Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 81/QĐ-HQTTH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Võ Minh
Ngày ban hành: 18/04/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN
THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/QĐ-HQTTH

Thừa Thiên Huế, ngày 18 tháng 4 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy s27/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Thủ tướng chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC; Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/05/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy;

Căn cứ Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cc Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 1509/QĐ-TCHQ ngày 26/5/2016 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thực hiện trong ngành Hải quan;

Xét đề nghị của Văn phòng Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 60/QĐ-HQTTH ngày 19/6/2012 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế. Chánh văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2;
- TCHQ (Cục TV
QT);
- Lãnh đạo Cục;
- Cảnh sát PCCC T
nh;
- Lưu: VT, VP(02 bản).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Võ Minh

 

QUY CHẾ

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 81/QĐ-HQTTH ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (gọi tắt là PCCC-CNCH), tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, đầu tư cho hoạt động PCCC đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tnh Thừa Thiên Huế.

Việc thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy ngoài nội dung quy định tại Quy chế này còn phải tuân thủ thực hiện theo các quy định của Luật phòng cháy chữa cháy, Nghị định quy định chi tiết thi hành và các văn bản pháp quy khác về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này được áp dụng đối với:

- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Công chức, người lao động đang làm việc tại các đơn vị thuộc và trc thuộc Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Các tổ chức, cá nhân đến công tác và làm việc tại trụ sở nơi làm việc của cơ quan Hải quan.

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Xác định công tác PCCC-CNCH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, kịp thời và là một trong những tiêu chí để đánh giá tập thể đơn vị, công chức, người lao động.

2. Trong hoạt động PCCC-CNCH phải lấy phòng ngừa là chính. Luôn có ý thức tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ, các vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác đkhi có sự cgây nguy cơ hoặc có cháy, nổ xảy ra thì việc chữa cháy và CNCH được kịp thời, hiệu quả.

4. Mọi hoạt động PCCC-CNCH trước tiên phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ và phải ưu tiên cho việc cứu người.

5. Thông tin về sự cố cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra cháy, nổ phải được báo cáo kịp thời, chính xác chơi lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại địa bàn; đồng thời báo cho người đứng đầu đơn vị và cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy nơi gần nhất.

6. Khi thực hiện CNCH cần đảm bảo an toàn đối với người, phương tiện tham gia CNCH và nạn nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.

7. Việc trang bị phương tiện PCCC-CNCH phải đảm bảo:

- Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động PCCC-CNCH của đơn vị cũng như lực lượng PCCC-CNCH.

- Bảo đảm hợp lý, tiết kiệm, đúng tiêu chuẩn, mục đích, đối tượng quản lý, sử dụng.

- Phù hợp với điều kiện, khả năng đảm bảo ngân sách của đơn vị trong tng giai đoạn.

8. Việc thực hiện công tác PCCC-CNCH được thực hiện theo Quy chế này. Các vấn đề chưa được quy định trong Quy chế này, thực hiện theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 4. Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị

1. Ban hành các quy định, nội quy, quy chế, phương án về phòng cháy và chữa cháy, phương án thoát hiểm phù hợp với điều kiện hiện tại của đơn vị. Phối hợp với cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức cơ bản về PCCC-CNCH, các văn bản liên quan đến công tác PCCC-CNCH của Nhà nước, của địa phương.

2. Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, đề ra các biện pháp và yêu cầu về PCCC-CNCH theo quy định của pháp luật.

3. Các đơn vị có trụ sở riêng: thành lập, duy trì và ban hành quy chế hoạt động của Đội PCCC tại đơn vị; xây dựng các phương án, nội quy PCCC và gửi về Cục (qua Văn phòng).

4. Xây dựng và tổ chức thực tập các phương án, tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả. Cử công chức, người lao động tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC-CNCH.

5. Tăng cường kiểm tra và tự kiểm tra các điều kiện về an toàn PCCC; theo dõi, quản lý tình hình sử dụng các thiết bị PCCC-CNCH, định kỳ rà soát, kiểm tra các phương tiện PCCC và báo cáo về Văn phòng để kịp thời bổ sung, thay thế đảm bảo sẵn sàng chữa cháy hiệu quả.

6. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC.

7. Thường xuyên kiểm tra công tác an toàn về phòng cháy và chữa cháy, xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý các hành vi vi phạm nội quy về PCCC. Khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định về an toàn PCCC.

