Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3077/QĐ-UBND 2016 Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Lào Cai

Số hiệu: 3077/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Nguyễn Hữu Thể
Ngày ban hành: 20/09/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3077/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 20 tháng 09 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

n cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Đề án số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;

Căn Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo về truyền tin thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT;
- Ủy ban Quốc gia TKCN;
- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Các thành viên BCH PCTT và TKCN tỉnh;
- UBND các huyện, thành ph
;
- Văn phòng TT BCH PCTT và TKCN tỉnh;
- BBT Cổng TTĐT tỉnh;
- CVP, PCVP (đ/c Thìn);
- Lưu: VT, TH(Bích)
, NLN(Quyết).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Hữu Thể

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3077/QĐ-UBND ngày 20/09/2016 của UBND tỉnh Lào Cai)

Mđầu:

Trong những năm qua, công tác phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã được quan tâm, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp. Do đó, đã chủ động tốt trong công tác phòng, chống và ứng phó trước mọi tình huống do thiên tai gây ra. Từ đó đã góp phần quan trọng vào việc giảm thiu thiệt hại về người, tài sản khi thiên tai xảy ra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững; trong đó, công tác xây dựng kế hoạch phòng, chng thiên tai giữ vai trò rất quan trọng và luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, chính quyền các cấp và các sở, ban, ngành.

Thực hiện chiến lược Quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và trước những thách thức mới của sự biến đổi khí hậu toàn cu đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Lào Cai, nhằm phát huy tối đa các nguồn lực tại chỗ, đồng thời nâng cao vai trò quản lý, chỉ đạo của chính quyền địa phương các cấp, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và các tổ chức quốc tế để đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lào Cai làm cơ sở để các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai trong những năm tới.

Phần 1

CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ, XÃ HỘI

I. Các căn cứ lập kế hoạch:

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Đề án số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;

Các cứ Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo về truyền tin thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ văn bản số 47/TWPCTT-VP ngày 19/5/2015 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về việc cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở đất;

Căn cứ văn bản số 128/TWPCTT ngày 18/8/2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai;

Để chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh xây dựng “Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lào Cai” như sau.

II. Điều kiện tự nhiên- kinh tế, xã hội:

1. Điều kin t nhiên:

a) Vị trí địa lý: Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 182,086 km đường biên giới.

b) Địa hình: Địa hình tỉnh Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía Đông và phía Tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình đặc trưng chủ yếu là núi cao, khe sâu, mức độ chia cắt mạnh; những vùng có độ dốc trên 25° chiếm 80% diện tích đất của toàn tỉnh.

- Vùng đồi núi cao, bao gồm các huyện: Sa Pa, Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Văn Bàn thường xuyên chịu tác động của các loại hình thiên tai như: Tố lốc, lũ ống, lũ quét, áp thấp nhiệt đới, mưa đá và sương mù, mưa lớn và ngập lụt, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán...

- Vùng thấp gồm các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai thường bị ngập úng khi có mưa lớn xảy ra đặc biệt có gió mạnh hoặc rãnh thấp đi qua.

- Do tỉnh Lào Cai nằm sâu trong đất liền nên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão và áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, do nằm ở phía Đông của dãy núi Con Voi và dãy núi Hoàng Liên Sơn là một trong những tâm mưa lớn của cả nước.

2. Đc điểm khí hu:

Lào Cai là tỉnh có khí hậu nhiệt đi gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 0°C và có tuyết rơi). Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình/năm ở vùng cao từ 15°C-20°C, lượng mưa trung bình từ 1.800mm - >2.000mm. Nhiệt độ trung bình năm ở vùng thấp từ 23°C - 29°C, lương mưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm. Độ ẩm trung bình trên 80%; sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở độ dày. Trong các đợt rét đậm ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió còn xuất hiện sương muối. Mùa mưa thường chịu ảnh hưởng của hoàn lưu các cơn bão với tần suất trung bình từ 5-6 cơn bão/năm.

3. Đặc điểm sông, suối:

Lào Cai có hệ thống sông suối dày được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh, trong đó có hai con sông lớn là Sông Hồng và Sông Chảy, có độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù sa lớn.

a) Sông Hồng: Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung, huyện Bát Xát; chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành phố Lào Cai, Sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam. Sông Hồng chảy qua tỉnh Lào Cai khoảng 120 km; mực nước cao nhất 81.480 cm; lưu lượng nước cao nhất 3.690 m3/s, với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, lưu lượng nước phân bổ không đều, về mùa khô lưu lượng giảm chỉ còn khoảng 700 m3/s, nhưng vào cao điểm mùa mưa có thể đạt tới 30.000 m3/s. Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt và đời sống cũng như trong sản xuất. Song, do lượng phù sa lớn, lòng sông luôn bị bồi lấp khiến cho nước dâng và lũ lụt thường xuyên xảy ra.

b) Sông Chảy: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua các huyện: Si Ma Cai, Bắc Hà, Bảo Yên. Độ dài sông Chảy đi qua tỉnh Lào Cai khoảng 124 km; mực nước cao nhất 76.130 cm; lưu lượng nước cao nhất 2.440 m3/s. Sông Chảy góp phần quan trọng trong sinh hoạt, đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, sông Chảy cũng gây nên thiên tai về mùa mưa, như: nước dâng, ngập úng, lũ lụt...

c) Sông Nậm Thi: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai. Độ dài sông Nậm Thi chảy qua tỉnh Lào Cai khoảng 122 km, mùa mưa thường xuyên xảy ra lũ lụt, ngập úng...

d) Suối: Ngoài ba con sông chính, trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn có khoảng 107 dòng suối lớn, nhỏ về mùa mưa có thể gây sạt lở đất, ngập nước, lũ lụt... gây thiệt hại về người và tài sản của người dân.

4. Về hiện trạng sử dụng đất:

Biểu 1: Hiện trạng sử dụng đất

TT

Loi đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

 

Tổng diện tích tự nhiên

638.389,59

100

1

Đất nông nghiệp

422.012,19

66,11

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

83.584,75

19,81

1.2

Đất lâm nghiệp

336.210,16

79,67

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

2.113,62

0,5

1.4

Đất nông nghiệp khác

103,66

0,02

2

Đất phi nông nghiệp

37.782,8

5,92

2.1

Đất ở

3.920,73

10,38

2.2

Đất chuyên dùng

20.863,6

55,22

2.3

Đất tôn giáo tín ngưỡng

10,48

 

2.4

Đt nghĩa trang, nghĩa địa

366,98

0,98

2.5

Sông suối và mặt nước chuyên dùng

12.581,86

 

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

36,27

0,1

3

Đất chưa sử dụng

178.594,6

27,97

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

129

0,07

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

155.237,86

86,92

3.3

Núi đá không có rừng cây

23.227,74

13,01

(Nguồn số liệu đất đai theo niên giám thống kê năm 2014)

5. Dân số - Lao động, hộ nghèo:

a) Dân số trung bình toàn tỉnh: 686.661 người, trong đó trên 16 tui 480.633 người, trẻ em dưới 16 tuổi: 206.028 người; gồm có 25 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Dân tộc kinh chiếm 35,9%, dân tộc Mông chiếm 22,21%, dân tộc Tày chiếm 15,84%, dân tộc Dao chiếm 14,05%, còn lại 12% là dân tộc Giáy, Nùng, Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí...

b) Lao động:

- Tổng số lao động trong độ tuổi: 458.142 người, trong đó nữ 230.354 người, nam 227.788 người.

- Lao động thành thị: 110.500 người, nông thôn 347.642 người.

c) Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016: Là 34,3% tương đương 53.605 hộ.

d) Tổng số người khuyết tật: 7.368 người, trong đó nam 4.286 người, nữ 3.082 người.

6. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội năm 2015 và đến năm 2020.

6.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2015:

Năm 2015 kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định đạt 14,2% (theo giá 1994), vượt KH giao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp 15,7%, công nghiệp và xây dựng 43,1%, dịch vụ 41,2%.

6.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020:

Căn cứ Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thphát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020:

a) Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 10,5-11,5%/năm; phấn đu GDP bình quân đầu người đạt khoảng 75 triệu đồng/người/năm vào năm 2020; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Đến năm 2020, tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng đạt 40,7%, dịch vụ đạt 49,6%, nông, lâm, thủy sản giảm xuống còn 9,7%.

b) Về xã hội Phấn đấu giảm mức sinh bình quân hàng năm khoảng 0,4% để ổn định quy mô dân số khoảng 726,3 nghìn người vào năm 2020; tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm giai đoạn 2012-2020 đạt 1,46%; tc độ tăng tỷ lệ dân số đô thị bình quân 2016-2020 đạt 8,0%/năm; tỷ lệ dân số đô thị đến năm 2020 đạt 53,6%; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 5% vào năm 2020; tạo việc làm mới bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2020 khoảng 5,5 nghìn người; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2020 đạt trên 75%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2020 giảm còn 15%; giữ vững ổn định chính trị, xã hội, an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia.

7. Hệ thống thông tin cảnh báo Khí tượng thủy văn:

Mạng lưới trạm Khí tượng thủy văn của tỉnh, gồm có 10 trạm: Trạm Khí tượng Lào Cai, Trạm Khí tượng Sa Pa, Trạm Nghiên cứu khí hậu nhiệt đới núi cao Sa Pa, Trạm Khí tượng Bắc Hà, Trạm Khí tượng Bảo Yên, Trạm Thủy văn Lào Cai, Trạm Thủy văn Ngòi Nhù, Trạm Thủy văn Bảo Yên, Trạm Thủy văn Vĩnh Yên, Trạm Thủy văn Bảo Hà.

Điểm đo mưa, có 12 điểm gồm: Ô Quý Hồ, Hàm Rồng, huyện Sa Pa; Phố Lu, huyện Bảo Thắng; Khánh Yên, huyện Văn Bàn; Bảo Nhai, Cốc Ly, huyện Bắc Hà; Mường Hum, Ý Tý, Thị trấn Bát Xát, huyện Bát Xát, Thị trấn Mường Khương, Bản Lầu, huyện Mường Khương; Làng Bông, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên.

Hệ thống khí tượng thủy văn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu cảnh báo, dự báo về diễn biến thiên tai do các trạm Khí tượng bị xuống cấp, các điểm đo mưa phần lớn phụ thuộc vào việc thông báo dự liệu từ người dân. Do đó, chưa đáp ứng được thông tin dự báo về diễn biến thời tiết, khí hậu, tình hình bão, áp thấp nhiệt đới, mưa, lũ và các hiện tượng khí hậu thủy văn nguy hiểm khác xảy ra trên địa bàn tỉnh để cung cấp cho các cơ quan liên quan thông tin kịp thời đến người dân phòng, tránh.

8. Hệ thống cơ sở hạ tng:

a) Hệ thống đường giao thông: Mạng lưới giao thông tỉnh Lào Cai phân bố rộng khắp, khá đồng đều trên địa bàn các huyện, thành phố đảm bảo giao thông thuận lợi. Tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Lào Cai là tuyến đường giao thông quan trọng đi qua các tỉnh Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai, ngoài ra đây là tuyến đường kết nối giữa Việt Nam với Trung Quốc; các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ và Huyện lộ đã được kết nối thông suốt, từ đó tạo ra mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương trong tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh hiện có: 5.705,76 km, trong đó 6 tuyến Quốc lộ, Cao tốc, gồm: Cao tốc Hà Nội - Lào Cai, QL4, 4D, 4E, 279, 70 chạy qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 524,95 km; 13 tuyến tỉnh lộ dài 611,7 km; khoảng 773,65 km tuyến huyện lộ; 3.594,46 đường liên xã; 140,90 km đường đô thị; 60,10 km đường chuyên dùng.

Biu 02: Hệ thng đường và chiu dài đường giao thông

Hệ thống đường giao thông

Chiều dài (km)

Tỷ lệ (%)

Quốc lộ, cao tốc

524,95

9,20

Đường tỉnh

611,70

10,72

Đường huyện

773,65

13,56

Đường xã

3.594,46

63,30

Đường đô thị

140,90

2,47

Đường chuyên dùng

60,10

1,05

Tng

5.705,76

 

b) Hệ thống điện lưới: Toàn tỉnh Lào Cai có 1.563 trạm Biến áp từ 35 KV-0,4KV, với tổng số đường dây điện lưới từ 35KV đến nhánh rẽ 1 pha là 5.197,28 km. Hệ thống điện lưới được phát triển đồng bộ truyền tải và phân phối trên địa bàn tỉnh đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương với tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011- 2015 là 14%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 12,5%/năm.

