Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2338/QĐ-UBND 2017 Kế hoạch hành động Giảm phát thải khí nhà kính Sơn La

Số hiệu: 2338/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Lò Minh Hùng
Ngày ban hành: 29/08/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2338/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 29 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THÔNG QUA NỖ LỰC HẠN CHẾ MẤT VÀ SUY THOÁI RỪNG; BẢO TỒN, NÂNG CAO TRỮ LƯỢNG CÁC-BON VÀ QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030; Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 5414/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng (REDD+) cấp tỉnh; Quyết định số 4713/QĐ-BNN-HTQT ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt dự án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 405/TTr-SNN ngày 07 tháng 8 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng tỉnh Sơn La giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 (viết tắt là Kế hoạch hành động REDD+) với các nội dung sau:

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

- Giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường trữ lượng các-bon, qua đó góp phần đạt được các mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia về biến đổi khí hậu; kế hoạch hành động REDD+ quốc gia và các chính sách có liên quan khác.

- Bảo vệ vững chắc diện tích rừng hiện có, góp phần bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Phấn đấu tăng độ che phủ rừng toàn tỉnh lên 50% vào năm 2020.

- Nâng cao giá trị của rừng gắn với triển khai có hiệu quả chủ trương tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; ưu tiên phát triển cây ăn quả trên đất dốc, cây lâm sản ngoài gỗ, cây đa mục tiêu để người làm nghề rừng thực sự có thu nhập, từng bước làm giàu từ rừng và thay thế cây lương thực ở những nơi không có điều kiện thâm canh, năng suất thấp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

- Thúc đẩy sự phối hợp đa ngành trong việc đảm bảo hài hòa công tác bảo vệ và phát triển rừng với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp và cơ sở hạ tầng; xây dựng, phát triển rừng phải gắn liền với khai thác sử dụng, hưởng lợi từ rừng, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ lâm sản nhằm phát triển thị trường lâm sản hàng hóa thúc đẩy kinh tế rừng phát triển bền vững; phát huy vai trò hạt nhân của doanh nghiệp, hợp tác xã trong trồng rừng, chế biến và tiêu thụ lâm sản. Từ đó, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh, quốc phòng gắn với bảo vệ môi trường tại địa phương.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu chung, thông qua việc giải quyết các nguyên nhân dẫn đến mất rừng, suy thoái rừng, rào cản tăng cường trữ lượng các-bon rừng, mục tiêu cụ thể của PRAP tỉnh Sơn La được đặt ra như sau:

1.2.1. Giai đoạn 2017 - 2020

a) Mục tiêu theo Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2017).

+ Phấn đấu nâng độ che phủ rừng từ 42,3% năm 2015 lên 50% đến năm 2020.

+ Quản lý vững chắc 598.997 ha rừng hiện có, phấn đấu đến năm 2020 diện tích rừng toàn tỉnh là 706.104 ha.

+ Khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng 106.600 ha.

+ Trồng rừng tập trung 27.000 ha, trồng 1 triệu cây phân tán. Hoàn thành diện tích trồng rừng thay thế do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng từ giai đoạn 2010 - 2015 (1.503 ha) và diện tích mới phát sinh trong giai đoạn 2016 - 2020;

+ Nâng cao giá trị các nguồn thu từ môi trường rừng (phấn đấu giá trị dịch vụ môi trường rừng đạt 120 - 150 tỷ đồng/năm).

b) Mục tiêu xác định cho khu vực ưu tiên

+ Tỷ lệ rừng trồng thành rừng đạt 85% trở lên, thu nhập từ rừng đạt 60 triệu đồng/ha vào cuối năm 2020.

+ Duy trì được trữ lượng, diện tích rừng tự nhiên hiện có, 30% diện tích rừng nghèo trở thành rừng trung bình vào cuối năm 2020.

+ Số vụ cháy rừng và diện tích rừng bị cháy/năm giảm 10% trở lên so với giai đoạn (2010 - 2016).

+ Diện tích đất có rừng bị lấn chiếm làm nương rẫy giảm 70% so với giai đoạn (2010 - 2016).

+ Hoàn thành diện tích trồng rừng thay thế do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng từ giai đoạn 2010 - 2016 (1.503 ha) và diện tích mới phát sinh trong giai đoạn 2017 - 2020.

+ Nâng cao hiệu quả của hệ thống theo dõi diễn biến rừng.

+ Nâng cao nhận thức về REDD+.

1.2.2. Giai đoạn 2021 - 2030

- Tập trung quản lý và bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, nâng cao độ che phủ của rừng bình quân 0,2%/năm;

- Triển khai thực hiện các hoạt động REDD+ trên địa bàn toàn tỉnh; lồng ghép các hoạt động REDD+ vào chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững.

