Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 149/KH-UBND 2020 bố trí từ ngân sách Chương trình mục tiêu Y tế Dân số Cần Thơ

Số hiệu: 149/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Võ Thị Hồng Ánh
Ngày ban hành: 23/11/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 149/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 23 tháng 11 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHI ĐƯỢC BỐ TRÍ TỪ NGÂN SÁCH CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam; Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2016 về việc phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ strong tình hình mới; Công văn số 3033/BYT-KHTC ngày 02/6/2020 của Bộ Y tế về việc xây dựng kế hoạch và bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chi đã được bố trí từ ngân sách CTMT Y tế - Dân số cho giai đoạn 2021-2025. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ chi được bố trí từ ngân sách Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao chất lượng hệ thống y tế thành phố Cần Thơ từ nay đến năm 2025 theo hướng công bằng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của Nhân dân trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.

2. Yêu cầu

a) Chủ động trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn, thích ứng sự phát triển kinh tế xã hội, sự thay đổi của môi trường, dịch bệnh.

b) Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện trong việc thực hiện, kiểm tra, giám sát.

c) Kịp thời cập nhật nội dung các hoạt động và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch đúng quy định.

d) Quy định cụ thể nhiệm vụ tương ứng cho từng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và yêu cầu chủ động thực hiện; nêu cao trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ để đạt hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Chủ động phòng, chống dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời khống chế không đdịch lớn xảy ra. Giảm tỷ lệ mắc, tử vong ở một số bệnh truyền nhiễm nguy him, tăng cường quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến, bệnh tật lứa tuổi học đường bảo đảm sức khỏe cộng đồng. Nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát an toàn thực phm. Bảo đảm cung cấp máu, an toàn truyền máu và phòng, chống hiệu quả một số bệnh lý huyết học. Khng chế và giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng nhằm giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đưa mức sinh chung của thành phố về mức sinh thay thế, hạn chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, cải thiện tình trạng dinh dưng, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và truyền thông y tế.

2. Mục tiêu cụ thể: theo từng hoạt động.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Hoạt động phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến

a) Mục tiêu đến năm 2025

+ Tỷ lệ mắc bệnh lao ≤ 140 ca/100.000 dân.

+ Duy trì 100% bệnh nhân phong dị hình tàn tật được chăm sóc y tế, trong đó 100% bệnh nhân tàn tật nặng được phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng; 90% số quận, huyện trong vùng dịch tễ lưu hành đạt 04 tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong tuyến huyện.

+ Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/1000.000 dân <120 ca. Khống chế tỷ lệ chết/mắc do sốt xuất huyết <0,09%.

+ 100% Trạm y tế thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm.

+ 40% số người mắc ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng được phát hiện giai đoạn sớm; 80% cán bộ y tế hoạt động trong dự án được đào tạo nâng cao nghiệp vụ về phòng chống ung thư.

+ 50% số người bị tăng huyết áp ước lượng trong cộng đồng được phát hiện sớm; >25% số người phát hiện bệnh được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

+ 50% sngười bị đái tháo đường ước lượng trong cộng đồng được phát hiện; >30% số người được phát hiện bệnh được quản lý, điều trị theo hướng dn chuyên môn.

+ 35% sngười mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát hiện ở giai đoạn sớm trước khi có biến chứng; 35% số người đã phát hiện bệnh được điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

+ 35% số người bệnh hen phế quản được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm trước khi có biến chứng.

+ 100% trường học được hướng dẫn tổ chức các hoạt động y tế trường học theo quy định. 100% các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học trên địa bàn có tổ chức khám sức khỏe (tối thiểu 1 lần/năm) và lập sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh; ≥70 % trường mu giáo, tiu học có khám răng cho học sinh; 100% trường tiểu học triển khai chải răng và súc miệng hàng tuần với dung dịch NaF 0,2%.

b) Nội dung hoạt động

- Hoạt động phòng, chng lao

+ Tăng cường năng lực xét nghiệm và X - quang phổi, bảo đảm chất lượng theo quy định.

