Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 353/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Lê Hồng Sơn
Ngày ban hành: 30/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 353/KH-UBND

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Nhân lực ngành Y tế có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng bao gồm y tế dự phòng và khám bệnh chữa bệnh, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến sức khỏe. Đội ngũ nhân lực y tế đa chuyên ngành, có chuyên môn tốt có khả năng cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao và lấy người dân làm trung tâm là vô cùng cần thiết để đáp ứng nhu cầu y tế đang thay đổi tại Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn đang có sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm và già hóa dân số như hiện nay. Trong công cuộc cải cách hệ thống Y tế tại Việt Nam, một trong những việc trọng tâm là tập trung xây dựng nguồn nhân lực ngành Y tế.

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 như sau:

PHẦN 1

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ HÀ NỘI

1. Tổ chức bộ máy

Sở Y tế là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND Thành phố quản lý nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Sở Y tế hiện đang quản lý 80 đơn vị trực thuộc (bao gồm Bệnh viện Nhi đang xây dựng), trong đó có 03 đơn vị quản lý hành chính nhà nước, 42 Bệnh viện, 05 Trung tâm chuyên khoa, 30 Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, gồm 579 trạm Y tế xã, phường, thị trấn, 04 nhà hộ sinh và 53 phòng khám đa khoa khu vực.

Trên địa bàn Thành phố còn có 36 bệnh viện bộ, ngành Trung ương cùng tham gia khám chữa bệnh cho nhân dân Thủ đô.

Khối y tế ngoài công lập hiện có 14.096 cơ sở hành nghề y dược tư nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã; trong đó có 42 Bệnh viện; 4.531 phòng khám đa khoa và chuyên khoa, 9.523 cơ sở hành nghề dược tư nhân.

2. Nhân lực

2.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu về nhân lực y tế đến 2021:

- Chỉ tiêu Bác sỹ/10.000 dân là 13,7; đạt chỉ tiêu Thành phố giao là 13,7 Bác sỹ/10.000 dân.

- Chỉ tiêu Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật y/10.000 dân duy trì ở mức 26,4; vượt chỉ tiêu Thành phố giao là 25.

- Chỉ tiêu dược sỹ đại học/vạn dân đạt 8,4; vượt chỉ tiêu Thành phố giao là 3,0.

2.2. Nhân lực khối y tế công lập của Thành phố:

- Mặc dù có hiện tượng nhân viên y tế thôi nghỉ việc nhưng số lượng nhân lực làm chuyên môn y tế tại các đơn vị có xu hướng tăng nhẹ, cơ cấu nhân lực khá ổn định. Đến năm 2021 toàn ngành có 26.572 cán bộ, tăng so với năm 2018 có 25.781 cán bộ.

- Tính đến 31/12/2021, toàn ngành có 470 cán bộ có trình độ Tiến sỹ và chuyên khoa II, 2.328 cán bộ có trình độ Thạc sĩ và chuyên khoa I, 7.876 cán bộ có trình độ Đại học. Tỷ lệ cán bộ trình độ Đại học và sau Đại học là 40,2%. Tuy nhiên cán bộ y tế có trình độ Đại học và sau Đại học của tuyến Y tế cơ sở còn thấp so với tuyến Thành phố.

- 100% các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ làm việc, trong đó có 513/579 (88,6%) Trạm Y tế có bác sỹ cơ hữu tại trạm.

2.3. Nhân lực khối y tế ngoài công lập:

- Nhân lực khối y tế ngoài công lập tăng nhanh qua các năm. Năm 2018 mới chỉ có 17.271 cán bộ tham gia nhưng đến năm 2021 đã có 24.837 người. Cơ cấu nhân lực tăng nhiều ở đối tượng dược sĩ, ngoài ra các đối tượng là bác sỹ, điều dưỡng cũng có sự gia tăng đáng kể.

- Tính đến 31/12/2021, khối ngoài công lập có 819 cán bộ có trình độ Tiến sỹ và chuyên khoa II; 1.493 cán bộ có trình độ Thạc sĩ và chuyên khoa I, 10.689 cán bộ có trình độ Đại học. Tỷ lệ cán bộ trình độ Đại học và sau Đại học là 52,3%, trong đó dược sỹ đại học chiếm tỷ trọng lớn.

3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

3.1. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn:

- Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trong ngành hàng năm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, cử cán bộ đi học các trình độ Tiến sỹ, chuyên khoa cấp II, Thạc sỹ, chuyên khoa cấp I, bác sỹ, cử nhân và tương đương. Giai đoạn từ 2018 - 2021, các đơn vị y tế công lập trong ngành đã cử 1.351 lượt cán bộ đi đào tạo Đại học, 1.064 lượt cán bộ đi đào tạo sau Đại học. Tuy nhiên, số cán bộ tuyến Y tế cơ sở được đi đào tạo Đại học chiếm 49,2% nhưng đi đào tạo Sau đại học chỉ chiếm 24,4% so với toàn Thành phố (Khối TTYT là 12,9%, khối các bệnh viện huyện là 11,5%).