- Thực hiện tốt các chính sách bảo vệ và phát triển rừng của Quốc gia và chi trả DVMTR; tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.

2. Đối tượng tác động

Tập trung chủ yếu vào diện tích rừng và đất lâm nghiệp, một phần nhỏ đất nông nghiệp.

3. Thời gian thực hiện

Từ năm 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

4. Nội dung chính

4.1. Hợp phần 1: Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng

Các hoạt động BVPTR rừng tỉnh Sơn La giai đoạn 2017 - 2020 được lồng ghép vào PRAP bao gồm: Bảo vệ rừng, phát triển rừng và các hoạt động khác có liên quan (tham khảo chi tiết tại Phụ lục 01), được tóm tắt như sau:

a) Bảo vệ rừng

- Khoán bảo vệ rừng

+ Đối tượng: Diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có và diện tích rừng mới trồng.

+ Khối lượng: 154.732,0 ha.

- Phòng cháy chữa cháy rừng

+ Đối tượng: Diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có và diện tích rừng mới trồng.

+ Khối lượng: 605.405,4 ha. (diện tích rừng hiện còn sau Chương trình kiểm kê là 599.463,1ha, diện tích rừng mới trồng năm 2016 là 5.942,3 ha).

b) Phát triển rừng

- Trồng rừng

+ Đối tượng: Đất trống (ĐT1), diện tích rừng trồng mới khai thác.

+ Khối lượng: 4.306,9 ha.

- Khoanh nuôi tái sinh rừng

+ Đối tượng: Đất trống (ĐT2).

+ Khối lượng: 253ha.

c) Các hoạt động có liên quan

+ Đối tượng: Trồng cây phân tán.

+ Khối lượng: 813.000 cây.

4.2. Hợp phần II: Các hoạt động bổ sung

a) Gói giải pháp 1: Nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng

- Mục tiêu REDD+: Tăng cường trữ lượng các-bon rừng.

- Giải pháp:

+ Giải pháp 1: Đảm bảo rừng được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật.

+ Giải pháp 2: Đảm bảo cây giống có chất lượng và phù hợp với điều kiện lập địa của địa phương.

+ Giải pháp 3: Nâng cao công tác quản lý giám sát khai thác và trồng lại rừng sau khai thác (rừng trồng).

+ Giải pháp 4: Cải thiện thị trường lâm sản cho người dân trồng rừng.

+ Giải pháp 5: Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh.

- Khu vực ưu tiên thực hiện: huyện Sốp Cộp (gồm các xã: Mường Và, Nậm Lạnh, Dồm Cang, Púng Bánh, Mường Lèo, Sam Kha, Mường Lạn), huyện Sông Mã (gồm các xã: Huổi Một, Nậm Ty,Chiềng Sơ, Nậm Mằn, Mường Cai, Mường Hung), huyện Thuận Châu (gồm các xã: Chiềng Bôm, Nậm Lầu, Bản Lầm, Mường Bám, Co Mạ, Long Hẹ, Mường É, Phỏng Lái), huyện Vân Hồ (gồm các xã: Chiềng Xuân, Tân Xuân, Xuân Nha).

b) Gói giải pháp 2: Kiểm soát việc khai thác rừng tự nhiên trái phép và thúc đẩy sử dụng tài nguyên rừng bền vững.

- Mục tiêu REDD+: Giảm suy thoái rừng, giảm mất rừng.

- Giải pháp:

+ Giải pháp 1: Khuyến khích sử dụng các vật liệu thay thế, phương pháp tiết kiệm nguyên liệu.

+ Giải pháp 2: Phát triển và tăng cường quản lý rừng cộng đồng.

+ Giải pháp 3: Tăng cường công tác thực thi pháp luật.

+ Giải pháp 4: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của rừng.

+ Giải pháp 5: Nâng cao kỹ thuật tu bổ rừng tự nhiên cho người dân.

+ Giải pháp 6: Nâng cao sinh kế nông nghiệp và nông lâm kết hợp cho người dân.

 - Khu vực ưu tiên thực hiện: huyện Thuận Châu (gồm các xã: Chiềng Bôm, Nậm Lầu, Bản Lầm, Mường Bám, Co Mạ, Long Hẹ, Mường É, Phỏng Lái), huyện Quỳnh Nhai (gồm các xã: Mường Giôn, Cà Nàng, Mường Giàng, Pác Ma Pa Khinh và Mường Sại).

c) Gói giải pháp 3: Kiểm soát cháy rừng.

- Mục tiêu REDD+: Giảm mất rừng, giảm suy thoái rừng, tăng cường trữ lượng các-bon rừng.

