ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
Số:
863/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa,
ngày 31 tháng 03 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg
ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp
tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT
ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một
số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu
thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND
ngày 13/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về chính sách hỗ trợ phát
triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ Quyết định số 3606/QĐ-UBND ngày
30/12/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành
nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 2958/QĐ-UBND ngày
19/11/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng
trọt tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2488/QĐ-UBND ngày
09/9/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành nội dung ưu đãi, hỗ trợ xây dựng
cánh đồng lớn thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng
Chính phủ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Tờ trình số 615/TTr-SNN ngày 21/3/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch xây dựng cánh đồng
lớn giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh
Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông
nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công
nghệ, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Chủ tịch Liên minh
Hợp tác xã tỉnh; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Bộ NN và PTNT (b/c);
- TT Tỉnh Ủy (b/c);
- TT HĐND (b/c);
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, HB, Tle.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đào Công Thiên
|
KẾ HOẠCH
XÂY
DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 863/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 của UBND tỉnh
Khánh Hòa)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Xây dựng cánh đồng lớn nhằm tổ chức lại
sản xuất trên cơ sở liên kết giữa nông dân (cá nhân, hộ gia đình, trang trại)
và doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã) gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào khâu sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa tập trung,
chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường nhằm đáp ứng
nhu cầu đa dạng hàng hóa trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên, lao động và nguồn vốn; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân góp
phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2020
- Có 2.457 ha đất nông nghiệp tham gia
cánh đồng lớn, chiếm khoảng 3,0% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh.
- Giá trị sản lượng trên 01 ha đất trồng
trọt tham gia cánh đồng lớn đạt bình quân 100 triệu đồng, cao hơn 1,3 lần so với
sản xuất đại trà.
- Hiệu quả kinh tế của dự án cánh đồng
lớn là giảm chi phí sản xuất khoảng 10%, thu nhập tăng 10-15% so với phương thức
sản xuất theo tập quán truyền thống.
- 20% sản phẩm trong cánh đồng lớn sản
xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
- 75% Hợp tác xã tham gia cánh đồng lớn
có hoạt động từ khá trở lên.
- 100% sản phẩm nông sản trên cánh đồng
lớn được các doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân tiêu thụ.
b) Đến năm 2025
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp
tham gia cánh đồng lớn đạt 6.621 ha, chiếm khoảng 8,2% diện tích đất nông nghiệp
toàn tỉnh.
- Giá trị sản lượng trên 01 ha đất trồng
trọt tham gia cánh đồng lớn đạt bình quân 180 triệu đồng, cao hơn 1,2 lần so với
sản xuất đại trà.
- Hiệu quả kinh tế của dự án cánh đồng
lớn là giảm chi phí sản xuất khoảng 10%, thu nhập tăng 10 - 15% so với năm
2020.
- 50% sản phẩm trong cánh đồng lớn sản
xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
-100% Hợp tác xã tham gia cánh đồng lớn
có hoạt động từ khá trở lên.
- 100% sản phẩm nông sản trên cánh đồng
lớn được các doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân tiêu thụ.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Xây dựng cánh đồng Iớn trồng cây
lương thực
Đến năm 2020, có 572 ha diện tích trồng
cây lương thực tham gia cánh đồng lớn; trong đó có 552 ha diện tích trồng lúa
(lúa giống, lúa chất lượng cao) và 20 ha diện tích trồng ngô.
Đến năm 2025, mở rộng diện tích trồng
cây lương thực tham gia cánh đồng lớn đạt 1.449 ha; trong đó có 1.389 ha diện
tích trồng lúa (lúa giống, lúa chất lượng cao) và 60 ha diện tích trồng ngô.