- Đặc biệt, những năm qua, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế đã cử xấp xỉ 5.000 cán bộ đi học để chuẩn hóa trình độ cao đẳng cho đối tượng điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y và dược theo quy định của Bộ Y tế.

- Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Sở Y tế phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức thực hiện Đề án đào tạo Bác sỹ nội trú do UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt:

+ Từ năm 2012 đến 2017 đã đào tạo được 69 bác sỹ nội trú.

+ Từ năm 2018 đến năm 2021 đào tạo 114 bác sỹ nội trú.

- Đào tạo theo Đề án của Thành phố: Sở Y tế phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức thực hiện Đề án đào tạo Bác sỹ Y học dự phòng cho khối Y tế cơ sở:

+ Khóa học 2014-2018: Đào tạo được 81 bác sỹ Y học dự phòng

+ Khóa học 2015-2019: Đào tạo được 99 bác sỹ Y học dự phòng

3.2. Đào tạo liên tục: có 19 bệnh viện công lập và 05 bệnh viện ngoài công lập trực thuộc Sở Y tế đã được Bộ Y tế cấp mã cơ sở đào tạo liên tục. Hàng năm, các đơn vị xây dựng Kế hoạch và cử cán bộ đi đào tạo liên tục để đảm bảo các quy định về đào tạo liên tục và quy định của Luật Khám chữa bệnh.

3.3. Về đào tạo thực hành trong khối ngành khoa học sức khỏe: có 34 đơn vị trực thuộc đã công bố đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong khối ngành khoa học sức khỏe, có thể tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Y, Dược đến đào tạo thực hành y, dược.

3.4. Đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng và nghiệp vụ khác theo chỉ tiêu được Thành ủy, UBND Thành phố giao hàng năm, đào tạo đáp ứng chuẩn hóa trình độ phục vụ công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý. Giai đoạn 2018 - 2021, các đơn vị y tế trong ngành đã cử 2.129 lượt cán bộ đi đào tạo về lý luận chính trị, 1.442 lượt cán bộ đi đào tạo về quản lý nhà nước.

4. Đánh giá chung

4.1. Thuận lợi

- Thành phố luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao trong việc phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt là các đơn vị trong ngành y tế đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân Thủ đô.

- Trên địa bàn Thành phố có nhiều cơ sở đào tạo trong lĩnh vực y tế nên có nhiều thuận lợi để thu hút sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng như có điều kiện thuận lợi cho việc cử cán bộ đi đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế.

- Nhân viên Y tế trong ngành luôn có ý thức trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn để tiếp cận những kỹ thuật, thành tựu mới đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Các cán bộ được cử đi bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quản lý đảm bảo các tiêu chuẩn điều kiện quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý giai đoạn 2016-2021 và giai đoạn 2021-2026 cũng như đáp ứng nhu cầu bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý giai đoạn 2021-2026 hiện nay.

- Hệ thống y tế công lập tiếp tục được củng cố, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở. Đến nay đã có 36/41 bệnh viện thực hiện tự chủ chi thường xuyên, các đơn vị luôn xác định chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng giúp các bệnh viện thực hiện tốt công tác tự chủ tài chính.

- Hệ thống y tế ngoài công lập không ngừng phát triển, lớn mạnh, đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Trong thời gian qua, mặc dù có hiện tượng cán bộ y tế xin thôi, nghỉ việc nhưng tại các bệnh viện của Hà Nội vẫn thu hút, tuyển dụng kịp thời nguồn nhân lực thay thế, chất lượng chuyên môn không ngừng được nâng lên. Các bệnh viện tuyến Thành phố đã thực hiện được nhiều kỹ thuật của các tuyến Trung ương, thậm chí ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới (Bệnh viện Tim, Xanh Pôn, Ung Bướu, Phụ Sản...), các bệnh viện tuyến huyện đã thực hiện được nhiều kỹ thuật của tuyến Thành phố...góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân thủ đô.

- Đến nay, các chỉ tiêu về nhân lực y tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố giao đều đạt và vượt chỉ tiêu, trong đó các chỉ tiêu về số điều dưỡng/vạn dân và số dược sỹ đại học/vạn dân đã vượt xa chỉ tiêu được giao.

