Kính
gửi:
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Triển khai thực hiện
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng hướng
dẫn kỹ thuật về lập kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt nhằm hướng
dẫn về chuyên môn cho các cơ quan chủ trì (theo trách nhiệm được phân công tại Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường) trong quá trình xây dựng và ban
hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt.
Bộ Tài nguyên và Môi
trường trân trọng đề nghị quý Ủy ban nghiên cứu hướng dẫn, tổ chức xây dựng kế
hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ nội tỉnh có vai
trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và ban hành
để triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng
mắc, đề nghị quý Ủy ban phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua Cục
Kiểm soát ô nhiễm môi trường) để được hướng dẫn hoặc phối hợp xem xét, hoàn
thiện Hướng dẫn này để phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Trân trọng cảm ơn sự
phối hợp của quý Ủy ban./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- PTTgCP, Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Lưu: VT, KSONMT (70).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Võ Tuấn Nhân
|
HƯỚNG
DẪN KỸ THUẬT
VỀ LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC MẶT
(kèm theo Công văn số 1068/BTNMT-KSONMT ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường)
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI
TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi áp dụng
Tài liệu này hướng
dẫn xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ
có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường theo
quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
2. Đối tượng áp dụng
Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
II. QUY TRÌNH XÂY
DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
Quy trình lập kế
hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: Đánh giá
diễn biến chất lượng nước, xác định các mục tiêu chất lượng nước.
- Bước 2: Điều tra,
đánh giá nguồn thải vào môi trường nước.
- Bước 3: Đánh giá
khả năng chịu tải của môi trường nước mặt; xác định hạn ngạch xả nước thải vào
từng đoạn sông.
- Bước 4: Xác định
các đoạn sông không còn khả năng chịu tải, các đoạn sông còn khả năng chịu tải
nhưng cần giảm tải lượng phát thải để đảm bảo mục tiêu chất lượng nước đã đề ra
ở Bước 1, từ đó đề xuất mục tiêu, lộ trình giảm xả thải vào môi trường nước,
phân vùng xả thải.
- Bước 5: Đề xuất các
biện pháp khác nhằm phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp
hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới.
- Bước 6: Đề xuất cơ
cấu, tổ chức thực hiện.
- Bước 7: Tổng hợp,
xây dựng dự thảo kế hoạch.
- Bước 8: Tham vấn và
hoàn thiện dự thảo kế hoạch.
2.1. Bước 1: Đánh giá
diễn biến chất lượng nước, xác định các mục tiêu chất lượng nước
2.1.1. Mục tiêu
Đánh giá, dự báo được
xu hướng thay đổi chất lượng môi trường nước mặt; xác định vùng bảo hộ vệ sinh
khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực
sinh thủy; xác định được mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch.
2.1.2. Phương pháp
thực hiện
a) Đánh giá hiện
trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ giai đoạn tối
thiểu 03 năm gần nhất
Việc đánh giá hiện
trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt (sông, hồ) căn cứ vào các nguồn
dữ liệu sau:
- Kết quả của các chương
trình quan trắc chất lượng nước mặt (sông, hồ) tại địa phương: số liệu từ các
trạm quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tự động, liên tục và số liệu quan
trắc định kỳ từ mạng lưới, chương trình quan trắc quốc gia triển khai tại địa
phương; số liệu từ các chương trình quan trắc môi trường định kỳ và các trạm
quan trắc nước mặt tự động, liên tục (nếu có) của địa phương; thông tin chất
lượng nước theo chỉ số chất lượng nước (VN_WQI).
- Các nguồn thông
tin, dữ liệu khác có liên quan: Báo cáo hiện trạng môi trường, kết quả của các
công trình nghiên cứu khoa học, các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà
nước, cấp bộ và cấp tỉnh đã được nghiệm thu hoặc các dự án hợp tác quốc tế có liên
quan.
- Các thông tin, số
liệu cần thu thập để đánh giá diễn biến chất lượng nước: dữ liệu về thủy văn,
dòng chảy (tối thiểu 03 năm).
- Bản đồ địa hình của
các khu vực xung quanh thủy vực.
- Điều kiện khí hậu
(lượng mưa, bức xạ mặt trời, nhiệt độ, hướng gió, tốc độ gió, độ ẩm).
- Thông tin về hệ
thống thoát nước, đê đập, vị trí các cửa lấy nước chính. Tình trạng của các
kênh dẫn nước và cống thoát nước (bao gồm danh sách và thông tin mô tả chi tiết
và bản đồ, nếu có).
- Hiện trạng và xu
hướng sử dụng nước trong tương lai theo các lĩnh vực (nước sinh hoạt, nước phục
vụ công nghiệp, nước phục vụ nông nghiệp, nước phục vụ thương mại dịch vụ…).
- Độ sâu vùng nước,
đặc điểm địa hình, mức thủy triều, các dòng triều, nhiệt độ nước, độ mặn.
- Tình trạng của hệ sinh
thái thủy sinh.
- Hiện trạng chất
lượng nước mặt. Căn cứ để so sánh, đánh giá giá trị nồng độ quan trắc các thông
số cơ bản trong môi trường nước mặt (sông, hồ) là giá trị giới hạn theo quy
chuẩn về chất lượng nước mặt hiện hành.
Các thông số đặc trưng
và giới hạn cho phép trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (hoặc địa phương, nếu
có) theo mức khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng nước và đặc điểm của các
nguồn thải mà thủy vực tiếp nhận. Tùy vào điều kiện nguồn lực thực hiện, trong
một số trường hợp có thể không cần phân tích, đánh giá tất cả các thông số. Tuy
nhiên, ở một số khu vực có thể cần quan trắc chất lượng nước bổ sung để đủ căn
cứ phân vùng chất lượng nước, đánh giá sức chịu tải trên cơ sở xác định các
nguồn thải (xem Bước 3).
Diễn biến chất lượng
nước trong các năm gần đây (03 - 05 năm gần nhất) được thu thập nhằm đánh giá
các biến động của chất lượng nước cùng với sự thay đổi về số dân, lao động và
sử dụng đất và các hoạt động phát triển khác (công nghiệp, nông nghiệp, thương
mại, dịch vụ, sinh hoạt…) có thể ảnh hưởng đến sử dụng nước và lưu lượng thải.
Các thông tin đánh
giá diễn biến chất lượng nước trong 03 - 05 năm gần nhất ngoài dựa vào các số
liệu đo đạc, quan trắc, phân tích, theo chỉ số VN_WQI, có thể dựa vào các kết
quả tính toán, đánh giá sử dụng các thuật toán, mô hình. Một số phương pháp cụ
thể được nêu ở mục c dưới đây.
b) Tổng hợp hiện
trạng các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ
nguồn nước mặt, khu vực sinh thủy đã được xác định theo quy định của pháp luật
về tài nguyên nước
Tổng hợp hiện trạng
các khu vực này theo danh mục và bản đồ.
c) Dự báo xu hướng
diễn biến chất lượng nước mặt, đề xuất các mục tiêu, chỉ tiêu về chất
lượng nước mặt cần đạt được cho giai đoạn 05 năm đối với từng đoạn sông,
hồ căn cứ nhu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường
Diễn biến chất lượng
nước được dự báo theo số dân, lao động và sử dụng đất và các hoạt động phát
triển khác (công nghiệp, thương mại, dịch vụ…) có thể ảnh hưởng đến thải lượng.
Cần xem xét cả các nguồn diện. Trong đó nguồn thải từ hoạt động công nghiệp
được xem là nguồn gây tác động chính.
Diễn biến chất lượng
nước có thể dự báo trong vòng 05 năm tiếp theo căn cứ quy hoạch phát triển kinh
tế xã hội và tham khảo các báo cáo, dự báo khác liên quan. Việc dự báo có thể
theo tỉnh, thành và vùng/khu vực/lưu vực sông. Trong quá trình dự báo cần xem
xét, phân tích các giả thuyết, giả định đưa ra. Quá trình phân tích diễn biến
chất lượng nước cần xem xét gắn liền với các kịch bản phát triển theo các quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Để đánh giá diễn biến
chất lượng nước, ngoài các phương pháp quan trắc, phân tích, theo chỉ số
VN_WQI, có thể sử dụng phương pháp mô hình. Ví dụ, mô hình WEAP (Water
Evaluation and Planning system) là một công cụ sử dụng hữu hiệu trong quy hoạch
và quản lý tài nguyên nước. WEAP được dùng để mô phỏng lượng mưa, dòng chảy cơ
bản, phân tích nhu cầu dùng nước theo ngành, bảo vệ tài nguyên nước, ưu tiên
phân bổ nước, vận hành các hồ chứa, phát điện, giám sát ô nhiễm và chất lượng
nước. Ngoài ra, bộ công cụ mô hình MIKE cũng thường được sử dụng để mô phỏng và
tính toán chế độ thủy văn, thủy lực và chất lượng nước cho hệ thống sông. Đây
là các phương pháp thích hợp để đánh giá diễn biến chất lượng nước trên cơ sở
xác định tổng tải lượng thải và các chiến lược, kế hoạch kiểm soát tương ứng.
