ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3302/QĐ-UBND
|
Bà Rịa-Vũng Tàu,
ngày 10 tháng 11 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊA
- VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01
năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa
nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8
năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1479/QĐ-UBND ngày 31 tháng
7 năm 2012 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt Đề án “Phát triển
văn hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến
năm 2020”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao
tại Tờ trình số 113/TTr-SVHTT ngày 29 tháng 9 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện
Đề án phát triển văn hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020.
Điều 2. Giao Sở Văn hóa và Thể thao - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh chủ trì phối hợp
với các Sở, ngành, các tổ chức đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập
kế hoạch cụ thể, chi tiết hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả
Kế hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và
Thể thao, Giám đốc các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ VHTTDL (b/c);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TTr.TU; TTr.HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch và các PCT.UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo tỉnh ủy;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Đài PTTH tỉnh; Báo BR-VT;
- Trung tâm Công báo và Tin học tỉnh;
- Lưu VT-VX3
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Minh Thông
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3302/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 11 năm 2017 của
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển văn hóa
nông thôn" đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8
năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1479/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7
năm 2012 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt Đề án “Phát triển
văn hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2012-2015, định hướng đến
năm 2020”;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề
án phát triển văn hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, như sau:
1. Mục đích
Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển văn hóa nông
thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng,
chính quyền từ tỉnh đến cơ sở về xây dựng văn hóa trong nông thôn, nâng cao chất
lượng xây dựng gia đình văn hóa, thôn/ấp văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc, hoàn thiện và phát huy các thiết chế văn
hóa, thể thao cơ sở đồng thời nâng cao đời sống tinh thần của người dân nông
thôn.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển văn hóa nông
thôn đến năm 2020 với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa”; các kế hoạch, đề án có liên quan đang triển khai thực hiện trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Phát triển văn hóa nông thôn trên cơ sở kế thừa
những kết quả, thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 2012 - 2017. Tiếp tục xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn theo hướng xây dựng nông thôn mới văn
minh, hiện đại, bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với từng địa
bàn, từng dân tộc trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án phát
triển văn hóa nông thôn một cách có hiệu quả, với nhiều giải pháp cụ thể nhằm đạt
được mục tiêu có chất lượng và đúng tiến độ.
- Kế hoạch thực hiện Đề án được triển khai rộng rãi
đến các địa phương trên địa bàn tỉnh theo phương châm phát huy vai trò chủ động
của cộng đồng dân cư là chính. Cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, đoàn thể
đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ; Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu
tư, thu hút các nguồn lực xã hội hóa, huy động nguồn lực toàn xã hội để phát
triển văn hóa nông thôn.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật
và các quy định về văn hóa của người dân ở nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Củng cố, xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng
tổ chức và hoạt động hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để
người dân ở nông thôn nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tham gia hoạt động và
sáng tạo văn hóa.
- Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình
văn hóa, khu dân cư văn hóa. Thực hiện các tiêu chí phát triển văn hóa nông
thôn mới, xây dựng gia đình, cộng đồng nông thôn và môi trường văn hóa nông
thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, tạo nền tảng vững chắc
để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Hoàn thiện xây dựng các thiết chế văn hóa nông
thôn mới, trong đó tập trung xây dựng, nâng cấp 36/45 Trung tâm Văn hóa, Thể
thao - Học tập cộng đồng (giai đoạn 2012 - 2016 đã xây dựng hoàn thiện 19 Trung
tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng cấp xã).
- 35% người dân ở nông thôn tham gia thường xuyên
các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; trong đó có 30% dân số
nông thôn luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- 90% gia đình giữ vững và phát huy danh hiệu gia
đình văn hóa.
- 97,5% thôn, ấp giữ vững và phát huy danh hiệu
thôn, ấp văn hóa. Trong đó có 90% thôn, ấp văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất, hạ
tầng kinh tế - xã hội nông thôn.
- 80% (36 xã) số xã ở các huyện, thành phố đạt tiêu
chuẩn văn hóa nông thôn mới (giai đoạn 2012-2017 đã đạt được 12 xã).
- 85% nông dân được phổ biến pháp luật và các quy định
về văn hoá.
- Phấn đấu 36/45 xã được nâng cấp thư viện, phòng đọc
theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đã thực hiện được 19 xã).
- 90% cán bộ văn hóa thể thao ở nông thôn được đào
tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn.