4.2. Một số khó khăn, thách thức:

- Những năm qua, ngành y tế đã thực hiện tốt công tác thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhưng do chế độ đãi ngộ đối với ngành y còn hạn chế nên trên thực tế tuyến y tế cơ sở vẫn thiếu bác sỹ, đặc biệt là bác sỹ có kinh nghiệm, chuyên khoa sâu; nhân lực của một số chuyên ngành như Lao, Tâm thần, Truyền nhiễm, Giải phẫu bệnh, Pháp Y còn chưa đủ so với yêu cầu.

- Với đặc điểm công tác tác đào tạo của ngành y tế là thời gian đào tạo dài, khối lượng kiến thức chuyên ngành và kiến thức chuyên sâu lớn, vừa học lý thuyết vừa học thực hành đòi hỏi người học phải có ý chí, quyết tâm cao. Học phí cho mỗi khóa đào tạo cán bộ y tế rất lớn trong điều kiện thu nhập của cán bộ y tế còn thấp, nguồn thu của các đơn vị tuyến y tế cơ sở còn hạn chế nên ít nhiều cũng ảnh hưởng tới việc cử cán bộ đi đào tạo dài hạn.

- Các cơ sở y tế công lập phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao với các cơ sở y tế ngoài công lập, các cơ sở y tế Trung ương, bộ, ngành. Vì vậy, nếu không có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quy hoạch phù hợp các đơn vị sẽ khó thu hút, giữ chân được người lao động có trình độ chuyên môn cao.

- Một số cán bộ y tế được cử đi đào tạo, sau khi hoàn thành khóa học có nguyện vọng chuyển công tác tới các bệnh viện tuyến cao hơn gây khó khăn cho một số bệnh viện trong bối cảnh hiện nay hầu hết các bệnh viện đều đã tự chủ về tài chính rất cần có nguồn nhân lực chất lượng cao.

PHẦN 2.

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

1. Căn cứ chung

- Luật Thủ đô số 25/2012/QH13;

- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

- Kế hoạch số 73-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

- Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII “về công tác dân số trong tình hình mới”.

- Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 16/4/2018 của UBND Thành phố triển khai Kế hoạch số 73-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

- Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 20/4/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII “về công tác dân số trong tình hình mới”.

- Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/03/2021 của Thành ủy Hà Nội về việc Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025;

- Kế hoạch số 09-KH/BCĐ ngày 05/08/2021 của Ban Chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy khóa XVII về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 ngày 13/10/2020;

- Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 08/09/2021 của UBND Thành phố về việc thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/03/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”;

- Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 30/03/2021 của UBND Thành phố về việc thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

- Kế hoạch 139/KH-UBND ngày 06/5/2022 của UBND Thành phố về đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo.

- Quyết định 1698/QĐ-UBND ngày 19/5/2022 của UBND Thành phố phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch 213/KH-UBND ngày 8/8/2022 về triển khai thực hiện Đề án.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế Hà Nội đến năm 2025 đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, phù hợp với phát triển chuyên môn kỹ thuật và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân Thủ đô.

2.2. Mục tiêu cụ thể đến 2025

- Phấn đấu đạt chỉ tiêu 15 bác sỹ/10.000 dân;

- Duy trì chỉ tiêu 26,4 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y/10.000 dân và 8,4 dược sỹ đại học/10.000 dân.

- 100% các Trạm Y tế có bác sỹ làm việc, trong đó 95% Trạm Y tế có bác sỹ cơ hữu tại trạm.

- Phấn đấu 41% viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập có trình độ Đại học và sau Đại học.

- 100% cán bộ trong quy hoạch được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước theo quy định.

3. Nội dung trọng tâm

3.1. Tuyển dụng nhân lực

- Tuyển dụng đủ nhân lực đáp ứng nhu cầu nâng cấp, mở rộng và thành lập mới các bệnh viện theo Kế hoạch 139/KH-UBND ngày 06/5/2022 của UBND Thành phố về đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo. Tạm tính theo Thông tư 08/TT-BNV- BYT, dự kiến cần tuyển thêm 1.555 bác sỹ, 2.595 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, 338 dược sỹ và 1.122 cán bộ khác đáp ứng nhân lực tăng thêm tối thiểu 4.704 giường bệnh.

- Tuyển dụng nhân lực thay thế nguồn nhân lực có biến động tại các cơ sở y tế công lập (nghỉ hưu, chuyển công tác, thôi việc...) và đáp ứng cơ cấu chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở y tế theo các văn bản quy định của Bộ Y tế.

3.2. Công tác đào tạo

- Thực hiện Quyết định 1698/QĐ-UBND ngày 19/5/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch 213/KH-UBND ngày 8/8/2022 về triển khai thực hiện Đề án.

- Tiếp tục đào tạo Bác sỹ nội trú theo Đề án đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định 720/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2015.