Bảng 1. Diện
tích trồng cây lương thực tham gia cánh đồng lớn
Đvt: ha
TT
|
Cây trồng
|
Tổng cộng
|
Giai đoạn
2017-2020
|
Giai đoạn
2021-2025
|
Tổng cộng
|
Vạn Ninh
|
Ninh Hòa
|
Diên Khánh
|
Tổng cộng
|
Vạn Ninh
|
Ninh Hòa
|
Diên Khánh
|
1
|
Lúa
|
1.389
|
552
|
40
|
245
|
267
|
837
|
265
|
368
|
204
|
2
|
Ngô
|
60
|
20
|
20
|
|
|
40
|
40
|
|
|
Tổng cộng
|
1.449
|
572
|
60
|
245
|
267
|
877
|
305
|
368
|
204
|
2. Xây dựng cánh đồng lớn trồng cây
công nghiệp ngắn ngày
Đến năm 2020, có 1.140 ha diện tích trồng
cây công nghiệp ngắn ngày (cây mía, cây dâu tằm) tham gia cánh đồng lớn; trong
đó có 1.110 ha diện tích trồng mía và 30 ha diện tích trồng cây dâu tằm.
Đến năm 2025, mở rộng diện tích trồng
cây công nghiệp ngắn ngày (cây mía, cây dâu tằm) tham gia cánh đồng lớn đạt
3.632 ha; trong đó có 3.602 ha diện tích trồng mía và 30 ha diện tích trồng cây
dâu tằm.
Bảng 2. Diện
tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày tham gia cánh đồng lớn
Đvt: ha
TT
|
Cây trồng
|
Tổng cộng
|
Giai đoạn
2017-2020
|
Giai đoạn
2021-2025
|
Tổng cộng
|
Ninh Hòa
|
Diên Khánh
|
Khánh Vĩnh
|
Tổng cộng
|
Ninh Hòa
|
Diên Khánh
|
Cam Lâm
|
1
|
Mía
|
3.602
|
1.110
|
832
|
87
|
191
|
2.492
|
2.350
|
92
|
50
|
2
|
Dâu tằm
|
30
|
30
|
|
30
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
3.632
|
1.140
|
832
|
117
|
191
|
2.492
|
2.350
|
92
|
50
|
3. Xây dựng cánh đồng lớn trồng cây
lâu năm
Đến năm 2020, có 565 ha diện tích trồng
cây lâu năm tham gia cánh đồng lớn; trong đó có 360 ha diện tích trồng xoài,
190 ha diện tích trồng bưởi và 15 ha diện tích trồng táo.
Đến năm 2025, mở rộng diện tích trồng
cây lâu năm tham gia cánh đồng lớn đạt 1.260 ha; trong đó có 775 ha diện tích
trồng xoài, 470 ha diện tích trồng bưởi và 15 ha diện tích trồng táo.
Bảng 3. Diện
tích trồng cây lâu năm tham gia cánh đồng lớn
Đvt: ha
TT
|
Cây trồng
|
Tổng cộng
|
Giai đoạn
2017-2020
|
Giai đoạn
2021-2025
|
Tổng cộng
|
Ninh Hòa
|
Diên Khánh
|
Cam Lâm
|
Cam Ranh
|
Khánh Vĩnh
|
Tổng cộng
|
Ninh Hòa
|
Cam Lâm
|
Cam Ranh
|
1
|
Xoài
|
775
|
360
|
|
90
|
200
|
70
|
|
415
|
|
350
|
65
|
2
|
Bưởi
|
470
|
190
|
150
|
|
|
|
40
|
280
|
280
|
|
|
3
|
Táo
|
15
|
15
|
|
|
|
15
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
1.260
|
565
|
150
|
90
|
200
|
85
|
40
|
695
|
280
|
350
|
65
|
5. Xây dựng cánh đồng lớn trồng cây thực
phẩm
Đến năm 2020, có 180 ha diện tích trồng cây thực
phẩm tham gia cánh đồng lớn; trong đó có 34 ha diện tích trồng rau, 130 ha diện
tích trồng tỏi và 16 ha diện tích trồng ớt.
Đến năm 2025, mở rộng diện tích trồng
cây thực phẩm tham gia cánh đồng lớn đạt 280 ha; trong đó có 34 ha diện tích trồng
rau, 230 ha diện tích trồng tỏi và 16 ha diện tích trồng ớt.
