ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2113/QĐ-UBND
|
Bà
Rịa - Vũng Tàu, ngày 27 tháng 7 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM
2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 329/QĐ-TTg
ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển văn
hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Công văn số 70/HĐND-VP ngày
19/3/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc cho ý kiến
đối với Đề án phát triển văn hóa đọc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn
hóa và Thể thao tại Tờ trình số 50/TTr-SVHTT ngày 19/6/2020 về việc phê duyệt Đề
án phát triển văn hóa đọc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Đề án phát triển văn hóa đọc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030.
Điều 2. Sở Văn hóa và Thể thao
chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai có hiệu quả nội dung Đề
án, lập kế hoạch cụ thể, chi tiết hàng năm và chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm
tra các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ nội dung Đề án. Định
kỳ tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện Đề án và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải
quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ
trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Tuấn
|
PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ:
1. Các văn bản pháp lý của Trung
ương
- Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15
tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển văn
hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06
tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển
văn hóa đến năm 2020.
- Thông tư số 33/2018/TT-BVHTTDL ,
ngày 15 tháng 10 năm 2018 của BVHTTDL Quy định về hoạt động thư viện lưu động
và luân chuyển tài liệu.
- Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày
02 tháng 01 năm 2003 của BGDĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện
trường phổ thông.
- Quyết định số 01/2004/QĐ-BGDĐT ngày
29 tháng 01 năm 2004 của BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số
01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của BGĐĐT về việc ban hành quy định
tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
2. Các văn bản pháp lý của địa
phương
- Quyết định số 2829/QĐ-UBND ngày 01
tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phê duyệt “Đề án Phát triển
ngành Thư viện tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”.
- Quyết định số 1448/QĐ-UBND, ngày 04
tháng 6 năm 2018 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phê duyệt dự án đầu tư xây
dựng hệ thống Thư viện điện tử tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Nâng cấp phần mềm và trang
thiết bị số hóa cơ sở dữ liệu thư viện điện tử).
- Văn bản số 50/HĐND-VP ngày 27 tháng
02 năm 2019 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc
nghiên cứu các giải pháp nhằm khuyến khích tinh thần đam
mê đọc sách cho các em học sinh trên địa bàn tỉnh.
II. SỰ CẦN THIẾT
PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng
đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của BVHTTDL đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2017, nêu rõ
“Phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp
văn hóa, giáo dục đất nước”, nhà nước có vai trò “hỗ trợ phát triển văn hóa đọc”;
đồng thời đẩy mạnh việc đa dạng hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia
phát triển văn hóa đọc”. Mục tiêu chung là “Xây dựng và phát triển thói quen,
nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong
thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người
dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; cải thiện môi
trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi
dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối
sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập”.
Theo các nhà khoa học, văn hóa đọc
chính là thái độ, cách ứng xử của chúng ta đối với tri thức sách vở, phải biết
đọc sao cho hợp lý và bổ ích, cho hợp với quy luật tiếp nhận tri thức. Lý giải
theo nghĩa rộng, văn hóa đọc là cách ứng xử, giá trị, chuẩn mực đọc của nhà quản
lý và các cơ quan quản lý nhà nước; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng
và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội. Xét từ góc độ
cá nhân, văn hóa đọc được hội tụ đủ 3 yếu tố là thói quen đọc, sở thích đọc và
kỹ năng đọc. Xét theo nghĩa hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc
của mỗi cá nhân hình thành nên thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc. Các yếu
tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau cùng bổ sung, bồi đắp cho nhau. Khi
các nhân có những ứng xử, giá trị và chuẩn mực đúng đắn, lành mạnh sẽ hình thành thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc
lành mạnh.
Quyết định số 392/QĐ-TTg ngày 15/3/2017
của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để xây dựng mục tiêu phát
triển văn hóa đọc gồm: chỉ tiêu về khả năng tiếp cận thông tin, tri thức; chỉ
tiêu về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc; chỉ tiêu về tăng cường hoạt động thư
viện, xuất bản. Về nhiệm vụ giải pháp, phải đẩy mạnh công
tác thông tin tuyên truyền, chú trọng xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng,
phương pháp đọc cho người dân. Bên cạnh việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách,
nhà nước cần phải “nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công lập,
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin” bằng những công
việc cụ thể như: “xây dựng và phát triển hệ thống thư viện hiện đại, có vốn tài
liệu phong phú, thân thiện với người sử dụng, trở thành trung tâm thông tin văn
hóa, giáo dục của cộng đồng”, “chú trọng phát triển thư viện trường học, góp phần
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, “thí điểm và hình thành thư viện
điện tử phục vụ cộng đồng và nguồn học liệu mở cho trường học”, “đa dạng hóa
các dịch vụ thư viện; đẩy mạnh dịch vụ thư viện lưu động tại các địa phương, nhất
là ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; thúc đẩy phối hợp
liên kết giữa các thư viện với trung tâm văn hóa, thể thao, trung tâm học tập cộng
đồng”.
Từ vai trò quan trọng của văn hóa và
sự hữu ích của phát triển văn hóa đọc đối với sự phát triển văn hóa của tỉnh
BR-VT, thực hiện chủ trương của UBND, HĐND tỉnh, SVHTT xây dựng Đề án “Phát triển
văn hóa đọc tỉnh BR-VT giai đoạn 2020- 2025, định hướng đến năm 2030”. Đề án là
cơ sở pháp lý, khoa học để bố trí nguồn lực đầu tư đúng đối tượng, có trọng điểm,
tạo ra sự phát triển cân đối, hài hòa, tránh tình trạng chồng chéo, lãng phí
trong đầu tư; đồng thời tạo sự thống nhất về mặt tổ chức - quản lý nhà nước và
tạo mối liên kết hoạt động trong phát triển văn hóa đọc tại địa phương; nhằm đạt
tới mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa mà Trung ương đề ra.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM
VI CỦA ĐỀ ÁN:
Đối tượng thụ hưởng của Đề án phát
triển văn hóa đọc tỉnh BR-VT là toàn thể người dân trong tỉnh, trong đó tập
trung cho các thành phần xã hội chính là học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức,
viên chức, công nhân, các lực lượng vũ trang nhân dân, kể
cả phạm nhân đang trong thời kỳ cải tạo.
Phạm vi của đề án khoanh vùng và theo
sát các chỉ tiêu nêu tại QĐ số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ,
từ việc tìm hiểu dữ liệu thứ cấp giai đoạn 2015 -2019 để xây dựng hoạt động cho
giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.
PHẦN II
THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TẠI BÀ RỊA-VŨNG TÀU
I. THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC Ở VIỆT NAM:
1. Tổng quan chung tình hình phát
triển văn hóa đọc ở Việt Nam
Theo nhiều tài liệu đã được công bố rộng
rãi, Việt Nam nằm trong số những nước có số lượng sách đọc trên đầu người thấp
nhất thế giới. Tại các nước phát triển (Pháp, Nhật Bản, Israel...) trung bình 1
người dân đọc từ 20 cuốn sách/năm. Các nước trong khu vực như Singapore, số
sách người dân đọc trung bình là 14 cuốn/năm; Malaysia là 10 cuốn/năm. Ở Việt
Nam, trung bình 1 người chỉ đọc 4 cuốn sách/năm, trong đó 2,8 cuốn là sách giáo
khoa, 1,2 cuốn là sách khác. Như vậy, việc đọc sách của Việt Nam còn rất hạn chế
so với một số nước trong khu vực. Một thống kê cho thấy, bình quân mỗi người Việt
mua 3,3 quyển sách, nhưng con số ấy mang nặng tính hình thức vì có tới 80%
trong đó là sách giáo khoa, các loại sách còn lại chỉ chiếm 20%. Theo số liệu của
Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có 63 nhà xuất bản, trong đó NXB Giáo dục
chiếm trên 90% thị phần sách hàng năm, chủ yếu là sách giáo khoa, về thư viện,
số liệu thống kê của BVHTTDL cho thấy: tính đến năm 2015, cả nước có 17.022 thư
viện công cộng/ phòng đọc sách/ tủ sách với gần 40 triệu bản, phục vụ hơn 21
triệu lượt bạn đọc/năm. Điều này đồng nghĩa với việc xét trong hệ thống thư viện
công cộng, người Việt chưa đọc được 1 quyển sách/năm.
2. Xu hướng phát triển văn hóa đọc
của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Xu hướng đọc sách điện tử, chuyển
dịch sang văn hóa nghe nhìn
Với giới trẻ, việc đọc sách ngày càng
có xu hướng giảm mạnh. Internet ra đời đã trợ giúp và tạo ra phương thức đọc mới.
Sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông đại chúng và các tiện ích xã hội như báo điện tử, truyền hình, facebook,
youtube... khiến người đọc giảm nhiều hứng thú với sách in truyền thống. Những
loại hình đọc mới đang dần thay thế cho văn hóa đọc sách giấy ngày càng bị thu
hẹp. Thói quen đọc trở nên ngày càng “khó khăn” trong quỹ thời gian eo hẹp của
giới trẻ. Giới trẻ đọc sách là chủ yếu tranh thủ đọc qua mạng (45%), sách in
(20,1%), qua điện thoại di động (20%), nghe đài và xem ti vi (4,9%).
Việc hình thành thói quen đọc sách mới,
phương thức đọc sách hiện đại phần nào phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế
thị trường và khoa học công nghệ. Việc kết hợp giữa phương thức đọc truyền thống
và phương thức đọc hiện đại tạo ra cách đọc tiện ích cho người đọc trong việc
tiếp nhận thông tin. Xét từ góc độ tích cực, mạng internet và các phương tiện
truyền thông giải trí đã mang đến những phương thức đọc mới, hình thành thói
quen đọc mới. Hệ thống thư viện từ trung ương cho đến địa phương được mở rộng.
Việc hình thành thư viện điện tử và việc chuyển đổi từ thư viện truyền thống
sang thư viện điện tử cũng tạo ra bước phát triển mới cho ngành thư viện, phục
vụ nhu cầu đọc sách của đông đảo bạn đọc.
Xu hướng đọc giải trí, theo cảm hứng,
thích sách có nội dung đơn giản
Theo một khảo sát của Thư viện Quốc
gia Việt Nam, lý do giới trẻ tìm đọc sách văn học chủ yếu là đọc theo cảm hứng
chiếm tỷ lệ 42,5%. Điều này có nghĩa rằng: người đọc có xu hướng đọc theo cảm hứng
và đọc theo ý thích cá nhân, thụ động. Mục đích của việc đọc sách văn học được
giới trẻ đưa ra là để giải trí, thư giãn sau những lúc căng thẳng (67%,). Như vậy,
tác phẩm văn học hay chưa đủ, tác phẩm ấy phải được dư luận quan tâm, có nghĩa
là “một hiện tượng văn học” xuất hiện được cộng đồng “phản ứng” chú ý. Điều đó
tạo nên tính “vấn đề” và tạo được “hiệu ứng” thu hút độc giả.
Tình trạng người đọc thích đọc truyện
tranh dễ hiểu hơn là những cuốn sách dày, mang tính lý luận là xu hướng phổ biến
hiện nay. Theo điều tra của Cục Xuất bản, 50% sách được ưa thích là sách minh họa
bằng tranh ảnh, dễ hiểu, đơn giản... Giới trẻ, thế hệ đọc
tương lai có xu hướng đọc truyện tranh với những nội dung đơn giản, thậm chí
thiếu lành mạnh, ngại đọc các loại sách kinh điển, lý luận, đặc biệt là các
sách dày, nhiều tập.
II. THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC Ở BR-VT:
BR-VT là địa phương sớm xây dựng và
triển khai có hiệu quả Đề án phát triển ngành thư viện theo QĐ số
10/2007/QĐ-BVHTT , ngày 04/5/2007 của BVHTT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển
ngành Thư viện Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Đề án đã tạo điều
kiện, động lực phát triển mới, đánh dấu sự chuyển mình vươn lên của hoạt động
thư viện tỉnh trong xu thế hội nhập và phát triển. Với 7 dự án được phê duyệt
và triển khai, hạ tầng kỹ thuật hệ thống thư viện tỉnh cũng hình thành về cơ bản
tương đối tốt, số lượng sách, tạp chí, tài liệu địa chỉ địa
phương, dữ liệu số hóa cũng được bổ sung trang bị. Công tác đào tạo cán bộ
ngành thư viện cũng được chú trọng phát triển, bồi dưỡng. Đảng bộ, chính quyền
địa phương đã chỉ đạo và đầu tư đúng hướng về hoạt động thư viện.
Thực hiện Quyết định 329 của Thủ tướng
Chính phủ, HĐND tỉnh BR-VT đã ban hành văn bản cho các sở, ngành tham mưu giải
pháp khuyến khích học sinh, người dân trong tỉnh đọc sách nhiều hơn, đưa tiết đọc
sách vào giờ chính khóa của trường học. Có thể thấy, phát triển văn hóa đọc là
một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục
của tỉnh. Xây dựng và giúp người dân hình thành thói quen đọc sách không chỉ
đơn giản là xây dựng nên các thư viện đầy ắp các kệ sách, mà điều quan trọng phải
hướng dẫn các em học sinh, người dân biết giá trị của từng quyển sách. Các thư
viện, nhà văn hoá phải tổ chức các hoạt động phù hợp để bạn đọc tiếp cận với
sách báo, giúp người dân tìm đến những cuốn sách phù hợp, từ đó có những định
hướng phát triển hài hoà và hợp lý.