- Đào tạo nhân lực cho các bệnh viện dự kiến xây dựng mới, các bệnh viện có kế hoạch phát triển giường bệnh. Chú trọng đào tạo các chuyên khoa sâu, các chuyên ngành mũi nhọn, đào tạo sau đại học để sẵn sàng nguồn nhân lực chất lượng cao, làm việc hiệu quả ngay sau khi các bệnh viện mới đi vào hoạt động.

- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là chuyên ngành Bác sỹ gia đình để thực hiện mô hình Bác sỹ gia đình tại các Trạm Y tế, Phòng khám đa khoa khu vực. Ưu tiên đào tạo nhân lực các chuyên khoa Lao, Tâm thần, Truyền nhiễm, Giải phẫu bệnh, Pháp Y là các chuyên ngành khó thu hút nhân lực.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Thành phố, đáp ứng nhu cầu cập nhật kiến thức mới và góp phần nâng cao tay nghề cho người hành nghề trong và ngoài công lập. Duy trì chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề, tuyến trên đào tạo cho tuyến dưới.

- Hàng năm thực hiện bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế, dân số các cấp, nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế, dân số tại cơ sở.

3.3. Thu hút nguồn nhân lực

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ viên chức lãnh đạo, quản lý; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý nhà nước cho các cán bộ được quy hoạch trước khi bổ nhiệm, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của vị trí lãnh đạo, quản lý.

- Tiếp tục phát huy có hiệu quả các chính sách của nhà nước để ưu tiên trong tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là Bác sỹ cho tuyến y tế cơ sở và các chuyên khoa Lao, Tâm thần, Truyền nhiễm, Giải phẫu bệnh, Pháp Y.

- Phát triển, quản lý các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn Thành phố.

4. Các giải pháp chủ yếu

4.1. Xây dựng Kế hoạch phát triển giường bệnh cho các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đến năm 2025, dự kiến tăng thêm tối thiểu 4.704 giường bệnh. Khi tuyển dụng đủ nhân lực theo quy định với số giường bệnh trên, sẽ có thêm 5.610 người, trong đó có 1.555 bác sỹ; 2.595 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y; 338 dược sỹ và 1.122 cán bộ khác.

4.2. Triển khai thực hiện kế hoạch tuyển dụng nhân lực.

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyển dụng viên chức, tuyển dụng lao động hợp đồng hàng năm, đảm bảo bố trí đủ số lượng và cơ cấu nhân lực cho các cơ sở y tế hiện có trên địa bàn Thành phố (cân đối giữa số tuyển mới với số nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác để ổn định nhân lực làm việc).

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyển dụng viên chức, tuyển dụng lao động hợp đồng theo tiến độ xây dựng mới, mở rộng nâng cấp các bệnh viện đến năm 2025 theo kế hoạch 139/KH-UBND ngày 06/5/2022 của UBND Thành phố, đảm bảo đủ nhân lực cho 4.704 giường bệnh dự kiến tăng thêm.

4.3. Thu hút nguồn nhân lực

- Phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng khối ngành sức khỏe thu hút nguồn nhân lực y tế chất lượng cao đẳng ký dự tuyển vào làm việc tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế sau khi tốt nghiệp;

- Xây dựng chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cho cán bộ được cử đi học đại học, sau đại học để nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở và các chuyên khoa Lao, Tâm thần, Truyền nhiễm, Giải phẫu bệnh, Pháp Y.

- Động viên các cán bộ y tế mới nghỉ hưu còn đủ sức khỏe tiếp tục đăng ký hành nghề tại các cơ sở khám bệnh chữa bệnh trong và ngoài công lập.

- Khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập. Quản lý và hướng dẫn các cơ sở hành nghề y dược tư nhân nâng cao chất lượng hoạt động, phối hợp với hệ thống y tế công lập thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thành phố.

4.4. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Khuyến khích các đơn vị cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn sau đại học (Tiến sỹ, Thạc sỹ, Bác sỹ chuyên khoa cấp II, cấp I) và đại học (bác sỹ, cử nhân và tương đương), đặc biệt là tuyến y tế cơ sở và các chuyên khoa Lao, Tâm thần, Truyền nhiễm, Giải phẫu bệnh.

- Phối hợp với các Sở, Ngành cử cán bộ đi đào tạo về lý luận chính trị, quản lý nhà nước.... để chuẩn hóa trình độ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý.

- Lựa chọn, cử cán bộ đi đào tạo theo Kế hoạch 213/KH-UBND ngày 8/8/2022 của UBND Thành phố về triển khai thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Xây dựng Đề án đào tạo nhân lực cho các bệnh viện dự kiến xây dựng mới để sẵn sàng chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo các bệnh viện hoạt động hiệu quả ngay sau khi đi vào hoạt động.

- Ưu tiên đào tạo cho tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là chuyên ngành Bác sỹ gia đình để thực hiện mô hình Bác sỹ gia đình tại các Trạm Y tế.

- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác đào tạo liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Thành phố để giúp cho cán bộ y tế trong và ngoài công lập cập nhật kiến thức chuyên môn, kỹ năng, tay nghề trong công tác khám chữa bệnh. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề, tuyến trên đào tạo và hỗ trợ cho tuyến dưới.

- Phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng khối ngành sức khỏe tổ chức các khóa đào tạo nhân lực theo nhu cầu của Ngành Y tế (đào tạo theo địa chỉ).

- Hàng năm, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ y tế, đội ngũ công tác viên, nhân viên y tế thôn bản và các lực lượng khác phù hợp với tình hình thực tế.

4.5. Kinh phí thực hiện

- Kinh phí thực hiện Kế hoạch được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành (chi thường xuyên và chi đầu tư), nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức thực hiện

5.1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành các kế hoạch, đề án, dự án hỗ trợ các cơ sở y tế của Thành phố về đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tuyển dụng, đào tạo nhân lực y tế, tranh thủ các nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác nhằm phát triển quy mô giường bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND Thành phố tiếp nhận các bệnh viện bộ, ngành đóng trên địa bàn về Thành phố quản lý gắn với quy hoạch hệ thống y tế công lập của Thành phố.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng và triển khai thực hiện kịp thời kế hoạch tuyển dụng, đào tạo viên chức y tế giai đoạn 2022-2025, đáp ứng nhân lực cho việc mở rộng, nâng cấp các cơ sở y tế cũng như bổ sung nhân lực phát triển mới các kỹ thuật chuyên môn sâu và nhân lực khuyết thiếu tại các đơn vị. Xây dựng Đề án tuyển dụng, đào tạo nhân lực cho các bệnh viện mới thành lập trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện theo tiến độ.

- Hàng năm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức, đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản..., luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề. Tăng cường cử cán bộ y tế đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn sau đại học. Quan tâm đào tạo đại học (bác sỹ) cho tuyến y tế cơ sở và các chuyên khoa Lao, Tâm thần, Truyền nhiễm, Giải phẫu bệnh, Pháp Y.

- Cử cán bộ đi đào tạo theo Quyết định 1698/QĐ-UBND ngày 19/5/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch 213/KH-UBND ngày 8/8/2022 về triển khai thực hiện Đề án.

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành tích cực thực hiện công tác đào tạo liên tục cho cán bộ y tế trong và ngoài công lập. Chủ động phối hợp với các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Y, Dược trong việc thu hút và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chính trị, quản lý nhà nước,... nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành.

- Tham mưu cho Thành phố chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về làm việc tại tuyến y tế cơ sở và các chuyên khoa Truyền nhiễm, Tâm thần, Lao, Pháp y, Giải phẫu bệnh...

- Hướng dẫn các đơn vị trong ngành xây dựng Đề án vị trí việc làm và thực hiện tốt công tác quy hoạch các chức danh lãnh đạo để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kịp thời đồng thời thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc.

- Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở hành nghề y dược tư nhân.

- Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Ủy ban nhân dân Thành phố.

5.2. Sở Nội vụ

- Phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND Thành phố tiếp nhận các bệnh viện bộ, ngành Trung ương về Thành phố quản lý theo Nghị quyết số 19-NQ/TƯ ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và Công điện số 209/CĐ-TTg ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Trên cơ sở quy định của pháp luật và đề xuất của Sở Y tế, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí biên chế cho các cơ sở y tế đã có và mới thành lập, đảm bảo nhân lực làm việc để tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân Thủ đô.

- Tạo điều kiện cho nhân lực ngành y tế tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước ở trong nước và ở nước ngoài.

- Căn cứ đề xuất của Sở Y tế, tham mưu cho UBND phê duyệt Đề án tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế giai đoạn 2022 - 2025 tại các bệnh viện tự chủ chi thường xuyên để tạo điều kiện cho các bệnh viện công lập được chủ động trong việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, lao động hợp đồng phù hợp với tình hình thực hiện tự chủ tài chính của đơn vị và quy định của pháp luật.

- Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế theo Quyết định 1698/QĐ-UBND ngày 19/5/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch 213/KH-UBND ngày 8/8/2022 về triển khai thực hiện Đề án.

- Phối hợp hướng dẫn các đơn vị trong ngành y tế triển khai thực hiện kế hoạch tuyển dụng viên chức y tế hàng năm.

5.3. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành có liên quan tham mưu với UBND Thành phố cân đối, bố trí ngân sách đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây mới các Bệnh viện thuộc dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đảm bảo tiến độ.

- Quan tâm bố trí kinh phí hàng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sử dụng đúng các quy định hiện hành.

