Kính gửi: Các Bộ, cơ
quan trung ương
(danh
sách kèm theo)
Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 10
tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị
các Bộ, cơ quan trung ương có cơ sở giáo dục đào tạo trực thuộc chỉ đạo đơn vị
liên quan xây dựng Kế hoạch năm 2024 của Bộ, cơ quan trung ương về phát triển
kinh tế - xã hội (lĩnh vực giáo dục đào tạo) và Dự toán ngân sách nhà nước
(NSNN) năm 2024, Kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2024-2026 lĩnh vực giáo dục
đào tạo.
Đề nghị Quý Bộ, cơ quan báo cáo theo Đề cương kèm
theo (bao gồm các Phụ lục thông tin, số liệu báo cáo), gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo
(số 35 Đại Cồ Việt, quận
Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) và gửi file mềm vào email:
vukhtc@moet.gov.vn trước ngày 05/7/2023 để tổng hợp báo cáo Kế hoạch
phát triển giáo dục năm 2024 và Dự toán NSNN năm 2024, Kế hoạch tài chính -
NSNN 3 năm 2024-2026 lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý
cơ quan./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ
trưởng;
- Các đơn vị thuộc Bộ (để p/h);
- Lưu: VT, Vụ KHTC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Ngọc Thưởng
|
ĐỀ
CƯƠNG
BÁO
CÁO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024,
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3 NĂM 2024-2026 LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
(khối
Bộ, cơ quan trung ương có cơ sở giáo dục đào tạo trực thuộc)
(Kèm
theo công văn số
3097/BGDĐT-KHTC
ngày
26
tháng
6 năm của Bộ GDĐT)
A. TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN DỰ TOÁN NSNN NĂM 2023, KẾ HOẠCH
TÀI CHÍNH - NSNN 03 NĂM 2021-2023 LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN KTXH THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
1. Rà soát mạng lưới cơ sở giáo dục
đào tạo thuộc bộ, ngành quản lý: Kết quả, thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng,
rà soát, điều chỉnh, triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục
đào tạo.
2. Quy mô và kết quả tuyển sinh đại học
năm 2022, ước thực hiện năm 2023 của các trường thuộc Bộ, ngành quản lý.
3. Phát triển nguồn nhân lực của bộ,
ngành; đào tạo theo nhu cầu xã hội; cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo; quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đào tạo; chất lượng giáo dục
đào tạo và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp; về đào tạo, tạo nguồn cán bộ
cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội (KTXH) đặc biệt khó khăn; ứng dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu; hợp tác quốc tế và đào tạo với nước
ngoài; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
4. Tình hình phát triển đội ngũ giảng
viên và cán bộ quản lý giáo dục (thuận lợi, khó khăn; thừa, thiếu, cơ cấu, số
lượng người
làm việc, vị trí việc làm giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục theo khối/ngành và giải
pháp khắc phục,..).
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH
HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN NSNN NĂM 2023 VÀ KẾ HOẠCH 03 NĂM 2021-2023 LĨNH VỰC GIÁO
DỤC ĐÀO TẠO
1. Đánh giá tình hình
thực hiện dự toán ngân sách nhà nước 2023 và Kế hoạch 03 năm 2021-2023 lĩnh vực
giáo dục đào tạo
1.1. Đánh giá kết quả thực hiện các
chính sách của Nhà nước và các chính sách đặc thù của bộ, ngành đối với học
sinh, sinh viên; chính sách đối với giảng viên; chính sách đối với cơ sở giáo dục
đào tạo. Trong đó lưu ý các nội dung sau:
- Đánh giá tình hình triển khai thực
hiện các chương trình, dự án, đề án đã được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt thuộc
lĩnh vực giáo dục đào tạo như: Đề án ngoại ngữ, các Chương trình mục tiêu mục
tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025,...
