Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 215/KH-UBND 2020 thực hiện Quyết định 696/QĐ-TTg tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu: 215/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Đặng Quốc Vinh
Ngày ban hành: 19/06/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 215/KH-UBND

Hà Tĩnh ngày 19 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 696/QĐ-TTG NGÀY 25/5/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 50-KL/TW, NGÀY 30/5/2019 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 6 KHÓA XI VỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Thực hiện Quyết định số 696/QĐ-TTg ngày 25/5/2020 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 696/QĐ-TTg) của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 50-KL/TW, ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (sau đây gọi tắt là Kết luận số 50-KL/TW), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc nội dung của Quyết định số 696/QĐ-TTg và Kết luận 50-KL/TW nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Quyết định số 696/QĐ-TTg nhằm tiếp tục phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), đảm bảo gắn kết nhiệm vụ khoa học, công nghệ và ĐMST với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tình hình mới.

3. Việc triển khai thực hiện Kế hoạch này phải đồng bộ với việc tiếp tục thực hiện Kế hoạch 363/KH-UBND ngày 23/10/2019 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Kết luận số 50-KL/TW, ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Chương trình hành động số 64/CTr-UBND, ngày 28/2/2013 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị BCH Trung ương 6 khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; đảm bảo hiệu quả, thiết thực, gắn với công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông

- Các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai, nghiên cứu, quán triệt các nội dung Quyết định số 696/QĐ-TTg và Kết luận 50-KL/TW trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong phát triển, ứng dụng KH&CN gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị mình.

- Các cơ quan truyền thông, báo chí làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí quan trọng của khoa học, công nghệ và ĐMST trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Rà soát, hoàn thiện chính sách, hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ

- Rà soát; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách: Phát triển công nghệ sinh học, nấm, sở hữu trí tuệ, thị trường và doanh nghiệp KH&CN, đổi mới sáng tạo; tham mưu ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tỉnh Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, đãi ngộ, trọng dụng phù hợp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và ĐMST.

- Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp phát triển tiềm lực KH&CN, đầu tư và hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các tổ chức KH&CN từ nguồn vốn đầu tư phát triển; cơ chế ưu tiên khuyến khích mua sắm công đối với sản phẩm hàng hóa là kết quả của hoạt động khoa học, công nghệ và ĐMST, sản phẩm của các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST.

- Rà soát, sắp xếp lại hệ thống tổ chức KH&CN của tỉnh phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển KH&CN trong từng giai đoạn, giảm đầu mối trung gian, khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực nghiên cứu. Chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tiến tới thành lập Doanh nghiệp KH&CN và Công ty cổ phần.

3. Tiếp tục tái cơ cấu các nhiệm vụ KH&CN theo hướng phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển của tỉnh. Thúc đẩy nhanh lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại; chuyển giao, làm chủ những công nghệ mới nhằm tạo bước tăng trưởng mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả nền kinh tế của tỉnh.

3.1. Lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục, quốc phòng - an ninh

Nghiên cứu các luận cứ khoa học để hoạch định các chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện xã hội hoá phát triển văn hoá, xã hội, giáo dục - đào tạo, thể thao, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; nghiên cứu các giải pháp về phát triển kinh tế tri thức; các luận cứ và giải pháp gắn phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ củng cố quốc phòng - an ninh; nghiên cứu xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, đặc biệt là tại các khu kinh tế trọng điểm, các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh;...