- Tham mưu cho UBND Thành phố thủ tục tiếp nhận tài sản công, bàn giao tài chính từ các bệnh viện bộ, ngành Trung ương về Thành phố quản lý theo quy định.

- Trên cơ sở Kế hoạch được UBND Thành phố phê duyệt, hàng năm căn cứ khả năng cân đối ngân sách cấp Thành phố, Sở Tài chính phối hợp Sở Y tế và các đơn vị liên quan báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp để triển khai thực hiện theo quy định.

5.4. Sở Kế hoạch & Đầu tư

- Tham mưu, đưa kế hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Thành phố. Phối hợp với Sở Tài chính đảm bảo nguồn ngân sách của tỉnh để thực hiện kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Văn hóa - Xã hội thành phố Hà Nội tham mưu, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố phê duyệt bổ sung các dự án đầu tư xây dựng vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Thành phố.

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu với UBND Thành phố bố trí ngân sách đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây mới các Bệnh viện thuộc dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đảm bảo tiến độ.

5.5. Các Sở, ban, ngành Thành phố:

- Các Sở, ban, ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi kế hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế của Thành phố tới đội ngũ cán bộ, nhân viên và toàn thể nhân dân.

- Phối hợp tham mưu cho UBND Thành phố tiếp nhận các bệnh viện bộ, ngành Trung ương về Thành phố quản lý theo quy định.

- Công an Thành phố phối hợp thẩm tra tiêu chuẩn chính trị cho cán bộ ngành y tế phục vụ công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo quy định.

- Đề nghị Ban Tổ chức Thành ủy quan tâm tới công tác đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, các Sở, ngành ưu tiên các khóa đào tạo về quản lý nhà nước, công nghệ thông tin,... cho ngành y tế nhằm đáp ứng công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế Thủ đô.

5.6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Phối hợp với Sở Y tế quản lý, hướng dẫn các cơ sở y dược tư nhân trên địa bàn tham gia khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân theo đúng các quy định hiện hành.

- Phối hợp với ngành Y tế thực hiện các giải pháp thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lực lượng y tế trong và ngoài công lập, lực lượng y tế thôn bản, cộng tác viên y tế, dân số và các lực lượng khác (nếu có).

- Thực hiện đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng cho tuyến y tế cơ sở theo phân cấp của thành phố đảm bảo duy trì Tiêu chí quốc gia về y tế cơ sở, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng cộng tác viên, y tế thôn và các lực lượng khác tại tuyến cơ sở phối hợp với ngành y tế tham gia công tác phòng chống dịch, truyền thông giáo dục sức khỏe và các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại cộng đồng.

Trên đây là Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ (6 tháng, hàng năm) báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện (qua Sở Y tế) để tổng hợp./.


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các ban: KT-NS, VH-XH HĐND TP;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP; các PCVP; Phòng KGVX, KT, TH3.
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Sơn

PHỤ LỤC 1:

NHÂN LỰC KHỐI Y TẾ CÔNG LẬP

Bảng 1. Nhân lực khối y tế công lập của Thành phố qua các năm:

ĐVT: Người

STT

Năm

2018

2019

2020

2021

1

Bác sỹ

4.714

4.883

5.118

5.070

2

Điều dưỡng

8.823

9.008

9.002

9.161

3

Hộ sinh

1.433

1.446

1.388

1.409

4

Kỹ thuật y

1.161

1.201

1.241

1.300

5

Dược

1.702

1.709

1.722

1.765

6

Cán bộ khác

7.948

7.899

7.671

7.867

Tổng nhân lực

25.781

26.146

26.142

26.572

Bảng 2. Cơ cấu nhân lực khối y tế công lập của Thành phố đến năm 2021:

ĐVT: Người

STT

Chức danh nghề nghiệp

Tổng số

TS, CKII

Ths, CKI

ĐH

Cao đẳng

Trung cấp

Khác

1

Bác sỹ

5.070

456

1.684

2.930

2

Y sĩ

2.005

2.005

3

Điều dưỡng

9.161

61

2.012

5.670

1.418

4

Hộ sinh

1.409

22

120

1.016

251

5

Kỹ thuật y

1.300

39

379

672

210

6

Dược

1.765

10

120

355

938

342

7

Dân số

746

12

198

195

341

8

Cán bộ khác

5.116

4

390

1.882

271

417

2.152

Cộng

26.572

470

2.328

7.876

8.742

4.984

2.152

PHỤ LỤC 2:

NHÂN LỰC KHỐI Y TẾ NGOÀI CÔNG LẬP

Bảng 1. Nhân lực khối y tế ngoài công lập của Thành phố qua các năm:

ĐVT: Người

STT

Năm

2018

2019

2020

2021

1

Bác sỹ

4.261

4.520

4.535

5.030

2

Điều dưỡng

3.054

3.162

4.252

4.755

3

Hộ sinh

1.074

1.109

1.025

1.250

4

Kỹ thuật y

1.342

1.419

1.580

1.680

5

Dược

5.990

7.307

8.983

10.622

6

Cán bộ khác

1.550

1.660

1.575

1.500

Tổng nhân lực

17.271

19.177

21.950

24.837

Bảng 2. Cơ cấu nhân lực khối y tế ngoài công lập đến năm 2021:

ĐVT: Người

STT

Chức danh nghề nghiệp

Tổng số

TS, CKII

Ths, CKI

ĐH

Cao đẳng

Trung cấp

1

Bác sỹ

5.030

440

798

3.792

2

Y sĩ

1.291

1.291

3

Điều dưỡng

4.755

797

1.487

2.471

4

Hộ sinh

1.250

39

172

1.039

5

Kỹ thuật y

1.680

550

460

670

6

Dược

10.622

378

689

5.388

3.380

787

7

Khác

209

1

6

123

39

40

Cộng

24.837

819

1.493

10.689

5.538

6.298

PHỤ LỤC 3:

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA NGÀNH Y TẾ HÀ NỘI

Bảng 1: Số lượng cán bộ được cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ 2018 - 2021

ĐVT: Người

Năm

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Cộng

Trình độ

ĐH

SĐH

ĐH

SĐH

ĐH

SĐH

ĐH

SĐH

ĐH

SĐH

Khối hành chính

2

3

2

3

2

5

0

3

6

14

Trung tâm chuyên khoa

8

11

3

11

8

3

4

4

23

29

Bệnh viện Thành phố

151

286

100

239

135

236

125

217

511

978

Bệnh viện huyện

21

47

61

35

37

35

28

39

147

156

Trung tâm Y tế

148

39

92

40

70

51

67

44

377

174

Tổng số

330

386

258

328

252

330

224

307

1.064

1.351

Bảng 2: số lượng cán bộ được cử đi đào tạo về lý luận chính trị, quản lý nhà nước từ 2018 - 2021

ĐVT: Người

Năm

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Cộng

Lý luận chính trị

441

881

535

272

2.129

Quản lý nhà nước

392

572

352

126

1.442

Tổng số

833

1,453

887

398

3.571

PHỤ LỤC 4:

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIƯỜNG BỆNH ĐẾN 2025 VÀ DỰ KIẾN NHÂN LỰC Y TẾ CẦN BỔ SUNG

TT

Nội dung

Số giường bệnh bổ sung

Hệ số nhân lực tối thiểu

Số lượng nhân lực tối thiểu

1

Chuyển một số bệnh viện thuộc bộ, ngành đóng trên địa bàn về Thành phố quản lý

350

1,2

420

2

Xây mới 09 bệnh viện

3.200

1,2

3.840

3

Nâng cấp, mở rộng các bệnh viện tại 04 huyện nằm trong Đề án phát triển thành quận giai đoạn 2021-2025

810

1,2

972

4

Các bệnh viện ngoài công lập đóng trên địa bàn Hà Nội

344

1,1

378

Cộng:

4.704

5.610


PHỤ LỤC 5:

KHÁI TOÁN KINH PHÍ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Tờ trình số 353/TTr-SYT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Sở Y tế Hà Nội)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Nội dung

Giai đoạn 2022-2025

Dự kiến chia theo năm

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Dự kiến nguồn kinh phí

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số lượng

Kinh phí

Số lượng

Kinh phí

Số lượng

Kinh phí

Ngân sách

Nguồn xã hội hóa (đơn vị, cá nhân)

Ngân sách

Nguồn xã hội hóa (Đơn vị, cá nhân)

Ngân sách

Nguồn xã hội hóa (Đơn vị, cá nhân)

Ngân sách

Nguồn xã hội hóa (Đơn vị, cá nhân)

A

Công tác tuyển dụng

người

4.812

48.120

38.400

9.720

1.604

12.800

3.240

1.604

12.800

3.240

1.604

12.800

3.240

Trong đó

1

Các bệnh viện mới thành lập

người

3.840

10

38.400

38.400

1.280

12.800

1.280

12.800

1.280

12.800

2

Các bệnh viện được nâng cấp

người

972

10

9.720

9.720

324

3.240

324

3.240

324

3.240

B

Công tác đào tạo, bồi dưỡng

470.830

443.706

144.749

298.957

156.725

48.241

83.568

156.725

47.988

83.568

157.361

48.013

125.382

I

Đào tạo dài hạn (chuyên môn)

người

3.400

251.616

18.709

232.907

888

6.228

61.218

888

6.228

61.218

1.624

6.253

104.032

1

Các bệnh viện mới thành lập

người

510

37.976

18.709

19.267

170

6.228

6.414

170

6.228

6.414

170

6.253

-

Tiến sỹ

(3 năm/người x 62 triệu/năm)

