ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 19/KH-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
14 tháng 02 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG SẢN PHẨM THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH
“MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg
ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm
giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Quyết định số 1048/QĐ-TTg
ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá,
phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;
Căn cứ Kế hoạch số 24/KH-UBND
ngày 11/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt thực hiện Chương
trình “Mỗi xã một sản phẩm” đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Quyết định số
1371/QĐ-UBND ngày 28/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Hội đồng
đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh
Tuyên Quang;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản
phẩm” (sau đây gọi tắt là Chương trình OCOP) tỉnh Tuyên Quang, với các nội dung
sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
Khuyến khích các tổ chức doanh
nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP hoàn
thiện, tiêu chuẩn hóa sản phẩm đảm bảo các tiêu chí tham gia theo Bộ tiêu chí
đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg
ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Thông qua việc đánh giá, phân hạng
sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, lựa chọn ra được những sản phẩm đạt tiêu
chuẩn có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần
thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao
động.
2. Yêu cầu
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
hướng dẫn các tổ chức, cá nhân (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia
đình) hoàn thiện hồ sơ đánh giá sản phẩm và tổ chức đánh giá sản phẩm theo
Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP tại Quyết định số
1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Các thành viên trong Hội đồng
đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tỉnh Tuyên Quang tổ chức
thực hiện việc đánh giá, phân hạng sản phẩm đảm bảo khách quan, chặt chẽ, đúng
quy định.
II. NỘI DUNG
1. Tổ chức
xét chọn sản phẩm tham gia đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương
trình OCOP
1.1. Đối với cấp huyện
Căn cứ hồ sơ sản phẩm của các tổ
chức, cá nhân sản xuất đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương
trình OCOP, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP cấp
huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, thẩm định, xét chọn hồ sơ các sản phẩm đủ điều
kiện tham gia Chương trình OCOP và tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm theo Bộ
tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP quy định tại Phụ lục
III Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Hội đồng đánh giá, phân hạng sản
phẩm tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố hướng dẫn các chủ thể hoàn
thiện hồ sơ và mẫu của các sản phẩm đạt từ 50 đến 100 điểm (từ 3 sao đến 5 sao)
trình Ủy ban nhân dân tỉnh (đồng gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP năm 2020.
1.2. Đối với cấp tỉnh
Căn cứ hồ sơ các sản phẩm đã được
đánh giá, phân hạng ở cấp huyện, thành phố đạt điểm từ 50 đến 100 điểm (từ 3
sao đến 5 sao). Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia
Chương trình OCOP tỉnh tổ chức thẩm định đánh giá, phân hạng sản phẩm theo Bộ
tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP quy định tại Phụ lục
III Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ và hoàn
thiện hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm trình Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận sản
phẩm OCOP năm 2020.
Căn cứ kết quả đánh giá, phân hạng
sản phẩm OCOP cấp tỉnh có tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm (hạng 5
sao). Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tỉnh
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công
nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
2. Tổ chức
công bố và trao chứng nhận sản phẩm OCOP
Tổ chức Hội nghị công bố kết quả
đánh giá, phân hạng và trao chứng nhận công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Tuyên Quang
đối với các sản phẩm đạt kết quả từ 3 sao trở lên, kết hợp trưng bày các sản phẩm
được công nhận sản phẩm OCOP tại Hội nghị.
3. Kinh phí
thực hiện
Kinh phí tổ chức đánh giá, phân
hạng, công nhận sản phẩm từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới được phân bổ hàng năm.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Hội đồng
đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình
“Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh
Tuyên Quang (thành lập theo QĐ số 1371/QĐ-UBND ngày 28/11/2019 của UBND
tỉnh)
Hội đồng đánh giá, phân hạng sản
phẩm tham gia Chương trình OCOP có trách nhiệm thẩm định, đánh giá và phân hạng
các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo Bộ
tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP tại Quyết định số
1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan và
tổng hợp kết quả đánh giá, phân hạng, tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
công nhận sản phẩm OCOP theo quy định.
2. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành liên quan đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố hoàn thiện hồ sơ các sản phẩm tham gia, đăng ký tổ chức đánh giá, phân hạng,
công nhận sản phẩm OCOP.
Chủ trì, phối hợp với các thành
viên Hội đồng, cơ quan liên quan tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia
Chương trình OCOP, thẩm định thực tế tại các cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm độc lập
một số chỉ tiêu đối với các sản phẩm được đánh giá từ 3 sao trở lên.
Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan tổ chức Hội nghị công bố kết quả đánh giá, phân hạng và trao chứng
nhận công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh đối với các sản phẩm đạt kết quả từ 3 sao
trở lên, kết hợp trưng bày các sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP tại Hội
nghị.
3. Các Sở:
Y tế, Khoa học công nghệ, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Công Thương, Tài
nguyên và Môi trường
Chủ động phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá và phân hạng các sản phẩm
tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thuộc ngành, lĩnh vực
chuyên môn quản lý theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình
OCOP tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ và
các văn bản liên quan.
Căn cứ theo ngành, lĩnh vực
chuyên môn các thành viên có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, các chủ thể sản phẩm hoàn thiên các thủ tục hồ sơ sản phẩm tham gia
đánh giá sản phẩm OCOP theo quy định tại Phụ lục II, mục 3 Yêu cầu về hồ sơ
đánh giá sản phẩm OCOP tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng
Chính phủ và các văn bản liên quan.
4. Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố
Căn cứ Kế hoạch tổ chức đánh
giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tỉnh Tuyên Quang của Hội đồng
đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP xây dựng kế hoạch cụ thể
của huyện, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình
OCOP trên địa bàn đảm bảo đúng thời gian và nội dung yêu cầu.
Rà soát, kiểm tra, hướng dẫn
các tổ chức, cá nhân sản xuất trên địa bàn hoàn thiện hồ sơ tham gia đăng ký
đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Giao các phòng, ban, cán bộ
chuyên môn có trách nhiệm hướng dẫn các chủ thể sản phẩm hoàn thiên các thủ tục
hồ sơ sản phẩm tham gia đánh giá sản phẩm OCOP theo quy định tại Phụ lục II, mục
3 Yêu cầu về hồ sơ đánh giá sản phẩm OCOP tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày
21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan.
Lựa chọn, tổ chức đánh giá,
phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, đến tháng 5/2020 tổ chức
đánh giá, phân hạng được ít nhất 02 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên theo Bộ tiêu
chí quy định tại Phụ lục III của Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của
Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức công bố, công khai kết
quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của của huyện, thành phố phù hợp với điều
kiện của địa phương.
Yêu cầu các sở, ngành, Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện có hiệu quả nội
dung Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền
giải quyết, yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải kịp thời tổng hợp và gửi ý kiến bằng
văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo, đề xuất
Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy; (Báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh; (Báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó CVP UBND tỉnh;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương,
Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa -Thể Thao và Du lịch,
Lao động -Thương binh và Xã hội, Y tế, Thông tin và Truyền thông (thực hiện);
- UBND các huyện, thành phố; (thực hiện);
- Chi cục Phát triển nông thôn;
- Lưu: VT, NLN (Toản).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Giang
|