Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2268/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Đặng Huy Hậu
Ngày ban hành: 09/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2268/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 09 tháng 10 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 và Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

Căn cứ Quyết định 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;

Căn cứ Quyết định số 2622/2013/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 327/TTr- STTTT ngày 24 tháng 9 năm 2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động bảo đảm phù hợp, đồng bộ với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của các ngành khác trên địa bàn tỉnh và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.

- Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phải đáp ứng yêu cầu về sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giữa các ngành; đồng thời đáp ứng yêu cầu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp tham gia thị trường; xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới. Tạo lập thị trường cạnh tranh, phát triển lành mạnh, bình đẳng. Xã hội hóa trong xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu tổng quát

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động nhằm bảo đảm cho việc phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng viễn thông bền vững, hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn và an ninh thông tin, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ cảnh quan môi trường, nhất là tại các đô thị.

Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh có độ bao phủ rộng khắp, dung lượng lớn, tốc độ cao, cung cấp đa dịch vụ, chất lượng tốt, giá cước hợp lý, đáp ứng mọi nhu cầu của người sử dụng.

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.

Phát triển hạ tầng viễn thông thụ động đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp, khách hàng và Nhà nước.

Đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh nằm trong nhóm các tỉnh, thành dẫn đầu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phát triển tiên tiến, hiện đại của cả nước.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2020:

- 100% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng trước năm 2018.

- Ngầm hóa 100% hạ tầng mạng cáp ngoại vi viễn thông, phát thanh truyền hình tại khu vực các tuyến đường, phố, khu đô thị, khu công nghiệp xây dựng mới.

- Tỷ lệ ngầm hóa hạ tầng mạng cáp ngoại vi viễn thông tính theo tuyến đường, phố đạt 10-15% (chỉ tính các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và đường đô thị; không tính đến hệ thống đường xã, đường thôn, xóm).

- Tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng cột treo cáp đạt trên 85%.

- Phủ sóng thông tin di động đến 100% khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh.

- Tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng cột ăng ten trạm thu phát sóng thông tin di động đạt 40 - 45%.

- Hoàn thiện cải tạo hạ tầng cột ăng ten (cải tạo cột ăng ten loại A2a sang cột ăng ten không cồng kềnh loại A1) tại khu vực thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái, thành phố Cẩm Phả, thành phố Uông Bí, thị xã Quảng Yên.

- Hoàn thiện cải tạo hạ tầng mạng cáp ngoại vi (cáp treo trên cột điện lực, viễn thông) tại khu vực trung tâm thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái, thành phố Cẩm Phả, thành phố Uông Bí, thị xã Quảng Yên và trung tâm các huyện.

III. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

1.1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ

Duy trì các điểm giao dịch khách hàng hiện trạng; phát triển mới điểm giao dịch tại các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, khu vực trung tâm các huyện, thị, thành phố, khu vực có lượng khách hàng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.

Giai đoạn đến 2020, quy hoạch 67 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ tỉnh Quảng Ninh:

- Thành phố Hạ Long: 15 điểm giao dịch tại 15 khu vực.

- Thành phố Cẩm Phả: 10 điểm giao dịch tại 10 khu vực.

- Thành phố Móng Cái: 10 điểm giao dịch tại 10 khu vực.

- Thành phố Uông Bí: 8 điểm giao dịch tại 8 khu vực.

- Thị xã Quảng Yên: 5 điểm giao dịch tại 5 khu vực.

- Huyện Ba Chẽ: 2 điểm giao dịch tại 2 khu vực.

- Huyện Bình Liêu: 2 điểm giao dịch tại 2 khu vực.

- Huyện Cô Tô: 2 điểm giao dịch tại 2 khu vực.

- Huyện Đầm Hà: 2 điểm giao dịch tại 2 khu vực.

- Huyện Đông Triều: 3 điểm giao dịch tại 3 khu vực.

- Huyện Hải Hà: 3 điểm giao dịch tại 3 khu vực.

- Huyện Hoành Bồ: 2 điểm giao dịch tại 2 khu vực.

- Huyện Tiên Yên: 2 điểm giao dịch tại 2 khu vực.

- Huyện Vân Đồn: 1 điểm giao dịch tại 1 khu vực.

