Kính gửi: Sở
giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Thực hiện Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ
thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020; Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày
22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 (Đề án NNQG);
trên cơ sở đề xuất của Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia và các địa phương,
Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ thực hiện Đề án NNQG
năm 2024 như sau:
I. Mục tiêu
- Xây dựng, hoàn thiện và triển khai chương trình,
giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu dạy và học ngoại ngữ đáp ứng mục tiêu đào
tạo, theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế và phù hợp với đặc thù của Việt Nam.
- Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ
đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng; ưu tiên bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại
ngữ và năng lực sư phạm cho giáo viên, giảng viên (dạy ngoại ngữ và dạy chuyên
ngành, nghề bằng ngoại ngữ) và bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong hoạt động dạy và
học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường
điều kiện dạy và học ngoại ngữ, đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế
và xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, tiếp tục phát động phong trào
giáo viên, học sinh, giảng viên, sinh viên cùng học ngoại ngữ, đặc biệt là tại
những địa phương, đơn vị chưa tổ chức hoạt động này trong năm học 2022-2023.
- Nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án NNQG.
II. Nhiệm vụ trọng tâm
1. Tiếp tục triển khai chương trình các môn ngoại
ngữ theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Tổ chức tuyển dụng, bồi dưỡng nâng cao năng lực
ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho giáo viên ngoại ngữ các cấp học phổ thông bảo
đảm tiến độ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 môn Ngoại ngữ;
tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho giáo
viên dạy các môn khoa học bằng ngoại ngữ, giảng viên dạy các môn chuyên ngành,
nghề bằng ngoại ngữ; tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức. Lưu ý trong nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm
cho đội ngũ giáo viên, giảng viên tại địa phương, ưu tiên lựa chọn hợp phần bồi
dưỡng về năng lực giảng dạy tiếng Anh theo Chương trình môn Tiếng Anh trong
Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá ngoại ngữ,
ứng dụng công nghệ trong dạy học ngoại ngữ và tổ chức các hoạt động xây dựng
môi trường học và sử dụng ngoại ngữ.
3. Phối hợp với các đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào
tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho đội ngũ
giáo viên tiếng Anh các cấp học phổ thông.
Theo kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Đề
án NNQG, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng tập trung giáo viên tiếng
Anh các cấp học phổ thông của các địa phương cho 10 đơn vị đào tạo trong cả nước
(đơn vị bồi dưỡng). Các đơn vị này có nhiệm vụ phối hợp với các sở giáo dục và
đào tạo tổ chức bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ/tiếng Anh theo nội dung sau:
3.1. Đối với khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại
ngữ: Tập trung bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh có trình độ bậc 3 và bậc 4
theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Khung NLNN).
Yêu cầu đối với khóa bồi dưỡng: Người học phải
tham gia không dưới 80% thời lượng khóa học và cần được nâng tối thiểu một bậc
năng lực theo Khung NLNN sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng. Việc tổ chức thi đánh
giá năng lực ngoại ngữ cuối khóa cần thực hiện theo quy định tại Thông tư số
23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi
đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt
Nam; Thông tư số 24/2021/TT-BGDĐT ngày 8/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc
dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công văn 3300/BGDĐT- NGCBQLGD ngày
07/7/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.2. Đối với khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư
phạm: Tập trung bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh các hợp phần nghiệp vụ sư phạm
gồm: (1) Năng lực sử dụng ngoại ngữ/tiếng Anh trong lớp học; (2) Năng lực giảng
dạy tiếng Anh theo Chương trình môn Tiếng Anh trong Chương trình giáo dục phổ
thông 2018; (3) Thi, kiểm tra, đánh giá ngoại ngữ; (4) ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học ngoại ngữ; (5) Tổ chức các hoạt động xây dựng môi trường học
và sử dụng ngoại ngữ; (6) Các nội dung bồi dưỡng theo nhu cầu thực tế của giáo
viên (xây dựng cộng đồng dạy ngoại ngữ, sử dụng hiệu quả ngôn ngữ thứ nhất
trong lớp học ngoại ngữ, phối hợp gia đình và nhà trường trong dạy học ngoại ngữ
cho học sinh, dạy tích hợp nội dung và ngoại ngữ...).
