc xin phòng COVID-19.

- Đầu mối phối hợp với các Vụ, cục, đơn vị của Bộ Y tế, các địa phương, các cơ quan quản lý, cơ quan báo chí, truyền thông để cung cấp thông tin chính xác, phản bác các tin đồn, tin giả, tin không đúng sự thật liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm vắc xin phòng COVID-19.

- Hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường truyền thông về những đóng góp, nỗ lực cống hiến, sự hy sinh của các tập thể, cá nhân trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm vắc xin phòng COVID-19. Tổng hợp đề nghị của các đơn vị và đề xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm vắc xin phòng COVID-19.

2.17. Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia

- Xây dựng hệ thống thông tin chỉ đạo điều hành, giám sát, dự báo dịch COVID-19.

- Triển khai, duy trì, nâng cấp Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 hình thành Nền tảng Quản lý tiêm chủng quốc gia.

- Phối hợp triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (VNeID) để kết nối, xác thực, chia sẻ dữ liệu phòng, chống dịch COVID-19, cập nhật thông tin về người dân đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

- Phát triển và hướng dẫn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giám sát, báo cáo ca bệnh, quản lý tiêm chủng, xét nghiệm, điều trị, điều trị từ xa, quản lý trang thiết bị, vật tư, tài sản, trang thiết bị phục vụ điều trị, phòng chống dịch.

2.18. Các Viện thuộc Hệ thống y tế dự phòng

- Tham mưu với Bộ Y tế về chuyên môn kỹ thuật phòng, chống dịch COVID-19.

- Tổ chức phổ biến, tập huấn, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, cơ quan đơn vị trong việc thực hiện các hoạt động về hoạt động giám sát phát hiện kiểm soát dịch, xét nghiệm và tiêm chủng.

- Tổ chức hoạt động của Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng khu vực, đánh giá nguy cơ để hỗ trợ các địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch của khu vực phụ trách để phân tích, đánh giá, hỗ trợ, chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện tốt công tác giám sát chặt chẽ dịch bệnh, kịp thời triển khai các biện pháp đáp ứng phòng, chống dịch COVID-19.

- Duy trì, tăng cường hoạt động của các đội đáp ứng nhanh, đội cơ động chống dịch, sẵn sàng hỗ trợ các tỉnh, thành phố điều tra, xử lý dịch COVID-19.

- Triển khai và hỗ trợ tuyến tỉnh hoạt động phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút SARS-CoV-2, điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ; giám sát các chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp có yếu tố dịch tễ liên quan tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng.

- Hướng dẫn, phối hợp với các địa phương lấy mẫu xét nghiệm giải trình tự gen các các trường hợp bất thường để xác định biến thể của vi rút, chia sẻ kết quả giải tình tự gen với các phòng xét nghiệm khác và các tổ chức quốc tế.

- Thực hiện phân tích, cảnh báo, dự báo dịch COVID-19. Tham gia chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cách ly, khoanh vùng, xử lý dịch và giảm nguy cơ lây nhiễm.

- Nghiên cứu khoa học về dịch tễ học, giám sát sự tiến hóa, biến chủng của tác nhân gây bệnh và miễn dịch học.

- Chủ động sẵn sàng trang thiết bị, sinh phẩm và phối hợp với các địa phương để triển khai xét nghiệm phát hiện các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.

- Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia chỉ đạo việc triển khai công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên phạm vi toàn quốc; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur chỉ đạo việc triển khai công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo khu vực.

- Chỉ đạo, phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn và theo dõi giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại các tỉnh, thành phố khu vực được giao phụ trách.

- Thực hiện nghiên cứu khoa học về dịch tễ học, vi sinh học, miễn dịch học và các yếu tố liên quan của dịch COVID-19, biện pháp phòng chống, vắc xin phòng bệnh, sinh phẩm xét nghiệm COVID-19.

- Đề xuất xây dựng các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật (giám sát, xét nghiệm, tiêm chủng, cách ly, xử lý môi trường...).

- Tổ chức đánh giá nâng cao năng lực đáp ứng, tập huấn, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, cơ quan đơn vị trong việc thực hiện các hoạt động cách ly y tế; phòng, chống dịch tại khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, xí nghiệp, cơ quan, trường học, chợ và nơi công cộng...; vệ sinh khử khuẩn phòng, chống COVID-19, quản lý chất thải tại khu cách ly, khu phong tỏa, theo địa bàn được phân công.

- Điều động chuyên gia, cán bộ kỹ thuật tham gia hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

- Lập các đoàn công tác trực tiếp hỗ trợ, giám sát các địa phương giám sát, xử lý vệ sinh khử khuẩn môi trường và xử lý chất thải y tế tại ổ dịch.

2.19. Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế

- Rà soát và cập nhật kế hoạch tiếp nhận và điều trị người bệnh COVID-19 theo diễn biến thực tế. Bố trí khu cách ly và duy trì nhân lực hoạt động một phần hoặc toàn bộ theo tình huống dịch thực tế lại địa phương để sẵn sàng tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19. Duy trì cung cấp dịch vụ cấp cứu và điều trị hoạt động thường xuyên của bệnh viện trong các tình huống dịch.

- Chuẩn bị đủ cơ số thuốc, vật tư, trang thiết bị, ô xy cho điều trị.

- Thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên y tế đặc biệt năng lực hồi sức cấp cứu, năng lực xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Đề xuất xây dựng các hướng dẫn chuyên môn; tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho các bệnh viện tuyến trước; củng cố và tăng cường năng lực xét nghiệm chẩn đoán; sẵn sàng hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ cho tuyến dưới khi có yêu cầu.

- Chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, tăng cường cán bộ cho các bệnh viện của các địa phương và các bộ ngành.

- Tham gia vào thiết lập và vận hành các cơ sở điều trị tại các địa phương có dịch khi được giao nhiệm vụ.

- Duy trì, củng cố các đội cấp cứu lưu động, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến trước trong việc sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị người bệnh.

- Tập hợp, thu thập thông tin và báo cáo trường hợp mắc bệnh và kịp thời thông báo cho các đơn vị y tế dự phòng và phối hợp xử lý dịch bệnh.

- Thực hiện giám sát chùm ca bệnh, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện (EBS), giám sát các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút (SVP).

- Thực hiện nghiên cứu khoa học về phác đồ, quy trình điều trị, phục hồi sức khỏe cho người mắc COVID-19.

- Chủ động đề xuất thiết lập các bệnh viện vệ tinh, bệnh viện dã chiến để giảm quá tải bệnh viện.

- Tham gia các đoàn kiểm tra giám sát của Bộ Y tế, Sở Y tế khi có yêu cầu.

2.20. Viện Chiến lược và Chính sách y tế

Nghiên cứu khoa học cung cấp bằng chứng, tư vấn cho Bộ Y tế và các cơ quan liên quan trong xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, chính sách về phòng, chống dịch.

2.21. Báo sức khỏe đời sống, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương

Phối hợp với Văn phòng Bộ Y tế và các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao về công tác truyền thông phòng chống dịch COVID-19.

Ngoài các nhiệm được giao nêu trên, tất cả các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế chủ động triển khai, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo lĩnh vực được phân công và triển khai các nội dung liên quan khác do Bộ Y tế giao.

VI. PHỐI HỢP VỚI CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ

Bộ Y tế đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể:

1. Phối hợp với Bộ Quốc phòng

- Huy động các lực lượng quân đội triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên các địa bàn xung yếu và trong tình trạng khẩn cấp về dịch; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng cơ động để kịp thời tăng cường cho các địa phương trong trường hợp dịch bệnh vượt quá khả năng kiểm soát của địa phương.

- Chỉ đạo, triển khai việc tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển và tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho nhân dân trong các đợt cao điểm.

- Chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác cách ly người nhập cảnh, người mắc COVID-19.

- Chỉ đạo các Viện, Bệnh viện trực thuộc Bộ chia sẻ kết quả giải trình tự gen các mẫu bệnh phẩm xét nghiệm vi rút SAR-CoV-2.

2. Phối hợp với Bộ Công an

-Tiếp nhận, kết nối dữ liệu về tiêm chủng, xét nghiệm, quản lý người mắc COVID-19 khỏi bệnh vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Triển khai điều tra người tiếp xúc cùng với ngành y tế khi có biến thể nguy hiểm xuất hiện.

- Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng cơ động để kịp thời tăng cường cho các địa phương trong trường hợp dịch bệnh vượt quá khả năng kiểm soát của địa phương.

- Đảm bảo an ninh, an toàn trật tự cho công tác phòng chống dịch.

- Xử lý các khủng hoảng về truyền thông, thông tin sai lệch về COVID-19.

3. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông

- Xây dựng, vận hành các nền tảng ứng dụng và hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19; xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối, bảo đảm an toàn thông tin, bí mật dữ liệu cá nhân công dân; bảo đảm hạ tầng viễn thông phục vụ công tác phòng, chống dịch và khám, chữa bệnh.

- Thúc đẩy mạnh mẽ chương trình chuyển đổi số y tế quốc gia phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, khuyến cáo các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp trong các tình huống dịch. Xử lý các khủng hoảng về truyền thông, thông tin sai lệch về COVID-19.

4. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Hướng dẫn đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở chăm sóc xã hội thuộc thẩm quyền quản lý.

- Triển khai các giải pháp phòng, chống dịch đối với các nhóm dễ bị tổn thương, người lao động, người sử dụng lao động tại các cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các chế độ, chính sách an sinh xã hội.

- Hướng dẫn thủ tục công nhận liệt sĩ đối với các cán bộ y tế bị tử vong khi làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19.

5. Phối hợp với Bộ Ngoại giao

- Tiếp tục theo dõi, tổng hợp tình hình dịch COVID-19 trong nước và trên thế giới, điều chỉnh chính sách của các nước về phòng, chống dịch và mở cửa, phục hồi kinh tế - xã hội; phối hợp huy động nguồn lực quốc tế nhằm ứng phó hiệu quả với dịch bệnh và phục hồi bền vững.

- Tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao y tế nhất là ngoại giao vắc xin, thuốc trong tình huống có sự biến đổi của vi rút cần phải cập nhật vắc xin mới, thuốc điều trị COVID-19.

- Triển khai kịp thời các biện pháp bảo hộ công dân và phối hợp xử lý nhanh chóng, hiệu quả các vấn đề liên quan đến người nước ngoài nhập cảnh trong phòng, chống dịch COVID-19.

6. Phối hợp với Bộ Công Thương

Rà soát, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch tại các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (bao gồm cả các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

7. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải

Rà soát, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch trên các phương tiện giao thông vận tải, tại các dự án, công trình giao thông bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19.

8. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường

Rà soát, hướng dẫn phân loại, thu gom chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch COVID-19.

