Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 103/QLXLVPHC&TDTHPL-XLHC Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật Người ký: Đặng Thanh Sơn
Ngày ban hành: 16/03/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
CỤC QUẢN LÝ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 103/QLXLVPHC&TDTHPL-XLHC
V/v trao đổi việc xử lý đối với một số khó khăn, vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính

Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2016

Kính gửi: Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh

Trả lời Công văn số 676/STP-THPL ngày 17/02/2016 và Công văn số 3368/STP-THPL ngày 02/7/2015 của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh về một số khó khăn, vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính tại địa phương, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp (Cục QLXLVPHC&TDTHPL) có ý kiến như sau:

1. Về việc xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp “vi phạm hành chính nhiều lần”

Điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC) quy định: một người vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Trong khi đó, điểm b khoản 1 Điều 10 Luật XLVPHC lại quy định: vi phạm hành chính nhiều lần là tình tiết tăng nặng, theo đó, đây là tình tiết được người có thẩm quyền xem xét khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Qua theo dõi công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Cục QLXLVPHC&TDTHPL thấy rằng, hiện nay, tại các địa phương, việc xử phạt đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần chưa có sự thống nhất, cụ thể là: (i) Một số địa phương xử phạt về từng lần vi phạm (theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC); (ii) Một số địa phương chỉ xử phạt một lần và áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm nhiều lần” (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật XLVPHC). Đây là một trong những bất cập gây nên sự lúng túng và tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất trong triển khai thi hành Luật XLVPHC, Cục QLXLVPHC&TDTHPL đang tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Tư pháp để đề xuất với Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi các quy định này nhằm bảo đảm tính thống nhất của pháp luật và phù hợp hơn với thực tiễn.

Hiện tại, trong một số lĩnh vực xảy ra nhiều vi phạm như xây dựng, bảo vệ môi trường..., các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính cũng đã có những quy định cụ thể về việc xử lý đối với hành vi “vi phạm hành chính nhiều lần”. Chẳng hạn như:

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở thì: “Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm nhiều công trình, hạng mục công trình mà chủ đầu tư, nhà thầu có hành vi vi phạm hành chính giống nhau đối với nhiều công trình, hạng mục công trình thì hành vi vi phạm tại mỗi công trình, hạng mục công trình vi phạm được xác định là một hành vi vi phạm hành chính”.

- Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: “Trường hợp một cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiều điểm xả nước thải hoặc nhiều điểm thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường bị xử phạt theo từng điểm xả, thải đó”.

Như vậy, trong lĩnh vực xây dựng, người có thẩm quyền xử phạt sẽ xử phạt về từng hành vi vi phạm nếu tổ chức, cá nhân thực hiện cùng một hành vi vi phạm hành chính tại nhiều công trình, hạng mục công trình trong dự án đầu tư xây dựng công trình. Tương tự, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, người có thẩm quyền xử phạt sẽ xử phạt về từng hành vi vi phạm nếu tổ chức, cá nhân thực hiện cùng một hành vi vi phạm hành chính tại nhiều điểm xả nước thải hoặc nhiều điểm thải bụi, khí thải trong cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Cục QLXLVPHC&TDTHPL xin trao đổi để Quý Sở lưu ý trong quá trình tham mưu, hướng dẫn cho cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt áp dụng pháp luật trên địa bàn thành phố.

2. Về biểu mẫu quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì không xác định được đối tượng vi phạm hành chính hoặc cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt

Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC đã quy định về mẫu biên bản và mẫu quyết định để sử dụng trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có mẫu quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Mẫu biểu số MQĐ 08). Tuy nhiên, qua theo dõi công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Cục QLXLVPHC&TDTHPL tán thành với ý kiến của Quý Sở về việc nội dung của Mẫu này không phù hợp để áp dụng đối với các trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính hoặc cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt. Đây là một trong những vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Luật XLVPHC và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thời gian vừa qua.

Trước mắt, để giải quyết khó khăn, vướng mắc, Quý Sở có thể tham mưu hoặc hướng dẫn áp dụng Mẫu Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (MQĐ 08) đối với các trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính hoặc cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt nhưng gạch chéo những nội dung không điền thông tin. Tại phần đầu của Quyết định ghi rõ: không xác định được đối tượng vi phạm hành chính hoặc cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể.

Hiện nay, thực hiện chương trình xây dựng pháp luật của Chính phủ năm 2016, Bộ Tư pháp đang tổ chức nghiên cứu và xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP. Do đó, để có phương án khắc phục vướng mắc nêu trên một cách toàn diện, Cục QLXLVPHC&TDTHPL sẽ tổng hợp ý kiến phản hồi từ các địa phương về vấn đề này, nghiên cứu, tham mưu với Lãnh đạo Bộ Tư pháp đề xuất Chính phủ quy định chi tiết vấn đề Quý Sở đã nêu trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP .

3. Việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì không xác định được đối tượng vi phạm hành chính hoặc cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt

Về vấn đề này, đề nghị Quý Sở nghiên cứu, tham mưu hoặc hướng dẫn áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 85 Luật XLVPHC. Theo đó, trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính hoặc cá nhân chết, mất tích hoặc tổ chức bị giải thể, phá sản mà không có tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 75 Luật XLVPHC thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật XLVPHC. Chi phí cho việc tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định thực hiện được lấy từ nguồn ngân sách dự phòng cấp cho cơ quan đó.

4. Việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép” trong trường hợp công trình vi phạm đã được chuyển nhượng qua nhiều người

4.1. Về các trường hợp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép:

Khoản 5 Điều 92 Luật Nhà ở năm 2014 quy định các trường hợp phải phá dỡ nhà ở, trong đó có trường hợp: “Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng”.

Điểm d khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng năm 2014 quy định các trường hợp phá dỡ công trình xây dựng, trong đó có trường hợp: “Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng”.

Điểm đ khoản 3 Điều 5 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở (Nghị định số 121/2013/NĐ-CP) cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm”. Theo đó, trong một số trường hợp vi phạm như: thực hiện hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp, không có giấy phép xây dựng; xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng... (quy định tại Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP) thì sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm.

4.2. Về trách nhiệm tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép:

Khoản 1 Điều 93 Luật Nhà ở quy định: “Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở”.

Trường hợp chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì tùy từng trường hợp cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở (khoản 2 Điều 95 Luật Nhà ở).

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (khoản 3 Điều 95 Luật Nhà ở).

Điểm b khoản 3 Điều 118 Luật Xây dựng cũng quy định: “Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc diện phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ”.

Căn cứ các quy định pháp luật nêu trên, Cục QLXLVPHC&TDTHPL cho rằng, trường hợp công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc không đúng với giấy phép xây dựng đã được chuyển nhượng qua nhiều người và hiện không xác định hoặc không liên lạc được với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm nhưng có người hiện đang quản lý, sử dụng công trình vi phạm đó thì người này phải có trách nhiệm trong việc tháo dỡ công trình hoặc phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định của pháp luật về nhà ở và xây dựng. Nếu người đang quản lý, sử dụng nhà ở không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì tùy từng trường hợp cụ thể, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành thủ tục đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở.

5. Việc giảm, miễn, nộp phạt nhiều lần hoặc tính lãi do chậm nộp đối với số tiền là số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật

Theo Cục QLXLVPHC&TDTHPL, quy định về việc buộc cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật XLVPHC thực chất là để buộc đối tượng thực hiện hành vi vi phạm hành chính nếu đã thu lợi bất hợp pháp từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc đã tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật thì phải bị áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tài sản mà đối tượng vi phạm hiện đang sở hữu để bảo đảm sự công bằng và tính nghiêm minh của pháp luật.

Đồng thời, khoản 6 Điều 34 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Nghị định số 166/2013/NĐ-CP) quy định: “Trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật mà người bị cưỡng chế chưa thực hiện được ngay thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính”.

Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định việc giảm, miễn và nộp phạt nhiều lần đối với số tiền là số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật. Đồng thời, cũng không quy định việc tính lãi do chậm nộp số tiền này như đối với tiền phạt vi phạm hành chính (trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt tiền).

Liên quan đến vấn đề Quý Sở nêu, Cục QLXLVPHC&TDTHPL xin lưu ý thêm rằng, Luật XLVPHC và văn bản quy định chi tiết thi hành Luật không quy định về việc giảm, miễn tiền phạt đối với tổ chức.

6. Việc tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế ở địa bàn quận/huyện này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn quận/huyện khác trong thành phố

Vấn đề Quý Sở nêu liên quan đến khoản 2 Điều 71 Luật XLVPHC và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP. Do không có hồ sơ vụ việc cụ thể nên Cục QLXLVPHC&TDTHPL không có điều kiện đánh giá và có ý kiến một cách đầy đủ, toàn diện về vấn đề mà Quý Sở đã nêu tại Công văn số 676/STP-THPL. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành và vấn đề Quý Sở nêu, Cục QLXLVPHC&TDTHPL cho rằng, cần lưu ý một số điểm như sau:

Thứ nhất, quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật XLVPHC về vấn đề: (i) chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành; (ii) đối tượng vi phạm cư trú hoặc đóng trụ sở ở địa bàn huyện khác với địa bàn huyện nơi xảy ra hành vi vi phạm; (iii) địa bàn huyện thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn; và (iv) đối tượng bị xử phạt không có điều kiện chấp hành tại nơi bị xử phạt.