+ Triển khai các can thiệp tích cực, phát hiện chủ động, chẩn đoán sớm và quản lý bệnh nhân lao, lao kháng thuốc, bảo đảm chất lượng điều trị, tăng tỷ lệ điều trị thành công, giảm tỷ lệ thất bại, bỏ điều trị, chết.

+ Sàng lọc lao cho trẻ tiếp xúc nguồn lây bng chiến dịch 2X,

+ Cung ứng đủ thuốc chống lao hàng 1 và hàng 2.

+ Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống lao.

+ Giám sát chuyên môn, hiệu quả hoạt động phòng chống lao tại các tuyến, tăng cường áp dụng hệ thng thông tin điện tử trong quản lý dữ liệu và quản lý chương trình.

- Hoạt động phòng, chng phong

+ Tchức khám phát hiện và đa hóa trị liệu cho bệnh nhân phong mới.

+ Phòng chống tàn tật, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng cho bệnh nhân phong.

+ Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống phong.

+ Giám sát chuyên môn hoạt động phòng chng phong ở địa phương.

+ Tổ chức loại trừ bệnh phong ở tuyến huyện.

- Hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết

+ Giám sát dịch tễ tại các địa bàn trọng điểm.

+ Đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống sốt xuất huyết.

+ Dự trữ, hỗ trợ vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống sốt xuất huyết cho các địa phương có dịch bùng phát.

- Hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần

+ Quản lý, điều trị và phục hồi chức năng cho các bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm đã được phát hiện ở giai đoạn trước.

+ Phát hiện, lập hồ sơ điều trị, quản lý, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm mới.

+ Triển khai trầm cảm 3 xã/ phường mới với khoảng 100 bệnh nhân ở mỗi xã/phường

+ Đào tạo, tập huấn chuyên môn phát hiện, quản lý, điều trị và phục hồi chức năng bệnh nhân tâm thần.

+ Giám sát chuyên môn hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần.

- Hoạt động phòng, chống ung thư

+ Duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu, phần mềm chuyên biệt ghi nhận ung thư do tổ chức Nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC) cung cấp.

+ Tổ chức khám sàng lọc ung thư tại cộng đồng.

+ Đào tạo tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh ung thư.

+ Triển khai các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư.

+ Giám sát chuyên môn hoạt động phòng, chống ung thư.

+ Hướng dẫn phòng, chống bệnh ung thư, các yếu tố nguy cơ cho người bệnh và cộng đồng.

- Hoạt động phòng, chống bệnh tim mạch

+ Nghiên cứu, đào tạo tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh tim mạch.

+ Sàng lọc phát hiện sớm, quản lý người bệnh tăng huyết áp.

+ Xây dựng, triển khai mô hình ghi nhận, quản lý người bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Tổ chức mô hình sinh hoạt câu lạc bộ cho người bệnh tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

- Hoạt động phòng, chống bệnh đái tháo đường và phòng, chống các rối loạn do thiếu Iốt

+ Điều tra, giám sát dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các rối loạn do thiếu Iốt, chất lượng gia vị mn chứa Iốt trên địa bàn thành phố.

+ Phát hiện sớm người mắc bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường để áp dụng các biện pháp quản lý, điều trị.

+ Nghiên cứu, đào tạo tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh đái tháo đường và phòng, chống các rối loạn do thiếu Iốt.

+ Nâng cao năng lực hệ thống phòng xét nghiệm Iốt tại tuyến thành phố.

- Hoạt động phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản (viết tt la BPTNMT&HPQ)

+ Sàng lọc phát hiện sớm, quản lý người bệnh mắc BPTNMT&HPQ.

+ Tổ chức mô hình sinh hoạt câu lạc bộ cho người bệnh mắc BPTNMT&HPQ ở bệnh viện tại các tuyến để nâng cao kiến thức của người bệnh.

- Hoạt động y tế trường học

+ Thực hiện các hoạt động giáo dục sức khỏe, thay đổi hành vi về phòng, chống bệnh, tật lứa tuổi học đường cho học sinh.