Kỹ thuật mô hình hóa lựa chọn phụ thuộc bản chất và tính phức tạp của trường
hợp, vấn đề xem xét và khả năng thu thập dữ liệu đầu vào của mô hình.
Khi phân tích dự báo
chất lượng nước có thể áp dụng nguyên tắc bỏ qua quá trình phân hủy (tự làm
sạch) để có phương án phù hợp cho kịch bản bất lợi nhất theo nguyên tắc đánh
giá rủi ro.
Các mục tiêu chất
lượng nước được xác định theo mục đích sử dụng nước của vùng, thủy vực nước mặt,
căn cứ quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tổng
hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, quy hoạch vùng, quy hoạch
tỉnh. Trường hợp chưa có các quy hoạch nêu trên, mục tiêu chất lượng nước được
xác định trên cơ sở yêu cầu quản lý nhà nước và phải rà soát, cập nhật phù hợp
khi các quy hoạch này được ban hành. Mục tiêu chất lượng nước cụ thể với từng
thông số được xác định theo quy chuẩn chất lượng nước mặt (quốc gia và địa
phương).
Mục tiêu chất lượng
nước được xác định theo nguyên tắc SMARTER (Specific - Cụ thể; Measurable - Đo
lường được; Agreed - Thống nhất; Realistic - Thực tế; Timed - Có khung thời
gian; Engaged - Có sự tham gia của các bên; Relevant - Sự liên quan):
- Cụ thể:
Mỗi mục tiêu cần trả lời “Cho đối tượng nào, phạm vi nào”? “Kết quả mong muốn
đạt được ở mức nào”? ví dụ “cho mục tiêu sử dụng để nuôi trồng thủy sản: đối
tượng, loại hình nuôi thủy sản, quy mô, phạm vi mà mức độ yêu cầu để xuất khẩu,
tiêu thụ trong nước…”.
- Đo lường được:
Các mục tiêu chất lượng nước tương ứng với việc sử dụng được đo lường lượng hóa
bằng các giá trị ngưỡng cho phép của các thông số trong đánh giá theo quy chuẩn
chất lượng nước mặt.
- Thống nhất:
Mục tiêu chất lượng nước cần thống nhất với các quy định, chính sách, kế hoạch,
chương trình khác có liên quan ví dụ quy định về cấp phép xả thải, khai thác
nước mặt…
- Thực tế: Có
cơ sở thực tế dựa trên hiện trạng chất lượng nước, diễn biến, khả năng, nguồn
lực kiểm soát (kỹ thuật, thời gian…).
- Khung thời
gian: Mục tiêu chất lượng nước được đưa ra theo khung thời gian, lộ
trình để thực hiện đảm bảo tính khả thi.
- Có sự tham
gia của các bên: Sự tham gia của các bên sẽ huy động được thêm nguồn
lực, tăng tính phản biện tích cực để có được mục tiêu phù hợp, tin cậy.
- Sự liên quan:
Mục tiêu chất lượng nước cần được gắn với các chỉ tiêu của các hoạt động, chương
trình liên quan khác của quốc gia, tỉnh/thành phố.
Khi vận dụng có thể
phát hiện các bất cập về mức quy định trong quy chuẩn từ đó đề xuất để điều
chỉnh (nên được xem xét điều chỉnh 03 năm một lần). Các thủy vực có nhiều mục
đích sử dụng cần xác định ưu tiên.
2.2.
Bước 2: Điều tra, đánh giá nguồn thải vào môi trường nước
2.2.1. Mục tiêu
Xác định thực trạng
phân bố và tải lượng của các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện phát sinh
chất ô nhiễm môi trường nước trong vùng tác động; nguy cơ ô nhiễm nước mặt
xuyên biên giới.
2.2.2. Phương pháp
thực hiện
a) Nguyên tắc chung
Phương pháp điều tra,
đánh giá nguồn thải được thực hiện riêng biệt cho từng đoạn sông, hồ là cơ sở
để tổng hợp đánh giá các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện đến chất
lượng nước của lưu vực hoặc tiểu lưu vực. Kết quả điều tra, đánh giá nguồn thải
được thể hiện bằng các kết quả kiểm kê các nguồn thải điểm và các nguồn thải
diện.
Kiểm kê nguồn thải
của lưu vực được thực hiện trên cơ sở các kết quả kiểm kê của từng đoạn sông
thuộc lưu vực, bao gồm các bước:
• Kiểm kê nguồn
thải điểm
- Nhận dạng tất cả
các nguồn ô nhiễm thải vào đoạn sông, hồ.
- Kiểm kê số cửa cống
nối với đoạn sông hoặc thủy vực để nhận dạng nguồn thải điểm theo hướng dẫn ở
Phụ lục 2.
- Đối với mỗi cống
thải, đo lưu lượng dòng chảy và tải lượng chất ô nhiễm theo thời gian (tính
theo trung bình ngày) của các thông số ô nhiễm quan trọng, được sử dụng để đánh
giá khả năng chịu tải.
- Kiểm kê tổng tải
lượng chất ô nhiễm trong năm chảy vào đoạn sông theo hướng dẫn ở Phụ lục 2.
• Tính toán tải
lượng ô nhiễm của sông
Tính toán tải lượng
chất ô nhiễm tại các mặt cắt ở thượng lưu và hạ lưu của đoạn sông và kiểm kê
tổng tải lượng chất ô nhiễm tại các mặt cắt này theo hướng dẫn tại mục 4 Phụ
lục 2.
• Kiểm kê nguồn
thải diện
- Các nguồn thải diện
có thể bao gồm: vùng canh tác nông nghiệp; vùng nuôi trồng thủy sản; làng nghề
chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung; vùng sản xuất lâm nghiệp,
trồng rừng, các hoạt động chăn nuôi phân tán quy mô hộ gia đình không có hệ
thống thu gom, xử lý nước thải, các hoạt động khai khoáng; khu đô thị, dân cư
không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; bãi rác và một số nguồn
thải phân tán khác…
- Kiểm kê tổng tải
lượng chất ô nhiễm của các nguồn thải diện theo hướng dẫn ở Phụ lục 3.
• Đánh giá các
nguồn thải điểm và nguồn thải diện theo tiếp cận tải lượng chất ô nhiễm của
đoạn sông
Kiểm tra phương trình
cân bằng vật chất của chất ô nhiễm trong một năm của đoạn sông:
Ly - Ly0
= Dp + Ldiff + LB - NP [CT1]
Trong đó:
Ly, Ly0:
Tải lượng chất ô nhiễm tại các mặt cắt tương ứng ở hạ lưu và thượng lưu của
đoạn sông (kg/ngày).
Dp: Tổng
tải lượng chất ô nhiễm của các nguồn điểm xả vào đoạn sông (kg/ngày).
Ldiff: Tổng
tải lượng chất ô nhiễm của các nguồn diện xả vào đoạn sông (kg/ngày).
LB: Tải lượng nền tự nhiên
của chất ô nhiễm đi vào đoạn sông (kg/ngày).
NP: Tải lượng của
chất ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông (kg/ngày).
Nếu các dữ liệu tính
toán đúng, phương trình [CT1] sẽ có thể tính được phần đóng góp của từng nguồn
vào tải lượng của dòng sông. Ít nhất, dựa trên các dữ liệu đo tương đối tin cậy
như tải lượng chất ô nhiễm của sông, tải lượng của các nguồn thải điểm, ta có
thể ước tính được sự đóng góp của tổng các nguồn khó ước tính chính xác (nguồn
thải diện, tải lượng nền tự nhiên và tải lượng của chất ô nhiễm mất đi do các
quá trình biến đổi trong đoạn sông).
Đây cũng là cơ sở để
phân tích nhận dạng các dữ liệu còn thiếu, đánh giá được những yêu cầu cần
thiết để cải thiện chất lượng kiểm kê nguồn thải.
