HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 78/NQ-HĐND
|
Quảng
Bình, ngày 26 tháng 7 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
KẾT QUẢ GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA HĐND TỈNH VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT
QUẢ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 THỜI GIAN QUA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của
Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm
2015;
Căn cứ Nghị quyết số 22/NQ-HĐND
ngày 13 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình về Chương trình
giám sát năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Nghị quyết số 50/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 thành lập Đoàn giám sát “Về
tình hình triển khai và kết quả phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua trên địa bàn
tỉnh”;
Trên cơ sở báo cáo số 93/BC-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết
quả giám sát tình hình triển khai và kết quả phòng, chống dịch Covid-19 thời
gian qua trên địa bàn tỉnh; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản tán thành nội dung
Báo cáo số 93/BC-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về
tình hình triển khai và kết quả phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua trên địa
bàn tỉnh với những nội dung chủ yếu sau:
1. Kết quả đạt
được
Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành,
các cấp, đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân đã nỗ lực, cố gắng vượt
bậc để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch
Covid-19; kịp thời chỉ đạo tập trung, thống nhất, xuyên suốt và phân cấp, phân
quyền trong tổ chức thực hiện. Nhìn chung, các biện pháp phòng, chống dịch cơ bản
đúng hướng, kịp thời và hiệu quả. Các địa phương trong toàn tỉnh đã thực hiện tốt
công tác phòng, chống dịch, duy trì phát triển kinh tế - xã hội; công tác y tế
đã huy động tối đa nguồn lực tại chỗ và sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương;
công tác điều trị đã nỗ lực rất lớn để kéo giảm tỷ lệ bệnh
nhân tử vong lượng công an, biên phòng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám
trụ cơ sở, chủ động nắm chắc tình hình nhằm bảo đảm an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe Nhân dân; an sinh xã hội cho người dân được đảm
bảo; bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước, tỉnh đã nhận được sự đóng góp vô cùng to
lớn từ cộng đồng xã hội; trong các đợt giãn cách xã hội nghiêm ngặt, tỉnh đã cố
gắng hết sức bảo đảm thông suốt nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu cho Nhân dân; tăng cường công tác truyền thông để người dân biết được
các chủ trương, biện pháp của tỉnh; triển khai ứng dụng công nghệ, thông tin
trong phòng, chống dịch; duy trì việc dạy và học, làm việc
trực tuyến theo quy định. Đến nay kinh tế của tỉnh từng bước
được phục hồi, mọi hoạt động của người dân được trở lại bình thường... tạo đà
cho việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2022 đạt và vượt
kế hoạch đề ra. Hội đồng nhân dân tỉnh đánh giá cao những nỗ lực của Ủy ban
nhân dân tỉnh, các sở, ngành, địa phương trong việc chỉ đạo, thực hiện công tác
phòng, chống dịch, duy trì sản xuất, kinh doanh từng bước phục hồi kinh tế.
2. Tồn tại, hạn chế
Trong những ngày đầu thực hiện giãn
cách xã hội, công tác chỉ đạo điều hành tại một số địa phương, đơn vị còn lúng
túng; một số văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn chưa sát thực tiễn; công tác
tuyên truyền, vận động và kiểm tra, giám sát người dân thực hiện các biện pháp
phòng, chống dịch tại một số xã, phường, thị trấn chưa thực hiện thường xuyên;
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch có lúc chưa
hiệu quả; cơ sở vật chất, nhân lực, phương tiện, trang thiết bị y tế, hạ tầng
cơ sở các khu cách ly, thu dung, điều trị còn thiếu; hầu hết các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh thực hiện cơ chế tự chủ gặp khó khăn do phải tập trung điều trị bệnh nhân Covid-19; việc
cung cấp thuốc chữa bệnh có nơi, có lúc còn chậm; đến nay
vẫn còn tồn đọng các khoản hàng hóa đã mượn, nợ, ứng trước để phòng, chống dịch
chưa được giải quyết; công tác rà soát lập danh sách đối tượng tiêm chủng ở một
số địa phương chưa chặt chẽ; tỷ lệ tiêm vắc xin mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) và
mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) còn thấp; việc rà soát, bình xét, lập danh sách, thẩm
định hồ sơ cho một số đối tượng được hưởng chế độ, chính sách trong phòng chống
dịch ở một số nơi còn lúng túng; dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực, nhất là các ngành du lịch, vận tải, thương mại, giáo dục;
tiến độ giải ngân một số Chương trình cho vay hỗ trợ khó khăn do dịch còn chậm;
việc thu gom, xử lý rác thải y tế trong phòng, chống, điều trị dịch Covid-19 tại
hộ gia đình, khu dân cư có nơi chưa đảm bảo.
