|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 55/2023/TT-BGTVT hướng dẫn nội dung dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư
Số hiệu:
|
55/2023/TT-BGTVT
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Giao thông vận tải
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Duy Lâm
|
Ngày ban hành:
|
31/12/2023
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Hợp đồng O&M đường bộ cao tốc từ ngày 01/3/2024
Ngày 31/12/2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 55/2023/TT-BGTVT hướng dẫn một số nội dung dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, loại hợp đồng kinh doanh - quản lý đường bộ cao tốc.Thông tư 55/2023/TT-BGTVT hướng dẫn một số nội dung dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP), loại hợp đồng kinh doanh - quản lý đường bộ cao tốc (sau đây gọi tắt là dự án O&M đường bộ cao tốc) trong phạm vi cả nước, bao gồm:
- Một số nội dung trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu;
- Mẫu hợp đồng dự án.
Hợp đồng O&M đường bộ cao tốc
- Doanh nghiệp dự án O&M phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án theo quy định tại Điều 48 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
- Hợp đồng O&M đường bộ cao tốc bao gồm: văn bản thỏa thuận của các bên về hợp đồng, điều kiện chung của hợp đồng, điều kiện cụ thể của hợp đồng và phụ lục hợp đồng (nếu có).
+ Văn bản thỏa thuận của các bên về hợp đồng
Văn bản thỏa thuận của các bên về hợp đồng bao gồm: căn cứ pháp lý ký kết hợp đồng dự án; thông tin chung về các bên ký kết hợp đồng dự án (cơ quan ký kết hợp đồng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án); hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý; thời hạn hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
+ Điều kiện chung của hợp đồng
Điều kiện chung của hợp đồng bao gồm các nội dung chung được quy định trong các hợp đồng O&M đường bộ cao tốc.
+ Điều kiện cụ thể của hợp đồng
Điều kiện cụ thể của hợp đồng làm rõ các nội dung tương ứng với điều kiện chung của hợp đồng O&M đường bộ cao tốc khi áp dụng đối với dự án cụ thể.
+ Phụ lục hợp đồng
Phụ lục hợp đồng là một bộ phận cấu thành của hợp đồng dự án. Trường hợp cần thiết, hợp đồng có thể có phụ lục hợp đồng kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.
- Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác và bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc theo quy định pháp luật và hợp đồng đã ký kết. Kinh phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì do nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Xem chi tiết tại Thông tư 55/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/3/2024.
BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
55/2023/TT-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 12 năm 2023
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC
CÔNG TƯ, LOẠI HỢP ĐỒNG KINH DOANH - QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC
Căn cứ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư
ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật
Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật
Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính
phủ quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác
công tư;
Căn cứ Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông
vận tải;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục Đường cao tốc Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung dự án đầu tư theo phương thức đối
tác công tư, loại hợp đồng kinh doanh - quản lý đường bộ cao tốc.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn một số nội
dung dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP), loại
hợp đồng kinh doanh - quản lý đường bộ cao tốc (sau đây gọi tắt là dự án
O&M đường bộ cao tốc) trong phạm vi cả nước, bao gồm:
1. Một số nội dung trong báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;
2. Phương pháp, tiêu chuẩn đánh
giá hồ sơ dự thầu;
3. Mẫu hợp đồng dự án.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ
chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lập báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, lựa chọn nhà đầu tư và ký kết hợp đồng
dự án O&M đường bộ cao tốc trong phạm vi cả nước.
Chương II
MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI, BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN
Điều 3. Chỉ
tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội
1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế -
xã hội của dự án bao gồm: giá trị hiện tại ròng kinh tế (ENPV); tỷ số lợi ích
trên chi phí về kinh tế (BCR); tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR). Việc tính toán
các chỉ tiêu trên thực hiện theo quy định tại Phần IV mẫu số 01 Phụ lục II và Phần IV mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định
số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức
đối tác công tư (Nghị định số 35/2021/NĐ-CP).
2. Việc xác định các yếu tố chi
phí và lợi ích về mặt kinh tế - xã hội của dự án theo các nhóm yếu tố:
a) Nhóm yếu tố có thể định lượng
và quy đổi được thành tiền, bao gồm: lợi ích thu được từ việc nhận giá trị nộp
ngân sách nhà nước; lợi ích thu được do nhà nước không phải bố trí vốn ngân
sách hàng năm cho công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì dự án đường bộ
cao tốc;
b) Nhóm yếu tố có thể định lượng
nhưng không định giá được, bao gồm: lợi ích do thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
gia tăng việc làm;
c) Nhóm yếu tố chỉ có thể định
tính, bao gồm: lợi ích do nhà nước không phải tổ chức bộ máy để trực tiếp quản
lý, vận hành khai thác, bảo trì dự án đường bộ cao tốc.
3. Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi có thể bổ sung các yếu tố khác ngoài
các yếu tố nêu tại khoản 2 Điều này, bảo đảm phù hợp với tính chất đặc thù của
từng dự án, công trình và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Trường hợp không đủ điều kiện
xác định các yếu tố lợi ích có thể định lượng và quy đổi được thành tiền theo
quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, đơn vị chuẩn bị dự án có thể đánh giá hiệu
quả kinh tế - xã hội của dự án trên cơ sở các nhóm yếu tố còn lại.
Điều 4. Chỉ
số đánh giá chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng do doanh nghiệp dự án
cung cấp
Chỉ số đánh giá chất lượng công
trình, hệ thống cơ sở hạ tầng do doanh nghiệp dự án cung cấp được xác định như
sau:
1. Việc đánh giá chất lượng các
hạng mục xây dựng phục vụ công tác kinh doanh - quản lý do nhà đầu tư, doanh
nghiệp dự án xây dựng (nếu có) thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng;
2. Việc đánh giá chất lượng quản
lý, vận hành khai thác theo quy định pháp luật về quản lý, vận hành khai thác kết
cấu hạ tầng đường bộ cao tốc;
3. Việc đánh giá chất lượng bảo
trì kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo chất lượng thực hiện.
Điều 5. Một
số nội dung trong phương án tài chính dự án O&M
1. Phương án tài chính của dự
án O&M thực hiện theo quy định tại Mục 1, Chương II Nghị định
số 28/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế quản
lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Nghị định số 28/2021/NĐ-CP).
2. Tổng mức đầu tư dự án thực
hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
của nhà đầu tư được xác định trên cơ sở khung lợi nhuận theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
4. Chi phí trong thời gian vận hành
của dự án thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
5. Phương án thu hồi vốn đầu
tư, lợi nhuận của nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 9
Thông tư này.