• Tổng hợp điều
tra, kiểm kê, đánh giá nguồn thải của toàn lưu vực
Các kết quả tính toán
kiểm kê nguồn thải cho từng đoạn sông, thủy vực và cho cả lưu vực được tổng hợp
trong các phần b và c dưới đây.
b) Tổng hợp thực
trạng phân bố và tải lượng các nguồn ô nhiễm điểm
Đối với các cơ sở có
xả thải vào đoạn sông hoặc thủy vực, cần nhận dạng các nguồn ô nhiễm với các
thông tin sau:
- Phân định vị trí
các thành phố, thị trấn và các cơ sở công nghiệp về các đoạn sông bị ô nhiễm đã
được xác định.
- Danh sách các cơ sở
có xả chất ô nhiễm vào nguồn nước, ghi vị trí của cơ sở và vị trí xả thải.
- Lưu lượng nước và
tải lượng chất ô nhiễm chính của các cơ sở đã liệt kê với các thông số như sau
(xem Bảng PL2-3 Phụ lục 2):
+ Lưu lượng nước thải
phát sinh của mỗi cơ sở.
+ Chất lượng nước
thải đầu vào và đầu ra của mỗi cơ sở gồm các thông số: COD, BOD5,
amoni, tổng Nitơ, tổng Phốtpho và các thành phần ô nhiễm đặc thù của từng cơ sở
(xem xét, lựa chọn tùy thuộc vào đặc thù của ngành).
+ Công nghệ xử lý
nước thải được chấp nhận và các quá trình công nghệ.
+ Sử dụng nước thải: Khoảng
cách từ cống xả đến nguồn tiếp nhận, xả toàn bộ ra nguồn tiếp nhận hay tái sử
dụng một phần cho mục đích khác và ghi rõ mục đích sử dụng.
- Đối với các đoạn
sông hoặc thủy vực:
+ Thông tin về nguồn
nước: Trong trường hợp sông hoặc suối, thu thập các dữ liệu dòng chảy từ các cơ
quan quản lý nguồn nước cho khoảng thời gian ít nhất 03 năm. Trong trường hợp
hồ, hồ chứa, thu thập các thông tin về mực nước cho ít nhất 05 năm.
+ Thông tin về nồng
độ các chất ô nhiễm chính: Thông tin về nồng độ các chất/thành phần ô nhiễm
chính cần được thu thập hoặc đo đạc ít nhất trong năm nghiên cứu tương ứng với
các dữ liệu về lưu lượng của đoạn sông hoặc mực nước đối với hồ, hồ chứa. Trong
trường hợp không có dữ liệu dòng chảy đối với sông, suối hoặc thông tin về mực
nước đối với hồ, hồ chứa, các dữ liệu này được đo đạc đồng thời với việc đo đạc
nồng độ các chất/thành phần ô nhiễm chính.
c) Tổng hợp thực
trạng phân bố và tải lượng các nguồn ô nhiễm diện
• Phương pháp điều
tra, đánh giá nguồn thải:
Phương pháp điều tra,
đánh giá nguồn thải diện được hướng dẫn tại Phụ lục 3. Việc điều tra, đánh giá
nguồn thải của các loại hình nguồn ô nhiễm diện tương đối phức tạp và khó chính
xác nên cần phải dựa thêm một số căn cứ khoa học bổ sung: các dữ liệu quan trắc
hiện có từ các đề tài, dự án, chương trình đã và đang thực hiện tại khu vực;
các kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học có uy tín; các đề tài, dự án
chương trình đã được nghiệm thu liên quan; một số phần mềm kiểm kê hoặc hệ số
phát thải được sử dụng phổ biến, rộng rãi trên thế giới… Các dữ liệu cần thu
thập gồm:
- Đối với vùng sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp:
+ Danh sách các vùng
canh tác nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, trồng rừng.
+ Tình hình sử dụng
phân bón, hóa chất nông nghiệp, lâm nghiệp (nếu có).
+ Số dân, diện tích
đất và phân bố sử dụng đất (diện tích đất, loại cây trồng…).
+ Thống kê các cơ sở
chăn nuôi gia súc, gia cầm và số lượng các vật nuôi này.
- Vùng nuôi trồng
thủy sản:
+ Danh sách các vùng
nuôi trồng thủy sản.
+ Số dân, diện tích
đất và phân bố các loại thủy sản được nuôi trồng: diện tích, loại thủy sản,
công suất.
+ Lượng thức ăn sử
dụng cho từng loại thủy sản; sản lượng thủy sản; các thông tin về hệ thống xử
lý nước thải của từng cơ sở.
- Khu đô thị, dân cư
không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung:
+ Số dân và thống kê
phân bố dân cư tại khu vực.
+ Hệ thống thoát nước
thải tại khu vực và các vị trí tiếp nhận.
- Khu vực khai thác
khoáng sản: loại khoáng sản, diện tích, …
- Bãi rác: diện tích,
khối lượng chất thải …
Các dữ liệu này được
sắp xếp theo từng nhóm chính để thuận tiện trong tính toán tải lượng các chất ô
nhiễm và gồm các nhóm: nguồn thải diện tính theo số dân; nguồn thải diện theo
vùng canh tác nông nghiệp; nguồn thải diện tính theo vùng sản xuất lâm nghiệp,
trồng rừng; nguồn thải diện tính theo khu vực khai thác khoáng sản; nguồn thải
diện tính theo rửa trôi và xói mòn đất; nguồn thải diện của các vùng nuôi trồng
thủy sản …
Việc tính toán bước
đầu tải lượng chất ô nhiễm của các loại hình này chưa thể chính xác nên rất cần
thiết phải ghi rõ dữ liệu và cơ sở tính toán để có thể cải thiện thêm.
- Lưu lượng nước
thải, tải lượng các chất ô nhiễm của các nguồn thải diện đã liệt kê với các
thông số sau đây (xem Bảng PL3-4 Phụ lục 3):
+ Lưu lượng nước thải
phát sinh của từng loại hình.
+ Chất lượng nước
thải gồm các thông số: COD, BOD5, amoni, tổng Nitơ, tổng Phốtpho và
các thông số ô nhiễm đặc thù của từng loại hình như các kim loại nặng, các hóa
chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật…
+ Cách thức có thể
làm giảm lượng nước thải sinh ra và xử lý chất ô nhiễm khi cần thiết.
+ Sử dụng nước thải:
xả toàn bộ ra nguồn tiếp nhận hay sử dụng một phần cho mục đích khác.
d) Dự báo tình hình
phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nhóm nguồn thải giai đoạn 05 năm tiếp
theo
Trên cơ sở các dữ
liệu kiểm kê hiện tại, dựa theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại khu
vực đoạn sông, hồ và của toàn lưu vực, tính toán toàn bộ các nguồn thải và đưa
ra kết quả dự báo các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện theo các phương
pháp đã trình bày ở mục b và c:
- Thực hiện tính toán
kiểm kê các nguồn thải điểm có thể gia tăng: nếu đã biết loại hình và công suất
các nhà máy xả thải vào đoạn sông, hồ, có thể dựa vào báo cáo đánh giá tác động
môi trường hoặc giấy phép môi trường của dự án/cơ sở hoặc của dự án/cơ sở tương
tự tính gần đúng lượng thải; nếu chưa biết rõ loại hình dự án, có thể ước tính
gần đúng tải lượng chất ô nhiễm theo phương pháp hệ số phát thải cùng với các
quy định pháp luật hiện hành về môi trường.
- Thực hiện tính toán
kiểm kê các nguồn thải diện có thể gia tăng: tính toán sự gia tăng dân số, các
sản phẩm dự kiến tăng thêm và sau đó ước tính kiểm kê phát thải dựa theo phương
pháp hệ số ô nhiễm cùng với các quy định pháp luật hiện hành về môi trường.
e) Xác định các nguồn
có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước mặt xuyên biên giới
Phương pháp điều tra
khảo sát dựa trên thu thập các dữ liệu đường biên giới tại khu vực liên quan
đến các nguồn thải điểm nhận diện được như sông, suối, cống xả và các nguồn
thải diện.
Phương pháp tính toán
tải lượng chất ô nhiễm hoàn toàn giống như phương pháp tính toán ở mục b và c.
Tuy nhiên, tải lượng các nguồn thải điểm và nguồn ô nhiễm diện được bổ sung,
cập nhật cần nêu rõ tính không chắc chắn của các nguồn ô nhiễm này.
2.3.