- Đánh giá việc thực hiện các chính
sách hỗ trợ giáo dục - đào tạo về số đối tượng thụ hưởng và kinh phí chi trả,
như: Thực hiện chế độ tài chính đối với học sinh dân tộc nội trú theo Thông tư
liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT; chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi
phí học tập theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ; chính
sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số theo
Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính
sách hỗ trợ học sinh khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ
sở giáo dục theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC
ngày 31/12/2013
của liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính;
chính sách hỗ trợ cho học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn
theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ; chính sách ưu
tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân
tộc thiểu số rất ít người theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/05/2017 của
Chính phủ; chính sách dành cho người học theo chế độ cử tuyển theo Nghị định số
141/2020/NĐ-CP ngày 08/12/2020 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học
sinh, sinh viên dân tộc thiểu số; và các chính sách đặc thù liên quan đến người
học khác thuộc thẩm quyền ban hành của địa phương. Trong đó lưu ý: mức học bổng
chính sách học sinh dân tộc nội trú theo 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT; mức học bổng
học sinh chế độ cử tuyển theo Nghị định số 141/2020/NĐ-CP được quy định tại Nghị
định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Giáo dục;....
- Đánh giá tình hình triển khai thực
hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thì điểm đổi mới
cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập;
- Đánh giá tình hình triển khai thực
hiện Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học
phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn,
giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo
và Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 20/12/2022 của Chính phủ về học phí đối với cơ
sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022-2023.
1.2. Đánh giá thực hiện thu (học phí, lệ phí, hoạt
động tài chính, thu hoạt động kinh doanh, dịch vụ, liên doanh liên kết và thu sự
nghiệp khác),
ngân sách chi thường xuyên; định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên/sinh
viên công lập; tỷ lệ chi hoạt động giáo dục đào tạo so với tổng chi sự nghiệp
giáo dục đào tạo.
1.3. Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư
công cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học do bộ ngành quản
lý; khó khăn, thuận lợi; tiến độ thực hiện các công trình,
dự án thuộc nguồn vốn bộ, ngành quản lý; đánh giá về các dự án đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục đào tạo (diện tích sàn xây dựng
trực tiếp phục vụ hoạt động giáo dục đào tạo, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo
dục đào tạo).
1.4. Tình hình thực hiện các chương
trình, dự án ODA do ngân sách Trung ương hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc
bộ, ngành quản lý (lưu ý đánh
giá mức độ phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành giáo dục
và lĩnh vực mà bộ, ngành là cơ quan chủ quản; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc khi áp dụng những
quy định mới về quản lý nguồn vốn ODA, vốn vay ưu
đãi, vốn vay lại; đề xuất, kiến nghị giải pháp sửa đổi hoặc bổ sung các cơ chế, chính sách
hiện hành).
- Tình hình thực hiện các chương
trình, dự án, phi dự án viện trợ không hoàn lại (những thuận lợi,
khó khăn, vướng mắc trong quá trình vận động, tiếp nhận, triển khai dự án;
đề xuất, kiến nghị giải pháp sửa đổi hoặc bổ sung các cơ chế, chính sách hiện
hành).
1.5. Kết quả thực hiện xã hội hóa giáo
dục (đánh giá thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được và đề xuất sửa đổi hoặc bổ
sung chính sách hiện hành). Tình hình thực hiện Nghị quyết 35/2019/NQ-CP và
công tác xã hội hóa giáo dục (kết quả huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư
cho phát triển giáo dục và đào tạo; khó khăn, vướng mắc; đề xuất, kiến nghị).
2. Đánh giá chung
Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá
chung về những kết quả đạt được năm 2021, 2022 ước thực hiện năm 2023 (so sánh với mục
tiêu, chỉ tiêu kế hoạch/dự toán thực hiện của năm học trước và năm kế hoạch), những khó
khăn, vướng mắc; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
B. XÂY DỰNG KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH VÀ DỰ TOÁN NSNN 2024, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NSNN 3 NĂM
2024-2026 THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
1. Căn cứ
pháp lý
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về Chương trình hành động triển khai thực hiện
Chiến lược phát triển KTXH 2021- 2030 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất
nước 5 năm 2021-2025 đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo.
- Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ về xây dựng kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách nhà nước năm
2024.
- Căn cứ tình hình triển khai thực hiện
kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo năm 2023, bộ, ngành triển khai xây dựng kế
hoạch năm 2024 cần đảm bảo tính bao quát, khả thi, gắn với nguồn lực để thực hiện,
là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.
- Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017
về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối
với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong
doanh nghiệp;
- Luật Giáo dục 2019: Ngân sách nhà nước
bảo đảm tối thiểu 20% chi cho giáo dục.