Duy trì, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại khu vực các xã, phường. Kết nối Internet băng rộng tới 100% các điểm trước năm 2018, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ, đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

1.2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ

Với tốc độ phát triển mạnh của các loại hình dịch vụ viễn thông như Internet, điện thoại di động, trong thời gian tới không quy hoạch phát triển mới các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ.

3. Quy hoạch cột ăng ten

3.1. Cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động

a. Quy hoạch phát triển hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động tại khu vực đô thị, khu vực yêu cầu cao về mỹ quan

Khu vực đô thị, khu vực yêu cầu cao về mỹ quan bao gồm:

- Khu vực các phường tại thành phố Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí, thị xã Quảng Yên, huyện Đông Triều (đô thị Đông Triều mở rộng - đô thị loại IV) và khu vực thị trấn các huyện.

- Khu vực các xã, phường định hướng phát triển các đô thị: Vân Đồn (đô thị loại II), Đông Triều (đô thị loại II), Quảng Yên (đô thị loại II trực thuộc tỉnh)...

- Khu vực các khu du lịch, khu di tích: Vịnh Hạ Long, Yên Tử, Cô Tô, khu di tích lịch sử Nhà Trần...

- Khu vực các tuyến đường chính tại thành phố, thị xã, thị trấn các huyện.

- Khu vực các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ (khu vực cách tim đường ≤ 50m): Quốc lộ 18, quốc lộ 4B, quốc lộ 10, quốc lộ 279...

- Khu vực các khu đô thị, khu dân cư mới.

- Khu vực các tuyến đường, phố có yêu cầu cao về mỹ quan.

- Khu vực các khu kinh tế, khu công nghiệp: Khu kinh tế Vân Đồn, Móng Cái; Khu công nghiệp Hải Yên, Hoành Bồ....

- Các khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan khác.

Quy hoạch trong giai đoạn tới ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, phát triển loại cột ăng ten không cồng kềnh (A1a, A1b); hạn chế, khống chế số lượng cột ăng ten cồng kềnh (A2a, A2b) xây dựng, phát triển mới tại khu vực này. Từng bước chuyển đổi hệ thống hạ tầng cột ăng ten loại A2a hiện trạng sang cột ăng ten loại A1 (A1a, A1b), đảm bảo mỹ quan đô thị.

Định hướng phát triển cột ăng ten A1a và A1b: 80 khu vực hoặc tuyến đường, phố:

- Thành phố Hạ Long: 18 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Thành phố Cẩm Phả: 15 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Thành phố Móng Cái: 9 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Thành phố Uông Bí: 10 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Thị xã Quảng Yên: 7 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Ba Chẽ: 1 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Bình Liêu: 1 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Cô Tô: 2 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Đầm Hà: 1 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Đông Triều: 10 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Hải Hà: 1 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Hoành Bồ: 2 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Tiên Yên: 2 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Vân Đồn: 1 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

b. Quy hoạch phát triển hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động tại khu vực nông thôn

- Khu vực các xã trên địa bàn các huyện.

- Khu vực các huyện miền núi: Ba Chẽ, Bình Liêu...

- Khu vực các xã miền núi, biên giới, hải đảo.

Quy hoạch xây dựng phát triển loại cột ăng ten cồng kềnh A2 (A2a, A2b).

Đặc điểm địa hình tỉnh Quảng Ninh có dạng đồi núi, biển, đảo; với đặc điểm địa hình này cột ăng ten loại A2b đảm bảo được các yếu tố về chiều cao công trình để đảm bảo vùng phủ sóng và đảm bảo an toàn công trình khi xảy ra thiên tai hơn các loại cột ăng ten còn lại; do đó quy hoạch chủ yếu loại cột ăng ten trên mặt đất (A2b) tại khu vực này.

Quy hoạch khống chế chiều cao cột ăng ten loại A2b với từng khu vực cụ thể.

Quy hoạch xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A2b tuân theo một số nguyên tắc sau:

- Doanh nghiệp tự chủ động trong vấn đề thuê đất để xây dựng hạ tầng: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.

- Đối với các vị trí cột ăng ten thuê đất nông nghiệp để xây dựng: doanh nghiệp tạo điều kiện cho người dân canh tác, sản xuất trên diện tích đất trong điều kiện cho phép.

- Sử dụng chung cơ sở hạ tầng: khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng khi tiến hành xây dựng các cột ăng ten trên địa bàn.