8. Tổ chức tham gia các hoạt động PCCC-CNCH khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

9. Thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát PCCC trực tiếp quản lý trên địa bàn khi có cháy, nổ xảy ra hoặc khi có nhng thay đổi lớn, cơ bản có liên quan đến công tác an toàn PCCC của đơn vị.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác về PCCC-CNCH theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Trách nhiệm của công chức, người lao động

1. Chấp hành quy định, nội quy, quy chế về PCCC-CNCH theo yêu cầu của Thủ trưởng đơn vị và các cấp có thẩm quyền.

2. Luôn tìm hiểu, học tập kiến thức, pháp luật về công tác PCCC-CNCH trong phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của mình. Góp ý, kiến nghị với Thủ trưởng đơn vị các biện pháp bảo đảm an toàn về PCCC tại đơn vị,

3. Tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn; các hoạt động PCCC-CNCH tại nơi làm việc, nơi cư trú. Bảo quản, sử dụng thành thạo các trang thiết bị PCCC- CNCH thông dụng được trang bị.

4. Bảo đảm an toàn tuyệt đối khi sử dụng các nguồn lửa, nguồn nhit, các thiết bị, dụng cụ phát sinh lửa cháy, sinh nhiệt... và trong công tác bảo quản, sử dụng các chất dễ gây cháy, nổ.

5. Ngăn chặn ngay các nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC. Kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCC.

6. Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện sự cố cháy, nổ. Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh huy động tham gia PCCC-CNCH và các hoạt động PCCC-CNCH khác.

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ PCCC-CNCH.

3. Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.

4. Báo cháy giả; không báo cháy, cứu nạn, cứu hộ trong khi có điều kiện thực hiện; trì hoãn việc báo cháy, n, cứu nạn, cứu hộ.

5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy him về cháy, nổ; mang hàng và chất dễ cháy nổ trái phép vào nơi tập trung đông người; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy đã được Nhà nước quy định.

6. Thi công những công trình có nguy him về cháy, nmà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

7. Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn.

8. Các hành vi khác vi phạm quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy.

Chương II

CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY

Điều 7. Điều kiện an toàn PCCC và một số quy định cụ thể về an toàn PCCC.

1. Điều kiện an toàn

- Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động đơn vị. Các quy định, biển báo phải đặt ở nhng vị trí dễ quan sát.

- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về PCCC.

- Lực lượng PCCC cơ sở sở bảo đảm về số lượng theo quy định và được huấn luyện nghiệp vụ PCCC, thực tập phương án PCCC, tổ chức thường trực sẵn sàng đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

- Có hệ thống chữa cháy, trang thiết bị và quy trình kỹ thuật an toàn PCCC phù hợp với điều kiện hoạt động của đơn vị.

- Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC theo quy định của Bộ Công an.

2. Một số quy định cụ thể về an toàn PCCC

2.1. Quy định an toàn chung cho các khu vực thuộc phạm vi quản lý, sử dụng của Cục, các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục.

- Có quy định, nội quy về PCCC, sử dụng điện, các chất dễ gây cháy, gây nổ; có các biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc chỉ dẫn về PCCC, thoát hiểm, thoát nạn phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của đơn vị và đặc điểm của từng khu vực. Các quy định, biển báo này phải đặt ở những vị trí d quan sát.

- Căn cứ vào đặc điểm từng khu vực, các đơn vị trực thuộc Cục xây dựng phương án chữa cháy phù hợp, thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” (lực lượng tại ch, chỉ huy tại ch, phương tiện tại chỗ và hậu cn tại ch). Chủ động phòng tránh, ứng cứu, xử lý kịp thời và khắc phục khn trương hậu quả. Trong đó, các đơn vị thường xuyên phối hợp với Văn phòng để đảm bảo thực hiện:

+ Đảm bảo về số lượng, chất lượng phương tiện PCCC-CNCH theo quy định và tiêu chuẩn về PCCC-CNCH.

+ Hệ thống điện, các thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nơi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải đảm bảo an toàn về PCCC.

+ Đối với những vị trí, địa điểm làm việc gần hoặc liền kề với nhiều cơ quan khác, các đơn vị cần chủ động phối hợp để cùng xây dựng phương án PCCC.