Năm 2015: Công suất cực đại Pmax = 330MW, điện thương phẩm 1.759,2 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 21,4%/năm, trong đó: Công nghiệp - Xây dựng tăng 24%/năm; Nông - Lâm -Thủy sản tăng 1,4%/năm; Thương mại - Dịch vụ tăng 14,8%/năm; Quản lý - Tiêu dùng dân cư tăng 10,5%/năm; hoạt động khác tăng 9,8%/năm.

c) Hệ thống công trình thủy lợi, kênh mương: Năm 2015 tỉnh Lào Cai tiếp tục lồng ghép các nguồn vốn đầu tư tập trung sửa chữa nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu; trên 70 công trình thủy lợi được đầu tư. Đến nay, toàn tỉnh có 1.133 hệ thống công trình thủy lợi, trong đó có 97 hồ chứa nước nhỏ dưới 1 triệu m3; 1.034 hệ thống đập dâng kênh dẫn tự chảy (hệ thống kênh mương có 4.332 km, trong đó có 2.715 km đã được kiên cố hóa đạt 63%, hệ thống đầu mi thủy lợi đã kiên cố hóa đạt 65%); 02 hệ thống trạm bơm điện nhỏ. Hệ thống thủy lợi đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho 43.230 ha đất sản xuất nông nghiệp (33.300 ha lúa; 1.734 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản; 8.196 ha rau màu các loại) chiếm 66,7% tng sdiện tích đất trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản. Về tiêu chí tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa so với kênh mương cần xây dựng theo quy hoạch đạt trên 50%.

d) Hệ thống cơ sở y tế: Hệ thống cơ sở y tế của tỉnh gồm: 248 cơ sở, trong đó 13 bệnh viện, 36 phòng khám, 164 trạm y tế, với tổng số 2.910 giường bệnh. Các trung tâm y tế huyện, trạm y tế cấp xã đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, đặc biệt đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho người dân khi có thiên tai xảy ra. Với chương trình kiên cố hóa các cơ sở y tế phòng, chống thiên tai trong những năm gần đây từ các nguồn ngân sách khác nhau, đến nay các bệnh viện tuyến tỉnh, các trung tâm y tế tuyến huyện, trạm y tế cấp xã đã được kiên cố hóa, chống chịu được mưa, gió lớn và là nơi khám chữa bệnh kết hợp tránh trú thiên tai cho nhân dân.

đ) Cơ sở giáo dục và đào tạo: Toàn tỉnh có 652 trường học phổ thông, trong đó 238 trường tiểu học, 184 trường Trung học cơ sở, 27 trường Trung học phổ thông, 5 trường trung cấp và cao đẳng, 189 trường học mầm non (trong đó 210 phòng học tạm). Ngoài ra, tỉnh Lào Cai có một số Trung tâm đào tạo nghề phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với 181.266 học sinh, trong đó 48.451 học sinh mầm non, 132.815 học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông là đối tượng dễ bị tổn thương bởi mưa bão, lũ lụt...và các loại thiên tai nguy hiểm khác.

e) Hệ thống thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính viễn thông với đủ các loại hình dịch vụ, hệ thống điện thoại cố định, hệ thống mạng điện thoại di động, hệ thống máy thông tin di động sóng ngắn và các hệ thống thông tin chuyên dùng khác. Đến nay, toàn tỉnh đã có 561.900 thuê bao điện thoại, trong đó 522.000 thuê bao di động và 58.300 thuê bao internet. Ngoài ra còn có 164 trạm phát thanh, đạt 100% s xã; 1.736 loa phát thanh, đạt 78,7% số thôn bản có loa truyền thanh. Với hệ thống thông tin liên lạc nêu trên sẽ đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc, đảm bảo phục vụ kịp thời cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.

f) Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Lào Cai đã xây dựng được 11 nhà máy nước tại trung tâm các huyện, thành phố trong toàn tỉnh. Tổng công suất của các nhà máy là 32.000 m3/ngày đêm. Đối với khu vực nông thôn đã xây dựng được 986 công trình cấp nước tự chảy tập trung cấp nước cho 50.250 hộ và trên 33.000 công trình cấp nước nhỏ lẻ gồm giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước, mạch nước lần.... Hệ thống cấp nước nông thôn cấp nước hợp vệ sinh cho 85% dân số. Các công trình nước sạch hiện có trên địa bàn tỉnh đảm bảo được yêu cầu sinh hoạt về nước sạch của người dân khi có thiên tai xảy ra.

7. Nhà ở: Toàn tỉnh có 483.137 nhà ở, trong đó: Nhà kiên cố 177.144, chiếm 36,67%; nhà bán kiên cố 180.601, chiếm 37,37%; nhà khung gỗ nâu bền 99.173, chiếm 20,53%; nhà tạm 26.219, chiếm 5,43%. Theo quy định tại văn bản số 1145/BXD-KHCN ngày 28/5/2015 của Bộ: Xây dựng và Khoa học công nghệ thì nhà bán kiên cố chỉ chịu được gió cấp 8, nhà đơn sơ chỉ chịu được gió bão cấp 6. Vì vậy, khi xảy ra mưa dông, lốc xoáy các hộ gia đình cần chủ động sơ tán trước về nơi tạm trú an toàn.

III. Một số đợt thiên tai trong các năm 2010-3/2016:

1. Năm 2010: Cơn bão số 2 từ ngày 2-4 gây hi trận lũ quét tại thị trấn Sa Pa và xã Mường Vi (huyện Bát Xát) làm 02 người chết, 12 người bị thương, 13 ngôi nhà bị sập, trôi; hàng chục ha lúa và hoa màu bị thiệt hại. Cơn bão số 3 ngày 6/9 gây lũ quét tại các xã: Tân Tiến, Nghĩa Đô, Vĩnh Yên (huyện Bảo Yên) cun trôi 02 nhà, sập đổ 07 nhà, 03 công trình thủy lợi, 55 ha lúa bị thiệt hại. Tại xã Lùng Cải, huyện Bắc Hà lũ cuốn trôi chết 03 người; sạt lở đất 70.000m3 làm hàng chục tuyến đường giao thông nông thôn bị ách tắc.

2. Năm 2011: Đêm ngày 12/5, do ảnh hưởng của không khí lạnh, mưa rất to cục bộ gây lũ tiểu mãn ở hầu hết các sông suối, đặc biệt lưu vực Ngòi Đường của thành phố Lào Cai xảy ra lũ quét, biên độ đỉnh lũ trên 3m làm 5/17 xã, phường của thành phố bị ảnh hưởng, nhiều nhà dân, bệnh viện Y học cổ truyền và một số nhà làm việc của các cơ quan bị ngập, nhiều diện tích ruộng lúa, hoa màu bị vùi lấp; công trình thủy lợi bị vỡ 1.567 m, đất đá vùi lấp 13.450m3; một số công trình hạ tầng khác bị hư hỏng (ước thiệt hại ở thành phố Lào Cai gần 42 tỷ đồng).

3. Năm 2012: Từ tháng 3 đến tháng 5 thời tiết khô, nóng dẫn đến thiếu nước sản xuất, làm cháy trên 78 ha rừng, 7.328 ha cây trồng khác bị khô hạn do thiếu nước. Đêm 31/8 mưa to cục bộ xảy ra lũ quét tại thôn Nậm Chàm, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, bị chết và mất tích 10 người thuộc 4 hộ, 12 nhà dân bị sập trôi hoàn toàn, 10 hộ tại thôn Nậm Kha 2 bị ngập trong lũ sâu từ 0,8 -1m. Diện tích lúa và hoa màu bị mất trắng 18,4ha (lúa ruộng 17,36ha, a nương 1,04ha); sắn 6,5ha, quế 01 ha. Gia súc, gia cầm bị cuốn trôi: Trâu, bò 05 con, dê 28 con, lợn 169 con, vịt 94 con. Diện tích nuôi trồng thủy sản bị mất 0,5 ha; 3 công trình cấp nước sinh hoạt bị hư hỏng.

Rét đậm rét hại từ tháng 12/2012 đến tháng 1/2013 làm chết 480 con trâu, bò ngựa; trên 200 ha thảo quả, 80 ha su su bị ảnh hưởng.

4. Năm 2013:

- Rét đậm, rét hại từ tháng 16/1 đến 20/2 làm chết 686 con trâu bò.

- Mưa lớn, lũ quét, dông lốc, mưa đá...:

+ Người bị chết 25 người (Bắc Hà 2; Bảo Yên 05 người, Bát Xát 3 người, Sa Pa 12 người; Văn Bàn 03 người). Bị thương 81 người (Bảo Thắng 1; Bảo Yên 19; Mường Khương 30; Bắc Hà 7; Si Ma Cai 5; Sa Pa 19).

+ Nhà sập, trôi 166 nhà tại các huyện (Bảo Yên 95, Bắc Hà 5, Sa Pa 12, Bảo Thắng 6; Văn bản 33; Bát Xát 4; Si Ma Cai 10; Mường Khương 1; trong đó 2 nhà cháy tại Mường Khương và Si Ma Cai). Nhà bị ảnh hưởng, tốc mái: 16.183 nhà (thành phố Lào Cai 576, Bát Xát 1.057, Sa Pa 71, Bảo Thắng 396, Văn Bàn 570, Bảo Yên 2.871, Bắc Hà 2.890, Si Ma Cai 2.981, Mường Khương 4.771); chuồng trại chăn nuôi bị đổ, tốc mái 65 cái (Bảo Thng 5, Văn Bàn 1, Bảo Yên 59). Tổng số ngói các loại bị vỡ 1.861.866 viên (thành phố Lào Cai 5.053; Bát Xát 23.274; Bảo Thắng 10.200; Bắc Hà 409.240; Si Ma Cai 377.799; Mường Khương 1.036.300). Mái tôn bị hư hỏng 14.118m2 (thành phố Lào Cai 300m2; Bát Xát 250m2; Mường Khương 13.568m2).

+ Lúa hư hại 172 ha (Bát Xát 5 ha; Bảo Thắng 62,6 ha; Văn Bàn 16 ha; Bảo Yên 74 ha; Bắc Hà 11.9 ha; Sa Pa 3 ha). Hoa màu bị thiệt hại: Ngô, su su, thảo quả 3.077 ha (thành phố Lào Cai 1 ha, Bát Xát 1.412 ha; Sa Pa 183 ha; Bảo Thắng 355 ha; Văn Bàn 63 ha; Bảo Yên 95 ha; Bắc Hà 232 ha; Mưng Khương 736 ha). Cây ăn quả bị gẫy đổ 543 ha (Bắc Hà 533 ha; Si Ma Cai 10 ha); tại huyện Sa Pa bị thiệt hại 20.000 chậu phong lan. Diện tích chè, thuốc lá, cây lâm nghiệp bị thiệt hại 449 ha (Bảo Thng 5 ha; Văn Bàn 10 ha; Bảo Yên 213 ha; Bắc Hà 182 ha; Si Ma Cai 9 ha; Mường Khương 30 ha). Cây giống lâm nghiệp các loại bị thiệt hại 4.231.600 cây (Bắc Hà 211.600 cây; Si Ma Cai 20.000 cây; Mường Khương 4.000.000 bầu cây).

+ Trâu, bò, ngựa bị chết 480 con (Bảo Yên 4; Mường Khương 1; Sa Pa 291; Bát Xát 179; Si Ma Cai 5). Gia cầm bị chết 1.830 con (Bảo Thắng 398; Si Ma Cai 1.360, Bảo Yên 25; Bắc Hà 45; Bát Xát 2). Diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do ngập, tràn bờ 22,4 ha (Bảo Thắng 8,4 ha; Bảo Yên 13,1 ha; Sa Pa 0,9 ha); cá hồi bị mất 25 tấn tại xã Bản Khoang, huyện Sa Pa.