1. Hoạt động phát triển văn hóa đọc
ở thư viện công cộng
a) Các hoạt động phát triển văn hóa đọc
đang triển khai tại thư viện công cộng
Từ tháng 10/2017 đến nay, Thư viện tỉnh
BR-VT đã thực hiện nhiều giải pháp thu hút bạn đọc trẻ (từ 6 đến 22 tuổi) với
nhiều hoạt động, sân chơi khơi gợi niềm đam mê tìm tòi nghiên cứu và tăng cường
kỹ năng đọc cho các đối tượng học sinh, sinh viên. Các hoạt động nhìn chung bước
đầu đã gặt hái nhiều thành công, một số hoạt động đã triển khai tại thư viện tỉnh
như sau:
Các hoạt động phát triển văn hóa đọc tại Thư viện
tỉnh BR-VT
Stt
|
Hoạt
động
|
Nội
dung
|
Kết
quả
|
1.
|
Tiết ngoại khóa
|
Thư viện phối hợp với các trường học
tổ chức tiết ngoại khóa đọc sách, kể chuyện theo sách tại thư viện tỉnh
BR-VT.
|
Từ tháng 10/2017 đến nay đã tổ chức
được 71 buổi sinh hoạt phục vụ cho 3.916 học sinh với 19.530 lượt tài liệu được đọc.
|
2.
|
Hoạt động hè
|
Tháng 6 - tháng 8 hằng năm, tổ chức
câu lạc bộ (2-3 buổi/tuần) để các em học sinh tham gia đọc sách, chơi các trò
chơi tập thể, hướng dẫn kỹ năng đọc sách.
|
Mỗi mùa hè tổ chức được 20 buổi
sinh hoạt tại thư viện tỉnh, mỗi buổi sinh hoạt có khoảng 70 học sinh tham
gia; chương trình thu hút khoảng 5.750 lượt bạn đọc đến thư viện trong mùa
hè.
|
3.
|
Luân chuyển sách, phục vụ lưu động
|
Xây dựng chương trình, lồng ghép
vào các trò chơi trí tuệ, tìm hiểu kiến thức về lịch sử, văn hóa, đạo đức, lối
sống... tổ chức phục vụ sách lưu động tại các trường học, cơ quan, đoàn thể
trong tỉnh.
|
Trung bình mỗi năm thư viện tỉnh tổ
chức phục vụ lưu động và luân chuyển sách cho hơn 300 thư viện cơ sở/năm.
|
4.
|
Câu lạc bộ Tiếng Anh
|
Thư viện tỉnh liên kết với Câu lạc
bộ tiếng Anh Bà Rịa và SV tiếng Anh Trường CĐSP BR-VT cùng một số tình nguyện
viên nước ngoài tổ chức. Chương trình thực hành tiếng Anh miễn phí vào tối thứ
2 hàng tuần từ 19h -21h tại Thư viện tỉnh.
|
Từ tháng 10/2017 đến nay, Thư viện
tỉnh BR-VT duy trì các buổi sinh hoạt vào tối thứ 2 hàng tuần, trung bình mỗi
buổi sinh hoạt có từ 50-70 em/ khoảng 3.000 lượt người tham gia, khai thác
khoảng 2.500 lượt tài liệu tiếng Anh tại Thư viện tỉnh.
|
5.
|
Cuộc thi về sách, viết cảm nhận về
sách, Đại sứ Văn hóa đọc...
|
Liên kết với các trường phổ thông tổ
chức các cuộc thi liên quan đến chủ đề: viết cảm nhận về sách, thuyết trình/kể
chuyện theo sách, làm video/tranh vẽ giới thiệu sách...
|
Đã tổ chức được 04 cuộc thi về
sách, thu hút khoảng 7.000 bài dự thi và gần 10.000 em học sinh tham gia.
|
6.
|
Chương trình giao lưu, sự kiện
|
Tổ chức các buổi hội thảo, giao
lưu, các chương trình sự kiện văn hóa đọc nhân các ngày lễ lớn.
|
- Thu hút được 300-500 người tham
gia/ sự kiện.
- Trưng bày, giới thiệu và phục vụ
khoảng 1.500 lượt tài liệu/ sự kiện.
- Đem đến cơ cơ hội được giao lưu
chia sẻ kinh nghiệm đọc và học tập cho bạn đọc.
|
7.
|
Tủ sách ngoại văn
|
Liên kết với trường THPT, CĐ, ĐH tổ
chức Tủ sách ngoại văn tại các trường; chia sẻ các nguồn thông tin từ website
Thư viện tỉnh vào thư viện các trường.
|
Xây dựng được 04 tủ sách ngoại văn
tại các trường với 4.000 đầu sách phục vụ cho 4.100 bạn đọc tại trường.
|
8.
|
Tặng thẻ thư viện miễn phí
|
Tặng thẻ thư viện miễn phí cho HS,
SV một số trường có trụ sở gần Thư viện tỉnh để khuyến khích HS, SV đến thư
viện đọc. Đối tượng và số lượng thẻ tặng do thư viện thống nhất tiêu chí với
nhà trường.
Đối với các trường ở xa, Thư viện tỉnh
cấp tài khoản thẻ truy cập trực tuyến để bạn đọc có thể sử dụng tài liệu điện
tử.
|
Đến nay, Thư viện tỉnh BR-VT đã cấp
và tặng hơn 5.000 thẻ thư viện miễn phí và hàng ngàn tài khoản truy cập thư
viện số cho các em học sinh, sinh viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho bạn
đọc tiếp cận dịch vụ thư viện.
|
Nhìn chung, nghiên cứu triển khai các
hoạt động phát triển văn hóa đọc nói trên với những thành công bước đầu là nỗ lực
rất lớn của thư viện tỉnh. Tuy nhiên, về tổng thể, các hoạt động này mới chỉ
đóng góp nhỏ vào phát triển văn hóa đọc cho một số bạn đọc trẻ ở một số huyện/
thành phố lân cận thư viện tỉnh BR-VT; tính lan tỏa, kết nối và chia sẻ một
cách hệ thống từ thư viện tỉnh đến thư viện cấp huyện/trung tâm văn hóa thông
tin cấp huyện, đến các trường học trên toàn tỉnh chưa cao. Bên cạnh đó, với nguồn
nhân lực và kinh phí còn hạn chế, các hoạt động diễn ra với quy mô nhỏ, chưa có
giải pháp mở rộng.
b) Tình trạng người dân sử dụng dịch
vụ thư viện
Năm 2019, Thư viện tỉnh BR-VT đã cấp
5.205 thẻ thư viện, phục vụ 629.884 lượt bạn đọc/2.562.238 lượt tài liệu; hệ thống
thư viện công cộng cấp 17.566 thẻ thư viện, phục vụ 1.892.080 lượt bạn đọc/5.927.755
lượt tài liệu. Đối với chỉ tiêu tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức của cộng
đồng thông qua các dịch vụ tại hệ thống thư viện công cộng, tính đến năm 2019,
chỉ có 17.566 người dân tham gia làm thẻ thư viện để được sử dụng các dịch vụ bạn
đọc tại hệ thống thư viện công cộng (không tính hệ thống thư viện ngành GDĐT),
chiếm khoảng 1,5% dân số toàn tỉnh. Đây là một tỷ lệ rất thấp so với mục tiêu
phát triển văn hóa đọc theo mục tiêu cần đạt được tại QĐ 329/QĐ-TTg ngày
15/03/2017 của Thủ tướng Chính Phủ ở mức 20% -25%.
c) Hoạt động luân chuyển, đưa sách đến
với bạn đọc
Để đưa sách đến với bạn đọc và phát
triển mạng lưới thư viện và văn hóa đọc, thư viện tỉnh BR-VT và thư viện cấp
huyện đã thực hiện luân chuyển, phục vụ lưu động tại các vùng nông thôn, trường
học, trung tâm văn hóa-thể thao và học tập cộng đồng cấp xã, các cơ quan, trại
giam, trường học, đồn biên phòng, bưu điện văn hóa, khu công nghiệp... Tuy
nhiên, thư viện mới chỉ tổ chức đầu tư vốn sách ban đầu với quỹ sách lưu động ở
mức 77.539 bản sách được trang bị từ năm 2015 và không được cấp vốn để bổ sung
hằng năm, nên qua quá trình luân chuyển đã hư hỏng và lạc hậu. Hoạt động luân
chuyển do hệ thống thư viện, phòng đọc cấp xã khá lớn nên việc đầu tư và nguồn
sách luân chuyển được đánh giá là chưa đáp ứng nhu cầu sách luân chuyển phục vụ
bạn đọc cho các thư viện cấp xã; chưa thực hiện được dự án xây dựng tủ sách
công nhân các khu công nghiệp. Chương trình cung cấp sách xây dựng nông thôn mới
triển khai vào năm 2011 cho 06 xã nông thôn mới các năm sau không còn được bố
trí vốn.
d) Ứng dụng CNTT trong phục vụ bạn đọc
phát triển văn hóa đọc
Đề án thư viện điện tử tỉnh được thực
hiện năm 2019. Trước đó, trong thời gian chờ đầu tư hạ tầng, đơn vị thiếu hạ tầng
CNTT chuyên dụng; hạ tầng CNTT cũ chưa đồng bộ, không đảm bảo, không tương
thích để vận hành và thực hiện thư viện điện tử, việc sửa chữa, mua sắm, bổ sung thiết bị mang tính chắp vá tạm thời. Sau khi được đầu tư thư
viện điện tử, thư viện tỉnh đã có hệ thống quản lý hiện đại, quản lý tốt tài liệu
điện tử; nâng cao năng lực số hóa cơ sở dữ liệu bằng thiết bị nghiệp vụ chuyên
dùng; đồng thời phát huy việc khai thác tốt tài liệu dạng giấy truyền thống. Việc
đầu tư thư viện điện tử sẽ kết nối và liên kết quản lý trong toàn hệ thống thư
viện từ tỉnh - huyện - xã và có thể mở rộng liên kết hệ thống thư viện trường học
nếu thư viện trường học được đầu tư hạ tầng thư viện số. Tuy nhiên, hiện trạng
thiết bị thư viện cấp huyện và cấp xã hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng
nhu cầu tra cứu truy cập thông tin của người dân. Thư viện cấp huyện có 150 máy
vi tính/8 thư viện, có những thư viện chỉ có 2-3 máy vi tính (Thư viện huyện
Xuyên Mộc, thư viện TP. Bà Rịa). Toàn hệ thống thư viện cấp xã có 10 máy vi
tính/78 thư viện. Trong thời gian tới, để triển khai thư viện điện tử, đáp ứng
nhu cầu quản lý phát triển văn hóa đọc và thu hút người dân tham gia hoạt động
thư viện cần nâng cấp hệ thống thiết bị máy móc thư viện cấp huyện, cấp xã.
e) Một số tồn tại hạn chế
- Hoạt động xây dựng và phát triển
văn hóa đọc trong cộng đồng cần được xây dựng trên một nền tảng cơ sở hạ tầng đồng
bộ, phù hợp giữ thư viện công lập và ngoài công lập. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều
nơi, cơ sở hạ tầng thư viện trên địa bàn tỉnh vẫn chưa trở thành nền tảng góp
phần phát triển văn hóa đọc địa phương. Hệ thống hạ tầng thư viện công cộng cấp
xã nhiều nơi xuống cấp, hệ thống thiết bị chuyên dùng thư viện hầu như không đồng
bộ, thiếu thốn, bày trí thư viện không thu hút. Hầu hết thư viện cấp xã đặt tại
trung tâm văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng cấp xã, diện tích nhỏ hẹp bình
quân từ 20m2 - 30m2; chỉ có 9 thư viện
diện tích 70 - 200m2. Vốn tài liệu thiếu thốn, vốn tài liệu cả hệ thống
từ thư viện tỉnh đến thư viện cấp huyện, cấp xã đều chưa đạt tỉ lệ 1 bản
sách/người. Với số dân khoảng 1,3 triệu người, tỉ lệ bản sách của cả tỉnh chỉ đạt
0,99 bản sách/người. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn sách cũng chưa được đảm bảo,
nhiều tựa sách cũ, lạc hậu, từ lâu đã ít người tìm đọc, chưa đáp ứng được nhu cầu
đọc của người dân. Đây là hạn chế lớn của thư viện, ảnh hưởng đến năng lực thu
hút bạn đọc và khả năng phát triển thư viện thành đơn vị trung tâm văn hóa,
thông tin, giáo dục trong cộng đồng.
- Cơ chế chính sách, các văn bản pháp
luật hoạt động trong lĩnh vực thư viện còn những hạn chế (chưa có chế độ phụ cấp
đặc thù cho những người làm công tác thư viện; chưa có chế độ làm việc ngày thứ
7, chủ nhật và chế độ làm việc vào ban đêm để phục vụ nhu cầu của người đọc; chế
độ thăng hạng chức danh nghề nghiệp, cơ chế xếp hạng thư viện)... Do vậy, nhiều
hoạt động của thư viện khi triển khai gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát
triển của hoạt động thư viện tại địa phương.
- Hoạt động phục vụ bạn đọc tập trung
chính vào hoạt động phục vụ tại chỗ, hoạt động phục vụ lưu động do chưa có
trang thiết bị và nhân sự để triển khai các hoạt động thư viện số lưu động.
- Hoạt động phát triển văn hóa đọc được
tổ chức đơn lẻ, chưa có tính liên kết trong hệ thống thư viện cấp huyện, cấp
xã; chưa có kinh phí để tổ chức các chiến dịch truyền thông sâu rộng đi kèm
cùng chiến dịch luân chuyển sách, các hoạt động truyền thông đơn lẻ một số trường
(khoảng 10 trường) chưa đạt được hiệu quả lan tỏa sâu rộng đến từng đơn vị để
khích lệ, thúc đẩy tình yêu, nhu cầu đọc sách trong cộng đồng.
