ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2202/KH-UBND
|
Quảng Bình,
ngày 20 tháng 12 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIA ĐÌNH TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020
Thực hiện Quyết định số
3627/QĐ-BVHTTDL ngày 19/10/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Dự
án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia
đình các cấp đến năm 2020;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác
gia đình tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực hiện công
tác gia đình cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, ngành và mạng lưới cộng tác
viên ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nhằm thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn 2030.
2. Yêu cầu
Xây dựng được đội ngũ giảng viên nguồn về công tác gia đình
từ cấp tỉnh đến cơ sở; tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác gia đình các cấp và mạng lưới
cộng tác viên ở cơ sở.
Trên cơ sở Kế hoạch này yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị
có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp và tình hình thực tiễn của địa phương để xây dựng kế hoạch tổ chức triển
khai thực hiện.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung: Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ,
công chức thực hiện, tham gia công tác gia đình các cấp, các ngành và mạng lưới
cộng tác viên cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình.
2. Các
chỉ tiêu
- Đến năm 2017: Tổ chức các khóa bồi dưỡng cho đội ngũ giảng
viên nguồn, báo cáo viên cấp tỉnh, huyện.
- Đến năm 2018:
+ 50% cơ quan sở, ban, ngành, tổ chức ở tỉnh xây dựng được
đội ngũ giảng viên nguồn, báo cáo viên về công tác gia đình.
+ 60% cán bộ, công chức thực hiện công tác gia đình các cấp,
các ngành và mạng lưới cộng tác viên cơ sở được tham gia các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao năng lực về công tác gia đình.
- Đến năm 2020:
+ 60% cơ quan sở, ban, ngành, tổ chức ở tỉnh xây dựng được
đội ngũ giảng viên nguồn, báo cáo viên về công tác gia đình.
+ 70% cán bộ, công chức thực hiện công tác gia đình các cấp,
các ngành và mạng lưới cộng tác viên cơ sở được tham gia các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao năng lực về công tác gia đình.
III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Bồi dưỡng
đội ngũ giảng viên nguồn về lĩnh vực gia đình
- Kết quả cần đạt: Tổ chức các khóa bồi dưỡng về phương pháp hướng dẫn
thực hiện công tác gia đình dành cho cán bộ của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và cán bộ ở cấp huyện.
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách
sự nghiệp gia đình của Sở Văn hóa và Thể thao; ngân sách các địa phương.
- Lộ trình thực hiện: Từ năm 2017 đến năm 2020.
+ Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức các khóa bồi dưỡng giảng viên nguồn
về lĩnh vực gia đình cấp tỉnh.
+ Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố tổ chức các khóa bồi
dưỡng giảng viên nguồn cấp huyện.
+ Tài liệu sử dụng trong các khóa bồi dưỡng giảng viên nguồn theo hướng dẫn
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị chủ trì, thực hiện:
+ Hoạt động bồi dưỡng
giảng viên nguồn cấp tỉnh do Sở Văn
hóa và Thể thao chịu trách nhiệm;
+ Hoạt động bồi dưỡng
giảng viên nguồn cấp huyện
do phòng Văn hóa-Thông tin chịu trách nhiệm.
2. Bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên về lĩnh vực gia đình cấp
tỉnh
- Kết quả cần đạt: Tổ chức các khóa bồi dưỡng báo cáo viên về lĩnh vực
gia đình cho cán bộ của các sở, ban, ngành, cơ quan chức năng liên quan ở cấp tỉnh.
- Kinh phí thực hiện: Ngân
sách sự nghiệp gia đình của Sở Văn hóa và Thể thao.
- Lộ trình thực hiện: Từ năm 2018 đến năm 2020.
- Tài liệu sử dụng
trong các khóa bồi dưỡng báo cáo viên cấp tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
- Tổ chức thực hiện:
+ Đơn vị chủ trì, thực hiện hoạt động: Sở Văn hóa và Thể thao.
