Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1337/QĐ-TTg 2024 Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên 2021 2030

Số hiệu: 1337/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 06/11/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 06/11/2024, Thủ tướng ban hành Quyết định 1337/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo đó, một trong các nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là phát triển kết cấu hạ tầng vùng từng bước đồng bộ, hiện đại, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ; hạ tầng xã hội, hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó:

- Tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải, trên cơ sở phù hợp các quy hoạch ngành giao thông vận tải được cấp có thẩm quyền phê duyệt (quy mô, tiến trình đầu tư) và phát huy lợi thế của các phương thức vận tải, bảo đảm kết nối nội vùng và liên vùng theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, cảng hàng không nội địa và quốc tế, giảm chi phí vận tải; theo đó:

+ Phân cấp, phân quyền cho các địa phương đầu tư kết cấu hạ tầng do Trung ương quản lý trên địa bàn các tỉnh, đặc biệt là các công trình giao thông nhằm phát huy tính chủ động của các địa phương và huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn vùng.

+ Nghiên cứu đầu tư, mở mới và đẩy nhanh tiến độ đầu tư một số tuyến đường bộ cao tốc, quốc lộ và cải tạo tuyến đường tỉnh kết nối với khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ khi có đủ điều kiện, như tuyến đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (CT.24); Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai) - Liên Khương (tỉnh Lâm Đồng) (CT.27); Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) - Chơn Thành (tỉnh Bình Phước); đoạn tuyến Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) - Pleiku (tỉnh Gia Lai) - Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) - Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông); tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku - Lệ Thanh (CT.20) kết nối với cửa khẩu quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) và bổ sung đầu tư tuyến Quảng Ngãi - Kon Tum giai đoạn trước năm 2030 khi đảm bảo các yêu cầu và điều kiện theo quy định;

+ Tổ chức lập quy hoạch, đầu tư, nâng cấp các cảng hàng không (Liên Khương, Pleiku, Buôn Ma Thuột) và tổ chức lập đề án quy hoạch cảng hành không tiềm năng (khi có nhu cầu) tại Kon Tum, Đắk Nông;

+ Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt phục vụ du lịch và từng bước nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước (Chơn Thành), phát triển hệ thống cảng cạn trên địa bàn vùng theo quy hoạch được duyệt.

- Phát triển mạng lưới thủy lợi theo hướng hiện đại, chủ động cấp, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh; hoàn thành xây dựng và nâng cấp các công trình thủy lợi, hồ chứa nước, đập dâng lớn bảo đảm an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân phù hợp với Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050…

Xem thêm nội dung tại Quyết định 1337/QĐ-TTg ban hành ngày 06/11/2024.

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1337/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÙNG TÂY NGUYÊN THỜI KỲ 2021 - 2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 7087/TTr-BKHĐT ngày 05 tháng 9 năm 2024 về đề nghị ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về tính hợp pháp, chính xác, số liệu, thông tin, nội dung hồ sơ, trình tự, thủ tục, các ý kiến tiếp thu, giải trình, bảo đảm đúng nội dung Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch tổng thể quốc gia, các Quy hoạch ngành quốc gia, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành và các quy định có liên quan.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng Tây Nguyên và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, CN (2b) ĐTQ.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÙNG TÂY NGUYÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024); xây dựng lộ trình tổ chức triển khai các chương trình, dự án nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của quy hoạch đã đề ra (Các chỉ tiêu cụ thể thực hiện quy hoạch tại Phụ lục I đính kèm).

b) Xác định cụ thể tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án để xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh hỗ trợ việc chuyển đổi và phát triển của các ngành, các tiểu vùng, các địa phương trong vùng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

c) Thiết lập khung kết quả thực hiện theo từng giai đoạn làm cơ sở để rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch; xem xét điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra; quán triệt chủ trương của Đảng kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh, đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng, an ninh.

2. Yêu cầu

a) Đảm bảo tính tuân thủ, tính kế thừa các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, kế hoạch đầu tư công đã được phê duyệt; đảm bảo tính liên kết, thống nhất, không chồng lấn, mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các ngành, các địa phương.

b) Đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập quốc tế.

c) Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển bền vững vùng Tây Nguyên; phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn; kết hợp hài hòa giữa các nguồn lực, đầu tư công có tính dẫn dắt tăng trưởng nguồn vốn đầu tư xã hội để tạo ra sự phát triển đột phá, thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình phát triển của vùng và địa phương theo hướng phát triển kinh tế nhanh, bền vững, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh và đối ngoại; đảm bảo và phát triển đời sống kinh tế - xã hội toàn diện cho đồng bào dân tộc thiểu số; thúc đẩy đoàn kết và giao lưu văn hóa toàn dân, xây dựng khối đại đoàn kết chung giữa các dân tộc.

d) Cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng ưu tiên phát triển các ngành kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn có thương hiệu quốc tế gắn với các trung tâm chế biến; trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng và các quy hoạch cấp trên.