(Kèm phụ lục chỉ tiêu cụ thể)
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy đảng,
công tác quản lý Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa nông thôn
- Đưa mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa nông
thôn vào Nghị quyết các cấp ủy Đảng, kế hoạch Nhà nước ở cấp xã, huyện, tỉnh để
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
- Chú trọng các hoạt động tham mưu, đề xuất, chỉ đạo,
quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển văn hóa nông
thôn của ngành văn hóa và thể thao và các ngành khác có liên quan.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp để thực hiện mục tiêu phát triển văn
hóa nông thôn trong giai đoạn mới hiện nay.
- Đổi mới phương thức chỉ đạo, triển khai thực hiện
nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn; phương thức tuyên truyền, vận động, tập
hợp người dân ở nông thôn tham gia xây dựng đời sống văn hóa.
- Tổ chức các hoạt động tập huấn nghiệp vụ nâng cao
năng lực cán bộ văn hóa ở nông thôn để tổ chức hoạt động văn hóa nông thôn được
hiệu quả.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển
khai thực hiện Đề án. Hàng năm, các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện,
thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của
Đề án. Kịp thời đánh giá những thuận lợi, khó khăn để báo cáo cấp có thẩm quyền
chỉ đạo thực hiện.
- Tổ chức sơ kết hàng năm và tổng kết các giai đoạn
nhằm rút ra những khó khăn trong quá trình thực tiễn triển khai; khen thưởng kịp
thời cho các cá nhân và tập thể có hoạt động tốt; xây dựng, nhân rộng mô hình
và các điển hình tiên tiến; đề xuất giải pháp để đầu tư phát triển văn hóa nông
thôn.
2. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn
hóa, thôn, ấp văn hóa
- Thực hiện Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 06/9/2017 về
triển khai, thực hiện Quyết định số 2478/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2015 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Truyền thông về phát triển Phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Triển khai thực hiện Quyết định số
308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực
hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Thực hiện các Dự án về phòng, chống tội phạm, ma
túy, tệ nạn xã hội của tỉnh kết hợp với việc thực hiện Phong trào Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa tại các thôn, ấp, khu phố trên địa bàn.
- Hướng dẫn, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho
lực lượng cán bộ văn hóa thể thao cấp huyện, thành phố; cán bộ văn hóa thể thao
các xã; Ban chủ nhiệm các ấp trên địa bàn tỉnh.
- Chấn chỉnh việc thực hiện quy trình, thủ tục xét
và công nhận gia đình văn hóa, thôn, ấp văn hóa, tránh hình thức, chạy theo
thành tích.
- Rà soát, chấn chỉnh hoạt động của Ban Chỉ đạo các
cấp; thực hiện tốt quy chế phối hợp; phân công rõ trách nhiệm của từng tổ chức,
cá nhân trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nội dung kế hoạch,
quy trình thực hiện các hoạt động của Phong trào.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, kịp thời biểu dương
khen thưởng các điển hình tiên tiến; phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các biểu hiện
thiếu trách nhiệm, vi phạm trong việc xét, công nhận các danh hiệu văn hóa,
nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa trên địa bàn.
- Triển khai việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung tiêu
chí về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm trong sản xuất,
chăn nuôi, chế biến và kinh doanh vào tiêu chuẩn bình xét và công nhận các danh
hiệu văn hóa trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
theo Chương trình phối hợp số 90/CTrPH/CP-CTUBTWMTTQVN ngày 30 tháng 3 năm 2016
giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc vận động
và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020.
3. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc
- Ban hành và triển khai thực hiện Quy chế quản lý,
bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa
bàn tỉnh, phát huy hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa tại các xã để giáo dục
truyền thống và phục vụ phát triển du lịch; không để các di tích xuống cấp, mất
mỹ quan, vệ sinh môi trường kém.
- Tập trung sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị
các di tích lịch sử, văn hóa vật thể và phi vật thể; các loại hình văn hóa dân
gian, nghệ thuật cổ truyền có giá trị của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Huy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn, tôn
tạo các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương.
- Coi trọng và tổ chức thực hiện các chương trình về
bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp; xây dựng và phát triển
những giá trị mới về văn hóa, đặc biệt chú trọng hỗ trợ phát triển. Quan tâm
khuyến khích việc truyền dạy cách giữ gìn, bảo tồn, phát huy và sử dụng nhạc cụ
đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số nhất là dân tộc Chơro.
- Triển khai Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ
thuật Đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020.
- Tổ chức tốt các lễ hội dân gian, lễ hội văn hóa,
thể thao, tại các địa phương nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân
dân và phục vụ phát triển du lịch tại địa phương.
