Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 14/2022/NQ-HĐND cơ chế lồng ghép nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu Điện Biên

Số hiệu: 14/2022/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Lò Văn Phương
Ngày ban hành: 08/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2022/NQ-HĐND

Điện Biên, ngày 08 tháng 7 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH CƠ CHẾ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN TRONG THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ TÁM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Xét Tờ trình số 2010/TTr-UBND, ngày 01tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị ban hành Nghị quyết Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Báo cáo thẩm tra của Ban Dân tộc, Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Nghị quyết này quy định về cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia các chương trình, dự án khác trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

2. Đối tượng áp dụng:

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến việc tổ chức, triển khai, thực hiện lồng ghép nguồn vốn, huy động nguồn vốn và quản lý nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 2. Nguyên tắc lồng ghép

1. Tuân thủ theo Luật ngân sách, Luật đầu tư công và các văn bản liên quan; Lồng ghép nguồn vốn để thực hiện một hoặc nhiều dự án đầu tư, hoạt động, nội dung có cùng mục tiêu và trên cùng một địa bàn của cấp xã, cấp huyện của các chương trình mục tiêu quốc gia; ưu tiên lồng ghép nguồn vốn để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các xã, các huyện phấn đấu hoàn thành mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia.

2. Trong quá trình thực hiện lồng ghép các nguồn vốn khác nhau từ các chương trình, dự án phải đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, dự án; thực hiện các nội dung, hoạt động, dự án có tính lan toả, phát huy lợi thế của từng địa phương; giảm thiểu chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, lãng phí trong sử dụng nguồn vốn; đảm bảo hiệu quả đầu tư của các chương trình, dự án khi thực hiện lồng ghép; không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

3. Quá trình lồng ghép và phân bổ các nguồn vốn phải được thực hiện đồng bộ từ khâu tổng hợp xây dựng kế hoạch, phân bổ, giao dự toán ngân sách. Lồng ghép gắn với lập kế hoạch 05 năm, có phân kỳ đầu tư hằng năm: trên cơ sở lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia gắn liền với lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương tiến hành lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu/nhiệm vụ cụ thể của chương trình mục tiêu quốc gia và đóng góp vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, hằng năm của địa phương.

4. Việc lồng ghép phải xác định rõ tỷ lệ huy động, đóng góp vốn từng chương trình, dự án được lồng ghép; thống nhất định mức chi theo từng nội dung, hoạt động được lồng ghép; quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán vốn lồng ghép phù hợp với thực tế tại địa phương.

5. Các nguồn vốn huy động để thực hiện lồng ghép trên nguyên tắc tự giác, tự nguyện, công khai, minh bạch, huy động trên nhiều hình thức (đóng góp bằng tiền mặt, bằng hiện vật, bằng ngày công lao động, hiến đất...); đảm bảo theo dõi, thống kê, báo cáo chính xác, đầy đủ từng nguồn vốn được lồng ghép trong từng chương trình mục tiêu quốc gia.

6. Phân công, phân cấp làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp trong thực hiện hoạt động lồng ghép, đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung, thống nhất. Đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch trong quản lý, tổ chức thực hiện việc lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia.

Điều 3. Các nguồn vốn thực hiện lồng ghép

Tùy theo đối tượng của từng Chương trình mục tiêu quốc gia, từng huyện, từng xã rà soát các nguồn vốn có thể khai thác, huy động để lồng ghép thực hiện hoàn thành các mục tiêu của các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn. Các chương trình, dự án khi đầu tư ở địa bàn các huyện, xã trong tỉnh cần phải bám sát các mục tiêu và chỉ tiêu được giao để thực hiện đầu tư có hiệu quả, có tính khả thi cao. Gồm có các nguồn vốn cụ thể như sau:

1. Nguồn vốn ngân sách:

a) Nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp).

b) Nguồn vốn ngân sách địa phương: ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách xã (bao gồm vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp).

c) Vốn vay từ các tổ chức tín dụng (bao gồm: tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại).

d) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn viện trợ phi Chính phủ (NGO).

2. Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng:

a) Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua các chính sách thu hút đầu tư.

b) Đóng góp (bằng tiền hoặc hiện vật) của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

c) Đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật, hiến đất hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

d) Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 4. Nội dung lồng ghép các nguồn vốn

Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và giữa các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án khác quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ được cụ thể như sau:

1. Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng:

a) Dự án đầu tư: Tập trung ưu tiên lồng ghép vốn hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

b) Đối với dự án thực hiện trên địa bàn xã, thôn đặc biệt khó khăn, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% tổng mức đầu tư cho các dự án thực hiện các nội dung phát triển cơ sở hạ tầng.

c) Đối với các dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù, ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần vốn, phần còn lại do người dân đóng góp và từ nguồn vốn hợp pháp khác tại địa phương để thực hiện dự án đầu tư xây dựng (ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 90% tổng mức đầu tư đối với xã Khu vực I; hỗ trợ tối đa 98% tổng mức đầu tư đối với xã khu vực II và xã khu vực III). Tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù quy định tại Điều 14 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.

d) Đối với các Dự án khác thực hiện theo các quy định hiện hành.

2. Đối với hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, phát triển sản xuất cộng đồng, phát triển sản xuất theo nhiệm vụ) thực hiện theo quy định tại Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ; Ưu tiên thực hiện lồng ghép vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện các mô hình liên kết phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn (mắcca, trồng rừng, cây ăn quả trên đất dốc, chăn nuôi tập trung…) đảm bảo đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có thời gian thực hiện đủ dài (tối đa 03 năm), có quy mô phù hợp đối với phát triển chuỗi giá trị, đạt được mục tiêu và hiệu quả, tính bền vững của dự án, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

3. Đối với hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện; thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% để thực hiện: đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn… Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn tập huấn, thông tin, tuyên truyền để tránh việc nhiều chương trình, cơ quan, đơn vị cùng tổ chức lớp tập huấn, hoạt động thông tin, tuyên truyền về một nội dung, chuyên đề, chủ đề trên cùng một địa bàn, với cùng một nhóm đối tượng.

4. Hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.

5. Lồng ghép theo nhóm đối tượng đặc thù kết hợp với lồng ghép theo địa bàn gắn với lồng ghép các nguồn vốn nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Điều 5. Cách thức, quy trình và thẩm quyền quyết định lồng ghép

1. Cách thức lồng ghép: Một nội dung, hoạt động, dự án đầu tư xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia có thể đầu tư bằng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau để đạt được mục tiêu, bao gồm: nguồn vốn ngân sách nhà nước (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) và nguồn vốn huy động, các nguồn vốn hợp pháp khác. Trong đó:

a) Trên cùng một địa bàn đầu tư: Lấy mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới và mục tiêu thoát khỏi tình trạng xã đặc biệt khó khăn làm trọng tâm, trọng điểm để thực hiện rà soát các tiêu chí chưa đạt, cần hỗ trợ đầu tư thuộc các đối tượng đầu tư của các Chương trình mục tiêu quốc gia; trong đó ưu tiên thực hiện và lồng ghép từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đối với các tiêu chí, dự án thành phần không thuộc đối tượng đầu tư của 02 chương trình mục tiêu quốc gia này thì thực hiện bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

b) Trên cùng một nội dung, hoạt động, dự án đầu tư: Cần phân định rõ tỉ lệ, cơ cấu theo hạng mục, khối lượng đối với từng nguồn vốn, tránh chồng chéo, trùng lắp. Cơ cấu các nguồn vốn lồng ghép phải thể hiện cụ thể trong hồ sơ dự án, làm cơ sở để trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án và bố trí vốn.

2. Quy trình thực hiện lồng ghép

a) Công tác lồng ghép nguồn vốn được thực hiện đồng thời với công tác lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch đầu tư công hàng năm, lập dự toán hàng năm ở các cấp ngân sách và thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ. Một dự án có thể được đầu tư bằng một nguồn vốn, hoặc có thể được đầu tư bằng lồng ghép nhiều nguồn vốn đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, địa bàn, cụ thể:

b) Thực hiện lồng ghép theo phương pháp sau: Bố trí đủ nguồn vốn của từng Chương trình mục tiêu quốc gia cho từng công trình, dự án, hoạt động theo tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Trường hợp còn thiếu thực hiện lồng ghép từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia khác. Trường hợp bố trí nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn thiếu mới thực hiện lồng ghép vốn ngân sách địa phương để thực hiện công trình, dự án, hoạt động.

c) Trường hợp công trình, dự án, hoạt động có vốn lồng ghép phải thực hiện theo nguyên tắc: Mỗi một nguồn vốn thực hiện một hợp phần của một công trình, dự án, hoạt động việc lồng ghép các nguồn vốn phải phân định rõ được từng khối lượng đối với từng nguồn vốn, tránh chồng chéo, trùng lắp.

3. Thẩm quyền quyết định lồng ghép

a) Các công trình, dự án, hoạt động do các cơ quan cấp tỉnh quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt dự toán: Tỉnh có trách nhiệm bố trí đầy đủ vốn lồng ghép theo đúng tổng mức đầu tư và kế hoạch vốn.

b) Các công trình, dự án, hoạt động do cấp huyện quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt dự toán: Cấp huyện có trách nhiệm bố trí đầy đủ vốn lồng ghép theo đúng tổng mức đầu tư và kế hoạch vốn.

Điều 6. Cơ chế quản lý nguồn vốn

1. Các nội dung đầu tư mà ngân sách Nhà nước (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) hỗ trợ chiếm từ 50% vốn trở lên thì thực hiện theo các quy định tại Nghị quyết này và các quy định hiện hành về quản lý vốn đầu tư công.

2. Các nội dung đầu tư mà ngân sách Nhà nước hỗ trợ chiếm dưới 50% vốn thì cơ chế quản lý do Ban quản lý xã và nhà tài trợ (nếu có) tự quy định nhưng phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng, quản lý tài chính và hiệu quả đầu tư các nội dung được lựa chọn thực hiện. Đối với nội dung đầu tư sử dụng vốn ODA thì thực hiện theo Hiệp định ký kết với đối tác cấp ODA.

3. Đối với nguồn vốn địa phương tự huy động 100% thực hiện các tiêu chí do địa phương quyết định phương thức thực hiện, thanh toán và quản lý.

4. Đối với nguồn vốn huy động 100% từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện tại địa bàn thì thực hiện theo quy định của nhà tài trợ nhưng phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 7. Thanh toán, quyết toán nguồn vốn được lồng ghép

1. Đối với nguồn vốn sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.

2. Đối với các nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của các tổ chức tín dụng.

3. Đối với nguồn vốn của các nhà tài trợ, đóng góp: Trường hợp nhà tài trợ có quy định về phương thức thanh toán, quyết toán thì thực hiện theo quy định của nhà tài trợ; trường hợp nhà tài trợ không có quy định thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên Khóa XV Kỳ họp thứ Tám thông qua ngày 08 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 7 năm 2022./.

 

 

CHỦ TỊCH




Lò Văn
Phương

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 14/2022/NQ-HĐND ngày 08/07/2022 quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.036

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.0.255
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!