đ) Đề cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các địa phương trong triển khai thực hiện; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển các ngành có lợi thế như: nông nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến nông sản, năng lượng tái tạo, công nghiệp khai thác và chế biến bauxite, alumin, nhôm.

e) Đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; lấy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng số làm động lực cho phát triển vùng; tăng cường liên kết với vùng Đông Nam Bộ, các tỉnh thuộc tiểu vùng Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, các cảng biển, các trung tâm kinh tế lớn của cả nước và các nước trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Công, khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam và các nước ASEAN.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH

1. Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm

a) Chuyển đổi cơ cấu, mô hình phát triển kinh tế vùng theo hướng tập trung đầu tư phát triển các ngành có lợi thế; nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối phát triển vùng.

- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

+ Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao. sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng và từng tiểu vùng; tập trung phát triển các cây trồng chủ lực.

+ Hình thành trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp vùng và hành lang kinh tế; liên kết các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp giữa các địa phương.

+ Phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế rừng, khuyến khích trồng rừng sản xuất ở những nơi có điều kiện phù hợp về đất đai, tạo vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lâm sản; phát triển cây dược liệu và các loại lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng; tiếp tục phát triển bền vững các vùng nguyên liệu đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến lâm sản và các loại lâm sản ngoài gỗ; tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ bán tín chỉ carbon.

- Ngành công nghiệp

+ Ưu tiên phát triển và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, thân thiện môi trường; gắn với lợi thế về nguồn nguyên liệu trong vùng, tăng cường liên kết hiệu quả với công nghiệp tiểu vùng Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ và khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia để mở rộng thị trường cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường đầu tư của các doanh nghiệp công nghiệp sang các nước Lào và Campuchia.

+ Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững, chuyên ngành đặc biệt về lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, được gắn với các đô thị trung tâm và hành lang kinh tế; phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến bauxite, alumin và nhôm (tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng); phát triển công nghiệp cơ khí, dệt may, hóa chất, dược phẩm và sản xuất phân bón, phân vi sinh tại các tỉnh thuộc vùng.

+ Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện áp mái) phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và điều kiện tự nhiên; ưu tiên phát triển tại tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk.

- Ngành dịch vụ

+ Phát triển ngành dịch vụ trong mối quan hệ tương hỗ phát triển với các ngành nông nghiệp, công nghiệp; tập trung phát triển thị trường cung ứng và tiêu thụ trong vùng và ngoài vùng theo các hành lang kết nối vùng và với cảng biển lớn ra các thị trường quốc tế; đẩy mạnh hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa qua biên giới trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng ở một số cửa khẩu quốc tế: Bờ Y (tỉnh Kon Tum), Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai), Đắk Peur (tỉnh Đắk Nông) để thúc đẩy giao thương với Lào và Campuchia.

+ Phát triển dịch vụ logistics gắn với trung tâm vùng và hành lang kinh tế kết nối các hoạt động thương mại trong nội vùng, liên vùng hỗ trợ phát triển các ngành sản xuất gắn với các thị trường trong nước và quốc tế; xây dựng các trung tâm thương mại, khu thương mại - dịch vụ, trung tâm hội chợ" triển lãm tại các đô thị lớn, trung tâm vùng, tiểu vùng.

+ Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; tăng cường kết nối và nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch đặc thù theo các địa bàn trọng điểm, gắn với di sản không gian văn hóa cồng chiêng, lễ hội truyền thống; tăng cường liên kết với các tỉnh vùng Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ và liên kết du lịch giữa năm tỉnh Tây Nguyên một cách toàn diện, đồng bộ.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối phát triển vùng, thúc đẩy hợp tác liên kết vùng

+ Tập trung nghiên cứu, xây dựng triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù về liên kết phát triển nhằm điều phối hiệu quả các hoạt động liên kết nội vùng và liên vùng; nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển: nông nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

+ Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, thu hút nguồn lực đầu tư; ưu tiên cải thiện khả năng tiếp cận đất đai; xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các ngành lĩnh vực quan trọng: nông nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

+ Tập trung đào tạo và thu hút nhân lực chất lượng cao trong một số lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp công nghệ cao, du lịch thông minh, công nghiệp chế biến công nghệ cao, kinh tế số, năng lượng tái tạo, logistics, tài chính - ngân hàng và dược phẩm. Hình thành và đầu tư năng lực đối với các tổ chức khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, dân tộc thiểu số nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.

b) Phát triển kết cấu hạ tầng vùng từng bước đồng bộ, hiện đại, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ; hạ tầng xã hội, hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải, trên cơ sở phù hợp các quy hoạch ngành giao thông vận tải được cấp có thẩm quyền phê duyệt (quy mô, tiến trình đầu tư) và phát huy lợi thế của các phương thức vận tải, bảo đảm kết nối nội vùng và liên vùng theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, cảng hàng không nội địa và quốc tế, giảm chi phí vận tải; theo đó:

+ Phân cấp, phân quyền cho các địa phương đầu tư kết cấu hạ tầng do Trung ương quản lý trên địa bàn các tỉnh, đặc biệt là các công trình giao thông nhằm phát huy tính chủ động của các địa phương và huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn vùng.

