ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 53/KH-UBND
|
Lạng Sơn, ngày 03
tháng 3 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN
NĂM 2025
Thực hiện Quyết định số
569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN & ĐMST) đến năm 2030; Quyết định
số 2667/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt
phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KHCN & ĐMST đến năm 2025, UBND tỉnh Lạng
Sơn xây dựng Kế hoạch KHCN & ĐMST đến năm 2025 như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Cụ thể hóa nội dung Chiến lược
phát triển KHCN & ĐMST đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Chiến lược); Quyết
định số 2667/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê
duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KHCN & ĐMST đến năm 2025 phù hợp với
tình hình thực tiễn của tỉnh.
2. Xác định cụ thể nội dung
công việc, trách nhiệm của các cấp, các ngành; đảm bảo triển khai kịp thời, đồng
bộ, hiệu quả Chiến lược; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KHCN &
ĐMST đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
II. MỤC TIÊU
1. Triển khai kịp thời, hiệu quả
chính sách, pháp luật về KHCN & ĐMST.
2. Đẩy mạnh các hoạt động
nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) của các tổ chức,
cá nhân trên địa bàn tỉnh; hoạt động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản
trị, ứng dụng và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp để góp phần vào tăng trưởng
kinh tế.
3. Phát triển đồng bộ, liên
ngành, có trọng tâm, trọng điểm khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên,
khoa học kỹ thuật và công nghệ; cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối,
chủ trương chính sách phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của
tỉnh; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế về KHCN &
ĐMST.
4. Phấn đấu mức chi của Nhà nước
cho KH&CN đến năm 2025 đạt 01% trong tổng chi ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh
việc huy động đa dạng các nguồn lực đầu tư cho KH&CN.
5. Tiếp tục đổi mới cơ chế tự
chủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức KH&CN công lập theo hướng tiếp
cận các chuẩn mực quốc tế. Tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ.
6. Số doanh nghiệp đạt tiêu chí
doanh nghiệp KH&CN và số doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phấn đấu
tăng 1,5 lần so với năm 2020; tỷ lệ doanh nghiệp, hợp tác xã có hoạt động đổi mới
sáng tạo đạt trên 10%.
7. Tập trung nghiên cứu khoa học,
chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHCN & ĐMST từ các thành tựu của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư. Thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội
số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Triển khai ứng dụng các thành tựu của
công nghệ cốt lõi thúc đẩy tiêu chuẩn, đo lường năng suất chất lượng và phát
triển công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội và củng cố quốc phòng an
ninh. Chuyển đổi số các quy trình quản lý chương trình, nhiệm vụ KH&CN, tiến
tới quản lý, tác nghiệp trên môi trường mạng.
8. Số chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
mới: 04; số nhãn hiệu tập thể/chứng nhận được bảo hộ mới: 10; số đơn đăng ký
nhãn hiệu (thông thường) tăng trung bình 2%/năm; hỗ trợ phát triển nhãn hiệu tập
thể, nhãn hiệu chứng nhận đã được bảo hộ: 03.
III. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP
1. Triển
khai hiệu quả cơ chế, chính sách pháp luật nhằm khuyến khích, phát triển hoạt động
KHCN & ĐMST
1.1. Kịp thời quán triệt, triển
khai các văn bản, quy định về KHCN & ĐMST; các quy định liên quan để phù hợp
với những yêu cầu mới đặt ra trong phát triển KHCN & ĐMST.
1.2. Triển khai hiệu quả cơ chế,
chính sách pháp luật về đầu tư, đầu tư công, mua sắm công, tài sản công, thuế để
khuyến khích, phát triển hoạt động KHCN & ĐMST; thu hút các dự án đầu tư sử
dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao.
1.3. Thực thi pháp luật về tiêu
chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ; hỗ trợ bảo hộ và khai thác hiệu quả,
hợp lý các tài sản trí tuệ.
1.4. Kịp thời cụ thể hoá, sửa đổi,
đồng bộ các quy định về quản lý, triển khai các nhiệm vụ KH&CN các cấp theo
hướng công khai, minh bạch, khách quan, phù hợp với tiêu chí kết quả đầu ra,
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc chuyển giao, xử lý tài sản hình thành
trong nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước; tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp tham gia đóng góp kinh phí cùng với ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ
KHCN & ĐMST; các cơ chế tài chính cho các nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng
ngân sách Nhà nước theo hướng thông thoáng, tạo thuận lợi cho các nhà khoa học,
đồng thời hướng đến sản phẩm cuối cùng, lấy kết quả nghiên cứu làm mục tiêu.