4. Hoàn thiện hệ thống thiết chế và hoạt động
văn hóa, thể thao ở nông thôn
- Tập trung triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về xây dựng, hoàn thiện, và phát triển hệ
thống thiết chế văn hóa cơ sở cấp xã.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số
06/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về
ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Học
tập cộng đồng các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Hàng năm, chủ động xây dựng kế hoạch và kinh phí
hoạt động thường xuyên, đảm bảo cho ổn định cho hoạt động văn hóa, hoạt động của
các thiết chế văn hóa thể thao ở các xã.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Trung tâm Văn hóa,
Thể thao - Học tập cộng đồng đạt chuẩn theo quy định.
- Rà soát cơ sở vật chất tại Trung tâm văn hóa, Thể
thao - Học tập cộng đồng, nhà văn hóa, khu thể thao để có giải pháp hỗ trợ
trang thiết bị sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho các xã thực hiện
Đề án Phát triển văn hóa nông thôn và đang xây dựng xã Nông thôn mới.
- Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ cho cán bộ quản lý văn hóa cấp xã; thực hiện chính sách đãi ngộ, phụ cấp
chuyên trách và bán chuyên trách theo quy định đối với cán bộ văn hóa tại Trung
tâm Văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng xã; cán bộ nghiệp vụ có chuyên môn về
văn hóa, thể thao được hợp đồng và hưởng thù lao theo quy định; thường xuyên
quan tâm đến đội ngũ cán bộ các thôn, ấp để họ yên tâm cống hiến nhiều hơn cho
địa phương;
5. Tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động
văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao ở nông thôn
- Tăng cường các hoạt động sáng tác và phổ biến các
tác phẩm văn hóa - nghệ thuật, các chương trình tuyên truyền về đề tài nông
nghiệp, nông dân, nông thôn để phục vụ nhân dân vùng nông thôn thường xuyên
hơn.
- Các đơn vị sự nghiệp văn hóa của tỉnh Đoàn ca múa
nhạc tỉnh, Trung tâm Văn hóa tỉnh, Thư viện tỉnh, Trung tâm huấn luyện thi đấu
thể dục thể thao tổ chức các văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao tại Trung
tâm Văn hóa, Thể thông tin- Thể thao, Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Học tập cộng
đồng phục vụ nhân dân nông thôn, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các
dân tộc thiểu số.
- Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao các huyện,
Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Học tập cộng đồng các xã xây dựng kế hoạch tổ chức
tốt các hoạt động văn hóa, thể thao, liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng, hội
thi các môn thể thao, các môn thể thao dân tộc ở nông thôn.
- Tạo điều kiện để người dân ở nông thôn tham gia
sáng tạo, bảo tồn và truyền dạy các loại hình văn hóa văn nghệ dân gian truyền
thống;
- Củng cố hoạt động thư viện cơ sở, có hình thức
phù hợp, ứng dụng khoa học - công nghệ và các phương tiện truyền thông mới để
phát huy văn hóa đọc gắn với hệ thống giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp tại
các xã.
6. Tăng cường nguồn lực phát triển văn hóa nông
thôn
- Ngân sách tỉnh, huyện, xã hỗ trợ xây dựng nhà văn
hóa, khu thể thao xã; ưu tiên xã, thôn, ấp ở những vùng khó khăn, vùng sâu,
vùng xa và các vùng dân tộc thiểu số.
- Tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hoá, khuyến
khích và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng
các cơ sở hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn nông thôn
theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ; Nghị
định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội
hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể
thao, môi trường và Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của Hội đồng
nhân dân tỉnh ban hành một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục, thể thao, môi
trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Xây dựng chính sách khuyến khích, tạo điều kiện
cho cán bộ làm văn hóa ở cơ sở yên tâm công tác; xây dựng quy hoạch đội ngũ cán
bộ làm công tác văn hóa từ tỉnh đến cơ sở đủ số lượng và chất lượng.
- Mở rộng công tác liên kết với các trường đại học,
các cục, vụ, viện nhằm đa dạng hóa các hình thức đào tạo nguồn nhân lực trong
các lĩnh vực văn hóa. Đào tạo chuyên môn cho cán bộ văn hóa các cấp, chú trọng
đào tạo cán bộ văn hóa xã. Mở các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ
văn hóa về các lĩnh vực quản lý văn hóa cơ sở.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí triển khai thực hiện Đề án phát triển
văn hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến 2020 do ngân sách tỉnh bố trí.
