Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 45/2016/QĐ-UBND đặt tên đổi tên đường công trình công cộng tỉnh Bắc Ninh

Số hiệu: 45/2016/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh Người ký: Nguyễn Văn Phong
Ngày ban hành: 21/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/2016/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 21 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP, ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT, ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị quyết số 41/2016/NQ-HĐND18 ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh về việc ban hành Quy định đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.

(Có Quy định chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017.

Điều 3. Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phong

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của UBND tỉnh Bắc Ninh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định này quy định cụ thể một số điều trong Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ và Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng:

Quy định này áp dụng đối với việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng đối với các đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ:

Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiu như sau:

1. Đô thị: bao gồm thành phố, thị xã, trị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Đô thị được phân thành 6 loại, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V được quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị.

2. Quảng trường: quảng trường trong đô thị là một khu đất rộng có không gian mở, một điểm nhấn của đô thị kết hợp giữa công trình kiến trúc và hệ thống giao thông; xung quanh có đường phố lớn đi, đến và các công trình xây dựng quy mô lớn, có chức năng khác nhau.

3. Đại lộ: là đường phố có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt và giữ vị trí quan trọng trong mạng lưới giao thông đô thị, đáp ng yêu cầu hạ tầng kỹ thuật, thẩm mỹ và cảnh quan đô thị.

4. Đường: là lối đi lại được xác định trong quy hoạch có quy mô lớn về chiều dài, chiều rộng, gồm các trục chính trên địa bàn đô thị, các tuyến đường vành đai, đường liên tỉnh, liên huyện, thị xã, thành phố hoặc liên thôn, liên xã, liên khu phố có dân cư sinh sống ổn định.

5. Phố: là lối đi lại được xác định trong quy hoạch đô thị, hai bên phố thường có các công trình kế tiếp nhau như nhà ở, cửa hàng, cửa hiệu, trụ sở cơ quan.

6. Ngõ: là lối đi lại nhỏ từ đường, phố vào các cụm dân cư đô thị.

7. Ngách: là lối đi lại hẹp từ ngõ đi sâu vào các cụm dân cư đô thị.

8. Công trình công cộng trong Quy định này bao gồm: quảng trường, công viên, vườn hoa, cầu, bến xe, công trình văn hóa - nghệ thuật, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, công trình phục vụ du lịch, vui chơi giải trí.

Điều 4. Nguyên tắc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng:

1. Tất cả các đường, phố và công trình công cộng trong tỉnh Bắc Ninh được xây dựng theo quy hoạch đô thị, có đủ điều kiện cơ bản về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoặc được sử dụng ổn định thì được xem xét đặt tên.

2. Không đổi tên các đường, phố và công trình công cộng đã có tên quen thuộc gắn với lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, của địa phương đã ăn sâu vào trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ.

Trường hợp đường, phố và công trình công cộng đã đặt tên mà xét thấy không có ý nghĩa lịch sử văn hóa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không phải là nhân vật tiêu biểu của đất nước hoặc của tỉnh Bắc Ninh, gây ảnh hưởng, tác động xấu trong xã hội thì phải đổi tên, nhưng cần xem xét thận trọng.

3. Không chọn tên địa danh, danh nhân để đặt tên cho ngõ, ngách. Tên ngõ được đặt theo snhà mặt đường, phố và có số nhà nhỏ hơn nằm kề ngay trước đầu ngõ. Tên ngách được đặt theo tên số nhà trong ngõ và có số nhà nhỏ hơn nằm kề ngay trước đầu ngách. Trường hợp những ngõ gắn với địa danh có ý nghĩa lịch sử - văn hóa đặc biệt thì xem xét đặc cách riêng.

4. Tùy theo vị trí, cấp độ, quy mô, đặc điểm cụ thể, tên đặt cho đường, phố và công trình công cộng có thể sử dụng: tên địa danh, tên các danh nhân (kể cả Danh nhân Văn hóa thế giới) để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân theo các nguyên tắc sau:

4.1. Tên địa danh được chọn để đặt tên đường, phố và công trình công cộng phải là những địa danh nổi tiếng có ý nghĩa và giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa của đất nước hoặc của tỉnh Bắc Ninh, địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân, tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.