Bước 3: Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt; xác định hạn ngạch
xả nước thải vào từng đoạn sông, hồ
2.3.1. Mục tiêu
Xác định hạn ngạch xả
nước thải vào từng đoạn sông trên cơ sở rà soát các đoạn sông, hồ đã được đánh
giá khả năng chịu tải, thực hiện đánh giá khả năng chịu tải bổ sung đối với các
đoạn sông, hồ chưa được đánh giá khả năng chịu tải hoặc đã đánh giá nhưng có sự
thay đổi lớn về chất lượng một số thông số chất lượng nước. Xây dựng lộ trình
đánh giá khả năng chịu tải của từng đoạn sông, hồ có vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường trong giai đoạn thực hiện kế
hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt.
Việc đánh giá khả năng
chịu tải đã được hướng dẫn chi tiết tại Điều 4 và Điều 82 Thông
tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi
trường, do đó trong khuôn khổ hướng dẫn này sẽ không hướng dẫn lại chi tiết về
nội dung này.
2.3.2. Phương pháp
thực hiện
a) Tổng hợp kết quả
đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và xác định hạn ngạch xả
nước thải (tải lượng từng thông số ô nhiễm có thể tiếp tục xả vào môi trường
nước) đối với các đoạn sông, hồ đã thực hiện việc đánh giá khả năng chịu tải
trong vòng tối đa 03 năm gần nhất
Các dữ liệu chính cần
thiết để đánh giá khả năng chịu tải, xác định hạn ngạch xả nước thải vào từng
đoạn sông được dựa trên các Bước 1 và 2 đã thực hiện. Nhìn chung, vẫn cần rà
soát lại xem xét khả năng chịu tải và xác định hạn ngạch xả thải vào từng đoạn
sông trên cơ sở kiểm tra phương trình cân bằng vật chất của chất ô nhiễm của
đoạn sông (phương trình [CT1]) nhưng với các kết quả cập nhật mới:
Lym - Ly0m
= Dpm + Ldiffm + LBm - NPm [CT2]
Trong đó, các ký hiệu
trong phương trình [CT1] được thêm chỉ số m, chỉ ra các giá trị mới được cập
nhật:
Lym, Ly0m:
Tải trọng chất ô nhiễm tại các mặt cắt tương ứng ở hạ lưu và thượng lưu của
đoạn sông (kg/ngày).
Dpm: Tổng
tải lượng chất ô nhiễm của các nguồn điểm xả vào đoạn sông (kg/ngày).
Ldiffm: Tổng
tải lượng chất ô nhiễm của các nguồn diện xả vào đoạn sông (kg/ngày).
LBm: Tải
lượng nền tự nhiên của chất ô nhiễm đi vào đoạn sông (kg/ngày).
NPm: Tải
lượng của chất ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông
(kg/ngày).
Khi có sự thay đổi
chất lượng nước sông tương đối lớn (nồng độ chất ô nhiễm của sông ở thượng lưu
và/hoặc ở hạ lưu tăng lên) và/hoặc tải lượng xả thải tăng lên nhiều, sẽ cần thiết
phải đánh giá lại khả năng chịu tải, xác định hạn ngạch xả thải của đoạn sông
này.
b) Lộ trình đánh giá
khả năng chịu tải của các đoạn sông, hồ có vai trò quan trọng đối với phát
triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường trong giai đoạn thực hiện kế hoạch
quản lý chất lượng môi trường nước mặt
- Xác định các đoạn
sông chưa được đánh giá khả năng chịu tải, các đoạn sông đã được đánh giá khả
năng chịu tải nhưng có hoạt động phát triển kinh tế - xã hội mạnh…
- Lựa chọn đoạn sông
có vai trò quan trọng, xây dựng lộ trình đánh giá khả năng chịu tải.
2.4.
Bước 4: Phân vùng xả thải; xác định mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào môi
trường nước mặt đối với các đoạn sông, hồ
2.4.1. Mục tiêu
Trên cơ sở đánh giá
khả năng chịu tải ở Bước 3, phân vùng xả thải, xác định các đoạn sông, hồ không
còn khả năng chịu tải, đề xuất mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào các đoạn
sông, hồ này nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng nước.
2.4.2. Phương pháp
thực hiện
a) Phân vùng xả thải
trên cơ sở đánh giá chất lượng nước sông, hồ, sức chịu tải và mục đích sử dụng
nước
Các loại tài liệu,
thông tin cần thu thập bao gồm:
- Danh sách phân vùng
chất lượng nước cho mỗi đoạn, thủy vực theo thứ tự ưu tiên và mục đích sử dụng
cấp tỉnh/thành phố, cấp trung ương. Một số nơi đã áp dụng phân vùng chất lượng
nước theo chỉ số chất lượng nước (VN_WQI).
- Các tiêu chí phân
vùng phải thống nhất với các tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng của quốc gia,
tỉnh/thành.
Các nội dung cần tiến
hành khi đánh giá hiện trạng về phân vùng chất lượng nước, hành lang bảo vệ
nguồn nước mặt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước:
- Thiết kế, lên kế
hoạch và thực hiện chương trình thu thập dữ liệu.
- Phân chia các đoạn,
phân vùng đối với nguồn thải và chất lượng nước và thực hiện các hướng dẫn cho
mỗi vùng, đoạn đã phân chia.
Việc lập kế hoạch
quản lý nước mặt cần được thống nhất giữa các cấp (trung ương, địa phương).
Việc lập kế hoạch đối với các sông có thể được thực hiện cho mỗi đoạn sông tùy
theo đặc điểm nguồn xả và mục đích sử dụng nước (trước khi tổng hợp thành kế
hoạch chung), cho các thủy vực. Cần xác định rõ là phân loại, phân vùng theo
“chất lượng nước” hay theo “giới hạn xả thải” để từ đó có kế hoạch phù hợp.
Phân vùng theo chất
lượng nước có thể bị vi phạm do các nguồn thải điểm, do vậy các nguồn thải này cần
được xử lý/kiểm soát hiệu quả (có thể áp dụng xử lý cấp 2). Các nguồn thải diện
cũng cần được kiểm soát ở một số vùng, khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao từ nguồn
này như kho/bãi chứa ngoài trời, sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, làng nghề,
khai thác mỏ, xâm nhập mặn… Đây cũng là cơ sở để đưa ra các điều chỉnh về quy
hoạch, thay đổi hành lang bảo vệ nguồn nước. Lượng hóa các nguồn thải, mức yêu
cầu xử lý trước khi đổ thải vào nguồn nước mặt sẽ được hướng dẫn chi tiết ở
Bước 2.
Việc phân vùng xả
thải dựa trên đặc điểm mỗi đoạn sông với việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước
thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ sau:
- Vị trí nhập lưu,
phân lưu trên sông.
- Chức năng nguồn
nước, mục đích sử dụng nước của sông; vị trí các công trình khai thác, sử dụng
nước, xả nước thải; vị trí công trình hồ chứa, công trình điều tiết nước trên
sông.
- Chiều dài xâm nhập
mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ đối với các đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy
triều.
- Yêu cầu về bảo tồn,
phát triển hệ sinh thái thủy sinh, giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch, tín
ngưỡng có liên quan đến nguồn nước.
- Đối với các sông
liên quốc gia, liên tỉnh cần bổ sung căn cứ vào đường biên giới quốc gia, địa
giới hành chính cấp tỉnh.
Từ việc xác định các
đoạn sông, hồ còn khả năng chịu tải, không còn khả năng và khả năng chịu tải cụ
thể sẽ có thể đưa ra được các chương trình, hoạt động cụ thể theo lộ trình để
đảm bảo chất lượng và sử dụng bền vững nước mặt nói chung và nước sông nói
riêng. Căn cứ Bước 3, cần xác định:
- Danh mục các đoạn
sông không còn khả năng chịu tải (kèm theo số liệu, thông tin về tải lượng ô
nhiễm hiện tại, diễn biến chất lượng nước, tải lượng ô nhiễm trong giai đoạn 03
- 05 năm).
- Xây dựng bản đồ
phân bố các đoạn sông với mức chịu tải khác nhau, đặc biệt lưu ý các đoạn sông
không còn khả năng chịu tải.