+ Nghiên cứu đầu tư, mở mới và đẩy nhanh tiến độ đầu tư một số tuyến đường bộ cao tốc, quốc lộ và cải tạo tuyến đường tỉnh kết nối với khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ khi có đủ điều kiện, như tuyến đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (CT.24); Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai) - Liên Khương (tỉnh Lâm Đồng) (CT.27); Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) - Chơn Thành (tỉnh Bình Phước); đoạn tuyến Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) - Pleiku (tỉnh Gia Lai) - Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) - Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông); tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku - Lệ Thanh (CT.20) kết nối với cửa khẩu quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) và bổ sung đầu tư tuyến Quảng Ngãi - Kon Tum giai đoạn trước năm 2030 khi đảm bảo các yêu cầu và điều kiện theo quy định; tổ chức lập quy hoạch, đầu tư, nâng cấp các cảng hàng không (Liên Khương, Pleiku, Buôn Ma Thuột) và tổ chức lập đề án quy hoạch cảng hàng không tiềm năng (khi có nhu cầu) tại Kon Tum, Đắk Nông; khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt phục vụ du lịch và từng bước nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước (Chơn Thành), phát triển hệ thống cảng cạn trên địa bàn vùng theo quy hoạch được duyệt.

- Phát triển mạng lưới thủy lợi theo hướng hiện đại, chủ động cấp, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh; hoàn thành xây dựng và nâng cấp các công trình thủy lợi, hồ chứa nước, đập dâng lớn bảo đảm an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân phù hợp với Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Phát triển hạ tầng năng lượng theo Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thiện mạng lưới điện trên địa bàn vùng đồng bộ, hiện đại theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt theo Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Tập trung thực hiện 3 trụ cột của chuyển đổi số gồm chính quyền số, kinh tế số, xã hội số đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, phù hợp với Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội đồng bộ trên địa bàn vùng bao gồm mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trợ giúp xã hội, mạng lưới cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe, mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao, mạng lưới khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, hạ tầng thương mại và logistic, hạ tầng báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, trong đó các cơ sở hạ tầng cấp quốc gia thực hiện theo các quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt.

c) Phát triển hành lang kinh tế kết nối Tây Nguyên - Đông Nam Bộ và khu vực Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ theo Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2024, bao gồm các hành lang kinh tế (i) Theo tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước - Bình Dương) và đường Hồ Chí Minh; (ii) Hành lang kinh tế Đông - Tây (hành lang kinh tế Bờ Y - Pleiku - Quy Nhơn); (iii) Hành lang kinh tế Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa; (iv) Hành lang Dầu Giây - Liên Khương - Nha Trang; (v) Hành lang Bu Prăng - Gia Nghĩa - Bảo Lộc - Bình Thuận - Ninh Thuận.

d) Phát triển khu vực đô thị động lực và khu vực nông thôn

- Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn đảm bảo phù hợp với Quy hoạch đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024; theo đó; thành phố Buôn Ma Thuột là cực tăng trưởng của tiểu vùng Trung Tây Nguyên; thành phố Pleiku là cực tăng trưởng của tiểu vùng Bắc Tây Nguyên (bao gồm tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum); Thành phố Đà Lạt là cực tăng trưởng của tiểu vùng Nam Tây Nguyên (bao gồm tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông).

- Tái cấu trúc các khu dân cư nông thôn gắn với các vùng nông nghiệp chuyên canh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng sinh thái, đảm bảo an toàn lâu dài và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo tồn các làng truyền thống, các cộng đồng thiểu số; thí điểm hình thành khu tái định cư của người dân tộc thiểu số gắn với các hoạt động phát triển du lịch, tạo sinh kế bền vững cho người dân tộc thiểu số.

đ) Quản lý hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn, phục hồi làm giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước, tài nguyên rừng.

- Tăng cường hợp tác quốc tế và quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn, phục hồi làm giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước, tài nguyên rừng đảm bảo phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt.

- Tăng cường quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông theo Quy hoạch tài nguyên nước và các Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt.

- Chú trọng phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ, nghiêm ngặt các diện tích rừng tự nhiên hiện có, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai công tác bảo vệ và phát triển rừng theo Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

e) Về quốc phòng, an ninh.

Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố, tăng cường thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ; quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh; quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trên địa bàn vùng, trên cơ sở Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng; Quy hoạch các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, công nghiệp quốc phòng; sử dụng đất an ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quyết định số 2256/QĐ-BQP ngày 30 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt bản đồ quân sự và địa hình ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn.

2. Triển khai các dự án quan trọng của vùng

a) Dự kiến triển khai các dự án quan trọng của vùng sử dụng vốn đầu tư công

- Việc triển khai các dự án phải đảm bảo nguyên tắc:

+ Phù hợp với các định hướng phát triển của đất nước, quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển vùng Tây Nguyên tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 23-NQ/TW) và Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW (Nghị quyết số 152/NQ-CP); Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ quốc phòng, an ninh địa bàn Tây Nguyên.

+ Là các dự án quan trọng đã được xác định trong quy hoạch vùng; các dự án phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia trên địa bàn vùng.

- Các dự án quan trọng cần ưu tiên thực hiện:

+ Ưu tiên cao nhất cho việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật có tính kết nối liên vùng, liên tỉnh, gồm: hệ thống giao thông kết nối; phát triển nguồn điện, lưới điện; hạ tầng thủy lợi, cấp, thoát nước, phòng chống thiên tai; hạ tầng kỹ thuật đô thị tại các khu vực đô thị động lực đã được xác định trong quy hoạch vùng.