Yêu cầu đối với khóa bồi dưỡng: Một khóa bồi
dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm cần đảm bảo có hai hợp phần bắt buộc trong các
họp phần: hợp phần số (2), số (3) hoặc số (5) (đối với các giáo viên chưa được
bồi dưỡng các nội dung này trong giai đoạn 2017-2023). Hình thức bồi dưỡng là kết
hợp việc bồi dưỡng trên lớp (mặt giáp mặt) với bồi dưỡng trực tuyến. Việc bồi
dưỡng trên lớp cần đảm bảo việc thực hành dạy (micro-teaching), hoạt động mô phỏng
thực tế của người học/giáo viên phổ thông, các bài giảng mẫu trên lớp học thực
tế của giảng viên, các giờ dạy của giáo viên được bồi dưỡng trên lớp học thực tế
và các hoạt động thực địa khác liên quan.
Sau khóa bồi dưỡng, người học được cấp chứng nhận
hoàn thành khóa học khi đáp ứng các yêu cầu và tham gia không dưới hơn 80% thời
lượng mỗi khóa học.
3.3. Tổ chức thực hiện: Trên cơ sở số lượng chỉ
tiêu thực hiện bồi dưỡng được thông báo (theo Phụ lục gửi kèm theo Công văn),
các Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị bồi dưỡng chủ động phối hợp, xây dựng
kế hoạch chi tiết và tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh tại địa
phương (ưu tiên các giáo viên chưa được bồi dưỡng giai đoạn 2017-2023), đảm bảo
các nội dung sau đây:
- Thời gian dự kiến triển khai bồi dưỡng: Từ tháng
3-12/2024
- Số lượng học viên trung bình không quá 30 học
viên/ lớp học.
- Thời lượng các khóa bồi dưỡng: Tổng thời lượng bồi
dưỡng năng lực ngoại ngữ không dưới 400 tiết; tổng thời lượng bồi dưỡng năng lực
sư phạm không dưới 180 tiết; trong đó, nội dung học trực tuyến chiếm không quá
60% tổng thời gian mỗi khóa bồi dưỡng, lưu ý: Người học phải được đăng nhập vào
hệ thống trực tuyến trong khoảng thời gian không ít hơn 6 tháng để sử dụng hiệu
quả học liệu trực tuyến. Quá trình học tập trực tuyến của người học phải được
lưu trữ và báo cáo đến cơ sở bồi dưỡng để kịp thời triển khai các hoạt động hỗ
trợ.
- Đơn vị bồi dưỡng thực hiện các hoạt động hỗ trợ
người học sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng bao gồm các hoạt động tư vấn trực
tuyến, dự giờ, theo dõi tiến bộ của giáo viên và các hoạt động hỗ trợ cụ thể
khác (đặc biệt đối với các học viên chưa đạt yêu cầu nâng một bậc NLNN sau khóa
bồi dưỡng).
- Địa điểm tổ chức bồi dưỡng: Theo thỏa thuận giữa
các sở giáo dục và đào tạo và đơn vị bồi dưỡng được giao nhiệm vụ.
- Kinh phí tổ chức bồi dưỡng, tổ chức thi và cấp chứng
chỉ năng lực ngoại ngữ cho người học do đơn vị bồi dưỡng chi trả. Các chứng chỉ
được công nhận gồm chứng chỉ quốc tế có uy tín (TOEFL, IELTS) hoặc chứng chỉ cấp
bởi các đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Thông
tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số
24/2021/TT-BGDĐT ngày 8/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi
đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt
Nam ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại
ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
- Kinh phí hỗ trợ cho giáo viên ngoại ngữ tham dự lớp
bồi dưỡng do địa phương/đơn vị cử đi chi trả theo quy định hiện hành.
4. Tổ chức và hướng dẫn các nhà trường xây dựng,
phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ (tham khảo Bộ sổ tay hướng dẫn
xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường
dành cho cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Liên trường, Giáo
dục Đại học); tiếp tục phát động phong trào học ngoại ngữ, giáo viên, học sinh,
giảng viên, sinh viên cùng học ngoại ngữ, đặc biệt là tại những địa phương, đơn
vị chưa tổ chức hoạt động này trong năm học 2022-2023.
5. Tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ theo
hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ. Lựa chọn, trang
bị bổ sung các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy và học môn Ngoại ngữ theo Chương trình Giáo dục phổ thông
năm 2018.
6. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về tầm quan
trọng của dạy và học ngoại ngữ, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tới
giáo viên, học sinh và cán bộ quản lý; chia sẻ, giới thiệu tới các nhà trường,
giáo viên và học sinh tham khảo, theo dõi các chương trình dạy và học ngoại ngữ
do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng trên truyền hình và các phương tiện truyền
thông (ví dụ như Chương trình Chinh phục kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
môn Tiếng Anh trên VTV7, fanpage VTV7, youtube VTV7 v.v.; Chương trình 5 phút
tiếng Anh mỗi ngày trên đài phát thanh; Các chương trình và nội dung học ngoại
ngữ trên chuyên trang hocngoaingu.moet.gov.vn v.v.).
II. Kinh phí
1. Nguồn kinh phí
- Nguồn ngân sách địa phương;
- Nguồn kinh phí của các cơ sở giáo dục và đào tạo;
- Nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có).
2. Nội dung, định mức chi
Thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy định
hiện hành.
Các sở giáo dục và đào tạo hoàn thiện kế hoạch triển
khai các nhiệm vụ trọng tâm tại địa phương năm 2024 theo Đề án NNQG và gửi về Bộ
Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15/3/2024 và ưu tiên tổ chức thực hiện kế hoạch
trong năm.
Đối với hoạt động phối hợp tổ chức các khóa bồi dưỡng
cho giáo viên ngoại ngữ các cấp học phổ thông: các sở giáo dục và đào tạo phối
hợp với đơn vị bồi dưỡng lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo chỉ tiêu
được giao (Phụ lục I) và lập danh sách giáo viên được cử đi bồi dưỡng theo mẫu
đính kèm (Phụ lục II). Danh sách giáo viên được cử tham gia các khóa bồi dưỡng
gửi về Ban Quản lý Đề án NNQG trước ngày 15/3/2024.
Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm tại địa
phương năm 2024 theo Đề án NNQG và danh sách giáo viên được cử tham gia các
khóa bồi dưỡng gửi về địa chỉ số 18, ngõ 30 Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội. Bản điện tử xin gửi về địa chỉ hòm thư: [email protected].
Khi cần thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ Ban Quản
lý Đề án NNQG theo số điện thoại: 024.36231614.
Trân trọng./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng (để báo cáo);
- Vụ GDTH, Vụ GDTrH, Cục NGCBQLGD (để ph/hợp);
- BQL Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (để phối hợp);
- Tr ĐH Hà Nội, ĐH Thái Nguyên, Tr ĐHNN (ĐH Huế), Tr ĐHNN (ĐH Đà Nẵng), Tr ĐH
Vinh, Tr ĐH Cần Thơ, Tr ĐHSP TP.HCM, Trung tâm SEAMEO RETRAC (để ph/hợp);
- Lưu: VT, KPTC.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH- TÀI CHÍNH
Trần Thanh Đạm
|
PHỤ LỤC I:
CHỈ TIÊU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC CẤP HỌC PHỔ
THÔNG NĂM 2024