+ Đơn vị phối hợp thực hiện: Các sở, ban, ngành, cơ
quan, tổ chức liên quan (chọn cử và bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức của
ngành/địa phương tham gia các khóa bồi dưỡng báo cáo viên về lĩnh vực gia
đình).
3. Bồi dưỡng
nghiệp vụ công tác gia đình cho đội ngũ cán bộ thực hiện, tham gia công tác gia
đình
- Kết quả cần đạt: Tổ chức các khóa tập huấn về nghiệp vụ công tác gia
đình, các hoạt động phối hợp liên ngành cho đội ngũ cán bộ thực hiện, tham gia
công tác gia đình các cấp.
- Kinh phí thực hiện: Ngân
sách sự nghiệp gia đình của Sở Văn hóa và Thể thao; ngân sách địa phương.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2017 đến năm 2020.
- Đơn vị chủ trì, thực hiện:
+ Việc tổ chức các khóa
tập huấn về nghiệp vụ công tác gia đình và các chương trình phối hợp cho đội
ngũ cán bộ, công chức thực hiện, tham gia công tác gia đình ở cấp tỉnh do Sở Văn hóa và Thể thao chịu trách
nhiệm;
+ Việc tổ chức các khóa
tập huấn về nghiệp vụ công tác gia đình và các chương trình phối hợp cho đội
ngũ cán bộ, công chức thực hiện, tham gia công tác gia đình ở cấp huyện do phòng Văn hóa-Thông tin chịu trách nhiệm.
- Đơn vị phối hợp: Các
cơ quan, tổ chức liên quan cấp tỉnh và địa phương (chọn cử và bố trí kinh phí cho cán
bộ, công chức của ngành/địa phương tham gia các khóa tập huấn).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn
hóa và Thể thao
Chủ trì, phối
hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch;
thống nhất với Sở Tài chính để cân đối, bố trí ngân sách thực hiện kế hoạch
trên phạm vi toàn tỉnh;
Chủ trì, phối
hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc
triển khai thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện, tổng hợp kết quả
triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối
hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng văn bản,
hướng dẫn kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện công tác gia đình các cấp và mạng
lưới cộng tác viên gia đình cơ sở.
3. Sở Giáo
dục và Đào tạo
Chủ trì, phối
hợp với Sở Văn hóa và Thể thao triển khai các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ
công tác gia đình trong các cơ sở đào tạo thuộc phạm vi quản lý.
4. Sở Tài
chính
Tham mưu cho Ủy
ban nhân tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp gia đình cho
Sở Văn hóa và Thể thao hàng năm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục
tiêu của kế hoạch.
5. Các sở,
ban, ngành, đơn vị có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở
Văn hóa và Thể thao hướng dẫn, chỉ đạo theo ngành dọc và theo lĩnh vực chuyên
môn các nội dung của công tác gia đình; lồng ghép các nguồn lực, các chương
trình, dự án hiện hành có liên quan đến công tác gia đình, nhằm thực hiện có hiệu
quả các mục tiêu của kế hoạch.
6. Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Xây dựng kế hoạch
thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực
đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình của địa phương.
Tăng cường nguồn
nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về gia đình ở địa phương, ưu tiên
phát triển mạng lưới cộng tác viên về gia đình ở cơ sở; bảo đảm ngân sách địa
phương thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của kế hoạch này.
Tổ chức thanh
tra, kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch này tại địa phương.
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Các sở, ban,
ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả thực hiện kế
hoạch này về Sở Văn hóa và Thể thao trước ngày 05/12 hằng năm để tổng hợp, báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong quá trình
triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc cần phải điều chỉnh, bổ sung
kế hoạch này, các sở, ban, ngành và địa phương chủ động gửi văn bản đề xuất về
Sở Văn hóa và Thể thao để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan;
- UBND các huyện, thành phè, thị xã;
- Phòng VHTT huyện, thành phố, thị xã;
- Lưu: VT, VX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Tiến Dũng
|