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao giáo dục lịch sử, truyền thống, thuần phong, mỹ tục; nghiên cứu các giải pháp xây dựng đội ngũ, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và giảng dạy ở tất cả các cấp học, ngành học; nghiên cứu các giải pháp xây dựng đội ngũ, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và giảng dạy ở tất cả các cấp học, ngành học; nghiên cứu phát triển các loại hình du lịch, điểm du lịch hợp lý, liên kết lữ hành trong và ngoài nước (du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, homestay, home-sharing,...); nghiên cứu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp khoa học, công nghệ y học hiện đại về can thiệp tim mạch, ung bướu, chấn thương chỉnh hình, nhi khoa, huyết học - truyền máu, tế bào gốc, ghép tạng, hỗ trợ sinh sản, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm,...; kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong khám, chữa bệnh; nghiên cứu các phương pháp sản xuất, bào chế thuốc từ nguồn dược liệu của địa phương; nghiên cứu các giải pháp tăng cường quản lý bệnh mãn tính không lây nhiễm theo nguyên lý y học gia đình.

3.2. Lĩnh vực điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Đánh giá đúng tiềm năng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh vật cảnh và dự báo các vấn đề môi trường để xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả; nghiên cứu, lựa chọn, áp dụng công nghệ hiện đại trong quan trắc, giám sát, xử lý môi trường; đề xuất các giải pháp, mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng, phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học; nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

3.3. Lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao

- Công nghệ sinh học: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp gắn với sản phẩm chủ lực của tỉnh; bảo tồn, lưu giữ và khai thác hợp lý nguồn gen động vật, thực vật quý hiếm của địa phương; xử lý môi trường trong chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản; xử lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết 48/2017/NQ-HĐND ngày 15/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển công nghệ sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

- Công nghệ thông tin: Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực, phục vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong cải cách hành chính, dịch vụ công, quản lý các nguồn lợi tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đất đai, đô thị, dịch vụ tài chính và ngân hàng. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển hàng năm cao hơn so với các lĩnh vực khác, làm nòng cốt để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh, phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0.

- Công nghệ cơ khí, chế tạo máy: Đẩy mạnh hoạt động tiếp nhận chuyển giao, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ cho những khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị sản phẩm như thiết kế, chế tạo khuôn mẫu, chế tạo linh kiện,...

- Công nghệ vật liệu mới, năng lượng tái tạo: Ưu tiên nghiên cứu ứng dụng KH&CN sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại, quy mô lớn như: công nghệ sản xuất các loại vật liệu nhẹ, siêu nhẹ, vật liệu chống cháy, vật liệu cách âm, cách nhiệt, cách điện, tiết kiệm năng lượng, vật liệu từ phế thải của nhà máy nhiệt điện; nghiên cứu sử dụng các vật liệu mới có các tính năng kỹ thuật cao trong sản xuất công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, y tế; nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong xây dựng, giao thông vận tải. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa.

3.4. Lĩnh vực KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới

- Ưu tiên các hoạt động nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học; du nhập, khảo nghiệm, chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt, phù hợp với các điều kiện sinh thái và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu để bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tin trong sản xuất, kiểm soát dịch bệnh, phân bón,... Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ xây dựng nền nông nghiệp thông minh - công nghệ cao; nông thôn mới hội nhập quốc tế.

- Tăng cường cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành các công trình thủy lợi và phòng chống lụt bão, công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng.

- Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung trên cơ sở quy hoạch nông thôn mới và cánh đồng mẫu tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao.

5.5. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp bảo quản, chế biến và các ngành công nghiệp phụ trợ khác.

- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9001, ISO 1400,...), áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường, phát triển thương mại điện tử; khuyến khích Doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đưa công nghệ cao, công nghệ tự động hóa, công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ thân thiện với môi trường phục vụ sản xuất.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, thông tin và truyền thông.

3.6. Lĩnh vực kinh tế dịch vụ và phát triển đô thị

Nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ, mạng lưới thương mại: Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông...; nghiên cứu luận cứ phục vụ xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị; luận cứ trong quản lý và phát triển đô thị, mô hình đô thị kinh tế - sinh thái, đô thị thông minh; nghiên cứu các ứng dụng của thành phố thông minh trong xây dựng và phát triển đô thị.