2. Hoạt động phát triển văn hóa đọc
trong trường học
Phát triển văn hóa đọc trong trường học
là giải pháp xây dựng xã hội học tập suốt đời trong tương
lai. Trong thời gian qua, một số hoạt động phát triển văn
hóa đọc trong trường học đã được triển khai thông qua các hội thi kể chuyện
theo sách, viết thư UPU... Một số trường
chủ động liên kết với thư viện công cộng để tham gia các hội
thi, các hoạt động ngày sách...Tuy nhiên, đa số giáo viên giảng dạy còn rập
khuôn theo nội dung sách giáo khoa, chưa gợi mở thông tin để học sinh nghiên cứu,
trải nghiệm, tìm hiểu và tiếp cận thông tin từ nguồn tư liệu thư viện. Giáo dục
nhìn chung vẫn nặng thi cử, thành tích, chưa chú trọng đến việc đọc sách để
khơi gợi đam mê tìm kiếm tri thức cho các em. Năm học 2019
-2020, Sở Giáo dục và Đào tạo bắt đầu triển khai “tiết văn hóa đọc” trong trường
phổ thông, các trường sẽ tổ chức tiết học dạy về kỹ năng đọc, mỗi tuần 1 tiết
và có khung chương trình 33 tiết/ năm; qua chương trình, các em học sinh sẽ được
rèn luyện kỹ năng đọc sách, gợi mở chủ đề đọc và tìm tòi
nghiên cứu tư liệu tại thư viện. Như vậy, văn hóa đọc trong trường học phổ
thông đã được ngành giáo dục quan tâm triển khai nhưng chưa có nguồn kinh phí
hoạt động, chưa được đầu tư toàn diện.
Hệ thống thư viện trường học là bộ phận
bắt buộc và là điều kiện cần thiết cho hoạt động dạy-học của nhà trường, được
quản lý và chỉ đạo thống nhất về chuyên môn của BGDĐT. Tại địa phương, SGDĐT trực
tiếp chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức hoạt động thư viện đối với các trường THPT.
Phòng GDĐT cấp huyện chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức hoạt động
thư viện đối với các trường TH và THCS. Hệ thống thiết bị thư viện trường học
hiện nay đa phần chỉ được trang bị thiết bị cơ bản: bàn đọc sách, tủ/ kệ để
sách, máy vi tính (thường là 1 cái để thủ thư sử dụng), quạt trần, tivi; chưa
có các thiết bị nghe nhìn để hình thành phòng thư viện đa phương tiện; cũng như
chưa có hệ thống phần mềm liên kết với hệ thống thư viện công cộng để hỗ trợ quản
lý vốn tài liệu khi được luân chuyển; chưa có hệ thống số hóa hay hệ thống thư
viện số để đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong tìm kiếm thông
tin, cho học sinh, giáo viên. Vốn tài liệu hiện có của thư
viện trường phổ thông gồm: sách giáo viên và sách giáo
khoa được trang bị từ nhiều năm và huy động từ học sinh ủng
hộ, hầu như các thư viện trường phổ thông không có ngân sách để trang bị sách
khoa học thường thức, sách văn hóa lịch sử, sách giáo dục kỹ năng sống, hướng
nghiệp... thực tế từ các nhà trường cho thấy, nhiều trường phổ thông đã nhận được
sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự vào cuộc của cha mẹ học sinh, sự nỗ lực
của giáo viên cho hoạt động thư viện nhà trường. Điều đó đã mang lại nhiều hiệu
quả thiết thực, góp phần vào sự thay đổi tích cực trong hoạt động thư viện. Tuy
nhiên, số lượng trường thực hiện được sự huy động hỗ trợ tích cực tạo ra những
thư viện hiệu quả, đáp ứng vốn tài liệu phù hợp với phương pháp giảng dạy của
chương trình phổ thông mới, cũng như đáp ứng mục tiêu phát triển văn hóa đọc
trong nhà trường, hiện tại chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ với tổng các trường trên
địa bàn.
Do vậy, để xây dựng và phát triển văn
hóa đọc trong trường học, trong giai đoạn tới, cần thiết phải quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống thư viện
trường học, đa dạng hóa nguồn sách đọc cho học sinh, bổ sung các đầu sách văn hóa, lịch sử, văn học...
phù hợp với từng độ tuổi và mục tiêu giáo dục.
3. Hoạt động phát triển văn hóa đọc
tại một số thư viện ngoài công cộng
a) Các đơn vị lực lượng vũ trang
Phát triển văn hóa đọc, trau dồi tinh
thần ham học hỏi, học tập suốt đời được ban chỉ huy các đơn vị LLVT thực hiện tốt
và quan tâm đúng mức. Các đơn vị LLVT xây dựng hệ thống tủ sách đọc ở phòng
truyền thống, phòng sinh hoạt chính trị... đã và đang đi vào hoạt động có nề nếp,
hiệu quả, phục vụ đắc lực cho việc học tập, nghiên cứu, sinh hoạt chính trị và
giải trí của cán bộ chiến sĩ; tạo nhu cầu, thói quen đọc sách thường xuyên và
chuyên cần cho đội ngũ cán bộ. Thư viện, tủ sách đơn vị LLVT hoạt động ổn định,
có mối liên hệ chặt chẽ với thư viện tỉnh để trao đổi nghiệp vụ, luân chuyển
sách nâng cao chất lượng vốn tài liệu. Hoạt động thư viện thuộc Bộ chỉ huy quân
sự tỉnh có 01 thư viện trung tâm, 07 phòng đọc sách kết hợp phòng truyền thông của LLVT huyện, thị xã, thành phố và 21 phòng sinh hoạt chính
trị đại đội kết hợp phòng đọc sách. Hoạt động thư viện, tủ sách thuộc Bộ chỉ
huy biên phòng tỉnh có 01 thư viện trung tâm với 3.125 bản sách, 18 loại báo, tạp
chí, phục vụ cho 200 cán bộ, chiến sỹ tại đơn vị, 11 tủ sách các đồn biên phòng
với tổng số sách: 3.739 bản, trung bình có 09 loại báo, tạp chí/ 01 đơn vị. Đơn
vị có hoạt động tốt nhất là Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Tàu, Đồn biên
phòng 540 (Côn Đảo). Trại giam Xuyên Mộc - thuộc C10 - Bộ
Công an tại xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, thường xuyên liên hệ với thư viện tỉnh
luân chuyển sách, báo để phục vụ cán bộ, chiến sĩ, đồng thời tổ chức các tủ
sách tại các trại giam để phục vụ phạm nhân.
Tóm lại, hệ thống thư viện thuộc LLVT
tỉnh có những đặc thù riêng của từng ngành, do đó quy mô tổ chức và hoạt động
khác nhau. Hệ thống thư viện, tủ sách thuộc lực lượng biên phòng được quan tâm
và tổ chức hoạt động tốt.
b) Các cơ quan hành chính sự nghiệp
nhà nước
Các cơ quan hành chính-sự nghiệp nhà
nước bao gồm cơ quan các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Một hệ thống rộng lớn gồm hàng
trăm đơn vị, trong đó có những cơ quan đầu não cấp tỉnh, cấp huyện như: HĐND,
UBND tỉnh, HĐND, UBND huyện, thị, thành phố; các sở, ban, ngành... vấn đề tuyên
truyền, định hướng, đặt mục tiêu phát triển văn hóa đọc tại cơ sở đã được các cấp
lãnh đạo quan tâm, thực hiện làm gương. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã có những văn bản
chỉ đạo, hoạt động thực tế để khuyến khích phong trào đọc sách phát triển trong
đội ngũ cán bộ quản lý, trường học... Tuy vậy, các cơ quan hành chính - sự nghiệp
nhà nước vẫn chưa tổ chức thư viện/tủ sách/phòng đọc để cán bộ công chức, viên
chức tham gia xây dựng và phát triển văn hóa đọc tại đơn vị. Một số thư viện cơ
quan hành chính - sự nghiệp nhà nước cấp tỉnh và các tủ sách pháp luật tại các
UBND xã, phường, thị trấn được thành lập, nhưng quy mô tổ chức, hoạt động hạn hẹp,
hiệu quả thấp.
c) Các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp...
Các tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp... ở
địa phương đa phần chưa quan tâm phát triển công tác tuyên truyền, xây dựng hoạt
động văn hóa đọc. Hệ thống thư viện này hết sức đa dạng, với những phương thức
tổ chức và quy mô hoạt động khác nhau, nhưng có một điểm chung nhất là chưa được
chú ý đầu tư phát triển; hoạt động có tính chất tự phát, thiếu tính liên kết. Một
số đơn vị có tổ chức các tủ sách hoặc phòng đọc sách phục vụ nội bộ. Thư viện
trong các tổ chức kinh tế và một số đơn vị sự nghiệp của trung ương và địa
phương được quan tâm đầu tư nhưng số lượng cũng hết sức
khiêm tốn: Thư viện Khoa học- Kỹ thuật Vietsovpetro (Liên doanh dầu khí
Vietsovpetro), Thư viện nông trường cao su (Công ty Cao su Bà Rịa), Thư viện
Khu điều dưỡng thương binh Long Hải (Bộ LĐTB&XH), Phòng đọc sách trung tâm
xã hội Phú Mỹ, Trung tâm Giáo dục Lao động Phú Mỹ (TX. Phú Mỹ), Công ty
SanFang-Việt Nam, Công ty Prime Asia-Việt Nam, Công ty Tong Hong-Việt Nam... được
xây dựng và hoạt động trên cơ sở kế hoạch liên tịch xây dựng tủ sách phục vụ
công nhân các khu CN-CCN&TTCN. Một số đơn vị có thực hiện phối hợp với thư
viện tỉnh, thư viện các huyện luân chuyển sách, báo; trao đổi, hỗ trợ về chuyên
môn nghiệp vụ.
* Kết luận:
Hoạt động phát triển văn hóa đọc ở
BR-VT tuy đã được quan tâm phát triển những vẫn là những hoạt động đơn lẻ, chưa
xây dựng được kế hoạch phối hợp triển khai sâu rộng, đồng bộ trên toàn tỉnh.
Hệ thống cơ sở hạ tầng thư viện công
cộng cấp xã và thư viện trường học còn nhiều thiếu thốn, số lượng sách/người
dân của thư viện công cộng còn hạn chế, thiếu hệ thống
sách số và các phần mềm đa phương tiện phục vụ cho việc đọc sách công nghệ mới,
chưa phát huy được hiệu quả cao nhất của việc tạo ra phong trào đọc.
Hoạt động thúc đẩy phong trào đọc
chưa tác động sâu rộng đến mọi đối tượng. Một số địa phương thực hiện tốt công
tác phát triển phong trào đọc cũng mới chỉ tập trung phát triển được ở đối tượng
học sinh. Hầu như tất cả các cơ quan ban ngành, công ty, xí nghiệp... đều chưa
xây dựng tủ sách và chưa định hướng xây dựng thói quen đọc sách cho cán bộ,
nhân viên, người dân...
Hoạt động xã hội hóa phát triển văn
hóa đọc tuy đã có sự chung tay của một số phụ huynh, cá nhân, nhưng vẫn chưa tạo
được phong trào trong nhân dân. Kinh phí để phát triển văn hóa đọc chủ yếu vẫn
phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.
Tỉnh chưa xây dựng hệ thống tiêu chí,
dữ liệu thống kê và phương pháp đánh giá và phần mềm quản lý dữ liệu phát triển
văn hóa đọc tại địa phương.
PHẦN III
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU,
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TỈNH BR-VT ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2030
I. QUAN ĐIỂM
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC:
Văn hóa đọc là một bộ phận của văn
hóa, có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên tâm hồn, nhân cách, đạo đức,
lối sống, khả năng thích nghi của con người Việt Nam; góp phần bồi dưỡng, phát
triển trí tuệ, kỹ năng sống của cộng đồng. Phát triển văn hóa đọc là một bộ phận
của phát triển văn hóa, là một giải pháp quan trọng không thể thiếu để xây dựng
thành công một xã hội học tập hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nguồn nhân
lực của đất nước, góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Phát triển văn hóa đọc gắn liền với
nâng cao dân trí, phát triển KHCN, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với
thông tin tri thức dễ dàng, thuận tiện và bình đẳng, tạo cơ hội học tập suốt đời
của người dân ở mọi lúc mọi nơi; gắn liền với phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm
sự gắn kết với phát triển khoa học công nghệ và giáo dục, đào tạo.
Đầu tư cho văn hóa đọc là đầu tư cho
con người, đầu tư cho phát triển bền vững. Do vậy, để phát triển văn hóa đọc cần
phải kêu gọi trách nhiệm của toàn xã hội, phải làm công tác tuyên truyền thật tốt,
để người dân nhận thấy trách nhiệm của cá nhân, gia đình và nhà trường trong việc
giữ vai trò nòng cốt để tạo ra và duy trì thói quen đọc của từng người; Nhà nước
có trách nhiệm bảo đảm nguồn lực cơ bản, đồng thời huy động sự đóng góp của
toàn xã hội, tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ trong nước và quốc tế trong việc xây dựng
môi trường đọc, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân dễ dàng tiếp cận được với thông tin-tri thức ở mọi nơi, mọi lúc.
Phát triển văn hóa đọc tập trung
chính vào đối tượng học sinh, sinh viên thế hệ trẻ; phải kế thừa và phát huy những
giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp, truyền thống hiếu học của dân tộc; gắn liền
với xu thế hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái đẹp của
tinh hóa văn hóa thế giới để xây dựng nên những giá trị tiên tiến của văn hóa
nói chung và văn hóa đọc của BR-VT nói riêng.
II. MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC
1. Mục tiêu chung
Phát triển văn hóa đọc tỉnh BR-VT
trên cơ sở xây dựng và phát triển ngành thư viện nhằm phát triển thói quen, nhu
cầu, kỹ năng và phong trào đọc sách trong mọi tầng lớp
nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh,
sinh viên, chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế-xã
hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển
tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp
hành pháp luật, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, hình thành lối sống lành mạnh
trên địa bàn.
2. Mục
tiêu cụ thể đến năm 2025
- Về khả năng tiếp
cận, sử dụng thông tin, tri thức:
+ Phấn đấu 80% học sinh, sinh viên và
người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức
tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học;
+ Phấn đấu 25% người dân ở khu vực
nông thôn, 15% người dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp
cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công
cộng, trung tâm học tập cộng đồng...