1.5. Chú trọng công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân lực thực hiện nhiệm vụ KHCN & ĐMST các cấp gắn
với việc hoạch định cơ chế, chính sách và định hướng phát triển khoa học, công
nghệ.
1.6. Kịp thời cụ thể hoá chính
sách pháp luật về đánh giá khoa học và định giá công nghệ. Tăng cường công tác
dự báo, đánh giá trình độ, năng lực công nghệ sản xuất, lộ trình đổi mới công
nghệ một số lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
1.7. Kịp thời triển khai và
tăng cường thực hiện các chính sách thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
đầu tư cho KHCN & ĐMST. Khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển
KH&CN, sử dụng hiệu quả Quỹ cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới và
phát triển công nghệ; khuyến khích hợp tác công - tư trong lĩnh vực KHCN &
ĐMST.
2. Hỗ trợ
hoạt động đổi mới sáng tạo của tỉnh
2.1. Đối với doanh nghiệp
Tiếp tục triển khai hiệu quả
Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh quy định nội dung và
mức chi hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn; Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm
2025”.
Tăng cường hoạt động của Khu
làm việc chung hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Triển khai các hoạt động nhằm
đẩy mạnh nghiên cứu KHCN & ĐMST, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo,
tạo động lực đột phá cho đổi mới mô hình tăng trưởng.
Tổ chức các sự kiện khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo cấp ngành, cấp tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Tổ
chức, tham gia các hội nghị, hội thảo, học tập kinh nghiệm để hỗ trợ khởi nghiệp,
kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, kết nối với các chuyên gia khởi nghiệp trong
khu vực và trên thế giới.
Khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo; khuyến khích doanh nghiệp thành lập các
trung tâm nghiên cứu KH&CN. Hỗ trợ tăng cường liên kết giữa các loại hình
doanh nghiệp và các tổ chức KH&CN trong và ngoài tỉnh.
2.2. Đối với tổ chức KH&CN
Triển khai chính sách khuyến
khích các tổ chức KH&CN trở thành hạt nhân nghiên cứu KHCN & ĐMST;
chính sách khuyến khích hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh
nghiệp KH&CN.
Triển khai thực hiện cơ chế tự
chủ của tổ chức KH&CN công lập phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.
2.3. Đối với nguồn nhân lực
KH&CN
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ quản lý nhà nước về KHCN & ĐMST đảm bảo đáp ứng yêu cầu về số lượng,
chất lượng về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thu hút các cá nhân có hoạt động
khoa học, công nghệ tích cực, các chuyên gia đầu ngành tham gia nghiên cứu khoa
học và tham gia các Hội đồng khoa học công nghệ của tỉnh.
Thực hiện chính sách khuyến
khích đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN của Bộ, của tỉnh; tạo môi trường
thuận lợi, điều kiện vật chất để cán bộ khoa học phát triển tài năng.
Phát huy các phong trào sáng kiến,
cải tiến kỹ thuật trong các tầng lớp nhân dân, người lao động trong các lĩnh vực
để phát huy nguồn nhân lực có khả năng nghiên cứu, cải tiến, sáng tạo từ thực
tiễn lao động sản xuất.
Thực hiện hiệu quả chính sách
tiền lương, thu nhập theo hướng dựa trên năng suất lao động và hiệu quả hoạt động.
2.4. Đối với hạ tầng cho
KH&CN
Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng
Trại thực nghiệm và các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu
khoa học; Trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường; đầu tư trang thiết bị
phục vụ Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp việt
nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030”.
Tăng cường năng lực và phát huy
hiệu quả hoạt động của hệ thống phòng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh.
Tham gia triển khai thực hiện Đề
án phát triển Hệ tri thức Việt số hoá; Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về
KH&CN; Đề án phát triển nguồn tin KH&CN phục vụ nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tiếp tục đầu tư phát triển đơn
vị sự nghiệp KH&CN thực hiện chức năng ứng dụng, chuyển giao tiến bộ
KH&CN, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và thông tin, thống kê KH&CN.
3. Tham gia
xây dựng năng lực công nghệ cốt lõi, thúc đẩy năng suất chất lượng, tận dụng cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Tiếp tục tham gia các chương
trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 phù
hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ
lõi (trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây...) phục
vụ quản lý điều hành và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ
khoa học xã hội và nhân văn để có cơ sở khoa học phục vụ sự nghiệp đổi mới,
phát triển kinh tế xã hội. Tập trung nghiên cứu, phát triển và ứng dụng một số
nhóm công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư dựa trên thực tiễn của tỉnh.
