TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 76602/CT-TTHT
V/v hóa đơn
hoạt động đăng tin bài.
|
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2018
|
Kính gửi: Ban đối ngoại (VOV5)- Đài
Tiếng nói Việt Nam
(Địa chỉ: Số 45 Bà Triệu, Phường Hàng Bài, Quận
Hoàn Kiếm, TP Hà Nội
MST:
0102321098)
Trả lời công văn số 97/VOV5-HCTH ngày 22/10/2018 của
Ban đối ngoại (VOV5)- Đài Tiếng nói Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ban đối
ngoại VOV5) hỏi về chính sách thuế, Cục thuế Thành phố Hà Nội có ý kiến như
sau:
- Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP
ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định:
+ Tại Điều 10 quy định chung về khai thuế, tính thuế:
“1. Nguyên tắc tính thuế, khai thuế
a) Người nộp thuế phải tính, xác định số tiền thuế phải
nộp ngân sách nhà nước, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế hoặc tính thuế
theo quy định tại Điều 37, Điều 38 của Luật Quản lý thuế.
b) Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy
đủ các nội dung trong
tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ
các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.
c) Đối với loại thuế khai theo tháng, quý, tạm tính theo quý hoặc năm, nếu trong kỳ tính thuế không
phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp
thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định,
trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động kinh doanh và trường hợp tạm ngừng kinh
doanh theo hướng dẫn tại điểm đ khoản 1 Điều này và các trường hợp không phải nộp hồ sơ
khai thuế theo hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư này.
d) Đối với loại thuế khai theo tháng hoặc khai theo
quý, kỳ tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đến ngày cuối cùng của
tháng hoặc quý, kỳ tính thuế cuối cùng được
tính từ ngày đầu tiên của tháng hoặc quý đến ngày kết thúc hoạt động kinh doanh. Kỳ tính thuế năm của
thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tài nguyên được tính theo năm dương lịch hoặc
năm tài chính của người nộp thuế. Kỳ tính thuế năm của các loại thuế khác là
năm dương lịch....”
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
a) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là
ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
b) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý
chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
c) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất là ngày
thứ 30 (ba mươi) của tháng đầu tiên của năm dương lịch.
d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát
sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười), kể từ ngày phát sinh nghĩa
vụ thuế.
đ) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất
là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc
năm dương lịch hoặc năm tài chính
e) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp
doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải
thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có
quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển
đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.
g) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thu khác liên quan đến
sử dụng đất theo cơ chế một cửa liên thông thì thực hiện theo thời hạn quy định tại văn bản hướng
dẫn về cơ chế một cửa liên
thông đó.
+ Tại Điều 11 quy định về khai thuế giá trị gia tăng
+ Tại Điều 12 quy định về khai thuế thu nhập doanh
nghiệp
- Căn cứ
Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày
18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật
Thuế giá trị gia tăng quy định:
+ Tại Điều 2 quy định đối tượng chịu thuế GTGT:
“Điều 2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch
vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa,
dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu
thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.”
+ Tại Điều 3 quy định về người nộp thuế:
“Điều 3. Người nộp thuế
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành
nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức,
cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi
là người nhập khẩu) bao gồm:
2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ
chức khác;”
+ Tại Điều 12 quy định về phương pháp khấu trừ thuế:
“Điều 12. Phương pháp khấu trừ thuế
1. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở
kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của
pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:
a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở
lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của
pháp luật về kế toán, hóa
đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực
tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;
b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương
pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính
trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;
+ Tại Điều 13 quy định về phương pháp tính trực tiếp
trên GTGT:
“Điều 13. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia
tăng
2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên
giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
a) Đối tượng áp dụng:
- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp
tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
…
b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy
định theo từng hoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu:
5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%. ”
- Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của
Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp quy định:
+ Tại Tiết b Khoản 1 Điều 2 quy định về người nộp thuế:
“Điều 2. Người nộp thuế
1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt
động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là
doanh nghiệp), bao gồm:
b) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản
xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực.”
+ Tại Khoản 5 Điều 3 quy định:
“Điều 3. Phương pháp tính thuế
5. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh
nghiệp thành lập và hoạt động theo
quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi
phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh
thì kê khai nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp tính
theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền
cho vay): 5%.
Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật:
2%.
+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1 %.
+ Đối với hoạt động khác: 2%. ”
- Căn cứ Điều 18 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày
31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày
14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số
04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
“Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập
hóa đơn
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu
lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại
khoản 1 Điều này, người bán phải lập
Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người
bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.
Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng
kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị
gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ
lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn
giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện
trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển
theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
- Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC
ngày 27/02/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm
2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
“7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa
đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả
các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng
để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa
luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
…
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 2 Điều 16 như sau:
“b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”,
“tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa
chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc
“người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.
…"
Căn cứ các quy định nêu trên, Cục thuế TP Hà Nội trả
lời về mặt nguyên tắc như sau:
1. Trường hợp Ban đối ngoại VOV5 là đơn vị sự nghiệp
có thu phát sinh doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ đăng tin trên trang thông tin điện tử
VOVworld.vn thì thuộc đối tượng phải nộp thuế GTGT theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Thông tư số 219/2013/TT-BTC
ngày 31/12/2013; thuộc đối tượng nộp thuế TNDN theo quy định tại Điều 2 Thông
tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014.
2. Ban đối ngoại VOV5 thực hiện các thủ tục liên quan
đến thuế GTGT, thuế TNDN như sau:
- Về thuế
TNDN:
Trường hợp Ban đối ngoại VOV5 có hoạt động kinh doanh
dịch vụ có thu nhập chịu thuế TNDN mà đơn vị xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu
nhập của hoạt động kinh doanh thì nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh
thu bán hàng hóa, dịch vụ. Nếu Ban đối ngoại VOV5 xác định được doanh
thu, chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì nộp thuế TNDN theo phương
pháp kê khai theo quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014.
- Về
phương pháp tính thuế GTGT:
Đề nghị đơn vị căn cứ quy định tại Điều 12, Điều 13
Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 để thực hiện.
- Về thủ tục kê khai, thời hạn nộp thuế:
Ban đối ngoại VOV5 thực hiện kê khai thuế theo hướng
dẫn tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính nêu trên.
- Về hóa
đơn:
+ Trường hợp Ban đối ngoại VOV5 cung cấp dịch vụ có tổng
giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì đơn vị thực hiện theo hướng dẫn
tại Điều 18 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014.
+ Trường hợp Ban đối ngoại VOV5 cung cấp dịch vụ từ
200.000 đồng trở lên mỗi lần người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp
tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì đơn vị vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người
mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua
không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế” theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông
tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính nêu trên.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng Pháp chế;
- Phòng Kiểm tra thuế số 5;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|