Như vậy, có thể thấy rằng, quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật XLVPHC nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đối tượng bị xử phạt trong việc thi hành quyết định xử phạt mà địa bàn xảy ra vi phạm hành chính và địa bàn đối tượng bị xử phạt cư trú hoặc đóng trụ sở là khác nhau, thuộc tỉnh miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh việc đi lại không thuận lợi; không phải là quy định về việc tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ở các địa bàn là thành phố trực thuộc trung ương hay các tỉnh đồng bằng nơi có điều kiện giao thông thuận lợi. Do đó, các trường hợp áp dụng chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính giữa các quận/huyện của Thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức thi hành (nếu có) là không đúng với tinh thần của Luật XLVPHC.

Thứ hai, chuyển Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để thi hành hay ra Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trên cơ sở tiếp nhận quyết định xử phạt để tổ chức thi hành. Hay nói một cách khác, cơ quan/người đã ban hành quyết định xử phạt hay cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành có trách nhiệm ban hành Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Khoản 1 Điều 37 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP quy định:

“1. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định cưỡng chế tại nơi thực hiện hành vi vi phạm thì quyết định cưỡng chế được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức bị cưỡng chế đóng trụ sở để tổ chức thi hành. Nếu nơi cá nhân bị cưỡng chế cư trú, tổ chức bị cưỡng chế đóng trụ sở không có cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp thì quyết định cưỡng chế được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế ở địa bàn cấp huyện thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo hoặc những vùng xa xôi, hẻo lánh khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không có điều kiện chấp hành tại nơi bị ra quyết định cưỡng chế thì quyết định cưỡng chế được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.”

Như vậy, việc chuyển Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong hai trường hợp:

Một là, trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định cưỡng chế tại nơi thực hiện hành vi vi phạm.

Hai là, trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế ở địa bàn cấp huyện thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo hoặc những vùng xa xôi, hẻo lánh khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không có điều kiện chấp hành tại nơi bị ra quyết định cưỡng chế.

Trong cả hai trường hợp nêu trên, cơ quan/người đã ban hành quyết định xử phạt có trách nhiệm ra Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, nhận định của Quý Sở: “trường hợp ban hành quyết định cưỡng chế và chuyển giao cho các cơ quan chức năng của quận/huyện bạn để tổ chức thi hành thì chưa có quy định” tại Công văn số 676/STP-THPL là chưa chính xác.

Đồng thời, quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP cũng có sự “tiếp nối” với quy định của Điều 71 Luật XLVPHC. Cụ thể là, đối với việc chuyển Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ở cấp quận/huyện, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế ở địa bàn cấp huyện không thuộc tỉnh ở miền núi, hải đảo hoặc những vùng xa xôi, hẻo lánh khác mà việc đi lại gặp khó khăn thì không được thực hiện việc chuyển Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành.

7. Việc cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả

Khoản 4 Điều 34 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP quy định: “Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến”. Luật XLVPHC và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP không quy định về việc xử lý đối với trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế vắng mặt vì các lý do khách quan như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn...

Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP cũng có quy định về việc ghi biên bản thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp có người “vắng mặt”, theo đó: “Trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý đó”.

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP quy định: “Thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận quyết định cưỡng chế; trường hợp quyết định cưỡng chế có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 15 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó”. Luật XLVPHC và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP cũng không quy định về các trường hợp được hoãn thi hành quyết định cưỡng chế.

Căn cứ các quy định nêu trên, Cục QLXLVPHC&TDTHPL cho rằng, các cá nhân hoặc tổ chức bị cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là những đương sự đã không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nên buộc cơ quan, người có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định xử phạt đó. Vì vậy, việc hoãn thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp đương sự vắng mặt (kể cả vì lý do khách quan) là không hợp lý, không bảo đảm thời hạn 15 ngày thi hành quyết định cưỡng chế theo quy định, không bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Trên đây là ý kiến của Cục QLXLVPHC&TDTHPL về một số khó khăn, vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính tại địa phương, xin gửi tới Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh. Xin lưu ý, đây là văn bản trao đổi chuyên môn nghiệp vụ trong xử lý vi phạm hành chính, không phải là văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật.

Trân trọng./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Lê Thành Long (để báo cáo);
- Lưu: VT Cục, Phòng QLXLVPHC (3b).

CỤC TRƯỞNG




Đặng Thanh Sơn

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 103/QLXLVPHC&TDTHPL-XLHC ngày 16/03/2016 trao đổi việc xử lý đối với một số khó khăn, vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính do Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


114

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.198.201
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!