Triển khai thực hiện Chiến lược
quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
4. Đổi mới
cơ chế tài chính, phương thức quản lý tài chính các chương trình, nhiệm vụ
KH&CN theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế để giảm bớt thủ tục hành
chính
Triển khai thực hiện các cơ chế,
hướng dẫn về hạch toán tài chính khi doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN; cơ chế
để khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường lập quỹ phát triển KH&CN.
Kịp thời cụ thể hoá và triển
khai thực hiện các quy định về xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng, thanh quyết
toán kinh phí phù hợp với đặc thù của hoạt động KHCN & ĐMST để đẩy mạnh thực
hiện nhiệm vụ KH&CN theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng; thực
hiện quản lý tài chính nhiệm vụ theo cơ chế hậu kiểm, chấp nhận rủi ro trong
nghiên cứu khoa học; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc chuyển giao, xử lý
tài sản hình thành từ nhiệm vụ KH&CN sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
Quán triệt thực hiện cơ chế ưu
đãi thuế đối với doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ; cơ
chế ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho các đối tượng hoạt động nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ; cơ chế, chính sách về mua sắm công để tạo động lực
khuyến khích cho việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ là kết quả của hoạt động nghiên
cứu khoa học, đổi mới, phát triển công nghệ của doanh nghiệp.
Tháo gỡ các vướng mắc, hạn chế
các thủ tục hành chính trong vấn đề liên doanh, liên kết hợp tác nghiên cứu giữa
tổ chức KH&CN với các doanh nghiệp, vấn đề thương mại hóa các sản phẩm là kết
quả nghiên cứu khoa học từ các nhiệm vụ khoa học công nghệ.
5. Phát triển
thị trường và doanh nghiệp KH&CN
Tăng cường triển khai công tác
tuyên truyền, phổ biến các văn bản về thị trường KH&CN, các chính sách
doanh nghiệp KH&CN được hưởng lợi.
Tuyên truyền giới thiệu, quảng
bá những sản phẩm đặc trưng và những thành tựu KH&CN của tỉnh tới người dân
và doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin truyền thông.
Tăng cường hoạt động Khu làm việc
chung hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh. Khuyến khích hình thành và
phát triển doanh nghiệp KH&CN, ưu tiên các doanh nghiệp sử dụng công nghệ
thân thiện môi trường.
Tổ chức, tham gia các hội nghị,
hội thảo về doanh nghiệp KH&CN; lồng ghép, phối hợp với các sự kiện xúc tiến
thương mại và đầu tư với xúc tiến thị trường KH&CN; tham gia các sàn giao dịch
công nghệ quốc gia để hỗ trợ cho hoạt động đổi mới công nghệ, thương mại hóa sản
phẩm KH&CN của doanh nghiệp.
6. Sở hữu
trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, ứng dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm
an toàn bức xạ và hạt nhân
6.1. Sở hữu trí tuệ
Tiếp tục thực hiện Quyết định số
1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược
sở hữu trí tuệ đến năm 2030; Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030
và Đề án triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn.
6.2. Tiêu chuẩn đo lường chất
lượng
Đẩy mạnh áp dụng hệ thống tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho hoạt động nâng cao năng suất chất
lượng, tiêu chuẩn hóa cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh, đổi mới sáng
tạo, hoạt động truy xuất nguồn gốc, quy trình truy xuất nguồn gốc; áp dụng các
tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) cho các nhóm sản phẩm có thế mạnh của tỉnh.
Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động
đa dạng các nguồn lực trong xã hội để đóng góp phát triển hoạt động tiêu chuẩn,
đo lường, chất lượng đánh giá sự phù hợp, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản
phẩm hàng hóa; triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thị trường
KH&CN, doanh nghiệp KH&CN sản xuất các thiết bị khoa học công nghệ đo
lường; tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng
lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế; thúc đẩy triển khai việc xây dựng và áp dụng
Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp.
6.3. Ứng dụng năng lượng nguyên
tử và bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân
Tăng cường công tác quản lý nhà
nước về phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử, bảo đảm an toàn bức xạ và hạt
nhân nhằm đẩy mạnh phát triển ứng dụng năm lượng nguyên tử vì mục đích hòa
bình.