(Kèm theo Công văn số 771/BGDĐT-KHTC ngày 26/02/2024 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo)
STT
|
Địa phương
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị bồi dưỡng
|
Chỉ tiêu bồi dưỡng
NLNN
|
Chỉ tiêu bồi dưỡng
NLSP
|
1
|
Hà Giang
|
50
|
50
|
Đại học Thái Nguyên
|
2
|
Yên Bái
|
|
100
|
3
|
Tuyên Quang
|
|
25
|
4
|
Lào Cai
|
25
|
25
|
5
|
Điện Biên
|
75
|
|
6
|
Lai Châu
|
|
25
|
7
|
Bắc Kạn
|
|
90
|
8
|
Lạng Sơn
|
|
200
|
9
|
Cao Bằng
|
|
120
|
10
|
Bắc Giang
|
25
|
75
|
11
|
Bắc Ninh
|
|
300
|
Trường Đại học Hà Nội
|
12
|
Hải Dương
|
|
250
|
13
|
Sơn La
|
|
200
|
14
|
Phú Thọ
|
25
|
75
|
15
|
Hưng Yên
|
|
125
|
16
|
Thái Nguyên
|
20
|
90
|
17
|
Quảng Ninh
|
|
200
|
18
|
Hà Nam
|
|
150
|
19
|
Hải Phòng
|
50
|
50
|
20
|
Hà Tĩnh
|
|
300
|
Trường Đại học Vinh
|
21
|
Hòa Bình
|
|
150
|
22
|
Thanh Hóa
|
|
150
|
23
|
Quảng Bình
|
|
50
|
24
|
Gia Lai
|
50
|
|
Đại học Huế (Trường Đại học Ngoại ngữ)
|
25
|
Thừa Thiên Huế
|
|
225
|
26
|
Kon Tum
|
25
|
50
|
27
|
Quảng Nam
|
250
|
225
|
28
|
Đắk Nông
|
25
|
25
|
Đại học Đà Nẵng (Trường Đại học Ngoại ngữ)
|
29
|
Quảng Ngãi
|
90
|
175
|
30
|
Bình Định
|
|
92
|
31
|
Phú Yên
|
47
|
127
|
32
|
Cà Mau
|
50
|
50
|
Trường Đại học Cần Thơ
|
33
|
Sóc Trăng
|
50
|
120
|
34
|
Trà Vinh
|
25
|
25
|
35
|
Ninh Thuận
|
73
|
75
|
36
|
Bến Tre
|
|
100
|
37
|
Cần Thơ
|
50
|
200
|
38
|
Bình Phước
|
25
|
250
|
39
|
Tiền Giang
|
70
|
170
|
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
|
40
|
Đắk Lắk
|
|
135
|
41
|
Kiên Giang
|
30
|
100
|
42
|
Bình Thuận
|
50
|
250
|
43
|
Tây Ninh
|
40
|
90
|
44
|
Đồng Tháp
|
25
|
|
45
|
Lâm Đồng
|
|
30
|
46
|
Bà Rịa-Vũng Tàu
|
50
|
150
|
47
|
Long An
|
25
|
60
|
48
|
Hậu Giang
|
|
25
|
Trung tâm SEMEO RETRAC
|
49
|
Bình Dương
|
50
|
200
|
50
|
Vĩnh Long
|
|
50
|
51
|
Đồng Nai
|
90
|
200
|
52
|
Bạc Liêu
|
50
|
225
|
53
|
Nghệ An
|
|
|
|
54
|
Ninh Bình
|
|
|
|
55
|
Thái Bình
|
|
|
|
56
|
Nam Định
|
|
|
|
57
|
Quảng Trị
|
|
|
|
58
|
An Giang
|
|
|
|
59
|
Đà Nẵng
|
|
|
|
60
|
Vĩnh Phúc
|
|
|
|
61
|
Hà Nội
|
|
|
|
62
|
Hồ Chí Minh
|
|
|
|
63
|
Khánh Hòa
|
|
|
|
Danh sách này có 63
đơn vị./.
PHỤ LỤC II
MẪU ĐĂNG KÝ THAM GIA BỒI DƯỠNG
(Kèm theo Công văn số 771/BGDĐT-KHTC ngày 26/02/2024 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo)
I. DANH SÁCH GIÁO VIÊN THAM GIA BỒI DƯỠNG NÂNG
CAO NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ
STT
|
HỌ VÀ TÊN
|
NƠI CÔNG TÁC
|
BẬC TRÌNH ĐỘ HIỆN
TẠI
|
ĐƠN VỊ CẤP CHỨNG
CHỈ NLNN*
|
ĐIỆN THOẠI
|
EMAIL
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi rõ tên đơn vị cấp chứng chỉ/ chứng nhận
năng lực ngoại ngữ
II. DANH SÁCH GIÁO VIÊN THAM GIA BỒI DƯỠNG NÂNG
CAO NĂNG LỰC SƯ PHẠM
STT
|
HỌ VÀ TÊN
|
NƠI CÔNG TÁC
|
ĐIỆN THOẠI
|
EMAIL
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. DANH SÁCH CÁN BỘ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRIỂN
KHAI KHÓA BỒI DƯỠNG
STT
|
HỌ VÀ TÊN
|
NƠI CÔNG TÁC
|
ĐIỆN THOẠI
|
EMAIL
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Thủ trưởng đơn
vị
(Ký tên, đóng dấu)
|