- Về nâng cao kiến
thức, kỹ năng đọc:
+ Phấn đấu 50% người dân có kỹ năng
tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời;
+ Phấn đấu 85% người sử dụng thư viện
có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục
vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.
- Về tăng cường
hoạt động thư viện:
+ Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân
sách là 05 bản/người dân và đạt 1,1 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện
công cộng; mỗi người dân trung bình đọc 05 cuốn sách/năm;
+ Phấn đấu số lượt người truy cập và
sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 3.700.000 lượt/năm;
+ Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ở các
bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp; 100% thư viện công cộng có vốn
tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng,
trong đó có bộ phận phục vụ thiếu nhi và người khuyết
tật.
3. Định hướng đến năm 2030
Người dân có thói quen đọc và kỹ năng
tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại nơi sống, học tập, công tác. Các chỉ
tiêu phát triển VHĐ được duy trì, củng cố. Môi trường đọc tiếp tục được cải thiện.
Hoạt động thư viện có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân.
III. NHIỆM VỤ
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC:
1. Đẩy mạnh công tác thông tin,
tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng phát triển văn hóa đọc
a) Tăng cường thông tin, tuyên truyền
nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng
và toàn xã hội về tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc.
b) Huy động sự tham gia có hiệu quả của
các phương tiện thông tin, truyền thông trong với nhiều hình thức thực hiện đa
dạng, phù hợp. Khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng có chuyên mục
thường kỳ về văn hóa và phát triển văn hóa đọc.
c) Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối
với các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong phát triển văn hóa đọc; có
hình thức tôn vinh người đọc có hiệu quả.
2. Xây dựng thói quen, trang bị kỹ
năng và phương pháp đọc
a) Tăng cường vận động, khuyến khích
mọi tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức xây dựng, duy trì thói quen đọc (xuất bản phẩm in và điện tử, trong đó
tiếp tục chú trọng sách in) phù hợp với điều kiện mỗi cá nhân.
b) Huy động sự tham gia, phối hợp triển
khai có hiệu quả của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xây dựng, duy
trì thói quen đọc (nhà trường, thư viện, nhà xuất bản, nhà sách...) và tăng cường
vai trò của gia đình.
c) Hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc
phù hợp với từng nhóm đối tượng, chú trọng đối tượng học sinh, sinh viên; định
hướng và thúc đẩy xu hướng, thị hiếu đọc lành mạnh trong xã hội.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của
hệ thống thư viện công lập, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
a) Xây dựng, phát triển hệ thống thư
viện công cộng hiện đại, có vốn tài liệu phong phú, thân thiện với người sử dụng,
trở thành trung tâm thông tin, văn hóa, giáo dục của cộng đồng; nơi giao lưu giữa tác giả - tác phẩm và người đọc; phục vụ hiệu quả
nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân;
b) Chú trọng phát triển thư viện trường
học. Từng bước biến thư viện trường học là điểm đến quen thuộc, yêu thích của học
sinh, giáo viên không chỉ trong ngày thường mà cả ngày thứ 7, chủ nhật. Học
sinh không chỉ đọc tại chỗ mà còn mượn sách về nhà đọc.
c) Hình thành, phát triển thư viện điện
tử phục vụ cộng đồng và nguồn học liệu mở cho trường học; đẩy mạnh ứng dụng
CNTT phục vụ người dân tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức nhanh chóng, thuận
tiện.
d) Đa dạng hóa các dịch vụ thư viện;
tăng cường phổ biến, hướng dẫn về phương pháp sử dụng thư viện có hiệu quả; đẩy
mạnh dịch vụ thư viện lưu động tại các địa phương, nhất là ở vùng nông thôn,
vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; thúc đẩy phối hợp, liên kết giữa các
thư viện với trung tâm văn hóa, thể thao, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu
điện-văn hóa xã; tăng cường luân chuyển sách, báo, tài liệu giữa các thư viện,
chú trọng luân chuyển từ hệ thống thư viện công cộng tới các địa bàn nông thôn,
vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đến các trường học, đồn biên phòng,
trại giam, các thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng...
4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách
và đẩy mạnh xã hội hóa
a) Xây dựng các chính sách khuyến
khích đầu tư cho phát triển văn hóa đọc;
b) Đẩy mạnh phát triển thư viện tư
nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học; hỗ trợ nâng cao chất
lượng nhân lực trong hệ thống thư viện tư nhân và loại hình tủ sách;
c) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận
lợi nhằm phát huy vai trò các doanh nghiệp và các cơ sở
khác hoạt động trong lĩnh vực phát hành, kinh doanh xuất bản phẩm đối với phát
triển VHĐ.
5. Mở rộng hợp tác giao lưu
a) Tăng cường giao lưu văn hóa trong
lĩnh vực xuất bản, thư viện và các hoạt động văn hóa khác;
b) Tích cực phối hợp tổ chức hoặc
tham gia các sự kiện liên quan đến phát triển văn hóa đọc;
c) Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức,
cá nhân nước ngoài trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
IV. GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC:
Đề án tập trung vào các giải pháp
theo từng nhiệm vụ nêu tại mục III nhằm đạt được mục tiêu phát triển văn hóa đọc
trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, tùy tình hình các địa phương sẽ căn cứ trên các giải
pháp và nhiệm vụ của đề án để xây dựng giải pháp thực hiện cho phù hợp, tránh rập
khuôn, cơ bản nhằm mục đích tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân tiếp cận với
sách, báo, và các sản phẩm văn hóa đa dạng, phong phú, lành mạnh.
1. Đẩy mạnh công tác thông tin,
tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng phát triển văn hóa đọc
Mục tiêu:
- Người dân nhận thức được ý nghĩa của sách, vai trò của đọc sách trong phát
triển nhân cách, kỹ năng sống và bồi dưỡng kiến thức từ đó nhìn nhận nhu cầu đọc
sách của từng cá nhân, hình thành nhu cầu đọc sách trong cộng đồng.
- Giới thiệu sách hay, các hoạt động
liên quan đến văn hóa đọc, hệ thống thư viện cố định cũng như lưu động đến được
với người đọc dễ dàng.
Hoạt động cụ thể
a) Tổ chức hội thảo với chủ đề “Mỗi
quyển sách là một món quà”
- Mời các diễn giả lôi cuốn, thành công
trong việc phát triển việc yêu thích đọc sách tới nói chuyện, truyền cảm hứng,
chia sẻ những kinh nghiệm đọc sách và khuyến đọc, tạo động lực để người dân yêu
quý sách, nhận thức được nhu cầu phải đọc sách. Việc tổ chức các buổi nói chuyện,
hội thảo cần làm thường xuyên theo tháng, quý và được phân
kỳ hàng năm, cho các đối tượng như sau:
+ Cán bộ công chức, viên chức ngành
GDDT: Sở GDĐT xây dựng kế hoạch định kỳ tổ chức hội thảo xây dựng tuyên truyền
văn hóa đọc cho các bộ công chức, viên chức toàn ngành. Trong đó, năm 2020 triển
khai cho các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ và cấp THPT, những năm sau giao nhiệm vụ cho
các PGDĐT phối hợp với ngành VHTT, hằng năm trung bình tổ chức 1 đợt hội thảo
các trường THCS, TH, MN trên địa bàn cấp huyện. Kinh phí thực hiện từ nguồn
ngân sách tỉnh.
+ Cán bộ công chức, viên chức các sở
ngành khác: Cán bộ công chức, viên chức địa phương là tầng lớp cán bộ tri thức,
cần đi đầu trong công tác xây dựng và nuôi dưỡng tinh thần đọc và học tập suốt
đời; các sở ngành tích cực phát động, tuyên truyền, định hướng mục tiêu phát
triển văn hóa đọc trong cơ quan; phối hợp với ngành VHTT để định hướng nội dung
hội thảo tuyên truyền hằng năm; huy động nguồn lực tài chính từ nguồn xã hội
hóa thông qua kêu gọi tài trợ.
+ Học sinh, sinh viên của các trường
tiểu học, THCS, THPT, CĐ, ĐH... Tùy thuộc vào từng độ tuổi của đối tượng học
sinh, sinh viên, ngành GDĐT và ngành VHTT cần xây dựng chương trình nói chuyện
phù hợp với đặc điểm tâm lý người nghe. Các chương trình nói chuyện cần hướng
vào mục tiêu đánh thức niềm tự hào dân tộc, tình yêu đối với
sách, những tấm gương về nghị lực, bản lĩnh vươn lên và con đường thành công từ
vượt khó, để giới trẻ ý thức được trách nhiệm, vai trò tiếp nối của lịch sử, kiến
tạo tương lai của mình.
+ Lực lượng vũ trang: Các đơn vị LLVT
tiếp tục xây dựng hệ thống tủ sách đọc ở phòng truyền thống, phòng sinh hoạt
chính trị... để phục vụ đắc lực cho việc học tập, nghiên cứu, sinh hoạt chính
trị và giải trí của cán bộ chiến sĩ; tạo nhu cầu, thói quen đọc sách thường
xuyên và chuyên cần cho đội ngũ cán bộ. Cần kết hợp mời diễn giả nói chuyện với đối tượng là các chiến sĩ, học viên, đồng thời chú
trọng mở rộng hoạt động giao lưu, trò chuyện về sách, về ý nghĩa cuộc sống, những
định hướng cuộc đời cho các phạm nhân trong trại giam, trung tâm giáo dưỡng...
giúp phạm nhân và những người đã từng sa ngã có bản lĩnh, động lực làm lại cuộc
đời.
+ Công nhân các công ty, xí nghiệp,
khu công nghiệp: Trao đổi, định hướng với các công ty, xí nghiệp, khu công nghiệp
để chăm lo đời sống văn hóa cho công nhân; Sở VHTT kết hợp với Liên đoàn Lao động
tỉnh, Sở LĐTBXH định hướng nội dung chương trình hội thảo, giới thiệu diễn giả,
huy động nguồn kinh phí tự nguyện từ doanh nghiệp.
+ Các đối tượng người dân khác: Tổ chức
tại các huyện, do các huyện lựa chọn địa điểm tổ chức hằng năm, mỗi huyện 1 đợt/
năm; một năm 8 đợt/ 8 huyện; ngành VHTT phối hợp với UBND huyện lên kế hoạch
triển khai hằng năm.
+ Các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác
như: Hội Phụ nữ, Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, Tỉnh
Đoàn, Hội Sinh viên - Học sinh... cần được định hướng, kết hợp sức người và trí
tuệ để đồng hành cùng ngành VHTT nói chung cũng như sự nghiệp phát triển văn
hóa đọc tại tỉnh BR-VT. Với ưu thế hoạt động của Hội là sự liên kết của những
người cùng sở thích, thời gian lại tương đối thuận lợi, nếu khéo kết hợp, đây sẽ
là những nhân tố tích cực, nòng cốt để lan tỏa phong trào đọc rộng khắp, đều đặn
và sâu sát trong thực tế.
- Kết hợp với nội dung hội thảo,
ngành thư viện cần có ấn phẩm, trang web... giới thiệu các dịch vụ thư viện
tuyên truyền đến với bạn đọc; để bạn đọc nắm bắt được các
hoạt động thư viện đang triển khai và lựa chọn tham gia các hoạt động thư viện.
b) Truyền thông mạnh mẽ về phát triển
văn hóa đọc trong toàn tỉnh
- Từ những hội thảo tuyên truyền được
triển khai, biên tập những trích đoạn hay có ý nghĩa nhất về khơi dậy tinh thần
yêu sách, đọc sách và học tập suốt đời tạo thành những trích đoạn có giá trị
tuyên truyền phát thường xuyên tại các bảng tin của cơ quan, trường học, công
ty, xí nghiệp... để dần dần in sâu vào trong người nghe giá trị về VHĐ và học tập
suốt đời và tạo thành ý thức và thói quen đọc.
- Phát tin về các hoạt động phát triển
phong trào đọc, hoạt động ngành thư viện, tủ sách thư viện đang được xây dựng tại
đơn vị.
- Ngành VHTT chủ trì xây dựng nội
dung tuyên truyền, các đơn vị, cơ quan xí nghiệp phối hợp lên kế hoạch phát tin
truyền thông.
- Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, trường
học trong toàn tỉnh cần chủ động đưa nhiệm vụ tuyên truyền phát triển văn hóa đọc
vào cơ quan, đơn vị mình Phối hợp với Ban quản lý Đường sách Vũng Tàu duy trì
và có những hoạt động theo hướng xã hội hóa để phát triển văn hóa đọc. Chủ động
làm gương bằng cách đọc sách và chia sẻ, giới thiệu sách đối với nhân viên, học
sinh tại đơn vị mình công tác.
- STTTT, Đài Phát thanh-Truyền hình,
Báo BR-VT và các đơn vị truyền thông khác trên địa bàn tỉnh cần quán triệt tinh
thần chung tay hỗ trợ công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng cho sự nghiệp
phát triển văn hóa đọc của tỉnh. Đài Phát thanh - Truyền hình cần xây dựng những
chuyên đề văn hóa sâu sắc, định hướng đến việc tự học, tự đọc sách, tự xây dựng
ý thức trách nhiệm, nếp sống văn minh, xây dựng nét đẹp văn hóa trong đời sống,
ứng xử của công dân BR-VT, nhất là với các bạn trẻ. Các chương trình truyền
thanh, truyền hình, báo đài với những lợi thế của mình sẽ góp phần rất lớn cho
thành công của đề án.
c) Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối
với các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong phát triển văn hóa đọc; có
hình thức tôn vinh người đọc có hiệu quả. Đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh BR-VT có
hình thức khen thưởng đối với những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
tham gia tích cực vào chương trình. Xây dựng quỹ biểu dương khen thưởng những tổ
chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong phong trào phát triển văn hóa đọc.
