Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 92/KH-UBND 2021 đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu: 92/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Phạm Thiện Nghĩa
Ngày ban hành: 24/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 92/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 24 tháng 03 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; Nghị quyết số 1033-NQ/BCSĐ ngày 20/4/2020 của Ban Cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 19/QĐ-BNN-KH ngày 04/01/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025, nội dung cụ thể như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu

- Giai đoạn 2017 - 2020: Tổ chức được 226 lớp, với 5.873 lao động nông thôn được đào tạo. Trong đó: đào tạo nghề nông nghiệp tập trung trong các lĩnh vực như: trồng trọt 148 lớp (chiếm 65%); chăn nuôi 43 lớp (chiếm 19%); thủy sản 32 lớp (chiếm 14%) và lĩnh vực khác 03 lớp (chiếm 0,2%).

- Đánh giá kết quả sau đào tạo giai đoạn 2017 - 2020: có 5.746/5.873 lao động tham gia học nghề được cấp chứng chỉ (đạt 97,84%); tỷ lệ lao động có việc làm hoặc tự tạo việc làm sau tham gia học nghề là 5.688 lao động (đạt tỷ lệ 96,85%). Đạt và vượt so với kế hoạch (có ít nhất 80% lao động sau đào tạo nghề có việc làm ổn định).

 (Xem Phụ lục 1 kèm theo)

- Bên cạnh đó, các ngành tỉnh tổ chức 12 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 437 giáo viên giảng dạy nghề nông nghiệp và cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề tại địa phương. Nhờ vậy, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tại địa phương được cập nhật, bổ sung kịp thời kiến thức về kinh tế nông nghiệp và kỹ năng dạy nghề theo quy định, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

2. Đánh giá chung

2.1. Những mặt được

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở nên công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn Tỉnh được nâng lên cả về số lượng và chất lượng.

- Qua học nghề, lao động nông thôn nắm bắt được những kiến thức, kỹ thuật mới từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Sau học nghề lao động học nghề áp dụng có hiệu quả những kiến thức, kỹ năng được đào tạo vào thực tế sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho bản thân, gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

- Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề được địa phương quan tâm, lồng ghép triển khai thực hiện thông qua hội thảo, hội nghị, sinh hoạt định kỳ của các tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở. Địa phương thường xuyên cập nhật, báo cáo tiến độ tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn, nhằm kịp thời đôn đốc, nhắc nhở thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra hàng năm.

- Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện định kỳ hàng năm, qua đó đánh giá tình hình triển khai thực hiện và kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề.

2.2. Khó khăn, vướng mắc

- Đào tạo nghề nông nghiệp trong giai đoạn vừa qua tập trung nhiều vào đào tạo kỹ thuật sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc giới thiệu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi, ứng dụng công nghệ cao, chế biến và bảo quản nông sản còn hạn chế.

- Công tác rà soát nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp ở một số địa phương còn lúng túng, triển khai chậm, chưa gắn với quy hoạch, kế hoạch, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương. Do vậy, vẫn còn tình trạng người lao động có việc làm không đúng với nghề được đào tạo.

- Công tác theo dõi, đánh giá sau học nghề của cơ sở đào tạo nghề và địa phương chưa chặt chẽ nên việc đánh giá hiệu quả đào tạo nghề còn nhiều hạn chế. Các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn chưa có sự phối hợp gắn kết với các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã để bao tiêu sản phẩm. Kết thúc khóa học người nông dân không có vốn để mở rộng sản xuất.

- Việc tiếp cận nguồn vốn vay sau khi được học nghề để đầu tư, mở rộng sản xuất gặp nhiều khó khăn nên nhiều lao động sau khi học xong không có điều kiện đầu tư vào sản xuất và chăn nuôi theo mô hình sản xuất hàng hóa, vì vậy chưa thực sự phát huy hiệu quả từ việc học nghề.

II. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

1. Quan điểm

- Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn thực hiện quá trình tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tập trung đào tạo nghề phục vụ cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chứng nhận an toàn; nghề về quản trị trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã và các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

- Phát huy vai trò quản lý nhà nước của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở phối hợp, kết hợp giữa các cơ quan chuyên môn của Tỉnh và địa phương trong định hướng, tổ chức thực hiện, tăng cường kiểm tra giám sát đào tạo nghề nông nghiệp. Nâng cao vai trò của các cơ sở đào tạo nghề trong việc xác định danh mục nghề, xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu chung

Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp, góp phần phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm, nông nghiệp hữu cơ, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đào tạo đảm bảo chất lượng và hiệu quả, sau khi học xong ít nhất có 80% lao động có việc làm ổn định và tăng thu nhập.