+ Trường học, trụ sở, nhà văn hóa, trạm y tế bị tốc mái, hư hỏng 186 điểm (thành phố Lào Cai 9; Bát Xát 10; Bảo Yên 40; Bắc Hà 50; Si Ma Cai 8; Mường Khương 52; Bảo Thắng 4; Văn Bàn 11; Sa Pa 2).

+ Công trình thủy lợi bị hư hỏng 9 công trình (Bảo Yên 3, Văn Bàn 2, Bắc Hà 2, Bảo Thắng 1, Sa Pa 1).

+ Lò sấy thuốc lá hư hỏng: 627 lò (Huyện Mường Khương 547, Si Ma Cai 50, Bát Xát 30).

+ Tài sản bị hư hỏng tại Mường Khương: 100 chiếc (ti vi, máy tính). Ô tô, xe máy hư hỏng 70 chiếc (Mường Khương 50, Sa Pa 20).

+ Đường Quốc lộ sạt lở 150.915 m3, mặt đường Quốc lộ bị hỏng 15.726 m2; đường tỉnh lộ bị sạt lở 107.084 m3; mặt đường tỉnh lộ bị hỏng 15.411 m2. Công trình hạ tầng (cầu, cống, cột điện) bị hư hỏng 31 công trình (Bát Xát 4, Sa Pa 7, Bảo Thng 5, Bảo Yên 15). Ước thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2013: 635 tỷ đồng.

5. Năm 2014:

- Rét đậm, rét hại từ ngày 16/1 đến 20/2 trên địa bàn các huyện Sa Pa, Bát Xát nhiệt độ xuống đến 0°C; mưa tuyết xuất hiện với mật độ dày trên các đỉnh núi cao và các khu vực các xã vùng cao của huyện Sa Pa, Bát Xát, nhiều nơi tuyết dày từ 0,3-0,5m.

- Mưa, lũ đã cuốn trôi 04 người bị chết (Bảo Thắng 03, Văn Bàn 01). Bị thương 07 người (Bảo Yên 6, Sa Pa 01); trong đó 05 người do sét đánh; 01 người do lũ cuốn; 01 người bị đuối nước). Dông sét ngày 20/7 tại xã Xuân Hòa huyện Bảo Yên làm chết 3 người, bị thương 3 người (do sét đánh). Sập đổ hoàn toàn 15 nhà, 20 nhà bị hư hỏng, trên 1.128 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, 555 ha ruộng bị đất vùi lấp. Trâu bò bị chết 700 con (Bát Xát 185; Sa Pa 482; Bắc Hà 18; Si Ma Cai 5; Bảo Yên 10); Lợn bị chết 48 con; gia cầm chết 1.545 con.

- Lốc xoáy ngày 30/3, 5/4 và ngày 27/4 tại Sa Pa, Mường Khương, Bát Xát làm 20 nhà bị hư hỏng hoàn toàn, 745 nhà bị tốc mái, nhiều diện tích hoa màu bị thiệt hại.

- Nắng nóng kéo dài gây hạn hán từ tháng 5 đến tháng 6 gây hạn hán nhiều nơi thiệt hại trên 13.543 ha lúa, ngô và hoa màu.

6. Năm 2015:

- Rét đậm, rét hại ngày 9-12/1 làm chết 193 con trâu, bò nghé; diện tích rau, hoa bị ảnh hưởng 300 ha (200 ha rau, 100 ha hoa, 60.000 chậu hoa lan tại Sa Pa).

- Dông lốc ngày 9/5 làm sập đhoàn toàn 5 nhà, sập đổ 02 bếp, tốc mái hoàn toàn 04 nhà, tốc mái nhẹ 18 nhà và 01 nhà xưởng; 8 ha ngô đang trong thời kỳ bắp non bị gãy đổ. Ngày 14 - 15/5, mưa kèm theo dông lốc làm bị thương 02 người. Ngày 11/6 sét đánh làm chết 01 người tại thôn Nậm Rìn, xã Tân Tiến, huyện Bảo Yên. Ngày 5/7 lũ quét cuốn trôi 01 người tại ngầm tràn Piềng Láo, xã Mường Hum, huyện Bát Xát.

- Diện tích lúa đã gieo cấy bị hạn 173 ha (Bắc Hà 88 ha, Mường Khương 85 ha). Diện tích ruộng lúa hạn hán không có nước để gieo cấy 202 ha tại huyện Mường Khương. Diện tích ngô bị hạn tại các huyện 1.492 ha (Văn Bàn 600 ha, Bắc Hà 392 ha, Mường Khương 500 ha). Ước thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2015 trên 273 tỷ đồng.

7. Năm 2016 (từ tháng 1 - 3/2016):

Đợt rét đậm, rét hại từ ngày 23-27/1 và đợt rét đậm, rét hại từ ngày 26/2-4/3 đã làm chết 2.099 con trâu, bò, ngựa, 219 con dê. Rau màu các loại bị ảnh hưởng do tuyết che phủ 802 ha; diện tích cây dược liệu bị tuyết phủ ảnh hưởng 129 ha; Mạ đã gieo vụ Đông Xuân bị chết 4.430 kg; rừng trồng bị thiệt hại >70%: 2.913 ha; diện tích cây Thảo quả bị ảnh hưởng: 7.200 ha. Ước thiệt hại trên 88.000 triệu đồng.

Phần II

KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung: Huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai từ nay đến năm 2020 nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa, góp phần quan trọng bảo đảm phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Mt số mc tiêu cthể:

a) Nâng cao năng lực dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, hạn hán, sạt lở đất, rét đậm, rét hại và các hiện tượng khí tượng, thủy văn nguy hiểm khác. Trọng tâm là nâng thời gian dự báo bão, áp thấp nhiệt đới.

b) Bảo đảm các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và khu dân cư trong vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống bão, lũ, thiên tai; gắn kết quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch ngành với kế hoạch phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai để phát triển kinh tế xã hội bền vững.

c) Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; trên 70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

d) Hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống nhân dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai theo quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt. Trước mắt, từ nay đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thành việc di dời dân ra khỏi các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và các vùng có thiên tai nguy hiểm đến nơi an toàn.

đ) Chỉ đạo phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng tìm kiếm cứu nạn để chủ động ứng phó kịp thời khi có tình huống cấp bách xảy ra; bảo đảm việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

e) Bảo đảm an toàn cho các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa nước lớn, các hồ chứa có khu dân cư đông đúc hoặc cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, công trình quốc phòng, an ninh quan trọng.

II. Các loại hình thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Lào Cai:

Theo thống kê hàng năm và theo ghi nhận, phân tích chuỗi số liệu quan trắc về tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian 10 năm trở lại đây (từ năm 2005 - 2015) trên địa bàn tỉnh Lào Cai thường xảy ra các loại hình thiên tai sau:

1. Áp thấp nhiệt đới.

2. Dông lốc.

3. Sương mù.

4. Rét đậm, rét hại, băng tuyết.

5. Mưa lớn, mưa đá, sét, ngập lụt, lũ, lũ quét.

6. Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán...

7. Phạm vi ảnh hưởng: Toàn tỉnh Lào Cai.

III. Nhận định về thời tiết khí hậu năm 2016-2020:

1. Khí hu:

a) Hiện tượng El Nino: theo Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định El Nino từ tháng 4 - 5 diễn biến không theo quy luật, nắng nóng tăng, giảm đột ngột. Từ tháng 6 trở đi sẽ trở về trạng thái trung bình, kết thúc một thời kỳ El Nino mạnh và kéo dài nht trong khoảng 60 năm qua, ktừ khi có những quan trắc chi tiết về hiện tượng ENSO. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đã gây ra rất nhiều hiện tượng cực đoan, mà thời tiết cực đoan sau lại xảy ra càng mạnh mẽ hơn. Nn nhiệt độ trung bình ở hầu hết các khu vực tỉnh Lào Cai có xu hướng cao hơn TBNN và xuất hiện nhiều hơn các kỷ lục về nắng nóng. Đặc biệt, các hiện tượng thời tiết cực đoan có tính chất cục bộ như: dông, lốc xoáy, sét, khả năng xảy ra nhiều hơn, nắng nóng gay gắt hơn, mưa sẽ ít hơn, tình trạng hạn hán của tỉnh sẽ khốc liệt hơn.

b) Bão và áp thấp nhiệt đới: Do ảnh hưởng của El Nino nên số lượng bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong năm 2016 khả năng xuất hiện ít hơn hoặc xấp xỉ bng TBNN (từ 5-6 cơn). Vì vậy, tần suất chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão xa, hậu bão đến tỉnh Lào Cai ở mức ít hơn TBNN (khoảng từ 1-2 cơn).

c) Nhiệt độ: Nhiệt độ trong các tháng 4, 8, 9, 10 trên toàn tỉnh phổ biến ở mức xấp xỉ trên TBNN từ 0,5-1,0°C. Đặc biệt, các tháng 5, 6, 7 ở mức trên TBNN từ 1-2°C. Vùng thấp khả năng xuất hiện nắng nóng sớm vào trung tuần tháng 4. Nắng nóng xuất hiện nhiều và thời gian các đợt nắng nóng sẽ kéo dài hơn so với năm 2015. Khả năng có khoảng 5-6 đợt nắng nóng trên diện rộng và 2-3 đợt nắng nóng cục bộ với nền nhiệt độ 37-38°C. Nhiệt độ cao nhất mùa mưa, bão, lũ ở các khu vực vùng thấp khả năng đạt đến 39-41°C, vùng cao 31-33°C.

d) Lượng mưa: Mùa mưa bão năm 2016 có khả năng đến muộn hơn TBNN, tổng lượng mưa từ tháng 4 và tháng 5 trên phạm vi toàn tỉnh phổ biến xấp xỉ dưới hoặc ít hơn TBNN từ 20-30%. Khoảng từ tháng 6, 7 khi ENSO trở về trạng thái trung gian thì lượng mưa các tháng còn lại của mùa mưa, bão sẽ có xu hướng tăng dần và ở mức xấp xỉ trên TBNN. Tuy nhiên, các đợt mưa lớn vẫn tập trung xuất hiện vào tháng 7, 8.

2. Thủy văn:

Dựa trên tình hình thâm hụt lượng mưa do ảnh hưởng mạnh của hiện tượng El nino gây ra thiếu nước tại các hồ dọc các sông, suối trên địa bàn tỉnh Lào Cai, dẫn tới dòng chảy các sông, suối vào đầu mùa lũ có thể chỉ đủ cho các hồ tích nước phục vụ cho phát điện và sản xuất nông nghiệp.

- Lũ tiểu mãn: có khả năng xuất hiện muộn so với quy luật nhiều năm (thường lũ tiểu mãn xuất hiện trong tiết tiểu mãn khoảng từ 15-22/5). Biên độ lũ khả năng ở mức xấp xỉ trên so với TBNN, hoặc tương đương cùng kỳ năm 2015;

- Lũ chính vụ: Có khả năng xuất hiện sớm hơn so với TBNN và tập trung vào khoảng cuối tháng 6 đến đầu tháng 10. Đỉnh lũ phổ biến ở mức tương đương năm 2015, lũ lớn nhất năm trên sông Hồng tại Lào Cai khả năng đạt mức báo động II;

- Trên sông Hồng và các phụ lưu chính của sông Hồng như Ngòi Nhù, các sông, suối khu vực phía tây của tỉnh, đỉnh lũ lớn nhất năm có khả năng xuất hiện vào cuối tháng 7 - 8/2013.

- Sông Chảy và các phụ lưu chính các sông, suối nhỏ khu vực phía đông, đỉnh lũ lớn nhất năm có khả năng xuất hiện sớm hơn so với khu vực phía tây vào khoảng trong tháng 7- 8/2016.

3. Nhn đnh chung: Thời tiết khí hu năm 2016-2020 có nhiều diễn biến phức tạp, xu hướng nóng dn lên, gia tăng về nhiệt độ, xuất hiện nhiu đợt nng nóng kéo dài, mưa lớn và mưa đá bất thường gây lũ lụt nhiều nơi; thay đổi chế độ mưa; gia tăng tần suất lốc, lốc xoáy, sét và áp thấp nhiệt đới với bão mạnh, về mùa đông rét đậm, rét hại gây ra thiên tai với mức độ ngày càng trầm trọng, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống của người dân.