- Giải pháp:

+ Giải pháp 1: Kiểm soát việc sử dụng lửa trong canh tác nương rẫy.

+ Giải pháp 2: Tăng cường hợp tác, phối hợp trong công tác PCCCR tại các nơi giáp ranh.

+ Giải pháp 3: Nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng.

- Khu vực ưu tiên thực hiện: huyện Sốp Cộp (gồm các xã: Mường Và, Nậm Lạnh, Dồm Cang, Púng Bánh, Mường Lèo, Sam Kha, Mường Lạn), huyện Sông Mã (gồm các xã: Huổi Một, Nậm Ty,Chiềng Sơ, Nậm Mằn, Mường Cai, Mường Hung), huyện Thuận Châu (gồm các xã: Chiềng Bôm, Nậm Lầu, Bản Lầm, Mường Bám, Co Mạ, Long Hẹ, Mường É, Phỏng Lái), huyện Quỳnh Nhai (gồm các xã: Mường Giôn, Cà Nàng, Mường Giàng, Pác Ma Pa Khinh và Mường Sại), huyện Mường La (gồm các xã: Chiềng Công, Chiềng Lao, Nậm Păm, Ngọc Chiến, Nậm Giôn, Hua Trai).

d) Gói giải pháp 4: Hạn chế lấn chiếm đất rừng làm nương.

- Mục tiêu REDD+: Giảm mất rừng, giảm suy thoái rừng.

- Giải pháp:

+ Giải pháp 1: Nâng cao sinh kế nông nghiệp cho người dân.

+ Giải pháp 2: Khắc phục những vấn đề không hợp lý từ công tác quy hoạch sử dụng đất và công tác giao, đất giao rừng.

- Khu vực ưu tiên thực hiện: Huyện Sốp Cộp (gồm các xã: Mường Và, Nậm Lạnh, Dồm Cang, Púng Bánh, Mường Lèo, Sam Kha, Mường Lạn), huyện Sông Mã (gồm các xã: Huổi Một, Nậm Ty,Chiềng Sơ, Nậm Mằn, Mường Cai, Mường Hung), huyện Thuận Châu (gồm các xã: Chiềng Bôm, Nậm Lầu, Bản Lầm, Mường Bám, Co Mạ, Long Hẹ, Mường É, Phỏng Lái), huyện Quỳnh Nhai (gồm các xã: Mường Giôn, Cà Nàng, Mường Giàng, Pác Ma Pa Khinh và Mường Sại), huyện Mường La (gồm các xã: Chiềng Công, Chiềng Lao, Nậm Păm, Ngọc Chiến, Nậm Giôn, Hua Trai), huyện Vân Hồ (gồm các xã: Tân xuân, Chiềng Xuân, Xuân Nha).

đ) Gói giải pháp 5: Hạn chế tác động tiêu cực của việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (làm đường, thủy điện...).

- Mục tiêu REDD+: Giảm mất rừng.

- Giải pháp:

+ Giải pháp 1: Nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng thay thế.

+ Giải pháp 2: Tăng cường công tác bảo vệ rừng tại các diện tích giáp ranh với khu vực mới chuyển đổi.

- Khu vực ưu tiên thực hiện: Huyện Sốp Cộp (gồm các xã: Mường Và, Nậm Lạnh, Sam Kha, Púng Bánh, Mường Lạn, Mường Lèo), huyện Mường La (gồm các xã: Chiềng Công, Chiềng Lao, Nậm Giôn, Nậm Păm, Ngọc Chiến, Hua Trai), huyện Vân Hồ (xã Xuân Nha), huyện Quỳnh Nhai (gồm các xã: Mường Giôn, Cà Nàng, Mường Sại).

e) Gói giải pháp 6 (Gói giải pháp được thực hiện chung trên toàn tỉnh).

- Mục tiêu REDD+: Hỗ trợ thực hiện PRAP thông qua các giải pháp, hoạt động được xây dựng chung cho toàn tỉnh.

- Giải pháp:

+ Giải pháp 1: Cải tiến hệ thống theo dõi diễn biến rừng.

+ Giải pháp 2: Nâng cao nhận thức và đào tạo năng lực thực hiện REDD+.

- Khu vực ưu tiên thực hiện: Toàn tỉnh.

5. Vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện: 219.822,4 triệu đồng.

Bằng chữ: Hai trăm mười chín tỷ, tám trăm hai mươi hai triệu bốn trăm nghìn đồng.

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 29.580,0 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 9.675,2 triệu đồng.

- Vốn ODA: 34.383,6 triệu đồng.

- Dịch vụ môi trường rừng: 30.395,5 triệu đồng.