Thực hiện công tác quan trắc, cảnh
báo phóng xạ môi trường; cập nhật bản đồ phông phóng xạ và đánh giá an toàn bức
xạ các điểm trọng yếu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
7. Nghiên cứu
khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ góp phần củng cố quốc phòng, an
ninh, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc
tế về KHCN & ĐMST
7.1. Thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học
Đẩy mạnh công tác tuyển chọn, đặt
hàng các đề tài, dự án ứng dụng KH&CN, nhất là các thành tựu của Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư. Tiếp tục chỉ đạo, triển khai các đề tài, dự án và tổ chức
nhân rộng kết quả của các đề tài, dự án đã được nghiệm thu vào đời sống sản xuất,
tập trung vào các lĩnh vực như sau:
a) Lĩnh vực khoa học nông
nghiệp:
Ứng dụng tiến bộ KH&CN để
chọn lọc và phát triển giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng
cao; nghiên cứu xây dựng các mô hình theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến
tiêu thụ.
Nghiên cứu phát triển các sản
phẩm chủ lực có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất tập trung; đẩy
mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với
xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ
KH&CN trong thu hoạch, chế biến, bảo quản nông, lâm sản đặc biệt là các sản
phẩm chủ lực của tỉnh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hình thành chuỗi cung ứng
thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và
xuất khẩu.
Ứng dụng tiến bộ KH&CN nâng
cao năng suất, chất lượng thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,
hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản
xuất thông minh, dịch vụ thông minh cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp của tỉnh.
Xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm nông sản chủ lực,
đặc trưng, tiềm năng của tỉnh.
Phục tráng, bảo tồn, khai thác
và phát triển nguồn gen các giống cây trồng, vật nuôi quý hiểm, đặc sản của giá
trị của địa phương.
b) Lĩnh vực kỹ thuật và công
nghệ:
Nghiên cứu cải tiến và đổi mới
công nghệ, lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra
các sản phẩm hàng hóa có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trong nước và xuất
khẩu.
Nghiên cứu - ứng dụng các nguồn
năng lượng mới, năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; các
biện pháp sử dụng năng lượng hợp lý và tiết kiệm.
Ứng dụng các thành tựu
KH&CN tiên tiến trong việc giảm thiểu ô nhiễm, khắc phục sự cố môi trường...
Nghiên cứu, ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai,
bảo vệ tài nguyên môi trường;
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong
các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp.
c) Lĩnh vực khoa học xã hội
và nhân văn:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng
kết thực tiễn trong việc hoạch định, thực hiện các chủ trương, nghị quyết trong
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế -
xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh.
Nghiên cứu đề xuất giải pháp
phòng, chống các tệ nạn xã hội, tội phạm, chống hàng giải, hàng nhái, hàng kém
chất lượng,... nhằm bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
Nghiên cứu các giải pháp nhằm
thu hút đầu tư, phát triển khu kinh tế cửa khẩu và các khu chức năng; nghiên cứu,
phát triển các dịch vụ logictics nhằm nâng cao năng lực thông quan hàng hóa, tiết
kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu
qua địa bàn.
Nghiên cứu, phát triển du lịch
theo hướng bền vững và toàn diện; tập trung nghiên cứu phát triển đa dạng các sản
phẩm du lịch, ưu tiên các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của tỉnh như: du lịch
văn hóa, lịch sử về nguồn, lễ hội, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch biên
giới cửa khẩu kết hợp với mua sắm, du lịch cộng đồng,… Nghiên cứu, bảo tồn và
phát huy giá trị các di sản văn hoá của tỉnh.
Nghiên cứu các giải pháp phát
triển giáo dục, đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên giảng
dạy, nâng cao chất lượng đào tạo học sinh, sinh viên và khuyến khích phong trào
nghiên cứu khoa học, sáng tạo, sáng kiến trong hệ thống trường học nhằm đáp ứng
yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nghiên cứu các giải pháp nâng
cao năng lực quản lý trong các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp.
d) Lĩnh vực KH&CN phục vụ
y dược:
Nghiên cứu, ứng dụng các công
nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng khám, chẩn đoán, điều trị bệnh tại Lạng
Sơn; nghiên cứu các giải pháp điều trị bệnh kết hợp giữa y học hiện đại và y học
cổ truyền; mô hình, giải pháp quản lý sức khỏe cộng đồng; nghiên cứu, ứng dụng
KH&CN, công nghệ sinh học trong phát triển sản xuất, chế biến các loại cây
dược liệu và các sản phẩm dược liệu trên địa bàn tỉnh.
7.2. Nâng cao hiệu quả công tác
đối ngoại, hội nhập quốc tế về KHCN & ĐMST
Đẩy mạnh hợp tác với các đối
tác, quốc gia tiên tiến về KHCN & ĐMST thông qua việc tham gia các kế hoạch
hợp tác của Bộ, ngành Trung ương.
Khuyến khích các hoạt động phối
hợp nghiên cứu KH&CN với các tổ chức KH&CN của nước ngoài.
