ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
07/2021/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Phúc, ngày 19 tháng 3 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG
NGHIỆP, NÂNG CAO THU NHẬP CHO NÔNG DÂN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021- 2025 THEO
NGHỊ QUYẾT SỐ 20/2020/NQ-HĐND CỦA HĐND TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số
20/2020/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách
hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 81/TTr-SNN&PTNT ngày 19
tháng 3 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thực
hiện chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông
dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND
ngày 14/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 3
năm 2021.
Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc các sở, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- CPVP UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học - Công báo tỉnh;
- Đài PTTH, Báo VP, Cổng TTGTĐT tỉnh;
- Như Điều 2 (t/h);
- CV NCTH VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khước
|
QUY ĐỊNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP, NÂNG CAO THU
NHẬP CHO NÔNG DÂN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 THEO NGHỊ QUYẾT SỐ
20/2020/NQ-HĐND NGÀY 14/12/2020 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2021/QĐ-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2021 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quyết định này quy định việc thực hiện
chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2021- 2025 theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày
14/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ gia
đình, cá nhân, chủ trang trại (gọi chung là Người sản xuất).
2. Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện,
thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan
trong việc thực hiện Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh
về chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông
dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.
Điều 3. Điều kiện
và nguồn vốn
1. Điều kiện hỗ trợ: Thực hiện theo
Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh.
2. Nguồn vốn: Thực hiện theo Khoản 3
Điều 2 Nghị quyết 20/2020/NQ- HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh.
Chương II
NỘI DUNG, CƠ CHẾ,
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Điều 4. Chính
sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa và cây hàng năm
thành vùng tập trung, quy mô lớn theo Điểm a, Khoản 1, Điều 2, Nghị quyết số
20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh:
1. Nội dung chính sách: Thực hiện
theo Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND
tỉnh.
2. Về cách tính lượng vật tư hỗ trợ
2.1. Đối với chuyển đổi sang trồng
cây hàng năm, cây ăn quả
Lượng hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật cho Người sản xuất thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất
trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây ăn quả hoặc chuyển đổi từ cây hàng năm
khác sang cây ăn quả được xác định theo công thức sau: Q = R1 x M1
- Trong đó:
+ Q là lượng vật tư hỗ trợ cho người
sản xuất;
+ R1 là quy mô sản xuất được
hỗ trợ; R1 phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Nghị quyết số
20/2020/NQ-HĐND và tại Khoản 1, 2, 3, Điều 3, Chương 1, Quy định này.
+ M1 là mức vật tư hỗ trợ
được quy định tại mục II, III, Phụ lục 1 kèm theo Quyết định.
2.2. Đối với chuyển đổi sang trồng
lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản
Chi phí hỗ trợ đào đắp bờ được xác định
theo công thức sau:
C= (Đ1
* P1 + Đ2
* P2 + P3)/2
- Trong đó:
+ C là chi phí hỗ trợ đào đắp bờ phục
vụ nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa;
+ Đ1 là khối lượng đào đất;
Đ2 là khối lượng đắp bờ; Đ1, Đ2 phải đáp ứng
các điều kiện được quy định tại Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND và tại Khoản 1,
2, 3, Điều 3, Chương 1, Quy định này.
+ P1, P2 tương ứng
là đơn giá đào đất, đắp bờ, P3 là bù giá ca máy vận dụng theo định mức
Bộ Xây dựng ban hành và đơn giá do UBND tỉnh ban hành.
Điều 5. Chính
sách hỗ trợ giống lúa chất lượng, giống thủy sản theo Điểm b, Khoản 1, Điều 2
Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh
1. Nội dung chính sách: Thực hiện
theo Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND
tỉnh.
2. Về cách tính lượng vật tư hỗ trợ:
Lượng giống hỗ trợ cho Người sản xuất
lúa chất lượng, nuôi các đối tượng thủy sản chủ lực, đối tượng thủy sản có hiệu
quả kinh tế theo công thức sau: Q = R2 x M2
- Trong đó:
+ Q là lượng vật tư hỗ trợ cho người
sản xuất.