6. Chi phí trong suốt vòng đời
dự án bao gồm tổng mức đầu tư dự án theo quy định tại Điều 6
Thông tư này và chi phí trong thời gian vận hành của dự án theo quy định tại
Điều 8 Thông tư này.
7. Giá tối thiểu nộp ngân sách
nhà nước tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi được
xác định trên cơ sở tính toán phương án tài chính.
8. Thời gian thực hiện dự án
không vượt quá thời hạn giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất
đai và được tính toán trên cơ sở:
a) Hiện trạng công trình, hệ thống
cơ sở hạ tầng thuộc dự án;
b) Yêu cầu về kỹ thuật, công
nghệ của từng loại công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, thời gian cần sửa chữa định
kỳ hoặc thời gian sử dụng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo quy định của
pháp luật;
c) Phương án tài chính, giá trị
nộp ngân sách nhà nước tối thiểu.
Điều 6. Sơ
bộ tổng mức đầu tư và tổng mức đầu tư dự án
1. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án
là ước tính chi phí đầu tư của dự án được xác định phù hợp với các nội dung của
báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án
được tính toán trên cơ sở quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ của dự án và
suất vốn đầu tư (nếu có) hoặc dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại,
quy mô, tính chất dự án đã hoặc đang thực hiện, có điều chỉnh, bổ sung những
chi phí cần thiết khác, bao gồm các khoản mục chi phí theo quy định tại khoản 2
Điều này.
2. Tổng mức đầu tư dự án là
toàn bộ chi phí đầu tư của dự án được xác định cụ thể phù hợp với báo cáo
nghiên cứu khả thi dự án. Nội dung chi tiết các chi phí làm cơ sở xác định tổng
mức đầu tư dự án O&M đường bộ cao tốc bao gồm:
a) Chi phí đầu tư xây dựng các
hạng mục để phục vụ công tác kinh doanh, quản lý dự án O&M (nếu có) theo
quy định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các văn bản quy phạm
pháp luật quy định chi tiết;
b) Giá trị tối thiểu nộp ngân
sách nhà nước theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư này;
c) Chi phí chuẩn bị dự án của
cơ quan có thẩm quyền, đơn vị chuẩn bị dự án PPP; chi phí tổ chức thẩm định của
Hội đồng thẩm định dự án PPP và đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP;
chi phí tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng của cơ quan có thẩm quyền,
bên mời thầu;
d) Chi phí thiết bị gồm chi phí
mua sắm thiết bị và thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ
(nếu có), chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí có liên quan
khác;
đ) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm,
thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác;
e) Các thành phần chi phí khác.
Điều 7.
Khung lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
1. Căn cứ quy định pháp luật,
điều kiện kinh tế - xã hội và đặc thù dự án, đơn vị chuẩn bị dự án đề xuất mức
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tại phương án tài chính trong báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi đảm bảo đồng thời các
điều kiện sau đây:
a) Mức lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu của nhà đầu tư tối thiểu không thấp hơn mức trung bình lãi suất tiền gửi có
thời hạn 12 tháng cho khách hàng tổ chức của ít nhất 03 ngân hàng thương mại cổ
phần có vốn nhà nước, được xác định tại thời điểm gần nhất trong vòng 03 tháng
trước thời điểm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả
thi;
b) Mức lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu của nhà đầu tư tối đa bằng mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
tối thiểu theo điểm a khoản 1 Điều này cộng tỷ lệ lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát được xác định trên
cơ sở chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trung bình trong 10 năm gần nhất theo công bố
của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong đó xem xét loại trừ các năm có CPI biến động
lớn.
2. Căn cứ hiệu quả kinh tế - xã
hội của dự án theo quy định tại mục IV Mẫu
số 01 Phụ lục II về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP, mục IV Mẫu số 01 Phụ lục III về báo cáo
nghiên cứu khả thi dự án PPP ban hành kèm theo Nghị định số 35/2021/NĐ-CP, đơn vị chuẩn bị dự án đề xuất tỷ
lệ vốn chủ sở hữu, vốn vay trong phương án tài chính phù hợp, bảo đảm dự án có
hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính.
Điều 8. Chi
phí trong thời gian vận hành của dự án
1. Chi phí trong thời gian vận
hành của dự án là chi phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình.
2. Chi phí quản lý, vận hành
khai thác và bảo trì công trình: thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng; quy định của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý vận hành khai thác, bảo trì công
trình đường bộ và định mức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ; các chi
phí khác (nếu có) căn cứ quy trình bảo trì của công trình đường bộ cao tốc, quy
định pháp luật về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ
cao tốc.
Điều 9.
Phương án thu hồi vốn đầu tư, lợi nhuận của nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự
án có quyền thu giá hoặc phí sử dụng dịch vụ đường bộ cao tốc theo quy định
pháp luật và quy định hợp đồng đã ký kết.
2. Trường hợp nhà đầu tư, doanh
nghiệp dự án được thu các khoản thu khác (nếu có) theo quy định pháp luật,
doanh thu của khoản thu phải được cập nhật vào phương án tài chính dự án.
3. Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi xác định doanh thu của dự án qua từng
năm, bao gồm: doanh thu ở mức căn bản, doanh thu ở mức tối đa và doanh thu ở mức
tối thiểu.
4. Doanh thu dự kiến được xác định
trên cơ sở:
a) Mức thu; đối tượng thu; dự
kiến lộ trình tăng giá, phí theo quy định pháp luật PPP, pháp luật về giá, phí;
b) Kết quả dự báo lưu lượng
giao thông.
Kết quả dự báo lưu lượng giao
thông được xác định trên cơ sở: kết quả điều tra, khảo sát lưu lượng giao thông
tại thời điểm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;
kết quả thu thập số liệu về lưu lượng và thành phần giao thông đã có từ cơ sở dữ
liệu của các tổ chức quản lý khai thác đường và các số liệu lưu trữ khác (nếu
có) trên các tuyến đường thuộc dự án và các tuyến đường đang khai thác có liên
quan; số liệu hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, mạng lưới giao
thông vận tải, hệ thống giao thông tĩnh, hệ thống vận tải công cộng, quy hoạch
kết nối và quy hoạch mạng lưới giao thông; điều kiện cụ thể và tính chất dự án
và các nội dung khác có liên quan.
Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi lựa chọn phương pháp dự báo giao thông đưa
ra các kết quả dự báo theo các kịch bản tăng trưởng kinh tế cao, trung bình và
thấp để làm căn cứ so sánh và lựa chọn.