Dự toán kinh phí thực hiện các nội dung và giải
pháp thực hiện như sau: (theo phụ lục chi tiết đính kèm)
* Năm 2018: 3.771.945.000 đồng
* Năm 2019: 3.655.945.000 đồng
* Năm 2020: 3.847.915.000 đồng
Tổng kinh phí thực hiện đến năm 2020:
11.275.805.000 đồng
(Mười một tỷ, hai trăm bảy mươi lăm triệu, tám
trăm lẻ năm nghìn đồng)
- Khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
tham gia xã hội hóa để đầu tư xây dựng các cơ sở hoạt động văn hóa, thể thao trên
địa bàn nông thôn.
- Hàng năm, UBND các huyện, thành phố căn cứ vào nội
dung hoạt động của Đề án để lập dự toán kinh phí triển khai thực hiện đề án.
Trên cơ sở các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và dự toán triển khai thực hiện
Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn trên địa bàn; sau khi được cơ quan có thẩm
quyền của tỉnh xem xét chấp thuận; căn cứ nguồn kinh phí ngân sách được phân bổ
hàng năm của Đề án được phê duyệt, tỉnh phân bổ cho các địa phương quản lý sử dụng
các hạng mục như sau:
+ Xây dựng Pano tuyên truyền trên địa bàn xã;
+ Mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa,
thể thao xã;
+ Mua sắm trang thiết bị sinh hoạt văn hóa, thể
thao và thư viện cho nhà văn hóa thôn, ấp.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa và Thể thao - Cơ quan thường trực
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan
thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
kết hợp với thực hiện đẩy mạnh việc thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh”. Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình
văn hóa; thôn, ấp văn hóa và các hệ thống thiết chế văn hóa cùng các hoạt động
văn hóa, thể thao phục vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Tổ chức các chương trình hoạt động văn hóa, tuyên
truyền phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao ở cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tập
trung hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của
Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Học tập cộng đồng cấp xã.
- Cụ thể hóa các tiêu chí phát triển văn hóa nông
thôn cấp xã để triển khai thực hiện đạt hiệu quả.
- Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức,
cá nhân trên địa bàn tham gia xã hội hóa bằng việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí ở vùng nông thôn.
- Phối hợp UBND các huyện, thành phố cùng các sở,
ban, ngành có liên quan trong việc góp ý xây dựng Trung tâm Văn hóa, Thể thao -
Học tập cộng đồng đối với các địa phương được đầu tư xây dựng mới.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá
kết quả triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.
- Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kế hoạch triển khai
thực hiện Đề án phát triển văn hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm
2020 hàng năm. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm từ thực tiễn
để tiếp tục tham mưu UBND tỉnh bổ sung nội dung trong quá trình triển khai thực
hiện Đề án.
2. Sở Tài chính
Thẩm định dự toán và báo cáo đề xuất UBND tỉnh bố
trí kinh phí thực hiện đồng thời phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị huy động
các nguồn lực xã hội hóa về văn hóa, thể thao để phát triển văn hóa nông thôn.
3. Sở Kế hoạch - Đầu tư
Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND
tỉnh bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất văn hóa theo Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tiếp tục xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc
trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản liên quan về xây dựng xã nông
thôn mới để làm cơ sở phát triển văn hóa nông thôn.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp UBND các huyện, thành phố lập quy hoạch,
chọn quỹ đất để đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao cấp xã trên địa
bàn tỉnh bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu của đề án.
- Rà soát, xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc
tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan về môi trường làm cơ sở để
xây dựng và phát triển môi trường văn hóa ở nông thôn.
6. Sở Nội vụ
- Sở Nội vụ phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao
tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản về tổ chức bộ máy, tổ chức nhân sự,
chính sách, chế độ đối với đội ngũ cán bộ hoạt động trong hệ thống các thiết chế
văn hóa, thể thao cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể,
cá nhân có thành tích trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” trên địa bàn tỉnh theo quy định.
7. Sở Thông tin - Truyền thông
Hướng dẫn các cơ quan báo chí, phát thanh và truyền
hình ở địa phương tăng cường các chương trình, chuyên mục về phát triển văn hóa
nông thôn, xây dựng xã văn hóa nông thôn mới đồng thời thường xuyên cập nhật,
giới thiệu kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình và các mô hình tiêu biểu,
tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới cũng như tham gia phát triển văn hóa
nông thôn trên địa bàn tỉnh.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
và các tổ chức đoàn thể của tỉnh
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao để chỉ đạo thực
hiện nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới,
đô thị văn minh” để tạo nền tảng cho việc xây dựng và phát triển văn hóa nông
thôn trên địa bàn tỉnh.
9. Hội Nông dân
Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu
quả Phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” vận động Hội viên làm lực lượng
nòng cốt trong thực hiện Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa” ở nông thôn.
10. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Hội liên hiệp phụ nữ chỉ đạo thực hiện hiệu quả các
Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh
phúc”; Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Tiếp tục triển khai tốt
các mô hình thông qua sinh hoạt, tổ, nhóm, câu lạc bộ, tuyên truyền vận động hội
viên thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
góp phần đời sống văn hóa ở nông thôn.
11. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Xây dựng, triển khai các chương trình hành động thiết
thực, các phong trào của thanh niên nhằm vận động Đoàn viên thanh niên thực hiện
nhiều công trình thanh niên “Thi đua xây dựng nông thôn mới và xây dựng gia
đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, xã văn hóa nông thôn mới”.
12. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về việc triển
khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến
năm 2020 trên Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh. Thực hiện các phóng sự, tin
bài phản ánh các hoạt động thực hiện Đề án tại cơ sở.
13. Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Thực hiện các chuyên trang, chuyên mục, các tin,
bài tuyên truyền về các hoạt động triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa
nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 trên Báo Bà Rịa - Vũng Tàu.
14. Các tổ chức, đoàn thể khác có liên quan
Các tổ chức đoàn thể trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động phối hợp với Sở Văn hóa và Thể
thao xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa nông thôn; tăng
cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật và phổ biến kiến thức khoa
học - kỹ thuật về nông nghiệp và vận động hội viên ở nông thôn tích cực tham
gia thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở nông
thôn.
15. Ủy ban nhân dân các huyện Long Điền, Đất Đỏ,
Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành và thành phố Bà Rịa
- Căn cứ kế hoạch thực hiện Đề án phát triển văn
hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, xây dựng kế hoạch thực hiện
Đề án trên từng địa bàn.
- Hằng năm có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện
Đề án trên địa bàn, đồng thời định kỳ báo cáo kết quả thực hiện và tổ chức sơ kết,
tổng kết để kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm, giới thiệu gương điển hình tiên
tiến trong thực hiện Đề án hàng năm trên địa bàn.
- Thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế
văn hóa nông thôn; chỉ đạo các xã ưu tiên quỹ đất công để xây dựng, hoàn thiện
Trung tâm Văn hoá, Thể thao - Học tập cộng đồng xã bảo đảm đạt chuẩn theo quy định.
- Chỉ đạo công tác quy hoạch, xây dựng, triển khai
thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 về tiêu chí số 6 (Cơ sở vật chất)
và tiêu chí số 16 (tiêu chí về văn hóa) trong Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh.
- Cân đối ngân sách hàng năm để hỗ trợ, đầu tư từ
ngân sách nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung, mục tiêu xây dựng và phát triển
văn hóa nông thôn. Lập dự toán kinh phí, chọn xã điểm để tập trung đầu tư cho
Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Học tập cộng đồng và Khu thể thao xã theo đúng mục
tiêu của Đề án.
- Vận động, khuyến khích các cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp trên địa bàn tham gia đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động
văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí trên địa bàn nông thôn.
- Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển
văn hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, UBND tỉnh phân cấp cho
các huyện, thành phố một số nội dung như sau:
Hàng năm, các huyện, thành phố thực hiện Đề án phát
triển văn hóa nông thôn xây dựng kế hoạch và lập dự toán triển khai thực hiện Đề
án phát triển văn hóa nông thôn trên địa bàn gửi về Sở Văn hóa và Thể thao - cơ
quan thường trực Ban Chỉ đạo Phong trào “TDĐKXDĐSVH” tỉnh xem xét chấp thuận;
căn cứ nguồn kinh phí ngân sách được phân bổ hàng năm của Đề án được UBND tỉnh
phê duyệt, Sở Văn hóa và Thể thao phân bổ kinh phí của cho các địa phương quản
lý sử dụng và quyết toán các hạng mục như sau:
+ Xây dựng Pano tuyên truyền trên địa bàn xã;
+ Mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa,
thể thao xã;
+ Mua sắm trang thiết bị sinh hoạt văn hóa, thể
thao và thư viện cho nhà văn hóa thôn, ấp.
VII. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Năm 2018
- Triển khai thực hiện các nội dung thực hiện của kế
hoạch gắn với thực hiện các mục tiêu cụ thể chú ý đến hiệu quả, chất lượng của
từng nhiệm vụ;
- Tổ chức tập huấn và phát hành tài liệu hướng dẫn
thực hiện Đề án phát triển văn hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm
2020;
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện đề
án: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua hoạt động
thông tin lưu động, cụm pa nô, tờ rơi, tài liệu tuyên truyền;
- Phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến
hành khảo sát để có phương án hỗ trợ các trang thiết bị sinh hoạt văn hóa và Thể
dục thể thao, Thư viện... chủ yếu cho các xã, thôn, ấp thực hiện Đề án đang xây
dựng xã Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện đề án tại cơ
sở.