Đối với các tuyến đường, phố nội bộ trong khu đô thị và các làng, xã cũ đã chuyển thành phường, tên đặt có thể gồm 2 bộ phận: sử dụng địa danh của khu vực đó và số thứ tự (số Ả rập) theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc; số lẻ tính từ đu tuyến bên trái và số chẵn tính từ đầu tuyến bên phải.

4.2. Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài được chọn đặt tên đường, phố và công trình công cộng ở Bắc Ninh phải là người tiêu biểu trong những người nổi tiếng, có đức, có tài, có nhiều đóng góp to lớn trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật và trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc và tỉnh Bắc Ninh được nhân dân suy tôn và thừa nhận.

Danh nhân thuộc lĩnh vực này được chọn đặt tên phải là người đã mất trước thời điểm xét đặt tên đường, phố ít nhất 10 năm (trừ trường hợp đặc biệt).

4.3. Ưu tiên sử dụng tên các địa danh, sự kiện lịch sử của tỉnh, danh nhân có quê hoặc cuộc đời sự nghiệp gắn bó với tỉnh Bắc Ninh.

4.4. Những danh nhân còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng. Không đặt tên cho đường, phố hoặc công trình công cộng bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng một địa bàn tỉnh. Trường hợp tên trùng nhau của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn do lịch sử để lại thì được giữ nguyên tên gọi đường, phố đã có và được viết kèm thêm tên huyện, thị xã, thành phố.

4.5. Tên di tích, danh thắng được chọn để đặt tên đường, phố và công trình công cộng phải có giá trị lịch sử - văn hóa, nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu, quen thuộc với nhân dân và đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

4.6. Các tên khác được chọn để đặt cho đường, phố và công trình công cộng phải có ý nghĩa tiêu biểu, mang đậm bản sắc văn hóa của tỉnh Bắc Ninh và của cả nước.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Hội đồng nhân dân tỉnh có thẩm quyền quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố (thị xã, thành phố); công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng. Các đô thị còn lại và các công trình công cộng khác do UBND tỉnh quyết định việc đặt tên, đổi tên.

Điều 6. UBND tỉnh có trách nhiệm:

1. Thành lập Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để giúp tỉnh trong việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh.

2. Trình HĐND tỉnh ra Nghị quyết.

3. Tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh và Quyết định đặt tên, đổi tên công trình công cộng.

Điều 7. Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tỉnh Bắc Ninh (sau đây gọi tắt là Hội đồng tư vấn):

1. Thành viên Hội đồng tư vấn:

Thành viên Hội đồng tư vấn tỉnh bao gồm các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cơ quan chuyên môn (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Xây dựng; Sở Giao thông - Vận tải; Sở Tài nguyên và Môi trường); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Hội khoa học lịch sử; Hội Văn học nghệ thuật và các tổ chức, đoàn thể khác. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan Thường trực của Hội đồng tư vấn, Tổ thư ký gồm thành viên của các cơ quan có liên quan. Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng tư vấn.

2. Hội đồng tư vấn có nhiệm vụ:

2.1. Nghiên cứu, đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh hồ sơ đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trước khi trình UBND tỉnh và HĐND tỉnh xem xét.

2.2. Tiếp nhận hồ sơ đề án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng của UBND huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là cấp huyện).

2.3. Thỏa thuận bằng văn bản với UBND cấp huyện về hồ sơ đề án đặt tên, đi tên đường và công trình công cộng được UBND tỉnh ủy quyền cho cấp huyện quyết định.

Điều 8. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

UBND cấp huyện có trách nhiệm:

1. Thành lập Ban xây dựng đề án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng của huyện để giúp UBND cấp huyện thực hiện việc xây dựng đề án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn.