2. Xây dựng thói quen, trang bị kỹ
năng và phương pháp đọc
Mục tiêu: Định hướng, thúc đẩy thị hiếu đọc sách lành mạnh trong xã hội, hình
thành thói quen đọc sách, kỹ năng sử dụng thông tin, tri thức từ hoạt động đọc
và học tập suốt đời.
Hoạt động cụ thể
Tiếp tục triển khai, mở rộng và phát
huy hiệu quả của 8 mô hình phát triển văn hóa đọc đang được thực hiện tại thư
viện tỉnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, quy mô tổ chức và tính liên kết của
các mô hình phải được mở rộng, không chỉ thực hiện tại thư viện tỉnh mà các thư
viện cấp huyện, các đơn vị trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao cấp huyện cần
lựa chọn mô hình phù hợp với địa phương, đưa vào nhiệm vụ triển khai hằng năm để
thúc đẩy phát triển văn hóa đọc trong thế hệ trẻ tại địa phương.
Thư viện tỉnh BR-VT, thư viện cấp huyện,
trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao cấp huyện, thư viện cấp xã cần đẩy mạnh
phong trào giao lưu văn hóa và lồng ghép trong đó là các cuộc gặp gỡ trao đổi,
nói chuyện chuyên đề xung quanh những cuốn sách phát triển kỹ năng và trau dồi
văn hóa, kiến thức theo các chủ đề: nuôi dạy con cái, kỹ năng và kiến thức cần
có của công dân thế kỷ XXI, nghệ thuật giao tiếp, hạt giống tâm hồn, truyền thống
văn hóa lịch sử của BR-VT... chuyên sâu hơn, cần tổ chức các buổi nói chuyện với
các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, văn hóa... để
trao đổi những vấn đề nổi bật, có sức hút người nghe đồng thời phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của tỉnh. Trung bình 6 tháng có 1
chuyên đề tại Thư viện tỉnh BR-VT và mỗi huyện phải có 1 chuyên đề/1 năm; trung
bình một năm toàn tỉnh tổ chức 10 chuyên đề/năm.
Đối với hệ thống trường học: Ngay từ
khi còn nhỏ việc đọc cần sự định hướng, hướng dẫn đúng đắn từ gia đình, nhà trường,
vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học; xây dựng thói quen đọc, kỹ năng đọc như
một môn học cần thiết cần được áp dụng ở các cấp học. SGDĐT cần định hướng cho
thầy cô giáo thấy rõ vai trò, trách nhiệm của thầy cô là người chọn lọc và định
hướng học sinh đến với tác phẩm hay, có ý nghĩa; tạo cho học sinh niềm hứng khởi
khi đọc tác phẩm văn học, ký sự... SGDĐT đưa văn hóa đọc vào trường học thông
qua “tổ chức tiết văn hóa đọc” như một giờ dạy chính khóa, 1 tiết/tuần trong cả
năm học. Thông qua tiết đọc, giáo viên văn sẽ hướng dẫn cho học sinh kỹ năng đọc,
chọn sách; mỗi tháng sẽ có một chủ đề đưa ra để học sinh chọn sách; có thể chọn
tại thư viện trường hoặc tự tìm kiếm. Học sinh sẽ xây dựng “nhật ký đọc” theo
cách học sinh thích, có thể là bài viết tóm tắt giới thiệu
nội dung sách; chia sẻ cảm nhận sâu khi đọc cuốn sách chỉ hoặc chỉ là những
cách nhận xét ngắn, những hình vẽ, ký tự thể hiện cảm xúc, quan điểm sau khi đọc
sách. Ngành GDĐT cần có quy định cụ thể đối với học sinh từng cấp lớp phải đọc
bao nhiêu cuốn sách 1 tuần, 1 tháng, 1 học kỳ, 1 năm và có chế độ kiểm tra,
đánh giá tình hình đọc sách ở các trường. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục cần phát
động những cuộc thi giới thiệu sách, đọc sách, sáng tác sách và đẩy mạnh công
tác biểu dương, khen thưởng và cho các học sinh, gia đình có đóng góp nhiều cho
phong trào phát triển văn hóa đọc trong trường học.
- Tại các cơ quan nhà nước, cần xây dựng
tủ sách cơ quan với một không gian nhỏ và thân thiện. Từ trong các cấp chính
quyền, phải tạo ra thói quen này trước, để tạo nên một nếp sống mới, một tấm
gương cho các thành phần xã hội học tập. Tủ sách ở các cơ quan nhà nước chỉ hỗ
trợ 1 phần nhỏ, còn lại là kêu gọi xã hội hóa từ cán bộ công chức viên chức
cùng nhau xây dựng và vận hành.
- Tại các doanh trại quân đội, trại
giam, bệnh viện... nhà nước hỗ trợ kinh phí để xây dựng các tủ sách và hỗ trợ
hoạt động để phong trào đọc sách ở các khu vực này phát triển, thường xuyên và
hiệu quả.
Đối với gia đình: Sự quan tâm, hướng
dẫn chỉ bảo của bố mẹ sẽ tạo cho giới trẻ thói quen đọc sách lành mạnh và những
kỹ năng cần thiết để lựa chọn sách đọc. Đẩy mạnh phát triển tủ sách dòng họ, tủ
sách gia đình, tủ sách khuyến học... và lôi cuốn phụ huynh học sinh tham gia đồng
hành cùng phong trào đọc sách của nhà trường, của khu phố, của cơ quan xí nghiệp...
Từ những hoạt động kết hợp đó, nhận thức và thói quen đọc sách của người dân sẽ
được nâng cao, thói quen đọc sách của giới trẻ cũng được củng cố và phát triển
ngay từ trong gia đình.
Các
mô hình triển khai phát triển kỹ năng đọc và nâng
cao khả năng tiếp nhận thông tin, tri thức
TT
|
Hoạt
động
|
Đối tượng
|
Quy
mô
|
I.
|
Các mô hình tăng cường kỹ năng đọc
cho bạn đọc trẻ
|
Tổ
chức thường xuyên, hằng năm theo kế hoạch từng đơn vị xây dựng
|
|
Chương trình ngoại khóa
|
- Học sinh các trường TH, THCS,
THPT
|
2.
|
Chương trình “Hè vui với sách”
|
- Bạn đọc đến thư viện tỉnh từ 6-15
tuổi. Khuyến khích bạn đọc lớn hơn tham gia (với vai trò hỗ trợ, hướng dẫn, cộng
tác viên, tình nguyện viên)
|
3.
|
Ngày hội đọc sách
|
- Học sinh các trường TH, THCS,
THPT
|
4.
|
Câu lạc bộ Tiếng Anh
|
- Học sinh, sinh viên, kể cả người
đi làm.
|
5.
|
Cuộc thi về sách
|
- Học sinh, sinh viên các trường
|
6.
|
Chương trình giao lưu, sự kiện
|
- Bạn đọc của thư viện
- Học sinh sinh viên đến từ các trường
- Người dân BR-VT
|
7.
|
Tủ sách ngoại văn
|
- Học sinh, sinh viên và cán bộ
viên chức các trường THPT, CĐ, ĐH
|
8.
|
Tặng thẻ Thư viện miễn phí
|
- Học sinh, sinh viên và cán bộ
viên chức các trường
- Thành viên Câu lạc bộ Tiếng Anh
- Cộng tác viên, Tình nguyện viên...
|
II.
|
Tọa đàm văn hóa
|
1.
|
Thư viện tỉnh
|
Bạn đọc tại địa phương, tùy theo mục
tiêu địa phương lựa chọn chủ đề và đối tượng
|
1
|
2.
|
Thư viện huyện
|
8
|
III.
|
Tài trợ xây dựng tủ sách
|
1
|
Tủ sách cho cơ quan, xí nghiệp, trại
giam...
|
Cán bộ, công nhân, phạm nhân...
|
100
đơn vị
|
3. Ứng
dụng CNTT trong quản lý phát triển VHĐ
Mục tiêu:
Ứng dụng CNTT tạo ra công cụ hỗ trợ cho quản lý thông tin - theo dõi - phân tích
nắm bắt các chỉ tiêu phát triển văn học đọc; hệ thống hóa cụ thể về nhu cầu đọc,
sở thích, xu hướng, mục tiêu đọc của người dân địa phương theo từng đối tượng
thông qua quá trình thống kê và phân tích dữ liệu của các hoạt động tại thư viện;
giúp Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị thư viện có những nhìn nhận rõ ràng
và cụ thể về thực trạng phát triển văn hóa đọc địa phương. Từ đó có những giải
pháp định hướng hoạt động phát triển văn hóa đọc phù hợp từng
đối tượng.
Hoạt động cụ thể: Nâng cấp thư viện điện tử, trang bị bổ sung modun phát triển văn hóa đọc
để quản lý nắm bắt thông tin, số lượng, loại sách, xu hướng đọc của từng nhóm đối
tượng bạn đọc tại mỗi địa phương; thông qua đó từng địa phương xây dựng phương
án để phát triển cơ sở hạ tầng, vốn tài liệu các hoạt động dịch vụ thư viện hiệu
quả phù hợp và khuyến khích, thu hút người dân đọc sách và tìm hiểu tri thức, học
tập suốt đời.
4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của
hệ thống thư viện công cộng, tăng cường ứng dụng CNTT
Mục tiêu:
Xây dựng hệ thống thư viện công cộng hiện đại, có vốn tài liệu phong phú, thân
thiện với người sử dụng, trở thành trung tâm thông tin,
văn hóa, giáo dục của cộng đồng, nơi giao lưu giữa tác giả - tác phẩm và người
đọc; nền tảng để phục vụ hiệu quả nhu cầu học tập suốt đời
của người dân.
Hoạt động cụ thể:
a) Phát triển hạ tầng thư viện
* Đối với Thư viện tỉnh BR-VT: Thực
hiện sửa chữa, nâng cấp, tu bổ những hạng mục xuống cấp đảm bảo cơ sở vật chất
đảm bảo mỹ quan thư viện và phù hợp với các hoạt động, các dịch vụ; Triển khai
hiệu quả dự án xây dựng hệ thống thư viện điện tử tại thư viện tỉnh BR-VT và 08
thư viện huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
* Đối với Thư viện cấp huyện: Triển
khai ứng dụng CNTT trong việc quản lý thư viện cấp huyện, sau khi trang bị phần
mềm quản lý dữ liệu thư viện điện tử tập trung cần quan tâm nâng cấp hệ thống
thư viện số để nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin dữ liệu bạn
đọc; Mỗi đơn vị thư viện cấp huyện cần lập kế hoạch mua sắm thiết bị chuyên
dùng để nâng cấp cải tạo thư viện, đảm bảo tối thiểu mỗi thư viện có từ 15 máy
vi tính trở lên để phục vụ công tác quản lý thư viện và phục vụ công tác truy cập
thông tin cho bạn đọc.
* Đối với thư viện cấp xã: UBND cấp
xã xây dựng kế hoạch từng bước bố trí, sắp xếp để thư viện cấp xã có trụ sở rộng
rãi hơn trong phạm vi diện tích từ 70 - 200m2. Các thư viện chưa có
trụ sở hoặc trụ sở xuống cấp cần được sửa chữa và tu bổ. Thư viện cấp xã xây dựng
kế hoạch bổ sung đủ ghế ngồi, chỗ đọc sách thông qua rà soát tình hình phục vụ
bạn đọc của mỗi đơn vị. Thư viện cấp xã cần lên kế hoạch mua sắm, ít nhất có 02
- 05 máy vi tính để phục vụ công tác quản lý thư viện và phục vụ công tác truy
cập thông tin cho bạn đọc.
b) Phát triển vốn tài liệu, tổ chức hệ
thống kho sách
- Thực hiện bổ sung vốn tài liệu hàng
năm trong khoảng 18.000 bản sách/năm; trong đó căn cứ tình trạng cơ sở vật chất
và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng thư viện cấp huyện, cấp xã; xây dựng tỷ
lệ phân phối sách, bổ sung sách tương ứng từng đối tượng thư viện; để việc bổ
sung sách phù hợp và đáp ứng nhu cầu đọc sách của từng địa phương.
- Xây dựng kho sách luân chuyển để
tăng cường công tác phục vụ luân chuyển, lưu động và xây dựng phòng đọc sách tại
các hệ thống giáo dục, công an, quân đội, các bưu điện văn hóa, các khu công
nghiệp... Bổ sung nguồn sách cho kho sách luân chuyển, nhu cầu bổ sung trong
khoảng 10.000 bản sách/năm.
- Hằng năm lập kế hoạch số hóa tài liệu;
trung bình mỗi năm bổ sung tài liệu số hóa ở mức 3.000 bản/năm, trong đó tài liệu
tự số hóa khoảng 1.000 bản/năm và mua sắm trang bị tài liệu số hóa ở mức 2.000
bản/năm.
- Tiếp tục sưu tầm nguồn tài liệu về
BR-VT, giúp cho người dân hiểu biết một cách đầy đủ về lịch sử, văn hóa, xã hội,
con người BR-VT. Từng bước sưu tầm, lưu giữ và phổ biến các giá trị về quê
hương BR-VT được thể hiện trong cuốn Địa chí BR-VT; Thư mục
tổng quát BR-VT: Đất và người; các tài liệu quý hiếm có nội dung liên quan đến
BR-VT...Tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ thư viện: Thư
viện tỉnh BR-VT biên tập phát hành định kỳ 02 loại thông tin (BR-VT qua báo chí
và Nông thôn đổi mới); 23 thông tin chuyên đề; 12 loại sưu tập thông tin không
định kỳ.