3. Nguyên nhân chủ yếu của tồn tại, hạn
chế
Những tồn tại, hạn chế nêu trên do
nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân nhân chính đó là: đây là đại dịch mới,
biến chủng phức tạp, khó kiểm soát; công tác phòng, chống
chưa có tiền lệ, chưa có nhiều kinh nghiệm; nhận thức của
đa số người dân về mức độ nguy hiểm của dịch còn mơ hồ;
công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cơ quan, đơn vị, địa phương có lúc còn
lúng túng; nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho tuyến y tế cơ sở còn hạn chế.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh
và các sở, ngành, địa phương liên quan
1. Tiếp tục rà soát các nghị quyết
HĐND tỉnh đã ban hành, các công văn cho ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh trong
quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 thời gian
qua, để có các kiến nghị, đề xuất HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh tiếp tục áp
dụng hay dừng lại để thực hiện các quy định mới trong điều kiện dịch Covid -19
đã được kiểm soát.
2. Sớm hoàn thành phê duyệt Đề án sắp
xếp các Trung tâm y tế cấp huyện theo Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày
07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự
nghiệp công lập; ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm này đảm
bảo theo quy định tại Thông tư số 07/2021/TT-BYT ngày 27/5/2021 của Bộ Y tế về
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế
huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế
cơ sở, y tế dự phòng từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn.
3. Có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của
các bộ, ngành liên quan xem xét, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các
đơn vị để thanh toán các khoản hàng hóa đã mượn, nợ, ứng trước từ nhà cung cấp
trong thời gian khẩn cấp phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa
phương.
4. Chỉ đạo sở, ngành liên quan nghiên
cứu tiến hành các thủ tục trình Chính phủ cho phép triển khai thí điểm việc cấp
thị thực điện tử (e-visa) tại cảng hàng không Đồng Hới giai đoạn 2022-2025 để tạo
điều kiện xúc tiến, mở các đường bay quốc tế, thu hút khách du lịch quốc tế đến
Quảng Bình sau dịch; qua đó, tạo động lực để thu hút các nhà đầu tư triển khai
các dự án giải trí, nghỉ dưỡng có quy mô, các dự án công nghiệp công nghệ cao của
các tập đoàn toàn cầu tại Quảng Bình.
5. Chỉ đạo các sở, ngành liên quan
triển khai các chính sách hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng phương án tái
sản xuất kinh doanh trong tình hình dịch bệnh và sau khi dịch bệnh được kiểm
soát; hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là
các ngành hàng xuất khẩu; cần có quy định và hướng dẫn cụ thể về lộ trình dự kiến
phục hồi sản xuất để các doanh nghiệp có kế hoạch về nhân sự, lao động và tài
chính để hoạt động trở lại sau dịch.
6. Tăng cường chỉ đạo các cơ quan
chuyên môn, các địa phương đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 3, mũi 4
cho người từ 12 tuổi trở lên, tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi
theo hướng dẫn của Bộ Y tế bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Phát huy tính
chủ động, gương mẫu của các lực lượng cán bộ, chiến sỹ, quân nhân, công nhân
viên chức, người lao động trong việc tiêm vắc xin, không để tình trạng vắc xin
không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí. Phối hợp với Sở Tài chính và đơn vị
liên quan bảo đảm đầy đủ, kịp thời thuốc chữa bệnh, sinh
phẩm, vật tư, trang thiết bị cho công tác phòng, chống dịch
và khám, chữa bệnh cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Tài chính nghiên cứu, tham mưu
UBND tỉnh chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc mua sắm, đấu thầu trang
thiết bị, hóa chất, thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh; đồng thời triển
khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch kịp thời, hiệu
quả.
8. Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì, phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các cơ quan truyền thông làm tốt công tác
truyền thông để người dân hiểu về diễn biến phức tạp khó lường của dịch bệnh, về
các biến chủng của Covid-19 có thể làm dịch bùng phát trở lại để người dân ủng
hộ, tích cực tham gia tiêm phòng vắc xin và tiếp tục thực hiện các biện pháp
phòng, chống dịch.
9. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh
tạo điều kiện để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được vay vốn ưu đãi để duy trì,
củng cố hoạt động trong tình hình dịch bệnh; hỗ trợ các
doanh nghiệp có nhu cầu tái sản xuất kinh doanh sau dịch, ưu tiên những doanh
nghiệp sử dụng số lượng lao động lớn.
10. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương hỗ trợ công tác đào tạo, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động sau thời
gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
11. Sở Y tế phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn việc xử lý rác thải y tế, tăng cường công tác đảm
bảo môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở y tế, khu dân cư, cơ sở hoạt động du lịch trong giai đoạn phục hồi và phát triển du lịch.
12. Sở Nội vụ phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo khẩn trương tham mưu triển khai việc bổ sung hợp đồng nhân viên y tế
tại các cơ sở giáo dục công lập chưa có nhân viên y tế trường học, theo chỉ đạo
của Bộ Nội vụ tại Công văn số 2564/BNV-CCVC ngày 16/6/2022 về việc hợp đồng để
thực hiện nhiệm vụ của nhân viên y tế trường học, kịp thời phục vụ năm học 2022
- 2023.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao
1. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ
chức thực hiện Nghị quyết và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả triển khai
thực hiện tại kỳ họp thường lệ giữa năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26 tháng 7 năm 2022
và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQVN, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh (và các cơ quan khác có tại Điều
2);
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Báo Quảng Bình, Đài PTTH Quảng Bình;
- Trung tâm Tin học - Công báo tỉnh;
- Lưu: VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.
|
CHỦ TỊCH
Trần Hải Châu
|