3. Chỉ tiêu cụ thể

Giai đoạn 2021 - 2025: Đào tạo nghề cho khoảng 9.107 lao động nông thôn (bình quân đào tạo khoảng 1.821 lao động/năm); góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 79%, trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề là 57% và tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội đến năm 2025 đạt 40%1 (Phụ lục 2).

III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề nông nghiệp và việc làm đối với lao động nông thôn

- Hàng năm, xác định nội dung tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm với lao động nông thôn và phân công cụ thể cho các cơ quan, tổ chức của Tỉnh triển khai thực hiện.

- Tích cực tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò, ý nghĩa của công tác đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập đến người lao động nông thôn để tự nguyện, chủ động tham gia học nghề.

- Tuyên truyền phổ biến các mô hình dạy nghề có hiệu quả tại các địa phương; lồng ghép tổ chức tư vấn học nghề, việc làm miễn phí thông qua sinh hoạt của các tổ chức tại cơ sở (như: họp tổ, ấp, các hội, hội quán,…).

2. Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo; cập nhật kiến thức cho cán bộ tham gia đào tạo nghề nông nghiệp

- Tổ chức rà soát, thống kê nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức cho đội ngũ nhà giáo từ các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp hàng năm; gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp mở lớp (Phụ lục 4).

- Hàng năm tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức cho cán bộ phụ trách, tham gia công tác đào tạo nghề các cấp nhằm nắm bắt kịp thời những chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh về đào tạo nghề nông nghiệp; nâng cao năng lực quản lý công tác đào tạo tại địa phương.

3. Khảo sát nhu cầu và xây dựng chương trình, giáo trình học liệu và xây dựng danh mục nghề

- Tổ chức khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, đào tạo nghề của các hợp tác xã, tổ hợp tác, hội quán, trang trại, doanh nghiệp đầu tư trong nông nghiệp,... trên địa bàn Tỉnh để rà soát nhu cầu, danh mục các nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của người học và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tư vấn, định hướng cho lao động nông thôn chọn nghề học phù hợp để có việc làm ổn định và tăng thu nhập sau học nghề. Hỗ trợ người lao động có việc làm, ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.

- Tiếp tục đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp dạy nghề cho lao động nông thôn theo hướng tăng cường thực hành thực tế, phát huy năng lực, tăng cường tính chủ động, tích cực của người học nghề.

- Cập nhật, bổ sung, đăng ký mới danh mục nghề nông nghiệp khả thi đáp ứng nhu cầu của người lao động nông thôn, đáp ứng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của địa phương; làm cơ sở xây dựng định mức, biên soạn khung chương trình, bài giảng, tài liệu phục vụ đào tạo.

- Thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, bổ sung chương trình, tài liệu giảng dạy. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ tham gia công tác dạy nghề nông nghiệp; đảm bảo học viên học nghề nông nghiệp phải được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản, được thực hành sản xuất theo quy định (Phụ lục 4).

4. Hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

- Hàng năm, tranh thủ kinh phí hỗ trợ của Trung ương hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo nhu cầu thực tế của địa phương.

- Tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp, viện, trường, cơ sở giáo dục tham gia đào tạo nghề nông nghiệp từ các nguồn vốn xã hội hóa.

- Kết hợp với mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất (thuộc các chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác, hội quán), mô hình khuyến nông với các lớp dạy nghề tạo điều kiện cho học viên ứng dụng kiến thức vừa học vào thực tế để đánh giá hiệu quả học nghề.

- Thực hiện hỗ trợ các khoản vay đối với lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề và vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

5. Giám sát đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp

- Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát. Hàng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát theo định kỳ và đột xuất các đơn vị đào tạo nghề trên địa bàn toàn Tỉnh qua đó phát hiện và xử lý kịp thời những thiếu sót, sai phạm trong quá trình thực hiện. Hướng dẫn các đơn vị đào tạo thực hiện việc tự kiểm tra, kiểm định chất lượng.

- Tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp thông qua số lượng lao động ứng dụng nghề đã học vào sản xuất, hiệu quả sản xuất trước và sau học nghề; đồng thời đề xuất giải pháp có hiệu quả để triển khai thực hiện trong thời gian tới.

IV. DỰ KIẾN NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện chỉ tiêu và các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 9.173 triệu đồng. Trong đó, kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn: 7.950 triệu đồng (Phụ lục 3, 4 kèm theo).

2. Nguồn vốn thực hiện: từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho địa phương thực hiện (từ nguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới hàng năm).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn thực hiện cụ thể công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đảm bảo hiệu quả.

- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn và hàng năm trình Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề, các mô hình dạy nghề hiệu quả, các gương điển hình sản xuất giỏi, nông dân đã thành công sau khi học nghề.

- Chủ trì, phối hợp sở, ngành có liên quan và các địa phương xây dựng chương trình, giáo trình đối với các nghề mới; rà soát, xây dựng định mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp mới theo đề nghị của địa phương trình Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp tổ chức rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức mở lớp nhằm củng cố, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ làm công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở các cấp.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đánh giá công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh định kỳ hàng năm theo quy định.

- Phối hợp thực hiện, vận hành tốt phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu giáo dục nghề nghiệp đối với đào tạo nghề nông nghiệp.

- Định kỳ 06 tháng, 01 năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch này gửi Ủy ban nhân dân Tỉnh. Đồng thời, xem xét, lựa chọn, đề xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong thực hiện các chỉ tiêu của Kế hoạch.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng định mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp mới; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức cho đội ngũ nhà giáo giảng dạy nghề nông nghiệp theo nhu cầu đăng ký hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, lựa chọn, đề xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong thực hiện các chỉ tiêu của Kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn.

- Hướng dẫn thực hiện, vận hành phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu giáo dục nghề nghiệp đối với đào tạo nghề nông nghiệp tại các địa phương.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và phân bổ kinh phí cho hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn hàng năm và giai đoạn từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố hướng dẫn thủ tục thanh, quyết toán theo quy định hiện hành. Tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành danh mục nghề, định mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp mới.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các Tổ chức Chính trị - Xã hội

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Tỉnh:

+ Tham gia phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn; vận động thành viên, hội viên của tổ chức thành viên tham gia học nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

+ Tham gia giám sát tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nhằm đảm bảo cho Kế hoạch được thực hiện có hiệu quả, thiết thực, đạt mục tiêu và đúng với chủ trương, đường lối, chính sách đã đề ra.

- Hội Nông dân Tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; làm đầu mối tham gia tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho hội viên vào các nội dung phù hợp. Hướng dẫn Hội đoàn thể cấp huyện, biết và chủ động phối hợp, đề xuất với chính quyền địa phương trong triển khai các lớp đào tạo nghề lao động nông thôn gắn với các mô hình giải quyết việc làm, mô hình sản xuất kinh doanh của các cấp Hội, đoàn thể. Hướng dẫn hội viên vay vốn sau học nghề để vận dụng vào thực tế sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt; giúp đỡ, hỗ trợ hội viên sau học nghề hình thành các tổ, đội, nhóm sản xuất.

5. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch này; tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện và phối hợp các Tổ chức Chính trị - Xã hội quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh nhận thức đúng về tầm quan trọng của đào tạo nghề với sự phát triển kinh tế - xã hội; lồng ghép công tác đào tạo nghề vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng kinh tế, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, các đoàn thể… trên địa bàn tham gia tư vấn, hướng nghiệp và tổ chức thực hiện tốt công tác rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo của người dân để huy động tham gia học nghề. Trong đó, ưu tiên và khuyến khích dạy nghề đối với các đối tượng là thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác, hội quán, trang trại đang thực hiện chương trình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp; lao động trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; nông dân đang tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất về giảm nghèo bền vững.

- Tổng hợp nhu cầu và kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp hàng năm gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, dự trù kinh phí trình Ủy ban nhân dân Tỉnh.

- Trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức thực hiện, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí hỗ trợ hàng năm và giai đoạn đúng quy định hiện hành.

- Hàng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, tình hình thanh, quyết toán kinh phí đào tạo nghề trên địa bàn quản lý.