2. Yêu cầu đối
với Kế hoạch phát triển KTXH và Dự toán NSNN năm 2024, Kế hoạch tài chính -
NSNN 3 năm 2024-2026 cho lĩnh vực giáo dục đào tạo
a) Kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo
và dự toán ngân sách giáo dục đào tạo năm 2024 và kế hoạch tài chính 3 năm
2024-2026 phải kết hợp chặt chẽ, phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn 5
năm 2021-2025 của bộ, ngành; kế hoạch phải dựa trên quy hoạch mạng lưới cơ sở
giáo dục đào tạo và quy hoạch nguồn nhân lực của ngành; kế hoạch bao quát, khả
thi, gắn với nguồn lực để thực hiện, là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước
về giáo dục và đào tạo.
b) Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở dữ
liệu của bộ, ngành; nâng cao tính dự báo, những cơ hội, thách thức đối với sự
nghiệp phát triển nguồn nhân lực; kế hoạch phải được triển khai xây dựng đồng bộ,
phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan; bảo đảm tính công khai, minh bạch,
công bằng, hiệu quả và tăng cường trách nhiệm giải trình trong phân bổ các nguồn
lực.
c) Thực hiện đổi mới công tác xây dựng
quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực; tiếp tục tăng cường quyền tự chủ và
trách nhiệm giải trình của các đơn vị sự nghiệp công lập; nâng cao hiệu quả
giáo dục đào tạo, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; ưu tiên đầu tư cho công
tác giáo dục đào tạo vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KTXH
đặc biệt khó khăn và những ngành, nghề cần thu hút người học; tăng cường xã hội hóa
giáo dục, đào tạo.
3. Nội dung xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN năm 2024 và kế hoạch tài
chính 3 năm 2024-2026 lĩnh vực giáo dục đào tạo
3.1. Xây dựng kế hoạch phát triển giáo
dục đào tạo năm 2024
3.1.1. Trên cơ sở mục
tiêu, chỉ tiêu của bộ, ngành đặt ra trong kế hoạch năm 2024
- Kế hoạch tuyển mới giáo dục đào tạo:
Căn cứ vào các tiêu chí, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo (đội
ngũ giảng viên
và điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục đào tạo) theo quy định
hiện hành (Thông tư số 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học,
thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành giáo
dục mầm non).
Các cơ sở giáo dục đào tạo trực thuộc bộ/ngành tự chủ và chịu trách nhiệm trong
việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học, đại học, cao đẳng sư phạm. Vì vậy,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các cơ sở giáo dục đào
tạo trực thuộc thực hiện giáo dục đào tạo chất lượng, gắn với đào tạo
nhân lực của bộ, ngành và nhu cầu xã hội.
3.1.2. Xác định
phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024
Tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả
hơn nữa các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết của Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của
Đảng; Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025) và Chiến lược phát triển phát
triển KTXH 10 năm 2021- 2030; Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ
2021-2026 thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển KTXH 5 năm
2021-2025 thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, năm 2024, ngành Giáo dục tiếp tục
triển khai hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; trọng tâm
là hiện đại hóa, đa dạng hóa phương thức giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng
nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế; thu hút và trọng dụng nhân tài; thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng
dụng khoa học công nghệ, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm
năng, lợi thế để làm động lực cho phát triển KTXH; triển khai đồng bộ và hiệu
quả quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm đồng thời với thực hiện
chiến lược phát triển giáo dục đại học giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường cơ sở
vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động GDĐT; đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập;
bảo đảm công bằng, bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục của người dân; đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục.