người

3

186

558

558

1

186

1

186

1

186

-

Chuyên khoa II (2 năm/người x 62 triệu/năm)

người

100

124

12.400

6.200

6.200

33

2.046

2.046

33

2.046

2.046

34

2.108

2.108

-

Thạc sỹ/Chuyên khoa I (2 năm/người x 37 triệu/năm)

người

257

74

19.018

9.509

9.509

86

3.182

3.182

86

3.182

3.182

85

3.145

3.145

-

Đại học (2 năm/người x 20 triệu/năm)

người

150

40

6.000

3.000

3.000

50

1.000

1.000

50

1.000

1.000

50

1.000

1.000

2

Khối bệnh viện tự chủ

người

2.030

140.660

0

140.660

431

0

30.526

431

0

30.526

1.168

0

79.608

-

Tiến sỹ

(3 năm/người x 62 triệu/năm)

người

30

186

5.580

5.580

10

1.860

10

1.860

10

1.860

-

Chuyên khoa II (2 năm/người x 62 triệu/năm)

người

170

124

21.080

21.080

57

7.068

57

7.068

56

6.944

-

Thạc sỹ/Chuyên khoa I (2 năm/người x 37 triệu/năm)

người

1.200

74

88.800

88.800

207

15.318

207

15.318

786

58.164

-

Đại học (2 năm/người x 20 triệu/năm)

người

630

40

25.200

25.200

157

6.280

157

6.280

316

12.640

3

Khối đơn vị chưa tự chủ

người

840

72.980

0

72.980

280

0

24.278

280

0

24.278

280

0

24.424

-

Tiến sỹ

(3 năm/người x 62 triệu/năm)

người

10

186

1.860

1.860

3

558

3

558

4

744

-

Chuyên khoa II (2 năm/người x 62 triệu/năm)

người

30

124

3.720

3.720

10

1.240

10

1.240

10

1.240

-

Thạc sỹ/Chuyên khoa I (2 năm/người x 37 triệu/năm)

người

300

74

22.200

22.200

100

7.400

100

7.400

100

7.400

-

Bác sỹ hệ liên thông (6 năm/người x 30 triệu/năm)

người

180

180

32.400

32.400

60

10.800

60

10.800

60

10.800

-

Đại học (2 năm/người x 20 triệu/năm)

người

320

40

12.800

12.800

107

4.280

107

4.280

106

4.240

4

Các chuyên ngành được miễn học phí: Lao, Phong, Pháp y, Tâm thần, Giải phẫu bệnh

người

20

0

0

0

0

7

0

0

7

0

0

6

0

0

II

Bồi dưỡng

người

467.430

192.090

126.040

66.050

155.837

42.013

22.350

155.837

41.760

22.350

155.737

41.760

21.350

1

Cao cấp lý luận chính trị (do Thành phố cử)

người

80

38

3.040

3.040

20

1.013

20

760

20

760

2

Trung cấp lý luận chính trị

người

2.000

10

20.000

20.000

700

7.000

700

7.000

600

6.000

3

Quản lý nhà nước

người

1.500

6

9.000

9.000

500

3.000

500

3.000

500

3.000

4

Bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý...(do Thành phố cử)

người

1.500

2

3.000

3.000

500

1.000

500

1.000

500

1.000

5

Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ

Lượt người

450.000

120.000

120.000

150.000

40.000

150.000

40.000

150.000

40.000

6

Đào tạo liên tục cán bộ y tế (đã có Chứng chỉ hành nghề)

người

12.350

3

37.050

37.050

4.117

12.350

4.117

12.350

4.117

12.350

TỔNG CỘNG (A+B)

475.642

491.826

183.149

308.677

158.329

61.041

86.808

158.329

60.788

86.808

158.965

60.813

128.622

Trong đó:

1. Kinh phí từ nguồn xã hội hóa gồm kinh phí của các đơn vị và cá nhân là 308.677 triệu đồng;

2. Kinh phí Thành phố cấp cho các sở, ban, ngành thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng Lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho nhân lực ngành y tế là 6.040 triệu đồng;

3. Kinh phí ngân sách cấp Thành phố cấp cho Sở Y tế:

- Kinh phí cân đối từ kinh phí chi sự nghiệp Y tế, Dân số và gia đình theo định mức là 120.000 triệu đồng;

- Dự kiến xây dựng Đề án đề nghị Thành phố cấp bổ sung kinh phí cho công tác tuyển dụng, đào tạo nhân lực cho các bệnh viện mới thành lập là 57.109 triệu đồng.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 353/KH-UBND ngày 30/12/2022 về phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế Hà Nội giai đoạn 2022-2025 do Thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


402

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.124.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!