Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 217/KH-UBND 2021 tạm thời thích ứng an toàn linh hoạt kiểm soát dịch COVID19 Cần Thơ

Số hiệu: 217/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Dương Tấn Hiển
Ngày ban hành: 29/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH CN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 217/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 29 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

VỀ TẠM THỜI THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ với một số nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, bảo đm sự thống nhất trong tổ chức thực hiện quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trn theo hướng dẫn của các bộ, ban, ngành Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, đng thời, phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của Nhân dân dần trlại tình trạng bình thường mới.

b) Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân thành phố; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyn bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép.

2. Yêu cầu

a) Luôn cảnh giác, không chủ quan, lơ là, luôn đặt nhiệm vụ phòng, chống dịch ngang bằng các hoạt động được mlại; mọi hoạt động đều phải được cân nhc và có biện pháp phòng, chống dịch bệnh tương ứng. Bảo đảm mục tiêu kép nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người dân thành phố lên trên hết, trước hết; bảo đảm người dân được bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở; nhưng không gây ách tc cho lưu thông, sản xuất.

b) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; huy động cả hệ thống chính trị; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu kép; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trấn, đồng thời, phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở.

c) Lấy phòng dịch là cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng quân đội, công an,... đồng thời, phải huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng, các tầng lớp trong xã hội. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an toàn.

d) Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt; bảo đảm hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội. Các giải pháp y tế phải đồng bộ giữa cách ly với xét nghiệm, điều trị và vắc xin theo phương châm “cách ly, xét nghiệm là then chốt, vắc xin, thuốc điều trị là điều kiện tiên quyết”. Duy trì việc tm soát ngẫu nhiên, định kỳ; thực hiện xét nghiệm theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ; xét nghiệm xử lý dịch. Tiếp tục thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ).

II. PHẠM VI, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI, ĐIỀU CHỈNH CẤP ĐỘ DỊCH

1. Phạm vi đánh giá cấp độ dịch

Đánh giá từ quy mô xã, phường, thị trấn; khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhnhất có thể (ấp, khu vực, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản, khu dân cư, xóm, hẻm, hộ gia đình,...) nhằm bảo đảm linh hoạt, hiệu quả.

2. Tiêu chí đánh giá cấp độ dịch

a) Tiêu chí 1: số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần

Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/1 tuần = [(Số ca mắc mới trong tuần + số ca mắc mới của tuần trước)/(2 x Dân số trên địa bàn)] x 100.000. Ca mắc mới tại cộng đồng không bao gồm ca nhập cảnh, ca mắc trong cơ sở cách ly y tế tập trung.

b) Tiêu chí 2: tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng COVID-19

Được tính là sngười được tiêm chủng trên tng dân số cư trú trên địa bàn theo độ tuổi x 100 (%), bao gồm:

- Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19 phân theo 02 mức (70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vc xin; <70% người từ 18 tui trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin).

- Trong tháng 10 năm 2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19. Từ tháng 11 năm 2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19.

c) Tiêu chí 3: bảo đảm khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến

- Thành phố có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc (bao gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 4.

- Các quận, huyện có kế hoạch thiết lập Trạm y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp ô xy y tế cho các Trạm y tế phường, xã, thị trấn để đáp ứng khi có dịch xảy ra.

3. Phân loại cấp độ dịch

a) Cấp 1: nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.

b) Cấp 2: nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.

c) Cấp 3: nguy cơ cao tương ứng với màu cam.

d) Cấp 4: nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

* Phân loại cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ theo bảng sau:

Tiêu chí 1

Tiêu chí 2

0 -<20

20-<50

50 -<150

150

70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin

Cấp 1

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

<70% người từ 18 tui trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

4. Điều chỉnh cấp độ dịch

a) Trường hợp không đạt được Tiêu chí 3 thì không được giảm cấp độ dịch.

b) Phải tăng lên 1 cấp độ dịch nếu không dạt được yêu cầu “Trong tháng 10 năm 2021, yêu cầu tối thiu 80% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liu vắc xin phòng COVID-19. Từ tháng 11 năm 2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19'’ (trừ khi địa bàn đang có dịch ở cấp độ 4 hoặc không có ca mắc).

c) Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Y tế về đánh giá và xác định cấp độ dịch và tình hình dịch trên địa bàn, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định chuyển đi cấp độ dịch.

d) Trong trường hợp nâng cấp độ dịch thì phải thông báo trước tối thiểu 48 giờ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, có sự chuẩn bị trước khi áp dụng.