4. Phát triển tiềm lực KH&CN

Xây dựng, phát triển nguồn lực (nhân lực và mạng lưới tổ chức) KH&CN đủ mạnh, đảm bảo đủ khả năng tiếp thu, ứng dụng, làm chủ và phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại:

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và ĐMST đảm bảo đáp ứng chất lượng về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và cơ chế phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ. Có chính sách đãi ngộ, thu hút các nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học trẻ tài năng, các nhà khoa học có trình độ cao về công tác và cống hiến cho tỉnh.

- Xây dựng và phát triển Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hà Tĩnh; Trạm quan trắc phóng xạ tại khu kinh tế Vũng Áng; Trung tâm kiểm nghiệm tổng hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các tổ chức KH&CN, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; các trung tâm thực nghiệm, chuyển giao, dịch vụ KH&CN; các phòng thí nghiệm để tạo điều kiện cho đội ngũ khoa học phát huy khả năng sáng tạo trong hoạt động KH&CN.

5. Tiếp tục thúc đẩy, phát triển mạnh mẽ thị trường và doanh nghiệp KH&CN, đổi mới sáng tạo, phát triển tài sản trí tuệ

- Tập trung các nguồn lực thúc đẩy hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Quan tâm tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ, hình thành và phát triển các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

- Phát triển thị trường KH&CN, nhất là kết nối cung cầu công nghệ để giúp doanh nghiệp tìm kiếm, đổi mới công nghệ phù hợp với cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tập trung thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức KH&CN, đẩy mạnh hiệu quả liên kết giữa khối viện, trường, doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, xúc tiến, chuyển giao công nghệ,... Ươm tạo, thành lập và phát triển bền vững doanh nghiệp KH&CN với các sản phẩm hình thành từ nghiên cứu, chuyển giao KH&CN. Nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các chính sách để tiếp tục thúc đẩy, phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Hà Tĩnh.

- Phát triển tài sản trí tuệ để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới. Tổ chức tổng kết, đánh giá và tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết chuyên đề về tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo (trong Quý IV năm 2020).

- Củng cố và phát triển hệ thống thông tin KH&CN, chú trọng thông tin phục vụ xây dựng nông thôn mới. Xây dựng thư viện KH&CN điện tử phục vụ tra cứu thông tin, phổ biến tri thức KH&CN. Đa dạng hóa kênh thông tin phù hợp với trình độ dân trí.

6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về KH&CN

- Chủ động tham gia các chương trình nghiên cứu quốc tế như ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phát triển và ứng dụng công nghệ sạch, năng lượng tái tạo, khoa học hệ thống,... để thu hút nguồn lực bên ngoài cho các hoạt động KH&CN của tỉnh.

- Tổ chức thực hiện tốt các thỏa thuận hợp tác về khoa học, công nghệ đồng thời triển khai ký kết các thỏa thuận hợp tác mới về khoa học, công nghệ và ĐMST theo hướng tăng cường hợp tác chung với các đối tác quan trọng sở hữu công nghệ nguồn. Hỗ trợ hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về KH&CN tầm khu vực và quốc tế.

- Tham mưu tỉnh vận động, thu hút các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về KH&CN, ĐMST phù hợp với chủ trương, chính sách đối ngoại của tỉnh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các bộ KH&CN, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Khuyến khích cán bộ-KH&CN đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; tham gia hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch này.

- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến rộng rãi nội dung Quyết định số 696/QĐ-TTg và Kết luận 50- KL/TW.

3. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức xã hội, đoàn thể: Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 696/QĐ-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 50-KL/TW, ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Yêu cầu các sở, ban, ngành, các tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Vụ KH&CN Địa phương (Bộ KH&CN);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch,các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Chánh VP, PVP Trần Tuấn Nghĩa;
- Trung tâm TT-CB-TH;
- Lưu: VT, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Quốc Vinh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 215/KH-UBND ngày 19/06/2020 về thực hiện Quyết định 696/QĐ-TTg thực hiện Kết luận 50-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


764

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.4.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!