Điều 10.
Thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
Việc thẩm tra báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP. Tư vấn thẩm tra phải bảo đảm
một hoặc một số nội dung cụ thể thuộc nhiệm vụ thẩm định, bao gồm nội dung nhiệm
vụ về tài chính, kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị thuê tư vấn thẩm
tra.
Chương
III
PHƯƠNG PHÁP, TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ MẪU LOẠI HỢP ĐỒNG O&M
Điều 11.
Nguyên tắc áp dụng phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu dự
án O&M đường bộ cao tốc thực hiện theo quy định sau đây:
1. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự
thầu: thực hiện theo quy định về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu tại Mục 3 Chương III Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật
PPP), Chương IV Nghị định số 35/2021/NĐ- CP, Thông tư số
09/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 11 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu
tư theo phương thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất;
2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự
thầu: thực hiện theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III ban
hành kèm theo Thông tư này.
Tiêu chuẩn đánh giá phải công
khai trong hồ sơ mời thầu. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân thủ
tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu.
Điều 12.
Nguyên tắc áp dụng mẫu loại hợp đồng O&M đường bộ cao tốc
Hợp đồng O&M đường bộ cao tốc
ký kết giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thực hiện
theo mẫu loại hợp đồng O&M đường bộ cao tốc quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Trong quá
trình đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, các bên có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung nội
dung hợp đồng đảm bảo không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu theo
quy định tại khoản 3 Điều 64 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP và
không trái với quy định của hồ sơ mời thầu, pháp luật về đầu tư theo phương thức
đối tác công tư và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 13. Hợp
đồng O&M đường bộ cao tốc
1. Doanh nghiệp dự án O&M
phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án theo quy định tại Điều 48 Luật PPP.
2. Hợp đồng O&M đường bộ
cao tốc bao gồm: văn bản thỏa thuận của các bên về hợp đồng, điều kiện chung của
hợp đồng, điều kiện cụ thể của hợp đồng và phụ lục hợp đồng (nếu có).
a) Văn bản thỏa thuận của các
bên về hợp đồng
Văn bản thỏa thuận của các bên
về hợp đồng bao gồm: căn cứ pháp lý ký kết hợp đồng dự án; thông tin chung về
các bên ký kết hợp đồng dự án (cơ quan ký kết hợp đồng, nhà đầu tư, doanh nghiệp
dự án); hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý; thời hạn hợp đồng và thời điểm
có hiệu lực của hợp đồng.
b) Điều kiện chung của hợp đồng
Điều kiện chung của hợp đồng
bao gồm các nội dung chung được quy định trong các hợp đồng O&M đường bộ
cao tốc.
c) Điều kiện cụ thể của hợp đồng
Điều kiện cụ thể của hợp đồng
làm rõ các nội dung tương ứng với điều kiện chung của hợp đồng O&M đường bộ
cao tốc khi áp dụng đối với dự án cụ thể.
d) Phụ lục hợp đồng
Phụ lục hợp đồng là một bộ phận
cấu thành của hợp đồng dự án. Trường hợp cần thiết, hợp đồng có thể có phụ lục
hợp đồng kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.
3. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự
án có trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác và bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng
đường bộ cao tốc theo quy định pháp luật và hợp đồng đã ký kết. Kinh phí quản
lý, vận hành khai thác và bảo trì do nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án bảo đảm, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 14.
Giá trị và thời hạn nộp ngân sách nhà nước
1. Giá trị nộp ngân sách nhà nước
tại hợp đồng dự án căn cứ quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
2. Thời hạn thanh toán giá trị
nộp ngân sách nhà nước:
a) Trường hợp giá trị nộp ngân
sách nhà nước dưới 1.000 tỷ: nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thanh toán tối đa
02 lần; trong đó lần 1 thanh toán tối thiểu bằng 50% giá trị nộp ngân sách nhà
nước trong vòng 01 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, lần 2 thanh toán toàn
bộ giá trị nộp ngân sách nhà nước còn lại trong vòng 03 tháng kể từ ngày hợp đồng
có hiệu lực;
b) Trường hợp giá trị nộp ngân
sách nhà nước trên 1.000 tỷ: nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thanh toán tối đa
03 lần; trong đó lần 1 thanh toán tối thiểu bằng 40% giá trị nộp ngân sách nhà
nước trong vòng 02 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, lần 2 thanh toán tối
thiểu 30% giá trị nộp ngân sách nhà nước trong vòng 04 tháng kể từ ngày hợp đồng
có hiệu lực, lần 3 thanh toán toàn bộ giá trị nộp ngân sách nhà nước còn lại
trong vòng 12 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực;
c) Hợp đồng dự án quy định cụ
thể tiến độ, giá trị nộp ngân sách nhà nước.
3. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự
án phải giải ngân vốn chủ sở hữu có giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức đầu tư
dự án trong lần thanh toán đầu tiên. Việc giải ngân vốn chủ sở hữu trong các lần
tiếp theo (nếu có) thực hiện theo hợp đồng dự án.
4. Xử lý đối với việc chậm
thanh toán giá trị nộp ngân sách nhà nước
a) Hợp đồng dự án quy định cụ
thể phương án xử lý trong trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chậm thanh
toán giá trị nộp ngân sách nhà nước, bao gồm việc phạt tiền chậm thanh toán và
các biện pháp khác theo quy định pháp luật.
b) Việc phạt tiền chậm thanh
toán được thực hiện như sau: mức tính tiền chậm thanh toán bằng 0,03%/ngày tính
trên số tiền chậm thanh toán; thời gian tính tiền chậm thanh toán được tính
liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm thanh toán đến ngày liền
kề trước ngày số tiền đã thanh toán vào ngân sách nhà nước.
5. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự
án được coi là vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện nghĩa vụ quy định tại hợp đồng
theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 52 Luật PPP trong trường
hợp không thanh toán đủ toàn bộ giá trị nộp ngân sách nhà nước trong 03 tháng kể
từ ngày hợp đồng có hiệu lực trong trường hợp giá trị nộp ngân sách nhà nước dưới
1.000 tỷ; trong 12 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực trong trường hợp giá
trị nộp ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15.