- Tại trụ sở làm việc của Cục và các Chi cục phải thành lập Đội PCCC-CNCH.

- Định kỳ kiểm tra hoạt động, sẵn sàng hoạt động của các trang thiết bị PCCC. Các bình chữa cháy phải được đặt nơi dễ thấy, thuận tiện cho việc lấy sử dụng khi cần thiết.

2.2. Ngoài các quy định chung tại điểm 2.1 Điều này, tùy theo tính chất, đặc điểm của từng khu vực, đơn vị thực hiện quy định cụ thể như sau:

a. Đối với khu vực nhà làm việc, nhà công vụ.

- Tài liệu, đồ vật, bàn ghế và các thiết bị trong phòng làm việc phải được sắp xếp khoa học, gọn gàng, thông thoáng, không gây cản trở trong việc thoát hiểm, không được đặt tài liệu đè lên dây dẫn điện, tuyệt đối cấm đun, nấu, làm việc riêng của cá nhân gây mất an toàn về cháy nổ trong phòng làm việc, phòng ở, nhà công vụ.

- Không để đồ vật tại các khu vực ngoài hành lang, cầu thang, lối đi chung,... khi xảy ra cháy, nổ sẽ gây cản trở thoát nạn và chữa cháy.

- Hết giờ làm việc, trước khi ra về phải kiểm tra tắt tất cả các thiết bị đin không cần thiết.

b. Đối với khu vực nhà đphương tiện (ô tô, xe máy,...)

- Phải có biển báo, tiêu lệnh, bố trí các thiết bị chữa cháy phù hợp.

- Lực lượng bảo vệ cơ quan phải thường xuyên kiểm tra khu vực này nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn hiện tượng chảy, rò rỉ nhiên liệu của phương tiện.

- Tuyệt đối cấm không được sửa chữa phương tiện trong khu vực nhà để phương tiện. Không được hút thuốc lá, không được mang vật dễ cháy vào trong khu vực để phương tiện.

- Các phương tiện phải đỗ theo đúng vị trí để dễ dàng kiểm soát và không gây cản trở việc phòng chống cháy, nổ.

c. Đối với khu vực nhà làm thủ tục Hải quan

- Có đầy đủ biển báo, biển tiêu lệnh, quy định về PCCC, thoát hiểm, thoát nạn và phải đặt những vị trí dễ quan sát.

- Có bin báo cấm hút thuốc lá tại trụ sở và nơi làm thủ tục Hải quan, khu vực kho lưu trữ hồ sơ, tài liệu, kho hàng.

d. Đối với phòng máy chủ

- Căn cứ điều kiện, yêu cầu và tính chất hoạt động của từng đơn vị đ btrí trang, thiết bị sao cho phù hợp đối với việc PCCC như: Hệ thống an toàn về sét, điện, hệ thống báo cháy, báo khói và các thiết bị chữa cháy tự động,...

- Thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra tình trạng kết nối điện và khả năng hoạt động, sẵn sàng hoạt động của các trang thiết bị PCCC.

- Các thiết bị tin học thu hồi, hư hỏng chờ sửa chữa nếu để tại khu vực này phải có giá, tủ; không được để trên sàn, trên lối đi.

Điều 8. Kiểm tra an toàn về PCCC

1. Kiểm tra an toàn về PCCC được tiến hành theo chế độ thường xuyên, định kỳ và kiểm tra đột xuất.

2. Các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên và tự kiểm tra định kỳ về công tác an toàn PCCC.

3. Phối hợp với cơ quan Cảnh sát PCCC của tỉnh và các địa phương thực hiện kiểm tra an toàn về PCCC tại trụ sở Cục và các Chi cục.

Chương III

CÔNG TÁC CHỮA CHÁY

Điều 9. Biện pháp cơ bản trong chữa cháy

- Cắt điện toàn bộ tòa nhà, khu vực bị cháy.

- Huy động nhanh nhất lực lượng, phương tiện, vật tư PCCC để dập tắt đám cháy.

- Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.

- Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.

Điều 10. Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy

- Các đơn vị có trsở riêng phải xây dựng phương án chữa cháy trình Lãnh đạo Cục, cơ quan Cảnh sát PCCC có thẩm quyền phê duyệt.

- Phương án chữa cháy phải được tổ chức thực tập định kỳ ít nhất mỗi năm mt lần và thực tập đột xuất khì yêu cầu của Cảnh sát PCCC. Các lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.