+ Tiếp tục ưu tiên đầu tư hoàn thiện các dự án hạ tầng xã hội cấp vùng mang tính lan tỏa, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo an sinh xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn vùng,

b) Dự kiến triển khai dự án quan trọng của vùng sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công

- Việc triển khai các dự án phải đảm bảo nguyên tắc:

+ Phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết số 23-NQ/TW, Nghị quyết số 152/NQ-CP.

+ Phù hợp với quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển trong các quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch vùng Tây Nguyên.

- Loại hình dự án quan trọng dự kiến ưu tiên:

+ Thu hút triển khai các dự án quan trọng nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, những điểm nghẽn trong phát triển của vùng giai đoạn vừa qua, tập trung vào các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là các dự án hạ tầng kỹ thuật: Mạng lưới đường bộ cao tốc, quốc lộ; hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, năng lượng tái tạo, thủy lợi; cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ, du lịch.

+ Thu hút đầu tư các dự án du lịch; dịch vụ y tế, giáo dục; khoa học công nghệ; văn hóa, thể thao; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và năng lượng tái tạo.

c) Danh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư và phân kỳ thực hiện quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (chi tiết tại Phụ lục III)

3. Kế hoạch sử dụng đất

Căn cứ vào Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia, Kế hoạch sử dụng đất địa phương thời kỳ 2021 - 2030 đã được cấp có thẩm quyền ban hành; các bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng đất để triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn vùng phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền giao, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

4. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù

Các bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đã được xác định trong quy hoạch vùng, trình cấp có thẩm quyền ban hành để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng (chi tiết tại Phụ lục II).

5. Danh mục các quy hoạch hết hiệu lực

Danh mục các quy hoạch trên địa bàn vùng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực, trong đó có các Quy hoạch đã được tích hợp vào Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ (chi tiết tại Phụ lục IV).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên

a) Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, các hoạt động liên kết vùng bảo đảm tổ chức thực hiện đồng bộ, nhất quán và hiệu quả Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

b) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch vùng, cơ chế điều phối, liên kết vùng trình cấp có thẩm quyền ban hành

c) Huy động nguồn lực trong nước, quốc tế, điều phối việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công, kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm đối với các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án để triển khai thực hiện quy hoạch vùng; hoạt động xúc tiến đầu tư chung của vùng

2. Các bộ, ngành và địa phương

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Công bố Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tới các cơ quan, tổ chức liên quan, nhà đầu tư, đối tác phát triển trong nước và quốc tế nhằm huy động nguồn lực thực hiện các mục tiêu quy hoạch vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ hằng năm và 05 năm về kết quả thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

b) Các bộ, ngành có liên quan

- Tổ chức lập, thẩm định, góp ý kiến quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn vùng theo chức năng quản lý, đảm bảo cụ thể hóa, thống nhất, đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trong vùng triển khai các chương trình, dự án đã được xác định tại Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo chức năng quản lý.

- Ưu tiên nguồn lực triển khai các chương trình, dự án về: Giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, bảo vệ tài nguyên, môi trường; an sinh xã hội, góp phần giải quyết an sinh xã hội, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa đa dạng, đặc sắc của vùng.

- Đánh giá việc thực hiện quy hoạch thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá việc thực hiện Quy hoạch vùng hằng năm, 05 năm theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

c) Các địa phương vùng Tây Nguyên

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền và người dân hiểu đúng, đầy đủ về nội dung Quy hoạch vùng và Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch ngay sau khi quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gắn với việc triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm và Kế hoạch đầu tư công hằng năm của địa phương.

- Trường hợp cần thiết, rà soát trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh Quy hoạch tỉnh bảo đảm phù hợp với Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 377/QĐ-TTg.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trong việc xây dựng phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai cho các chương trình, dự án; chủ trì thực hiện việc giải phóng mặt bằng để thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn theo chức năng quản lý.

- Tổ chức lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn thuộc phạm vi quản lý đảm bảo cụ thể hóa, thống nhất, đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt; xây dựng, triển khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trong vùng tổ chức thực hiện chương trình, dự án sau quy hoạch theo phân cấp quản lý nhà nước.

- Phối hợp và triển khai đồng bộ các dự án có tính chất liên vùng, liên tỉnh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các bộ, ngành và các địa phương trong vùng Tây Nguyên gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

PHỤ LỤC I

CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch thực hiện quy hoạch tại Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Đến năm 2030

Giai đoạn 2021 - 2030

Cơ quan chủ trì theo dõi, đánh giá

1

Tốc độ tăng trưởng bình quân

%

7 - 7,5

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2

Cơ cấu kinh tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Dịch vụ

%

Chiếm khoảng 38

Công nghiệp - xây dựng

%

Chiếm khoảng 27

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

%

Chiếm khoảng 29

3

GDP bình quân đầu người

USD

Tương đương 5.000

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

4

Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP

%

25 - 30

Bộ Thông tin và Truyền thông

5

Tỷ lệ đô thị hóa

%

37 - 41

Bộ Xây dựng

6

Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới

%

Khoảng 85

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ

%

25 - 30

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

8

Tỷ lệ cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia các cấp

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Mầm non

%

Khoảng 60

Tiểu học

%

Khoảng 65

Trung học cơ sở

%

Khoảng 75

Trung học phổ thông

%

Khoảng 60.