Bảng 4. Diện
tích trồng cây thực phẩm tham gia cánh đồng lớn
Đvt: ha
TT
|
Cây trồng
|
Tổng cộng
|
Giai đoạn
2017-2020
|
Giai đoạn
2021-2025
|
Tổng cộng
|
Vạn Ninh
|
Ninh Hòa
|
Diên Khánh
|
Cam Ranh
|
Tổng cộng
|
Vạn Ninh
|
Ninh Hòa
|
1
|
Rau
|
34
|
34
|
|
20
|
14
|
|
|
|
|
2
|
Tỏi
|
230
|
130
|
50
|
80
|
|
|
100
|
50
|
50
|
3
|
Ớt
|
16
|
16
|
|
|
|
16
|
|
|
|
Tổng cộng
|
280
|
180
|
50
|
100
|
14
|
16
|
100
|
50
|
50
|
(Chi tiết đính kèm Phụ lục 2,3 Quyết định
này)
III. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Giải pháp về thông tin tuyên truyền
- Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của
các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Đoàn thể để phổ biến rộng rãi chủ trương xây dựng
cánh đồng lớn; tuyên truyền sự cần thiết, tính hiệu quả và cơ chế, chính sách của
nhà nước khi tham gia cánh đồng lớn để được sự đồng thuận và hưởng ứng của
doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân nhằm thực hiện tốt các
hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.
- Tổ chức công bố Kế hoạch xây dựng
cánh đồng lớn giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa.
- Tuyên truyền, vận động thành lập các
tổ chức đại diện của nông dân gắn với sản xuất và tiêu thụ từng loại sản phẩm
cây trồng để tham gia thực hiện xây dựng cánh đồng lớn.
2. Giải pháp về giống cây trồng
- Sử dụng các loại giống mới có năng
suất, chất lượng cao phù hợp với yêu cầu sản xuất, nhu cầu thị trường vào sản
xuất trong cánh đồng lớn gắn với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, tổ
chức đại diện của nông dân.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát chất
lượng nguồn gốc giống cây trồng để giúp cho người sản xuất hạn chế việc sử dụng
cây giống kém chất lượng.
3. Giải pháp về tổ chức sản xuất
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết
định số 3169/QĐ-UBND ngày 20/10/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án đổi
mới, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa đến năm 2020; vận động thành lập mới các tổ chức đại diện của nông
dân tại các vùng sản xuất chưa có tổ chức đại diện của nông dân để thực hiện mô
hình liên kết, xây dựng cánh đồng lớn.
- Tập huấn, nâng cao năng lực các tổ
chức đại diện của nông dân tham gia cánh đồng lớn với các nội dung: Xây dựng
Phương án sản xuất - kinh doanh, hướng dẫn ghi chép sổ sách kế toán, công tác
kiểm tra, kiểm soát, đàm phán và ký kết hợp đồng liên kết...
4. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Đẩy mạnh tập huấn, khuyến nông và
các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ năng sản xuất, thu hoạch, bảo quản cho nông
dân; tập huấn nâng cao kiến thức cho nông dân nắm và áp dụng các biện pháp
phòng trừ sâu bệnh.
- Áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật
và khoa học công nghệ vào các dự án cánh đồng lớn để nâng cao năng suất, chất
lượng, giá trị sản phẩm nông sản.
- Hướng dẫn, khuyến khích các đối tượng
tham gia cánh đồng lớn áp dụng công nghệ cao, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
(VietGAP) vào sản xuất.
5. Giải pháp về thị trường, xây dựng
thương hiệu
Triển khai có hiệu quả Quyết định số
17/2015/QĐ-UBND ngày 26/8/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy chế xây dựng, quản lý
và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Khánh Hòa và Quyết định số
1667/QĐ-UBND ngày 13/6/2016 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển
thương hiệu các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020.
- Đổi mới hình thức, phương pháp xúc
tiến thương mại để quảng bá các sản phẩm trong cánh đồng lớn thông qua các cuộc
hội chợ, triển lãm.