2. Xin ý kiến của Thường trực HĐND cấp huyện về đề án đặt tên, đổi tên đường, phố, công trình công cộng cấp huyện.

3. Quyết định việc đặt tên, đổi tên đường trong các khu công nghiệp, dự án; đặt tên, đi tên các công trình công cộng có quy mô thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 9. Ban xây dựng đề án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng cấp huyện:

Ban xây dựng đề án có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND cấp huyện:

1. Rà soát và tổng hợp danh mục các đường, phố và công trình công cộng đã được đặt tên trên địa bàn huyện.

2. Lập danh mục tên các đường, phố và công trình công cộng cần đặt tên hoặc đổi tên; lấy ý kiến các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan chuyên môn về lịch sử, văn hóa cấp huyện, các nhà khoa học. Công bố công khai danh mục dự kiến đặt tên hoặc đổi tên đường, phố, công trình công cộng để nhân dân tham gia ý kiến và tổng hợp ý kiến của nhân dân.

3. Hoàn thiện hồ sơ đề án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn.

4. Xin ý kiến thỏa thuận của Hội đồng tư vấn cấp tỉnh về hồ sơ đề án các công trình công cộng dự kiến đặt tên, đổi tên được UBND tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định đặt tên.

Điều 10. Quy trình đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng:

Quy trình gồm các bước sau:

Bước 1: UBND cấp huyện thành lập Ban xây dựng đề án đặt tên hoặc đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn.

Bước 2: Ban xây dựng đề án đặt tên hoặc đổi tên đường, phố và công trình công cộng của cấp huyện giúp UBND cấp huyện tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng các đường, phố và công trình dự kiến đặt tên, đổi tên; lập danh mục các tuyến đường, phố và công trình công cộng cần đặt tên (hoặc đổi tên); dự kiến đặt tên; lập hồ sơ chi tiết cho đề án.

Bước 3: Xin ý kiến của các tổ chức Đảng, Thường trực HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan chuyên môn của cấp huyện; công bố công khai phương án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân tham gia góp ý kiến trong vòng 10 ngày trước khi UBND cấp huyện trình Hội đồng tư vấn.

Bước 4: UBND cấp huyện hoàn thiện hồ sơ đề án xin ý kiến thẩm định của Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tỉnh. Hội đồng tư vấn cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tổ chức cuộc họp xin ý kiến thẩm định của các thành viên trong Hội đồng. Hồ sơ đủ điều kiện khi có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng tư vấn thông qua (biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín); công bố công khai phương án đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh để nhân dân tham gia ý kiến trong vòng 10 ngày trước khi trình UBND tỉnh.

Bước 5: Hội đồng tư vấn cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ đề án trình UBND tỉnh theo quy định.

Bước 6: UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ra Nghị quyết hoặc ban hành quyết định theo thẩm quyền.

Bước 7: Tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh về việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

Điều 11. Thành phần Hồ sơ:

1. Hồ sơ UBND cấp huyện gửi Hội đồng tư vấn tỉnh gồm:

1.1. Tờ trình của UBND cấp huyện;

1.2. Đề án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng:

- Tóm tắt ý nghĩa của tên dự kiến để đặt tên, đổi tên các đường, phố và công trình công cộng; mô tả các công trình về quy mô, cấp độ, kích thước;

- Bản đồ quy hoạch tổng thể tỷ lệ 1/1.000 đã xác định vị trí cụ thể các đường, phố và công trình công cộng dự kiến đặt tên.

1.3. Báo cáo tổng hợp ý kiến của các tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học và nhân dân cấp huyện.

2. Hồ sơ Hội đồng tư vấn tỉnh trình UBND tỉnh gồm:

2.1. Hồ sơ quy định tại Mục 1 Điều này;

2.2. Tờ trình của Hội đồng tư vấn;

2.3. Biên bản họp của Hội đồng tư vấn.

3. Hồ sơ UBND tỉnh trình HĐND tỉnh gồm:

3.1. Hồ sơ quy định tại Mục 1, Mục 2 Điều này;

3.3. Tờ trình của UBND tỉnh.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Là cơ quan Thường trực, có trách nhiệm:

1. Lập dự toán kinh phí cho từng đợt thẩm định đề án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2. Tổng hợp danh mục các đường, phố và công trình công cộng đã được đặt tên, đổi tên trên địa bàn tỉnh hàng năm.