+ Thực hiện các hoạt động dự phòng, phát hiện sớm nguy cơ, tư vấn, chăm sóc, quản lý sức khỏe học sinh; triển khai khám chuyên khoa, phát hiện các bệnh, tật thường gặp ở lứa tuổi học đường.

+ Triển khai các hoạt động cho học sinh tự phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe học đường.

+ Giám sát chuyên môn định kỳ.

+ Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh, tật lứa tuổi học đường.

2. Tiêm chủng mở rộng

a) Mục tiêu đến năm 2025

+ Bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trem dưới 1 tuổi hàng năm đạt ≥ 95%.

+ Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi và trin khai một số vắc xin mới.

b) Nội dung hoạt động

- Duy trì công tác tiêm chủng mở rộng và tổ chức các chiến dịch tiêm chủng.

- Mua và cung ứng đủ vc xin, vật tư tiêm chủng đáp ng nhu cầu tiêm chủng cho trẻ em, phụ nữ có thai, nữ trong độ tuổi sinh đẻ và các sinh phẩm, vật tư tiêu hao chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm trong tiêm chủng mở rộng.

- Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn tiêm chủng mở rộng.

- Giám sát chuyên môn tiêm chủng mở rộng.

- Quản lý đối tượng tiêm chủng trên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

3. Dân số và phát triển

a) Mục tiêu đến năm 2025

+ Tuổi thọ bình quân đạt ≥ 76 tuổi, trong đó thời gian sng khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm.

+ Đưa mức sinh chung của thành phố về mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị.

+ 95% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại.

+ Tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh 50%, tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh 85%.

+ Khống chế tỷ số giới tính khi sinh <109 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái.

+ Giảm 50% số người chưa thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn.

+ 100% người cao tuổi có thẻ BHYT, được quản lý sức khỏe, khám chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung.

+ Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi ≤1‰, tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi ≤1,5‰.

+ Tỷ suất chết của người mẹ trong thời gian thai sản trên trẻ đẻ sng ≤18/100.000 trẻ đẻ sống.

+ Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi <20%.

+ Tiếp tục cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ và ở trẻ em dưới 5 tuổi.

b) Nội dung hoạt động

- Hoạt động Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (viết tắt là DS - KHHGĐ)

+ Mua, cung cấp phương tiện tránh thai, giấy thấm, hóa chất, thuốc thiết yếu và vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế, dụng cụ y tế/KHHGĐ, trang thiết bị đào tạo.

+ Hỗ trợ để củng ccơ sở vật chất các kho chứa, bảo quản phương tiện tránh thai, các trung tâm tư vấn và dịch vụ DS - KHHGĐ; các cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ, các cơ sở cung cấp dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tuyến thành phố.

+ Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và nâng cao chất lượng dân số. Củng cố, mở rộng và phát triển dịch vụ sàng lọc, chn đoán trước sinh và sơ sinh. Htrợ người nghèo, người cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại vùng có nguy cơ cao, vùng nhiễm chất độc dioxin thực hiện dịch vụ sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân. Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân; theo dõi, quản lý đối tượng đã sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

+ Can thiệp thay đổi hành vi, tập quán sử dụng dịch vụ DS - KHHGĐ và các loại hình dịch vụ phù hợp với tâm lý, tập quán của người dân tộc thiểu số.

+ Tổ chức can thiệp giảm tình trạng người chưa thành niên, thanh niên mang thai ngoài ý muốn, chú trọng nhà trường, khu công nghiệp, khu chế xuất và các địa bàn đặc thù; củng cố các điểm cung cấp dịch vụ KHHGĐ thân thiện.

+ Duy trì, hoàn thiện hệ thống quản lý phương tiện tránh thai, khai thác và cung cấp thông tin chuyên ngành DS - KHHGĐ.

+ Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh. Khuyến khích cộng đồng, tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách dân số; đưa nội dung chính sách dân svào hương ước, quy ước, vào chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

+ Htrợ người nghèo, người cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại vùng mức sinh cao thực hiện dịch vụ KHHGĐ và xử lý tai biến theo chuyên môn y tế (nếu có). Tư vấn sử dụng, theo dõi, quản lý đối tượng sử dụng các biện pháp tránh thai, KHHGĐ.

+ Đẩy mạnh tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai; xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển.

+ Tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, chú trọng công tác thăm, tư vấn tại hộ gia đình và tư vấn nhóm nhỏ cho các đối tượng khó tiếp cận và địa bàn trọng điểm.

+ Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ DS - KHHGĐ tại các địa bàn trọng điểm, nâng cao nhận thức về mất cân bằng giới tính khi sinh; tổ chức các hoạt động nhân các sự kiện DS - KHHGĐ; tuyên truyền phổ biến, giáo dục về DS - KHHGĐ.

+ Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về DS - KHHGĐ.

+ Xây dựng mô hình các dịch vụ can thiệp về DS - KHHGĐ.

+ Hỗ trợ cộng tác viên thực hiện công tác DS - KHHGĐ.

+ Kiểm tra thực hiện quy định về DS - KHHGĐ: kiểm định, kiểm tra chất lượng phương tiện tránh thai, chất lượng dịch vụ DS - KHHGĐ; quy chuẩn của các cơ sở, điểm cung cấp dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

- Hoạt động phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng

+ Đào tạo nhân viên y tế hướng dẫn tập luyện tại cộng đồng.

+ Xây dựng mô hình phục hồi chức năng tại tuyến y tế cơ sở.

+ Sàng lọc phát hiện khuyết tật và nhu cầu phục hồi chức năng cho người khuyết tật;

+ Mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn của dự án.

- Hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

+ Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn, mô hình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, tại các đơn vị nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe tập trung (Trung tâm dưỡng lão...) cho người cao tuổi.

+ Đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, knăng thực hành cho cán bộ, nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng.

+ Tổ chức khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm ở người cao tuổi.

- Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản

+ Hỗ trợ thực hiện gói dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu toàn diện.

+ Htrợ thiết lập các đơn nguyên sơ sinh và phòng chăm sóc trẻ sơ sinh bằng phương pháp Kangaroo để nuôi dưỡng, điều trị trẻ sơ sinh bệnh lý, trẻ sơ sinh nhẹ cân non tháng.

+ Triển khai các can thiệp chăm sóc sức khỏe trẻ em dựa vào cộng đồng.

+ Sàng lọc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục; phát hiện sớm, điều trị các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung theo kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung.

- Hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em

+ Hướng dẫn thực hành kỹ thuật chế biến thức ăn và chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưng hoặc thừa cân béo phì; xây dựng mô hình phòng, chống suy dinh dưỡng đặc thù cho từng vùng.

+ Tổ chức các chiến dịch bổ sung vitamin A, chiến dịch phòng, chống suy dinh dưỡng.

+ Cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội, vùng cần được hỗ trợ khẩn cấp về dinh dưỡng.

4. An toàn thực phẩm

a) Mục tiêu đến năm 2025

+ Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong vụ ngộ độc được ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân.

+ 90% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; người tiêu dùng; người quản lý được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm.

+ 100% schợ được kiểm soát về an toàn thực phẩm.

+ >90% scơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu về vệ sinh ATTP.

b) Nội dung hoạt động

+ Trang bị thiết bị, phương tiện, dụng cụ, hóa chất phục vụ hoạt động chuyên môn về an toàn thực phẩm.

+ Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn an toàn thực phẩm.

+ Kiểm tra thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm; lấy mẫu, kiểm nghiệm phục vụ thanh tra, hậu kiểm bảo đảm an toàn thực phẩm.

+ Điều tra, giám sát ngộ độc thực phẩm, giám sát nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm và phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm; cảnh báo, xử lý các sự cố về an toàn thực phẩm, kiểm soát an toàn thực phẩm các cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể và thức ăn đường phố; giám sát dịch tễ học các bệnh truyền qua thực phẩm.

+ Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, xây dựng, áp dụng một số mô hình tiên tiến đạt chuẩn về an toàn thực phẩm như: Chợ an toàn thực phẩm, GMP, GHP, VietGAP, HACCP, ISO 22000, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể và thức ăn đường phố...

+ Triển khai kỹ thuật và thẩm định phương pháp thử; triển khai phương pháp thử nghiệm quốc tế, khu vực; đánh giá chất lượng phòng kiểm nghiệm.

5. Phòng, chống HIV/AIDS

a) Mục tiêu đến năm 2025

+ Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%; giảm số người nhiễm HIV mới, số người chuyển sang AIDS và số người tử vong do HIV/AIDS hàng năm.

+ Số trường hợp nhiễm mới HIV do lây nhiễm qua đường tiêm chích ma túy <18%, trong nhóm người bán dâm dưới 4%. và trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới dưới 20%.

+ 90% số người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút (ARV); 90% số người điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV thấp dưới ngưỡng ức chế,

+ 95% người nhiễm HIV tham gia Bảo hiểm Y tế (đang điều trị ARV).

b) Nội dung hoạt động

- Tăng cường xét nghiệm phát hiện HIV: mrộng xét nghiệm sàng lọc HIV, đặc biệt là xét nghiệm tại cộng đồng; giám sát dịch HIV.

- Mở rộng can thiệp giảm hại và dự phòng lây nhiễm HIV: phân phát bơm kim tiêm và bao cao su, ưu tiên các khu vực trọng điểm về HIV; kết hợp phát miễn phí với tiếp thị xã hội bao cao su và truyền thông thay đổi hành vi. Mở rộng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; triển khai cấp phát thuốc thay thế theo quy định; thí điểm và mở rộng điều trị Buprenophine.

- Mở rộng, bảo đảm chất lượng điều trị HIV/AIDS: kiện toàn mạng lưới các Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS đủ điều kiện để thực hiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo hp đồng với cơ quan Bảo hiểm xã hội; mở rộng mạng lưới cấp phát thuốc ARV tại Trạm y tế tuyến xã. Tăng cường quản lý chất lượng điều trị HIV/AIDS, kiểm soát tải lượng vi rút. Tăng cường dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; hoàn thiện mạng lưới điều trị đồng nhiễm HIV/Lao, HlV/Viêm gan vi rút. Bảo đảm cung ứng thuốc và giám sát tình hình kháng thuốc ARV.

- Triển khai hoạt động giám sát trọng điểm HIV, lồng ghép giám sát trọng điểm huyết thanh học HIV/STI với giám sát hành vi.

- Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn.

6. Bảo đảm máu an toàn và phòng, chống một số bệnh lý huyết học

a) Mục tiêu đến năm 2025

- Đảm bảo công tác tiếp hiến máu tình nguyện đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ điều trị trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Cập nhật kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực truyền máu cho các đối tượng là bác sĩ, điều dưỡng và kthuật viên của các bệnh viện, nâng cao kiến thức thực hành đáp ứng nhu cu truyền máu an toàn cho người bệnh tại các bệnh viện trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Số lượng máu tiếp nhận khu vực đồng bằng sông Cu Long đạt trung bình 140.000 đơn vị/năm.

b) Nội dung hoạt động

- Triển khai tổ chức các hoạt động vận động hiến máu tình nguyện bằng các hoạt động truyền thông đặc thù.

+ Tổ chức các sự kiện hiến máu, mô hình tổ chức hiến máu hiệu quả, thiết thực cho các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tuyển chọn nguồn người hiến máu an toàn.

- Đào tạo đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện trong toàn thành phố và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tổ chức các hoạt động tôn vinh người hiến máu, các hội nghị, hội thảo nhằm phối hợp tổ chức hoạt động hiến máu tình nguyện; duy trì nguồn người hiến máu an toàn trên toàn thành phố và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

- Xây dựng ngân hàng máu sống dựa trên lực lượng hiến máu dự bị và bảo đảm an toàn truyền máu cho vùng sâu vùng xa.