Thu hút chuyên gia, nhà khoa học
Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia quốc tế tham gia hoạt động KH&CN nhằm góp
phần thúc đẩy lưu chuyển tri thức và công nghệ từ nước ngoài về tỉnh. Đẩy mạnh
giao lưu, trao đổi học thuật, tham gia hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế;
tăng cường tham gia các hoạt động triển lãm, truyền bá các thành tựu KH&CN
mới, tiên tiến của Việt Nam và thế giới.
8. Chuyển đổi
số và hiện đại hóa hoạt động quản lý nhà nước, doanh nghiệp KHCN & ĐMST;
tăng cường công tác thông tin và truyền thông về KHCN & ĐMST
8.1. Chuyển đổi số và hiện đại
hóa hoạt động quản lý nhà nước, doanh nghiệp KHCN & ĐMST
Số hóa hoạt động quản lý, điều
hành hoạt động nghiên cứu khoa học. Sử dụng công nghệ số để kết nối, hỗ trợ mạng
lưới các nhà quản lý, nhà khoa học, tổ chức KH&CN và doanh nghiệp.
Tiếp tục triển khai thực hiện
có hiệu quả Đề án cải cách thủ tục hành chính tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 -
2025 và định hướng đến năm 2030. Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành
chính và điều kiện liên quan đến hoạt động KH&CN trong việc đầu tư kinh
doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành; cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường
kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng. Triển khai áp dụng thí điểm các tiêu chuẩn mới trong lĩnh
vực hành chính công, chú trọng việc áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 18091:2020 - Hệ
thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 9001:2015 tại chính quyền
địa phương.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị
quyết số 49-NQ/TU ngày 28/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đối số tỉnh
Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Triển khai Đề án chuyển đổi số
lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn tỉnh.
8.2. Tăng cường thông tin, truyền
thông về KHCN & ĐMST
Đổi mới phương thức và tăng cường
truyền thông KHCN & ĐMST. Đa dạng hoá hình thức và tăng tần suất truyền
thông KHCN & ĐMST; triển khai áp dụng một số loại hình truyền thông mới, hiện
đại trên các nền tảng số; gắn kết hoạt động truyền thông với các sự kiện KHCN
& ĐMST được tổ chức thường niên, định kỳ.
Đẩy mạnh công tác truyền thông
KHCN & ĐMST; công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông KHCN &
ĐMST.
9.
Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và thanh tra
chuyên ngành việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
xử lý vi phạm về đo lường đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện
đo, chuẩn đo lường; sử dụng phương tiện đo, phép đo, lượng hàng hóa đóng gói sẵn,
trong đó chú trọng hình thức kiểm tra đặc thù về đo lường, chất lượng, đánh giá
sự phù hợp, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này
và các chương trình, kế hoạch liên quan đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Chủ trì, phối hợp cùng các đơn
vị, cơ quan liên quan điều phối, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu KHCN & ĐMST;
tổ chức triển khai các chương trình, nhiệm vụ KH&CN theo các định hướng
nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổng hợp kết quả triển khai thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Tài chính
Căn cứ Kế hoạch được UBND tỉnh
phê duyệt, hằng năm, phối hợp với Sở KH&CN và các cơ quan đơn vị có liên
quan xem xét, thẩm định, tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện trên
cơ sở lồng ghép với kinh phí chi thường xuyên được giao hàng năm theo phân cấp
ngân sách và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư
theo giai đoạn 5 năm và hằng năm trên cơ sở đề xuất của Sở KH&CN, báo cáo cấp
có thẩm quyền xem xét, bố trí vốn thực hiện đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động
KH&CN, trong đó ưu tiên đầu tư thiết bị Trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ
môi trường; Trại thực nghiệm và các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định khác của
pháp luật.
4. Các sở, ban, ngành; UBND
các huyện, thành phố
Tổ chức tuyên truyền quán triệt,
phổ biến về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch này đến
toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ
động cụ thể hoá, triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế
hoạch này tại cơ quan, đơn vị đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
Phối hợp với Sở KH&CN thúc
đẩy hoạt động nghiên cứu KHCN & ĐMST; phối hợp tổ chức triển khai các
chương trình, nhiệm vụ KH&CN theo các định hướng nghiên cứu khoa học ứng dụng
công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Hằng năm báo cáo kết quả triển
khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc tổ
chức thực hiện Kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- C, PVP UBND tỉnh, các phòng CV, TTTT;
- Lưu: VT, KGVX(HTHT).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lương Trọng Quỳnh
|