IV. Kế hoạch phòng, chống:

Để chủ động trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra trong giai đoạn 2016-2020. Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Lào Cai xây dựng kế hoạch phòng chống cụ thể đối với từng lĩnh vực, như sau:

1. Về nhà ở: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống thiên tai tới người dân. Đặc biệt, đối với những người dân trong vùng có nguy cơ bị thiên tai, đi lại khó khăn, khả năng tự phòng tránh và ứng phó với thiên tai còn hạn chế. Xây dựng các nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng bão, áp thấp nhiệt đới. Những nơi trống trải, nếu nhà ở lp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro xi măng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có bão, áp thấp nhiệt đới. Toàn tỉnh hiện có 99.173 nhà khung gỗ lâu bền, chiếm 20,53%, nhà tạm 26.219, chiếm 5,43% chủ yếu ở khu vực nông thôn và các vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, khi xảy ra mưa dông, lốc xoáy các hộ dân cần chủ động sơ tán trước về nơi trú tránh an toàn, như trụ sở UBND xã, thị trấn, các cơ quan nhà nước, trường học, cơ sở y tế...

Tập trung sắp xếp di chuyển khoảng 2.806 hộ dân đang nằm trong vùng thiên tai nguy hiểm trước mùa mưa bão (năm 2016: 449 hộ; năm 2017: 635 hộ; năm 2018: 637 hộ; năm 2019: 650 hộ; năm 2020: 435 hộ). Tiếp tục rà soát các hộ dân đang sống trong vùng thiên tai nguy hiểm để di chuyển sắp xếp dân cư theo kế hoạch hàng năm và kịp thời di chuyển khi có thiên tai xảy ra. Huy động mọi nguồn lực và vận động cộng đồng dân cư, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân giúp đỡ 53.605 hộ nghèo xây dựng nhà ở đảm bảo chống được mưa bão và các loại hình thiên tai khác; quan tâm và ưu tiên người già, trẻ em, phụ nữ, người bệnh khi thiên tai xảy ra. Đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân không chịu sơ tán, cố thủ thì tổ chức cưỡng chế sơ tán...

2. Về nông, lâm nghiệp:

a) Về nông nghiệp:

- Hạn hán: Nghiên cứu tuyển lựa giống cây trồng có nhiều khả năng chịu hạn; xây dựng mới những hồ chứa có dung tích thích hợp nhằm tăng cường dòng chảy kiệt cho các hệ thống sông, suối. Xây dựng mới và nâng cấp các công trình tưới tiêu, giành thế chủ động tưới tiêu cho 23.679,01 ha đất trồng lúa và đảm bảo duy trì nguồn nước ổn định cho 2.113,62 ha đất nuôi trồng thủy sản. Sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt; tưới tiêu tiết kiệm nước, hợp lý; xây dựng đồng ruộng có khả năng tăng cường giữ nước trong đất.

- Rét đậm, rét hại: Đối với gia súc, gia cầm phải sưởi ấm, giữ ấm chuồng nuôi; không cho trâu, bò làm việc ngoài đồng trong những ngày nhiệt độ ngoài trời dưới 13°C. Thường xuyên giữ chuồng trại khô ráo, cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, nhất là thức ăn thô xanh cho đàn trâu, bò. Cùng với chống rét, cần duy trì và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường. Đối với sản xuất thủy sản cần thực hiện bổ sung nguồn nước cho ao nuôi bảo đảm độ sâu từ 2 m trở lên; trong thời gian rét đậm, rét hại không kéo lưới kiểm tra thủy sản, không thu hoạch để tránh xây xát cá. Đối với trồng trọt, người dân cần tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, áp dụng biện pháp ngâm ủ hạt giống, gieo mạ đúng kỹ thuật, sử dụng nilon che phủ cho mạ mới gieo, giữ nước trong ruộng mạ, bón phân, chăm sóc, giữ ấm, ẩm, bảo đảm đủ lượng kali. Đối với rau màu nếu bị thiệt hại do rét đậm, rét hại nên tận thu và chuẩn bị nguồn hạt giống để gieo bổ sung khi thời tiết thuận lợi. Luôn luôn đảm bảo khối lượng giống, vật tư, phục hồi sản xuất sau thiên tai/1 năm:

Biểu 3: Khối lượng giống, vật tư luôn luôn duy trì đảm bảo đphục hi sản xuất sau thiên tai /1 năm

TT

Hng mc

ĐVT

Khối lưng

Đơn v chu

1

Lúa giống

tấn

50

Trung tâm giống

2

Ngô giống các loại

tấn

70

 

3

Phân bón các loi

tấn

2.000

Công ty vật tư Nông nghiệp

4

Phân NPK

tn

1.000

5

Phân URÊ

tấn

800

6

Phân bón loại khác

tấn

200

b) Về Lâm nghiệp: Đđảm bảo phòng, chống thiên tai duy trì nguồn nước ổn định, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế sói mòn, rửa trôi đất, giai đoạn 2016-2020, trồng rừng mới tập trung 29.000 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng 5.000 ha, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có; phấn đấu đến năm 2020, tổng diện tích có rừng toàn tỉnh đạt 375.714 ha, gồm rừng non chưa thành rừng 18.350 ha, đã thành rừng để tính độ che phủ rừng 357.364 ha (Trong đó, rừng sản xuất 195.214 ha, rừng phòng hộ đầu nguồn 123.000 ha, rừng đặc dụng 57.500 ha); nâng độ che phủ của rừng trên toàn tỉnh 56%.

3. Năng lực cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai:

a) Hệ thng dự báo khí tượng thủy văn: Hiện tại tỉnh Lào Cai có 10 trạm Trạm Khí tượng thủy văn và 12 điểm đo mưa được lắp đặt trên địa bàn các huyện, thành phố. Giai đoạn năm 2016-2020 cần lắp đặt 4 trạm quan trắc thời tiết tự động để đáp ứng thông tin dự báo về diễn biến thời tiết, tình hình bão, áp thấp nhiệt đới, mưa, lũ và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm khác xảy ra ảnh hưởng tới địa phương, tới các cấp, các ngành và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng phục vụ người dân phòng, tránh thiên tai.

b) Hệ thống công trình thủy lợi, kênh mương, ao hồ: Rà soát toàn bộ hệ thống kênh mương, các công trình thủy lợi để có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp kịp thời nhằm đảm bảo tiêu thoát lũ và chống sạt lở đất trong mùa thiên tai; duy trì nguồn nước tưới tiêu ổn định, khắc phục hạn hán, phòng chống thiên tai. Nâng cấp kiên cố các công trình thủy lợi, hồ chứa nước, kè chống sạt lở bờ sông, suối, phòng lũ lụt; xây dựng các mô hình tưới tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn, vùng sản xuất cây trồng có năng suất cao trong giai đoạn 2016-2020 là 512 công trình với tổng mức đầu tư 2.568,59 tỷ đồng.

Rà soát toàn bộ ao, hồ, đập do các hộ dân tự xây đắp trên địa bàn toàn tỉnh; Nếu ao, hồ, đập không đảm bảo an toàn thông báo ngay cho hộ dân sửa chữa, khắc phục và có các biện pháp phòng, tránh; không để xảy ra mất an toàn do thiên tai gây ra từ các ao, hồ, đập do các hộ dân tự xây đắp.

c) Hệ thống đường giao thông: Giao thông đường bộ xuyên suốt từ các tuyến quốc lộ đến tỉnh lộ đến giao thông nông thôn và cả vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai. Với tổng số đường giao thông hiện có 5.705,76 km. Năm 2016-2020 sẽ tiếp tục nâng cấp, xây dựng mới 293,8 km đường huyện với tổng số vốn đầu tư 1.361,8 triệu đồng; nâng cấp, rải cấp phối 458 km các tuyến đường chưa có mặt trong 37 xã thuộc Chương trình nông thôn mới đạt tiêu chuẩn loại A, B - GTNT; rải BTXM (dày 16-18cm) khoảng 300 km đối với một số tuyến đã có mặt; đồng thời xây dựng mới nhiều tuyến đường giao thông tỉnh với tổng số vốn đầu tư 6.581,7 tỷ đồng. Hệ thống đường giao thông hiện có và xây dựng mới như trên sẽ đáp ứng được giao thông đi lại thông suốt, phục vụ đảm bảo được công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có thiên tai xảy ra.

d) Hệ thống cung cấp nước sạch hiện có của tỉnh: Bảo đảm cấp nước cho khoảng 664.345 người dân, đạt tỷ lệ 96,75% dân số toàn tỉnh. Đây là cơ sở hạ tầng quan trọng trong công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai; UBND các huyện, thành phố cần đảm bảo an toàn công trình cấp nước, các tuyến ống cấp nước, các giếng khoan khai thác nước ngầm khi mưa bão, lũ lụt thiên tai xảy ra.

đ) Hệ thống điện lưới: Thường xuyên duy tu, sửa chữa đường dây điện không đảm bảo an toàn và từng bước ngầm hóa hệ thống đường dây điện, nhất là ở khu vực đông dân cư. Quy hoạch đến năm 2020 Công suất cực đại Pmax = 584MW, điện thương phẩm 3.264,8 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 13,2%/năm. Xây dựng mới 02 trạm biến áp 110 KV với tổng số chiều dài đường dây điện 16 km; cải tạo, nâng khả năng tải 02 đường dây 110 KV mạch kép với chiều dài 16,5 km.

Với hiện trạng điện lưới hiện có và xây dựng mới trong giai đoạn 2016-2020 đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, đảm bảo phục vụ phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

e) Hệ thống cơ sở y tế: Năm 2015, toàn tỉnh hiện có 1.900 giường bệnh (970 giường bệnh tuyến tỉnh, 930 giường bệnh tuyến huyện); tỷ lệ 35,2 giường bệnh/vạn dân. Để đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho người dân và đáp ứng công tác phòng, chống thiên tai cần phải xây dựng hệ thống y tế tỉnh Lào Cai từng bước hiện đại, đồng bộ, hoàn chỉnh từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng, đáp ứng nhu cầu khi thiên tai xảy ra. Đến năm 2020 toàn tỉnh có 2.280 giường bệnh (1.230 giường bệnh tuyến tỉnh, 1.050 giường bệnh tuyến huyện); tỷ lệ 41,0 giường bệnh/vạn dân; luôn luôn duy trì từ 18-20 cơ số thuốc chữa bệnh và 2-3 tấn thuốc hóa chất khử trùng/năm để phòng, chống thiên tai. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế dự phòng tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các Trung tâm y tế huyện, thành phố đảm bảo đủ năng lực phát hiện, xác định nguyên nhân dịch bệnh tại cộng đồng khi thiên tai xảy ra. Củng cố, phát triển mạng lưới lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc đạt các tiêu chuẩn; chủ động cung ứng đủ thuốc có chất lượng để chữa bệnh và cứu nạn cho nhân dân khi xảy ra thiên tai.

g) Cơ sở giáo dục và đào tạo: Trường học kiên cố sẽ đảm bảo an toàn cho học sinh trong mùa mưa bão, đồng thời là nơi tránh trú an toàn cho người dân khi có thiên tai xảy ra. Vì vậy, cần phải huy động mọi nguồn lực và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nhằm bảo đảm hoàn thành chương trình mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp. Tỉnh Lào Cai hiện có có 652 trường học phổ thông kiên cố, trong giai đoạn năm 2016-2020 đầu tư xây dựng mới và thường xuyên củng cố sửa chữa trường học, lớp học để đảm bảo công tác dạy và học đồng thời là nơi tránh trú khi có thiên tai xảy ra. Đối với 210 phòng học tạm của 189 trường mầm non cần phải được xây dựng kiên cố để đảm bảo an toàn khi có mưa lớn, lốc xoáy... xảy ra.