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn về an toàn truyền máu và phòng, chống một số bệnh lý huyết học.

- Trang bị kiến thức cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cán bộ y tế, sinh viên y khoa về kiến thức cơ bản chẩn đoán, điều trị, dự phòng, chăm sóc và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh Thalassemia.

- Nâng cao chất lượng nội kiểm, triển khai hoạt động ngoại kiểm các xét nghiệm bảo đảm cung cấp máu và truyền máu an toàn.

- Triển khai các hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học.

- Giám sát dịch tễ; thực hiện phác đồ điều trị một số bệnh lý huyết học.

7. Truyền thông y tế và theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động

a) Mục tiêu đến năm 2025

- 100% quận, huyện, xã, phường, thị trấn được kiểm tra, giám sát thực hiện triển khai các hoạt động.

- 100% quận, huyện, xã, phường, thị trấn triển khai truyền thông y tế trên các phương tiện thông tin đại chúng.

b) Nội dung hoạt động

+ Thiết lập và tổ chức thực hiện hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động.

+ Đào tạo, tập huấn về theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá và truyền thông về các nội dung hoạt động.

+ Xây dựng, sản xuất, nhân bản, phát hành các sản phẩm truyền thông.

+ Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn về y tế, dân số và an toàn thực phẩm.

+ Xây dựng, duy trì, triển khai đội truyền thông cơ động; đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành van toàn thực phm của các nhóm đi tượng.

+ Khen thưởng đi với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, điển hình trong việc tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình.

IV. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác quản lý, chỉ đạo

a) Tăng cường sự quản lý chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với các hoạt động y tế.

b) Nghiên cứu và đưa các chỉ tiêu quan trọng của Kế hoạch này vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hàng năm.

c) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động y tế trên địa bàn; tổ chức tốt các hoạt động phi hợp liên ngành, trong đó giao Ngành Y tế làm đầu mối.

2. Tăng cường phối hợp hoạt động liên ngành

Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa ngành Y tế với các ngành, đoàn thể để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch, đặc biệt phối hợp triển khai tốt các can thiệp tại cộng đng v phòng, chng dịch bệnh, HIV/AIDS, an toàn thực phm, dân số và phát trin ...

3. Củng cố và kiện toàn hệ thống y tế

Tiếp tục kiện toàn hệ thống y tế theo chỉ đạo tại Chương trình s 28-CTr/TU ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Thành ủy Cần Thơ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Chương trình s 29-Tr/TU ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Thành ủy Cần Thơ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Chương trình số 30-CTr/TU ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Thành ủy Cần Thơ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới; các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định s 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 về việc phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ strong tình hình mới và Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 02/9/2018 về việc phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam.

V. KINH PHÍ DỰ KIẾN: Nguồn kinh phí ngân sách địa phương (nguồn sự nghiệp)

TT

NỘI DUNG

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Hoạt động phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến

1

Phòng, chống lao

1.138.040.000

1.138.040.000

1.138.040.000

1.138.040.000

1.138.040.000

2

Phòng, chống phong

42.015.000

42.015.000

42.015.000

42.015.000

42.015.000

3

Phòng, chống sốt xuất huyết, sốt rét

1.000.942.000

1.000.942.000

1.000.942.000

1.000.942.000

1.000.942.000

4

Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng

609.880.000

609.880.000

609.880.000

609.880.000

609.880.000

5

Phòng, chống ung thư

100.000.000

100.000.000

100.000.000

100.000.000

100.000.000

6

Phòng, chống bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường và phòng, chống các rối loạn do thiếu lốt