Các địa phương đã ban
hành phân vùng xả thải thì có thể tiếp tục sử dụng phân vùng này; tuy nhiên,
cũng cần rà soát, điều chỉnh phân vùng xả thải cho phù hợp với quy hoạch bảo vệ
môi trường, quy hoạch tài nguyên nước và các quy hoạch có liên quan khác khi
các quy hoạch này được ban hành.
b) Tính toán tải
lượng cần giảm xả thải
Tính toán tổng tải
lượng cần giảm xả thải căn cứ việc xác định tải lượng thông số ô nhiễm có trong
nguồn nước thải được quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT:
Ltn = (Ltđ
- Lnn - Ltt) x Fs
Trong đó:
Ltn: Khả
năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm (kg/ngày)
Ltđ: Tải
lượng tối đa có thể tiếp nhận (kg/ngày); Ltđ = CQCVN x Qsông
x 86,4
Lnn: Tải
lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông
(kg/ngày), Lnn = Csông x Qsông x 86,4
Ltt: Tải
lượng thông số ô nhiễm trong nguồn nước thải (kg/ngày), Lt = Ct
x Qt x 86,4
(Ct: nồng
độ thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải xả vào đoạn sông theo kg/m3);
Qt: lưu lượng lớn nhất của nguồn nước thải xả vào đoạn sông theo m3/ngày;
86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên)
Fs: Hệ số
an toàn (giá trị từ 0,7 đến 0,9) được lựa chọn trên cơ sở mức độ đầy đủ, tin
cậy, chính xác của các thông tin, số liệu sử dụng để đánh giá do cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.
Nếu: Ltt
< (Ltđ - Lnn) → sông còn khả năng tiếp nhận thông số ô
nhiễm
Nếu: Ltt ≥
(Ltđ - Lnn) → sông không còn khả năng tiếp nhận thông số
ô nhiễm, khi đó tính được tổng tải lượng chất ô nhiễm cần giảm (xử lý) trước
khi xả thải vào nguồn tiếp nhận (G):
G (kg/ngày) ≥ {[Lt
- (Ltđ - Lnn)]/Fs}
c) Xác định lộ trình
giảm xả thải nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước mặt đối với các đoạn
sông
Căn cứ mục tiêu tổng
tải lượng cần giảm xả thải, việc phân bổ tải lượng cần giảm xả thải và lộ trình
đối với từng nhóm nguồn thải được xác định dựa trên:
- Tỷ lệ đóng góp của
các nguồn xả thải chính vào tổng tải lượng: căn cứ tỷ lệ đóng góp vào tổng tải
lượng của các nguồn xả thải chính, có thể phân bổ mục tiêu giảm xả thải đối với
từng nhóm nguồn thải tương ứng theo tỷ lệ này.
- Khả năng kiểm soát,
xử lý nguồn thải để giảm tải lượng ô nhiễm: thực tế về khả năng đầu tư, năng
lực xử lý nước thải của các nguồn phát sinh nước thải… Ví dụ: nếu các cơ sở
công nghiệp cơ bản đã xử lý nước thải đạt quy chuẩn và khó đầu tư để xử lý tốt
hơn, trong khi đó, nguồn nước thải từ sinh hoạt chưa được thu gom xử lý chiếm
tỷ trọng lớn, thì cần tập trung phân bổ tải lượng cần giảm xả thải vào nhóm
nguồn thải sinh hoạt (thông qua các dự án thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt).
Các nguồn thải diện khác như nước mưa chảy tràn thì khó phân bổ mục tiêu giảm
tải lượng vì khó có biện pháp xử lý, giảm tải lượng hiệu quả (và thường có chi
phí lớn); tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc thù, nếu xác định được giải
pháp hợp lý thì vẫn có thể phân bổ mục tiêu giảm tải lượng đối với nhóm này
(tương ứng với khả năng đầu tư, xử lý).
- Căn cứ phân bổ tải
lượng giảm xả thải đã xác định ở trên, lộ trình thực hiện được xác định dựa
trên khả năng đầu tư thực tế (nguồn lực đầu tư có đủ để thực hiện toàn bộ các
dự án, nhiệm vụ đề xuất nhằm giảm tải lượng ô nhiễm trong thời kỳ 05 năm của kế
hoạch hay không; trong trường hợp không đáp ứng được thì có thể đưa ra lộ trình
thực hiện với việc ưu tiên các dự án, nhiệm vụ có tính khả thi cao).
- Xây dựng các kịch
bản giảm tải lượng, tính toán mục tiêu chất lượng nước có thể đạt được tương
ứng với các mức giảm tải lượng của từng kịch bản.
2.5.
Bước 5: Đề xuất các biện pháp khác nhằm phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước
mặt xuyên biên giới
2.5.1. Mục tiêu
Hướng dẫn xây dựng,
đề xuất các biện pháp khác nhằm phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt
xuyên biên giới.
2.5.2. Phương pháp
thực hiện
Kế hoạch quản lý chất
lượng môi trường nước mặt cần phù hợp, nhất quán với các chương trình, kế hoạch
ưu tiên của quốc gia, của tỉnh/thành.
a) Các biện pháp quản
lý theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường
đối với những đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải
b) Các biện pháp,
giải pháp bảo vệ các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang
bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy theo quy định của pháp luật về tài
nguyên nước
Thống kê, lập danh mục,
bản đồ các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ
nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy đã được xác định theo Luật Tài nguyên nước và
Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày ngày 06 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ ban hành
Nghị định, quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
Nêu các biện pháp,
giải pháp bảo vệ các nguồn này theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
c) Thiết lập hệ thống
quan trắc để theo dõi, cảnh báo diễn biến chất lượng nước mặt (bao gồm cả nguồn
xuyên biên giới) căn cứ vào:
- Hiện trạng và quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Thủy văn, các công
trình thủy trên sông: địa hình, hình thái dòng sông, dòng chảy (lưu lượng, mực
nước, lưu tốc), lượng mưa, chế độ thủy triều…
- Dữ liệu chất lượng
nước trong quá khứ.
- Tình hình, mục đích
sử dụng nước: nước sử dụng cho tưới, sinh hoạt, công nghiệp, các hoạt động vui
chơi giải trí, nuôi trồng thủy sản.
- Nguồn ô nhiễm: các
nhà máy, khu vực khai thác khoáng sản, làng nghề, khu dân cư, bãi chôn lấp rác
thải…
- Tình hình sử dụng
đất: rừng, khu vực canh tác nông nghiệp, khu vực nuôi trồng thủy sản, khu dân
cư…
- Chương trình, kế
hoạch giải pháp ở các cấp (địa phương và trung ương), phối hợp giữa các ban,
ngành, đơn vị chức năng.
d) Các giải pháp, cơ
chế hợp tác, chia sẻ thông tin về chất lượng nước mặt xuyên biên giới
Một số vấn đề có thể
cùng xem xét, tìm giải pháp, cơ chế phối hợp, phát triển hợp tác, nghiên cứu
quốc tế, đặc biệt với các lưu vực xuyên biên giới:
- Trình độ công nghệ
hiện có trong kiểm soát và xử lý nước thải (các công nghệ, kỹ thuật hiện có tốt
nhất - BAT).
- Điều chỉnh quy
chuẩn xả thải khi áp dụng công nghệ mới.
- Nâng cấp quy chuẩn
về chất lượng nước mặt theo tiêu chí và mục đích sử dụng.
- Công bố tác động
môi trường của các nguồn thải mới được phép xả vào lưu vực, kể cả các công
trình xử lý do nhà nước, chính phủ đầu tư.
- Kiểm soát sử dụng
đất, quản lý chất thải trong khu vực có thể ảnh hưởng đến thủy vực.
- Đảm bảo việc phổ
biến thông tin đến cộng đồng và quyền tham gia tham vấn của các bên.
- Tăng cường năng lực
trong quan trắc, đánh giá (liên tục) chất lượng môi trường nước mặt.
- Mạng lưới, cơ sở dữ
liệu, chia sẻ thông tin.
e) Các biện pháp,
giải pháp về khoa học, công nghệ xử lý, cải thiện chất lượng nước mặt
Căn cứ hiện trạng về
phân bổ nguồn thải và tải lượng cũng như hiện trạng về hiệu quả thu gom, xử lý
nước thải, đề xuất các biện pháp, giải pháp, công nghệ xử lý nguồn thải, cải
thiện chất lượng nước mặt. Các biện pháp, giải pháp, công nghệ đưa ra cần được
phân tích đầy đủ chi phí hiệu quả và đánh giá rủi ro khi triển khai áp dụng.
Đồng thời, dựa vào tầm nhìn, mục tiêu chất lượng và nguồn lực về tài chính, đầu
tư, kỹ thuật, địa điểm… để đánh giá, lựa chọn ưu tiên và lộ trình thực hiện cụ
thể và trách nhiệm tham gia của các bên. Các biện pháp, giải pháp này có thể
bao gồm:
- Xây dựng và vận
hành hiệu quả các hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư tập
trung.
- Xây dựng hệ thống
thu gom, xử lý nước thải tập trung cho các làng nghề (hoặc di dời cơ sở sản xuất
trong làng nghề vào các cụm công nghiệp đã có hạ tầng về bảo vệ môi trường).