9

Số giường bệnh/vạn dân

Giường

32

Bộ Y tế

10

Số bác sĩ/vạn dân

Bác sỹ

11

Bộ Y tế

11

Tỷ lệ che phủ rừng

%

> 47

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

12

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều

%

Giảm 1,0-1,5

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

13

Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định đạt

%

98

Bộ Tài nguyên và Môi trường

14

Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, cơ sở y tế được thu gom xử lý đạt

%

100

Bộ Tài nguyên và Môi trường

15

Tỷ lệ rác thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý theo quy định đạt

%

95

Bộ Tài nguyên và Môi trường

16

Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt

%

100

Ủy ban nhân dân các tỉnh

PHỤ LỤC II

XÂY DỰNG ĐỀ ÁN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ CHO VÙNG
(Kèm theo Kế hoạch thực hiện quy hoạch tại Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Nhiệm vụ, Đề án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian trình

Cấp trình

1

Đề án “Báo cáo rà soát một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên”[1]

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các bộ, ngành và các địa phương

Năm 2024

Chính phủ

2

Quyết định về Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026 - 2030

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các bộ, ngành và các địa phương

Năm 2025

Thủ tướng Chính phủ

3

Đề án xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao tại thành phố Buôn Ma Thuột, thành phố Đà Lạt

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các bộ, ngành và các địa phương

Năm 2024

Thủ tướng Chính phủ

4

Đề án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên[2]

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các bộ, ngành và các địa phương

Năm 2025

Thủ tướng Chính phủ

5

Nghiên cứu sửa đổi chính sách tài chính, thuế đối với các dự án thủy điện có quy mô lớn và hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu phù hợp, bảo đảm hài hòa giữa nguồn thu NSNN với ổn định, phát triển của địa phương

Bộ Tài chính

Các bộ, ngành và các địa phương

Năm 2025

Thủ tướng Chính phủ

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch thực hiện quy hoạch tại Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Các chương trình, dự án

Địa điểm

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Phân kỳ đầu tư

Ưu tiên sử dụng nguồn vốn

2021 - 2025

2026 - 2030

Sau 2030

NSNN, ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài

vốn ngoài ngân sách nhà nước

A

KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT

I

Hạ tầng giao thông vận tải[1]

I.1

Nghiên cứu đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (CT.02) trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên gồm các đoạn tuyến

1

Ngọc Hồi (Kon Tum) - Pleiku (Gia Lai)

Các địa phương liên quan

Bộ Giao thông vận tải

Các địa phương liên quan

X

X

X

X

2

Pleiku (Gia Lai) - Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)

Các địa phương liên quan

Bộ Giao thông vận tải

Các địa phương liên quan

X

X

X

X

3

Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) - Gia Nghĩa (Đắk Nông)

Các địa phương liên quan

Bộ Giao thông vận tải

Các địa phương liên quan

X

X

X

X

4

Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)[2]

Các địa phương liên quan

Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Bình Phước

Các bộ, ngành, cơ quan và các địa phương liên quan

X

X

X

X

I.2

Các tuyến đường bộ cao tốc khu vực Miền Trung - Tây Nguyên

1

Tuyến cao tốc Ngọc Hồi - Bờ Y (Kon Tum) (CT21)

Các địa phương liên quan

Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum

Các bộ ngành, cơ quan và địa phương liên quan

X

X

X

2

Tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku - Lệ Thanh (CT.20)[3]

Các địa phương liên quan

Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Gia Lai

Các bộ ngành và địa phương liên quan

X

X

X

X

3

Tuyến cao tốc Phú Yên - Đắk Lắk (CT23)

Các địa phương liên quan

Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan

Các bộ ngành, cơ quan và địa phương liên quan

X

X

X

4

Tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) (CT24)

Các địa phương liên quan

Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Đắk Lắk

Các bộ ngành và địa phương liên quan

X

X

X

5

Tuyến cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) - Liên Khương (Lâm Đồng) (CT 25)

Khánh Hòa, Lâm Đồng

Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Khánh Hòa

Các bộ ngành và địa phương liên quan

X

X

X

6

Tuyến cao tốc Liên Khương (Lâm Đồng) - Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) (CT26)

Lâm Đồng, Đắk Lắk

Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan

Các bộ ngành, cơ quan và địa phương liên quan

X

X

X

7

Đề xuất nghiên cứu mở mới tuyến đường bộ cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khi có đủ điều kiện

Quảng Ngãi, Kon Tum

Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Quảng Ngãi

Các bộ ngành, cơ quan và địa phương liên quan

X

X

X

I.3

Tuyến đường bộ cao tốc khu vực phía Nam trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

Tuyến cao tốc Dầu Gây (Đồng Nai) - Liên Khương (Lâm Đồng) (CT27); gồm các đoạn tuyến (Tân Phú - Bảo Lộc - Liên Khương - Prenn)

Các địa phương liên quan

Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Lâm Đồng

Các bộ ngành, cơ quan và địa phương liên quan

X

X

X

X

I.4

Các dự án đường bộ quan trọng khác

1

Nâng cấp các quốc lộ 14, 14C, 55, 40, 40B, 19,19C, 19D, 19E,20, 24, 25, 26, 27, 28, 29, Trường Sơn Đông