3. Hướng dẫn UBND cấp huyện quy trình xây dựng đề án, lựa chọn dữ liệu đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng đảm bảo hợp lý, thiết thực, hiệu quả.

4. Chuẩn bị tài liệu và tổ chức các cuộc họp Hội đồng tư vấn.

5. Hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh.

6. Sau khi có Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp huyện và các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền để nhân dân biết về các đường, phố và công trình công cộng được đặt tên, đổi tên.

Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan:

1. Sở Xây dựng phối hợp với UBND cấp huyện cung cấp danh mục đường, phố và công trình công cộng nằm trong quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị có đầy đủ thông tin về kích thước và bản đồ quy hoạch kèm theo; tổ chức đánh số, gắn biển số nhà theo quy định.

2. Sở Giao thông - Vận tải phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức gắn biển tên đường, phố và công trình công cộng sau khi có Quyết định của UBND tỉnh về việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí theo quy định hiện hành.

4. UBND cấp huyện:

4.1. Hàng năm cung cấp danh mục đường, phố nằm trong quy hoạch đô thị theo thứ tự ưu tiên, tình trạng đường, phố, công trình công cộng mới đã hình thành, có đầy đủ thông tin về kích thước, đặc điểm kiến trúc và có bản đồ kèm theo.

4.2. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức họp xin ý kiến nhân dân địa phương và có văn bản thống nhất đồng tình trình cấp có thẩm quyền đề nghị đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

4.3. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan thông tin tuyên truyền của tỉnh, các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, giới thiệu độ dài đường, phố; ý nghĩa tên các đường, phố mới được đặt tên.

4.4. Tổ chức thực hiện công tác đánh số, gắn biển số nhà, biển tên đường, biển chỉ dẫn công trình công cộng trên địa bàn đối với các đường, phố đủ điều kiện đánh số nhà theo quy định, chậm nhất không quá 30 ngày sau khi có Quyết định của UBND tỉnh về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

Điều 14. Biển tên đường, tên phố:

Biển tên đường, tên phố phải có kích thước, màu sắc, chất liệu, chữ viết và vị trí gắn biển theo quy định như sau:

1. Kích thước: Hình chữ nhật (75cm x 40cm). Đối với đô thị loại nhỏ, kích thước biển có thể nhỏ hơn, nhưng phải đảm bảo thống nhất kích thước biển trong cùng một đô thị.

2. Màu sắc: Xanh lam sẫm, đường viền trắng rộng 0,5cm cách mép ngoài của biển từ 3cm đến 3,5cm, bốn góc đường viền uốn cong đều vào bên trong.

3. Chất liệu: Sắt tráng men hoặc nhôm lá dập, sơn chất liệu phản quang.

4. Chữ viết trên biển: Chữ in hoa không có chân, màu trắng; từ đường, hoặc từ phố ở dòng trên; từ tên đường, tên phố ở dòng dưới và cỡ chữ to hơn từ đường hoặc từ phố. Đô thị nào có lô gô thì thể hiện lô gô màu trắng lên góc cao bên trái biển. Phía dưới từ tên đường, tên phố nội dung ghi tóm tắt ý nghĩa của từ tên đường, tên phố.

5. Vị trí gắn biển:

- Biển được gắn ở đầu, ở cuối đường, phố và ở các điểm giao nhau với đường, phố khác.

- Biển được gắn trên đầu cột sắt, chiều cao từ mặt đất đến đầu cột cao 250cm, đường kính tối thiểu 10cm, được chôn vững chắc, vị trí cột ở gần mép góc vuông vỉa hè của hai đường, phố giao nhau; hai biển tên hai đường, phố giao nhau gắn vuông góc với nhau trên một cột.

Điều 15. Điều khoản thi hành

1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện triển khai thực hiện Quy định này và những quy định khác của pháp luật có liên quan; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ báo cáo UBND tỉnh việc thực hiện Quy định.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, phát sinh đề nghị các ngành, các địa phương kịp thời phản ánh về cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn cấp tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để xem xét, tổng hợp, báo cáo UBND và HĐND tỉnh./.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 45/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 Quy định về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn do tỉnh Bắc Ninh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.145

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.77.245
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!