- Đối với kinh phí đã giao về địa phương để đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, nếu nhu cầu ngành nghề, số lượng lớp đào tạo có thay đổi so với chỉ tiêu trong kế hoạch hàng năm, giao Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện cho chủ trương điều chỉnh chỉ tiêu và cân đối trong phạm vi kinh phí được giao để đặt hàng đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế. Trường hợp, nhu cầu đào tạo nghề tăng so với chỉ tiêu trong kế hoạch này, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu và kinh phí cho phù hợp.

Định kỳ 06 tháng (trước 15/6) và năm (trước 15/12) báo cáo tình hình sử dụng, thanh, quyết toán các nguồn kinh phí đã được giao về Sở Tài chính; báo cáo kết quả thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Phát triển nông thôn) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025. Trong quá trình tổ chức thực hiện, Kế hoạch sẽ được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với nhu cầu thực tế và khả năng cân đối vốn hàng năm./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn;
- CT và các PCT/UBND Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành Tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Lưu: VT, NC/KT (VA).

CHỦ TỊCH




Phạm Thiện Nghĩa

 

PHỤ LỤC 1.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN NĂM 2017 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm theo Kế hoạch số    /KH-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Tên nghề

Số lớp

Số người được học nghề

Hiệu quả sau học nghề

Tổng số học viên

Trong đó:

Đối tượng (*)

Số người được cấp chứng chỉ

Số người có việc làm

Nam

Nữ

(1)

(2)

(3)

Tổng số

Người có công

Dân tộc thiểu số

Hộ nghèo

Hộ bị thu hồi đất

Người khuyết tật

1

Huyện Tân Hồng

28

735

470

265

178

6

-

171

-

1

101

432

694

694

2

Thành phố Hồng Ngự

8

251

219

32

49

3

-

37

8

1

3

199

237

237

3

Huyện Hồng Ngự

14

314

257

57

41

4

-

36

-

1

31

242

313

313

4

Huyện Tam Nông

40

1,061

847

214

70

8

-

62

-

-

115

876

1,060

1,018

5

Huyện Thanh Bình

21

456

399

57

7

-

-

7

-

-

21

428

456

456

6

Thành phố Cao Lãnh

10

281

253

28

11

8

-

-

2

1

1

269

281

281

7

Huyện Cao Lãnh

27

711

625

86

39

23

2

13

-

1

10

633

682

682

8

Huyện Tháp Mười

9

230

225

5

35

17

-

18

-

-

2

193

215

215

9

Huyện Lấp Vò

12

270

239

31

5

1

-

4

-

-

-

265

270

270

10

Thành phố Sa Đéc

5

145

140

5

5

2

-

-

3

-

-

140

145

145

11

Huyện Lai Vung

18

488

468

20

10

8

-

2

-

-

5

473

488

488

12

Huyện Châu Thành

31

831

775

56

47

41

-

6

-

-

12

819

808

792

13

Các đơn vị khác

3

100

90

10

-

-

-

-

-

-

-

100

97

97

 

Tổng

226

5,873

5,007

866

497

121

2

356

13

5

301

5,069

5,746

5,688

- (1) Đối tượng 1: Lao động nông thôn là người có công với cách mạng, dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác và hộ nghèo.

- (2) Đối tượng 2: Lao động là hộ cận nghèo theo quy định Thủ tướng Chính phủ.

- (3) Đối tượng 3: Lao động nông thôn khác.

 

PHỤ LỤC 2.

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số    /KH-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Nội dung

Kế hoạch 2021 - 2025

2021

2022

2023

2024

2025

Số lớp

Số học viên

Số lớp

Số học viên

Số lớp

Số học viên

Số lớp

Số học viên

Số lớp

Số học viên

Số lớp

Số học viên

 

Tổng cộng:

320

9,107

77

2,210

68

1,947

62

1,755

59

1,655

54

1,540

1

Huyện Tân Hồng

50

1,350

10

270

10

270

10

270

10

270

10

270

2

Huyện Hồng Ngự

36

1,080

13

390

12

360

5

150

4

120

2

60

3

Huyện Thanh Bình

19

392

4

85

4

82

4

80

4

80

3

65

4

Huyện Tam Nông

51

1,395

11

295

9

245

11

295

11

315

9

245

5

Thành Phố Cao Lãnh

15

450

3

90

3

90

3

90

3

90

3

90

6

Huyện Cao Lãnh

37

1,110

6

180

8

240

7

210

8

240

8

240

7

Huyện Tháp Mười

25

750

5

150

5

150

5

150

5

150

5

150

8

Huyện Lai Vung

26

780

9

270

6

180

5

150

3

90

3

90

9

Huyện Lấp Vò

21

600

6

180

3

90

4

120

4

90

4

120

10

Thành phố Sa Đéc

15

450

5

150

3

90

3

90

2

60

2

60

11

Huyện Châu Thành

25

750

5

150

5

150

5

150

5

150

5

150

12

Thành phố Hồng Ngự

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Ghi chú: Thành phố Hồng Ngự không đăng ký chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

 

PHỤ LỤC 3.

KẾ HOẠCH CHỈ TIÊU, KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số    /KH-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

ĐVT: đồng

STT

Đại phương

Giai đoạn 2021 - 2525

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng số học viên

Tổng kinh phí

Tổng số học viên

Tổng kinh phí

Tổng số học viên

Tổng kinh phí

Tổng số học viên

Tổng kinh phí

Tổng số học viên

Tổng kinh phí

Tổng số học viên

Tổng kinh phí

1

Tỉnh Đồng Tháp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn

9,107

7,949,951,706

2,210

1,861,255,750

1,947

1,747,654,655

1,755

1,545,452,923

1,655

1,463,663,516

1,540

1,331,924,862

 

Tổng

9,107

7,949,951,706

2,210

1,861,255,750

1,947

1,747,654,655

1,755

1,545,452,923

1,655

1,463,663,516

1,540

1,331,924,862

 

PHỤ LỤC 4.

KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
 (Kèm theo Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

Đvt: đồng

Stt

Nội dung hoạt động

ĐVT

Giai đoạn 2021 - 2025

Trong đó

Số lượng

Kinh phí

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số lượng

Kinh phí

Số lượng

Kinh phí

Số lượng

Kinh phí

Số lượng

Kinh phí

Số lượng

Kinh phí

 

TỔNG CỘNG

 

 

9,172,703,325

 

2,048,890,750

 

1,975,190,725

 

1,767,378,050

 

1,683,319,050

 

1,697,924,750

1

Bồi dưỡng Kỹ năng dạy học

người

33

X

9

X

6

X

6

X

6

X

6

X

2

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức cho nhà giáo

người

43

X

11

X

7

X

9

X

7

X

9

X

3

Tập huấn, cập nhật kiến thức cho cán bộ phụ trách, tham gia công tác đào tạo nghề

người

200

35,000,000

40

7,000,000

40

7,000,000

40

7,000,000

40

7,000,000

40

7,000,000

4

Phát triển chương trình, giáo trình đào tạo

 

 

817,190,000

3

129,030,000

4

172,040,000

4

172,040,000

4

172,040,000

4

172,040,000

+

Nghề trồng trọt

nghề

11

473,110,000

3

129,030,000

2

86,020,000

2

86,020,000

2

86,020,000

2

86,020,000

 

Kỹ thuật trồng mít theo hướng an toàn

 

 

43,010,000

1

43,010,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kỹ thuật trồng Khoai cao

 

 

43,010,000

1

43,010,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kỹ thuật trồng kiệu

 

 

43,010,000

1

43,010,000

 

 

 

 

 

 

 

 

+

Nghề Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

nghề

8

344,080,000

0

0

2

86,020,000

2

86,020,000

2

86,020,000

2

86,020,000

5

Hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

lớp

320

7,949,951,706

77

1,861,255,750

68

1,747,654,655

62

1,545,452,923

59

1,463,663,516

54

1,331,924,862

6

Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác dạy nghề (5% kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn)

 

 

220,561,619

 

51,605,000

 

48,496,070

 

42,885,127

 

40,615,534

 

36,959,888

7

Khảo sát hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn 2021 -2025

cuộc

1

150,000,000

-

-

-

-

-

-

-

-

1

150,000,000

 



1 Theo Kế hoạch số 248/KH-UBND ngày 29/10/2020 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 05 năm (2021 - 2025).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 92/KH-UBND ngày 24/03/2021 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.394

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.203.27
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!