2. Năm 2019 - 2020
- Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung hoạt động
nhằm củng cố và nâng cao tỷ lệ các chỉ tiêu đạt được trong giai đoạn từ năm
2012 đến năm 2017. Phấn đấu đạt được các tiêu chí về xây dựng văn hóa nông thôn
mới cấp xã theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Tiếp tục triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận
động nâng cao hiệu quả hoạt động của Đề án.
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và
nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa xã hội, cán bộ thôn, ấp, khu phố. Đồng
thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện xây dựng
đời sống văn hóa ở nông thôn.
- Tổ chức Hội thảo về công tác xây dựng xã đạt chuẩn
văn hóa nông thôn mới.
- Tổ chức tổng kết thực hiện Đề án phát triển văn
hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 theo chỉ đạo của Trung ương.
Trên đây là kế hoạch thực hiện Đề án phát triển văn
hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, đề nghị các Sở, ngành, các
đoàn thể có liên quan, UBND các huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện./.
BẢNG TỔNG HỢP
CÁC CHỈ TIÊU ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NÔNG THÔN TỈNH BÀ
RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020
(Theo Quyết định số 3302 ngày 10/11/2017 của UBND tỉnh)
STT
|
Nội dung chỉ
tiêu
|
ĐVT
|
Năm 2016 (%)
|
Ước thực hiện
năm 2017 (%)
|
Năm 2018 (%)
|
Năm 2019 (%)
|
Năm 2020 (%)
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
1
|
TTVH-HTCĐ, Khu thể thao xã đạt chuẩn theo quy định
của Bộ VHTTDL
|
Cái
|
44,18
|
50
|
60
|
70
|
80
|
2
|
Nhà văn hoá-Khu thể thao thôn, ấp đạt chuẩn theo
quy định của Bộ VHTTDL
|
Cái
|
81,97
|
82
|
83
|
84
|
85
|
3
|
Người dân ở nông thôn tham gia thường xuyên các
hoạt động VH-VN; TD-TT
|
người
|
31,24
|
32
|
33
|
34
|
35
|
4
|
Người dân nông thôn luyện tập TDTT thường xuyên
|
người
|
25
|
26
|
27
|
28
|
30
|
5
|
Hộ gia đình giữ vững và phát huy danh hiệu gia
đình văn hóa.
|
Hộ
|
85,20
|
87
|
88
|
89
|
90
|
6
|
Thôn, ấp giữ vững và phát huy danh hiệu thôn, ấp
văn hóa.
|
Thôn/ấp
|
95,36
|
96
|
96,5
|
97
|
97,5
|
7
|
Xây dựng thôn, ấp văn hóa đạt chuẩn CSVC, hạ tầng
KT-XH nông thôn
|
Thôn/ấp
|
71,88
|
75
|
80
|
85
|
90
|
8
|
Xây dựng xã đạt tiêu chuẩn văn hóa nông thôn mới.
|
Xã
|
20
|
30
|
50
|
70
|
80
|
9
|
Nông dân được phổ biến pháp luật và các quy định
về văn hoá
|
người
|
81,84
|
82
|
83
|
84
|
85
|
10
|
Cán bộ VHTT ở nông thôn được đào tạo, bồi dưỡng,
tập huấn nghiệp vụ chuyên môn
|
người
|
84,36
|
86
|
87
|
88
|
90
|
Ghi chú:
,8: chỉ tiêu tính theo 36 xã thực hiện Nông thôn mới
5,6: tính trên 45 xã thực hiện đề án
TỔNG HỢP KINH PHÍ
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG
TÀU ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 3302/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
STT
|
Nội dung hoạt động
|
ĐVT
|
Số lượng
|
Đơn giá
|
năm 2018
|
năm 2019
|
năm 2020
|
Căn cứ pháp lý
|
I