Điều 11. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy

1. Khi phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất và chữa cháy kịp thời.

2. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy và có sức khỏe phải tìm mọi biện pháp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.

3. Đội PCCC khi nhận được tin báo cháy trong cơ quan hoặc nhận được lệnh điều đng phải lập tức đến hiện trường chữa cháy; đồng thời báo cáo ngay cho Lãnh đạo đơn vị và Đội chữa cháy chuyên nghiệp khi có sự cxảy ra.

Điều 12. Huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy

Khi có cháy, công chức, người lao động và phương tiện, tài sản của Cơ quan đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy; khi nhận được lệnh, đơn vị, cá nhân được huy động phải chấp hành ngay.

Điều 13. Bảo vệ hiện trường vụ cháy

1. Người chỉ huy chữa cháy có trách nhiệm tổ chức bảo vệ hiện trường vụ cháy.

2. Công chức, người lao động có trách nhiệm tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy, cung cấp thông tin xác thực về vụ cháy cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chương IV

CÔNG TÁC CỨU NẠN CỨU HỘ

Điều 14. Nguyên tắc cơ bản về cứu nạn, cứu hộ

1. Nguyên tắc chung

- Công tác CHCN được giao cho lực lượng PCCC theo quy định tại Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 65/2013/TT-BCA ngày 26/11/2013 của Bộ Công an.

- Nguyên tắc CNCH của lực lượng PCCC phải phù hợp với quy định tại Điều 3 Quy chế này.

2. Các tình huống CNCH

- Có người bị nạn trong sự cố cháy, nổ.

- Có người bị nạn trên sông, suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, vui chơi giải trí, bãi tắm.

- Có người bị nạn trong các sự cố sạt lở đất đá, sập đổ nhà, công trình.

- Có người mắc kẹt trong các phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nn giao thông đường bộ, đường st, đường sông.

- Có người mắc kẹt trong nhà, trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang, công trình ngầm.

- Các tình huống CNCH khác theo quy định của pháp luật.

3. Nguyên tắc khi tham gia CNCH:

- Người tham gia CNCH phải có trang bị phòng hộ tối thiểu cho bản thân khi thực hiện nhiệm vụ và cho đối tượng được CNCH (đồ dùng bảo hộ, dụng cụ hỗ trợ cứu hộ...).

- Nhanh chóng xem xét những gì gây nguy hiểm đang, sẽ hoặc có thể xảy ra và bình tĩnh tìm phương án, giải pháp tốt nhất để đưa người bị nạn thoát ra vùng nguy hiểm, cố gắng nhờ người khác cùng giúp, nhớ nói lại tình trạng nạn nhân trong khi thao tác hoặc chuyn giao cho người, bộ phận khác.

- Chỉ tiến hành tại vị trí an toàn cho cả người cứu và nạn nhân khi thực hành sơ cứu, cấp cứu. Nếu tình trạng nạn nhân nguy hiểm cần kết hợp gọi ngay đơn vị y tế trên địa bàn hoặc qua số điện thoại 115. Khi quan sát tuy có thể không thấy dấu hiệu nguy hiểm thể hiện ra ngoài nhưng vẫn cần xem xét kỹ lưỡng các triệu chứng chấn thương tiềm ẩn khác.

Điều 15. Trách nhiệm và phạm vi hoạt động của Đội PCCC khi tham gia CNCH

1. Nhiệm vụ CNCH của Đội PCCC

- CNCH đối với các tai nạn, sự cố xảy ra trong đơn vị và tham gia CNCH ở ngoài đơn vị khi được yêu cầu.

- Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về CNCH cho công chức, người lao động trong đơn vị.

- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về CNCH cho công chức, người lao động trong đơn vị.

2. Phạm vi hoạt động CNCH của Đội PCCC

Đội PCCC cơ sở thực hiện CNCH đối với các tình huống quy định tại Điều 14 Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan xảy ra trên địa bàn quản lý.

Điều 16. Cơ chế thông tin và phối hợp CNCH

1. Cơ chế thông tin CNCH: lực lượng PCCC cơ sở nơi xảy ra sự cố, tai nạn khi nhận được tin báo sự cố, tai nạn cần CNCH thì phải tiếp nhận và xử lý thông tin CNCH; đồng thời, báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC qua số điện thoại 114.