- Đẩy mạnh cung cấp thông tin về từng
sản phẩm nông sản của có thế mạnh của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại
chúng, trên trang thông tin điện tử của các ngành để các Doanh nghiệp chủ động
lựa chọn, bố trí sản xuất và thu mua hợp lý.
- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm trồng
trọt xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy
cách của các nước nhập khẩu.
6. Giải pháp kêu gọi doanh nghiệp tham
gia cánh đồng lớn
Tăng cường công tác xúc tiến doanh
nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm kêu gọi, thu hút doanh nghiệp tham gia liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ xây dựng cánh đồng lớn, vừa cung ứng vật tư đầu vào
và tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân.
7. Giải pháp đẩy mạnh
đưa cơ giới hóa vào sản xuất
Tăng cường triển khai thực hiện Quyết
định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ
trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, trong đó ưu tiên các vùng sản xuất
cánh đồng lớn, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông
dân và nông dân sản xuất áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu từ sản xuất -
thu hoạch - bảo quản - chế biến - vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ cơ giới
hóa trong cánh đồng lớn như khâu làm đất đạt 100%; khâu gieo trồng, chăm bón,
thu hoạch, chế biến đạt 80%.
8. Giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng
Ngoài nguồn vốn của doanh nghiệp đối ứng,
vốn ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua dự án (phương
án) được UBND tỉnh phê duyệt, ưu tiên lồng ghép nguồn vốn Chương trình xây dựng
nông thôn mới để đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tập trung xây dựng cánh đồng
lớn, cụ thể:
- Về thủy lợi: tập trung đầu tư nâng cấp
các hệ thống thủy lợi hiện có, bảo đảm cấp đủ nguồn nước tưới để đối với các
khu vực sản xuất của cánh đồng lớn. Mở rộng việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm,
tự động (tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới thấm...) đặc biệt đối với cây rau và
cây ăn quả.
- Giao thông nông thôn: hoàn chỉnh hệ
thống giao thông nội đồng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung cánh đồng lớn để
đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa thông suốt, thuận tiện cho việc vận chuyển vật
tư và tiêu thụ sản phẩm.
- Điện phục vụ sản xuất: ưu tiên đầu
tư điện phục vụ sản xuất ở một số vùng sản xuất tập trung nhằm từng bước hiện đại
hóa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
9. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Áp dụng cơ chế, chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân tham gia cánh đồng lớn
theo Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của HĐND tỉnh về chính sách
hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020 và Quyết định số 2488/QĐ-UBND ngày 09/9/2015 của
UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành nội dung ưu đãi, hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn thực
hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ khác
của Trung ương như: Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; Quyết định
số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách
hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của
Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng nhu cầu vốn thực hiện Kế hoạch:
260.901 triệu đồng; trong đó:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 85.173 triệu
đồng (vốn ĐTPT: 25.385 triệu đồng, vốn SNKT: 59.788 triệu đồng); chiếm tỷ lệ
32,7%;
- Vốn Doanh nghiệp, HTX đóng góp:
81.023 triệu đồng; chiếm tỷ lệ 31,0%;
- Vốn nhân dân đóng góp: 94.705 triệu
đồng, chiếm tỷ lệ 36,3%.
Cụ thể như sau:
1. Giai đoạn 2017-2020
Tổng kinh phí thực hiện: 121.035 triệu
đồng; trong đó:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 37.574 triệu
đồng (vốn ĐTPT: 10.433 triệu đồng, vốn SNKT: 27.141 triệu đồng); chiếm tỷ lệ
31,0%;
- Vốn Doanh nghiệp, HTX đóng góp:
40.991 triệu đồng; chiếm tỷ lệ 33,9%;
- Vốn nhân dân đóng góp: 42.470 triệu
đồng, chiếm tỷ lệ 35,1%.
2. Giai đoạn 2021-2025
Tổng kinh phí thực hiện: 139.867 triệu
đồng; trong đó:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 47.599 triệu
đồng (vốn ĐTPT: 14.952 triệu đồng, vốn SNKT: 32.647 triệu đồng); chiếm tỷ lệ
34,0%;
- Vốn Doanh nghiệp, HTX đóng góp: 40.033
triệu đồng; chiếm tỷ lệ 28,6%;
- Vốn nhân dân đóng góp: 52.235 triệu
đồng, chiếm tỷ lệ 37,4%.