9. Phối hợp với Bộ Tài chính

- Bảo đảm bố trí kinh phí để thực hiện Chương trình phòng, chống dịch COVID-19.

- Thành lập và duy trì nguồn tài chính ổn định cho hoạt động của Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở Quỹ vắc xin phòng COVID-19.

- Xây dựng các chính sách, chế độ, các hướng dẫn sử dụng kinh phí trong phòng, chống dịch COVID-19.

10. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Rà soát, kiến nghị cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi thu hút đầu tư sản xuất vắc xin, thuốc điều trị, sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Rà soát, hướng dẫn cơ chế mua sắm, đấu thầu trong tình trạng khẩn cấp.

11. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Rà soát, hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động giáo dục, đào tạo.

- Tổ chức tiêm chủng an toàn cho học sinh trong độ tuổi phù hợp với từng loại vắc xin.

12. Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Rà soát, hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

- Hướng dẫn việc cho phép các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội theo nguy cơ dịch và địa bàn phù hợp.

13. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Rà soát, hướng dẫn bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.

14. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ

- Huy động các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19.

- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ trong việc sản xuất vắc xin, sinh phẩm, thuốc điều trị COVID-19, trang thiết bị y tế và các biện pháp can thiệp phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

15. Phối hợp với Bộ Tư pháp

Rà soát, đề xuất các cơ chế chính sách pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19, đề xuất sửa đổi, bổ sung các vướng mắc về các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

16. Phối hợp với Bộ Nội vụ

- Rà soát tổ chức bộ máy để kiện toàn hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng.

- Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong phòng, chống dịch COVID-19.

- Xây dựng chính sách ưu đãi đối với ngành y tế và đội ngũ cán bộ y tế.

17. Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy định, hướng dẫn khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến dịch COVID-19.

- Rút gọn, đơn giản hóa hồ sơ chứng từ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; bãi bỏ các rào cản, chồng chéo, vướng mắc, bất cập hiện hành về chính sách thanh toán chi phí chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong bối cảnh dịch COVID-19.

18. Phối hợp với Ủy ban Dân tộc

Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông và các địa phương tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19 cho đồng bào dân tộc bằng các hình thức phù hợp.

19. Phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam

Thực hiện truyền thông về công tác phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp theo tình hình dịch.

20. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

- Vận động người dân nâng cao ý thức, tự giác tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

- Huy động nguồn lực đóng góp xã hội cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

21. Phối hợp với Ban Dân vận Trung ương

Tiếp tục phát huy công tác dân vận trong việc huy động xã hội tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

VII. ĐỊA PHƯƠNG

1. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Xây dựng kế hoạch và kịch bản chi tiết, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn theo tình hình thực tế tại địa phương.

- Rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp phù hợp với tình huống dịch.

- Chỉ đạo thống nhất công tác phòng, chống dịch; huy động toàn thể hệ thống chính trị triển khai các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn.

- Chỉ đạo việc đánh giá cấp độ dịch để triển khai các biện pháp phù hợp đảm bảo việc bảo vệ sức khỏe nhân dân cũng như phát triển kinh tế, an sinh xã hội.

- Đảm bảo nguồn lực (nhân lực, kinh phí, trang thiết bị) phục vụ công tác phòng chống dịch phù hợp với tình huống dịch.

- Chỉ đạo và huy động mọi nguồn lực cho việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại địa phương đảm bảo tỷ lệ bao phủ các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Củng cố hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, nâng cao chất lượng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.

- Chủ động đề xuất hỗ trợ của trung ương và các tỉnh, thành phố cho công tác phòng, chống dịch trong tình huống vượt quá khả năng đáp ứng của địa phương.

- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra nhất là ở cấp cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh theo diễn biến của dịch COVID-19.

2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch, kịch bản chi tiết phòng, chống dịch COVID-19.

- Phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác giám sát trường hợp bệnh tại cộng đồng. Đối với các địa phương có cửa khẩu quốc tế, chỉ đạo kiểm dịch chặt chẽ khách nhập cảnh từ các vùng đang có dịch, không để bệnh dịch xâm nhập.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn giám sát và báo cáo chính xác, kịp thời tình hình dịch bệnh hằng ngày cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Bộ Y tế.

- Thường xuyên cập nhật, rà soát các quy định mới về phòng, chống dịch để tham mưu cho cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung kịp thời phù hợp với tình hình dịch trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu và triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực hệ thống y tế cả dự phòng và điều trị, bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ cho người làm công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan chuẩn bị sẵn sàng lực lượng cơ động để kịp thời tăng cường trong tình huống vượt quá khả năng kiểm soát dịch COVID-19 của địa phương.

- Chỉ đạo và triển khai tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 an toàn, khoa học và hiệu quả trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện việc mua sắm để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 không để thiếu phương tiện, thuốc, vật tư y tế.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan rà soát tổ chức bộ máy, năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, y tế trường học, cơ quan, công sở; bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ cho người làm công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Triển khai thực hiện các quy định, hướng dẫn chuyên môn (đánh giá cấp độ dịch, xét nghiệm, cách ly, điều trị...) theo chỉ đạo của Bộ Y tế, phù hợp tình hình của địa phương.

- Tổ chức việc tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở tất cả các tuyến.

- Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện triển khai kế hoạch, kịch bản chi tiết phòng, chống dịch COVID-19; kịp thời báo cáo những vấn đề mới phát sinh để Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, giải quyết.

Phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn, dịch COVID-19 bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế sẽ được cập nhật và điều chỉnh theo diễn biến dịch bệnh và các biện pháp triển khai công tác phòng, chống dịch trên thực tế. Các đơn vị, địa phương tham khảo bản phương án này để xây dựng phương án triển khai thực hiện tại đơn vị, địa phương và chủ động điều chỉnh các biện pháp phù hợp với thực tế diễn biến của dịch bệnh và năng lực đáp ứng./.



[1] Phát biểu của Tổng giám đốc WHO ngày 11/3/2020

[2] Phát biểu của Tổng giám đốc WHO ngày 05/5/2020

[3] Hơn 1,7 triệu ca mắc, 32.168 tử vong (tỷ lệ tử 1,86%) tính đến hết năm 2021 và hơn 11,5 triệu ca mắc, 43.186 tử vong (tỷ lệ 0,37%) tính đến hết năm 2022; đến nay đã có hơn 11,6 triệu ca mắc, 43.206 tử vong (tỷ lệ tử 0,37%).

MINISTRY OF HEALTH
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 3984/QD-BYT

 Hanoi, October 29, 2023

 

DECISION

ON ISSUANCE OF PLAN FOR CONTROL AND SUSTAINABLE MANAGEMENT OF THE COVID-19 EPIDEMIC FOR THE PERIOD OF 2023-2025

MINISTER OF HEALTH

Pursuant to the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases;

Pursuant to Government's Decree No. 95/2022/ND-CP dated November 15, 2022 on functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Health;

Pursuant to Decision No. 26/2023/QD-TTg dated October 19, 2023 of the Prime Minister on amendments to the Appendix regulating the average incubation period and the time when no additional cases of infectious diseases are detected as a basis for declaring the end of epidemics promulgated together with Decision No. 02/2016/QD-TTg dated January 28, 2016 stipulating conditions for declaring epidemics and declaring the end of epidemics;

Pursuant to Decision No. 3896/QD-BYT dated October 19, 2023 of the Ministry of Health on reclassification of acute respiratory infections caused by new strains of Corona virus (COVID-19) from an infectious disease of group A to group B of the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases 2007;

At the request of the Director of the Department of Preventive Medicine, affiliated to Ministry of Health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Issue together with this Decision “Plan for control and sustainable management of the COVID-19 epidemic for the period 2023-2025”.

Article 2. This Decision comes into force from the date of signing and promuglation.

Article 3. Chief of the Ministry Office; Chief Inspector of the Ministry; Directors of Departments affiliated to the Ministry of Health; Directors of the Institutes of Hygiene and Epidemiology, Pasteur Institute; Directors of health facilities affiliated to the Ministry of Health; Directors of Health Departments of provinces and cities; Heads of health of ministries and agencies; Heads of relevant units shall implement this Decision./.

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Thi Lien Huong

 

PLAN

FOR CONTROL AND SUSTAINABLE MANAGEMENT OF THE COVID-19 EPIDEMIC IN THE PERIOD OF 2023-2025
(Issued together with Decision No. 3984/QD-BYT dated October 29, 2023 of the Ministry of Health)

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A. EPIDEMIC SITUATION

1. In the world

2. In Vietnam

B. OBJECTIVES

1. General objectives

2. Specific objectives

C. TASKS AND SOLUTIONS

1. Direction and administration work

2. Healthcare practices

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Training

5. Information technology

6. International cooperation

7. Scientific research

8. Logistics

9. Medical surge plan to ensure medical works during a large-scale outbreak of a dangerous new COVID-19 variant.

D. IMPLEMENTATION

I. Affiliates of the Ministry of Health

1. Department of Preventive Medicine

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Health Environment Management Agency

4. Drug Administration of Vietnam

5. National Center for Health Information

6. Department of Traditional Medicine and Pharmacy Administration

7. Department of HIV/AIDS Prevention and Control

8. Department of Science Technology and Training

9. Department of Planning and Finance

10. Department of Legal Affairs

11. Department of Human Resources

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



13. Office of the Ministry of Health

14. Department of International Cooperation

15. Department of Health Insurance  

16. Department of Pediatrics and Maternal Health

17. Institutes of the Preventive Medicine System

18. Hospitals affiliated to the Ministry of Health

19. Health Strategy and Policy Institute

II. Coordination with Ministries, ministerial-level agencies, and Governmental agencies

III. Direction to the People's Committees of provinces and centrally affiliated to cities (hereinafter referred to as provinces) to relevant units

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

A. EPIDEMIC SITUATION

1. In the world

COVID-19, a global pandemic, first emerged in Wuhan, China in late December 2019 and spread rapidly to many countries and territories around the world. On January 30, 2020, the World Health Organization declared COVID-19 a public health emergency of international concern (PHEIC) and assessed it as a worldwide pandemic on March 11, 2020. 2020[1]. On May 5, 2023, after more than 3 years, the World Health Organization (WHO) lifted the PHEIC designation[2] ; At this time, the world has recorded over 696 million cases in 231 countries and territories, with over 6.9 million deaths. COVID-19 is still a global health threat because the SARS-CoV-2 virus is still mutating and could cause new and dangerous variants. This could lead to new surges in cases and deaths. WHO advises countries not to let down their guard and ignore epidemic safety protocols. WHO affirms that it is time for Member States to move to the long-term management of the COVID-19 epidemic.