h) Hệ thống thông tin liên lạc: là phương tiện quan trọng trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời là phương tiện thông tin tuyên truyền, dự báo, cảnh báo thiên tai cho các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng, tránh, ứng phó với thiên tai xảy ra. Vì vậy, cần nâng cao năng lực hệ thống viễn thông, truyền thanh, truyền hình hiện có. Thường xuyên duy tu, sửa chữa đường dây viễn thông không đảm bảo an toàn và từng bước ngầm hóa hệ thống đường dây viễn thông, nhất là ở khu vực đông dân cư. Tăng cường xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành trọng điểm phục vụ các cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp, đảm bảo kịp thời thông suốt khi thiên tai xảy ra; phấn đấu 100% số hộ trên toàn tỉnh được nghe đài và xem truyền hình. Tăng thời lượng phát thanh, truyền hình, nhất là các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

4. Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng:

Triển khai Kế hoạch thực hiện tốt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” của UBND tỉnh Lào Cai theo Quyết định số 1194/QĐ-UBND ngày 16/5/2013 trong đó, nâng cao nhận thức cộng đồng và thực hiện có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các cấp, các ngành, nhất là chính quyền cấp xã và người dân sống ở khu vực thường xuyên có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai; nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa do thiên nhiên gây ra, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Đảm bảo đến năm 2020: 100% cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Trên 70% số dân cấp xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; đưa kiến thức phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai vào chương trình đào tạo của trường học phổ thông. Toàn bộ số xã nằm trong vùng nguy cơ thiên tai xây dựng được kế hoạch ứng phó tại chỗ; có hệ thống thông tin liên lạc thông suốt; xây dựng được lực lượng nòng cốt có chuyên môn nghiệp vụ và lực lượng tình nguyện viên để hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Nâng cao năng lực cộng đồng phòng, chống thiên tai; tăng cường truyền thông giáo dục và nâng cao năng lực cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai; coi trọng kinh nghiệm phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của người dân bản địa, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

5. Các điểm xảy ra lũ quét, sạt lđất: Chú trọng quan tâm đến 534 điểm thường xuyên xảy ra sạt lở đất và 7 điểm lũ quét trên địa bàn tỉnh để có biện pháp phòng, tránh kịp thời khi mưa, bão.

(Chi tiết tại biểu 01 kèm theo)

6. Lồng ghép các hoạt động để phòng, chống thiên tai: Các sở, ngành, các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình vào quy hoạch tổng thể, tng dự án cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội.

7. Nhân lực phòng, chống, ứng phó với thiên tai:

a) Nguồn nhân lực: Được huy đng từ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Biên Phòng; Công an tỉnh; các sở, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn; dân quân tự vệ, thanh niên xung kích; các doanh nghiệp; tình nguyện viên trên địa bàn tỉnh.

b) Về lực lượng: Chuẩn bị lực lượng sẵn sàng huy động để đáp ứng yêu cầu ứng cứu kịp thời khi có thiên tai xảy ra; dự kiến huy động được từ các sở, ngành, đoàn thể, dân quân tự vệ, thanh niên xung kích, tình nguyện viên, các đơn vị, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tham gia công tác phòng, chống, ứng phó khi xảy ra thiên tai luôn luôn đảm bảo duy trì khoảng 10.580 người/năm (lực lượng BCH Quân Sự tỉnh, BCH Biên Phòng tỉnh, Công an tỉnh: 1.550 người; mỗi sở, ngành 20 người tương đương 1.230 người, các huyện, thành phố 7.800 người tương đương mỗi xã, phường, thị trấn khoảng 48 người). Trong đó:

+ Lực lượng thường trực sẵn sàng ứng cứu 3.174 người/năm (BCH Quân sự tỉnh, BCH Biên phòng, Công an tỉnh: 465 người; các sở, ngành, huyện, TP, DN 369 người; các xã phường thị trấn 2.340 người tương đương mỗi xã 14 người).

+ Lực lượng huy động 7.406 (BCH Quân sự tỉnh, BCH Biên phòng, Công an tỉnh: 1.085 người; các sở, ngành, huyện, thành phố, doanh nghiệp 861 người; các xã phường thị trấn 5.460 người tương đương mỗi xã 33 người).

Tùy theo cấp độ thiên tai, tính chất và tình hình diễn biến, mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của thiên tai, Ban Chỉ huy phòng, chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh quyết định việc điều động và phân công, bố trí lực lượng đchi viện cho các địa phương theo yêu cầu.

8. Phương tiện, vật tư, trang thiết bị và lương thực thực phẩm, nhiên liệu phục vụ công tác phòng, chống thiên tai:

a) Phương tiện, vật tư, trang thiết bị hiện có để phòng, chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hiện có: xe cứu hộ PCCR 1 chiếc; xe chữa cháy 9 chiếc; ô tô phục vụ BVR - PCCR 13 chiếc; xuồng các loại 17 chiếc; nhà bạt các loại 216 chiếc; phao các loại 3.357 chiếc; trang thiết bị khác 11.219 chiếc.

b) Lương thực, thực phẩm, nhiên liệu phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: Sở Công thương chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh hàng năm lập kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu như: gạo, muối ăn, nước uống, mỳ tôm, xăng, dầu, khí đốt..., đảm bảo khối lượng duy trì từ năm 2016-2020 để ứng phó với thiên tai, trong đó khối lượng lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của mỗi năm như sau:

(Chi tiết tại biểu 03 kèm theo)

c) Nhu cầu trang cấp phương tiện, vật tư, trang thiết bị đến năm 2020: Đđáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016-2020 cần phải trang cấp thêm: xe cứu hộ PCCR 1 chiếc; xe chữa cháy 4 chiếc; ô tô phục vụ BVR - PCCR 7 chiếc; xuồng các loại 40 chiếc; nhà bạt các loại 991 chiếc; phao các loại 1.435 chiếc; trang thiết bị khác 14.908 chiếc.

(Chi tiết tại biểu 04 kèm theo)

Hàng năm, rà soát, đánh giá chất lượng, số lượng trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hiện có, đề xuất nhu cầu trang cấp mới nhằm đảm bảo đáp ứng công tác ứng phó với sự cố, thiên tai xảy ra

9. Nguồn lực tài chính dự phòng và ưu tiên theo lĩnh vực phòng, chống thiên tai:

a) Nguồn ngân sách: Ngân sách tỉnh và các huyện, thành phố bố trí quỹ dự phòng cho các tình huống thiên tai khẩn cấp xảy ra. Hàng năm, UBND tỉnh và UBND cấp huyện trích nguồn dự phòng để mua sắm đầu tư, trang thiết bị phòng, chống thiên tai, khắc phục sự cố khẩn cấp các công trình do hậu quả thiên tai gây ra; đầu tư, trang bị và những điều kiện thiết yếu phục vụ công tác thông tin phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục sự cố theo phương châm “bốn tại chỗ”.

b) Huy động nguồn lực khác: Kêu gọi, vận động nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, cá nhân đtăng nguồn tài chính đảm bảo phục vụ công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

c) Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí thực hiện 3.139,79 tỷ đồng, trong đó ưu tiên phân bổ vốn đầu tư theo thứ tự dưới đây để đáp ứng công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2016-2020.

TT

Kế hoạch ưu tiên

Vốn
(Tỷ đồng)

1

Thực hiện Đề án 1002

10,8

2

Tái định cư dân vùng thiên tai

57,24

3

Xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi

2.568,59

4

Cắm biển cảnh báo những nơi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét

2,16

5

Lắp đặt 4 trạm quan trắc thời tiết tự động

1,0 tỷ

6

Trng rừng mới và bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng

500,0

 

Tổng cộng

3.139,79

V. Giải pháp thực hiện:

1. Xây dựng ban hành các chính sách cứu trợ cho người, nhà ở bị thiên tai và khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất,...

2. Bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Có chính sách khuyến khích huy động nguồn lực... cho lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

3. Lập quy hoạch, kế hoạch, phân vùng, đánh giá nguy cơ rủi ro thiên tai để từ đó có chính sách phù hợp cho những khu vực trọng điểm, làm cơ sở cho việc chủ động phòng tránh; ban hành các quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng công trình trong các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.

4. Hàng năm, kiện toàn bộ máy chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai ở các cấp, các ngành, từ tỉnh đến huyện, xã. Rà soát, bổ sung hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, quy chế hoạt động, cơ chế phối hợp của các Ban Chỉ huy phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ tỉnh đến cấp xã. Chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Tổ chức tập huấn cho các đối tượng trực tiếp tham gia công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; chú trọng tới cán bộ quản lý, cán bộ lập kế hoạch, cán bộ chuyên trách, cán bộ cơ sở. Tập trung đầu tư trang thiết bị và công nghệ bảo đảm điều kiện làm việc cho các cơ quan chỉ đạo phòng, chống giảm nhẹ thiên tai. Luôn luôn duy trì đủ lực lượng sẵn sàng phòng, chống, ứng cứu; chuẩn bị đầy đủ lương thực, vật tư trang thiết bị và các điều kiện vật tư khác hỗ trợ phục hồi sản xuất.

5. Khuyến khích thành lập các tổ chức hỗ trợ quản lý thiên tai, các cơ sở đào tạo, huấn luyện, các đơn vị dịch vụ công phục vụ cho phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

6. Thực hiện chính sách xã hội hóa đối với công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, trong đó: tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch, quản lý và giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án tại địa phương. Có chính sách ưu tiên và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng. Xây dựng năng lực tự phòng ngừa thiên tai, phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong cứu trợ thiên tai. Tổ chức lực lượng tự ứng phó tự nguyện của cộng đồng để tham gia cứu hộ, cứu nạn. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội trong các hoạt động chuẩn bị ứng phó, khắc phục hậu quả. Phát triển lực lượng tình nguyện viên trong công tác tuyên truyền, vận động, khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất... Khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có các hình thức hỗ trợ đa dạng, hiệu quả cho người dân bị thiên tai.

8. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai. Đặc biệt, nguồn nhân lực cho bộ máy tham mưu công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

9. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai của từng huyện và tận dụng được điều kiện tự nhiên thuận lợi. Tập trung đầu tư trồng rừng mới, khoanh nuôi tái sinh rừng, bảo vệ rừng, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.

10. UBND tỉnh giao quyền chủ động cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc đầu tư và huy động các nguồn vốn hợp pháp vào lĩnh vực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Nâng dần nguồn vốn ngân sách hàng năm cho việc tăng cường năng lực quản lý, thực hiện các dự án xây dựng mới, nâng cấp, tu bổ các công trình, các dự án quy hoạch, các dự án tăng cường trang thiết bị dự báo, cảnh báo, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả và phục hồi sản xuất. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào việc cung cấp tài chính cho sự nghiệp phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, tiến hành các hoạt động nhân đạo và từ thiện đối với vùng bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

11. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và lực lượng nhân dân địa phương; tổ chức thường xuyên diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn lồng ghép vào diễn tập quốc phòng hàng năm đối với các ngành, các địa phương. Chú trọng bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt; nâng cao khả năng ứng cứu tại chỗ cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng; coi trọng kinh nghiệm phòng, chống thiên tai của người dân bản địa, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

12. Củng cố và nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi, kênh mương; rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng nâng cao khả năng thoát lũ các công trình thủy lợi; hoàn thiện các quy trình vận hành để công trình sử dụng đa mục tiêu, đặc biệt là các hồ chứa lớn tham gia điều tiết cắt giảm lũ và cấp nước trong mùa kiệt để sinh hoạt, sản xuất.

Phần IV

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CÁC CẤP, CÁC NGÀNH

I. Cơ cấu tổ chức:

1. Cấp tỉnh: Hệ thống Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và các sở, ban, ngành, đoàn thể. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phụ trách chung, trực tiếp chỉ huy công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

- Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phó trưởng Ban Thường trực phụ trách công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT - Phó trưởng Ban phụ trách công tác PCTT.

- Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh - Phó trưởng Ban phụ trách công tác tìm kiếm cu nạn.

- Ủy viên: Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT- Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Các thành viên: Giám đốc các các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Lao động - Thương binh và xã hội, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Viễn thông, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh, Ban dân tộc tỉnh; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai, Tỉnh Đoàn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Chi cục Thủy lợi, Đài Khí tượng Thủy văn, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN.