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
2. Trường hợp các văn bản quy
phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì
áp dụng các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay
thế đó.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư số 09/2022/TT-BGTVT ngày 22 tháng 6 năm 2022 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số nội dung về phương pháp, tiêu
chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công
tư và mẫu loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao thuộc ngành giao
thông vận tải như sau:
“Thông tư này hướng dẫn một số
nội dung về phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư
theo phương thức đối tác công tư (trừ phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự
thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư, loại hợp đồng kinh
doanh - quản lý đường bộ cao tốc) và mẫu loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh -
chuyển giao (sau đây gọi là hợp đồng BOT) thuộc ngành giao thông vận tải.”.
Điều 16. Tổ
chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh
tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc
các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc các Sở Giao thông vận
tải, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, CĐCTVN(PCĐT).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Duy Lâm
|
PHỤ LỤC I
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Trong Phụ lục này, các nội dung
in đứng mang tính bắt buộc phải áp dụng, các nội dung in nghiêng nhằm mục đích
hướng dẫn và được cụ thể hóa trên cơ sở quy mô, tính chất và điều kiện riêng (nếu
có) của từng lĩnh vực và của từng dự án nhưng không được nêu bất cứ tiêu chuẩn
hoặc điều kiện nào nhằm hạn chế tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế
cho một hoặc một số nhà đầu tư.
TT
|
Tiêu chuẩn đánh giá
|
Điểm tối đa
|
Thang điểm chi tiết (1)
|
Điểm yêu cầu tối thiểu
|
Yêu cầu để đạt mức điểm tối thiểu
|
I. Năng lực tài chính (chiếm
tỷ trọng 50-60% tổng số điểm)
|
1
|
Vốn chủ sở hữu (2)
|
|
|
|
Thực hiện theo quy định tại bảng
số 01 khoản 3.3 mục 3 Phần A Chương III của mẫu Hồ sơ mời thầu (HSMT) Phụ lục III ban hành kèm theo Thông
tư số 09/2021/TT-BKHĐT đối với dự án PPP
không áp dụng sơ tuyển và dự án PPP áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh.
|
2
|
Tổng giá trị vốn chủ sở hữu
và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp (3)
|
|
|
|
3
|
Thời hạn, tiến độ nộp ngân
sách nhà nước
|
|
|
|
Thời hạn, tiến độ nộp ngân
sách nhà nước bảo đảm tuân thủ quy định Điều 14 Thông tư này
và hồ sơ mời thầu.
|
II. Kinh nghiệm thực hiện
dự án của nhà đầu tư (chiếm tỷ trọng 40-50% tổng số điểm) (4)
|
4
|
Kinh nghiệm vận hành, kinh doanh
công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thuộc
ngành giao thông vận tải (5)
|
|
|
|
Thực hiện theo quy định tại bảng
số 01 khoản 3.3 mục 3 Phần A Chương III của mẫu HSMT Phụ lục III ban hành kèm theo Thông
tư số 09/2021/TT-BKHĐT đối với dự án PPP
không áp dụng sơ tuyển và dự án PPP áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh.
|
5
|
Kinh nghiệm thực hiện dự án
PPP tương tự tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) (6)
|
|
|
|
Số lượng dự án đã hoàn thành
hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng [ghi số năm, thông thường trong khoảng
từ 03 - 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] năm trở lại đây mà nhà đầu
tư tham gia với vai trò nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu là [ghi số lượng
theo yêu cầu] dự án để đạt điểm yêu cầu tối thiểu và đáp ứng đầy đủ các
điều kiện sau:
- Trong lĩnh vực: đường bộ;
- Có tổng mức đầu tư tối thiểu
là [ghi giá trị tương đương, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu
tư của dự án đang xét];
- Trường hợp liên danh, có tỷ
lệ góp vốn chủ sở hữu trong thỏa thuận liên danh là [ghi giá trị tương
đương, thông thường trong khoảng 30% - 50%].
|
III. Các tiêu chuẩn khác (7)
|
Ghi chú:
(1) Bên mời thầu
quy định chi tiết hơn thang điểm đánh giá đối với từng tiêu chí.
(2) Vốn chủ sở
hữu của nhà đầu tư được xác định trên cơ sở các số liệu tài chính trong báo cáo
tài chính năm gần nhất của nhà đầu tư đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm
toán và báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật đã được kiểm
toán (nếu có). Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ
sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được cơ
quan kiểm toán độc lập kiểm toán trong khoảng thời gian kể từ thời điểm thành lập
đến trước thời điểm đóng thầu hoặc báo cáo tài chính giữa niên độ tại thời điểm
gần nhất trước thời điểm đóng thầu theo quy định của pháp luật đã được kiểm
toán. Trường hợp đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ góp vốn chủ sở
hữu thì đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ có văn bản cam kết và
báo cáo tài chính chứng minh đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu để góp vốn theo phương
án tài chính của dự án.
Trường hợp tại cùng một thời
điểm nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn
khác (nếu có), nhà đầu tư lập danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài
hạn khác, bảo đảm tổng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đáp ứng đủ cho toàn bộ số
vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả dự án và khoản đầu tư
tài chính dài hạn khác.
Tại thời điểm ký kết hợp đồng
O&M, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm gửi cơ quan có thẩm quyền,
cơ quan ký kết hợp đồng phương án đảm bảo huy động đủ vốn chủ sở hữu và các tài
liệu chứng minh đảm bảo đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu theo quy định tại hợp
đồng O&M, làm cơ sở giám sát huy động vốn của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự
án.
Nhà đầu tư phải kê khai
thông tin, cung cấp các tài liệu về năng lực tài chính và cung cấp cam kết về
việc huy động vốn chủ sở hữu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu cung
cấp.
(3) Nhà đầu tư
phải cung cấp cam kết huy động vốn vay kèm theo văn bản cam kết cung cấp tài
chính của ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc bên cho vay khác theo quy định của
pháp luật đối với phần nghĩa vụ tài chính còn lại (ngoài vốn chủ sở hữu) thuộc
trách nhiệm thu xếp của nhà đầu tư.
(4) Kinh nghiệm
của nhà đầu tư:
(i) Các dự án hoặc gói thầu
nhà đầu tư thực hiện phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, tiến
độ theo hợp đồng đã ký kết mới được xem xét, đánh giá.
(ii) Hoàn thành hoặc hoàn
thành phần lớn:
- Hoàn thành có nghĩa là:
+ Đối với dự án, gói thầu có
cấu phần xây dựng: đã được xác nhận hoàn thành hoặc nghiệm thu hạng mục công
trình, công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc đang trong giai đoạn vận hành hoặc
đã kết thúc.
+ Đối với dự án, gói thầu
không có cấu phần xây dựng: đang trong giai đoạn vận hành hoặc đã kết thúc.