49.410.000

49.410.000

49.410.000

49.410.000

49.410.000

7

Phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản

10.600.000

10.600.000

10.600.000

10.600.000

10.600.000

8

Y tế trường học

239.560.000

239.560.000

239.560.000

239.560.000

239.560.000

II

Tiêm chủng mở rộng

1.166.277.000

1.166.277.000

1.166.277.000

1.166.277.000

1.166.277.000

III

Dân số và phát triển

1

DS-KHHGĐ

922.800.000

922.800.000

922.800.000

922.800.000

922.800.000

2

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

202.267.000

202.267.000

202.267.000

202.267.000

202.267.000

3

Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em

438.642.000

438.642.000

438.642.000

438.642.000

438.642.000

IV

An toàn thực phẩm

1

Hoạt động kiểm nghiệm về ATTP

575.000.000

575.000.000

575.000.000

575.000.000

575.000.000

2

Phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm

448.875.000

448.875.000

448.875.000

448.875.000

448.875.000

V

Phòng, chống HIV/AIDS

Thực hiện theo Kế hoạch đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn thành phố Cần Thơ

VI

Bảo đảm máu an toàn và phòng, chống một số bệnh lý huyết học

33.855.000

33.855.000

33.855.000

33.855.000

33.855.000

VII

Truyền thông y tế và theo dõi, kim tra, giám sát, đánh giá các hoạt động

1

Truyền thông ATVSTP

188.208.000

188.208.000

188.208.000

188.208.000

188.208.000

2

Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông dân số

128.440.000

128.440.000

128.440.000

128.440.000

128.440.000

TNG CỘNG

7.294.811.000

7.294.811.000

7.294.811.000

7.294.811.000

7.294.811.000

 

 

 

 

 

 

 

 

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

a) Chủ trì, tổ chức triển khai, hướng dẫn các đơn vị thực hiện Kế hoạch này. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra và giám sát việc thực hiện các hoạt động.

b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan huy động các nguồn lực đầu tư cho các hoạt động y tế.

c) Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch gửi Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan tham mưu y ban nhân dân thành phố huy động nguồn đầu tư phát triển cho các hoạt động y tế.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố cân đối, bố trí nguồn ngân sách thành phố để triển khai các hoạt động Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số theo quy định.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý và đối với các chợ đầu mối, nông sản trên địa bàn thành phố.

b) Phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện Kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao về an toàn thực phẩm.

c) Phối hợp với Sở Y tế thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm khi có xảy ra ngộ độc thực phẩm, quản lý nguy cơ xảy ra ô nhiễm thực phẩm.

5. Sở Công Thương

a) Tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phân cấp quản lý và đi với các chợ, siêu thị, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phi hàng hóa thực phẩm trên địa bàn thành phố.

b) Thường xuyên kiểm tra, phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

c) Phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao về an toàn thực phẩm.

d) Kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ, việc kinh doanh hóa chất liên quan đến thực phẩm.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Phối hợp với ngành Y tế và Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo triển khai tốt công tác y tế trường học, chỉ đạo đổi mới nội dung giáo dục thể chất, tâm lý theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Đẩy mạnh việc gắn y tế trường học với y tế cơ sở.

7. Công an thành phố

Chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hàng lậu, hàng gi, hàng kém chất lượng bao gồm: thuốc, vắc xin, hóa chất, thực phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm....

8. Ủy ban nhân dân quận, huyện

a) Phối hợp với ngành Y tế trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động y tế trên địa bàn.

b) Hỗ trợ, bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung hoạt động thuộc ngân sách địa phương.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ chi được bố trí từ ngân sách Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số cho giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Cn Thơ. Yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện theo chức năng nhiệm vụ được phân công phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ 6 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân thành phố. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc các đơn vị gửi báo cáo về Sở Y tế để tổng hợp đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- TT.Thành ủy;
- CT, PCTUBNDTP (1ABC);
- Các sở: Y tế, KH&ĐT, Tài chính, Công Thương, GD&ĐT, NN&PTNT;
- Công an TP;
- UBND quận, huyện;
- VP. UBND TP (2AD, 3BC);
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu VT, H.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Võ Thị Hồng Ánh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 149/KH-UBND ngày 23/11/2020 về thực hiện nhiệm vụ chi được bố trí từ ngân sách Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


740

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.69.64
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!