3.2 Xây dựng dự toán NSNN năm 2024 và
Kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2024-2026
3.2.1. Dự toán NSNN
năm 2024
a) Dự toán thu:
Đề nghị các bộ, ngành dự toán thu NSNN
năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 21/CT-TTg. Đối
với thu học phí, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/5/2023 về
phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2023 giao Bộ GDĐT chủ trì phối hợp với
Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan khẩn
trương sửa đổi, bổ sung Nghị định số 81/2021/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục rút gọn
để các địa phương và các cơ sở giáo dục kịp thời chuẩn bị cho năm học mới
2023-2024. Đến nay, dự thảo Nghị định đã được Bộ Tư pháp thẩm định và đang hoàn
thiện để trình Chính phủ xem xét, ban hành.
b) Dự toán chi NSNN năm 2024
- Chi thường xuyên: Dự toán chi thường
xuyên sự nghiệp giáo dục đào tạo năm 2024 xây dựng trên cơ sở hệ thống tiêu chí
và định mức phân bổ Ngân sách nhà nước hiện hành, trong đó dự toán chi tiền
lương, các khoản phụ cấp theo lương theo đúng các chế độ đã ban hành trước thời
điểm lập dự toán và chủ động dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chế
độ chính sách đối với giáo dục và đào tạo đã ban hành.
- Chi đầu tư phát triển:
Dự toán chi đầu tư phát triển năm 2024
xây dựng phải phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển KTXH năm 2024, kế
hoạch phát triển KTXH 5 năm giai đoạn 2021-2025, kế hoạch đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2021-2025 và tình hình thực hiện năm 2022, ước thực hiện năm 2023 của
Bộ/ngành.
Dự toán chi đầu tư năm 2024 phù hợp với
quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực của Bộ, ngành và cơ
sở vật chất hiện có, trong đó sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện
cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng điều kiện chất lượng giáo dục đào tạo,
theo chuẩn quốc tế; ưu tiên đầu tư để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn
nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát
triển KTXH; khuyến khích đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo
dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Các chương trình, dự án ODA liên
quan đến hoạt động giáo dục, đào tạo của Bộ, ngành: Dự toán chia ra chi tiết
theo tính chất nguồn vốn (chi đầu tư phát triển và chi hành
chính sự nghiệp); Loại nguồn vốn (vốn ODA (NSNN cấp phát,
vay lại) và vốn đối ứng
(NSNN cấp phát và chủ đầu tư tự bố trí)). Đối với dự án sử dụng nguồn vốn
ODA có sự tham gia của nhiều cơ quan chủ quản, chỉ dự toán phần kinh phí mà Bộ,
ngành mình được thụ hưởng.
- Các chương trình, dự án, phi dự án
viện trợ thuộc nguồn thu NSNN liên quan đến hoạt động giáo dục - đào tạo của Bộ,
ngành: Nguồn và cơ cấu dự toán gồm chi thường xuyên, chi đầu tư; tách theo nhiệm
vụ chi của ngân sách trung ương, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh từ nguồn
viện trợ.
3.2.2. Kế hoạch tài
chính - NSNN 3 năm 2024-2026
Thực hiện đúng Nghị định số
45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài
chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm và Thông tư số 69/2017/TT-BTC
ngày 7/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch
tài chính - NSNN 03 năm với các nội dung tương tự Dự toán năm 2024 nêu trên.
Kế hoạch huy động nguồn lực ngoài ngân
sách: Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về
công tác xã hội hóa giáo dục thuộc lĩnh vực các Bộ, ngành quản lý (giải pháp
thúc đẩy xã hội hóa giáo dục và thu hút nguồn lực, đề xuất, kiến nghị với Quốc
hội, Chính phủ về cơ chế, chính sách thực hiện xã hội hóa trong giáo dục).
4. Kiến nghị và đề xuất
Đề xuất các kiến nghị với Quốc hội,
Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành Trung ương.
DANH
SÁCH CÁC BỘ, NGÀNH CÓ CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Kèm theo
công văn số 3097/BGDĐT-KHTC
ngày
26 tháng
6 năm 2023 của Bộ GDĐT)
STT
|
Tên cơ quan
Bộ, ngành
|
1
|
Bộ Công an
|
2
|
Bộ Công Thương
|
3
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
4
|
Bộ Giao thông vận tải
|
5
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
6
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
7
|
Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội
|
8
|
Bộ Ngoại giao
|
9
|
Bộ Nội vụ
|
10
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
|
11
|
Bộ Quốc phòng
|
12
|
Bộ Tài chính
|
13
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
14
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
15
|
Bộ Tư pháp
|
16
|
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
|
17
|
Bộ Xây dựng
|
18
|
Bộ Y tế
|
19
|
Ủy ban dân tộc
|
20
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
|
|