+ R2 là quy mô sản xuất được
hỗ trợ; R2 phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Nghị quyết số
20/2020/NQ-HĐND và tại Khoản 1, 2, 3, Điều 3, Chương 1, Quy định này.
+ M2 là mức vật tư hỗ trợ
được quy định tại mục I, II, Phụ lục 1 và Phụ lục 3 kèm theo Quyết định.
Điều 6. Chính
sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, theo Điểm c, Khoản 1, Điều
2 Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh
1. Nội dung chính sách: Thực hiện
theo Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND
tỉnh.
2. Về cách tính lượng vật tư hỗ trợ:
Trên cơ sở mức hỗ trợ vật tư được quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quyết định,
các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan thực hiện hỗ trợ cho người sản xuất đáp ứng
các điều kiện được quy định tại Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND và tại Điều 3,
Chương 1, Quy định này.
Điều 7. Chính
sách hỗ trợ rau quả hàng hóa an toàn theo VietGAP theo Điểm d, Khoản 1, Điều 2
Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh
1. Nội dung chính sách: Thực hiện
theo Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND
tỉnh.
2. Về cách tính toán lượng vật tư hỗ
trợ
Lượng hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật cho Người sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo VietGAP được xác định
theo công thức sau: Q = R3 x M3
- Trong đó:
+ Q là lượng vật tư hỗ trợ cho người
sản xuất.
+ R3 là quy mô sản xuất được
hỗ trợ; R3 phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Nghị quyết số
20/2020/NQ-HĐND và tại Khoản 1, 2, 3, Điều 3, Chương 1, Quy định này.
+ M3 là mức vật tư hỗ trợ
được quy định tại nội dung từ 1 đến 6, mục II, Phụ lục 1 kèm theo Quyết định.
Điều 8. Hỗ trợ
kinh phí cho công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện theo Khoản
2, Điều 2 Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 cua HĐND tỉnh.
- Đối tượng hỗ trợ kinh phí: Cơ quan
quản lý và đơn vị chủ trì triển khai thực hiện chính sách.
- Nội dung hỗ trợ: Quản lý, chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, quyết toán và chi khác theo quy định hiện hành.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Điều khoản
thi hành:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
liên quan xây dựng hướng dẫn liên ngành để thực hiện các nội dung hỗ trợ của
Quyết định này.
a) Căn cứ giống cây trồng, thủy sản
được phép sản xuất tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền ban hành và điều kiện
thực tế sản xuất nông nghiệp, thủy sản của tỉnh, hàng năm ban hành danh mục các
loại giống cây trồng, thủy sản được hỗ trợ làm cơ sở cho các địa phương và người
sản xuất thực hiện Quyết định này.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến
pháp luật, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện.
c) Tổng hợp nhu cầu đăng ký hỗ trợ (số
lượng, chủng loại, quy mô, kinh phí...) của các địa phương, đơn vị, xây dựng kế
hoạch hàng năm báo cáo UBND tỉnh phê duyệt.
e) Thẩm định dự toán kinh phí hoặc
tham gia thẩm định các dự án, kế hoạch, báo cáo KTKT của ngành theo quy định.
f) Hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả
thực hiện, các nội dung phát sinh (nếu có) kịp thời tham mưu, báo cáo UBND tỉnh
điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền cho phù hợp.
2. Sở Tài chính:
a) Căn cứ kế hoạch được UBND tỉnh phê
duyệt và căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí; hàng năm cân đối, bố trí kinh phí
từ ngân sách tỉnh để thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo quy định.
b) Tổng hợp kinh phí các chương
trình, kế hoạch, dự án...; thẩm định dự toán kinh phí của các sở, ngành trình
UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và các sở liên quan hướng dẫn trình tự thủ tục lập hồ sơ
nghiệm thu, thanh quyết toán kinh phí các nội dung được đầu tư, hỗ trợ tại Quyết
định này cho các đối tượng được hỗ trợ đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời,
đúng đối tượng.