- Hoàn thành phần lớn nghĩa
là hoàn thành ít nhất 80% khối lượng công việc của hợp đồng.
(iii) Đối với dự án có quy
mô đầu tư lớn, không có nhà đầu tư có kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự, bên
mời thầu căn cứ dữ liệu về các dự án đã thực hiện, khả năng phân kỳ đầu tư của
dự án đang xét để xác định yêu cầu về kinh nghiệm của nhà đầu tư. Trong trường
hợp này, yêu cầu về kinh nghiệm của nhà đầu tư có thể được chỉnh sửa theo hướng
thấp hơn so với hướng dẫn nhưng phải bảo đảm phù hợp với thực tế cũng như yêu cầu
thực hiện dự án. Trong quá trình xem xét, đánh giá, bên mời thầu phải bảo đảm
nhà đầu tư có đầy đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật để thực hiện dự án.
Yêu cầu thực hiện dự án trong HSMT cũng như hợp đồng phải bảo đảm quy định đầy
đủ trách nhiệm của nhà đầu tư cũng như biện pháp xử lý (xử phạt, đền bù thiệt hại,
xử lý trong giai đoạn tiếp theo) trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án
không đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng. Cơ quan có thẩm quyền có thể quy
định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% tổng mức đầu tư của dự án.
(5) Trường hợp
dự án được kê khai để chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự, trong đó
gồm công việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp
sản phẩm, dịch vụ công thì được sử dụng để chứng minh tính đáp ứng đối với tiêu
chuẩn này.
(6) Tiêu chuẩn
này chỉ áp dụng đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế. Căn cứ tính chất, yêu cầu
cụ thể của dự án bên mời thầu xác định tiêu chí ưu tiên và tỷ trọng điểm phù hợp.
(7) Căn cứ quy
mô, tính chất của từng dự án cụ thể và điều kiện riêng biệt (nếu có) của từng
lĩnh vực, bên mời thầu đưa ra các tiêu chí phù hợp khác như: giá trị tài sản
ròng, doanh thu, lợi nhuận, lịch sử kiện tụng...
PHỤ LỤC II
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Trong Phụ lục này, các nội dung
in đứng mang tính bắt buộc phải áp dụng, các nội dung in nghiêng nhằm mục đích
hướng dẫn và được cụ thể hóa trên cơ sở quy mô, tính chất và điều kiện riêng (nếu
có) của từng lĩnh vực và của từng dự án nhưng không được nêu bất cứ tiêu chuẩn
hoặc điều kiện nào nhằm hạn chế tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế
cho một hoặc một số nhà đầu tư.
I. TRƯỜNG
HỢP SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM
TT
|
Tiêu chí
|
Nội dung
|
Điểm
|
Tối đa
|
Tối thiểu
|
1
|
Phương án quản lý vận hành,
kinh doanh, bảo trì công trình dự án
|
Nhà đầu tư trình bày kế hoạch
và phương án quản lý vận hành và kinh doanh, bảo trì công trình dự án để đáp ứng
các nghĩa vụ, nhiệm vụ và trách nhiệm của nhà đầu tư trong giai đoạn vận
hành, khai thác
(Mức điểm tối đa chiếm tỷ trọng
30% - 50% tổng số điểm).
|
|
|
1.1
|
|
Kế hoạch và phương án quản
lý, vận hành tổng thể dự án.
|
|
|
1.2
|
|
Kế hoạch và phương án quản
lý, vận hành các hạng mục có tính chất đặc thù và yêu cầu kỹ thuật cao.
|
|
|
1.3
|
|
Kế hoạch và phương án bảo trì
tổng thể và bảo dưỡng hàng năm.
|
|
|
1.4
|
|
Kế hoạch sửa chữa vừa và sửa
chữa lớn (nếu có).
|
|
|
1.5
|
|
Kế hoạch và phương án ứng phó
khẩn cấp.
|
|
|
1.6
|
|
Kế hoạch quản lý vận hành đảm
bảo tính liên tục không gián đoạn trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ
công.
|
|
|
1.7
|
|
Kế hoạch phối hợp với cơ quan
quản lý đường bộ cao tốc trong quá trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì
công trình dự án.
|
|
|
2.
|
Các yêu cầu về môi trường và
an toàn
|
Nhà đầu tư trình bày kế hoạch
đáp ứng các yêu cầu về môi trường và an toàn được xem xét trên cơ sở các tiêu
chuẩn, quy chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường
(Mức điểm tối đa chiếm tỷ trọng
10% - 20% tổng số điểm).
|
|
|
2.1
|
|
Các công trình và biện pháp bảo
vệ môi trường.
|
|
|
2.2
|
|
Chương trình quản lý và giám
sát môi trường.
|
|
|
2.3
|
|
Kế hoạch quản lý an toàn.
|
|
|
3.
|
Phương án quản lý rủi ro của
nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án
|
Nhà đầu tư trình bày phương
án quản lý rủi ro sử dụng các quy trình được chấp nhận rộng rãi trong ngành
dùng cho việc xác định, ưu tiên và xử lý các rủi ro của dự án. Phương án quản
lý rủi ro cần cung cấp các kế hoạch giảm thiểu rủi ro được phân bổ cho nhà đầu
tư, nhờ đó rủi ro tổng thể của dự án được giảm thiểu.
(Mức điểm tối đa chiếm tỷ trọng
10% - 20% tổng số điểm).
|
|
|
4.
|
Chi phí vận hành trong
vòng đời dự án
|
Nhà đầu tư trình bày các
thông tin chính thể hiện tính phù hợp và khả thi của chi phí đề xuất tương ứng
với phương án kỹ thuật, giải pháp công nghệ và kế hoạch, phương pháp triển
khai thực hiện dự án.
(Mức điểm tối đa chiếm tỷ trọng
10% - 20% tổng số điểm).
|
|
|
5.
|
Tiêu chí giám sát, nghiệm
thu công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình dự án
|
Nhà đầu tư trình bày các
thông tin chính thể hiện tính phù hợp và khả thi của tiêu chí giám sát, nghiệm
thu công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình dự án phù hợp
quy định pháp luật.
(Mức điểm tối đa chiếm tỷ trọng
10% - 20% tổng số điểm).
|
|
|
Ghi chú:
a) Cơ cấu về tỷ trọng điểm
tương ứng với các tiêu chí đánh giá ở bảng trên phải phù hợp với từng loại hợp
đồng dự án cụ thể nhưng bảo đảm tổng tỷ trọng điểm bằng 100%.
b) Yêu cầu để đạt mức điểm yêu
cầu tối thiểu tại các nội dung tiêu chí đánh giá:
Mức độ
|
Mô tả mức độ đánh giá từng tiêu chí của HSMT
|
Tỷ lệ điểm đánh giá
|
Sơ sài
|
- Mức độ hoàn chỉnh: Hồ
sơ đề xuất kỹ thuật (HSĐXKT) chưa hoàn chỉnh, còn thiếu nhiều thông tin đáng
kể.