- Tích cực tìm nguồn kinh phí cho việc
bổ sung sách, tài liệu ngày một phong phú. Bên cạnh việc xây dựng, đề xuất ngân
sách tỉnh hỗ trợ, cần liên hệ tìm các nguồn tài trợ cho việc bổ sung sách để vốn
tài liệu của thư viện ngày càng phong phú về cả số lượng và chất lượng.
c) Đa dạng hóa các dịch vụ thư viện,
nâng cao chất lượng hoạt động
- Tăng cường phổ biến, hướng dẫn phương
pháp sử dụng thư viện có hiệu quả; thúc đẩy phối hợp, liên kết giữa các thư viện
với trung tâm văn hóa, thể thao, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện-văn
hóa xã; tăng cường luân chuyển sách, báo, tài liệu giữa các thư viện, chú trọng
luân chuyển từ hệ thống thư viện công cộng tới các địa bàn nông thôn, vùng có
điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đến các trường học, đồn biên phòng, trại
giam, các thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng...
- Tích cực phát triển nguồn bạn đọc,
phát hành thẻ mới tăng số lượng hằng năm theo lộ trình được thông qua các hoạt
động giới thiệu dịch vụ thư viện trong các đợt truyền thông đồng bộ và rộng khắp
trên toàn tỉnh.
- Kết hợp với hoạt
động luân chuyển sách, tổ chức các hội sách đến từng xã, trường học, khu công
nghiệp... để thu hút bạn đọc quan tâm đến các dịch vụ thư viện. Hội sách nhằm
giới thiệu quảng bá những lượt sách mới bổ sung tại thư viện; giới thiệu những
sách hay cho từng đối tượng bạn đọc. Mỗi năm trung bình tổ chức 50 đợt hội
sách; căn cứ trên quy mô các xã có thể kết hợp 2-3 đơn vị liền kề lựa chọn để tổ
chức hội sách, tùy điều kiện cụ thể. Để giảm áp lực công việc do tình hình nhân
sự thư viện xã còn kiêm nhiệm những công việc khác và để đảm bảo tính chuyên
nghiệp và đồng bộ đem lại hiệu quả truyền thông sâu sắc, triển khai phương án hội
sách đến từng xã thông qua thuê mướn hoặc hợp tác với những đơn vị truyền thông
chuyên nghiệp để tổ chức. Kinh phí truyền thông dự kiến
50% từ ngân sách địa phương, 50% huy động xã hội hóa từ hoạt động tài trợ.
- Xây dựng và tổ chức các hoạt động
truyền thông, vận động của thư viện phù hợp, gắn liền với các sự kiện của đất
nước và địa phương như Hội Báo xuân, Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và Bản quyền
thế giới, Hội thi Thiếu nhi Kể chuyện theo sách, Hội thi cán bộ thư viện giỏi
và các sự kiện kinh tế-chính trị... tổ chức các cuộc triển lãm theo chuyên đề
hàng năm.
- Tổ chức tiếp thị, tuyên truyền, quảng
bá về thư viện, sản phẩm và dịch vụ thư viện trên website Thư viện tỉnh BR-VT,
Sở VHTT, Liên hiệp Thư viện Khu vực miền Đông Nam bộ và Nam Trung bộ...
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thư viện, tổ chức hoạt động đào tạo, đào tạo lại, bồi
dưỡng và cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, hội
nhập, phát triển. Mỗi năm tổ chức 01 lớp đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ viên chức
và người làm công tác thư viện trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt đối với hệ thống thư
viện cấp xã hay những người làm công tác thư viện kiêm nhiệm tại trại giam, bệnh
viện, trường học, khu công nghiệp, khu tự quản dân cư... cần được kết nối, hỗ
trợ họ hoạt động gắn bó với chương trình. Trên thực tế, những thành phần này
tuy không hoạt động chính trong lĩnh vực thư viện nhưng nếu được đào tạo, bồi
dưỡng và kết nối tốt, họ hoạt động rất hiệu quả.
- Mở rộng hợp tác quốc tế, liên kết
thư viện khoa học; tham gia các liên hiệp thư viện trong nước và quốc tế (Liên
hiệp Thư viện Khu vực miền Đông Nam bộ và cực Nam Trung bộ, Hội Thư viện Việt
Nam, CONSAL, IFLA) để mở rộng các hoạt động thư viện, nâng cao chất lượng vốn
tài liệu, học hỏi và phát triển nghiệp vụ thư viện cho đội ngũ cán bộ.
5. Phát triển thư viện và nguồn học
liệu mở cho thư viện trường học
Mục tiêu: Nâng cao vai trò giáo dục của thư viện trường học giúp thư viện trường
học trở thành một bộ phận cơ sở trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa
khoa học của nhà trường. Thư viện trường học góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, xây dựng thói quen tự học
cho học sinh.
Hoạt động cụ thể
- SGDĐT rà soát hiện trạng cơ sở vật
chất, thiết bị thư viện trường học trên địa bàn tỉnh; hằng năm có phương án
nâng cấp, xây dựng thư viện trường học, bổ sung quỹ sách phù hợp với quy mô và
mục đích sử dụng.
- Ứng dụng CNTT trong việc quản lý và
liên kết thông tin thư viện của thư viện trường học và thư viện công cộng thông
qua trang bị hệ thống thư viện số trường học để liên kết,
mở rộng nguồn dữ liệu, vốn tài liệu thư viện.
- Nhà trường phải xây dựng kế hoạch
phối hợp, sáng tạo các hình thức hoạt động để phát huy vai trò nhiệm vụ của thư
viện, giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS hình thành thói quen đọc, nghiên
cứu sách báo với mục đích nâng cao chất lượng dạy và học...
- Xây dựng kế hoạch, phối hợp với thư
viện công cộng, luân chuyển bổ sung nguồn sách định kỳ cho hệ thống thư viện
trường học. Trung bình luân chuyển sách định kỳ 3 tháng/lần.
- Ngành GDDT xây dựng các kho học liệu
E-learning để làm nguồn học liệu mở và lưu trữ, quản lý tại thư viện, liên kết
hệ thống thư viện các trường tạo thành nguồn học liệu mở khổng lồ toàn ngành để
học sinh, giáo viên có tài liệu nghiên cứu, học tập.
- Định hướng phương pháp giảng dạy trải
nghiệm sáng tạo, không gò bó rập khuôn thông tin trong sách giáo khoa, mà dạy học,
gợi mở giới thiệu thông tin để học sinh tìm hiểu và nghiên cứu học liệu từ thư
viện trường học, thư viện công cộng.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn,
trao đổi chia sẻ kiến thức tiếp cận phương thức quản lý thư viện hiện đại. Với
cách phát triển văn hóa đọc trong nhà trường như vậy, thì nhân viên thư viện (cầu
nối giữa kho sách và bạn đọc) phải thực hiện các giải pháp kích thích thị hiếu
đọc sách, xây dựng “văn hóa đọc” trở thành thói quen không thể thiếu của học
sinh trong nếp sinh hoạt, học tập ở nhà trường. Nhân viên thư viện không những
là người biết cách quản lý thư viện mà cần phải biết cách giao tiếp, giới thiệu
sách, thu hút học sinh đến với sách, khơi gợi ở các em niềm say mê đọc sách...
- Mở rộng hợp tác, liên kết hệ thống
thư viện công cộng, thư viện khoa học, thư viện số của các trường đại học... để
mở rộng các hoạt động thư viện, nâng cao chất lượng vốn tài liệu, học hỏi và
phát triển nghiệp.
6. Hoàn thiện cơ chế, chính sách,
đẩy mạnh xã hội hóa và giao lưu quốc tế
- Thành lập Ban chỉ đạo, giám sát và
đánh giá định hướng hoạt động phát triển văn hóa đọc và xây dựng xã hội học tập
suốt đời tại tỉnh.
- Bổ sung tiêu chí về tủ sách gia
đình thành tiêu chuẩn xét công nhận gia đình văn hóa.
- Xây dựng các quỹ hỗ trợ hoạt động
tình nguyện cho ngành thư viện từ các nguồn xã hội hóa, từ cán bộ công chức
viên chức, từ phụ huynh học sinh và các công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng
thời, các thư viện tỉnh, huyện và trường học sau khi được nâng cấp, đầu tư, bổ
sung, đổi mới hoạt động cần nâng cao khả năng tự chủ, tăng nguồn thu từ hoạt động
đóng góp của bạn đọc.
- Kêu gọi, vận động các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp... trên địa bàn tỉnh BR-VT chung tay tài trợ vật chất, và
góp sức xây dựng môi trường đọc, đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn hóa đọc
của tỉnh BR-VT.
- Tăng cường giao lưu văn hóa trong
lĩnh vực xuất bản, thư viện và các hoạt động văn hóa khác, đẩy mạnh tuyên truyền
quảng bá các tác phẩm chất lượng, mang giá trị của các tác giả trong tỉnh, giao
lưu trong và ngoài tỉnh. Tích cực phối hợp, tổ chức hoặc tham gia các sự kiện
quốc tế liên quan đến phát triển văn hóa đọc.
V. DỰ TOÁN KINH
PHÍ THỰC HIỆN
* Nguồn kinh phí thực hiện đề án
- Các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ
chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
- Nguồn ngân sách nhà nước theo quy định
về phân cấp ngân sách nhà nước.
Dự
trù vốn ngân sách bố trí triển khai kế hoạch hằng
năm
Đvt:
Triệu đồng
Stt
|
Nội
dung
|
Phân
bổ kinh phí hằng năm
|
Tổng
cộng
|
2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
I.
|
Hoạt động truyền thông
|
-
|
4.750
|
1.150
|
1.150
|
1.150
|
1.150
|
9.350
|
1.
|
Hoạt động hội thảo tuyên truyền văn
hóa đọc
|
-
|
700
|
350
|
350
|
350
|
350
|
2.100
|
2.
|
Quỹ khen thưởng
|
-
|
100
|
50
|
50
|
50
|
50
|
300
|
3.
|
Hoạt động tăng cường kỹ năng đọc
cho bạn đọc trẻ
|
-
|
900
|
450
|
450
|
450
|
450
|
2.700
|
4.
|
Tọa đàm văn hóa
|
|
450
|
-
|
-
|
-
|
-
|
450
|
5.
|
Tài trợ xây dựng tủ sách cơ quan,
xí nghiệp, trại giam...
|
-
|
2.000
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2.000
|
6.
|
Hội sách đi kèm kế hoạch luân chuyển
vốn tài liệu
|
-
|
600
|
300
|
300
|
300
|
300
|
1.800
|
II.
|
Ứng dụng CNTT trong quản
lý văn hóa đọc
|
|
2.000
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2.000
|
1
|
Trang bị mô đun quản lý dữ liệu
phát triển văn hóa đọc địa phương
|
-
|
2.000
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2.000
|
III.
|
Nâng cao hiệu quả thư viện công cộng
|
-
|
6.265
|
1.760
|
1.760
|
1.760
|
1.760
|
13.305
|
1.
|
Bổ sung máy
tính cho thư viện huyện
|
-
|
555
|
-
|
-
|
-
|
-
|
555
|
2.
|
Bổ sung máy tính cho thư viện xã
|
-
|
2.190
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2.190
|
3.
|
Tài liệu là sách in
|
-
|
1.440
|
720
|
720
|
720
|
720
|
4.320
|
4.
|
Tài liệu là sách điện tử
|
-
|
480
|
240
|
240
|
240
|
240
|
1.440
|
5.
|
Xây dựng kho sách lưu động
|
-
|
1.200
|
600
|
600
|
600
|
600
|
3.600
|
6.
|
Bồi dưỡng cán bộ
|
-
|
400
|
200
|
200
|
200
|
200
|
1.200
|
IV
|
Trang bị đầu sách mới các đơn vị
trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
|
|
340
|
|
|
|
|
340
|
V
|
Chi phí lập Đề án
|
350
|
|
|
|
|
|
350
|
VI
|
Trang bị sách cho trường phổ
thông trên địa bàn toàn tỉnh
|
Kinh phí hàng năm Sở Giáo dục và
Đào tạo căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án xây dựng kế hoạch và dự trù kinh
phí trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện (*)
|
|
TỔNG
CỘNG
|
350
|
13.355
|
2.910
|
2.910
|
2.910
|
2.910
|
25.345
|
(*) Phần kinh phí đề xuất trong bảng dự trù nêu trên
chưa tính đến kinh phí phân bổ cho Sở GDDT để thực hiện các nội
dung trang bị sách cho thư viện tại các trường học.
PHẦN IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Sở VHTT
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành,
đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố hoàn thiện đề án
và chủ trì triển khai các mục tiêu trong đề án; xây dựng kế
hoạch, dự toán cụ thể từng năm trình UBND tỉnh phê duyệt. Theo dõi, kiểm tra,
sơ kết, tổng kết, đánh giá và tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch (06 tháng,
năm) báo cáo UBND tỉnh.
Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn
vị liên quan đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư kinh phí
cho hoạt động sự nghiệp thư viện và các chính sách nhằm khuyến khích, thu hút
nguồn nhân lực, tài chính phục vụ cho nhu cầu phát triển thư viện địa phương
theo đúng quy định của pháp luật.
II. Sở GDĐT, các
cơ sở giáo dục và Sở LĐ-TBXH
- Sở GDĐT chủ trì phối hợp thực hiện
kế hoạch phát triển hệ thống thư viện các trường phổ thông, chỉ đạo các đơn vị
trực thuộc, các PGDĐT chủ động phối hợp với Thư viện tỉnh BR-VT, thư viện cấp
huyện để luân chuyển sách về các đơn vị trường học; nâng cao vai trò xây dựng
văn hóa đọc trong nhà trường thông qua hoạt động thư viện trường học với thư viện
công cộng tỉnh, huyện.
- Sở GDĐT chủ
trì xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí trang bị sách, phát triển hoạt động đọc
cho thư viện trường phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh hàng năm trình UBND tỉnh
phê duyệt.