Định hướng lắp đặt cột ăng ten A2:

- Thành phố Hạ Long: 20 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Thành phố Cẩm Phả: 16 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Thành phố Móng Cái: 17 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Thành phố Uông Bí: 11 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Thị xã Quảng Yên: 19 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Ba Chẽ: 8 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Bình Liêu: 8 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Cô Tô: 3 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Đầm Hà: 10 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Đông Triều: 21 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Hải Hà: 16 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Hoành Bồ: 13 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Tiên Yên: 12 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

- Huyện Vân Đồn: 12 khu vực hoặc tuyến đường, phố.

(Danh mục khu vực được xây dựng cột ăng ten cồng kềnh phần phụ lục 4).

c. Quy hoạch phát triển cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động ra khu vực biển, đảo, biên giới

- Với đặc thù của tỉnh có cả đường biên giới và biển, đảo để đảm bảo thông tin liên lạc được thuận lợi hơn cần phủ sóng mạng điện thoại di động ra vùng biển xa và khu vực biên giới.

- Đối với các xã, phường ở gần biển, đảo được phép xây dựng cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động có độ cao dưới 100m để mở rộng vùng phủ sóng thông tin di động. Quy hoạch giai đoạn đến 2020, mỗi xã, phường gần biển phát triển từ 1 ÷ 2 cột ăng ten, phủ sóng ra biển, đảo nhằm phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc và an ninh quốc phòng.

- Đối với các xã, phường ở gần biên giới, được phép xây dựng cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động có độ cao dưới 100m để mở rộng vùng phủ sóng thông tin di động. Quy hoạch giai đoạn đến 2020, mỗi xã ở khu vực biên giới phát triển từ 1 ÷ 3 cột ăng ten, mở rộng phủ sóng khu vực này, nhằm phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc và an ninh quốc phòng.

- Triển khai các trạm truy nhập thông tin vệ tinh băng rộng, xây dựng các trạm phụ phát sóng thông tin di động kết hợp với sử dụng phương thức liên lạc vệ tinh trên các phương tiện nổi và công trình cố định trên biển, góp phần nâng cao chất lượng thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế vùng biển.

- Ngoài ra, các doanh nghiệp viễn thông có thể sử dụng chung các cột phát thanh truyền hình của tỉnh, huyện để lắp đặt trạm phát sóng thông tin di động.

d. Quy hoạch cột ăng ten theo khoảng cách

Để đảm bảo chất lượng phủ sóng, mỹ quan, tránh sử dụng lãng phí tài nguyên đất quy định khoảng cách xây dựng các cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động.

Quy định khoảng cách các cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động:

- Các cột ăng ten được xây dựng trong khu vực đô thị đảm bảo khoảng cách tối thiểu tới các tuyến đường ≤ 30m (Khoảng cách tính tới tim đường).

- Các cột ăng ten được xây dựng trong khu vực ngoài đô thị đảm bảo khoảng cách tối thiểu tới các tuyến đường ≤ 50m (Khoảng cách tính tới tim đường).

Ngoài ra phải tuân thủ các quy định về khoảng cách sau:

TT

Loại cột ăng ten

Đô thị

Ngoài đô thị

Cùng mạng

Khác mạng

Cùng mạng

Khác mạng

1

A1a

500

300

700

500

2

A1b

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

3

A2a

500

300

1000

500

4

A2b

700

500

1000

500

Các cột ăng ten được xây dựng không đảm bảo khoảng cách quy định dưới đây, bắt buộc phải sử dụng chung cơ sở hạ tầng với các doanh nghiệp khác

e. Cải tạo, sắp xếp hệ thống ăng ten thu phát sóng thông tin di động

Đối tượng thực hiện cải tạo:

- Cột ăng ten trạm thu phát sóng thuộc khu vực đô thị, khu vực tập trung đông dân cư (khu vực các phường và khu vực thị trấn các huyện).

- Khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan: khu du lịch (Vịnh Hạ Long, Tuần Châu, Cô Tô,..), khu di tích (Yên Tử...), khu di sản thiên nhiên thế giới, các khu vực Vườn, Rừng Quốc gia...

- Các trạm nằm trong vùng cấm của di tích, không phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng của tỉnh.