* Nguồn vốn ĐTPT ngân sách tỉnh hỗ trợ
theo Kế hoạch này là nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện dự án xây dựng
cánh đồng lớn trồng mía (mức hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số
26/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản
xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
2017-2020). Các dự án xây dựng cánh đồng lớn còn lại sẽ lồng ghép nguồn vốn
ĐTPT của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (mức hỗ trợ áp dụng theo quy
định tại Nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của HĐND tỉnh về mức hỗ
trợ vốn ngân sách thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2017-2020)
(Chi tiết đính kèm Phụ lục 1 Quyết định
này)
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
liên quan, UBND cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; vận động, kêu
gọi doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân tham gia xây dựng cánh đồng lớn
trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch bố trí ngân sách hỗ
trợ hàng năm cho doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân tham
gia cánh đồng lớn.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tập huấn,
chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các đối tượng tham gia cánh đồng lớn.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đôn
đốc thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có
liên quan trình UBND tỉnh xem xét, bố trí vốn ngân sách để tổ chức thực hiện kế
hoạch.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí ngân sách hằng năm để thực hiện hỗ
trợ chi thường xuyên từ nguồn kinh phí sự nghiệp hằng năm và các nguồn vốn hợp
pháp khác theo quy định để thực hiện nội dung hỗ trợ.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, quy trình cấp phát vốn cho đối tượng hưởng lợi
từ cơ chế, việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cho các
đơn vị, địa phương và các đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo đúng các quy
định hiện hành của nhà nước.
4. Sở Công thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực
hiện các giải pháp về quảng bá và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản
trong cánh đồng lớn, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đẩy mạnh tiêu thụ nông sản
từ các dự án cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Khoa học và Công nghệ:
Đẩy mạnh triển khai thực hiện các đề
tài ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ưu tiên đối với lĩnh vực
trồng trọt, xây dựng và phát triển thêm các mô hình sản xuất có hiệu quả. Hỗ trợ
xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý tiến tới hình thành thương hiệu.
6. Sở Thông tin và Truyền thông.
Chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh
và Truyền hình tỉnh, Báo Khánh Hòa thường xuyên thông tin, tuyên truyền chủ
trương chính sách và các mô hình sản xuất theo cánh đồng lớn có hiệu quả đến
các tập thể, cá nhân tổ chức sản xuất biết để tham gia xây dựng cánh đồng lớn
theo kế hoạch đã được duyệt.
7. Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp
tác xã tỉnh.
- Hướng dẫn, tư vấn pháp lý cho nông
dân, tổ chức đại diện của nông dân quy trình, thủ tục ký kết hợp đồng, thanh lý
hợp đồng hoặc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp
đồng theo quy định pháp luật.
- Tham gia thực hiện các hoạt động
thông tin, tuyên truyền và hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất với doanh
nghiệp và các đối tác kinh tế khác, bảo vệ quyền lợi của hội viên trong quá
trình ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết.
8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi
nhánh Khánh Hòa
Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên
địa bàn tỉnh tư vấn cho nông dân, tổ chức đại diện của nông dân và doanh nghiệp
xây dựng phương án vay vốn và sử dụng vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh
doanh; tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể trong nông nghiệp, nông thôn được
vay vốn kịp thời theo yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố
- Chỉ đạo các Phòng ban chuyên môn
tham gia hướng dẫn, tư vấn pháp lý cho nông dân, tổ chức đại diện của nông dân;
thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền và hỗ trợ nông dân hợp tác,
liên kết sản xuất với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác.
- Chỉ đạo các UBND cấp xã tổ chức
thông tin, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách của nhà nước
cho các đối tượng tham gia cánh đồng lớn; xác nhận việc thực hiện hợp đồng liên
kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân để
làm căn cứ cho việc xem xét nông dân được hưởng hỗ trợ theo dự án cánh đồng lớn.