WHO has issued the COVID-19 Strategic Preparedness and Response Plan (SPRP) for the period 2023-2025 with the objectives:  (1) Reducing and controlling new infections, with a particular focus on reducing infections in high-risk and vulnerable populations; (2) Preventing, diagnosing and treating COVID-19 to reduce mortality, morbidity, and long-term sequelae; (3) Supporting Member States’ transition from crisis response to sustainable, integrated, longer-term and strengthened COVID-19 disease management.

2. In Vietnam

In Vietnam, the first case of COVID-19 was recorded in Ho Chi Minh City on January 23, 2020. Up to now, through 2 stages of epidemic prevention and 4 outbreaks, the whole country has recorded over 11.6 million cases and over 43 thousand deaths; 99.9% of cases were recorded in the period 2020-2022.

Vietnam has implemented effective anti-epidemic solutions with the participation of the entire political system, the Party, the army, and the people. This has led to the gradual prevention, containment, and effective control of the epidemic, making an important contribution to socio-economic recovery and development in all fields. The people and the international community have recognized and highly appreciated Vietnam's efforts. The COVID-19 epidemic has now been controlled nationwide, the number of infections and deaths has decreased sharply[3]; the current average monthly number of cases is about 10,000 cases, down 14 times compared to 2021 and down 82 times compared to 2022; the death rate due to COVID-19 decreased from 1.86% (2021) to 0.11% (2022) and is currently 0.02%.

Based on the consensus opinion of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control (hereinafter referred to as the COVID-19 National Steering Committee) on reclassification of COVID-19 from infectious disease of group A to group B, the Ministry of Health issued Decision No. 3896 /QD-BYT dated October 19, 2023 on adjustment to the classification of COVID-19 from infectious disease of group A to group B; coming into force from October 20, 2023. On the same day, October 19, 2023, the Prime Minister issued Decision No. 26/2023/QD-TTg on amendments to the Appendix regulating the average incubation period and the time when no additional cases of infectious diseases are detected as a basis for declaring the end of epidemics promulgated together with Decision No. 02/2016/QD-TTg dated January 28, 2016 stipulating conditions for declaring epidemics and declaring the end of epidemics; coming into force as of October 20, 2023.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



B. OBJECTIVES

1. General objectives

Ensuring effective and sustainable control of the COVID-19 epidemic to safeguard public health and strengthen socio-economic progress.

2. Specific objectives

- Reducing new infections, with a particular focus on reducing infections in high-risk and vulnerable populations.

- Reducing severe cases and deaths due to COVID-19.

- Ensuring sustainable management of COVID-19 along with other infectious diseases.

C. TASKS AND SOLUTIONS

1. Direction and administration work

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Direct local governments, based on the actual developments of the epidemic situation, to declare the epidemic and declare the end of the epidemic according to the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases; consider consolidating the Steering Committees for COVID-19 epidemic prevention and control at all levels, in accordance with the epidemic situation.

- Direct local governments to develop their plans for control and sustainable management of the COVID-19 epidemic for the period 2023-2025.

- Develop and implement an appropriate COVID-19 vaccine use plan according to target populations of vaccination and vaccination schedules; integrate COVID-19 vaccination into the regular vaccination program.

- Provide guidance related to payment of COVID-19 medical costs when reclassification of COVID-19 from an infectious disease of group A to group B .

- Direct and guide to address the adverse effects of COVID-19 on the delivery of essential health services, including: expanded vaccination, nutrition, prevention of non-communicable diseases and other diseases, and post-COVID-19 conditions, etc.

2. Healthcare practices

2.1. Supervision

- Closely track and analyze the evolution of the COVID-19 pandemic globally and within Vietnam, ensuring timely dissemination of epidemiological information.

- Integrate COVID-19 surveillance into the respiratory pathogen surveillance system, including Focused Influenza-Like Illness (ILI) Surveillance, Severe Viral Pneumonia (SVP) Surveillance, and SARS-CoV-2 Genetic Surveillance to monitor virus variations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Review, amend, and update guidance on COVID-19 supervision, prevention, and control in accordance with the epidemic situation.

2.2. Treatment

- Ensure emergency response and intensive care capabilities at healthcare facilities.

- Rigorously implement infection control and prevention measures to curtail the transmission of epidemics within healthcare facilities, with a particular emphasis on safeguarding high-risk patients, including pregnant women, people with underlying diseases, the elderly, patients in intensive care, hemodialysis patients, etc.)

- Provide comprehensive management, care, treatment, and support services for individuals at high risk of severe COVID-19 within the community; vigilantly monitor and promptly treat COVID-19 complications.

- Effectively disseminate COVID-19 diagnosis and treatment guidelines, as well as COVID-19 infection prevention and control guidelines in health facilities. Continuously monitor, review, revise, and update these guidelines in accordance with the new epidemiological situation.

- Review, make statistics, and adjust the need for medical and intensive care equipment, including machinery, equipment, consumables, essential drugs, personal protective equipment, medical oxygen, etc. serving the prevention and control of COVID-19 epidemic in accordance with the new situation.

2.3. Vaccination

- Develop and implement a plan to use COVID-19 vaccines appropriate to the target populations of vaccination and vaccination schedule.  Prioritize vaccination of high-risk groups.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.4. Personal prevention

- Encourage implementation of 2K “Khẩu trang - Khử khuẩn” (Mask - Disinfection). Masks are encouraged in crowded places and on public transport; and rules about mask use in healthcare facilities may vary depending on current instructions of the Ministry of Health.

Regularly wash your hands with soap and clean water or a regular hand sanitizer, particularly after contact with potentially contaminated surfaces, coughing, or sneezing.

- Periodically clean surfaces of living and working places.

- Individuals experiencing suspected or mild illness are strongly advised to limit contact with others and self-quarantine.

3. Communication

- Provide accurate and up-to-date information on the COVID-19 pandemic in Vietnam and globally to inform the public without causing unnecessary anxiety or promoting complacency.

- Effectively communicate COVID-19 risks and prevention and control measures to empower individuals with knowledge and self-protective strategies.

- Promote complete COVID-19 vaccination in accordance with Ministry of Health guidelines.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Training

- Training on guidance on supervision of COVID-19 prevention and control.

- Training on COVID-19 diagnosis and treatment guidelines, COVID-19 infection prevention and control guidelines in health facilities.

- Deploy groups of experts to support local governments in providing Healthcare practices.

5. Information technology

- Continue to apply information technology in management, reporting, statistical analysis of infections, testing, and vaccination data; consulting, treatment, distance training and information sharing on epidemic surveillance, vaccination, testing, treatment, thereby strengthening epidemic prevention and control efforts.

- Deploy application of population data and electronic identification accounts in management of COVID patients.

6. International cooperation

- Continuously share updates on the epidemic situation, emerging variants, vaccine developments, treatment drugs, and epidemic prevention and control measures with international organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Scientific research

- Strengthen scientific research on epidemiology, monitor the evolution and mutation of pathogens.

- Continuously research and produce COVID vaccines and treatment drugs.

- Research health issues related to COVID-19 and post-COVID-19 conditions.

- Survey on COVID-19 response capacity for production and business establishments (hereinafter referred to as business establishments), industrial parks, industrial clusters and schools.

- Take charge and coordinate with relevant units to review and propose improvement of mechanisms and policies to promote the development of domestically produced medical equipment.

- Take charge and coordinate with relevant units to review and propose improvement of mechanisms, policies, resources, forecasting capabilities, and promotion of research and development of the pharmaceutical industry, vaccines, and biological products in Vietnam.

8. Logistics

- Ensure adequate supply of drugs, consumables, chemicals, biological products, supplies and equipment appropriate to the epidemic situation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Have a plan to guarantee adequate capacity for hospital beds, intensive treatment beds, and COVID-19 treatment areas at district, provincial, and central levels.

- Research, develop and propose policies on private sector involvement in epidemic prevention and control.

- Develop and propose appropriate remuneration policies for those in charge of preventive medicine, grassroots medicine, and those directly involved in epidemic prevention and control.

9. Medical surge plan to ensure medical works during a large-scale outbreak of a dangerous new COVID-19 variant

In case the COVID-19 epidemic has a new dangerous variant and a large-scale outbreak, follow the medical surge plan to ensure medical works during a large-scale outbreak of a dangerous new COVID-19 variant that exceeds the capacity of the health system in the attached Appendix.

D. IMPLEMENTATION

I. Affiliates of the Ministry of Health

1. Department of Preventive Medicine

- Act as a standing agency for epidemic prevention and control of the Ministry of Health; advise on solutions to prevent and control COVID-19 epidemic.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Advise the Ministry of Health to direct provinces to assess the epidemic situation, declare epidemic , and declare the end of the epidemic according to the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases.

- Review, update, and submit to the Ministry of Health for approval the Guidelines for monitoring and preventing COVID-19.

- Direct and coordinate with relevant units in monitoring, analyzing and forecasting the epidemic situation.  Build an epidemiological database to serve forecasting and monitoring.

- Act as a focal point for developing COVID-19 vaccination instructions and plans for using COVID-19 vaccines.

- Direct and provide training for medical staff at all levels on epidemic surveillance and prevention nationwide.

- Act as a focal point for implementing the International Health Regulations, sharing information with international organizations and other countries.

- Disseminate information and communication according to regulations.

- Review and propose whether or not to continue taking COVID-19 epidemic prevention and control measures within their assigned functions and tasks.

2. Department of Medical Examination and Treatment Administration

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Provide expert guidance to the Ministry of Health in overseeing emergency care operations, patient admissions and treatment protocols, and ensuring adequate emergency responses and intensive care capacities at health facilities.

- Provide guidance on revising certain of regulations on screening, triage, testing of people suspected of being infected with SARS-CoV-2, as well as admission and treatment of COVID-19 patients in health facilities.

- Update the decision on Guidance on risk classification of people infected with SARS-CoV-2 and recommendations for handling, isolation, and treatment protocols.

- Effectively disseminate COVID-19 diagnosis and treatment guidelines, as well as COVID-19 infection prevention and control guidelines in health facilities. Continuously monitor, review, revise, and update these guidelines in accordance with the new epidemiological situation.

- Direct and provide training to improve professional competence, comprehensively strengthen the treatment capacity of the health facility system, especially the intensive care capacity of hospitals from district level or upwards.

- Direct that all institutes and hospitals under the authority of the Ministry of Health and provincial authorities thoroughly prepare and maintain adequate stockpiles of essential medical supplies, including intensive care equipment, personal protective equipment, treatment drugs, and other necessary resources to ensure their readiness to receive, treat, and care for patients.

- Review, make statistics, and adjust the need for machinery, equipment, consumables, essential drugs, personal protective equipment, medical oxygen, etc. serving the prevention and control of COVID-19 epidemic in accordance with the new situation.

- Review and propose whether or not to continue taking COVID-19 epidemic prevention and control measures within their assigned functions and tasks.