Các địa phương trong vùng Tây Nguyên

Bộ Giao thông vận tải

Các bộ, ngành và các địa phương liên quan

X

X

X

X

Quốc lộ 14

X

X

X

X

Quốc lộ 14 C

X

X

X

X

Quốc lộ 55

X

X

X

X

Quốc lộ 40

X

X

X

X

Quốc lộ 40B

X

X

X

X

Quốc lộ 19

X

X

X

X

X

Quốc lộ 19C

X

X

X

X

Quốc lộ 19D

X

X

X

X

Quốc lộ 19E

X

X

X

X

Quốc lộ 20

X

X

X

X

Quốc lộ 24

X

X

X

X

X

Quốc lộ 25

X

X

X

X

X

Quốc lộ 26

X

X

X

X

Quốc lộ 27

X

X

X

X

Quốc lộ 28

X

X

X

X

Quốc lộ 29

X

X

X

X

Đường Trường Sơn Đông

X

X

X

X

2

Nghiên cứu phát triển, hình thành một số tuyến đường kết nối liên tỉnh với vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung như tuyến đường kết nối khu vực Nam Tây Nguyên với Cảng tổng hợp Cà Ná (Ninh Thuận); tuyến đường nối huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) - Ninh Sơn (Ninh Thuận); tuyến Liên Khương (Lâm Đồng) - Vĩnh Hảo (Bình Thuận) và nghiên cứu đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến đường tỉnh kết nối nội vùng như ĐT.668 (Gia Lai) nối với ĐT.695 (Đắk Lắk), tuyến đường nối huyện Krông Nô (Đắk Nông) - huyện Krông Na (Đắk Lắk) khi có đủ điều kiện

Các địa phương trong vùng Tây Nguyên

Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan

Các bộ, ngành và các địa phương liên quan

X

X

X

X

X

I.5

Tổ chức lập quy hoạch, đầu tư, nâng cấp các cảng hàng không và tổ chức lập đề án quy hoạch cảng hàng không tiềm năng (khi có nhu cầu)[4] trên địa bàn vùng

1

Cảng hàng không quốc tế Liên Khương (cấp 4E)

Lâm Đồng

Bộ Giao thông vận tải

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

X

2

Cảng hàng không Pleiku (cấp 4C)

Gia Lai

Bộ Giao thông vận tải

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

X

3

Cảng hàng không Buôn Ma Thuột (4C)

Đắk Lắk

Bộ Giao thông vận tải

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

X

4

Nghiên cứu xây dựng sân bay tiềm năng tại Kon Tum, Đắk Nông[5] khi đủ điều kiện

Kon Tum, Đắk Nông

Bộ Giao thông vận tải và các, địa phương liên quan

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

I.6

Đường sắt

1

Khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt

Lâm Đồng

Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan

Các bộ, ngành, các địa phương liên quan

X

X

X

X

X

2

Nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước (Tây Nguyên)

Các địa phương liên quan

Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

I.7

Hệ thống cảng cạn[6]

Phát triển hệ thống cảng cạn tại các địa phương thuộc vùng

Các địa phương liên quan

Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

X

II

Hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai

1

“Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình hạ tầng thủy lợi và phòng, chống thiên tai vùng Tây Nguyên theo Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 847/QĐ-TTg ngày 14/7/2023

Các địa phương trong vùng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và địa phương liên quan

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

2

Nghiên cứu triển khai các dự án liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp tại Phụ lục I Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 04/5/2024.

Các địa phương trong vùng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và địa phương liên quan

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

X

III

Hạ tầng cấp điện, cung cấp năng lượng và khoáng sản

1

Phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt[7]

Các địa phương trong vùng Tây Nguyên

Bộ Công Thương và các địa phương liên quan

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

X

2

Phát triển hạ tầng về năng lượng[8]

Các địa phương trong vùng Tây Nguyên

Bộ Công Thương và các địa phương liên quan

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

X

3

Xây dựng mới và nâng cấp các nhà máy điện, mạng lưới truyền tải điện (500kV, 220kV)[9],

Các địa phương trong vùng Tây Nguyên

Bộ Công Thương và các địa phương liên quan

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

X

4

Thực hiện các dự án thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản phù hợp với Quy hoạch[10]

Các địa phương trong vùng Tây Nguyên

Bộ Công Thương và các địa phương liên quan

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

X

IV

Hạ tầng viễn thông

Xây dựng và nâng cấp hạ tầng thông tin và truyền thông; hạ tầng phục vụ chuyển đổi số[11]

Các địa phương trong vùng Tây Nguyên

Bộ Thông tin và Truyền thông và các địa phương liên quan

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

X

V

Hạ tầng cấp nước

Xây dựng hệ thống cung cấp nước thô, nước sạch quy mô liên tỉnh.

Các địa phương trong vùng Tây Nguyên

Bộ Xây dựng và các địa phương liên quan

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

VI

Hạ tầng phòng cháy chữa cháy

Thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng phòng cháy, chữa cháy vùng Tây Nguyên[12]

Các địa phương trong vùng Tây Nguyên

Bộ Công an và địa phương liên quan

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

B

KẾT CẤU HẠ TẦNG XÃ HỘI

I

Giáo dục và đào tạo; giáo dục nghề nghiệp và trợ giúp xã hội

1

Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất trường Đại học Tây Nguyên trở thành trung tâm, động lực phát triển giáo dục đại học cho vùng

Đắk Lắk

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

X

2

Nâng cao năng lực đào tạo của Trường Đại học Y dược Buôn Ma Thuột; nâng cấp Khoa Y của Trường Đại học Tây Nguyên; xây dựng Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng thành trường trọng điểm khu vực Tây Nguyên trong đào tạo giáo dục nghề nghiệp.