d) Chủ động tổ chức thanh tra, kiểm
tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí (đối với nguồn kinh phí sự nghiệp) hỗ
trợ đối với các đối tượng thụ hưởng chính sách này, đảm bảo đúng quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, các sở, ngành liên quan, UBND huyện, thành phố tích hợp quy hoạch
phát triển sản xuất nông nghiệp vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch
sử dụng đất tinh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025 trình cấp thẩm quyền phê duyệt
(trong đó có chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp).
b) Thanh tra, kiểm tra theo chương
trình, kế hoạch và tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu
vi phạm về quản lý đất đai trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng
lúa; giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đẩy mạnh việc ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp, bảo
quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông sản. Tranh thủ các nguồn vốn KHCN
của Trung ương và tỉnh, cân đối và ưu tiên cho các dự án, các đề tài phục vụ mục
tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
b) Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp,
HTX và các cơ sở sản xuất xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, thực phẩm;
xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các nông sản, sản phẩm chủ lực của tỉnh
để nâng cao giá trị và tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.
6. Các Sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tuyên truyền hướng dẫn, chỉ
đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực
hiện Quyết định này trong phạm vi quản lý nhà nước thuộc ngành; chủ động phối hợp
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người sản xuất trong quá trình thực hiện theo
thẩm quyền.
7. UBND các huyện, thành phố:
a) Tuyên truyền, phổ biến nội dung đầu
tư, hỗ trợ trong quy định này cho nhân dân trên địa bàn.
b) Hàng năm, tổng hợp nhu cầu đăng ký
thực hiện để được hưởng đầu tư, hỗ trợ của các hộ trên địa bàn theo Hướng dẫn
liên ngành gửi Sở Nông nghiệp & PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét,
phê duyệt theo quy định.
c) Chịu trách nhiệm về tính chính
xác, sự phù hợp về quy hoạch, kế hoạch của địa phương trong việc thực hiện chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
d) Hướng dẫn kiểm tra, giám sát; kịp
thời phát hiện, ngăn chặn các vi phạm và xử lý vi phạm (nếu có) trong quá trình
thực hiện Quy định này.
e) Định kỳ hàng quý đánh giá, tổng hợp
báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp &PTNT để tổng hợp báo cáo UBND
tỉnh.
8. Đề nghị Mặt trận tổ quốc tỉnh
và các tổ chức chính trị, xã hội: Phối hợp chặt chẽ với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan và các huyện,
thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động các đoàn viên, hội viên
tham gia tích cực và triển khai có hiệu quả các nội dung đầu tư, hỗ trợ để thực
hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.
Điều 10.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh hoặc cần bổ sung, các cấp,
các ngành, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết theo
thẩm quyền./.
PHỤ LỤC 01:
MỨC HỖ TRỢ VẬT TƯ ĐỐI VỚI 1 HA CÂY TRỒNG
(Kèm theo Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc)
TT
|
Nội
dung
|
ĐVT
|
Số
lượng vật tư cho 1 ha
|
Tỷ
lệ hỗ trợ theo Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND (%)
|
Số
lượng vật tư hỗ trợ
|
Ghi
chú
|
I
|
ĐỐI
VỚI CÂY LÚA
|
|
|
|
|
|
-
|
Giống lúa chất lượng các loại
|
kg
|
50
|
70
|
35
|
|
II
|
ĐỐI VỚI CÂY HÀNG NĂM
|
|
|
|
|
|
1
|
Bí đỏ
|
|
|
|
|
|
-
|
Giống bí đỏ
|
kg
|
0.7
|
50
|
0.35
|
|
-
|
Phân hữu cơ vi sinh
|
kg
|
1,500
|
50
|
750
|
|
-
|
Thuốc BVTV sinh học, thảo mộc
|
1.000
đồng
|
1,000
|
50
|
500
|
|
2
|
Dưa chuột
|
|
|
|
|
|
-
|
Giống dưa chuột
|
kg
|
0.7
|
50
|
0.35
|
|
-
|
Phân hữu cơ vi sinh
|
kg
|
2,000
|
50
|
1,000
|
|
-
|
Thuốc BVTV sinh học, thảo mộc
|
1.000
đồng
|
2,000
|
50
|
1,000
|
|
3
|
Ớt
|
|
|
|
|
|
-
|
Giống ớt
|
kg
|
0.4
|
50
|
0.2
|
|
-
|
Phân hữu cơ vi sinh
|
kg
|
2,500
|
50
|
1,250
|
|
-
|
Thuốc BVTV sinh học, thảo mộc
|
1.000
đồng
|
1,500
|
50
|
750
|
|
4
|
Cà chua
|
|
|
|
|
|
-
|
Giống cà chua
|
cây
|
32,000
|
50
|
16,000
|
|
-
|
Phân hữu cơ vi sinh
|
kg
|
2,000
|
50
|
1,250
|
|
-
|
Thuốc BVTV sinh học, thảo mộc
|
1.000
đồng
|
2,500
|
50
|
1,250
|
|
5
|
Khoai tây
|
|
|
|
|
|
-
|
Giống khoai tây
|
kg
|
1,200
|
50
|
600
|
|
-
|
Thuốc BVTV sinh học, thảo mộc
|
1.000
đồng
|
600
|
50
|
300
|
|
6
|
Các loại rau củ quả khác (Rau cải, súp lơ, su hào, rau muống, rau ngót, rau su su, rau mồng
tơi, rau dền, rau đay, hành, mướp...)
|
|
|
|
|
|
-
|
Phân hữu cơ vi sinh
|
kg
|
2,000
|
50
|
1,000
|
|
-
|
Thuốc BVTV sinh học, thảo mộc
|
1.000
đồng
|
1,500
|
50
|
750
|
|
7
|
Hoa hồng
|
|
|
|
|
|
-
|
Phân hữu cơ sinh học
|
kg
|
2,800
|
50
|
1,400
|
|
-
|
Thuốc BVTV sinh học, thảo mộc
|
1.000
đồng
|
2,000
|
50
|
1,000
|
|
8
|
Hoa cúc
|
|
|
|
|
|
-
|
Phân hữu cơ sinh học
|
kg
|
1,500
|
50
|
750
|
|
-
|
Thuốc BVTV sinh học, thảo mộc
|
1.000
đồng
|
500
|
50
|
250
|
|
9
|
Hoa đồng tiền
|
|
|
|
|
|
-
|
Phân hữu cơ sinh học
|
kg
|
2,000
|
50
|
1,000
|
|
-
|
Thuốc BVTV sinh học, thảo mộc
|
1.000
đồng
|
1,200
|
50
|
600
|
|
10
|
Hoa lily
|
|
|
|
|
|
-
|
Phân hữu cơ sinh học
|
kg
|
2,500
|
50
|
1,250
|
|
-
|
Thuốc BVTV sinh học, thảo mộc
|
1.000
đồng
|
1,200
|
50
|
600
|
|
11
|
Hoa lay - ơn
|
|
|
|
|
|
-
|
Phân hữu cơ sinh học
|
kg
|
2,500
|
50
|
1,250
|
|
-
|
Thuốc BVTV sinh học, thảo mộc
|
1.000
đồng
|
1,200
|
50
|
600
|
|
12
|
Hoa loa kèn
|
|
|
|
|
|