3. Health Environment Management Agency

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Survey on COVID-19 response capacity for business establishments, industrial parks, industrial clusters and educational institutions.

- Review and propose whether or not to continue taking COVID-19 epidemic prevention and control measures within their assigned functions and tasks.

4. Drug Administration of Vietnam

- Develop economic and technical norms for COVID-19 vaccines.

- Grant licenses and marketing authorization for drugs, medicinal ingredients, and vaccines to support COVID-19 prevention and control efforts.

- Improve mechanisms and policies to promote the production, technology transfer, processing of COVID treatment drugs, and early access to new generation vaccines and biological products in the prevention and control of COVID-19 epidemic.

- Take charge and coordinate with relevant units to review and propose improvement of mechanisms, policies, resources, forecasting capabilities, and promotion of research and development of the pharmaceutical industry, vaccines, and biological products in Vietnam.

5. National Center for Health Information

- Build an information system to direct, monitor, and forecast the COVID-19 epidemic integrated with other infectious diseases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Coordinate on initiation of the application of the national population database (VneID) to connect, authenticate, and share data on COVID-19 prevention and control, including updated information on people who have been vaccinated against COVID-19; promote the application of national population database and electronic identification accounts in patient authentication and management.

- Develop and guide the initiation of information technology applications in monitoring, reporting cases, managing vaccination, testing, treatment, remote treatment, managing medical equipment and supplies, assets, etc. to support epidemic prevention and control efforts.

6. Department of Traditional Medicine and Pharmacy Administration

- Review and improve mechanisms and policies to support domestic production and application of traditional medicine in COVID prevention, control, and treatment.

- Collaborate with the Department of Medical Examination and Treatment Administration to thoroughly evaluate, revise, and update COVID-19 clinical protocols, integrating modern medical approaches with traditional medicine to ensure scientific validity and effectiveness.

7. Department of HIV/AIDS Prevention and Control

Review and propose whether or not to continue taking COVID-19 epidemic prevention and control measures within their assigned functions and tasks.

8. Department of Science Technology and Training

- Direct continuous research and production of COVID vaccines and treatment drugs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Department of Planning and Finance

- Proactively advise on balancing and coordinating funding sources from national reserves, state budget, domestic and foreign organizations and other legal sources in accordance with developments in the epidemic situation.

- Provide expert guidance on improving financial mechanisms, processes and procedures for receiving aid, sponsorship, bidding, procurement, and reserve supplies, drugs (including private sector involvement), vaccines, and medical equipment, chemicals, etc. to support the epidemic prevention and control efforts.

- Collaborate with the Department of Human Resources to effectively implement policies aimed at enhancing the capabilities of preventive medicine and grassroots healthcare systems.

- Review and propose whether or not to continue taking COVID-19 epidemic prevention and control measures within their assigned functions and tasks.

10. Department of Legal Affairs

Maintain the role of a central authority and collaborate with other relevant departments to propose amendments or annulment of documents related to COVID-19 epidemic prevention and control that are no longer appropriate.

11. Department of Human Resources

- Provide ongoing guidance and resolution on COVID-19 prevention and control policies, including salary and allowance regulations, martyr recognition policies for medical staff who succumb to COVID-19 while on duty, and other relevant policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12. Department of Infrastructure and Medical Equipment

- Improve mechanisms and policies to ensure the earliest access to new testing technologies, medical equipment, and biological products in support of epidemic prevention and control strategies.

- Establish a plan to guarantee the sufficiency of medical equipment for COVID-19 prevention and control at healthcare facilities, adapting to the developments of the epidemic situation.

- Take charge and coordinate with relevant units to review and propose improvement of mechanisms and policies to promote the development of domestically produced medical equipment.

13. Office of the Ministry of Health

- Assume responsibility for coordinating with the Department of Preventive Medicine, relevant departments, the Central Center for Health Education and Communication, Health and Life Newspaper, and other central information and press agencies to proactively develop and disseminate newsletters and media messages following the reclassification of COVID-19 from an infectious disease of group A to group B.

- Continuously provide up-to-date information on the evolving epidemic situation and advise the public to adhere to epidemic safety protocols commensurate with the prevailing risk level.

- Direct and guide units and local governments to communicate on COVID-19 epidemic prevention and control in accordance with the epidemic situation.

14. Department of International Cooperation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Implement international cooperation activities on developing drug and vaccine production technology.

- Mobilize international resources to respond to potential complications in the COVID-19 epidemic.

15. Department of Health Insurance

Provide guidance on health insurance coverage for COVID-19 treatment and payment of COVID-19 medical costs according to their assigned roles and tasks.

16. Department of Pediatrics and Maternal Health

- Review and update COVID-19 prevention and treatment guidelines for pregnant women, nursing mothers and newborns with COVID-19.

- Review and propose whether or not to continue taking COVID-19 epidemic prevention and control measures within their assigned functions and tasks.

17. Institutes of the Preventive Medicine System

- The Central Institute of Hygiene and Epidemiology assesses and aggregates nationwide demand for COVID-19 vaccines, proposes and guides to make demand-building strategies, orders, and bids to procures vaccines as per the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Provide expert technical advice to the Ministry of Health on COVID-19 epidemic prevention and control strategies, adapting to the evolution of the epidemic situation.

+ Continuously monitor and assess the evolving epidemic situation globally and within Vietnam, proactively forecasting risks to inform timely and decisive response plans

+ Develop a plan to monitor and implement COVID-19 epidemic prevention and control in the management area.

+ Coordinate and oversee the dissemination of information, training programs, guidance documents, directives, inspections, and support for local governments, agencies, and units engaged in activities related to epidemic surveillance, detection, control, testing, and vaccination.

+ Organize activities of the Public Health Emergency Operation Center (PHEOC), assess risks to support local governments in implementing epidemic prevention and control measures.

+ Sustain and enhance the readiness and capabilities of rapid response and mobile anti-epidemic teams to effectively support provinces and municipalities in investigating and managing COVID-19 outbreaks.

+ Issue clear directives and coordinate with local authorities to collect samples for genetic sequencing testing of unusual cases to identify virus variants.

+ Strengthen scientific research on epidemiology, monitoring of the evolution and mutation of pathogens.

+ Propose the development of technical and professional guidelines (surveillance, testing, vaccination, quarantine/isolation, environmental treatment...) in accordance with the evolution of the epidemic situation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



18. Hospitals affiliated to the Ministry of Health

- Monitor developments in hospitalization, severe complications, and fatalities among hospitalized COVID-19 patients to enable timely predictions and informed recommendations for COVID prevention and control measures.

- Continuously review and adapt the plan for receiving and treating COVID-19 patients in accordance with the evolving epidemic situation.

- Prepare enough drugs, supplies, equipment, and oxygen for treatment.

- Regularly improve the professional capacity of medical staff, especially the hospital's intensive care , testing , and image diagnosis capacities.

- Develop and issue professional guidelines; organize training programs, knowledge updates, and skill-building exercises to enhance the professional capacities of front-line hospitals; consolidate and strengthen diagnostic testing capabilities; and stand ready to provide expert support to lower-level hospitals when needed.

- Provide direction and technical expertise to local hospitals, ministries, and agencies.

- Sustain and enhance the capabilities of mobile emergency teams while offering technical and professional support to frontline medical personnel in their preparation to receive, rescue, and treat patients.

- Gather, collect information, and report COVID cases, and promptly notify preventive medicine units of these cases and enhance effective coordination in epidemic management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Proactively prepare and disseminate information to communication agencies and designate focal officers to provide information and communication contents as per the law.

19. Health Strategy and Policy Institute

Conduct scientific research to provide evidence and e expert advice to the Ministry of Health, relevant agencies in formulating and implementing effective epidemic prevention and control strategies and policies.

II. Coordination with Ministries, ministerial-level agencies, and Governmental agencies

Ministries, ministerial-level agencies, and Government agencies shall coordinate in the initiation of epidemic prevention and control measures as follows:

- Review and guide people on epidemic prevention and control measures appropriate to the evolution of the epidemic situation.

- Disseminate COVID-19 epidemic prevention and control information in suitable forms.

- Review and propose whether or not to continue taking COVID-19 epidemic prevention and control measures.

- Develop investment and incentive policies for preventive medicine and grassroots healthcare according to the Resolution of the National Assembly and the direction of the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



III. Direction of the People's Committees of provinces and centrally affiliated to cities (hereinafter referred to as provinces) to relevant units

1. Develop provincial plans for control and sustainable management of the COVID-19 epidemic for the period 2023-2025.

2. Assess the epidemic situation, and declare epidemic or declare end of epidemic in accordance with the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases; continue to monitor the epidemic situation closely in local governments and implement COVID-19 surveillance, prevention, diagnosis, and treatment; prevent and control COVID-19 infection in healthcare facilities in accordance with the instructions of the Ministry of Health.

3. Strengthen the Steering Committees for COVID-19 epidemic prevention and control at local levels to respond to the epidemic situation in their areas.

4. Review local documents and instructions on COVID-19 prevention and control for annulment or amendments according to authority.

5. Guarantee the capacity of health facilities to provide treatment, emergency care, and intensive care in the event of a complex epidemic.

6. Implement the COVID-19 vaccination program according to instructions from the Ministry of Health.

7. Communicate about epidemic prevention and control in accordance with the evolving epidemic situation according to the guidance of the Ministry of Health.

8. Ensure resources (human resources, funding, drugs, supplies, equipment) for epidemic prevention and control suitable for the epidemic situation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Plan for control and sustainable management of the COVID-19 epidemic for the period 2023-2025 will be updated and adjusted according to the evolution of the epidemic.

References

1. Law on Prevention and Control of Infectious Diseases No. 03/2007/QH12 dated November 21, 2007.

2. Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 dated November 23, 2009.

3. Conclusion No. 25-KL/TW dated December 30, 2021 of the Politburo on COVID-19 epidemic prevention and control (2022-2023).

4. Strategy for Preparedness and Response to COVID-19 for the period 2023-2025 - WHO, issued on May 3, 2023.

5. Conclusions from the 15th meeting of the WHO Emergency Committee on the International Health Regulations (2005) related to the COVID-19 epidemic.

6. Decision No. 2227/QD-BYT dated May 19, 2023 promulgating the plan for using COVID-19 vaccines in 2023.

7. Decision No. 26/2023/QD-TTg dated October 19, 2023 of the Prime Minister on amendments to the Appendix regulating the average incubation period and the time when no additional cases of infectious diseases are detected as a basis for declaring the end of epidemics promulgated together with Decision No. 02/2016/QD-TTg dated January 28, 2016 stipulating conditions for declaring epidemics and declaring the end of epidemics.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

APPENDIX:

MEDICAL SURGE PLAN TO ENSURE MEDICAL WORKS DURING A LARGE-SCALE OUTBREAK OF A DANGEROUS NEW COVID-19 VARIANT THAT EXCEEDS THE CAPACITY OF THE HEALTH SYSTEM

I. BASIS FOR BUILDING THE PLAN

- Law on Prevention and Control of Infectious Diseases No. 03/2007/QH12 dated November 21, 2007.

- Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 dated November 23, 2009.

- Resolution No. 80/2023/QH15 dated January 9, 2023 of the National Assembly on further implementing certain policies in COVID-19 epidemic prevention and control and extension of marketing authorization licenses of drugs and medicinal ingredients which expire from January 1, 2023 to December 31, 2024

- Government's Decree No. 95/2022/ND-CP dated November 15, 2022 on functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Health.

- Official Dispatch No. 696/VPVP-KGVX dated February 7, 2023 of the Government Office regarding the opinions of Government members on the Ministry of Health's Proposal on the Plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



II. EPIDEMIC SITUATION

1- Emergence of new dangerous variants with the potential to spread rapidly and evade vaccines or immunity, leading to surges in infections, severe cases, and deaths, overwhelming the healthcare system.

2- Criteria:

(1) Virus: New, more virulent variants of the virus are reducing vaccine effectiveness, leading to a dramatic increase in infections, severe cases, and deaths.

(2) COVID-19 vaccines: Current vaccines may be less effective against new SARS-CoV-2 variants.

(3) Epidemic situation: Infections, severe cases, and deaths are increasing rapidly, especially in densely populated and economically active provinces and cities, tourism areas, and many industrial zones.

- Weekly incidence rate of new cases per 100,000 people in a province or city ≥ 450.

- Seven-day average oxygen provision rate per 100,000 people in a province or city ≥ 32.

(4) Exceeding the capacity of the healthcare system: Insufficient hospital beds and limited access to treatment advice:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Ratio of intensive care unit (ICU) beds with enough medical staff per 100,000 people: <4/100,000 people.

III. OBJECTIVES, TARGETS

1. Objectives

Enhance preparedness and response capacity to effectively address new, more dangerous COVID-19 variants and large-scale outbreaks that exceed healthcare system capacity. Ensure effective epidemic control, control the rate of spread in the community, maximally protect people's health and lives, minimize cases of serious illness and deaths due to COVID-19 epidemic, support socioeconomic recovery and development.

2. Specific targets

a) Governments at all levels promulgate and implement plans and scenarios for emergence of new dangerous COVID variants with the potential to spread rapidly and evade vaccines or immunity, leading to surges in infections, severe cases, and deaths, overwhelming the healthcare system.

b) Achieve the required COVID-19 vaccine coverage rate

Over 80% of vulnerable and high-risk populations (those over 50 years old, people with underlying diseases, immunodeficiency, pregnant women, health workers and frontliners) are vaccinated against new COVID-19 variants (if any).

c) Control the spread of COVID-19

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Medically declare, monitor, and test at least 95% of people entering through border checkpoints from countries with dangerous variants, and diagnose suspect cases promptly.

+ 100% of provinces monitor, detect, and report new cases daily.

+ 100% of outbreaks are monitored, localized, and thoroughly handled.

+ 100% of unusual outbreaks (with rapid spread, widespread occurrence, high rate of serious illness) are monitored and representative samples are taken for genetic sequencing to detect dangerous variants of the SARS-CoV-2.

- Reduce the COVID-19 fatality rate per 1 million people to a level lower than the Asian average.

- All people comply with appropriate epidemic prevention and control measures:

+ >95% of people in high-risk areas perform 5K (Mask - Disinfection - Distance - Do not gather - Medical declaration) according to recommendations of the Ministry of Health and specific local regulations.

+ >95% of infected people comply with quarantine and have access to appropriate examination and treatment services.

- 100% of industrial parks, business establishments, and workers comply with appropriate epidemic safety protocols.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- 100% of district-level and higher health facilities implement online telehealth.

- 100% of district-level and higher health facilities will have extra supply of hospital beds and sufficient number of intensive care beds according to the guidance of the Ministry of Health.

- 100% of public and non-public health facilities (including preventive health facilities, normal health facilities) have plans to mobilize and assign units to participate in COVID-19 epidemic prevention and control.

- 100% of people with severe and critical cases of COVID-19 receive treatment and health care according to regulations.

- Ensure adequate supply of essential drugs for epidemic prevention and control.

dd) Guarantee epidemic prevention and control capacity in industrial parks and production and business establishments.

100% of industrial parks and business establishments have plans to ensure availability of facilities, medical care, isolation, and on-site treatment of COVID-19 patients.

e) Protect populations vulnerable to the COVID-19 epidemic

100% of vulnerable populations (elderly people, people with underlying health conditions, people with disabilities, pregnant women, homeless people, orphans, ethnic minorities, migrant workers in urban areas, etc.) may access to medical services when needed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Provide regular and timely information, ensuring that people are fully, accurately, transparently, and promptly informed about the epidemic situation, prevention and control measures, and COVID-19 vaccination.

- Proactively provide timely, accurate, transparent, efficient, and synchronized information and communication on COVID-19 epidemic prevention and control risks, to shape public opinion and build consensus, and to create social trust in implementation; promptly manage and handle communication crises related to epidemic prevention and control and COVID-19 vaccination.

h) Information technology targets

100% of health facilities and related units roll out information technology applications in managing and sharing information on cases, deaths, vaccines, testing, treatment, logistics, and monitoring people exposed to COVID, managing specimen collection and reporting test results, applications to declare, support and manage people with COVID-19.

i) Ensure maintenance of essential health care services.

100% of health facilities regularly and continuously maintain essential health care services (admission, emergency care, patient treatment; implementation of expanded vaccination; prevention, control, and management of non-communicable diseases; pregnancy, childbirth, postpartum and newborn care; providing family planning services).

IV. MAIN TASKS AND SOLUTIONS

1. Direction and administration work

- Activate plans to respond to emergence of new dangerous variants with the potential to spread rapidly and evade vaccines or immunity, leading to surges in infections, severe cases, and deaths, overwhelming the healthcare system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Report to the Prime Minister to propose the National Assembly Standing Committee or the National Assembly assigns the Government and Prime Minister to decide a number of urgent solutions below:

+ Authorize the adoption of a number of emergency measures to prevent and control the epidemic, in accordance with the law on the state of emergency: including  purchasing and requisitioning facilities, medical equipment, drugs, chemicals, and biological products , test kits, medical supplies, public service facilities, transportation, and other resources to control the epidemic.

+ Decide and implement measures not yet prescribed by law to meet the urgent requirements of COVID-19 epidemic prevention and control.

- Based on the Decision of the National Assembly, the Government, ministries, agencies, and local governments urgently issue instructions within the scope of their authority.

- Strengthen the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control and the Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control in provinces. The Ministry of Health advises the Prime Minister to direct the Secretaries of provinces to directly act as Heads of the Steering Committee. The Steering Committee holds regular or extraordinary meetings when necessary to issue guiding documents for timely, synchronous, and unified implementation of epidemic safety protocols.

- Steering Committees of provinces send daily reports to the National Steering Committee.

- Propose to the Government to clearly define the authority of the National Steering Committee and local Steering Committees in deciding on epidemic safety protocols for unified and timely direction.

- The Steering Committee has the role of unifying and coordinating epidemic prevention activities among ministries, agencies and member agencies so that units and local governments can use it as a basis for implementation according to their assigned functions and tasks.

- Based on the directions of the National Steering Committee, the Steering Committee of province implements the directives of the National Steering Committee in accordance with the actual situation of the epidemic in their province and other provinces.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Healthcare practices

2.1. Supervision

- Implement flexible medical declaration procedures, adapting them as needed to the epidemic situation.

- Conduct targeted testing (risk subjects, risk areas) for risk assessment, monitor and detect COVID cases early in the community, and thoroughly respond to new outbreaks.

- Carry out regular risk assessments to adjust appropriate epidemic prevention and control measures.

- Investigate those in close contact with confirmed COVID-19 cases.

- Implement localized containment measures, thoroughly suppress the epidemic, and minimize economic and social impacts.

- Monitor and supervise testing to detect new variants and changes in pathogenicity, transmissibility, immune response and effectiveness of anti-epidemic measures. Periodically and systematically synthesize and analyze genetic sequencing results from testing laboratories nationwide to provide expert advice on direction, administration, and epidemic prevention and control.

2.2. Isolation, infection prevention, and public and social health measures

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Implement home quarantine for mild cases and close contacts according to instructions from the Ministry of Health.  Limit centralized quarantine.

- Refrain from imposing a broad-area lockdown, but implement localized lockdowns within households or household clusters as needed.

- Limit social distancing on a large scale. Only implement social distancing when other measures cannot control the epidemic.

- Apply measures to limit or reduce the occupancy rates of some means of public passenger transport; advise people not to leave their residence for a certain period of time, in some necessary areas.

2.3. Treatment

- Perform well the patient classification and treatment triage according to the guidance of the Ministry of Health.  Effective combination of treatment at home and at health facilities.

- Establish and activate COVID-19 treatment areas at hospitals at all levels.

- Establish field hospitals and intensive care units only when necessary, as determined by the degree of overload and beyond control.

- Organize remote treatment of COVID-19 (Telehealth): health facilities proactively coordinate with central hospitals and medical experts to carry out COVID-19 telehealth.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Strengthen the establishment of mobile medical stations in residential areas, mobile medical stations in industrial parks to support the management and care of asymptomatic or mildly symptomatic COVID-19 infected people, and teams which care people with COVID-19 in the community, a group of accompanying doctors, etc.

- Maintain continuous operations of central hospitals, provincial polyclinic hospitals, and district-level and province-level specialty hospitals to ensure the continuation of essential health services, including services for vulnerable groups such as children, pregnant women, the elderly, people with chronical illnesses.

- Mobilize the entire system of health facilities of the health sector, ministries, agencies, health facilities of universities, private health facilities, and health facilities of agencies and offices, business establishments participating in the admission, management and treatment of COVID-19  patients during a large local outbreak.

2.4. Vaccination

- Access, find supplies and roll out effective vaccination against new virus variants (if any).

- Review and prioritize COVID-19 vaccination in the shortest possible time for high-risk areas (with potential for large outbreaks and rapid spread) and high-risk individuals (people over 50 years old, people with chronic underlying diseases, immunodeficient people, pregnant women, medical staff, frontline staff participating in epidemic prevention and control).

- Mobilize all resources to organize vaccination as quickly as possible, achieving high coverage rates.

2.5. Ensure maintenance of essential health care services

- Maintain continuous availability and operability of emergency services, including emergency transportation and mobile emergency care.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Expanded vaccination.

- Prevent, control, and manage non-communicable diseases.

- Give pregnancy, childbirth, postpartum care; newborn care; provide family planning services.