III. BIỆN PHÁP Y TẾ ÁP DỤNG THEO CẤP ĐỘ DỊCH

1. Chuẩn bị năng lực ứng phó với dịch COVID-19

Đbảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID- 19, Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Y tế thực hiện các nội dung sau:

a) Xây dựng kế hoạch thực hiện tiêu chí đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh đáp ứng với từng cấp độ dịch và sẵn sàng tổ chức triển khai khi có dịch xảy ra trên địa bàn.

b) Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị trên địa bàn.

c) Tăng cường khả năng thu dung, điều trị và chăm sóc người mắc COVID-19, bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch thu dung, chăm sóc, điều trị người mắc COVID-19 (F0), đặc biệt là kế hoạch bảo đảm đáp ứng về giường ICU; cập nhật số liệu và quản lý phần mềm báo cáo các cơ sở thu dung, điều trị F0.

- Có kế hoạch bảo đảm khi có dịch xy ra: các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên có hệ thống cung cấp ô xy hóa lng, khí nén; các Trạm y tế xã, phường, thị trấn bảo đảm cung cấp ô xy y tế; có kế hoạch tổ chức các Trạm y tế lưu động, tchăm sóc F0 tại cộng đồng, tổ chức quản lý F0 tại nhà.

- Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị bệnh nhân COVID-19. Bảo đảm tổ chức phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đphát hiện ca bệnh, quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Xét nghiệm

a) Xét nghiệm SARS-CoV-2 phục vụ công tác truy vết theo yêu cầu điều tra dịch tễ, cách ly y tế tại khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà, tại khu phong tỏa, điều trị tại các bệnh viện,... tiếp tục thực hiện theo quy định.

b) Xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

c) Xét nghiệm theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ: thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp, cụ th:

- Xét nghiệm 100% trường hợp có các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở,... đến cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất kinh doanh và tại cộng đồng.

- Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ bắt buộc với tần suất thực hiện 7 ngày/lần (ít nhất 5% dân số) tại các địa điểm có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị,... và các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ (các trường hợp di chuyn nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người,...) như lái xe, người chạy xe mô tô chờ khách (xe ôm), người giao hàng hóa (shipper), bán hàng rong, bán vé số lẻ,...

- Tại cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ quan, công sở: tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ cao lây nhiễm COVID- 19 theo Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.

d) Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3, 4 hoặc nơi phong tỏa, cách ly y tế và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch cấp độ 3.

đ) Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin (thời gian tiêm liều cuối tối thiểu 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 (có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc giy ra viện không quá 6 tháng): chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc nơi phong ta, cách ly y tế.

e) Việc thực hiện xét nghiệm để xử lý ổ dịch: tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của dịch, Sở Y tế hướng dẫn đối tượng, địa bàn xét nghiệm cho phù hợp.

g) Thực hiện xét nghiệm theo phương pháp gộp mu trong trường hợp xét nghiệm tầm soát, sàng lọc, định kỳ.

3. Cách ly y tế

a) Đối với người tiếp xúc gần (F1): thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế

b) Đối với người đến từ địa bàn có dịch (địa bàn cấp độ 3, 4 hoặc nơi phong tỏa, cách ly y tế): áp dụng theo Công văn số 8399/BYT-MT ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế; tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 (bng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh) vào ngày đu tiên khi về địa phương. Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS- CoV-2 thì xử lý theo quy định. Trường hợp âm tính tiếp tục thực hiện cách ly như sau:

- Nhng người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (th xanh trên Ssức khoẻ điện tử hoặc theo Giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID- 19): tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày ktừ ngày đến/về địa phương và luôn thực hiện quy định 5K.