-
|
Phân hữu cơ sinh học
|
kg
|
2,500
|
50
|
1,250
|
|
-
|
Thuốc BVTV sinh học, thảo mộc
|
1.000
đồng
|
2,000
|
50
|
1,000
|
|
III
|
ĐỐI VỚI CÂY ĂN QUẢ
|
|
|
|
|
|
1
|
Bưởi
|
|
|
|
|
|
-
|
Phân hữu cơ khoáng
|
kg
|
5,000
|
50
|
2500
|
|
2
|
Thanh long
|
|
|
|
|
|
-
|
Phân hữu cơ khoáng
|
kg
|
5,000
|
50
|
2,500
|
|
3
|
Chuối
|
|
|
|
|
|
-
|
Phân hữu cơ khoáng
|
kg
|
5,000
|
50
|
2,500
|
|
4
|
Ổi
|
|
|
|
|
|
-
|
Giống trồng mới
|
cây
|
800
|
50
|
400
|
|
-
|
Phân hữu cơ khoáng
|
kg
|
2,000
|
50
|
1,000
|
|
5
|
Na
|
|
|
|
|
|
-
|
Giống trồng mới
|
cây
|
800
|
50
|
400
|
|
-
|
Phân hữu cơ khoáng
|
kg
|
2,000
|
50
|
1,000
|
|
6
|
Nho
|
|
|
|
|
|
-
|
Phân hữu cơ khoáng
|
kg
|
5,000
|
50
|
2,500
|
|
7
|
Cam, quýt
|
|
|
|
|
|
-
|
Phân hữu cơ khoáng
|
kg
|
5,000
|
50
|
2,500
|
|
8
|
Chanh
|
|
|
|
|
|
-
|
Giống trồng mới
|
cây
|
1,000
|
50
|
500
|
|
-
|
Phân hữu cơ khoáng
|
kg
|
2,000
|
50
|
1,000
|
|
9
|
Nhãn, vải
|
|
|
|
|
|
-
|
Giống trồng mới
|
cây
|
400
|
50
|
200
|
|
-
|
Phân hữu cơ khoáng
|
kg
|
2,400
|
50
|
1,200
|
|
10
|
Xoài
|
|
|
|
|
|
-
|
Giống trồng mới
|
cây
|
400
|
50
|
200
|
|
-
|
Phân hữu cơ khoáng
|
kg
|
2,400
|
50
|
1,200
|
|
11
|
Mít
|
|
|
|
|
|
-
|
Giống trồng mới
|
cây
|
400
|
50
|
200
|
|
-
|
Phân hữu cơ khoáng
|
kg
|
2,400
|
50
|
1,200
|
|
12
|
Táo
|
|
|
|
|
|
-
|
Giống trồng mới
|
cây
|
400
|
50
|
200
|
|
-
|
Phân hữu cơ khoáng
|
kg
|
2,400
|
50
|
1,200
|
|
13
|
Hồng xiêm
|
|
|
|
|
|
-
|
Giống trồng mới
|
cây
|
500
|
50
|
250
|
|
-
|
Phân hữu cơ khoáng
|
kg
|
2,500
|
50
|
1,250
|
|
14
|
Đu đủ
|
|
|
|
|
|
-
|
Giống trồng mới
|
cây
|
2,700
|
50
|
1,350
|
|
-
|
Phân hữu cơ khoáng
|
kg
|
3,000
|
50
|
1,500
|
|
15
|
Hồng
|
|
|
|
|
|
-
|
Giống trồng mới
|
cáy
|
600
|
50
|
300
|
|
-
|
Phân hữu cơ khoáng
|
kg
|
2,700
|
50
|
1350
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 02:
MỨC VẮC XIN, VẬT TƯ HỖ TRỢ TRONG PHÒNG,
CHỐNG MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM CỦA GIA SÚC, GIA CẦM
(Kèm theo Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND
ngày 19 tháng 3 năm
2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
TT
|
Nội
dung
|
ĐVT
|
Số
lượng
|
Ghi
chú
|
1
|
Vắc xin
|
|
|
|
-
|
Vắc xin Lở mồm long móng trâu, bò
|
Liều/con/năm
|
02
|
|
-
|
Vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò
|
Liều/con/năm
|
01
|
|
-
|
Vắc xin Lở mồm long móng lợn nái, lợn
đực giống
|
Liều/con/năm
|
02
|
|
-
|
Vắc xin Dịch tả lợn nái, lợn đực giống
|
Liều/con/năm
|
01
|
|
-
|
Vắc xin Tai xanh lợn nái, lợn đực
giống
|
Liều/con/năm
|
02
|
|
-
|
Vắc xin Cúm gia cầm (Gà quy mô ≤
3.000 con; vịt, ngan)
|
Liều/con/năm
|
02
|
|
2
|
Hóa chất phun khử trùng, tiêu độc
môi trường chăn nuôi;
|
lần/năm
|
02
|
|
3
|
Vật tư, dụng cụ phục vụ tiêm
phòng (xơ ranh, kim tiêm, bảo hộ lao động, bảo quản vắcxin...)