- Khu vực mật độ cột ăng ten trạm thu phát sóng quá dày: khoảng cách giữa các cột ăng ten quá gần nhau.

- Cột ăng ten trạm thu phát sóng có vị trí gần mặt đường, độ cao không hợp lý: ảnh hưởng tới mỹ quan.

Phương hướng thực hiện cải tạo:

- Cải tạo cột ăng ten trạm thu phát sóng loại A2a tại khu vực đô thị, khu vực các tuyến đường, tuyến phố trung tâm, khu vực yêu cầu cao về mỹ quan trên địa bàn tỉnh. Cải tạo theo phương thức hạ độ cao cột ăng ten loại A2a xuống mức cho phép hoặc cải tạo, chuyển đổi sang sang cột ăng ten ngụy trang, thân thiện môi trường.

- Sử dụng chung cơ sở hạ tầng: chuyển các cột ăng ten trạm thu phát sóng không đảm bảo mỹ quan, các cột ăng ten có khoảng cách quá gần nhau về vị trí mới phù hợp hơn. Vị trí phù hợp là vị trí có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp dùng chung và đảm bảo yêu cầu về mỹ quan; đảm bảo vùng phủ sóng cho thuê bao. Trong trường hợp không có vị trí phù hợp, giữ nguyên hiện trạng; cải tạo hạ độ cao cột ăng ten xuống mức cho phép, đảm bảo mỹ quan.

Lộ trình triển khai:

Thực hiện cải tạo, chuyển đổi 278 cột ăng ten loại A2a sang loại A1 trước ngày 31/12/2020 đối với khu vực thành phố Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí và Thị xã Quảng Yên. Cụ thể như sau:

- Thành phố Hạ Long: 131 cột.

- Thành phố Cẩm Phả: 74 cột.

- Thành phố Móng Cái: 43 cột.

- Thành phố Uông Bí: 24 cột.

- Thị xã Quảng Yên: 6 cột.

3.2. Cột ăng ten thu phát sóng phát thanh truyền hình

Giai đoạn đến 2020:

- Nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình hiện tại; đảm bảo hạ tầng sẵn sàng cho việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng số.

- Phối hợp sử dụng chung hạ tầng cột ăng ten với các doanh nghiệp viễn thông tại các vùng lõm sóng; khu vực chưa có điều kiện xây dựng mới cột ăng ten phát sóng phát thanh truyền hình.

- Trước ngày 31/12/2016 Đài PT - TH Quảng Ninh kết thúc phát sóng các chương trình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất; chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất.

4. Quy hoạch cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm

4.1. Quy hoạch khu vực, tuyến, hướng xây dựng hạ tầng cột treo cáp

- Khu vực, tuyến, hướng tại vùng nông thôn, khu vực vùng sâu, vùng xa.

- Khu vực các tuyến đường liên thôn, liên xã xây dựng mới, mở rộng, kéo dài tại khu vực nông thôn.

- Khu vực vùng núi, biên giới, biển đảo (Cô Tô, Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ...).

- Khu vực hệ thống cột điện lực không đủ điều kiện để các doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung hạ tầng hoặc khu vực không có hệ thống cột điện lực.

- Khu vực, tuyến, hướng có địa hình khó khăn, không thể triển khai ngầm hóa.

Giai đoạn đến 2020:

- Không phát triển mới tuyến cột treo cáp viễn thông riêng biệt tại khu vực đô thị.

- Xây dựng, phát triển tuyến cột mới tại khu vực các xã miền núi, vùng cao, biển đảo (Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Vân Đồn...); đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân.

- Xây dựng tuyến cột mới tại các tuyến đường liên thôn, liên xã xây dựng mới tại khu vực nông thôn; khu vực chưa có hạ tầng cột điện lực.

4.2. Quy hoạch khu vực, tuyến, hướng xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm

- Khu vực các tuyến đường, phố chính tại khu vực thành phố Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí, thị xã Quảng Yên, huyện Đông Triều (đô thị Đông Triều mở rộng - đô thị loại IV) và khu vực thị trấn các huyện.

- Khu vực các khu kinh tế: Vân Đồn, Móng Cái, Bắc Phong Sinh, Hoành Mô - Đồng Văn.

- Khu vực khu công nghiệp: Hoành Bồ, Đông Mai, Phương Nam, Hải Yên, Hải Hà, Cái Lân, Việt Hưng, Đầm Nhà Mạc....