- Các biện pháp, giải
pháp tuần hoàn, tái sử dụng nước thải.
- Khơi thông, nạo
vét, xử lý, cải thiện chất lượng nước mặt đối với các sông, hồ nước tù đọng, ô
nhiễm.
- Các biện pháp khác.
g) Các giải pháp về
cơ chế, chính sách; tổ chức, huy động sự tham gia của cơ quan, tổ chức,
cộng đồng; các giải pháp công trình, phi công trình khác
2.6.
Bước 6: Đề xuất cơ cấu, tổ chức thực hiện
2.6.1. Mục tiêu
Bước này nhằm đưa ra
cơ cấu tổ chức thực hiện để đảm bảo có sự phân công trách nhiệm, cơ chế hợp
tác, giám sát cụ thể, rõ ràng nhằm đảm bảo các mục tiêu của kế hoạch được thực
hiện.
2.6.2. Nội dung
a) Phân công trách
nhiệm đối với cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện kế hoạch quản
lý chất lượng nước mặt
- Xác định cơ quan
chủ trì (có cần lập một văn phòng/ủy ban điều phối hay không), cơ quan phối
hợp.
- Phân định rõ trách
nhiệm của từng cơ quan.
b) Cơ chế giám sát,
báo cáo, đôn đốc thực hiện
- Xác định trách
nhiệm của các cơ quan thực hiện kế hoạch trong việc báo cáo, giám sát, thanh
tra, kiểm tra (nội dung, chỉ tiêu cần báo cáo; thời gian báo cáo, kiểm tra tiến
độ thực hiện các lộ trình đã đề ra).
- Trách nhiệm tổng
hợp báo cáo, đôn đốc thực hiện của cơ quan chủ trì.
c) Danh mục các dự
án, nhiệm vụ ưu tiên để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch
Xác định các nhiệm
vụ, dự án cụ thể cần đầu tư nhằm xử lý ô nhiễm, cải tạo phục hồi môi trường các
đoạn sông ô nhiễm theo lộ trình thực hiện các mục tiêu của kế hoạch. Các nhiệm
vụ, dự án có thể bao gồm:
- Các nhiệm vụ, dự án
xử lý, kiểm soát nguồn thải: xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải khu
đô thị, khu công nghiệp…
- Các nhiệm vụ, dự án
đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống quan trắc và dự báo, cảnh báo chất lượng
nước.
- Các nhiệm vụ, dự án
xử lý, cải thiện chất lượng nước khu vực, đoạn sông bị ô nhiễm.
- Các nhiệm vụ, dự án
khác.
d) Cơ chế phân bổ
nguồn lực thực hiện
- Làm rõ các nguồn
lực phục vụ công tác giám sát, báo cáo, thanh tra, kiểm tra.
- Các nguồn lực thực
hiện các nhiệm vụ, dự án ưu tiên (làm rõ nguồn đầu tư: ngân sách Trung ương,
ngân sách địa phương, xã hội hóa, dự án/đề tài hợp tác quốc tế…).
- Các nguồn ưu đãi,
hỗ trợ cho các hoạt động giảm xả thải của các nhóm nguồn thải.
2.7.
Bước 7: Xây dựng dự thảo kế hoạch dựa trên các nội dung đã thực hiện ở trên
(khu kế hoạch tham khảo tại Phụ lục 1)
2.8.
Bước 8: Tham vấn và hoàn thiện dự thảo kế hoạch
- Tham vấn bằng văn
bản và thông qua các hội thảo, cuộc họp.
- Đối tượng tham vấn
đã được quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 5
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể:
+ Đối với sông, hồ
liên tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan.
+ Đối với sông, hồ
nội tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp huyện, các sở, ban ngành liên quan và cơ quan
chuyên môn về bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
giáp ranh.
- Tổng hợp ý kiến,
hoàn thiện dự thảo kế hoạch.
PHỤ
LỤC 1
KHUNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC MẶT
1. Hiện trạng, diễn
biến, xu thế chất lượng nước mặt, các mục tiêu chất lượng nước
a) Đánh giá hiện
trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ giai đoạn tối
thiểu 03 năm gần nhất
- Trình bày theo bảng
biểu, biểu đồ, hình vẽ… đánh giá chất lượng nước theo thời gian.
- Trình bày về hiện
trạng và diễn biến chất lượng nước mặt theo vùng/khu vực/lưu vực trên bản đồ,
sơ đồ.
b) Tổng hợp hiện
trạng các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ
nguồn nước mặt, khu vực sinh thủy đã được xác định theo quy định của pháp luật
về tài nguyên nước
Thể hiện theo danh mục,
bản đồ.
c) Dự báo xu hướng
diễn biến chất lượng nước mặt, đề xuất các mục tiêu, chỉ tiêu về chất
lượng nước mặt cần đạt được cho giai đoạn 05 năm đối với từng đoạn sông,
hồ căn cứ nhu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường
Mục tiêu chất lượng
nước cụ thể với từng đoạn sông được trình bày theo mẫu bảng dưới đây.
Đoạn
sông
|
Mục
đích sử dụng
|
Yêu
cầu chất lượng nước cần đạt
|
Ghi
chú
|
Từ … Đến …
(có tọa độ điểm
đầu, điểm cuối)
|
Ví dụ: Đảm bảo cung
cấp nước cho sinh hoạt
|
Theo mức tương ứng
của quy chuẩn về chất lượng nước mặt (ví dụ: mức A đối với mục đích sinh
hoạt)
|
|
Từ … Đến …
|
|
|
|
Từ … Đến …
|
|
|
|
Từ … Đến …
|
|
|
|
Từ … Đến …
|
|
|
|
2. Thực trạng phân bố
các nguồn thải và tải lượng ô nhiễm
a) Tổng hợp thực
trạng phân bố và tải lượng các nguồn ô nhiễm điểm
- Trình bày thực
trạng phân bố nguồn thải theo nhóm các cống xả. Các nguồn ô nhiễm điểm được
phân nhóm theo các nguồn xả nước thải công nghiệp, nguồn xả nước thải sinh
hoạt, nguồn xả nước mưa. Danh sách các cống xả tại đoạn sông, hồ được trình bày
theo mẫu của Bảng PL2-1 Phụ lục 2. Danh sách các cơ sở xả nước thải vào sông,
hồ được trình bày theo mẫu tại Bảng PL2-2 Phụ lục 2.
- Trình bày lưu lượng
nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm chính của các cơ sở xả nước thải vào
đoạn sông (hồ) được trình bày theo mẫu của Bảng PL2-3 Phụ lục 2.
- Trình bày tập hợp
tất cả các nguồn thải điểm trên bản đồ của lưu vực.
b) Tổng hợp thực
trạng phân bố và tải lượng các nguồn ô nhiễm diện
- Trình bày thực
trạng phân bố nguồn thải diện theo các nhóm của từng đoạn sông, hồ.
- Trình bày bản đồ
phân bố tất cả các nguồn thải diện trong một lưu vực sông. Hình H3-1 Phụ lục 3
là ví dụ về bản đồ phân bố nguồn thải điểm và nguồn thải diện xả vào nguồn
nước.
- Tập hợp tất cả các
nguồn thải diện của một lưu vực sông trình bày theo các bảng biểu từ các dữ
liệu theo mẫu của Bảng PL3-4 Phụ lục 3. Tập hợp các kết quả này được trình bày
ở dạng bản đồ phân bố tổng thể cho cả lưu vực sông hoặc một tiểu lưu vực.
c) Dự báo tình hình
phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nhóm nguồn thải giai đoạn 05 năm tiếp
theo
- Trình bày tổng tải
lượng, phân bố tải lượng theo phạm vi địa lý, theo nhóm nguồn cả ở dạng bảng và
bản đồ phân bố như đã trình bày ở mục a và b.
- Phân tích xu thế
diễn biến sự tăng tải lượng các chất ô nhiễm chính theo nhóm ngành, theo nguồn
ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện và theo chất ô nhiễm chính.
d) Xác định các nguồn
có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước mặt xuyên biên giới
Danh mục các nguồn ô
nhiễm điểm và ô nhiễm diện cũng như bản đồ phân bố các nguồn ô nhiễm được bổ
sung thêm các nguồn này.
Trình bày phân bố lưu
lượng và tải trọng các chất ô nhiễm chính của sông biên giới và cửa sông trong
năm. Trong trường hợp hai nước có hiệp định hợp tác về nguồn nước, sẽ trình bày
các kết quả theo nội dung hiệp định đã ký kết.