- Hàng năm, Sở GDĐT theo dõi kiểm tra, đánh giá và tổng hợp kết quả thực hiện công tác
thư viện, phát triển văn hóa đọc tại trường phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh gửi
Sở VHTT tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Các cơ sở GDĐT: Trường ĐH BR-VT,
Trường CĐ Sư phạm BR-VT, Trường Trung học Y tế... thực hiện kế hoạch xây dựng,
phát triển thư viện theo nội dung đề án và nhiệm vụ của từng đơn vị.
- Sở LĐ-TBXH phối hợp thực hiện kế hoạch
phát triển hệ thống thư viện trong các trung tâm dạy nghề và trường dạy nghề kết
hợp với việc luân chuyển sách, tài liệu từ nguồn Đề án do ngành VHTT quản lý.
III. Sở Thông
tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí trong tỉnh
- Phối hợp với Sở VHTT, Sở GDĐT để
tuyên truyền thông tin phát triển văn hóa đọc. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn
báo chí: Đài Phát thanh-Truyền hình, Báo BR-VT... cùng tham gia để phát động
tuyên truyền và nâng cao nhận thức về khả năng tự học, tự trau dồi kiến thức,
văn hóa và phát triển kỹ năng học tập suốt đời như một chìa khóa hiệu quả nhất
dẫn đến thành công cho mỗi người dân.
- Phối hợp Sở VHTT thực hiện kế hoạch
luân chuyển sách báo tại các điểm Bưu điện -Văn hóa xã trên địa bàn, đáp ứng
nhu cầu tiếp cận thông tin, duy trì văn hóa đọc sách, báo và nâng cao đời sống
dân trí cho người dân.
IV. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở VHTT, các cơ quan,
đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh BR-VT ban hành chính sách về đào tạo, bồi
dưỡng, chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ hoạt động trong ngành thư viện
của tỉnh theo quy định của pháp luật.
V. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố
trí nguồn vốn đầu tư hàng năm thực hiện Đề án phù hợp với khả năng cân đối ngân
sách của tỉnh. Hướng dẫn thực hiện chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, hỗ
trợ đầu tư, bao gồm đầu tư trong nước và nước ngoài thuộc lĩnh vực thư viện.
VI. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí
theo kế hoạch được phê duyệt hàng năm trong khả năng cân đối ngân sách theo quy
định của Luật ngân sách nhà nước; phối hợp với Sở VHTT đề xuất cơ chế, chính
sách đầu tư kinh phí cho hoạt động sự nghiệp thư viện và các chính sách nhằm
khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực, tài chính phục vụ cho nhu cầu phát triển
thư viện địa phương.
VII. Công an tỉnh,
Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tính
chất đặc thù của lực lượng vũ trang và quy hoạch phát triển chung của ngành Thư
viện tỉnh BR-VT, xây dựng kế hoạch phát triển các hình thức tổ chức thư viện
phù hợp, phục vụ nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu đọc sách, báo, nghiên cứu
của cán bộ, chiến sĩ, phối hợp chặt chẽ với Sở VHTT trong công tác tổ chức, phối
hợp thực hiện.
VIII. UBND huyện,
thị xã, thành phố
- Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ đề án
đặt ra, phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện
nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
- Sau khi kiện toàn tổ chức, bộ máy
Trung tâm VHTT, Thư viện huyện và Đài Truyền thanh huyện, cần phân rõ chức năng
nhiệm vụ và giao trách nhiệm triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa đọc
địa phương cho từng bộ phận cụ thể, kiểm tra đánh giá và giám sát việc thực hiện
nhiệm vụ một vụ một cách rõ ràng.
- Bố trí ngân sách, huy động nguồn lực
để tổ chức triển khai Kế hoạch tại địa phương, trong đó chú trọng phát triển mạng lưới thư viện, nhà sách, tủ sách, đẩy mạnh xã hội
hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch
với quá trình triển khai thực hiện các chương trình, đề án khác liên quan tại địa
phương.
- Vận động các tổ chức và cá nhân
trên địa bàn tích cực tham gia xã hội hóa các hoạt động thư viện.
- Kiểm tra, giám sát và định kỳ hằng
năm báo cáo tình hình triển khai Kế hoạch tại địa phương gửi Sở VHTT để tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh. Đề xuất kịp thời những vấn đề phát sinh cần điều chỉnh cho phù hợp trong quá trình thực hiện đề án với tình hình, điều kiện
của từng địa phương và những đổi thay trong cơ chế, chính sách của Nhà nước.
IX. Các tổ chức
chính trị, chính trị-xã hội, chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội-nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp.
- Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh,
Công đoàn Viên chức tỉnh phối hợp với Sở VHTT, các cơ quan, đơn vị liên quan
triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ theo quy định của
Điều lệ hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tỉnh đoàn phối hợp với Sở VHTT phát
động phong trào đọc sách, hình thành thói quen đọc sách trong đoàn viên thanh
niên từ tỉnh đến cơ sở; tuyên truyền, vận động về phát triển văn hóa đọc, lồng
ghép vào các hoạt động, phong trào do tổ chức mình chủ trì hoặc phối hợp thực
hiện.
- Vận động các tổ chức, đoàn thể,
công ty, xí nghiệp, nhà máy, cán bộ viên chức, công nhân, hội viên và nhân dân
tham gia thực hiện và hoàn thành các mục tiêu được phê duyệt trong Đề án này./.
Phụ lục 1. Thống kê tình hình cấp thẻ bạn đọc 3 năm (2017 - 2019)
TT
|
Đơn
vị
|
Năm
2017
|
Năm
2018
|
Năm
2019
|
Dân
số huyện (người)
|
Số
thẻ cấp
|
Số
thẻ cấp
|
Tăng/
giảm
|
Tỷ
lệ thẻ/ dân số
|
Số
thẻ cấp
|
Tăng/
giảm
|
Tỷ
lệ thẻ/ dân số
|
1
|
Thư viện tỉnh BR- VT
|
1.701
|
5.110
|
3.409
|
|
5.205
|
95
|
|
|
2
|
Thư viện TP. Bà Rịa
|
723
|
750
|
27
|
0.60%
|
910
|
160
|
0.73%
|
125.000
|
3
|
TV huyện Châu Đức
|
8.106
|
8.300
|
194
|
5.72%
|
8.700
|
400
|
6%
|
145.000
|
4
|
TV huyện Côn Đảo
|
43
|
50
|
7
|
0.83%
|
550
|
500
|
9.2%
|
6.000
|
5
|
TV huyện Đất Đỏ
|
150
|
419
|
269
|
0.52%
|
422
|
3
|
0.52%
|
80.000
|
6
|
TV huyện Long Điền
|
363
|
402
|
39
|
0.28%
|
417
|
15
|
0,29%
|
145.000
|
7
|
TV TX Phú Mỹ
|
110
|
140
|
30
|
0.11%
|
150
|
10
|
0.11%
|
130.000
|
8
|
TV TP Vũng Tàu
|
860
|
795
|
-65
|
0.15%
|
994
|
199
|
0,19%
|
514.000
|
9
|
TV huyện Xuyên Mộc
|
155
|
280
|
125
|
0.17%
|
218
|
-62
|
0,13%
|
165.000
|
|
Tổng
|
12.211
|
16.246
|
4.035
|
1.24%
|
17.566
|
1.320
|
1,34%
|
1.310.000
|
Nhận xét:
+ Trong các thư viện cấp huyện, Thư
viện huyện Châu Đức, Thư viện huyện Côn Đảo là nơi có hoạt
động đạt hiệu quả cao nhất (với tỉ lệ cấp thẻ bạn đọc đạt trên 6% trên dân cư).
Kế đến là Thư viện TP. Bà Rịa, Thư viện huyện Đất Đỏ (có tỉ lệ cấp thẻ bạn đọc
trên 0,5% trên dân cư). Các thư viện huyện còn lại tỉ lệ cấp thẻ bạn đọc trung
bình dưới 0,3% trên dân cư.
+ Tính trên toàn tỉnh chưa đến 1,5%
dân cư tham gia sử dụng dịch vụ mượn sách ở thư viện công cộng các cấp, đây là
kết quả rất thấp, cho thấy người dân địa phương ít quan tâm đến hoạt động của
thư viện, theo QĐ 329/QĐ-TTg thì phấn đấu đến năm 2020, mặt bằng chung các thư viện công cộng phải thu hút được từ 20% - 25% người
dân tham gia sử dụng các hoạt động thư viện công cộng. Đây là một thử thách đối
với việc phát triển phong trào đọc, văn hóa đọc của Đề án.
Phụ lục 2. Bảng thống kê tình hình phục vụ bạn đọc trong 3 năm (2017 -
2019)
TT
|
Tên
đơn vị
|
Năm
2017
|
Năm
2018
|
Năm
2019
|
Lượt
sách/ báo lưu hành (lượt bản)
|
Lượt
bạn đọc phục vụ (lượt
người)
|
Tỉ
lệ phục vụ/ lượt sách %
|
Lượt
sách/ báo lưu hành (lượt bản)
|
Lượt
bạn đọc phục vụ (lượt người)
|
Tỉ
lệ phục vụ/ lượt sách %
|
Lượt
sách/báo lưu hành (lượt bản)
|
Lượt bạn đọc phục
vụ (lượt người)
|
Tỉ
lệ phục vụ/ lượt sách %
|
1
|
TV tỉnh
|
2.073.090
|
607.259
|
29
|
1.840.581
|
622.729
|
34
|
2.562.238
|
629.884
|
24,6
|
2
|
TV huyện
|
1.759.081
|
563.186
|
32
|
2.402.582
|
891.289
|
37
|
2.423.797
|
895.385
|
36,9
|
3
|
TV xã
|
742.926
|
380.467
|
51
|
1.037.994
|
379.550
|
36
|
941.720
|
366.811
|
38,9
|
4
|
Tổng
|
4.575.097
|
1.551.512
|
33,91
|
5.281.057
|
1.893.568
|
35,86
|
5.927.755
|
1.892.080
|
31,92
|
Nhận xét:
+) Tỉ lệ phục vụ bạn đọc ở cấp xã/ lượt
bản sách đạt tỉ lệ luôn cao hơn so với thư viện cấp huyện và Thư viện tỉnh
BR-VT. Như vậy, thư viện cấp xã là đơn vị có khả năng tiếp cận đến các đối tượng
dân cư sâu rộng nhất. Nếu muốn phát triển các hoạt động tuyên truyền, nâng cao
ý thức về văn hóa đọc của người dân thì nên quan tâm đến các hoạt động thư viện
trực tiếp các đơn vị xã phường.
+) Tỉ lệ phục vụ bạn đọc ở cấp huyện
tương đối ổn định, không có biến động qua các năm, và cũng chưa có sự chuyển biến
tốt hơn.
+) Thư viện tỉnh BR-VT có tỉ lệ phục
vụ bạn đọc năm sau cao hơn năm trước nhưng vẫn chưa ổn định. Năm 2019 có tỉ lệ
thấp hơn năm 2018 khoảng 5%. Nguyên nhân chủ yếu là do giai đoạn cuối năm 2018
và năm 2019 đơn vị đang trong giai đoạn thực hiện Đề án Thư
viện Điện tử nên việc thống kê bạn đọc có bị ảnh hưởng trong thời gian chuyển đổi,
nâng cấp phần mềm.
Phụ lục 3. Mục tiêu phát triển văn hóa đọc đến năm 2025
Stt
|
Hạng
mục
|
Năm
2019
|
Năm
2025
|
I.
|
Khả năng tiếp cận thông tin, tri
thức
|
|
|
1.
|
Tỷ lệ HS, SV sử dụng dịch vụ TVCC,
thư viện các cơ sở giáo dục
|
20%
|
80%
|
2.
|
Tỷ lệ người dân khu vực nông thôn sử
dụng dịch vụ TVCC
|
1,5%
|
25%
|
3.
|
Tỷ lệ người dân huyện Côn Đảo sử dụng
dịch vụ thư viện
|
9,2%
|
15%
|
II.
|
Nâng cao kiến thức, kỹ năng
|
|
|
1.
|
Tỷ lệ người dân có kỹ năng tiếp nhận,
sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc
|
5%
|
50%
|
2.
|
Tỷ lệ người dân sử dụng thư viện có
kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc
|
70%
|
85%
|
III.
|
Tăng cường hoạt động thư viện
|
|
|
1.
|
Mức thụ hưởng bình quân sách (tỷ lệ
bản sách/người dân) trong hệ thống TVCC
|
0,99
bản sách/người
|
1,1
bản sách/người
|
2.
|
Mức thụ hưởng bình quân sách (tỷ lệ
bản sách/người dân) trong hệ thống toàn hệ thống các thư viện
|
1,19
bản sách/người
|
5 bản
sách/người
|
3.
|
Số sách người dân đọc trung
bình/năm
|
4 cuốn
|
5 cuốn
sách/năm
|
4.
|
Lượt người truy cập và sử dụng
thông tin tại các thư viện
|
1,892
triệu lượt/năm
|
3,7
triệu lượt/năm
|
5.
|
Vốn tài liệu phù hợp tại các cơ sở
giáo dục
|
|
100%
|
6.
|
Tỷ lệ TVCC có vốn tài liệu đáp ứng mọi
đối tượng
|
75%
|
100%
|
Phụ lục 4. Danh mục máy vi tính cần bổ sung cho thư viện cấp huyện và cấp
xã
Đvt:
Máy
Stt
|
Tên
thư viện
|
Số
lượng máy hiện có
|
Số
lượng cần bổ sung tối thiểu
|
Ghi
chú
|
I.
|
Thư viện cấp huyện
|
150
|
37
|
Đầu
tư năm 2021
|
1
|
Thành phố Bà Rịa
|
3
|
12
|
|
2
|
Thư viện Châu Đức
|
38
|
0
|
|
3
|
Thư viện Côn Đảo
|
15
|
0
|
|
4
|
Thư viện Đất Đỏ
|
28
|
0
|
|
5
|
Thư viện Long Điền
|
3
|
12
|
|
6
|
Thư viện TX.Phú Mỹ
|
31
|
0
|
|
7
|
Thư viện Tp. Vũng Tàu
|
30
|
0
|
|
8
|
Thư viện Xuyên Mộc
|
2
|
13
|
|
II.