|
Tổ chức Hội nghị tập huấn cho cán bộ cơ sở
thôn, ấp
|
|
|
|
148,620,000
|
148,620,000
|
148,620,000
|
|
1
|
Hội trường
|
Ngày
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
TT HCCT tỉnh
|
2
|
Cắt font chữ
|
m2
|
24
|
80,000
|
1,920,000
|
1,920,000
|
1,920,000
|
Thanh toán thực tế
|
2
|
Trang trí hoa tươi hội trường
|
lần
|
1
|
1,000,000
|
1,000,000
|
1,000,000
|
1,000,000
|
Thanh toán thực tế
|
4
|
Băng rôn chào mừng
|
cái
|
1
|
500,000
|
500,000
|
500,000
|
500,000
|
Thanh toán thực tế
|
5
|
Nước uống
|
người
|
400
|
20,000
|
8,000,000
|
8,000,000
|
8,000,000
|
TT 40/2017/TT-BTC
|
6
|
Tài liệu tập huấn
|
cuốn
|
400
|
25,000
|
10,000,000
|
10,000,000
|
10,000,000
|
Thanh toán thực tế
|
7
|
Báo cáo viên
|
Buổi
|
6
|
500,000
|
3,000,000
|
3,000,000
|
3,000,000
|
TT 139/2010/TT-BTC
|
8
|
Ban tổ chức lớp (6 người x 2 ngày)
|
Người
|
12
|
350,000
|
4,200,000
|
4,200,000
|
4,200,000
|
TT
14/2014/TTLT-BTC-BTP
|
9
|
Hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho đại biểu không hưởng
lương (400 người x 2 ngày)
|
Người
|
800
|
150,000
|
120,000,000
|
120,000,000
|
120,000,000
|
TT 40/2017/TT-BTC
|
II
|
Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ hoạt động văn
hóa, thể dục thể thao xã
|
Xã
|
18
|
100,000,000
|
1,800,000,000
|
1,800,000,000
|
1,800,000,000
|
Thẩm định giá
|
III
|
Hỗ trợ trang thiết bị sinh hoạt văn hóa, thể
thao và thư viện cho Nhà văn hóa thôn, ấp
|
Thôn/ấp
|
6
|
100,000,000
|
600,000,000
|
600,000,000
|
600,000,000
|
Thẩm định giá
|
IV
|
Công tác tuyên truyền
|
|
|
|
1,140,000,000
|
1,024,000,000
|
1,084,000,000
|
|
1
|
In tài liệu tuyên truyền về thực hiện xây dựng
văn hóa nông thôn mới
|
|
|
|
116,000,000
|
|
|
|
1.1
|
Sách tài liệu nghiệp vụ về XD VHNT (350 trang; in
offset 04 màu, giấy C250gsm cán màng, ruột, in 1 màu đen, giấy fort 80 gsm khổ
A5)
|
Cuốn
|
1,000
|
110,000
|
110,000,000
|
|
|
Thanh toán thực tế
|
1.2
|
Biên soạn, thiết kế, trình bày
|
|
1
|
1,500,000
|
1,500,000
|
|
|
TTLT
14/2014/TTLT-BTC-BTP
|
1.3
|
Phí xuất bản tài liệu
|
Trang
|
300
|
15,000
|
4,500,000
|
|
|
TT 214/2016/TT-BTC
|
2
|
Biểu diễn tuyên truyền lưu động phục vụ xây dựng
xã văn hóa nông thôn mới hàng năm
|
Chương trình
|
2
|
50,000,000
|
100,000,000
|
100,000,000
|
100,000,000
|
Hợp đồng
|
3
|
Tuyên truyền trên Đài Phát thanh Truyền hình về
Phong trào Xây dựng xã văn hóa nông thôn mới
|
15 phút/ chương
trình
|
12
|
20,000,000
|
240,000,000
|
240,000,000
|
240,000,000
|
Hợp đồng
|
4
|
Xây dựng Cụm Panô tuyên truyền: 01 tấm/xã/năm
|
Tấm
|
18
|
38,000,000
|
684,000,000
|
684,000,000
|
684,000,000
|
Thẩm định giá
|
5
|
Thực hiện phim phóng sự về Đề án Phát triển Văn
hóa nông thôn đến năm 2020
|
|
|
|
|
|
60,000,000
|
Hợp đồng khoán
|
V
|
Tổ chức Sơ kết công tác triển khai đề án hàng
năm
|
|
|
|
27,325,000
|
27,325,000
|
27,325,000
|
|
1
|
Hội trường
|
Ngày
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Trung tâm HCCT tỉnh
|
2
|
Cắt chữ, trang trí hoa tươi hội trường