2. Cấp huyện và cấp xã:

Trên cơ sở cơ cấu tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã thành lập bộ máy Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016-2020 do Chủ tịch UBND huyện, xã làm Trưởng ban; Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT (phòng Kinh tế) làm Phó Trưởng Ban, các thành viên là Trưởng các phòng, ban liên quan. Tuy nhiên, hàng năm phải điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với tình hình thực tế đảm bảo được việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn năm 2016-2020.

II. Nhiệm vụ của các cấp, các sở, ngành; các địa phương:

Để thực hiện Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016-2020 đáp ứng được mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh, với phương châm “Giảm thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và nhân dân; phát triển bền vững kinh tế - xã hội; ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng, an toàn xã hội”. UBND tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, sở, ngành; các địa phương, như sau:

1. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:

- Tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016-2020 trên địa bàn tỉnh; tổ chức việc chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo kế hoạch được duyệt. Thường trực, chỉ huy công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổng hợp, thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá, thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra; tham mưu cho Ban Chỉ huy, UBND tỉnh giải pháp khắc phục thiệt hại.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện biện pháp ổn định đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất khi xảy ra thiên tai để giảm nhẹ thiệt hại, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân phục hồi sản xuất. Kiểm tra đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện việc chuẩn bị phương tiện, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động ứng phó với thiên tai theo kế hoạch đề ra.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ Thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; xây dựng phê duyệt phương án phòng, chống thiên tai các hồ, đập, các trọng điểm xung yếu trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, đôn đốc các cấp, các ngành xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016-2020 theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Kiểm tra công tác triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Là đầu mối điều phối các quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai. Chủ động tham mưu đề xuất cơ chế chính sách, kế hoạch khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai xảy ra trên địa bàn với UBND tỉnh và các Bộ, Ngành Trung ương; xây dựng kế hoạch phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân; đề xuất phân bổ vật tư nông nghiệp cho nông dân. Triển khai công tác tiêu độc, khử trùng chuồng trại, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, không để phát sinh dịch bệnh. Tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại theo Thông tư số 43/2015/TTLT-BNN-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Triển khai lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm, lắp đặt một số trạm đo mưa, tại các vùng trọng điểm để cảnh báo sớm lũ quét, lũ ống trên sông, suối. Tổ chức cắm biển cảnh báo tại những nơi có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất (dự kiến cm 200 bin tại các điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại các huyện);

- Trên cơ sở quy trình điều tiết của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chỉ đạo các công ty, nhà máy xây dựng cụ thể hóa quy trình điều tiết hồ chứa, quy trình xả nước trước khi xuất hiện mưa, lũ nhằm bảo đảm an toàn hồ chứa và vùng hạ lưu nhưng vẫn đảm bảo quy trình tích trữ nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

3. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:

- Ban hành các văn bản, quyết định, công điện, thông báo và các văn bản khác kịp thời triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.

- Căn cứ Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016-2020 được UBND tỉnh phê duyệt phối hợp với các sở, ban, ngành; các địa phương triển khai chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch. Tham mưu cho Ban Chỉ huy biện pháp huy động nguồn lực, vật tư, phương tiện để phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai; kiểm tra đôn đốc, đề xuất biện pháp đầu tư sửa chữa công trình bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra; tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập; lập kế hoạch cấp các phương tiện, trang thiết bị, các nguồn lực cứu trợ, tài trợ cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các địa phương, các cơ quan, đơn vị.

- Triển khai thực hiện các chế độ, chính sách, quy định về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Là đầu mối xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án hợp tác quốc tế về giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu theo phân công của cấp trên.

- Hàng năm, thường trực 24/24h trong khoảng thời gian từ ngày 05/5 ÷ 30/11; cập nhật kịp thời thông tin tình hình thiên tai, thời tiết khí hậu, thủy văn; dự báo cảnh báo các địa phương, đơn vị thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai; tổng hợp tình hình công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả; lập báo cáo định kỳ, báo cáo tổng kết và giải quyết các công việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Phối hợp với Đài khí tượng thủy văn, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh xây dựng các bản tin cảnh báo về tình hình mưa, lũ và thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

Sẵn sàng huy động lực lượng tham gia ứng cứu; giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả sau thiên tai. Là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả; xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng ứng cứu, cứu hộ khẩn cấp, chi viện kịp thời khi rủi ro thiên tai xảy ra. Xây dựng kế hoạch sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn. Tổ chức thực hiện việc ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai; giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn Trung ương.

Hàng năm, tổ chức diễn tập lồng ghép công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vào diễn tập quốc phòng (ít nhất 5 cuộc diễn tập/năm) để nâng cao cảnh giác và kỹ năng ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra. Việc tổ chức diễn tập xong trước ngày 30/5 hàng năm.

5. Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh:

Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chính quyền địa phương tổ chức công tác tuyên truyền phòng, chống thiên tai đến người dân, đặc biệt là người dân sống ở nơi xa trung tâm hành chính, đi lại khó khăn, vùng biên giới; sẵn sàng huy động lực lượng tham gia ứng cứu, giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả thiên tai; chỉ đạo lực lượng Biên phòng tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh; lập kế hoạch công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khu vực Biên giới; phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ ổn định đời sống dân cư.

6. Công an tỉnh:

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; huy động lực lượng, phương tiện đặc chủng của ngành và hiệp đồng với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương các cấp đthực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, xử lý các tình huống khi có rủi ro thiên tai; giúp đỡ người dân trong việc khắc phục hậu quả thiên tai.

- Thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh khi xảy ra thiên tai, nhất là tại các công trình trọng điểm; bảo vệ tài sản của nhà nước, nhân dân và các doanh nghiệp khi có rủi ro thiên tai xảy ra; phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông nhằm đảm bảo an toàn về người, phương tiện khi tham gia giao thông tại các khu vực nguy cơ mất an toàn.

7. Đài Khí tượng Thủy văn Lào Cai: Xây dựng kế hoạch dự báo, cảnh báo thời tiết, rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh; tổ chức cập nhật và xử lý thông tin, thực hiện việc dự báo, cảnh báo và cung cấp kịp thời các bản tin chính thức về áp thấp nhiệt đi, mưa, bão và các loại thiên tai, tình hình mưa, lũ trên các sông, suối trong tỉnh, cảnh báo lũ quét cho Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương đphòng, chống.

8. Sở Giao thông vận tải: Xây dựng phương án đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống; huy động phương tiện vận tải cho công tác cứu hộ và sơ tán dân khi thiên tai xảy ra; đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại các khu vực trọng điểm như: bến phà, cầu, cống, ngầm tràn và các đu mối giao thông quan trọng, các tuyến đường giao thông xung yếu; tổ chức cắm biển cảnh báo tại những nơi ngầm tràn, hướng dẫn, phân luồng giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông.

9. Sở Thông tin và Truyền thông: Căn cứ Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016-2020 được UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện. Phối chặt chẽ với Công ty Viễn thông tỉnh đảm bảo thông tin thông suốt từ Trung ương đến địa phương trong mọi tình huống; Chú trọng đảm bảo thông tin ở những nơi vùng cao, sóng kém nhằm đảm bảo công tác thông tin phục vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

10. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Huy động nhân lực, công cụ, phương tiện đối với doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng phương án, kế hoạch triển khai thực hiện các chế độ của nhà nước về hỗ trợ khắc phục thiệt hại, đồng thời hướng dẫn UBND các huyện, thành phố giải quyết các chế độ trợ cấp cho các đối tượng bị ảnh hưởng do thiên tai theo quy định; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thăm hỏi, động viên những gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

11. Công ty Điện lực Lào Cai: Xây dựng kế hoạch, phương án cung cấp điện phục vụ cho đời sống, sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; cung cấp đủ nguồn điện cho các trạm bơm phục vụ tiêu úng; đảm bảo an toàn cho hệ thống đường dây, trạm điện và con người; huy động lực lượng khắc phục hệ thống điện bị ảnh hưởng do thiên tai gây mt điện, sớm đảm bảo cấp điện cho những nơi bị thiên tai gây ra, đặc biệt là nhng nơi đang bị thiệt hại.

12. Sở Y tế: Xây dựng các biện pháp chống rét, nắng nóng cho người đặc biệt các đối tượng dễ bị tổn thương là người già, phụ nữ, trẻ em. Tổ chức tập huấn cho các đội vệ sinh phòng dịch bệnh và làm sạch môi trường, đội sơ, cấp cứu cả tuyến tỉnh và tuyến huyện; dự trữ đủ cơ số thuốc phòng chống dịch bệnh và làm sạch môi trường sau khi thiên tai xảy ra.

13. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trước, trong và sau thiên tai xảy ra; chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương bố trí đất đai cho việc sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai đảm bảo an toàn.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

- Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường; điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường nhằm hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

14. Sở Tài chính: Tính toán xác định nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016-2020; chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra để đề xuất mức hỗ trợ kịp thời trình UBND tỉnh quyết định; chủ động nguồn kinh phí để kịp thời hỗ trợ cho các địa phương khắc phục thiên tai khi cần thiết; hướng dẫn các địa phương thực hiện thủ tục thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ bao gồm: nguồn ngân sách, nguồn ủng hộ của các tổ chức, cá nhân. Bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp các công trình phòng chống thiên tai theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

15. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất kịp thời với UBND tỉnh về nguồn vốn để khắc phục những công trình và kết cấu hạ tầng cơ sở bị hư hỏng do thiên tai gây ra.

16. Sở Xây dựng: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất với UBND tỉnh về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật các công trình phòng, chống thiên tai và nhà tránh trú bão, lũ, lụt, phù hợp với điều kiện tỉnh Lào Cai.

17. Sở Công thương: Xây dựng kế hoạch huy động và thu mua, tạm trữ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm cần thiết để thực hiện Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016-2020 trên địa bàn tỉnh; nhất là vùng thường xuyên bị chia cắt do thiên tai. Chỉ đạo Điện lực Lào Cai ưu tiên cấp điện cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

18. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức tuyên truyền chỉ thị, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh để thực hiện Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016-2020; thông tin kịp thời những diễn biến về thiên tai để các cơ quan liên quan và người dân chủ động phòng, chống.

19. Văn phòng UBND tỉnh: Căn cứ Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016-2020 được UBND tỉnh phê duyệt đôn đốc các sở, ngành, các cơ quan đơn vị thực hiện kế hoạch. Theo dõi tổng hợp tình hình thiên tai, phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổng hợp báo cáo kịp thời UBND tỉnh, Chính phủ các Bộ, ngành Trung ương.

20. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Hội Chữ thập đỏ tỉnh; Hội Phụ nữ tỉnh; Tỉnh Đoàn Lào Cai:

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh Pháp Luật về phòng, chống thiên tai; Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016-2020 được UBND tỉnh phê duyệt; tham gia công tác vận động, cứu trợ, cứu nạn do thiên tai gây ra; tiếp nhận và phân phối hàng ủng hộ quyên góp cho các đối tượng bị thiên tai.

21. Chi cục Thủy lợi: Tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016-2020 được UBND tỉnh phê duyệt theo chức năng nhiệm vụ được giao. Xây dựng kế hoạch ứng phó với rủi ro thiên tai các hồ chứa; nhất là tại các hồ chứa lớn nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ đập. Tiến hành kiểm tra, đánh giá việc vận hành điều tiết hệ thống các hồ chứa trên địa bàn tỉnh; rà soát, lập, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành hồ chứa nước theo quy định. Xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn cụ thể, chi tiết sát thực tế, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu nước do yếu tố chủ quan gây nên.