- Những người tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ vàng trên Ssức khoẻ điện thoặc theo Giy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp): thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày đến/về địa phương và thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 3 và ngày thứ 7 kể từ ngày đến/về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 07 ngày tiếp theo và luôn thực hiện quy định 5K.

- Nhng người chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19: thực hiện cách ly tập trung 14 ngày kể từ ngày đến/về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và luôn thực hiện quy định 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 3, ngày thứ 7 và ngày thứ 13 ktừ ngày đến/về địa phương.

- Những người được Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại nhà nhưng địa phương có địa điểm cách ly tập trung bảo đảm an toàn và được cá nhân người thuộc diện cách ly đồng ý thì có thể tổ chức cách ly tập trung thay vì cách ly tại nhà theo điểm 2 mục IV Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.

- Những người đã tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 hoặc khỏi bệnh COVID-19 tại nước ngoài thì việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.

- Đối với người trên 65 tuổi, người có bệnh nền, người dưới 18 tuổi, phụ nmang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi và trẻ em (chưa tiêm đủ liều vắc xin): thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày kể từ ngày đến/về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 07 ngày tiếp theo và luôn thực hiện quy định 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 (bng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ nhất, ngày thứ 3 và ngày thứ 7 ktừ ngày đến/về địa phương.

- Đối với những người tham gia các đoàn công tác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo Công văn số 6386/BYT-MT ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Bộ Y tế về áp dụng biện pháp phòng, chống dịch đối với người về từ khu vực có dịch COVID-19.

- Đối với lực lượng tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 thực hiện theo Công văn số 7316/BYT-MT ngày 03 tháng 9 năm 2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn an toàn phòng, chống dịch COVID-19 đối với lực lượng tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

4. Về công tác truy vết, khoanh vùng, cách ly và giám sát cộng đồng

a) Tiếp tục thực hiện hiệu quả quy trình 24 giờ dập dịch. Các địa phương tập trung chỉ đạo truy vết “thần tốc” các F0 qua sàng lọc cộng đồng/cơ sở y tế, khẩn trương gửi báo cáo dịch tễ trong vòng 2 giờ về Tthông tin phòng, chống dịch thành phố.

b) Đối với các F0 mới phát hiện qua sàng lọc cộng đồng/cơ sở y tế, lực lượng công an chủ trì, phối hợp với ngành y tế khẩn trương điều tra dịch tễ F0, kịp thời khoanh vùng, xét nghiệm diện rộng, phong tỏa diện hẹp và báo cáo theo mốc dịch tễ của ca bệnh, đồng thời, phân tích kỹ nguồn lây, dịch mới phát sinh đ nhanh chóng khng chế và dập dịch.

c) Tăng cường quản lý, giám sát các đối tượng cách ly tại nhà sau thời gian điều trị COVID-19 hoặc sau cách ly tập trung. Tăng cường kiểm tra, giám sát cách ly F1 thí điểm tại nhà theo quy định.

d) Địa phương tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp/doanh nghiệp.

5. Sàng lọc phân loại người nhiễm và điều trị bệnh nhân COVID-19

a) Thực hiện nâng cao năng lực hệ thống y tế thành phố, nhất là hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở; bảo đảm về thuốc điều trị, trang thiết bị y tế. Bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu với đầy đủ nhân lực, trang thiết bị tại các cơ sở y tế tối thiểu 2% tng số ca mắc mới theo quy định của Bộ Y tế; chuẩn bị sn sàng sgiường ICU bảo đảm đầy đủ nhân lực (đã qua lớp tập huấn về hồi sức cấp cứu), trang thiết bị (máy th, máy monitor,...).

b) Rà soát, sp xếp lại phương án b trí giường điều trị COVID-19 phù hợp với điều kiện của từng quận, huyện, bo đảm công suất sử dụng giường điều trị phù hợp, hiệu quả.

c) Tổ chức các Trạm y tế lưu động thực hiện chăm sóc y tế cho các đối tượng cách ly tại nhà, khu vực phong tỏa.

d) Duy trì hoạt động của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh an toàn. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân.