Các phần trình bày
cũng tương tự như mục a và b nhưng cần bổ sung đánh giá sự không chắc chắn của
các nguồn thải xuyên biên giới.
3. Hiện trạng khả
năng chịu tải, hạn ngạch xả thải, phân vùng xả thải
a) Tổng hợp kết quả
đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và xác định hạn ngạch xả
nước thải (tải lượng từng thông số ô nhiễm có thể tiếp tục xả vào môi trường
nước) đối với các đoạn sông, hồ đã thực hiện việc đánh giá khả năng chịu tải
trong vòng tối đa 03 năm gần nhất
Danh mục các đoạn
sông và khả năng chịu tải tương ứng (kèm theo hạn ngạch xả thải còn lại), bản
đồ phân bố các đoạn sông đã được đánh giá khả năng chịu tải, các đoạn sông
không còn khả năng chịu tải.
b) Lộ trình đánh giá
khả năng chịu tải của các đoạn sông, hồ có vai trò quan trọng đối với phát
triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường trong giai đoạn thực hiện kế hoạch quản
lý chất lượng môi trường nước mặt
Lộ trình đánh giá khả
năng chịu tải của các đoạn sông, hồ.
Danh mục các đoạn
sông và khả năng chịu tải tương ứng (kèm theo hạn ngạch xả thải còn lại hoặc
cần giảm tải lượng các chất ô nhiễm từ các nguồn thải để đạt mục tiêu chất
lượng nước mong muốn).
Xây dựng bản đồ phân
bố các đoạn sông sẽ được đánh giá khả năng chịu tải, các đoạn sông bị ô nhiễm
không còn khả năng chịu tải cần phải giảm tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải.
c) Phân vùng xả thải
trên cơ sở đánh giá chất lượng nước sông, sức chịu tải và mục đích sử dụng nước
- Căn cứ phân vùng xả
thải (mục đích sử dụng nước, hiện trạng chất lượng nước, đặc tính các dòng
thải…).
- Bản đồ, sơ đồ với
các vùng xả thải được phân chia.
- Bảng các tiểu vùng,
vùng với mục tiêu (mục đích) sử dụng.
Ví
dụ về đề xuất phân vùng xả thải
TT
|
Mức
phân loại
|
Mô
tả
|
1
|
Mức A
|
Nước có thể sử dụng
cho mục đích cấp nước sinh hoạt sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp
và mục đích bơi lội, vui chơi dưới nước
|
2
|
Mức B
|
Nước có thể sử dụng
cho mục đích sản xuất công nghiệp, nông nghiệp sau khi áp dụng các biện pháp
xử lý phù hợp.
|
3
|
Mức C
|
Nước có thể sử dụng
cho mục đích sản xuất công nghiệp sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù
hợp.
|
4
|
Mức D
|
Nước có thể sử dụng
cho các mục đích giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng
nước thấp.
|
4. Biện pháp quản lý,
phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt
a) Xác định mục tiêu,
lộ trình giảm xả thải nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước mặt
đối với các đoạn sông
Tổng tải lượng cần
giảm xả thải (với từng thông số ô nhiễm cần giảm) có thể được tổng hợp trình
bày trong bảng sau:
Thông
số
|
Ltđ
(kg/ngày)
|
Lnn
(kg/ngày)
|
Lt
(tổng các nguồn, kg/ngày)
|
Tải
lượng cần giảm xả thải (G) (kg/ngày)
|
COD
|
|
|
|
|
BOD5
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
Để đưa ra lộ trình
giảm, phân bổ trách nhiệm giảm xả thải theo nhóm nguồn/đối tượng cụ thể cần dựa
vào:
- Hiện trạng ô nhiễm,
khả năng tiếp nhận của thủy vực.
- Mục đích sử dụng
hiện tại.
- Các nguồn xả thải
chính (mức tải lượng ô nhiễm cao theo hàm lượng thông số ô nhiễm và lưu lượng
thải); các hệ số kf, kq.
- Cơ sở/đối tượng xả
thải (nguồn lực về đầu tư, công nghệ…).
b) Các biện pháp quản
lý đối với các đoạn sông không còn khả năng chịu tải
Như đã quy định trong
khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường.
c) Thiết lập hệ thống
quan trắc để theo dõi, cảnh báo diễn biến chất lượng nước mặt (bao gồm cả nguồn
xuyên biên giới)
Mạng lưới quan trắc
cần thiết lập, hiện trạng các trạm hiện có, nhu cầu/kế hoạch đầu tư mạng lưới
quan trắc trong giai đoạn thực hiện kế hoạch. Nội dung trình bày bao gồm:
- Bản đồ các vị trí
quan trắc.
- Danh mục các điểm
quan trắc kèm tọa độ.
- Nội dung chương
trình quan trắc: thông số quan trắc, cách thức thực hiện, tần suất quan trắc,
báo cáo kết quả (mẫu báo cáo, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu chung).
d) Xác định hành lang
bảo vệ nguồn nước mặt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước
Danh mục, bản đồ phân
bố.
e) Các giải pháp, cơ
chế hợp tác, chia sẻ thông tin về chất lượng nước mặt xuyên biên giới
Các nội dung như đã
xác định tại bước 5.
g) Các biện pháp,
giải pháp, công nghệ xử lý, cải thiện chất lượng nước mặt khác trong trường hợp
cần thiết
Các nội dung như đã
xác định tại bước 5.
5. Tổ chức thực hiện
a) Phân công trách
nhiệm đối với cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện kế hoạch quản
lý chất lượng nước mặt
- Xác định cơ quan
chủ trì (có cần lập một văn phòng/ủy ban điều phối hay không), cơ quan phối
hợp.
- Phân định rõ trách
nhiệm của từng cơ quan.
b) Cơ chế giám sát,
báo cáo, đôn đốc thực hiện
- Xác định trách nhiệm
của các cơ quan thực hiện kế hoạch trong việc báo cáo, giám sát, thanh tra,
kiểm tra (nội dung, chỉ tiêu cần báo cáo; thời gian báo cáo, kiểm tra tiến độ
thực hiện các lộ trình đã đề ra).
- Trách nhiệm tổng
hợp báo cáo, đôn đốc thực hiện của cơ quan chủ trì.
c) Danh mục các dự
án, nhiệm vụ ưu tiên để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch
Xác định cụ thể các
nhiệm vụ, dự án cụ thể cần đầu tư, bố trí kinh phí và có lộ trình thực hiện, có
thể bao gồm các nhóm dự án:
- Các nhiệm vụ, dự án
xử lý, kiểm soát nguồn thải: xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải khu
đô thị, khu công nghiệp…
- Các nhiệm vụ, dự án
đầu tư, xây dựng và vận hành mạng lưới quan trắc.
- Các nhiệm vụ, dự án
xử lý, cải thiện chất lượng nước khu vực bị ô nhiễm.
- Các nhiệm vụ, dự án
khác.
d) Cơ chế phân bổ
nguồn lực thực hiện
- Làm rõ các nguồn
lực phục vụ công tác giám sát, báo cáo, thanh tra, kiểm tra.
- Các nguồn lực thực
hiện các nhiệm vụ, dự án ưu tiên.
- Các nguồn ưu đãi,
hỗ trợ cho các hoạt động giảm xả thải của các nhóm nguồn thải.
PHỤ
LỤC 2
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ NGUỒN THẢI
ĐIỂM
1. Phương pháp điều
tra, đánh giá nguồn thải
Việc điều tra, đánh
giá nguồn thải của các loại hình ô nhiễm nguồn điểm này căn cứ vào các nguồn dữ
liệu sau:
- Các báo cáo đánh
giá tác động môi trường; giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
giấy phép môi trường…
- Các dữ liệu quan
trắc hiện có:
+ Đối với cơ sở có
trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục và gửi kết quả về Sở Tài nguyên và
Môi trường: Tính toán trực tiếp lưu lượng nước thải và tải lượng các chất ô
nhiễm chính từ các dữ liệu này.
+ Đối với các cơ sở
khác: Sử dụng báo cáo kết quả quan trắc môi trường liên quan đến nước thải của
cơ sở. Các dữ liệu này phải được kiểm tra, rà soát đảm bảo độ tin cậy và tính
đầy đủ cả về khoa học và pháp lý.
- Thu thập các thông
tin, dữ liệu từ các nguồn khác để kiểm tra, bổ sung thông tin hiện có: các kết
quả của các công trình khoa học có uy tín, các đề tài dự án đã được nghiệm thu,
một số phần mềm kiểm kê liên quan đến đánh giá nguồn xả nước thải. Các thông
tin, dữ liệu sử dụng phải được nêu đầy đủ trong báo cáo.