22. UBND các huyện, thành phố:

- Xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016-2020 sát với tình hình thực tế tại địa phương và phù hợp với Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016-2020 được UBND tỉnh phê duyệt. Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho cấp xã, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn; thành lập đội xung kích và lực lượng tại chỗ đảm bảo quân số đáp ứng yêu cầu thực hiện kế hoạch; chủ động điều chỉnh kế hoạch bổ sung nhằm đảm bảo đủ lực lượng, trang thiết bị, phương tiện, nhu yếu phẩm thiết yếu để có thể huy động kịp thời khi có thiên tai xảy ra; xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc tổ chức di dời, bảo vệ người dân ở vùng chịu ảnh hưởng của bão, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn; chủ động ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác theo quy định để khắc phục hậu quả, sớm ổn định sản xuất và đời sng nhân dân.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn các công trình thủy lợi; nhất là các hồ chứa vừa và nhỏ trên địa bàn để phối hợp với các đơn vị quản lý công trình; xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai bảo đảm an toàn công trình trong mùa mưa bão. Có kế hoạch dự trữ lương thực và nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân đảm bảo đủ nhu cầu khi có thiên tai xảy ra.

- Xây dựng kế hoạch ứng phó và phòng tránh lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn; Phương án điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo tình hình diễn biến của khí hậu thời tiết.

23. Ủy ban nhân dân cấp xã:

- Thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại địa bàn mình quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao; những vấn đề vượt thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo ngay bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo giải quyết.

- Khi các hộ dân trên địa bàn xã bị thiệt hại do thiên tai thì UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, thống kê, đánh giá (nhanh, đầy đủ, chính xác) và báo cáo kịp thời bằng văn bản cho cơ quan cấp trên theo quy định.

24. Các tổ chức, cá nhân: Thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình thiên tai để chủ động phòng, chống; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, vật tư, lực lượng để tham gia vào công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai khi được sự huy động của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp.

II. Tổ chức thực hiện:

1. Giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch:

a) Hàng năm, UBND các địa phương, các sở, ban, ngành, đơn vị phân công cán bộ chuyên trách giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch PCTT giai đoạn 2016-2020 tại đơn vị mình; báo cáo với UBND tỉnh để làm căn cứ điều chỉnh Kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2016-2020 phù hợp với tình hình thực tế.

b) Trên cơ sở báo cáo đánh giá của các sở, ngành, và địa phương; UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh rà soát nội dung, tiến độ của kế hoạch PCTT giai đoạn 2016 - 2020, tiến hành điều chỉnh, bổ sung hàng năm phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

2. Tổ chức thực hiện:

a) Căn cứ Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016 - 2020 của tỉnh Lào Cai, các sở, ban, ngành, đoàn thể; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã khẩn trương tiến hành rà soát, bổ sung phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương mình; lồng ghép vào kế hoạch phát triển của sở, ngành, đơn vị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

b) Các cơ quan, doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh phải chủ động xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016-2020 theo lĩnh vực quản lý phù hợp với đặc điểm, tình hình thiên tai của tỉnh; phối hợp tích cực với các sở, ban, ngành của tỉnh trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

c) Giao cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này; hàng năm tổ chức rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 2016 - 2020 phù hợp với tình hình thực tế đtổ chức thực hiện theo kế hoạch đạt hiệu quả./.

Biểu 01. TỔNG HỢP CÁC ĐIỂM XẢY RA SẠT LỞ ĐẤT ĐÁ, LŨ QUÉT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

TT

Huyện/TP

Số điểm sạt lở đất đá

Số điểm lũ quét

Quy mô sạt trược (m3)

Ghi chú

> 200

200-1000

1000-20000

<20000

 

1

Văn Bàn

129

2

80

40

9

 

 

2

Bảo Thắng

34

 

26

5

3

 

 

3

Bảo Yên

55

1

33

18

3

1

 

4

Bát Xát

88

 

36

28

23

1

 

5

TP Lào Cai

10

 

5

4

1

 

 

6

Mường Khương

80

 

54

23

3

 

 

7

Bắc Hà

65

1

38

23

4

 

 

8

Si Ma Cai

20

 

14

4

2

 

 

9

Sa Pa

53

3

30

17

5

1

 

 

Cộng

534

7

316

162

53

3

 

 

Biểu 02: LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN, Y TẾ, NHU YẾU PHẨM CHUẨN BỊ PCTT VÀ TKCN/1NĂM

TT

Danh mục

ĐVT

Số lượng

 

Đơn vđảm nhiệm

 

TRANG THIẾT BỊ

 

1

Xuồng Máy

Chiếc

5

Huy động từ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh

 

-

Loại: ST 450

Chiếc

2

TP Lào Cai 01, Chi cục Kiểm Lâm 01

-

Loại: Cát lốt

Chiếc

3

BCH Quân Sự tnh 01; Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh 2.

2

Phao cứu sinh

cái

1.160

 

-

Áo Phao

cái

400

BCH Quân sự tnh 50, BCH Biên phòng 30, Công an tnh 20, CC Kiểm lâm 20, TP Lào Cai 50, huyện Văn Bàn 40, Bảo Thắng 80, Bảo Yên 70, Bát Xát 40.

-

Phao Tròn

cái

760

BCH Quân Sự tỉnh 130, BCH Biên Phòng 80, Sở Giao Thông 70, Sở NN&PTNT 20, Công an tnh 20, TP Lào Cai 80, huyện Văn Bàn 80, Bảo Thắng 40, Bảo Yên 80, Bát Xát 80, Bắc Hà 60, Si Ma Cai 20

3

Nhà bạt các loại

bộ

43

BCH Quân Sự tỉnh 7, BCH Biên Phòng 5, Văn phòng TT PCLB tnh 3, Công an tnh 2, CC Kiểm lâm 2, TP Lào Cai 3, huyện Văn Bàn 3, Bảo Thắng 5, Bo Yên 5, Bát Xát 5, Sa Pa 2, Si Ma Cai 1

4

Xe ô tô Các loại

xe

 

 

 

5

XE Ô TÔ, MÁY XÚC CÁC LOẠI

chiếc

116

 

 

-

Xe con

chiếc

57

Sẵn có tại đơn vị

BCH Quân Sự tnh 5 xe, BCH Biên Phòng 4 xe, Mỗi Sở ngành là thành viên BCH PCLB tnh 01 xe, mỗi huyện, TP 01 xe. Riêng SNN&PTNT 03 xe

-

Xe cứu thương

chiếc

13

Sẵn có tại đơn vị

BCH Quân Sự tnh 1 xe, BCH Biên Phòng 1 xe, Sở Y tế 2 xe, mỗi huyện, thành phố 01 xe

-

Xe chngười

chiếc

23

Huy động các Doanh nghiệp vận tải, Bến xe

Sở Giao thông vận tải 05 xe, Mỗi huyện, thành phố 02 xe

-

Xe tải

chiếc

23

Huy động các doanh nghiệp, cá nhân

Sở Giao thông vận tải 05 xe, Mỗi huyện, thành phố 02 xe

-

Máy xúc, máy đào

chiếc

18

Huy động các doanh nghiệp, cá nhân

Mỗi huyện 02 xe

III

LC LƯỢNG

 

1

Nguồn nhân lực ứng cu

Người

10.580

Lực lượng tự vệ cơ động địa phương, các cơ quan, đơn vị; các tchức, cá nhân

BCH Quân sự tỉnh, BCH Biên phòng, Công an tỉnh: 1.550 người, Các sở, ngành huyện, TP, DN 1.230 người, các xã phường thị trấn 7.800 người (tương đương mỗi xã 48 người)

-

Thường trực sẵn sàng

Người

3.174

BCH Quân sự tnh, BCH Biên phòng, Công an tỉnh: 465 người, Các sở, ngành huyện, TP, DN 369 người, các xã phường thị trấn 2340 người (tương đương mỗi xã 14 người)

-

Lực lượng huy động

Người

7.406

BCH Quân sự tnh, BCH Biên phòng, Công an tỉnh: 1085 người, Các sở, ngành huyện, TP, DN 861 người, các xã phường thị trấn 5460 người (tương đương mỗi xã 33 người)

IV

GIỐNG, VẬT TƯ NN PHỤC HỒI SẢN XUẤT

Sở Nông nghiệp và PTNT

1

Lúa giống

tấn

20

Trung tâm Giống

Trung tâm Giống

2

Phân bó các loại

tn

2.000

Công ty vật tư Nông nghiệp

 

3

Phân NPK

tấn

1.000

Công ty vật tư Nông nghiệp

4

Phân URÊ

tấn

800

nt

5

Phân bón loại khác

tấn

200

nt

V

NHU YẾU PHẨM THIẾT YẾU

Sở Công Thương

1

Xăng, dầu

m3

1.500

Công ty xăng dầu Lào Cai

Công ty xăng dầu Lào Cai

2

Khí đốt

tấn

100

nt

3

Tấm lợp các loại

tấm

30.000

Công ty CP thương mại Lào Cai

Công ty CP thương mại Lào Cai

4

Gạo

tấn

10.000

Công ty lương thực

5

Muối ăn

tấn

50

Công ty CP thương mại Lào Cai

6

Bột canh

gói

50.000

 

7

Mỳ tôm

thùng

40.000

Thị trường tự do

Công ty CP thương mại Lào Cai

8

Sữa (các loại)

kiện

10.000

 

 

VII

THUỐC KHỬ TRÙNG, THUỐC CHỮA BỆNH

Sở Y Tế

1

Thuốc khử trùng

tấn

2

Tại các huyện

Sở Y Tế

2

Thuốc chữa bệnh

cơ số

18

Tại các huyện

Sở Y Tế

 

Biểu 03: PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN, VẬT TƯ, NHU YẾU PHẨM PCTT VÀ TKCN/1NĂM

TT

Danh mục

ĐVT

Số Lưng

Nguồn huy động

Đơn vị đảm nhiệm

1

Nguồn nhân lực ứng cứu

Người

10.580

Lực lượng tự vệ cơ động địa phương, các cơ quan, đơn vị; các tổ chức, cá nhân

BCH Quân sự tnh, BCH Biên phòng, Công an tnh: 1.550 người, Các sở, ngành huyện, TP, DN 1230 người, các xã phường thị trấn 7800 người (mỗi xã 48 người)

-

Lực lượng thường trực sẵn sàng ứng cứu

Người

3.174

BCH Quân sự tnh, BCH Biên phòng, Công an tnh: 465 người, Các sở, ngành huyện, TP, DN 369 người, các xã phường thị trấn 2340 người (mỗi xã 14 người)

-

Lực lượng huy động

Người

7.406

BCH Quân sự tnh, BCH Biên phòng, Công an tnh: 1085 người, Các sở, ngành huyện, TP, DN 861 người, các xã phường thị trấn 5460 người (mỗi xã 33 người)

2

Phương tiện và trang thiết b

 

 

 

 

-

Xuồng Máy

Chiếc

5

Huy động các cơ quan, đơn v; các Doanh nghiệp; các tổ chức, cá nhân

TP Lào Cai 01, Chi cục Kiểm Lâm 01, Bộ CHQS 1; Bộ chỉ huy Biên phòng 2.

-

Áo Phao

Cái

400

BCH Quân sự tnh 50, BCH Biên phòng 30, Công an tnh 20, CC Kiểm lâm 20, TP Lào Cai 50, huyện Văn Bàn 40, Bảo Thắng 80, Bảo Yên 70, Bát Xát 40.