6. Công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

a) Chủ động tiếp cận nguồn vc xin đbảo đảm đủ vc xin cho người dân thành phố. Công khai, minh bạch, quan tâm tiêm vắc xin mũi 2 cho tt cả các đối tượng đã tiêm xong mũi 1, kể cả đối tượng là người dân từ vùng dịch về địa phương; ưu tiên tiêm cho lực lượng tuyến đầu, người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai, người giao hàng, người cung cấp hàng hóa thiết yếu, người có nguy cơ cao do yêu cầu tính chất công việc thường tiếp xúc và người lao động tại các khu, cụm công nghiệp.

b) Tổ chức các điểm tiêm cố định và lưu động bảo đảm an toàn, hiệu qu, khoa học, đúng đối tượng và tiến độ kế hoạch hướng dẫn của Bộ Y tế.

c) Kịp thời cập nhật và qun lý thông tin tiêm chủng trên Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, Hoàn thành nhập liệu dliệu đã tiêm vào hệ thống; chuẩn bị sẵn sàng danh sách đối tượng được tiêm chủng và cập nhật đầy đủ thông tin lên Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

d) Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa việc tiêm chủng vắc xin trong điều kiện hiện nay; quán triệt “vc xin là một trong những giải pháp và là điều kiện tiên quyết” để trở lại trạng thái bình thường mới. Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, giải thích, thuyết phục người dân về việc tiêm chủng vắc xin; những nguyên tắc, quy định của việc tiêm vắc xin; nhng nguy cơ của việc không tiêm vắc xin phòng COVID-19 đngười dân nâng cao nhận thức, tự giác thực hiện việc đăng ký; đồng thời, có biện pháp vận động, thuyết phục đối với đi tượng chưa tự giác đăng ký tiêm chủng.

đ) Hướng dẫn người dân đăng ký tiêm chủng tại Hệ thống tiêm chng vắc xin phòng COVID-19. Thực hiện phân b vc xin cho quận, huyện theo slượng đã đăng ký trên Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

7. Về công tác phòng, chống các trường hợp ca bệnh xâm nhập

Tăng cường vai trò của Tổ COVID cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch tại khu dân cư, ấp, xóm, khu vực, tdân phố và từng hộ gia đình trên địa bàn; đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng nguy cơ từ vùng dịch trở về địa phương, đặc biệt tại các khu nhà trọ, hẻm nhỏ,...

IV. BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG THEO CẤP ĐỘ DỊCH

Khi công bcấp độ dịch vào từng thời điểm cụ thể, Ủy ban nhân dân các cấp sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết các biện pháp hành chính tương ứng để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân thực hiện, trên cơ sở quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi quản lý và các quy định hiện hành về phòng, chống dịch COVID-19 chịu trách nhiệm:

a) Quán triệt, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại Kế hoạch này.

b) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành văn bản hướng dẫn, cập nhật, sửa đổi các văn bản hướng dẫn đã ban hành trước đây đphù hợp với phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương đ các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện.

c) Kịp thời tháo gỡ ngay khó khăn, xử lý các vấn đề đột xuất, phát sinh liên quan đến công tác phòng, chống dịch. Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra đến cấp cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cn thiết đsẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đi.

d) Hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát phương án an toàn phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý, yêu cầu tạm đình chỉ hoạt động đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nếu không bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo quy định.

đ) Khi phát sinh khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh, thông tin, báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền quy định.