- Mức độ đáp ứng yêu cầu:
Thông tin trong HSĐXKT chưa đáp ứng các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu (HSMT) về
một hoặc một vài khía cạnh đáng kể.
- Tính chính xác:
HSĐXKT còn có các sai sót đáng kể và thông tin không thống nhất có khả năng ảnh
hưởng đến khả năng thực hiện dự án.
- Tính khả thi: HSĐXKT
không có nhiều tính khả thi trong bối cảnh tại Việt Nam.
- Kinh nghiệm: HSĐXKT
thể hiện nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đáng kể (kinh nghiệm trước đây cũng như
uy tín của đội ngũ quản lý) trong việc thực hiện các dự án có phạm vi và mức
độ phức tạp tương tự như Dự án này.
Về tổng thể, khả năng nhà đầu
tư thực hiện được phương án trong HSĐXKT là không chắc chắn.
|
0% - 50%
|
Trung bình
|
- Mức độ hoàn chỉnh:
HSĐXKT phần lớn đã hoàn chỉnh nhưng có thể vẫn thiếu một số thông tin
- Mức độ đáp ứng yêu cầu:
thông tin trong HSĐXKT phần lớn đã tuân thủ các yêu cầu của HSMT nhưng còn
thiếu một số thông tin nhỏ.
- Tính chính xác:
HSĐXKT còn có các sai sót nhỏ và thông tin không thống nhất. Các sai sót này
có thể được coi là nhỏ.
- Tính khả thi: HSĐXKT
có thể khả thi trong bối cảnh tại Việt Nam tuy nhiên còn một số vấn đề cần
xem xét.
- Kinh nghiệm: HSĐXKT
thể hiện nhà đầu tư có kinh nghiệm ở mức hợp lý (kinh nghiệm trước đây cũng
như uy tín của đội ngũ quản lý) trong việc thực hiện các dự án có phạm vi và
mức độ phức tạp tương tự như dự án này.
Về tổng thể, HSĐXKT có thể
coi là chấp nhận được và đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của HSMT. Khả năng nhà
đầu tư có thể thực hiện được phương án trong HSĐXKT nhưng khá hạn chế.
|
50% - 70%
|
Tốt
|
- Mức độ hoàn chỉnh:
HSĐXKT cơ bản hoàn chỉnh, chỉ còn thiểu số nhỏ, không đáng kể thông tin.
- Mức độ đáp ứng yêu cầu:
HSĐXKT cơ bản đáp ứng các yêu cầu của HSMT.
- Tính chính xác: HSĐXKT
cơ bản không có các sai sót
- Tính khả thi: đưa ra
phương án kỹ thuật cơ bản đầy đủ, chi tiết và được trình bày rõ ràng và nhất
quán. Kế hoạch triển khai của nhà đầu tư đã thể hiện rõ và cơ bản cân nhắc
các quy trình, thủ tục hành chính tại Việt Nam. Các khía cạnh của phương án kỹ
thuật cơ bản phù hợp và thống nhất.
- Kinh nghiệm: HSĐXKT
thể hiện nhà đầu tư có kinh nghiệm (kinh nghiệm trước đây cũng như uy tín của
đội ngũ quản lý). Phương án kỹ thuật đã được nhà đầu tư triển khai thành công
trước đây. Đội ngũ quản lý có kinh nghiệm triển khai các dự án ở Việt Nam. Về
tổng thể, HSĐXKT đưa ra được phương án kỹ thuật rõ ràng và có tính khả thi. Đội
ngũ quản lý của nhà đầu tư có khả năng triển khai dự án.
|
70% - 85%
|
Xuất sắc
|
- Mức độ hoàn chỉnh:
HSĐXKT hoàn chỉnh, không có thông tin nào bị bỏ sót.
- Mức độ đáp ứng yêu cầu:
HSĐXKT đáp ứng các yêu cầu của HSMT.
- Tính chính xác:
HSĐXKT không có các sai sót đáng kể.
- Tính khả thi: đưa ra
phương án kỹ thuật đầy đủ, chi tiết, được trình bày rõ ràng và nhất quán, có
tính khả thi cao trong bối cảnh tại Việt Nam. Không có quan ngại đáng kể nào
về khả năng thực hiện dự án. Kế hoạch triển khai của nhà đầu tư thể hiện rõ
đã cân nhắc các quy trình, thủ tục hành chính tại Việt Nam, và tất cả các
khía cạnh của phương án kỹ thuật phù hợp và thống nhất.
Phương pháp tiếp cận xử lý
các khó khăn dự kiến được trình bày rõ ràng và đã được triển khai thành công
tại Việt Nam hoặc tại các quốc gia khác. Các phương án sáng tạo, cải tiến
cũng được đề cập và xem xét.
- Kinh nghiệm: HSĐXKT
thể hiện nhà đầu tư rất giàu kinh nghiệm (kinh nghiệm trước đây cũng như uy
tín của đội ngũ quản lý). Nhiều hợp phần trong phương án kỹ thuật đã được nhà
đầu tư triển khai thành công trước đây. Nhà đầu tư và đội ngũ quản lý có nhiều
kinh nghiệm triển khai các dự án ở Việt Nam. Trong trường hợp nhà đầu tư là
liên danh, các thành viên liên danh có thể đã có kinh nghiệm làm việc cùng
nhau trước đây.