- Tổ chức tìm kiếm, thu hút doanh nghiệp
tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn, vừa cung ứng vật
tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân.
- Hướng dẫn thành lập tổ chức đại diện
của nông dân tham gia thực hiện dự án (phương án) cánh đồng lớn tại địa phương.
- Trước tháng 7 hàng năm, tổng hợp kế
hoạch thực hiện xây dựng cánh đồng lớn gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, phối
hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định.
10. Doanh nghiệp, tổ chức đại diện
nông dân
- Có đơn đề nghị chấp thuận chủ trương
xây dựng dự án cánh đồng lớn (theo mẫu quy định) gửi Sở Nông nghiệp và PTNT xem
xét, chấp thuận chủ trương. Sau khi được chấp thuận, tiến hành lập dự án cánh đồng
lớn gửi Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ,
chính xác về năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong hồ sơ dự án
cánh đồng lớn.
- Đảm bảo thực hiện đúng các điều khoản
trong hợp đồng, trường hợp xảy ra tranh chấp trong thực hiện hợp đồng phải
thông báo với cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý, giải quyết.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch nếu
có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp,
trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
PHỤ
LỤC 1
TỔNG
KINH PHÍ XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN GIAI ĐOẠN 2017-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Đính
kèm Quyết định số 863/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
Đvt: triệu đồng
TT
|
Huyện, thị
xã, thành phố
|
Số lượng
|
ĐVT
|
Tổng mức đầu
tư
|
Ngân sách hỗ
trợ
|
Doanh nghiệp
|
HTX
|
Nông dân
|
Tổng số
|
Vốn ĐTPT
|
Vốn SNKT
|
I
|
Giai đoạn 2017-2020
|
2.457
|
ha
|
121.035
|
37.574
|
10.433
|
27.141
|
19.269
|
21.722
|
42.470
|
1
|
Huyện Vạn Ninh
|
110
|
ha
|
9.345
|
2.807
|
0
|
2.807
|
0
|
1.359
|
5.179
|
2
|
Thị xã Ninh Hòa
|
1.327
|
ha
|
67.724
|
21.348
|
8.765
|
12.583
|
17.503
|
7.056
|
21.817
|
3
|
Huyện Diên Khánh
|
488
|
ha
|
12.490
|
4.069
|
522
|
3.547
|
582
|
3.233
|
4.606
|
4
|
Huyện Cam Lâm
|
200
|
ha
|
15.845
|
4.385
|
0
|
4.385
|
0
|
6.000
|
5.460
|
5
|
Thành phố Cam Ranh
|
101
|
ha
|
7.782
|
2.196
|
0
|
2.196
|
0
|
2.874
|
2.713
|
6
|
Huyện Khánh Vĩnh
|
231
|
ha
|
7.849
|
2.769
|
1.146
|
1.623
|
1.184
|
1.200
|
2.696
|
II
|
Giai đoạn 2021-2025
|
4.164
|
ha
|
139.867
|
47.599
|
14.952
|
32.647
|
15.102
|
24.931
|
52.235
|
1
|
Huyện Vạn Ninh
|
355
|
ha
|
10.898
|
3.529
|
0
|
3.529
|
0
|
1.776
|
5.593
|
2
|
Thị xã Ninh Hòa
|
3.048
|
ha
|
91.256
|
32.929
|
14.100
|
18.829
|
14.213
|
10.337
|
33.777
|
3
|
Huyện Diên Khánh
|
296
|
ha
|
3.607
|
1.542
|
552
|
990
|
582
|
367
|
1.116
|
4
|
Huyện Cam Lâm
|
400
|
ha
|
28.940
|
8.158
|
300
|
7.858
|
308
|
10.500
|
9.975
|
5
|
Thành phố Cam Ranh
|
65
|
ha
|
5.165
|
1.441
|
0
|
1.441
|
0
|
1.950
|
1.775
|
|
Tổng cộng
|
6.621
|
ha
|
260.901
|
85.173
|
25.385
|
59.788
|
34.371
|
46.653
|
94.705
|