2. Sở Y tế

Ngoài những nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân thành phố giao tại khoản 1 Mục III Kế hoạch này, đề nghị Sở Y tế thực hiện tốt các mặt công tác sau:

a) Nâng cao năng lực hệ thống y tế thành phố, nhất là hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở; bảo đảm công tác thu dung và điều trị.

b) Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với từng địa bàn tương ứng với các cấp độ dịch. Tập trung chỉ đạo công tác xét nghiệm sàng lọc trọng điểm, trọng tâm tại các khu vực nguy cơ cao, đối tượng nguy cơ, người về từ vùng dịch,...; chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố tiếp nhận, điều phối và chạy mu xét nghiệm RT-PCR bảo đm trả kết quả trong vòng 12-24 giờ, ktừ thời điểm nhận mu; bảo đảm công tác truy vết phải thực hiện thn tc theo quy trình 24 giờ dập dịch song song với phân tích các yếu tố dịch tễ đxác định nguồn lây, khoanh vùng, dập dịch.

c) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thiết lập, điều chỉnh hoạt động của các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhận COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.

d) Hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ các quận, huyện xây dựng và ban hành kế hoạch thiết lập Trạm y tế lưu động và Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, đồng thời triển khai Trạm y tế lưu động phù hợp tình hình dịch bệnh địa phương.

đ) Tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, bảo đảm an toàn, khoa học, đúng đối tượng và tiến độ theo kế hoạch.

e) Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế về đánh giá, xác định cấp độ dịch và diễn biến tình hình dịch trên địa bàn, Sở Y tế có trách nhiệm công b, cập nhật cấp độ dịch tại các quận, huyện, phường, xã, thị trấn và các điểm phong tỏa, cách ly y tế trên Cổng thông tin điện tử thành phố Cần Thơ, Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế theo quy định và tại địa ch https://covid.cantho.gov.vn/

3. Công an thành phố

a) Công an thành phố chỉ đạo, tổ chức các lực lượng tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; có phương án chủ động ứng phó với các diễn biến phc tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn, không đbị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

b) Chủ động nắm tình hình trên không gian mạng để đấu tranh, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng tung tin gi, thông tin xuyên tạc, sai sự thật liên quan tình hình dịch bệnh COVID-19.

c) Phối hợp kết nối cơ sở dữ liệu dân cư với dữ liệu về tiêm chng, xét nghiệm, quản lý người nhiễm COVID-19 khỏi bệnh để triển khai thống nhất việc ứng dụng mã QR trên thẻ căn cước công dân (hoặc hình thức phù hợp đối với nhng người chưa có thẻ căn cước công dân mới) phục vụ việc quản lý đi lại của người dân và công tác phòng, chng dịch COVID-19.

d) Chỉ đạo lực lượng công an phường, xã, thị trấn tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở, nắm chắc địa bàn, đối tượng, tình hình dư luận xã hội địa phương.

đ) Chủ trì, phối hợp ngành y tế thực hiện công tác truy vết, hỗ trợ điều tra dịch tễ, bảo đảm tiến độ truy vết các F0 mới theo quy định; triển khai có hiệu quả phần mềm quản lý di biến động của người ra, vào vùng dịch; tăng cường các biện pháp nhắc nhở, xử lý nghiêm các vi phạm về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

e) Tiếp tục duy trì các Điểm hỗ trợ khai báo y tế tại các cửa ngõ thành phố; kiểm soát chặt chẽ các trường hợp người dân di chuyn ra, vào thành phố, nhất là các trường hợp đi từ vùng dịch có cấp độ 3, cấp độ 4 nhằm ngăn ngừa, hạn chế thấp nhất nguồn dịch bệnh lây lan từ bên ngoài vào thành phố; không đtập trung đông người nơi công cộng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

4. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố

Bảo đảm an ninh, an toàn tại các cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn thành phố. Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về cách ly tập trung của Bộ Y tế, hạn chế tối đa việc lây chéo trong khu cách ly; phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Ch trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch, khai thác thông tin đtruy vết, giám sát dịch tễ và phục vụ quản lý điều hành của thành phố; triển khai việc sử dụng mã QR rộng rãi trong Nhân dân, bảo đảm khai thác tối đa ứng dụng của công nghệ thông tin trong kiểm soát dịch bệnh.

b) Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Ủy ban nhân dân quận, huyện kịp thời cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch COVID-19. Cập nhật tình hình dịch trên địa bàn thành phố, các cấp độ dịch từng phường, xã, thị trấn và các biện pháp hành chính tương ứng lên Cổng thông tin điện tử của thành phố, bản đồ COVID-19 và thông báo cho các cơ quan thông tin đại chúng.

c) Chủ trì, phối hợp với Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ, các cơ quan thông tn, báo chí trên địa bàn thành phố và các quận, huyện tăng cường tuyên truyền tạo đồng thuận xã hội; thúc đy tính tự giác, tích cực của người dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an toàn, đặc biệt là hướng dẫn các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 nhm nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong tình hình mới.

d) Hỗ trợ ngành y tế triển khai việc quản lý thông tin trên hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; đồng thời đẩy mạnh truyền thông để người dân chủ động đăng ký tiêm qua Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn.

6. Sở Giao thông vận tải

a) Chủ trì hướng dẫn các hoạt động thi công các dự án, công trình giao thông bo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

b) Hướng dẫn hoạt động vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; lưu thông, vận chuyn hàng hóa nội thành hoặc liên tỉnh, thành phố phù hợp điều kiện cụ thể theo từng vùng, từng địa bàn để lưu thông hàng hóa, bảo đảm liên tục chui cung ứng sản xuất,...

7. Sở Công Thương

a) Chủ trì, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh xây dựng phương án hoạt động, sản xuất thích ứng an toàn, bảo đảm quy định an toàn phòng, chống dịch bệnh và điều kiện cụ thể từng địa bàn. Tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp trên địa bàn.

b) Chỉ đạo công tác bảo đảm hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng đđáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố và cấp có thẩm quyền tháo gkhó khăn, vướng mc đối với các dự án công nghiệp quan trọng; hỗ trợ tối đa các nhà máy duy trì và khôi phục sản xuất để giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng.

8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì việc tổ chức triển khai thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19; tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ trẻ em, người lao động, người sử dụng lao động; đề xuất các giải pháp khôi phục thị trường lao động.

c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện trong việc lập danh sách người lao động, tổ chức đào tạo nghề cơ bản đkết ni, cung cấp lao động cho các doanh nghiệp có nhu cầu trên địa bàn, góp phần giải quyết vn đ thiếu hụt lao động của doanh nghiệp và việc làm cho người lao động.

9. Sở Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tham mưu việc bảo đảm kinh phí phục vụ công tác phòng, chng dịch COVID-19 theo nhu cầu.

b) Phối hợp với Sở Y tế và Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai nhanh chóng việc mua sắm thiết bị, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, phương tiện bảo hộ,... theo đúng quy định và thực hiện đầy đcác chính sách đặc thù để hỗ trợ kịp thời cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch.

10. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đơn vị liên quan bảo đảm việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh trong các khu vực phong tỏa, khu cách ly tập trung, các cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến trên địa bàn thành phố hoặc phát sinh trong quá trình xlý thi hài nhiễm SARS-CoV-2; không đtình trạng ứ đọng rác gây ô nhiễm môi trường.

11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, các địa phương bảo đảm điều kiện tạo thuận lợi, thông sut cho vận chuyển, tiêu thụ nông sản; không làm đứt gãy chui cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, bảo đảm đời sống Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực phong ta.

b) Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn tổ chức thực hiện việc khôi phục ngay sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nông sản, hoa cảnh vào dịp cuối năm.

12. Sở Xây dựng

Chủ trì hướng dẫn về các hoạt động thi công các dự án, công trình xây dựng đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Xây dựng.

13. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xây dựng kế hoạch, kịch bản, giải pháp sẵn sàng ứng phó với tình hung dịch bệnh có thể xảy ra trong trường học.

b) Tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thực hiện năm học 2021 - 2022 an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19.

c) Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh trong độ tui khi có chủ trương, hướng dẫn của Bộ Y tế.

14. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp tháo gkhó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp; chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

b) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và địa phương triển khai kế hoạch, lộ trình phục hồi, phát triển kinh tế thành phố.

15. Sở Nội vụ

a) Chủ trì hướng dẫn hoạt động của các cơ sở, địa điểm, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Nội vụ.

b) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố phát động các phong trào thi đua trong phòng, chống dịch COVID-19, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Phối hợp với sở, ban, ngành, địa phương đề xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế.

16. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

17. Sở Khoa học và Công nghệ

a) Huy động các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới; tăng cường công tác nghiên cứu, triển khai các chương trình nghiên cứu phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

b) Chỉ đạo Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Cần Thơ tiếp tục phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố để tiếp nhận và thực hiện xét nghiệm RT-PCR. Chđộng dự trù mua sắm, bổ sung hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm phục vụ cho công tác phòng, chng dịch.

18. Sở Tư pháp

a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tháo gỡ các khó khăn trong quá trình thi hành pháp luật, đề xuất sửa đổi các quy định của pháp luật không còn phù hợp, gây vướng mắc, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện dịch bệnh.

b) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống dịch bng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

19. Thanh tra thành phố

Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác thanh tra định kỳ, đột xuất trong phòng, chống dịch COVID-19 nhằm chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

20. Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

a) Phối hợp với Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận, huyện tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định an toàn phòng, chống dịch, biện pháp xử lý khi phát sinh F0, F1 tại khu công nghiệp.

b) Phối hợp Ủy ban nhân dân các quận, huyện rà soát hoạt động đánh giá nguy cơ và kiểm tra việc xây dựng đề án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo quy định.

c) Kiểm tra việc triển khai xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp theo quy định.

21. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức đoàn thể

a) Tăng cường phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố vận động Nhân dân nâng cao ý thức, tự giác tuân thủ các biện pháp phòng, chng dịch bệnh; tiếp tục vận động các tổ chức, doanh nghiệp vừa phòng, chống dịch bệnh, khắc phục những hậu quả do dịch bệnh gây ra, vừa duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh,... phát huy tinh thần sáng tạo của các tầng lớp Nhân dân trong phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu kép.

b) Chủ động phi hp với chính quyền các cấp giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở, tham gia tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại địa phương; đng thời vận động các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân quan tâm chăm lo các đối tượng yếu thế, bảo đảm an sinh xã hội.

22. Ủy ban nhân dân quận, huyện

a) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu qudịch bệnh phù hợp tình hình thực tế địa phương. Tổ chức thực hiện hiệu qucác biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại từng địa bàn. Xây dựng kế hoạch cung cấp ô xy y tế cho các Trạm y tế xã, phường, thị trấn để đáp ứng khi có dịch xảy ra theo hướng dẫn của Sở Y tế.

b) Tập trung rà soát, thống kê, theo dõi việc đăng ký tiêm chủng qua Cng thông tin tiêm chng, đồng thời, thông báo đến các đối tượng (người đã đăng ký và người chưa đăng ký tiêm chủng) để thực hiện đầy đviệc tiêm chủng trong thời gian sớm nhất. Tổ chức tốt công tác thông tin, điều phi tại các điểm tiêm chủng một cách khoa học, an toàn, hiệu quả, tuyệt đối tránh tập trung đông người, lây nhiễm chéo,...

c) Thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế đối với việc xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế người đến từ vùng dịch, từ các địa phương khác; người nhập cảnh (bao gồm trẻ em chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin); người hoàn thành cách ly tập trung được di chuyển thuận lợi về nơi cư trú/lưu trú, làm việc đphục vụ khôi phục và phát triển sản xuất. Tiếp tục quản lý chặt chẽ các trường hợp người dân từ vùng dịch trở về địa phương, tổ chức phân loại, xét nghiệm sàng lọc, lấy thông tin và điều phối đưa đi điều trị đối với F0; tổ chức cách ly tập trung, cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe tại nhà theo hướng dẫn của Sở Y tế. Tăng cường công tác quản lý, giám sát việc cách ly tại nhà đối với người về từ vùng dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

d) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, không chủ quan khi dịch đi qua; bảo đảm phương châm “bn tại chỗ”; thực hiện việc mua sắm trang thiết bị y tế đphục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, phòng, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.

đ) Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra đến cấp cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi. Tiếp tục tầm soát ngu nhiên, định kỳ; thực hiện xét nghiệm theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ; xét nghiệm xử lý dịch theo hướng dẫn của SY tế. Khi phát hiện các ổ dịch trong cộng đồng thì quyết định giãn cách xã hội, phong tỏa, cách ly y tế ở phạm vi nhnhất, hẹp nhất có thể (ấp, khu vực, t dân ph, tnhân dân tự quản, khu dân cư, xóm, hẻm,...) và áp dụng các biện pháp thích ứng với từng cấp độ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế.

e) Căn cứ các tiêu chí theo quy định để so sánh, đối chiếu và xác định cấp độ dịch của quận, huyện và chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xác định cấp độ dịch ca địa phương hoặc phạm vi nhhơn trên địa bàn để ban hành quyết định áp dụng biện pháp phòng, chống dịch tương ứng cấp độ dịch nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kim soát hiệu quả dịch COVID-19. Đồng thời, quy định cụ thể các điều kiện, hoạt động tương ứng ngoài các quy định chung của thành phố. Ủy ban nhân dân quận, huyện có th linh hoạt áp dụng các biện pháp bổ sung cụ thể nhưng không trái với quy định chung của Chính phủ, bộ, ban, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố, không gây ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh và đi lại, sinh hoạt của Nhân dân.

g) Tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp y tế, công tác khoanh vùng, cách ly, giãn cách xã hội, phong tỏa, xét nghiệm và điều trị phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại từng địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc phạm vi nhỏ hơn theo từng cấp độ dịch tương ứng. Theo dõi chặt chẽ dliệu F0 trên địa bàn, phân tích tình hình, đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn đtriển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch tại địa phương; tổ chức lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc trọng tâm, trọng điểm để bóc tách kịp thời F0 trong cộng đồng; đồng thời triển khai Trạm y tế lưu động trong trường hợp cần thiết, phù hợp với tình hình dịch bệnh.

h) Tăng cường tuyên truyền việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tổ chức kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định.

i) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan tổ chức thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định.

k) Chỉ đạo y ban nhân dân phường, xã, thị trấn tiếp tục duy trì hoạt động có hiệu quả của Trạm y tế lưu động và T COVID cộng đng trong công tác phòng, chống dịch tại khu dân cư, ấp, xóm, khu vực, tổ dân phố và từng hộ gia đình.

Trên đây là kế hoạch tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kế hoạch này sẽ tiếp tục được cập nhật, điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Bộ Y tế;
- Ban Thường vụ Thành
y;
- TT. HĐND TP;
- CT, PCTUBND TP;
- UBMTTQVN và các đoàn thể TP;
- BCĐ, Sở Chỉ huy TP;
- S
, ban, ngành TP;
- UBND quận, huyện, phường, xã, thị trấn;
- VP. Thành ủy, Đoàn ĐBQH&HĐ
ND, UBND TP:
- B
áo Cần Thơ, Đài PT&TH TPCT;
- C
ng TTĐTTPCT;
- Lưu: VT
,QTT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Dương Tấn Hiển

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 217/KH-UBND ngày 29/10/2021 về tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.703

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.202.38
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!