2.6. Biomedical waste treatment and treatment of COVID deaths

- Healthcare facilities, facilities that admit and treat COVID-19 patients, and local governments must develop and implement plans for the classification, collection, transportation, and treatment of waste generated in COVID-19 epidemic prevention and control, in accordance with regulations.

- Rigorously implement hygiene measures in the burial, cremation, and disposal of patient waste to protect participants, prevent community transmission, and mitigate environmental pollution.

2.7. Personal prevention

- Re-implement mass gathering restrictions, maintain physical distancing, and require health declarations.

- Implement the 5K requirements and other appropriate measures in a flexible and responsive manner, based on the current epidemic situation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Communicate timely information on epidemic developments, new variants, epidemic situation, prevention and control measures, patient treatment, and COVID-19 vaccination.

- Update and supplement messages and recommendations for epidemic prevention and control appropriate to the epidemic situation, promptly communicate to people, prioritizing areas with outbreaks. Communicate recommendations, instructions, and mobilize people to participate in new COVID-19 vaccination (if any).

- Use diversified media channels and leverage community COVID groups, local political and socioeconomic organizations to disseminate recommendations and epidemic safety protocols to households.

- Regularly monitor public opinion and information on social networks, manage and promptly handle false information, fake news, and rumors related to COVID-19 prevention and control and vaccination.

4. Training

Provide medical staff with training on new techniques, new technology in epidemiology, case management, outbreak response, vaccination, treatment, and communication.

5. Information technology

- Uniformly and effectively apply the application of information technology in managing and sharing information on cases, deaths, vaccines, testing, treatment, and logistics.

- Promote the application of information technology in contact tracing, patient sample collection management, and test result reporting; application to declare, support and manage people with COVID-19.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Promote diplomacy of vaccines, drugs, supplies, equipment and equipment based on actual needs and recommendations of specialized agencies to promptly receive them as soon as possible to serve COVID prevention and control.

- Promote information sharing through the national focal points that implement the International Health Regulations (2005) on virus variations and epidemic situations of countries.

- Promote international cooperation in the fields of research on agents, epidemiology, prevention and control measures, drugs, vaccines, biological products, and new treatment methods.

7. Scientific research

Research and/or receive technology transfer and production of vaccines, drugs, testing biological products, and medical equipment.

8. Logistics

- Proactively develop plans, identify procurement funding sources and reasonable procurement methods to promptly access new generation COVID-19 vaccines and treatment drugs for COVID prevention and control.

- Secure adequate treatment beds, drugs, consumables, chemicals, biological products, supplies, and equipment, following the "four on-site" principle and mobilizing and coordinating support from neighboring local governments and the central government:

+ Establish the supply of oxygen in large quantities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Resume the distribution of home treatment medicine kits and welfare packages.

+ Guarantee the operational readiness of COVID-19 treatment areas of hospitals at all levels.

+ Re-establish field hospitals to treat COVID-19.

- Propose the Government to allocate national reserves and provide timely support of drugs, chemicals, specialized supplies, and protective equipment to local governments (if local response capacity is exceeded).

- Mobilize health facilities, including private healthcare, industry healthcare, and healthcare at business establishments to participate in COVID prevention and control.

- Mobilize appropriate specialized departments or quickly train staff in COVID-19 treatment and prevention techniques.

- A list of health facilities supporting COVID-19 prevention and treatment in local governments is available. Ensure that human resources involved in COVID-19 prevention and control are appropriately trained and deployed.

- Prioritize the mobilization of support resources and timely assistance to epidemic-affected local governments and areas, following unified coordination from the central to local levels.

V. IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Direct the drastic, timely, appropriate and effective implementation of COVID prevention and control according to the direction and conclusions of the Party Central Committee, Politburo, Secretariat, National Assembly and Government.

- Request the National Assembly to authorize the Government and the Prime Minister to implement urgent COVID-19 prevention and control measures.

- Strengthen the National Steering Committee for COVID prevention and control.

2. Affiliates of the Ministry of Health

2.1. Department of Preventive Medicine

- Act as the standing agency for COVID prevention and control of the Ministry of Health.

- Provide expert guidance to the Ministry of Health on COVID-19 prevention and control measures.

Advise the leaders of the Ministry of Health in directing health units nationwide to implement COVID prevention and control according to each epidemic situation.

- Maintain regular updates and summaries of the domestic and international epidemic situation, and report them to the Ministry of Health, the Government, the Prime Minister, and relevant units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Maintain regular operations of Public Health Emergency Operation Centers (PHEOC) affiliated to the Ministry of Health, regularly organize risk assessments, identify epidemic situations, and implement COVID-19 prevention and control measures proportionate to the epidemic risk level.

- Advise and guide local governments to determine the risk level of COVID-19 epidemic, conditions for changing COVID-19 epidemic situation, to ensure a synchronized approach nationwide.

- Direct and implement improvements to epidemiological surveillance capacity, including regular and sentinel COVID-19 surveillance to monitor the circulation and spread of COVID-19 variants.

- Direct and coordinate with relevant units in applying science and technology in monitoring, analyzing and forecasting the epidemic situation.  Build an epidemiological database to serve forecasting and monitoring.

- Direct and guide the appropriate, timely, scientific and effective implementation of testing to detect SARS-CoV-2 virus infection, variants, and disease-causing capabilities; ensuring that Centers for Disease Control (CDC) laboratories have a higher biosafety level, and providing regulations and professional guidance on assessing epidemic risk levels, testing, quarantine, etc.

- Direct surveillance and testing to detect variants of concern (VOCs) and changes in pathogenicity, transmissibility and effectiveness of prevention and intervention measures.

- Continue to direct the safe, scientific and effective implementation of the COVID-19 vaccination campaign nationwide; effectively organize COVID-19 vaccination campaign nationwide.

- Direct the monitoring of COVID-19 vaccine coverage rates, update data, and demand for COVID-19 vaccines.

- Direct the assessment of percentages of COVID vaccination coverage required to achieve herd immunity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Review, evaluate and promptly propose amendments, supplements and updates to regulations and professional instructions (instructions for monitoring and assessing epidemic levels, testing, quarantine, health declaration, etc.), consistent with the evolving COVID-19 epidemic situation. Direct and provide training for medical staff at all levels on epidemic surveillance and prevention nationwide.

- Act as a focal point for implementing the International Health Regulations, sharing information with international organizations and other countries.

- Coordinate with relevant units of ministries and agencies to implement COVID prevention and control.

- Coordinate with agencies and units of ministries, agencies and local governments to develop guidelines, indicators and organize monitoring, inspection, evaluation, preliminary and final reviews of the implementation of the Plan.

- Estimate drugs, consumables, biological products, supplies, equipment, chemicals... for COVID prevention and control.

- Make a consolidated report on performance, difficulties, and solutions for COVID-19 prevention and control.

- Coordinate with units affiliated to Ministry and relevant units to improve mechanisms, policies, and laws on COVID prevention and control to propose or amend existing policies and laws, and promptly resolve difficulties hindering COVID prevention and control.

- Act as a focal point to propose the establishment of working groups to direct, urge, inspect and supervise COVID prevention and control in local governments and units.

2.2. Department of Medical Examination and Treatment Administration

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Regularly update professional instructions on treatment, testing, and infection prevention

- Convene professional council meetings and conduct medical consultations to support the treatment of serious and critical cases.

- Establish a network of health facilities to admit and treat COVID-19 patients infected with new virus strains, tailored to the local epidemic situation to avoid overload and minimize patient referrals.

- Direct all health facilities in the treatment system to properly implement patient triage, isolation, emergency care, and treatment in accordance with the local epidemic situation.

- Direct COVID-19 treatment facilities to promptly update medical examination and treatment data, and to provide flexible, scientific, and effective monitoring, examination, and rehabilitation for COVID-19 patients.

- Direct the consolidation of the system, the out-of-hospital emergency network and the professional guidance teams for lower levels. Direct the implementation of community-based management, care, treatment, and support activities for people at high risk of severe illness.

- Regularly evaluate admission, treatment, severity and mortality to learn from treatment experiences and update professional guidance.

- Review, develop, update, and amend guidelines for diagnosis, treatment, and infection prevention in hospitals and submit them to Ministry leaders for approval.

- Direct and provide training to improve professional competence, comprehensively strengthen the treatment capacity of the health facility system, especially the intensive care capacity of hospitals from district level or upwards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Enhance the application of information technology, telehealth, and online medical consultation in routine medical examination and treatment. Set up a health monitoring system through local health facilities and companion physicians (support via phone or internet, etc.).

- Provide strong guidance and technical support, coordinate with the Department of Human Resources to mobilize and rotate human resources as needed, and promptly support provinces if the epidemic exceeds local treatment capacity.

- Direct Departments of Health to regularly compile and report on treatment system capacity indicators, such as the number of hospital beds, intensive care beds, intensive care staff, and intensive care equipment and drugs, and to develop plans to strengthen and improve these indicators. Regularly monitor and periodically assess the risk of health system overload, particularly hospital bed and intensive care capacities.

- Provide guidance and technical support for provinces to deploy mobile medical stations and COVID-19 care teams in the community.

- Coordinate with units in estimating drugs, consumables, biological products, supplies, equipment, chemicals... for COVID prevention and control. Review and update the list of required equipment, supplies, essential medicines, personal protective equipment for COVID-19 treatment areas, and medical oxygen.

- Conduct inspections and urge local governments and entities to strictly implement patient triage and infection prevention and control at hospitals and to maintain a sustained response to the epidemic.

2.3. Health Environment Management Agency

- Continue to coordinate with units affiliated to Ministry of Education and Training to review and update documents guiding COVID prevention and control in educational establishments in accordance with the new situation if necessary.

- Maintain ongoing collaboration with affiliates of ministries and relevant agencies to regularly review and update guidelines and protocols pertaining to medical waste management and environmental sanitation in health facilities; COVID prevention and control in labor establishments and industrial parks, as circumstances may necessitate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.4. Drug Administration of Vietnam

- Have appropriate solutions to ensure the supply of drugs for the treatment of COVID-19 patients and people with other diseases.

- Accelerate the process of licensing, price management, and marketing authorization applications for drugs, medicinal ingredients, and vaccines to serve the prevention and control of COVID-19, especially in emergency situations.

- Complete mechanisms and policies to promote the production, technology transfer, processing of COVID treatment drugs, and early access to new generation vaccines and biological products in the prevention and control of COVID-19 epidemic.

2.5. Department of Traditional Medicine and Pharmacy Administration

- Review and improve mechanisms and policies to support domestic production and application of traditional medicine in COVID prevention, control, and treatment.

- Collaborate with the Department of Medical Examination and Treatment Administration to thoroughly evaluate, revise, and update COVID-19 clinical protocols, integrating modern medical approaches with traditional medicine to ensure scientific validity and effectiveness.