Đắk Lắk, Lâm Đồng

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

X

X

X

X

X

3

Triển khai các dự án trên địa bàn vùng theo Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng[13]

Các địa phương trong vùng Tây Nguyên

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương liên quan

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

X

X

X

X

X

II

Y tế và chăm sóc sức khỏe

1

Xây dựng mạng lưới cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe phù hợp với Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050[14].

Các địa phương trong vùng

Bộ Y tế

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

X

X

X

X

X

2

Nghiên cứu, đầu tư các bệnh viện đa khoa; trung tâm chăm sóc sức khỏe để hình thành sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh tại thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng); bệnh viện đa khoa quốc tế tại thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.

Lâm Đồng, Gia Lai

UBND tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai

Bộ Y tế; các bộ, ngành có liên quan

X

X

X

X

X

3

Đầu tư phát triển Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên để đảm nhận vai trò Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khu vực (CDC khu vực)

Đắk Lắk

Bộ Y tế

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

X

X

X

X

X

4

Đầu tư phát triển năng lực khám, chữa bệnh đạt trình độ cao cho bệnh viện đa khoa cấp tỉnh đảm nhận chức năng vùng. Hình thành trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cấp vùng.

Đắk Lắk

UBND tỉnh Đắk Lắk

Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

X

5

Đầu tư xây dựng Bệnh viện Trung ương Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk.

Đắk Lắk

Bộ Y Tế

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

X

X

X

X

X

6

Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên

Đắk Lắk

Bộ Y Tế

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

X

X

X

X

7

Phát triển Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tại tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk

UBND tỉnh Đắk Lắk

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

X

X

X

X

8

Bệnh viện Quân y 211, Bệnh viện Quân y 15 (tỉnh Gia Lai)

Gia Lai

Bộ Quốc phòng

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

X

X

X

X

X

III

Văn hóa và thể thao

1

Nghiên cứu đầu tư xây dựng Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia tại thành phố Đà Lạt.

Lâm Đồng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

X

X

X

X

X

2

Nghiên cứu đầu tư xây dựng trung tâm thể dục, thể thao cấp vùng tại thành phố Buôn Ma Thuột

Đắk Lắk

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành và cơ quan có liên quan

X

X

X

X

X

IV

Khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo

1

Nghiên cứu đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Đà Lạt,

Lâm Đồng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và địa phương liên quan

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

X

X

X

X

X

2

Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột

Đắk Lắk

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương liên quan

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

X

X

X

X

X

3

Nghiên cứu đầu tư xây dựng Trung tâm công nghệ cao, đổi mới sáng tạo tại tỉnh Lâm Đồng.

Lâm Đồng

Bộ Khoa học và Công nghệ và địa phương liên quan

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

X

X

X

X

X

V

Hạ tầng thương mại và logistic

Nghiên cứu đầu tư các dự án phát triển các trung tâm logistics cấp vùng tại các tỉnh trong vùng

Các địa phương trong vùng Tây Nguyên

Các địa phương liên quan

Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương liên quan

X

X

X

X

X

VI

Du lịch

Đầu tư phát triển các trung tâm du lịch tại thành phố Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa, Pleiku, Kon Tum và khu vực thị trấn Măng Đen[15]

Các địa phương trong vùng Tây Nguyên

Các địa phương liên quan

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành và cơ quan có liên quan

X

X

X

X

X

VII

Môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu

1

Các dự án bảo tồn các Vườn quốc gia; Khu bảo tồn, Khu dự trữ sinh quyển theo quy hoạch ngành được phê duyệt

Các địa phương trong vùng Tây Nguyên

Bộ Tài nguyên và Môi trường và địa phương liên quan

Các bộ, ngành và cơ quan có liên quan

X

X

X

X

X

2

Triển khai các dự án trên địa bàn vùng theo Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050[16]

Các địa phương trong vùng Tây Nguyên

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các địa phương trong vùng

Các bộ, ngành và cơ quan có liên quan

X

X

X

X

X

3

Thực hiện các dự án về đầu tư dây chuyền công nghệ xử lý chất thải rắn cho các khu xử lý chất thải rắn chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh; cải tạo hoặc đóng cửa lò đốt rác có công suất nhỏ, các bãi chôn lấp chất thải quy mô cấp xã không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường

Các địa phương trong vùng Tây Nguyên

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các địa phương trong vùng

Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành và cơ quan có liên quan

X

X

X

X

X

VIII

Bảo tồn văn hóa

Đề án phát triển Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng)

Các địa phương trong vùng Tây Nguyên

Các địa phương trong vùng

Bộ Văn hóa Thể thảo và Du lịch và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

X

X

X

X

X

Ghi chú: Các bộ, ngành và địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về việc thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước, các nguyên tác, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công của từng giai đoạn.

Trong đó, đối với các nhiệm vụ, dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 phải có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được cấp có thẩm quyền giao, tuân thủ theo các Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, số 973/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản quy định hiện hành.