|
Lần
|
1
|
2,000,000
|
2,000,000
|
2,000,000
|
2,000,000
|
Thanh toán thực tế
|
3
|
Băng rôn tuyên truyền
|
Cái
|
1
|
500,000
|
500,000
|
500,000
|
500,000
|
Thanh toán thực tế
|
4
|
Nước uống đại biểu
|
người
|
150
|
40,000
|
6,000,000
|
6,000,000
|
6,000,000
|
TT 40/2017/TT-BTC
|
5
|
Tài liệu hội nghị
|
cuốn
|
150
|
25,000
|
3,750,000
|
3,750,000
|
3,750,000
|
Thanh toán thực tế
|
6
|
Văn phòng phẩm phục vụ hội nghị
|
Lần
|
1
|
2,000,000
|
2,000,000
|
2,000,000
|
2,000,000
|
|
7
|
In thư mời hội nghị + bì thư
|
cái
|
150
|
10,000
|
1,500,000
|
1,500,000
|
1,500,000
|
Thanh toán thực tế
|
8
|
Giữ xe
|
Lần
|
1
|
1,000,000
|
1,000,000
|
1,000,000
|
1,000,000
|
Hợp đồng
|
9
|
Hoa tươi tặng các cá nhân, tập thể được khen thưởng
|
Bó
|
15
|
100,000
|
1,500,000
|
1,500,000
|
1,500,000
|
|
10
|
Khen thưởng Giấy khen Giám đốc Sở
|
|
|
|
|
|
QĐ 57/2014/QĐ-UBND
|
|
Tập thể
|
Đơn vị
|
5
|
780,000
|
3,900,000
|
3,900,000
|
3,900,000
|
|
|
Cá Nhân
|
Người
|
10
|
390,000
|
3,900,000
|
3,900,000
|
3,900,000
|
|
|
Khung, in giấy khen, in tên
|
Giấy
|
15
|
85,000
|
1,275,000
|
1,275,000
|
1,275,000
|
|
VII
|
Tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Đề
án giai đoạn 2016-2020
|
|
|
|
|
|
71,970,000
|
|
1
|
Hội trường
|
Ngày
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
TT HCCT tỉnh
|
2
|
Cắt Font chữ hội trường
|
m2
|
24
|
80,000
|
|
|
1,920,000
|
Thanh toán thực tế
|
3
|
Hoa tươi trang trí hội trường
|
|
1
|
1,000,000
|
|
|
1,000,000
|
Thanh toán thực tế
|
4
|
Gửi xe
|
lần
|
1
|
1,000,000
|
|
|
1,000,000
|
Hợp đồng khoán
|
5
|
Băng rôn chào mừng
|
cái
|
2
|
500,000
|
|
|
1,000,000
|
Thanh toán thực tế
|
6
|
Tài liệu phục vụ hội nghị
|
cuốn
|
300
|
25,000
|
|
|
7,500,000
|
Thanh toán thực tế
|
7
|
Giải khát giữa giờ
|
Người
|
300
|
40,000
|
|
|
12,000,000
|
TT 40/2017/TT-BTC
|
8
|
Văn nghệ chào mừng (20 phút)
|
Chương trình
|
1
|
15,000,000
|
|
|
15,000,000
|
Hợp đồng khoán
|
9
|
Bồi dưỡng báo cáo tham luận tại hội nghị
|
tham luận
|
5
|
200,000
|
|
|
1,000,000
|
|
10
|
Văn phòng phẩm phục vụ hội nghị
|
|
1
|
2,000,000
|
|
|
2,000,000
|
Đơn giá thực tế
|
11
|
Chụp ảnh tư liệu
|
Tấm
|
1
|
1,000,000
|
|
|
1,000,000
|
Đơn giá thực tế
|
12
|
Hoa tươi tặng 15 tập thể và 14 cá nhân điển hình
tiên tiến giai đoạn 2015-2020
|
Bó
|
29
|
100,000
|
|
|
2,900,000
|
Thanh toán thực tế
|
13
|
In thư mời hội nghị + bì thư
|
cái
|
300
|
7,500
|
|
|
2,250,000
|
Thanh toán thực tế
|
14
|
Khen thưởng Giấy khen Giám đốc Sở
|
|
|
|
|
|
|
QĐ 57/2014/QĐ-UBND
|
|
Tập thể
|
Giấy
|
15
|
780,000
|
|
|
11,700,000
|
|
|
Cá nhân
|
Giấy
|
30
|
390,000
|
|
|
11,700,000
|
|
VIII
|
Khảo sát tại Trung tâm Văn hóa 18 xã và 06 ấp
để hỗ trợ trang thiết bị
|
|
|
|
12,000,000
|
12,000,000
|
12,000,000
|
|
1
|
Xăng
|
Lít
|
300
|
20,000
|
6,000,000
|
6,000,000
|
6,000,000
|
Đơn giá thực tế
|
2
|
Phụ cấp lưu trú (5 người x 6 ngày)
|
Ngày
|
30
|
200,000
|
6,000,000
|
6,000,000
|
6,000,000
|
TT 40/2017/TT-BTC
|