- Khu vực các khu đô thị, khu dân cư mới.

- Khu vực các tuyến đường xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng: Hạ Long - Hải Phòng; Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái; Hạ Long - Nội Bài; nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Uông Bí...

- Khu vực các khu du lịch, khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan: Vịnh Hạ Long, Tuần Châu, Cô Tô, Yên Tử, Bãi Cháy, Hồng Gai, Quang Hanh, Cái Rồng, Minh Châu, Quan Lạn, Vạn Gia, Mũi Ngọc...

- Khu vực các tuyến đường trục chạy qua trung tâm các huyện, thị, thành: quốc lộ 18, quốc lộ 279...

- Khu vực các tuyến đường liên kết vùng: Đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hạ Long - Móng Cái và tuyến Hải Phòng - Hạ Long; các tuyến đường ven biển kết nối với Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.

4.3. Cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp viễn thông, cáp truyền hình

Giai đoạn 2015 - 2016: Triển khai cải tạo, chỉnh trang thí điểm hạ tầng mạng cáp ngoại vi tại khu vực thành phố Hạ Long.

Giai đoạn 2017 - 2020: Hoàn thiện cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp viễn thông, cáp truyền hình tại khu vực thành phố, thị xã và trung tâm các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.

5. Điểm phát sóng wifi công cộng

Với đặc thù là một tỉnh phát triển mạnh về du lịch, trong giai đoạn tới 2020 quy hoạch xây dựng, lắp đặt các điểm phát sóng wifi công cộng tại khu vực các khu du lịch, di tích, sân bay...trên địa bàn tỉnh; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng, phục vụ phát triển du lịch, phát triển kinh tế xã hội, cụ thể tại các khu vực:

- Khu vực trung tâm thành phố Hạ Long.

- Khu vực các khu du lịch, khu di tích: Vịnh Hạ Long, Tuần Châu, Bãi Cháy, Cô Tô, Yên Tử...

- Khu vực sân bay Vân Đồn.

Đến 2020, 100% các khu du lịch, di tích trọng điểm được phủ sóng wifi công cộng.

(Danh mục khu vực xây dựng hạ tầng công trình ngầm phần phụ lục 6).

6. Tầm nhìn đến năm 2030

6.1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

Phát triển các điểm giao dịch tự động (thanh toán cước viễn thông, cước Internet, điện thoại, điện, nước tự động...), điểm tra cứu thông tin du lịch: phục vụ phát triển du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.

6.2. Cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động

Ứng dụng và phát triển các giải pháp kiến trúc mạng truy nhập vô tuyến mới (lightRadio, cloud RAN...) giảm thiểu số lượng các nhà trạm thông tin di động, giảm chi phí về năng lượng, chi phí thuê địa điểm, chi phí bảo vệ:

- Vật tư, trang thiết bị có kích thước nhỏ gọn.

- Tiết kiệm năng lượng.

- Thân thiện môi trường.

- Tiết kiệm chi phí đầu tư.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ: tăng băng thông cho mỗi thuê bao qua việc triển khai các ăng-ten cỡ nhỏ khắp mọi nơi.

Phát triển hệ thống anten trạm thu phát sóng theo công nghệ đa tần: một anten có thể thu phát trên nhiều dải tần khác nhau. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp đầu tư sử dụng chung hạ tầng, tiết kiệm chi phí (nhiều doanh nghiệp cùng sử dụng chung hạ tầng một anten, mỗi doanh nghiệp thu phát trên một băng tần khác nhau).

Phát triển mạnh hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng ngụy trang đến khu vực trung tâm các huyện, thị, thành: cột ăng ten có kích thước và quy mô nhỏ gọn, thân thiện môi trường, ngụy trang ẩn vào các công trình kiến trúc và cảnh quan xung quanh, đảm bảo mỹ quan đô thị.

6.3. Cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm

Xây dựng, phát triển công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, ngầm hóa mạng cáp ngoại vi trên diện rộng trên địa bàn tỉnh; đảm bảo mỹ quan đô thị.

Phát triển mạnh công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm liên ngành sử dụng chung: doanh nghiệp viễn thông phối hợp với các ngành liên quan (giao thông, điện, cấp thoát nước...) cùng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm và sử dụng chung.

Ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong xây dựng phát triển hạ tầng mạng cáp ngoại vi: kỹ thuật khoan ngầm, khoan tịnh tiến...

IV. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Ban hành các quy định, quy chế về sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông; phối hợp giữa các ngành, doanh nghiệp.

- Ban hành các quy định, quy chế về xây dựng và ngầm hóa hạ tầng mạng cáp ngoại vi trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành các quy định, quy chế về treo cáp tại các khu vực đô thị, khu vực yêu cầu cảnh quan trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành các quy định, quy chế về xây dựng, lắp đặt cột ăng ten không cồng kềnh (cột ăng ten ngụy trang, cột ăng ten thân thiện môi trường...) trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành các quy định về khung giá, phương pháp tính giá cho thuê hạ tầng viễn thông.

- Ban hành cơ chế ưu đãi, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông thụ động tại các khu vực điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn.

- Ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại (công nghệ 4G, cột ăng ten trạm thu phát sóng ngụy trang...

- Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động theo hình thức xã hội hóa.

- Hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông thụ động (cấp phép xây dựng, thủ tục...).

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật, các quy định, chính sách về phát triển viễn thông nói chung và phát triển hạ tầng viễn thông thụ động nói riêng; đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy hoạch, đầu tư, phát triển hiệu quả, bền vững.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động tại địa phương. Xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng.

- Thành lập Hội đồng thẩm định bao gồm Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Xây dựng, các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị có liên quan để thẩm tra, xác định các cột ăng ten trạm thu phát sóng thông tin di động loại A2a không đảm bảo mỹ quan, không đảm bảo an toàn để lập kế hoạch cải tạo, chỉnh trang.

2. Giải pháp phát triển hạ tầng

a. Hạ tầng xây dựng mới

Đối với khu vực các tuyến đường, khu công nghiệp xây dựng mới, khu vực các khu chung cư, khu đô thị mới,....triển khai xây dựng hạ tầng theo một trong hai thức sau:

- Hình thành doanh nghiệp độc lập thực hiện đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông thụ động, sau đó cho các doanh nghiệp khác thuê lại hạ tầng.

- Doanh nghiệp cùng phối hợp đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng theo tỷ lệ nguồn vốn đóng góp hoặc theo thỏa thuận.

b. Hạ tầng hiện trạng (hạ tầng cũ)

Hạ tầng mạng cáp ngoại vi:

- Đối với khu vực các tuyến đường đã có hạ tầng cống bể:

+ Trong trường hợp hạ tầng cống bể vẫn còn khả năng lắp đặt thêm cáp viễn thông; khi triển khai ngầm hóa các tuyến cáp treo tại khu vực này bắt buộc các doanh nghiệp phối hợp dùng chung hạ tầng với doanh nghiệp sở hữu hạ tầng cống bể.

+ Trong trường hợp dung lượng lắp đặt của hệ thống cống bể đã sử dụng hết, có thể sử dụng một số giải pháp kỹ thuật (giải pháp Maxcell...) đê tăng dung lượng cáp của hệ thống cống bể hiện hữu hoặc triển khai cải tạo nâng cấp dung lượng hệ thống cống bể.

- Đối với khu vực các tuyến đường chưa có hạ tầng cống bể:

+ Khu vực đô thị, khu vực yêu cầu cao về mỹ quan: từng bước xây dựng hạ tầng cống bể, ngầm hóa mạng cáp ngoại vi.

+ Khu vực nông thôn: cải tạo, bó gọn hệ thống cáp ngoại vi.

Hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng:

- Khu vực đô thị, khu vực yêu cầu cao về mỹ quan:

+ Từng bước triển khai cải tạo, chuyển đổi cột ăng ten cồng kềnh (A2a) sang cột ăng ten không cồng kềnh (A1).

+ Đối với một số trường hợp đặc biệt (trung tâm viễn thông, truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình...) cho phép doanh nghiệp duy trì độ cao hiện trạng, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp.3. Giải pháp về huy động vốn đầu tư

Nguồn vốn trong đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động chủ yếu từ nguồn doanh nghiệp. Trong giai đoạn tới, huy động nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh. Tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp thông qua cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư.