Về tổng thể, HSĐXKT có thể
coi là xuất sắc, đưa ra phương án kỹ thuật rõ ràng và khả năng nhà đầu tư có
thể thực hiện được phương án trong HSĐXKT là rất cao. Đánh giá cao đội ngũ quản
lý của nhà đầu tư có khả năng triển khai dự án.
|
85% - 100%
|
II. TRƯỜNG
HỢP SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẠT, KHÔNG ĐẠT
TT
|
Tiêu chí
|
Nội dung
|
Kết quả đánh giá
|
Đạt/chấp nhận được
|
Không đạt
|
1.
|
Phương án quản lý vận hành,
kinh doanh, bảo trì công trình dự án
|
Nhà đầu tư trình bày kế hoạch
và phương án quản lý vận hành và kinh doanh, bảo trì công trình dự án để đáp ứng
các nghĩa vụ, nhiệm vụ và trách nhiệm của nhà đầu tư trong giai đoạn vận
hành, khai thác.
|
|
|
1.1
|
|
Kế hoạch và phương án quản
lý, vận hành tổng thể dự án.
|
|
|
1.2
|
|
Kế hoạch và phương án quản
lý, vận hành các hạng mục có tính chất đặc thù và yêu cầu kỹ thuật cao.
|
|
|
1.3
|
|
Kế hoạch và phương án bảo trì
tổng thể và bảo dưỡng hàng năm.
|
|
|
1.4
|
|
Kế hoạch sửa chữa vừa và sửa
chữa lớn.
|
|
|
1.5
|
|
Kế hoạch và phương án ứng phó
khẩn cấp.
|
|
|
1.6
|
|
Kế hoạch quản lý vận hành đảm
bảo tính liên tục không gián đoạn trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ
công.
|
|
|
1.7
|
|
Kế hoạch phối hợp với cơ quan
quản lý đường bộ cao tốc trong quá trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì
công trình dự án.
|
|
|
2.
|
Các yêu cầu về môi trường
và an toàn
|
Nhà đầu tư trình bày kế hoạch
đáp ứng các yêu cầu về môi trường và an toàn được xem xét trên cơ sở các tiêu
chuẩn, quy chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.
|
|
|
2.1
|
|
Các công trình và biện pháp bảo
vệ môi trường.
|
|
|
2.2
|
|
Chương trình quản lý và giám
sát môi trường.
|
|
|
2.3
|
|
Kế hoạch quản lý an toàn.
|
|
|
3.
|
Phương án quản lý rủi ro của
nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện Dự án
|
Nhà đầu tư trình bày
phương án quản lý rủi ro sử dụng các quy trình được chấp nhận rộng rãi trong
ngành dùng cho việc xác định, ưu tiên và xử lý các rủi ro của dự án. Phương
án quản lý rủi ro cần cung cấp các kế hoạch giảm thiểu rủi ro được phân bổ
cho nhà đầu tư, nhờ đó rủi ro tổng thể của Dự án được giảm thiểu.
|
|
|
4.
|
Chi phí vận hành trong
vòng đời dự án
|
Nhà đầu tư trình bày các
thông tin chính thể hiện tính phù hợp và khả thi của chi phí đề xuất tương ứng
với phương án kỹ thuật, giải pháp công nghệ và kế hoạch, phương pháp triển
khai thực hiện dự án.
|
|
|
5.
|
Tiêu chí giám sát, nghiệm
thu công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình dự án
|
Nhà đầu tư trình bày các thông
tin chính thể hiện tính phù hợp và khả thi của tiêu chí giám sát, nghiệm thu
công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình dự án phù hợp quy định
pháp luật.
|
|
|
Ghi chú:
a) Các tiêu chuẩn chi tiết
có thể phân thành nhóm các tiêu chuẩn chi tiết cơ bản và nhóm các tiêu chuẩn
chi tiết không cơ bản đảm bảo nhóm các tiêu chuẩn chi tiết cơ bản, chiếm 70% tổng
số các tiêu chuẩn chi tiết trong tiêu chuẩn tổng quát đó; các tiêu chuẩn chi tiết
không cơ bản, chiếm 30% tổng số các tiêu chuẩn chi tiết trong tiêu chuẩn tổng
quát đó. Khi đó các tiêu chuẩn chi tiết cơ bản được đánh giá theo tiêu chí đạt,
không đạt. Các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá theo tiêu chí đạt,
không đạt, chấp nhận được. Tiêu chuẩn tổng quát được đánh giá là đạt khi tất cả
các tiêu chuẩn chi tiết cơ bản được đánh giá là đạt và các tiêu chuẩn chi tiết
không cơ bản được đánh giá là đạt hoặc chấp nhận được.
b) Yêu cầu để đạt mức điểm
yêu cầu tối thiểu tại các nội dung tiêu chí đánh giá:
Mức độ Đánh giá
|
Mô tả mức độ đánh giá từng tiêu chí của HSĐXKT
|
Ghi chú
|
Không đạt
|
- Mức độ hoàn chỉnh:
HSĐXKT chưa hoàn chỉnh, còn thiếu nhiều thông tin đáng kể.
- Mức độ đáp ứng yêu cầu:
thông tin trong HSĐXKT chưa đáp ứng các yêu cầu của HSMT về một hoặc
một vài khía cạnh đáng kể.
- Tính chính xác:
HSĐXKT còn có các sai sót đáng kể và thông tin không thống nhất có khả năng ảnh
hưởng đến khả năng thực hiện dự án.
- Tính khả thi: HSĐXKT
không có nhiều tính khả thi trong bối cảnh tại Việt Nam.
- Kinh nghiệm: HSĐXKT
thể hiện nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đáng kể (kinh nghiệm trước đây cũng như
uy tín của đội ngũ quản lý) trong việc thực hiện các dự án có phạm vi và mức
độ phức tạp tương tự như dự án này.
Về tổng thể, khả năng nhà đầu
tư thực hiện được phương án trong HSĐXKT là không chắc chắn.
|
|
Chấp nhận được
|
- Mức độ hoàn chỉnh:
HSĐXKTphần lớn đã hoàn chỉnh nhưng có thể vẫn thiếu một số thông tin.
- Mức độ đáp ứng yêu cầu:
thông tin trong HSĐXKT phần lớn đã tuân thủ các yêu cầu của HSMT nhưng còn
thiếu một số thông tin nhỏ.
- Tính chính xác:
HSĐXKT còn có các sai sót nhỏ và thông tin không thống nhất. Các sai sót này
có thể được coi là nhỏ.
- Tính khả thi: HSĐXKTcó
thể khả thi trong bối cảnh tại Việt Nam tuy nhiên còn một số vấn đề cần xem
xét.
- Kinh nghiệm: HSĐXKT
thể hiện nhà đầu tư có kinh nghiệm ở mức hợp lý (kinh nghiệm trước đây cũng
như uy tín của đội ngũ quản lý) trong việc thực hiện các dự án có phạm vi và
mức độ phức tạp tương tự như dự án này.
Về tổng thể, HSĐXKT có thể
coi là chấp nhận được và đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của HSMT. Khả năng nhà
đầu tư có thể thực hiện được phương án trong HSĐXKT nhưng khá hạn chế.
|
|
Đạt
|
- Mức độ hoàn chỉnh:
HSĐXKT hoàn chỉnh, không có thông tin nào bị bỏ sót.