|
Thư viện cấp xã
|
10
|
146
|
2
máy/thư viện xã x 78 thư viện; đầu tư 2021-2022
|
|
Tổng cộng
|
|
183
|
|
Phụ lục 5. Đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực thư viện công cộng
Stt
|
Đơn
vị
|
Đvt
|
SL
trang bị
|
Giai
đoạn đầu tư
|
I.
|
Cơ sở hạ tầng
|
|
|
|
1.
|
Thư viện tỉnh BR-VT
|
|
|
Trên cơ sở hiện trạng, UBND huyện hằng
năm lên kế hoạch tu bổ, nâng cấp, xây mới
|
2.
|
Thư viện cấp huyện
|
|
|
3.
|
Thư viện cấp xã
|
|
|
II.
|
Hệ thống thiết bị
|
|
|
|
1.
|
Bổ sung máy tính cho thư viện cấp
huyện
|
Bộ
|
37
|
Năm 2021
|
2.
|
Bổ sung máy tính cho thư viện cấp
xã
|
Bộ
|
146
|
Năm 2021;2022
|
III.
|
Bổ sung vốn tài liệu
|
|
|
|
1.
|
Vốn tài liệu trong thư viện công cộng
|
|
|
|
-
|
Tài liệu là sách in
|
Bản
|
90.000
|
Mỗi năm bổ sung 18.000 bản
|
|
Tài liệu là sách điện tử
|
Bản
|
10.000
|
Mỗi năm bổ sung 2.000 bản
|
2.
|
Bổ sung sách
cho quỹ lưu động
|
Bản
|
50.000
|
Mỗi năm bổ sung
10.000 bản
|
IV.
|
Truyền thông thu hút bạn đọc
|
|
|
|
1.
|
Hội sách theo kế hoạch luân chuyển
sách
|
Đợt
|
250
|
Mỗi năm tổ chức 50 đợt hội sách
theo kế hoạch luân chuyển
|
V.
|
Bồi dưỡng cán bộ
|
|
|
|
1.
|
Bồi dưỡng nghiệp vụ, ứng dụng CNTT
|
Năm
|
5
|
Mỗi năm một đợt
|
Phụ lục 6. Danh mục các hoạt động truyền thông đề xuất hằng năm
Stt
|
Đối
tượng/hoạt động
|
Đơn vị tính
|
Số
lượng
|
Ghi
chú
|
I.
|
Hội
thảo “văn hóa đọc”
|
|
|
|
1
|
Ngành giáo dục
|
Đợt
|
5
|
|
2
|
Sở ban ngành
|
Đợt/đơn
vị
|
1
|
|
3
|
LLVT
|
Đợt/đơn
vị
|
1
|
|
4
|
KCN
|
Đợt/đơn
vị
|
1
|
|
5
|
UBND huyện
|
Đợt/huyện
|
1
|
|
II.
|
Thư viện tỉnh
|
|
|
|
1
|
Hội thảo với các chuyên gia chia sẻ
thông tin
|
Chuyên
đề
|
02
|
|
2
|
Triển lãm
|
Đợt
|
3
|
|
4
|
Giao lưu sách, giới thiệu sách với
tại trường học và các đơn vị khác
|
Đợt
|
4
|
|
III.
|
Thư viện cấp huyện
|
|
|
|
1
|
Hội thảo với các chuyên gia chia sẻ
thông tin
|
Chuyên
đề/huyện
|
1
|
|
IV.
|
Giao lưu tác giả tác phẩm đến
xã, trường học, KCN...
|
|
|
|
1
|
Hội sách
|
Đợt
|
50
|
|
V.
|
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về
văn hóa - lịch sử địa phương, tìm hiểu về sách... trong các cơ quan, đoàn thể,
trường học...
|
Cuộc
thi
|
3
|
|
Phụ lục 7. Xây dựng Modun phát triển văn hóa đọc
I. Giới thiệu tổng quan về Modun phát triển văn hóa đọc
Modun phát triển văn hóa đọc là công cụ
hỗ trợ cho Sở Văn hóa và các đơn vị thư viện quản lý thông tin - theo dõi -
phân tích nắm bắt nhu cầu đọc của người dân địa phương
theo từng đối tượng thông qua quá trình thống kê và phân tích dữ liệu của các
hoạt động tại thư viện công cộng.
Modun phát triển văn hóa đọc là một
công cụ đắc lực cho các cấp lãnh đạo địa phương có cái nhìn bao quát về hoạt động
phát triển văn hóa đọc, nâng cao dân trí; từ đó đưa ra những giải pháp giúp hoạt
động quản lý và phát triển văn hóa tại địa phương đạt hiệu quả.
II. Chức năng
1. Quản lý mục tiêu đọc của bạn đọc
- Cập nhật thông tin cá nhân khi phát
hành thẻ thư viện gồm: mã bạn đọc, tên, địa chỉ, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,
điện thoại, email...
- Cập nhật thông tin các hội thảo/các
chương trình truyền thông của tỉnh qua email tự động gởi đến cho bạn đọc nắm và
đăng ký tham gia.
- Quản lý thông tin đọc thông qua sử
dụng dịch vụ thư viện công cộng: Thống kê số lần mượn sách; Thời gian mượn/trả;
Loại sách mượn hằng năm; Tỷ lệ các loại sách/báo mượn đọc trong năm.
- Quản lý thông tin tham gia các hoạt
động phát triển văn hóa đọc: cập nhật thông tin tham gia các ngày hội phát động
phong trào phát triển văn hóa đọc; các hội thảo trao đổi thông tin, tri thức...
- Cho phép thống kê và in các báo cáo
chuẩn nghiệp vụ về công tác quản lý bạn đọc trong thư viện
như: Danh sách bạn đọc thư viện, danh sách bạn đọc mới, danh sách bạn đọc hết hạn
thẻ, bạn đọc bị khóa thẻ, giao dịch tài chính bạn đọc, lược sử lưu thông bạn đọc,...
2. Quản lý vốn tài liệu
- Quản lý các thông tin liên quan đến
sách như: mã sách, tên sách, thể loại, ngôn ngữ, tác giả, người dịch, nhà xuất
bản, số lượng...
- Quản lý chi tiết về sách như hư hỏng,
tổn thất, mất sách...
- Quản lý thông tin cập nhật, bổ
sung, luân chuyển sách, thời gian luân chuyển sách
- Quản lý tuần suất mượn trả của từng
bản sách/đầu sách
3. Thống kê - phân tích dữ liệu
văn hóa đọc
- Phân tích dữ liệu theo về nhu cầu đọc
theo đối tượng bạn đọc thông qua các chỉ tiêu
+ Nhu cầu đọc theo ngành nghề: kết xuất
dữ liệu theo đối tượng học sinh; sinh viên; giáo viên; cán bộ các sở ngành;
công nhân...
+ Nhu cầu đọc theo độ tuổi
+ Nhu cầu đọc theo địa phương
- Phân tích dữ liệu về nhu cầu đọc
theo các loại sách/báo thông qua các chỉ tiêu:
+ Tần suất cho mượn của từng loại
sách/báo
+ Tuần suất cho mượn của từng đầu
sách/báo
+ Thống kê xếp loại các loại sách thường
xuyên được quan tâm đến hiếm khi được quan tâm
- Phân tích dữ liệu về văn hóa đọc địa
phương
+ Thống kê - xếp loại nhóm các đối tượng
bạn đọc theo tần suất mượn sách
+ Thống kê số sách trung bình 1 bạn đọc
đọc trong 1 năm
4. Kết xuất báo cáo
- Công tác thống kê, báo cáo trong
thư viện được thực hiện một cách linh hoạt, nhanh chóng và bảo đảm tính chính
xác cao.
- Modun cung cấp bộ công cụ cho phép
thư viện tự thiết kế các mẫu báo cáo phù hợp với yêu cầu đặc trưng của thư viện.
Cho phép người dùng dễ dàng thiết kế mới, chỉnh sửa các mẫu
báo cáo.
- Hệ thống tự động kết nối vào cơ sở
dữ liệu của hệ thống truy xuất dữ liệu giúp cho hệ thống báo cáo trở nên đa dạng.
Kết quả thống kê được truy xuất theo nhiều định dạng phong phú. Hệ thống cho
phép in các báo cáo, thống kê phục vụ quá trình báo cáo tổng kết của các thư viện.
III. Giải pháp công nghệ:
- Modun phát triển văn hóa đọc Modun
được xây dựng trên nền tảng công nghệ Web 2.0; HTML5; là phần mềm ứng dụng trên
công nghệ điện toán đám mây; là nền tảng công nghệ của Phần mền thư viện điện tử
- thư viện số lõi của thư viện điện tử trên công nghệ điện toán đám mây; tích hợp
và đồng bộ cho toàn hệ thống thư viện tỉnh và huyện/thành phố trên cùng một nền
tảng phần mềm.
- Giao diện hoàn toàn tiếng Việt, chức
năng thao tác đơn giản, dễ hiểu.
- Chuẩn Font Unicode, phù hợp với bộ
gõ Unikey, Vietkey.
- Hỗ trợ trên các trình duyệt Web:
Chrome, Cốc Cốc, IE, FireFox,...
- Tương thích với các hệ điều hành:
Win XP, Vista, Win7, Win8, Win10, và Window Server các
phiên bản.
Phụ lục 8 - Dự toán kinh phí thực hiện đề án
Stt
|
Nội dung
|
Đvt
|
Quy mô
|
Định mức
|
Thành tiền
|
Vốn ngân sách
|
Huy động vốn xã hội hóa
|
Ghi chú
|
I.
|
Hoạt động
truyền thông
|
|
|
|
30.250.000.000
|
9.350.000.000
|
20.900.000.000
|
|
1
|
Hoạt động hội
thảo tuyên truyền VHĐ
|
Đợt/đơn vị/năm
|
150
|
50.000.000
|
7.500.000.000
|
2.100.000.000
|
5.400.000.000
|
VSN hỗ trợ triển khai cho ngành GD, các đơn vị
khác huy động vốn XHH
|
2
|
Quỹ khen
thưởng
|
Năm
|
5
|
60.000.000
|
300.000.000
|
300.000.000
|
-
|
|
3
|
Hoạt động
tăng cường kỹ năng đọc cho bạn đọc trẻ
|
Năm
|
45
|
60.000.000
|
2.700.000.000
|
2.700.000.000
|
-
|
9 hoạt động/năm
x 5 năm x 60 triệu/hoạt
động
|
4
|
Tọa đàm văn
hóa
|
Đợt/đơn vị/năm
|
45
|
50.000.000
|
2.250.000.000
|
450.000.000
|
1.800.000.000
|
9 đợt/năm x 5 năm x 50 triệu/đợt, VNS hỗ trợ triển khai
năm đầu
|
5
|
tài trợ xây
dựng tủ sách cơ quan, xí nghiệp, trại giam...
|
Đơn vị/năm
|
500
|
20.000.000
|
10.000.000.000
|
2.000.000.000
|
8.000.000.000
|
100 đơn vị x 20 đơn vị x 5 năm; VNS hỗ trợ năm
đầu, những năm sau doanh nghiệp mở rộng bổ sung nguồn sách
|
6
|
Hội sách
kèm luân chuyển sách
|
Đợt
|
250
|
30.000.000
|
7.500.000.000
|
1.800.000.000
|
5.700.000.000
|
50 đợt x 5 năm
|
II
|
Ứng dụng CNTT trong quản lý VHĐ
|
|
|
|
2.000.000.000
|
2.000.000.000
|
-
|
|
1
|
Trang bị mô
đun quản lý dữ liệu phát triển VHĐ
|
Phần mềm
|
1
|
2.000.000.000
|
2.000.000.000
|
2.000.000.000
|
-
|
|
III
|
Nâng cao
hiệu quả thư viện công cộng
|
|
|
|
20.945.000.000
|
13.305.000.000
|
9.640.000.000
|
|
1
|
Bổ sung
máy tính TV huyện
|
Bộ
|
37
|
15.000.000
|
555.000.000
|
555.000.000
|
-
|
Các địa phương đưa vào kế hoạch và xây dựng ngân sách
lộ trình năm 2021 để thực hiện
|
2
|
Bổ sung máy
tính thư viện xã
|
Bộ
|
146
|
15.000.000
|
2.190.000.000
|
2.190.000.000
|
-
|
3
|
Tài liệu là
sách in
|
bản
|
90.000
|
100.000
|
9.000.000.000
|
4.320.000.000
|
4.680.000.000
|
bổ sung 18.000 bản/ năm x 6 năm
|
4
|
Tài liệu là
sách điện tử
|
Bản
|
15.000
|
200.000
|
3.000.000.000
|
1.440.000.000
|
1.560.000.000
|
Bổ sung 2000 bản/năm x 5 năm
|
5
|
Xây dựng
kho sách lưu động
|
Bản
|
50.000
|
100.000
|
5.000.000.000
|
3.600.000.000
|
1.400.000.000
|
Bổ sung 1.000 bản/năm x 5 năm
|
6
|
Bồi dưỡng
cán bộ
|
Năm
|
5
|
240.000.000
|
1.200.000.000
|
1.200.000.000
|
0
|
|
IV
|
Trang bị
đầu sách mới các đơn vị trực thuộc Sở lao động - Thương binh và Xã hội
|
Bản
|
3.400
|
100.000
|
340.000.000
|
340.000.000
|
|
|
V
|
Chi phí lập
đề án
|
Đề án
|
1
|
350.000.000
|
350.000.000
|
350.000.000
|
|
|
|
TỔNG
CỘNG
|
|
|
|
53.885.000.000
|
25.345.000.000
|
28.540.000.000
|
|