- Nguồn khác: 115.788,2 triệu đồng.

(Chi tiết có bản Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Sơn La giai đoạn 2017 - 2020, và định hướng đến năm 2030 kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực, đầu mối thực hiện PRAP của tỉnh, có các nhiệm vụ sau:

- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức công bố và triển khai thực hiện PRAP.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm; cải tiến và vận hành hệ thống theo dõi diễn biến rừng của tỉnh.

- Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc tùy theo chức năng, nhiệm vụ để hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các bên liên quan trong quá trình thực hiện PRAP.

- Hàng năm, phối hợp với các sở, ngành có liên quan để rà soát và tổng hợp nhu cầu ngân sách, trên cở đó lập kế hoạch lồng ghép nguồn vốn cho PRAP.

- Định kỳ đánh giá việc thực hiện PRAP và báo cáo UBND tỉnh về tiến độ; tham mưu hướng giải quyết những vướng mắc.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc triển khai và giám sát thực hiện PRAP, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới quản lý đất đai ở các cấp.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành để thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm có liên quan tới nội dung của PRAP như: Kế hoạch số 388/KH-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2013 của UBND tỉnh; hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp, quy hoạch xây dựng các công trình thủy điện, cơ sở hạ tầng; xây chính sách về đất đai phù hợp với điều kiện của tỉnh để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

- Cung cấp các thông tin, dữ liệu cần thiết có liên quan tới việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện PRAP, như hệ thống bản đồ và các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,...

- Đảm bảo việc thực hiện PRAP hài hòa với chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu cấp tỉnh và quốc gia.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ (các chương trình, dự án...), nguồn vốn ODA để lồng ghép vào thực hiện PRAP.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính để xây dựng các cơ chế và chính sách cần thiết trong quá trình thực hiện PRAP.

4. Sở Tài chính

- Bố trí nguồn vốn sự nghiệp hàng năm cho các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị triển khai thực hiện PRAP.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng các cơ chế quản lý tài chính của các dự án, chương trình về REDD+.

- Phối hợp với sở, ban, ngành có liên quan để kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý tài chính.

5. Các Sở, ban, ngành liên quan khác

Tùy theo chức năng nhiệm vụ được giao, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về REDD+, bình đẳng giới và huy động sự tham gia của người dân tộc thiểu số; lồng ghép REDD+ vào các chương trình, dự án liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của đơn vị.

6. Trách nhiệm của UBND cấp huyện

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về REDD+ và xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết thực hiện PRAP hàng năm.

- Huy động và lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án trên địa bàn để thực hiện PRAP.

- Định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện PRAP, cũng như đề xuất hướng giải quyết những vướng mắc, khó khăn lên Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Tham gia quá trình giám sát đánh giá.

7. Trách nhiệm của các Ban quản lý rừng

- Dựa trên chức năng và quyền hạn của mình, phối hợp với UBND cấp huyện và xã để triển khai thực hiện PRAP.

- Bố trí, lồng ghép các nguồn lực (các chương trình, dự án) của địa phương vào quá trình thực hiện PRAP.

8. Trách nhiệm của UBND xã

- Tham gia các hoạt động nâng cao nhận thức về REDD+ cho người dân địa phương; phối hợp với UBND huyện và các bên liên quan trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện PRAP chi tiết.

- Bố trí, lồng ghép các nguồn lực (các chương trình, dự án) của địa phương vào quá trình thực hiện PRAP.

- Theo dõi quá trình thực hiện PRAP, chú trọng vào các ảnh hưởng tiêu cực tới người dân địa phương và đề xuất các giải pháp xử lý cần thiết.

- Tham gia quá trình giám sát đánh giá.

9. Trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp

- Tùy thuộc vào chức năng và nhiệm vụ , được khuyến khích tham gia tích cực các hoạt động liên quan đến Kế hoạch, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, giáo dục và truyền thông; hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng đồng và phổ biến kinh nghiệm thực hiện các hoạt động REDD+.

- Các công ty lâm nghiệp phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện và xã để thực hiện các hoạt động của PRAP trong phạm vi ranh giới rừng và đất lâm nghiệp được giao; đảm bảo công việc kinh doanh phải tuân thủ luật pháp và hài hòa với mục tiêu của PRAP.

- Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp được khuyến khích tham gia giám sát, đánh giá độc lập quá trình thực hiện Kế hoạch hành động REDD+.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Tổng cục Lâm nghiệp;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Lưu: VT, Phú25b.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Minh Hùng

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2338/QĐ-UBND ngày 29/08/2017 về phê duyệt Kế hoạch hành động Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.167

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.67.228
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!