2. Cơ chế phối hợp trong CNCH

- Được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 65/2013/TT-BCA.

- Lực lượng PCCC-CNCH của đơn vị khi nhận được tin báo hoặc yêu cầu tham gia xử lý sự cphải thực hiện theo đúng sự phân công của người có thẩm quyền tại địa bàn, đồng thời tìm cách thông tin nhanh nht cho người có thẩm quyền của đơn vị để nhận chỉ đạo phối hợp.

Chương V

TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 17. Tổ chức, quản lý lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

1. Văn phòng có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Cục ra quyết định thành lập, kiện toàn các Đội PCCC và trực tiếp duy trì hoạt động của Đội PCCC tại khối cơ quan Cục.

2. Các thành viên trong Đội PCCC được phân công nhiệm vụ rõ ràng, được huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định và được tổ chức trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu tại chỗ.

Điều 18. Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị PCCC

1. Phương tiện PCCC-CNCH phải được sử dụng đúng mục đích, được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, theo đúng quy định quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước để đảm bảo luôn luôn sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

2. Việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng các trang, thiết bị phương tiện PCCC- CNCH thực hiện theo quy định trong Thông tư số 52/2014/TT-BCA ngày 28/10/2014 của Bộ Công an.

3. Phương tiện PCCC-CNCH sau khi sử dụng xong (tham gia chữa cháy, phục vụ tập huấn, huấn luyện...), phải được kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa và phân cấp lại chất lượng (nếu cần) trước khi đưa lại vào chế độ sẵn sàng sử dụng hoặc cất giữ. Phương tiện PCCC-CNCH bị mất mát, tổn thất hoặc tiêu hao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải lập Biên bản, có xác nhận của cơ quan chức năng và phải được bổ sung, thay thế kịp thời.

4. Trang thiết bị PCCC phải được theo dõi đầy đủ, chính xác trên cơ sở theo dõi tài sản của các đơn vị. Các đơn vị trực thuộc Cục chủ động phối hợp với Văn phòng thường xuyên rà soát, kiểm tra các trang thiết bị PCCC cũ, hỏng, hết hạn sử dụng để bổ sung, thay thế các trang thiết bị PCCC mới đảm bảo an toàn công tác PCCC tại các đơn vị.

Điều 19. Huấn luyện, thực tập chữa cháy.

Văn phòng có trách nhiệm tham mưu tổ chức các lớp huấn luyện, bi dưỡng về công tác PCCC, thực tập các phương án chữa cháy theo quy định.

Phương án chữa cháy được tổ chức thực tập đột xuất khi có yêu cầu đảm bảo an toàn về PCCC theo yêu cầu của người có thm quyền phê duyệt phương án chữa cháy.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục phối hợp với các tổ chức đoàn thcó trách nhiệm phổ biến, quán triệt Quy chế này tới tất cả công chức, người lao động trong đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc.

2. Căn cứ thực tế tại đơn vị, quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và trên cơ sở Quy chế này, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Cục xây dựng, ban hành các quy định về PCCC-CNCH của đơn vị mình.

3. Mọi công chức, người lao động trong toàn đơn vị và các tổ chức, cá nhân đến liên hệ làm việc tại trsở của cơ quan Hải quan phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế PCCC-CNCH.

Điều 21. Khen thưởng, xử lý vi phạm, chế độ báo cáo

1. Lãnh đạo các đơn vị để xảy ra sự cố cháy, nổ tại đơn vị do nguyên nhân chủ quan thì tùy theo tính chất, hậu quả, mức độ thiệt hại sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Công chức, người lao động có thành tích trong công tác PCCC-CNCH thì được khen thưởng, những hành vi vi phạm quy định về PCCC, cản trở các hoạt động PCCC hoặc lợi dụng hoạt động PCCC-CNCH để xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật..

3. Lãnh đo các đơn vị trực thuộc Cục thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, năm), báo cáo đột xuất về Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế (qua Văn phòng) để tổng hợp, báo cáo Tổng cục Hải quan theo quy định

4. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Cục (qua Văn phòng ) để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ PCCC-CNCH./.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 81/QĐ-HQTTH ngày 18/04/2017 Quy chế phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.186

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.41.200
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!