2.6. Department of HIV/AIDS Prevention and Control

Implement measures to ensure uninterrupted provision of care and treatment services to people with HIV/AIDS.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Continue implementation of scientific and technological tasks to proactively research and apply vaccines, in vitro diagnostic medical devices (IVDs), medical equipment, prevention methods and COVID treatment drugs (including traditional methods and medicines).

- Direct the improvement of scientific research capacity on epidemiology, predictive assessment, laboratory science, drugs, vaccines, protective immunity following vaccination, post-infection, and the evolution of SARS-CoV-2 virus.

- Direct and guide the implementation of research on health and psychosocial issues related to the COVID-19 epidemic, health problems due to prolonged COVID-19 syndrome and other issues related to the COVID-19 epidemic.

- Recommend improvements to policies and regulations on research and development, to facilitate the rapid development and transfer of vaccines, drugs, and biological products for COVID-19 prevention and control and COVID-19 treatment support, while ensuring the quality, scientific rigor, and ethics of biomedical research.

2.8. Department of Planning and Finance

- Proactively advise the leaders of the Ministry of Health on creating, using, proposing national reserves and coordinating resources from the state budget, domestic and foreign organizations for COVID prevention and control.

- Provide expert guidance on improving financial mechanisms, processes and procedures for receiving aid, sponsorship, bidding, procurement, and reserve supplies, drugs (including private sector involvement), vaccines, and medical equipment, chemicals, etc. to support the epidemic prevention and control efforts.

- Review, supplement, and amend legal documents to address the confirmation of aid for medical equipment, biological products, and test kits to serve the prevention and control of COVID-19, especially in urgent situations.

- Summarize the funding needs for COVID prevention and control of affiliated budgeting units, report to competent authorities to allocate funds to units for implementation according to regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Act as a focal point to monitor and gather material resources supported by domestic and foreign businesses, organizations and individuals for COVID prevention and control.

- Participate in research to propose the establishment of a COVID Prevention and Control Fund based on the COVID-19 Vaccine Fund when directed by the Government.

- Coordinate with the Department of Human Resources to implement activities to improve the capacity of the grassroots health system.

2.9. Department of Legal Affairs

- Coordinate with units affiliated to Ministry and relevant units to review and amend regulations on COVID prevention and control according to authority to ensure proper implementation according to regulations of law; specialized units develop and submit to competent authorities for issuance of documents guiding the implementation of resolutions of the Government and National Assembly.

2.10. Department of Human Resources

- Synthesize, propose and provide guidance on mobilizing human resources to participate in COVID-19 prevention and control. Mobilize private health facilities to participate in COVID prevention and control.

- Provide ongoing guidance and resolution on COVID-19 prevention and control policies, including salary and allowance regulations, martyr recognition policies for medical staff who succumb to COVID-19 while on duty, and other relevant policies. for the health system, especially preventive healthcare, and grassroots healthcare.

- Propose 100% of occupational incentive allowances for preventive medicine and grassroots health workers, and special and preferential regimes for forces participating in epidemic prevention and control.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



.11. Department of Medical Equipment and Construction

- Resolve the licensing of medical equipment, biological products, and test kits to serve the prevention and control of COVID-19, especially in urgent situations.

- Provide expert guidance on earliest access to new testing technologies, medical equipment, and biological products in support of epidemic prevention and control strategies.

- Advise and propose coordination of oxygen supply to health facilities.

- Review the quotas and needs of medical equipment to prevent and control COVID-19 at the facility and the supply capacity of suppliers to have appropriate solutions to ensure the supply of medical equipment, prevent shortages of medical equipment for the treatment of COVID-19 patients and other patients.

2.12. Department of International Cooperation

- Continue to promote international cooperation activities, promote cooperation with United Nations organizations, especially the World Health Organization; proactively exchange with countries and international organizations to update information on the epidemic situation and effective COVID prevention and control measures.

- Coordinate with specialized agencies affiliated to Ministry of Foreign Affairs for information sharing and international cooperation in COVID prevention and control.

- Act as a focal point and mobilize professional and technical resources from international organizations and other resources for the COVID-19 prevention and control.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Provide expert guidance on formulation and amendments to documents regulating and guiding health insurance-covered healthcare and payment of medical costs thereof related to the COVID-19 epidemic.

- Review proposals to simplify documents for payment of health insurance-covered medical costs; propose the removal of current barriers, overlaps, problems and inadequacies in the policy of payment of health insurance-covered medical costs in the context of the COVID-19 epidemic.

2.14. Department of Pediatrics and Maternal Health

- Act as a focal point to guide and direct COVID-19 prevention and treatment for pregnant women, nursing mothers and newborns infected with COVID-19. Promptly update and amend regulations and professional guidance on management, care, and treatment.

- Supervise and inspect the implementation of medical examination and treatment for pregnant women, nursing mothers and newborns in the context of the COVID-19 epidemic.

- Improve professional capacity, comprehensively consolidate the treatment capacity of the medical examination and treatment system specialized in obstetrics, gynecology and neonatology; ensure intensive care capacity for the team of obstetricians, gynecologists/neonatologists and midwives; provide support in Healthcare practices, implement a human resource mobilization and rotation strategy to promptly support provinces facing challenges in treating and caring for pregnant women and newborns during epidemic surges.

2.15. Inspector of the Ministry of Health

- Develop plans, strengthen inspections of public duties, inspections of procurement, bidding, management, use of resources and funding for COVID prevention and control, and promptly detect and strictly handle violations against laws.

- Instruct relevant units to prioritize public communication, transparency, cost-effectiveness, and efficiency in COVID-19 prevention and control efforts, while actively combating misconducts, corruption, and waste.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.16. Office of the Ministry of Health

- Advise the leaders of the Ministry of Health in mobilizing, coordinating and urging units affiliated to Ministry and directly affiliated to Ministry in implementing COVID prevention and control.

- Coordinate with relevant units to review, develop, improve and implement mechanisms, policies, and laws on COVID prevention and control.

- Advise leaders of the Ministry of Health to direct and guide units and local governments to implement effective communication strategies for COVID-19 prevention and control and COVID-19 vaccination.

- Act as a focal point and coordinate with the Department of Preventive Medicine, the Department of Medical Examination and Treatment Management, the National Expanded Vaccination Program and relevant departments, agencies and units to provide press agencies with information about the COVID-19 epidemic situation, prevention and control measures, COVID-19 vaccination efforts, and relevant scientific information, including data on the effectiveness of COVID-19 vaccination.

- Act as a focal point to propose conversions, develop and supplement communication messages and materials, and recommendations on COVID-19 prevention and control and COVID-19 vaccination in accordance with the epidemic situation; provide information for press and media agencies, local governments and units to carry out extensive communication to the people.

- Coordinate with press agencies to communicate about COVID prevention and control and COVID-19 vaccination. Manage communication on social media channels of the Ministry of Health (Facebook, Zalo, Youtube, TikTok, Viber...) about COVID prevention and control and COVID-19 vaccination.

- Coordinate with departments, agencies and units of the Ministry of Health, local governments, management agencies, press and media agencies to provide accurate information and refute rumors and fake and untrue news related to COVID-19 prevention and control and COVID-19 vaccination.

- Advise relevant units and local governments to enhance communication efforts that highlight the contributions, efforts, and sacrifices made by individuals and groups involved in COVID-19 prevention and control and COVID-19 vaccination. Summarize requests from units and propose timely rewards to groups and individuals with outstanding achievements in COVID prevention and control and COVID-19 vaccination.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Build an information system to direct, monitor, and forecast the COVID-19 epidemic.

- Initiate, maintain and upgrade the COVID-19 Vaccination Management Platform to form the National Vaccination Management Platform.

- Coordinate on initiation of the application of the national population database (VneID) to connect, authenticate, and share data on COVID-19 prevention and control, including updated information on people who have been vaccinated against COVID-19.

- Develop and guide the initiation of information technology applications in monitoring, reporting cases, managing vaccination, testing, treatment, remote treatment, managing medical equipment and supplies, assets, etc. to support epidemic prevention and control efforts.

2.18. Institutes of the Preventive Medicine System

- Provide expert technical advice to the Ministry of Health on COVID-19 epidemic prevention and control strategies.

- Coordinate and oversee the dissemination of information, training programs, guidance documents, directives, inspections, and support for local governments, agencies, and units engaged in activities related to epidemic surveillance, detection, control, testing, and vaccination.

- Organize activities of the Public Health Emergency Operation Center (PHEOC), assess risks to support local governments in implementing epidemic prevention and control measures.

- Closely monitor the evolving epidemic situation in the designated area to provide analytical insights, assess performance, offer support, and guide provinces in effectively monitoring the epidemic and promptly implementing COVID-19 prevention and control measures

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Support provincial health authorities in early detection of cases of SARS-CoV-2 virus infection, epidemiological investigation, classification, screening, and strict isolation; monitor clusters of acute respiratory infections with related epidemiological factors at health facilities and in the community.

- Issue clear directives and coordinate with local authorities to collect samples for genetic sequencing testing of unusual cases to identify virus variants, share genetic sequencing results with other laboratories and international organizations.

- Perform analysis, warnings, and forecasts of COVID-19 epidemic. Direct and guide the implementation of isolation, zoning, epidemic response and reducing the risk of infection.

- Strengthen scientific research on epidemiology, monitor the evolution and mutation of pathogens and immunology.

- Proactively prepare equipment and biological products and coordinate with local governments to deploy tests to detect new variants of the SARS-CoV-2 virus.

- The National Expanded Vaccination Program oversees the nationwide implementation of COVID-19 vaccination, while the Institute of Hygiene and Epidemiology and the Pasteur Institute guide regional COVID-19 vaccination efforts.

- Direct and coordinate the organization of training, coaching, and monitor the implementation of tasks in the assigned provinces.

- Conduct scientific research on epidemiology, microbiology, immunology and related factors of the COVID-19 epidemic, prevention measures, preventive vaccines, and COVID-19 testing biological products.

- Propose the development of technical and professional guidelines (surveillance, testing, vaccination, quarantine, environmental rehabilitation, etc.).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Mobilize experts and technical staff to participate in COVID prevention and control.

- Establish working groups to directly support and supervise local governments in monitoring and handling environmental sanitation and disinfection and medical waste treatment at outbreaks.

2.19. Hospitals affiliated to the Ministry of Health

- Continuously review and adapt the plan for receiving and treating COVID-19 patients in accordance with the evolving epidemic situation. Arrange and maintain isolation facilities with sufficient staffing capacities to operate partially or fully depending on local prevailing epidemic situation, ensuring readiness to promptly receive and treat COVID-19 patients. Simultaneously, uphold the hospital's ability to provide regular emergency and treatment services during epidemic scenarios.

- Prepare enough drugs, supplies, equipment, and oxygen for treatment.