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC CÁC QUY HOẠCH TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG THUỘC THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ HẾT HIỆU LỰC
(Kèm theo Kế hoạch thực hiện quy hoạch tại Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên quy hoạch

Cơ quan ban hành

Số Quyết định ban hành

Ngày ban hành

1

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020

Thủ tướng Chính phủ

936/QĐ-TTg

18/7/2012

2

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ

2162/QĐ-TTg

11/11/2013

3

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020

Thủ tướng Chính phủ

428/QĐ-TTg

18/3/2016

4

Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến 2020 và quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ

2072/QĐ-TTg

22/12/2017

5

Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ

1194/QĐ-TTg

22/7/2014



[1] Về nhiệm vụ “Đề án báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên”: Nhiệm vụ này cũng đã được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì triển khai tại Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15/11/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; Hiện nay, Chính phủ giao nhiệm vụ này với tên: “Báo cáo rà soát một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên”.

[2] Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại văn bản số 3731/BGDĐT-KHTC ngày 22/7/2024, lý do: Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” để trình Bộ Chính trị ban hành Kết luận về tiếp tục triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành dự kiến trong tháng 8/2024. Các văn bản nêu trên có những quan điểm chỉ đạo, định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo mới so với với giai đoạn trước. Do vậy, việc xây dựng Đề án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên cần bám sát các quan điểm mới nêu trên. Bên cạnh đó, giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên có những đặc thù về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là yếu tố dân cư, dân tộc với trình độ phát triển kinh tế - xã hội có sự chênh lệch giữa các khu vực trong vùng và với cả nước. Do đó cần có thời gian khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng để đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho phát triển giáo dục và đào tạo của vùng.

[1] Việc triển khai nghiên cứu, thực hiện đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (mạng lưới đường bộ; tuyến đường sắt; hệ thống cảng hàng không, sân bay; hạ tầng đường thủy nội địa) trên địa bàn vùng đảm bảo tuân thủ tiến trình, quy mô đầu tư được xác định tại các Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp các quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có sự thay đổi, được nghiên cứu thực hiện theo các Quyết định điều chỉnh quy hoạch, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông vận tải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

[2] Theo Nghị quyết số 138/2024/QH15 ngày 28/6/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).

[3] Theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ; Dự án được nghiên cứu đầu tư sau năm 2030; tuy nhiên, Dự án được Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Gia Lai làm cơ quan chủ trì tại Thông báo số 173/TB-VPCP ngày 15/6/2022 và xác định Dự án được nghiên cứu đầu tư trước năm 2030 khi có đủ điều kiện

[4] Theo Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 07/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1485/QĐ-TTg ngày 24/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 07/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 16/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong trường hợp quy hoạch, kế hoạch thực hiện nêu trên có sự thay đổi, thì thực hiện theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

[5] Theo Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 07/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1485/QĐ-TTg ngày 24/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 07/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 16/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong trường hợp quy hoạch, kế hoạch thực hiện nêu trên có sự thay đổi, thì thực hiện theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

[6] Đảm bảo phù hợp với Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 22/8/2023. Trong trường hợp quy hoạch nêu trên có sự thay đổi, thì thực hiện theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

[7] Đảm bảo việc phù hợp với Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia (Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023) và Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 25/4/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia. Trong trường hợp quy hoạch, kế hoạch thực hiện nêu trên có sự thay đổi, thì thực hiện theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

[8] Đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023) và Kế hoạch thực hiện quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 24/4/2024). Trong trường hợp quy hoạch, kế hoạch thực hiện nêu trên có sự thay đổi, thì thực hiện theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

[9] Đảm bảo phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023) và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 01/4/2024). Trong trường hợp quy hoạch, kế hoạch thực hiện nêu trên có sự thay đổi, thì thực hiện theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

[10] Đảm bảo phù hợp với Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023) và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 23/4/2024). Trong trường hợp quy hoạch, kế hoạch thực hiện nêu trên có sự thay đổi, thì thực hiện theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

[11] Đảm bảo phù hợp với Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Trong trường hợp quy hoạch, kế hoạch thực hiện nêu trên có sự thay đổi, thì thực hiện theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

[12] Theo Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 07/7/2023. Trong trường hợp quy hoạch, kế hoạch thực hiện nêu trên có sự thay đổi, thì thực hiện theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

[13] Đảm bảo phù hợp với Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1007/QĐ-TTg ngày 30/8/2023); Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 10/02/2023) và quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 966/QĐ-TTg ngày 17/8/2023) và các Kế hoạch thực hiện quy hoạch các Quyết định nêu trên trên địa bàn vùng. Trong trường hợp quy hoạch, kế hoạch thực hiện nêu trên có sự thay đổi, thì thực hiện theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

[14] Đảm bảo phù hợp với Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 27/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ); trong trường hợp quy hoạch, kế hoạch thực hiện nêu trên có sự thay đổi, thì thực hiện theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

[15] Theo Quyết định số 509/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong trường hợp quy hoạch, kế hoạch thực hiện nêu trên có sự thay đổi, thì thực hiện theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

[16] Đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 27/12/2022) và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 06/02/2024). Trong trường hợp quy hoạch, kế hoạch thực hiện nêu trên có sự thay đổi, thì thực hiện theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1337/QĐ-TTg ngày 06/11/2024 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.118

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.109.141
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!