|
|
|
Theo Kế hoạch được UBND tỉnh phê
duyệt hàng năm
|
PHỤ LỤC 03:
LƯỢNG GIỐNG THỦY SẢN HỖ TRỢ CHO 100 M2 VÀ
100 M3
(Kèm theo Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc)
STT
|
Đối
tượng nuôi
|
ĐVT
|
Hình
thức nuôi
|
Số
lượng theo định mức
|
Số
lượng hỗ trợ 50% theo NQ 20/2020/NQ-HĐND
|
Ghi
chú
|
I
|
Đối
tượng thủy sản chủ lực
|
|
|
|
|
|
1
|
Cá Rô phi (đơn tính)
|
con/100
m2
|
Nuôi
ao, (Ghép rô phi là chính)
|
250
|
125
|
Gồm
số lượng cá rô phi và các đối tượng nuôi ghép
|
con/100
m3
|
Nuôi
lồng
|
4,000
|
2,000
|
|
2
|
Cá Chép (Chép lai)
|
con/100m2
|
Nuôi
ao (Ghép chép là chính
|
300
|
150
|
Gồm
số lượng cá chép và các đối tượng nuôi ghép
|
3
|
Cá Trắm cỏ
|
con/100
m2
|
Nuôi
ao (Ghép trắm cỏ là chính)
|
250
|
125
|
Gồm
số lượng cá trắm và các đối tượng nuôi ghép
|
con/100
m3
|
Nuôi
lồng
|
2,000
|
1,000
|
|
4
|
Cá Trắm đen
|
con/100
m2
|
Nuôi
ao
|
100
|
50
|
|
con/100
m3
|
Nuôi
lồng
|
1,000
|
500
|
|
II
|
Đối tượng thủy sản có hiệu quả
kinh tế
|
|
|
|
|
|
1
|
Cá Diêu hồng
|
con/100
m2
|
Nuôi
ao
|
250
|
125
|
|
con/100
m3
|
Nuôi
lồng
|
4,000
|
2,000
|
|
2
|
Cá Tầm
|
con/100
m3
|
Nuôi
bể
|
1,000
|
500
|
|
3
|
Cá Chiên
|
con/100
m3
|
Nuôi
lồng
|
1,000
|
500
|
|
4
|
Cá Lăng chấm
|
con/100
m2
|
Nuôi
ao
|
100
|
50
|
|
5
|
Cá Nheo Mỹ (Lăng đen)
|
con/100
m2
|
Nuôi
ao
|
100
|
50
|
|
con/100
m3
|
Nuôi
lồng
|
1,000
|
500
|
|
6
|
Cá Lóc, Chuối hoa
|
con/100
m2
|
Nuôi
bể, ao
|
1,000
|
500
|
|
con/100
m3
|
Nuôi
lồng
|
13,000
|
6,500
|
|
7
|
Cá Chình nước ngọt
|
con/100
m3
|
Nuôi
bể
|
1,000
|
500
|
|
con/100
m3
|
Nuôi
lồng
|
2,000
|
1,000
|
|
con/100
m2
|
Nuôi
ao
|
100
|
50
|
|
8
|
Tôm càng xanh
|
con/100
m2
|
Nuôi
ao
|
1,000
|
500
|
|
9
|
Lươn
|
con/100
m3
|
Nuôi
bể
|
6,000
|
3,000
|
|
10
|
Chạch
|
con/100
m2
|
Nuôi
ao, bể
|
2,000
|
1,000
|
|
11
|
Ba ba
|
con/100
m2
|
Nuôi
ao, bể
|
200
|
100
|
|
12
|
Ếch
|
con/100
m2
|
Nuôi
lồng, bể
|
6,000
|
3,000
|
|
13
|
Rô đồng
|
con/100
m2
|
Nuôi
ao
|
5,000
|
2,500
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|