2. Các loại thông tin
cần thu thập
- Danh sách các cơ sở
có xả chất ô nhiễm vào nguồn nước, vị trí của cơ sở và vị trí xả thải, thông
tin về nguồn tiếp nhận.
- Tải trọng ô nhiễm của
các cơ sở đã liệt kê với đầy đủ các thông số sau đây:
+ Lưu lượng nước thải
phát sinh của mỗi cơ sở.
+ Chất lượng nước
thải đầu ra của mỗi cơ sở gồm các thông số: COD, BOD5, amoni, tổng
Nitơ, tổng Phốtpho và các thông số ô nhiễm đặc thù (tùy theo loại hình).
+ Công nghệ xử lý
nước thải.
+ Sử dụng nước thải:
xả toàn bộ ra nguồn tiếp nhận hay sử dụng một phần cho mục đích khác (ví dụ:
cho tưới tiêu).
3. Tính toán tải
lượng chất ô nhiễm của nguồn thải điểm
- Sử dụng công thức
[CT2.1] tính toán tải lượng chất ô nhiễm theo ngày của nguồn thải xả vào đoạn
sông hoặc hồ.
- Sử dụng công thức
[CT2.3] tính toán tổng tải lượng chất ô nhiễm trong một năm của nguồn thải xả
vào đoạn sông hoặc hồ.
4. Tính toán tải
lượng chất ô nhiễm đi qua một mặt cắt của đoạn sông
- Sử dụng công thức
[CT2.1] tính toán tải lượng chất ô nhiễm theo ngày đi qua một mặt cắt của đoạn
sông.
- Sử dụng công thức
[CT2.2] tính toán tổng tải lượng chất ô nhiễm trong một năm đi qua một mặt cắt
của đoạn sông.
5. Phương pháp tính
toán tải lượng của thông số chất lượng nước của sông và các dòng xả thải trực
tiếp
a) Tải lượng của
thông số chất lượng nước theo ngày
Khi đã biết lưu lượng
và nồng độ chất ô nhiễm trong một ngày (của sông hoặc của nguồn điểm, đo hoặc
tính tại cùng một vị trí), tải lượng ngày của thông số chất lượng nước Ld được tính toán theo
công thức sau:
Ld = 86,4
x Q x C [CT2.1]
Trong đó:
Ld: Tải
lượng ngày của thông số chất lượng nước của sông hoặc của nguồn thải điểm
(kg/ngày).
Q: Lưu lượng ngày của
sông hoặc nguồn thải điểm (m3/s).
C: Nồng độ của thông
số chất lượng nước (mg/L).
Giá trị 86,4 là hệ số
chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị tính mg/L, m3/s
thành đơn vị tính kg/ngày).
Ghi chú:
Khi đã biết lưu lượng
và nồng độ của thông số chất lượng nước trong từng ngày, có thể biết được diễn
biến chất lượng nước và tổng tải lượng của thông số chất lượng nước cho một năm
hoặc cho khoảng thời gian đã xác định. Tuy nhiên, lưu lượng nước thường được đo
liên tục hoặc với khoảng thời gian dày hơn trong khi các thông số chất lượng
nước thường không được đo đầy đủ và phân tán nên cần thiết phải có cách ước
tính gần đúng nồng độ của thông số chất lượng nước theo ngày và từ đó tính toán
được tải lượng ngày của thông số chất lượng nước này.
Các phần sau trình
bày một số cách tính toán gần đúng nồng độ và tải lượng của thông số chất lượng
nước cho sông và cho cả các nguồn thải điểm.
b) Tải lượng của
thông số chất lượng nước sông theo năm
[CT2.2]
Trong đó:
Ly: Tổng
tải lượng của thông số chất lượng nước của sông trong một năm (tấn/năm).
Qd: Lưu
lượng trung bình ngày của sông trong năm (m3/s).
Qtbđo: Lưu
lượng trung bình ngày của sông tương ứng với các lần đo nồng độ (m3/s).
Qi: Lưu
lượng ngày của sông, lần đo thứ i (m3/s).
Ci: Nồng
độ của thông số chất lượng nước, lần đo thứ i (mg/L).
Uf: Hệ số hiệu
chỉnh cho các vị trí khác nhau của các trạm quan trắc dòng chảy và thông số
chất lượng nước.
n: Số lần đo lưu
lượng và nồng độ thông số chất lượng nước đồng thời.
N: Số ngày trong năm
(365 hoặc 366 ngày tùy theo năm).
Giá trị 0,0864 là hệ
số chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị tính mg/L, m3/s
thành đơn vị tính tấn/năm).
c) Tổng tải lượng của
thông số chất lượng nước của dòng thải trong một năm [CT2.3]
Trong đó:
Lyt: Tổng
tải lượng của thông số chất lượng nước của dòng thải trong một năm (tấn/năm).
Qdt: Lưu
lượng trung bình ngày của dòng thải trong năm (m3/s).
Qtbđot:
Lưu lượng trung bình ngày tương ứng với các lần đo nồng độ của dòng thải (m3/s).
Qit: Lưu
lượng ngày của dòng thải, lần đo thứ i (m3/s).
Cit: Nồng
độ của thông số chất lượng nước của dòng thải, lần đo thứ i (mg/L).
n: Số lần đo lưu
lượng và nồng độ thông số chất lượng nước đồng thời.
N: Số ngày trong năm
(365 hoặc 366 ngày tùy theo năm).
Giá trị 0,0864 là hệ
số chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị tính mg/L, m3/s
thành đơn vị tính tấn/năm).
Ghi chú:
1. Cần lưu giữ các dữ
liệu gốc đưa vào tính toán, ghi rõ nguồn gốc là cơ sở để có thể sử dụng lại,
hiệu chỉnh hoặc không sử dụng nữa.
2. Các kết quả kiểm
kê của từng đoạn sông sẽ được lưu file đúng mẫu và là cơ sở để tổng hợp dữ liệu
cho toàn lưu vực và cho quốc gia.
6. Các loại mẫu bảng
thống kê
Bảng
PL2-1. Danh sách các cống xả tại đoạn sông, hồ
(Ghi tên đoạn sông, hồ)
Các
cống xả nước thải
|
STT
|
Tên
cống xả
|
Vị
trí cống xả
|
Mã
số
|
Ghi
chú
|
1
|
Cống xả 1
|
|
|
Việc gắn mã số cần
có hệ thống để thuận tiện tổng hợp nguồn xả thải
|
2
|
Cống xả 2
|
|
|
…
|
…
|
|
|
Các
cống xả nước mưa và các nguồn khác
|
STT
|
Tên
cống xả
|
Vị
trí cống xả
|
Mã
số
|
Ghi
chú
|
1
|
Cống xả 1
|
|
|
Việc gắn mã số cần
có hệ thống để thuận tiện tổng hợp nguồn xả thải
|
2
|
Cống xả 2
|
|
|
…
|
…
|
|
|
Các
cống tưới tiêu phục vụ nông nghiệp
|
STT
|
Tên
cống tưới tiêu
|
Vị
trí cống tưới tiêu
|
Mã
số
|
Ghi
chú
|
1
|
Cống tưới tiêu 1
|
|
|
Việc gắn mã số cần
có hệ thống để thuận tiện tổng hợp nguồn xả thải
|
2
|
Cống tưới tiêu 2
|
|
|
…
|
…
|
|
|
Bảng
PL2-2. Danh sách các cơ sở xả nước thải vào sông, hồ
(Ghi
tên sông, hồ)
STT
|
Tên
cơ sở
|
Vị
trí cơ sở (Ghi mã số)
|
Xả
vào cống thải (Ghi mã số)
|
Công
nghệ xử lý
nước thải1
|
Cách
thức xả thải: Liên tục, gián đoạn, hỗn hợp
|
Phương
pháp kiểm kê nguồn thải2
|
1
|
Cơ sở 1
|
|
|
|
|
|
2
|
Cơ sở 2
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Xử lý cơ học; Xử
lý sơ cấp; Xử lý thứ cấp; Xử lý cấp 3
(2) Phương pháp kiểm
kê nguồn thải dựa theo: Quan trắc tự động liên tục; Quan trắc định kỳ; Ước tính
dựa theo phần mềm kiểm kê (nêu tên phần mềm); Ước tính dựa trên hệ số phát
thải…
Sau khi thiết lập
xong bảng và ghi đầy đủ dữ liệu theo yêu cầu, cần phân tích chi tiết cách thức
thu thập và xử lý dữ liệu và phân tích kết quả thu được.