Các doanh nghiệp viễn thông phối hợp với các đơn vị, sở, ngành, địa phương liên quan để lồng ghép, kết hợp thực hiện các dự án khác có cùng mục tiêu, nhiệm vụ và địa điểm để tránh trùng lặp gây lãng phí về nhân lực và tài chính; đặc biệt các dự án đầu tư hạ tầng viễn thông thụ động cần thực hiện đồng bộ với quá trình đầu tư các hạ tầng kinh tế xã hội khác để phát huy hết hiệu quả.

Huy động nguồn vốn đầu tư theo hình thức xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng các trạm thu phát sóng thông tin di động, hệ thống hạ tầng kỹ thuật mạng cáp ngoại vi viễn thông và cho các doanh nghiệp viễn thông thuê lại hạ tầng.

Huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động tại các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, nhu cầu sử dụng dịch vụ còn thấp; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trên địa bàn tỉnh.

Đối với dự án số hóa truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình, cần tận dụng nguồn vốn từ quỹ số hóa quốc gia, hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho người dân.

3. Giải pháp về nguồn nhân lực

Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Viễn thông.

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về viễn thông, đặc biệt là cán bộ đầu ngành, trình độ chuyên môn sâu.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hạ tầng viễn thông cấp huyện (cán bộ quản lý chuyên trách).

4. Giải pháp về khoa học và công nghệ

Phát triển công nghệ Viễn thông đi đối với sử dụng hiệu quả hạ tầng: công nghệ vô tuyến băng rộng, công nghệ truyền dẫn cáp quang (thay thế cáp đồng), cáp ngầm... Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển hạ tầng trạm thu phát sóng ứng dụng công nghệ xanh, thân thiện môi trường, trạm ngụy trang, trạm sử dụng chung cơ sở hạ tầng, đảm bảo mỹ quan đô thị.

Ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ mới trong triển khai ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi: kỹ thuật khoan ngầm, khoan định hướng...

Sử dụng các trang, thiết bị kỹ thuật hiện đại, các công nghệ mới (như RFID...) để tăng cường đo kiểm, giám sát, quản lý từ xa đối với hệ thống thiết bị và hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phát triển hạ tầng mạng viễn thông: quản lý dựa trên bản đồ số; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử; phần mềm quản lý hạ tầng mạng viễn thông.

5. Giải pháp an toàn, an ninh thông tin, đảm bảo an ninh quốc phòng

Phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quy hoạch, xây dựng và bảo vệ hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Phân công trách nhiệm trong quản lý, khai thác, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Công an, Quân đội tiến hành ngăn chặn và ngừng cung cấp dịch vụ đối với những trường hợp sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet xâm phạm an ninh quốc phòng.

Hỗ trợ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật nghiên cứu giải pháp kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên mạng viễn thông và Internet.

Doanh nghiệp viễn thông xây dựng các phương án hoạt động dự phòng, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin khi xảy ra thiên tai, sự cố.

Đối với các vị trí quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động có liên quan đến an ninh quốc phòng, cần phải xin ý kiến của các ngành, các cấp liên quan.

6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân

Biên tập, xây dựng các chương trình, tài liệu; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến thông tin; cung cấp đầy đủ và khách quan thông tin về an toàn bức xạ vô tuyến điện đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng; các quy định về xây dựng, lắp đặt các cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động để người dân an tâm, đồng thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai xây dựng các cột ăng ten thu phát sóng.

7. Tăng cường phối hợp giữa các ngành, địa phương

Ban hành các quy định, quy chế, cơ chế tăng cường phối hợp giữa các ngành (giao thông, xây dựng...), địa phương có liên quan; đảm bảo phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật các ngành trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường hợp tác với Viễn thông các tỉnh, thành, với các tổ chức, doanh nghiệp về Viễn thông trong vùng và trên cả nước; tạo ra sự phát triển hiệu quả, bền vững cho cả vùng.

(Nội dung chi tiết thống nhất như Tờ trình số 327/TTr-STTTT ngày 24/9/2014 của Sở Thông tin và Truyền thông và báo cáo Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động đã được Hội đồng thẩm định của Tỉnh thông qua ngày 12/7/2014).

Điền 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện Quy hoạch. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế và căn cứ vào sự phát triển của công nghệ, sự phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp.