-

Phao Tròn

Cái

760

BCH Quân Sự tnh 130, BCH Biên Phòng 80, Sở Giao Thông 70, Sở NN&PTNT 20, Công an tỉnh 20, TP Lào Cai 80, huyện Văn Bàn 80, Bảo Thắng 40, Bảo Yên 80, Bát Xát 80, Bắc Hà 60, Si Ma Cai 20

-

Nhà bạt các loại

Bộ

43

BCH Quân Sự tnh 7, BCH Biên Phòng 5, Văn phòng TT PCLB tnh 3, Công an tnh 2, CC Kiểm lâm 2, TP Lào Cai 3, huyện Văn Bàn 3, Bảo Thắng 5, Bảo Yên 5, Bát Xát 5, Sa Pa 2, Si Ma Cai 1

-

Máy phát điện

Máy

9

Các huyện, TP, Ban chỉ huy PCTT tnh

-

Cưa máy

Máy

34

Ban chỉ huy PCTT huyện Sa Pa, Bát Xát

-

Xe con

Chiếc

57

BCH Quân Sự tnh 5 xe, BCH Biên Phòng 4 xe, Mỗi Sở ngành là thành viên BCH PCLB tỉnh 01 xe, mỗi huyện, TP 01 xe. Riêng Sở NN&PTNT 03 xe

-

Xe cu thương

Chiếc

13

BCH Quân Sự tnh 1 xe, BCH Biên Phòng 1 xe, Sở Y tế 2 xe, mỗi huyện, thành phố 01 xe

-

Xe chở người

Chiếc

23

Sở Giao thông vận tải 05 xe, Mỗi huyện, thành phố 02 xe

-

Xe tải

Chiếc

23

Sở Giao thông vận tải 05 xe, Mỗi huyện, thành phố 02 xe

 

Máy xúc, máy đào

Chiếc

18

Mỗi huyện 02 xe

3

Giống, vật tư NN phục hồi sản xuất

 

 

 

Sở Nông nghiệp

-

Lúa giống

tấn

20

Thị trường tự do

Trung tâm Giống

-

Phân bó các loại

tấn

2.000

 

 

-

Phân NPK

tấn

1.000

Thị trường tự do

Công ty vật tư Nông nghiệp

-

Phân URÊ

tấn

800

Thị trường tự do

nt

-

Phân bón loại khác

tấn

200

Thị trường tự do

nt

4

Lương thực, thực phẩm, vật tư

 

 

 

Sở Công Thương

-

Gạo

Tấn

10.000

Kho Cam Đường

Công ty lương thực

-

Muối ăn

Tấn

50

Các huyện

Công ty CP thương mại Lào Cai

-

Bột canh

gói

50.000

 

 

-

Mỳ tôm

thùng

40.000

Thị trưng tự do

Công ty CP thương mại Lào Cai

-

Sa (các loại)

kiện

10.000

 

 

-

Xăng, dầu

m3

1.500

Tại 18 cửa hàng

Công ty xăng dầu Lào Cai

-

Khí đốt

tn

100

 

 

-

Tấm lợp các loại

tấm

30.000

Tại 18 cửa hàng

Công ty xăng dầu Lào Cai

5

Y Tế

 

 

 

S Y Tế

-

Thuốc khử trùng

tấn

2

Tại các huyện

Trung tâm y tế dự phòng tỉnh

-

Thuốc chữa bệnh

cơ s

18

Tại các huyện

Trung tâm y tế dự phòng tnh

 

Biểu 04: THỐNG KÊ PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ PCTT VÀ TKCN ĐẾN THỜI ĐIỂM O GIỜ NGÀY 01/03/2016

TT

Trang thiết bị

Đơn vị tính

Nguồn

Thời điểm ngày 1/3/ 2016

Nhu cầu đến 31/12/ 2020

Cần bổ sung

Phân kỳ nhu cầu hàng năm

Ghi chú

2016

2017

2018

2019

2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

TỔNG TOÀN TỈNH

 

 

14.616

32.218

17.602

(14.616)

(32.218)

(17.602)

14.616

32.218

 

1

Xe cứu hộ PCCR

chiếc

Mua sắm

1

2

1

-

1

-

-

-

 

2

Xe chữa cháy

Chiếc

Bộ CA

9

13

4

1

1

1

1

 

 

3

Ô tô phục vụ BVR - PCCCR

Chiếc

Kiểm lâm

13

20

7

2

1

3

1

 

 

4

Xuồng các loại

 

 

17

57

40

20

5

5

5

5

 

 

Xuồng ST 750

Chiếc

QK cấp

1

7

6

1

1

2

1

1

 

 

Xuồng ST 660

Chiếc

QK cấp

2

15

13

3

3

3

3

1

 

 

Xuồng ST 450

Chiếc

DTQG

7

21

14

6

3

3

1

1

 

 

Xuồng Máy<200 ML

Chiếc

Bộ công an

7

14

7

3

2

1

1

-

 

5

Nhà bạt các loi

 

 

216

1.207

991

336

227

169

130

87

 

 

Nhà bạt 60m2

Bộ

QK + DTQG

18

282

264

70

50

50

64

30

 

 

Nhà bạt 24,75m2

Bộ

QK + DTQG

32

226

194

60

45

50

20

19

 

 

Nhà bạt 16,5m2

Bộ

QK + DTQG

113

301

188

55

47

23

14

7

 

 

Nhà bạt các loại khác

Bộ

Bộ CA + KL

52

205

153

57

35

27

16

18

 

 

Dù tiểu đội

Cái

Tự Mua

-

99

99

44

25

13

9

8

 

 

Dù trung đội

Cái

Tự Mua

-

61

61

35

15

3

5

3

 

 

Dù đại đội

Cái

Tự Mua

1

33

32

15

10

3

2

2

 

6

Phao các loại

 

 

3.357

4.792

1.435

329

248

313

156

189

 

 

Phao áo cứu sinh

chiếc

QK + DTQG

1.815

2.629

814

217

142

172

112

141

 

 

Phao tròn cứu sinh

chiếc

QK + DTQG

1.537

2.127

590

102

98

135

40

45

 

 

Phao tự thổi

chiếc

QK + DTQG

1

20

19

5

5

4

3

2

 

 

Phao bè

chiếc

QK + DTQG

4

16

12

5

3

2

1

1

 

7

Trang thiết bị khác

 

 

11.219

26.127

14.908

5.991

3.366

2.488

1.616

1.413

 

 

Máy phát điện các loại

chiếc

Bộ CA +KL

526

774

248

82

54

42

39

31

 

 

Máy bơm nước các loại

chiếc

Bộ CA +KL

37

224

187

68

37

32

27

23

 

 

Máy cưa cm tay các loại

chiếc

Bộ CA +KL

85

290

205

57

43

35

31

39

 

 

Máy khoan cắt bê tông

chiếc

Bộ công an

2

124

122

50

39

15

10

8

 

 

Gường USA

Cái

Tự mua

8

8

-

 

 

 

 

 

 

 

Máy định vị

Cái

Q. Khu + KL

44

205

161

53

32

26

22

28

 

 

Cuốc bàn

Cái

Tự mua

250

250

-

 

 

 

 

 

 

 

Xẻng to

Cái

TM+ DA

140

140

-

 

 

 

 

 

 

 

Dao phát, dao tông

Chiếc

Tự mua+ KL

770

1.630

860

450

200

150

60

 

 

 

Đệm nhà bạt

Chiếc

DTQG

5

42

37

20

17

 

 

 

 

 

Đệm hơi cứu người

Cái

Bộ Công an

2

6

4

4

-

 

-

-

 

 

Máy báo lượng mưa

Bộ

Viện trợ

3

36

33

17

9

5

2

-

 

 

Máy phát thanh không dây

Bộ

Viện trợ

9

37

28

10

7

5

3

3

 

 

Máy thổi gió

Chiếc

Kiểm lâm

9

22

13

7

-

3

-

3

 

 

Máy cắt cỏ

Chiếc

Kiểm lâm

2

16

14

14

 

 

 

 

 

 

Máy tính nối mạng

Chiếc

Kiểm lâm

35

35

-

 

 

 

 

 

 

 

Điện thoại

Chiếc

Kiểm lâm

56

56

-

 

 

 

 

 

 

 

ng nhòm

Chiếc

Kiểm lâm

13

32

19

9

3

4

2

1

 

 

Loa cầm tay

Chiếc

QS +KL

176

617

441

130

97

73

62

79

 

 

Bình bơm nước đeo vai

Chiếc

Kiểm lâm

2

696

694

250

150

120

100

76

 

 

Bình bột

Bình

Kiểm lâm

176

176

-

 

 

 

 

 

 

 

Bộ đàm

Chiếc

Kiểm lâm

132

300

168

65

31

46

2

24

 

 

Trạm khí tượng

Trạm

Kiểm lâm

9

11

2

1

1

-

-

-

 

 

Quần án chữa cháy

Chiếc

Kiểm lâm

150

200

50

50

-

 

-

 

 

 

Bồn chứa nước

Chiếc

Kiểm lâm

8

24

16

5

5

3

-

3

 

 

Bàn dập

Chiếc

Kiểm lâm

340

340

-

 

 

 

 

 

 

 

Giày đi rừng

Đôi

Kiểm lâm

300

600

300

150

-

100

-

50

 

 

Mũ bảo hộ

Chiếc

Kiểm lâm

1.126

1.911

785

250

150

150

140

95

 

 

Đèn pin

Chiếc

Kiểm lâm

105

1.526

1.421

481

350

250

190

150

 

 

Bình tông đựng nước

Bình

Kiểm lâm

1.695

3.410

1.715

570

350

280

300

215

 

 

Cào răng

Chiếc

Kiểm lâm

18

18

-

 

 

 

 

 

 

 

Túi cứu thương

Bộ

Kiểm lâm

14

14

-

 

 

 

 

 

 

 

Inmasat

Bộ

Tự mua

1

1

-

 

 

 

 

 

 

 

Vô tuyến CT12

Bộ

Tự mua

3

3

-

 

 

 

 

 

 

 

CODAN

Bộ

Tự mua

1

1

-

 

 

 

 

 

 

 

Ủng

Đôi

VT

90

90

-

 

 

 

 

 

 

 

Dây thừng

Cuộn

VT

10

10

-

 

 

 

 

 

 

 

Cáng cứu thương

Chiếc

DA PCCCR

14

182

168

78

54

13

13

10

 

 

Bàn dập lửa

Chiếc

DA Kiểm Lâm

6

788

782

270

189

150

120

53

 

 

Bảng cấp dự báo

Chiếc

DA Kiểm Lâm

4

12

8

4

2

2

-

-

 

 

Bảng nội quy

Chiếc

DA Kiểm Lâm

270

270

-

 

 

 

 

 

 

 

Biển báo cấm

Chiếc

DA Kiểm Lâm

54

54

-

 

 

 

 

 

 

 

Bình bọt

Chiếc

DA Kiểm Lâm

40

210

170

72

57

15

13

13

 

 

Câu liêm

Chiếc

Mua sắm

40

40

-

 

 

 

 

 

 

 

Cuốc chim

Chiếc

Mua sắm

50

600

550

200

170

80

50

50

 

 

Dao phát

Chiếc

Mua sắm

2.480

4.110

1.630

768

328

245

150

139

 

 

Dao tông

Chiếc

Mua sm

10

200

190

190

 

 

 

 

 

 

Đèn xách tay nạp điện

Chiếc

DA Kiểm Lâm

850

1.690

840

350

175

150

60

105

 

 

Giày bảo hộ

Đôi

DA Kim Lâm

450

1.480

1.030

450

300

170

60

50

 

 

Loa cầm tay chỉ huy

Chiếc

 

15

50

35

25

10

-

 

 

 

 

Mặt nạ phòng độc M-V5

Chiếc

Quân khu cấp

50

100

50

20

10

10

5

5

 

 

Máy xúc

Chiếc

Tự mua

1

5

4

2

1

1

-

1

 

 

Quần áo bảo hộ

Bộ

DA Kiểm Lâm

46

468

422

170

105

80

30

37

 

 

Quần áo chữa cháy rừng

Bộ

DA Kim Lâm

5

700

695

250

150

129

90

76

 

 

Qun áo mưa

Chiếc

VT

90

736

646

290

215

80

20

41

 

 

Thiết bị vô tuyến sóng ngắn

Bộ

VNPT

9

11

2

2

-

-

-

 

 

 

Thuyền

Chiếc

Tự mua

10

10

-

 

 

 

 

 

 

 

Trạm quan trắc khí tượng

Trạm

DA Kiểm Lâm

1

16

15

6

3

2

2

2

 

 

Trạm vi sát

Trạm

VNPT

5

8

3

2

-

-

1

-

 

 

Tuyến vi ba

Tuyến

VNPT, Viettel

56

68

12

3

2

2

2

3

 

 

Xẻng bộ binh

Chiếc

Tự mua

300

350

50

20

10

10

10

-

 

 

Bộ dụng cụ ứng cứu thiên tai

Chiếc

VNPT, Viettel

28

34

6

6

-

 

 

 

 

 

Máy bộ đàm cầm tay

Chiếc

 

20

60

40

20

10

10

-

-

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3077/QĐ-UBND ngày 20/09/2016 về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.569

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.111.221
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!