- Regularly improve the professional capacity of medical staff, especially the hospital's intensive care, testing, image diagnosis capacities, and infection control.

- Develop and issue professional guidelines; organize training programs, knowledge updates, and skill-building exercises to enhance the professional capacities of front-line hospitals; consolidate and strengthen diagnostic testing capabilities; and stand ready to provide expert support to lower-level hospitals when needed.

- Provide direction and technical expertise to local hospitals, ministries, and agencies.

- Upon assignment, actively contribute to the establishment and operation of treatment facilities in epidemic-affected regions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Gather, collect information, and report COVID cases, and promptly notify preventive medicine units of these cases and enhance effective coordination in epidemic management.

- Carry out COVID cluster surveillance, sentinel surveillance, event-based surveillance, surveillance of severe viral pneumonia (SVP) cases.

- Conduct scientific research on clinical protocols and pathways and health rehabilitation for people with COVID-19.

- Proactively propose the establishment of satellite hospitals and field hospitals to reduce hospital overload.

- Participate in inspection and supervision teams of the Ministry of Health and Department of Health when required.

2.20. Health Strategy and Policy Institute

Conduct scientific research to provide evidence and e expert advice to the Ministry of Health, relevant agencies in formulating and implementing effective epidemic prevention and control strategies and policies.

2.21. Health and Life Newspaper, Central Health Education and Communication Center

Coordinate with the Office of the Ministry of Health and relevant units to perform tasks as assigned on communication about COVID-19 prevention and control.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



VI. COORDINATION WITH MINISTRIES, MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES, AND GOVERNMENTAL AGENCIES

The Ministry of Health requests ministries, ministerial-level agencies, and Governmental agencies, according to their assigned functions and tasks, to coordinate in implementing COVID prevention and control measures, in specific:

1. Coordination with the Ministry of National Defense

- Mobilize military forces to deploy COVID prevention and control in key areas and in a state of epidemic emergency; prepare mobile forces to promptly reinforce local governments in case the epidemic surpasses local capacities.

- Direct and initiate the reception, storage, transportation, and administration of COVID-19 vaccines for the people during peak periods.

- Direct and implement the quarantine of immigrants and people infected with COVID-19.

- Direct Institutes and Hospitals affiliated to Ministry to share genetic sequencing results obtained from SAR-CoV-2 virus testing samples.

2. Coordination with the Ministry of Public Security

-Receive and connect data on vaccination, testing, and management of people recovering from COVID-19 to the national population database to support the COVID-19 prevention and control efforts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Prepare mobile forces to promptly reinforce local governments in case the epidemic surpasses local control capacity.

- Ensure security, safety and order for COVID prevention and control measures.

- Address media crises and misinformation about COVID-19.

3. Coordination with the Ministry of Information and Communications

- Build and operate application platforms and IT infrastructure in COVID prevention and control; develop connection technical standards, ensure information security and privacy of citizens' personal data; ensure telecommunications infrastructure for COVID prevention and control and medical examination and treatment.

- Strongly promote the national digital transformation program in healthcare sector to support COVID prevention and control efforts.

- Promote communication and recommend appropriate COVID prevention and control measures in epidemic situations.  Address media crises and misinformation about COVID-19.

4. Coordination with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

- Guide COVID-19 prevent and control measures at social care facilities under their authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Guide procedures for recognizing martyrs for medical staff who succumb to COVID while on duty.

5. Coordination with the Ministry of Foreign Affairs

- Further monitor and analyze the evolving COVID-19 epidemic landscape both domestically and internationally, and adapt national policies on COVID-19 prevention and control, economic reopening, and socioeconomic recovery accordingly; collaborate with international partners to mobilize resources effectively, ensuring a robust response to the epidemic and a sustainable recovery path.

- Continue to promote health diplomacy, especially vaccine and drug diplomacy in situations where virus mutations require updating new vaccines and COVID treatment drugs.

- Promptly deploy measures to protect citizens and coordinate to quickly and effectively handle issues related to foreigners entering the country for the COVID-19 epidemic prevention and control.

6. Coordination with the Ministry of Industry and Trade

Review and guide COVID prevention and control measures at organizations, business, and service establishments (including shopping malls, supermarkets, and markets), ensuring safety during COVID prevention and control measures in business settings.

7. Coordination with the Ministry of Transport

Review and guide COVID prevention and control measures on means of transport, at traffic projects and works to ensure effective COVID-19 prevention and control.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Review and guide the classification and collection of COVID-19-related waste.

9. Coordination with the Ministry of Finance

- Ensure adequate financial resources to implement the COVID prevention and control program.

- Establish and maintain a stable financial source for the operations of the COVID-19 Epidemic Prevention Fund based on the COVID-19 Vaccine Fund.

- Develop policies and instructions for using funds in COVID prevention and control.

10. Coordination with the Ministry of Planning and Investment

- Review and propose incentive policies to attract investment in the production of vaccines, treatment drugs, biological products, and testing equipment that meet international standards.

- Review and guide procurement and bidding mechanisms in an emergency situation.

11. Coordination with the Ministry of Education and Training

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Implement a safe and age-appropriate vaccination program for students with each type of vaccine.

12. Coordination with the Ministry of Culture, Sports, and Tourism

- Review and guide safe, flexible adaption and effective control of the COVID-19 epidemic in cultural, sports and tourism activities.

- Establish guidelines for authorizing cultural, sports, tourism, and festival events in accordance with prevailing epidemic risk levels and geographical considerations.

13. Coordination with the Ministry of Agriculture and Rural Development

Review and guide to ensure safety during COVID-19 preventing and control measures in agricultural, forestry, fishery, and salt production activities.

14. Coordination with the Ministry of Science and Technology

- Mobilize scientists and experts to research and propose solutions to prevent and control the COVID-19 epidemic.

- Enhance scientific research and technology development, particularly in the production of vaccines, biological products, COVID-19 treatment drugs, medical equipment, and intervention measures for the prevention and control of COVID-19.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Review and propose legal policies on COVID prevention and control, propose amendments to problems related to epidemic prevention and control measures.

16. Coordination with the Ministry of Home Affairs

- Review the organizational apparatus to consolidate the grassroots and preventive health system.

- Provide guidance on commendation in COVID prevention and control.

- Develop preferential policies for the health sector and medical staff.

17. Coordination with Vietnam Social Insurance

- Formulate and amend documents regulating and guiding health insurance-covered healthcare and payment of medical costs thereof related to the COVID-19 epidemic.

- Simplify documents for payment of health insurance-covered medical costs; propose the removal of current barriers, overlaps, problems and inadequacies in the policy of payment of health insurance-covered medical costs in the context of the COVID-19 epidemic.

18. Coordination with Committee for Ethnic Affairs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



19. Coordinate with Vietnam News Agency, Vietnam Television, and Voice of Vietnam

Effectively communicate COVID-19 prevention and control measures appropriate to the evolving epidemic situation.

20. Coordination with the Vietnam Fatherland Front and member organizations

- Mobilize people to raise awareness and voluntarily comply with COVID prevention and control measures.

- Mobilize resources to support society efforts in COVID prevention and control.

21. Coordination with the Central Mass Mobilization Committee

Intensify community mobilization efforts to actively engage society in preventing and controlling the COVID-19 epidemic.

VII. LOCAL GOVERNMENTS

1. Direction to the People's Committees of provinces

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Review and strengthen the Steering Committee for COVID prevention and control at all levels in accordance with epidemic situations.

- Conduct unified direction in COVID prevention and control; activate the entire political system to implement epidemic safety protocols in the area.

- Direct the assessment of the epidemic risk levels to take appropriate measures that safeguard public health while ensuring economic growth and social security.

- Ensure resources (human resources, funding, equipment) for epidemic prevention and control suitable for the epidemic situation.

- Direct and mobilize all resources for local COVID-19 vaccination to ensure coverage of target populations according to instructions from the Ministry of Health.

- Strengthen the grassroots healthcare and preventative healthcare system, improve the quality of health facilities for epidemic prevention and control.

- Proactively propose support from the central government and provinces for COVID prevention and control in situations that overwhelm local response capacities.

- Strengthen urging and inspection, particularly at the grassroots level, to ensure preparedness and rapid response to any developments in the COVID-19 pandemic.

2. Departments of Health of provinces

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Closely coordinate with relevant agencies and units in monitoring COVID cases in the community. Instruct local governments with international checkpoints to implement stringent quarantine measures for visitors from epidemic-affected areas to curb the spread of the disease.

- Direct local health units to monitor and report the daily epidemic situation accurately and promptly to the Provincial Steering Committee and the Ministry of Health.

- Regularly update and review new regulations on COVID prevention and control to advise competent authorities on timely amendments in accordance with the epidemic situation in the province.

- Advise and implement solutions to improve the capacity of the health system for both prevention and treatment, ensuring adequate human resources and benefits for personnel engaged in COVID-19 prevention and control efforts

- Coordinate with relevant departments, agencies and units to prepare mobile forces to promptly reinforce local governments in case the epidemic surpasses local control capacity.

- Direct and organize safe, scientific and effective COVID-19 vaccination in the provinces.

- Advise the People's Committees of provinces to establish procurement mechanisms to ensure adequate supplies of equipment, medication, and medical supplies for COVID-19 prevention and control efforts.

- Continuously implement solutions to improve the capacity of the health system, especially preventive health and grassroots health; take charge and coordinate with relevant departments, agencies, and local governments to review the organizational structure and capacity of the preventive health system, grassroots health care, health care of schools, agencies, and offices; ensure adequate human resources and benefits for personnel engaged in COVID prevention and control efforts.

- Implement regulations and professional guidance (epidemic level assessment, testing, quarantine/isolation, treatment, etc.) according to the direction of the Ministry of Health, appropriate to the local situation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Propagate and guide people to implement COVID prevention and control measures.

- Monitor, urge, and inspect the implementation of detailed plans and scenarios for COVID prevention and control; promptly report any emerging issues to the People's Committee of the province for consideration and resolution.

The plan for ensuring medical preparedness in the event of a new, more dangerous variant or a widespread COVID-19 outbreak exceeding the healthcare system's capacity will be reviewed and adjusted based on evolving epidemic trends and strategies for COVID-19 prevention and control measures in practice. Units and local governments refer to this plan to develop action plans at their units and local governments and proactively adjust measures in accordance with the actual developments of the epidemic and their response capacities. ./.

 

 

[1] Statement by the Director General of WHO on March 11, 2020

[2] Statement by the Director General of WHO on May 5, 2020

[3] More than 1.7 million cases, 32,168 deaths (death rate 1.86%) by the end of 2021 and more than 11.5 million cases, 43,186 deaths (0.37%) by the end of 2022; up to now, there have been more than 11.6 million cases and 43,206 deaths (death rate 0.37%).

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023 về Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.861

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.235.171
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!