- Quản lý và cập nhật quá trình thực hiện Quy hoạch.

- Đầu mối phối hợp, giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư và sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp.

- Báo cáo và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh các kế hoạch, giải pháp cụ thể, chi tiết thực hiện Quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện: công bố quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, trong đó có danh mục các tuyến hạ tầng kỹ thuật dùng chung; đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định, quy chế về sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, các quy chế phối hợp xây dựng hạ tầng với các ngành điện, cấp nước, thoát nước; chỉ đạo việc ngầm hóa mạng cáp ngoại vi và sử dụng chung các công trình hạ tầng viễn thông, điện lực, giao thông theo quy định...

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các sở ngành có liên quan trong việc cấp giấy phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông tính toán, cân đối, huy động các nguồn lực, kinh phí để xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn để thực hiện các dự án, đề án, chương trình sử dụng ngân sách tỉnh.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông cân đối và bố trí nguồn vốn, đảm bảo cấp kinh phí đầy đủ, kịp thời thực hiện các dự án phát triển hạ tầng viễn thông thụ động theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành khung giá, phương pháp tính giá cho thuê hạ tầng viễn thông, làm cơ sở cho các doanh nghiệp trong quá trình đàm phán, thuê lại hạ tầng viễn thông.

- Chủ trì thẩm định phương án giá thuê hạ tầng kỹ thuật công cộng (xây dựng, giao thông, điện lực, cấp nước, thoát nước, viễn thông, truyền hình) do các cơ quan chuyên ngành hoặc các đơn vị quản lý hạ tầng xây dựng.

- Quản lý giá cho thuê hạ tầng kỹ thuật công cộng trên cơ sở thúc đẩy dùng chung hạ tầng giữa các ngành, tiết kiệm, hiệu quả trong đầu tư và bảo đảm cảnh quan môi trường.

4. Sở Giao thông vận tải

- Khi lập dự án đầu tư hạ tầng giao thông, nghiên cứu cho phép kết hợp đầu tư hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động có liên quan theo quy hoạch được duyệt trên cơ sở ý kiến đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông.

- Công bố theo quy định các quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn, làm cơ sở cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ.

- Khi triển khai cải tạo, nâng cấp các tuyến đường phải thông báo cho các doanh nghiệp viễn thông có liên quan, để các doanh nghiệp viễn thông thực hiện di dời, cải tạo hạ tầng đồng bộ.

5. Sở Xây dựng

- Chỉ đạo và hướng dẫn việc lập quy hoạch xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư phải có nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, đồng bộ với các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khác (điện, cấp nước, thoát nước...).

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp huyện, hướng dẫn và thẩm định các thủ tục có liên quan về xây dựng để các doanh nghiệp viễn thông xây dựng hạ tầng mạng cáp ngoại vi, hạ tầng mạng thông tin di động phù hợp với quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan đô thị của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông cấp phép xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động theo quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đưa các nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động có liên quan vào quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2.000, 1/500 của địa phương.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, thực hiện và giải quyết các vấn đề về sử dụng đất xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động.

7. Các sở, ban, ngành khác

Các sở ngành khác phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông thực hiện Quy hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao.

8. Ủy ban nhân dân cấp huyện

Phối hợp với các cơ quan liên quan, hỗ trợ các doanh nghiệp Viễn thông triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn quản lý.

Phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông, quản lý việc xây dựng phát triển hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn; đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo cảnh quan kiến trúc.

Phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan quản lý việc xây dựng ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi trên địa bàn theo quy hoạch được duyệt.

9. Các doanh nghiệp

Căn cứ vào Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động của tỉnh, các doanh nghiệp xây dựng quy hoạch hạ tầng viễn thông tại địa phương của doanh nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Phối hợp sở Thông tin Truyền thông và các doanh nghiệp khác, đàm phán cùng đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng; chủ động phản ánh các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện; đồng thời kiến nghị, đề xuất giải quyết hoặc hỗ trợ tháo gỡ.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc các Sở: căn cứ Quyết định thi hành./.


Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2 ;
- V0, V4;
- KHCN,TH3
- Lưu: VT, KHCN.
K 20 bản QĐ 7.10. 14

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Huy Hậu

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2268/QĐ-UBND ngày 09/10/2014 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


260

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.107.181
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!