- Mức độ đáp ứng yêu cầu:
HSĐXKT đáp ứng các yêu cầu của HSMT.
- Tính chính xác: HSĐXKT
không có các sai sót đáng kể.
- Tính khả thi: đưa ra
phương án kỹ thuật đầy đủ, chi tiết, được trình bày rõ ràng và nhất quán, có
tính khả thi cao trong bối cảnh tại Việt Nam. Không có quan ngại đáng kể nào
về khả năng thực hiện dự án. Kế hoạch triển khai của nhà đầu tư thể hiện rõ
đã cân nhắc các quy trình, thủ tục hành chính tại Việt Nam, và tất cả các
khía cạnh của phương án kỹ thuật phù hợp và thống nhất.
Phương pháp tiếp cận xử lý
các khó khăn dự kiến được trình bày rõ ràng và đã được triển khai thành công
tại Việt Nam hoặc tại các quốc gia khác. Các phương án sáng tạo, cải tiến
cũng được đề cập và xem xét.
- Kinh nghiệm: HSĐXKT
thể hiện nhà đầu tư rất giàu kinh nghiệm (kinh nghiệm trước đây cũng như uy
tín của đội ngũ quản lý). Nhiều hợp phần trong phương án kỹ thuật đã được nhà
đầu tư triển khai thành công trước đây. Nhà đầu tư và đội ngũ quản lý có nhiều
kinh nghiệm triển khai các dự án ở Việt Nam. Trong trường hợp nhà đầu tư là
liên danh, các thành viên liên danh có thể đã có kinh nghiệm làm việc cùng
nhau trước đây.
Về tổng thể, HSĐXKT có thể
coi là xuất sắc, đưa ra phương án kỹ thuật rõ ràng và khả năng nhà đầu tư có
thể thực hiện được phương án trong HSĐXKT là rất cao. Có niềm tin rất cao rằng
đội ngũ quản lý của nhà đầu tư có khả năng triển khai dự án.
|
|
PHỤ LỤC III
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ TÀI CHÍNH - THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của
Bộ trưởng Bộ GTVT)
Bên mời thầu phải xác định một phương
pháp so sánh, xếp hạng nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về tài chính - thương mại căn
cứ vào một trong các tiêu chuẩn dưới đây:
1. Tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi
ích nhà nước (giá trị nộp ngân sách nhà nước cao nhất)
a) Giá tối thiểu nộp ngân sách
nhà nước tại hồ sơ mời thầu (HSMT) căn cứ quyết định phê duyệt dự án.
b) Nhà đầu tư đề xuất nộp ngân
sách nhà nước cao nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.
c) Các nội dung khác có liên
quan (giá, phí sản phẩm, dịch vụ công; thời gian thực hiện hợp đồng; các nội
dung khác trong phương án tài chính) được xác định rõ trong HSMT.
d) Trường hợp nhà đầu tư thuộc
đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá trị đề xuất nộp ngân sách
nhà nước của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo
công thức quy định tại mục CDNĐT 26.3 Chương II Phần 1 Phụ lục IV của mẫu HSMT ban hành kèm
theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT.
đ) Trường hợp có từ 02 nhà đầu
tư trở lên đề xuất mức nộp ngân sách cao nhất bằng nhau, xếp hạng nhà đầu tư sẽ
căn cứ theo đánh giá kỹ thuật. Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm, hồ sơ
dự thầu (HSDT) của nhà đầu tư có điểm đánh giá kỹ thuật cao hơn được xếp thứ nhất.
Trường hợp sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt, HSDT của nhà đầu tư có
số lượng các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá chấp nhận được ít
hơn được xếp thứ nhất.
2. Các tiêu chuẩn khác theo quy
định tại Luật PPP, Nghị định số 35/2021/NĐ-CP và Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT.
3. Căn cứ quy mô, tính chất của
dự án và tiêu chuẩn đánh giá xác định theo quy định tại mục 1, mục 2 Phụ lục
này, bên mời thầu nêu rõ các nội dung đánh giá về tài chính - thương mại theo
quy định tại điểm 2.2.2 mục 2 Phần B Chương III Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư
số 09/2021/TT-BKHĐT.
PHỤ LỤC IV
MẪU LOẠI HỢP ĐỒNG O&M ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của
Bộ trưởng Bộ GTVT)
Phụ lục này bao gồm:
Phần I. Văn bản thỏa thuận của
các bên về hợp đồng
Phần II. Điều kiện chung và Điều
kiện cụ thể của hợp đồng
Phần III. Phụ lục hợp đồng.
Tại mẫu loại hợp đồng này, một
số từ ngữ được giải thích và viết tắt như sau:
PHẦN I. VĂN BẢN THỎA THUẬN CỦA CÁC BÊN VỀ HỢP ĐỒNG DỰ ÁN
O&M ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC
____,
ngày __ tháng __ năm __
Hợp đồng số: ________
Dự án: ____________[ghi tên
dự án]
Căn cứ (văn bản quy phạm
pháp luật);
Căn cứ (các văn bản liên
quan).
Chúng tôi, đại diện cho
các bên ký hợp đồng, gồm có:
1. Cơ quan có thẩm quyền/cơ
quan ký kết hợp đồng dự án O&M (là một bên của hợp đồng):
Tên cơ quan có thẩm quyền/cơ
quan ký kết hợp đồng dự án O&M: [ghi tên cơ quan có thẩm quyền/cơ quan
ký kết hợp đồng]
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
Người đại diện:
Chức vụ:
Giấy ủy quyền ký hợp đồng số
_____ ngày _____tháng____năm______ (trường hợp được ủy quyền).
2. Nhà đầu tư và doanh nghiệp
dự án (là một bên của hợp đồng):
2.1. Nhà đầu tư:
Tên giao dịch: [ghi tên giao
dịch của nhà đầu tư]
Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp số: Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail:
Người đại diện:
Chức vụ:
Giấy ủy quyền ký hợp đồng số
______ngày_____tháng_____năm______ (trường hợp được ủy quyền).
2.2. Doanh nghiệp dự án:
Tên giao dịch: [ghi tên giao
dịch của doanh nghiệp dự án]
Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp số:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail:
Người đại diện:
Chức vụ:
Các bên trên đây thống nhất ký
hợp đồng để thực hiện dự án_____[ghi tên của dự án] với các nội dung
sau:
Điều 1. Thành phần hồ sơ hợp
đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý
Thành phần hồ sơ hợp đồng dự án
O&M và thứ tự ưu tiên pháp lý như sau:
1. Hợp đồng O&M đường bộ
cao tốc, bao gồm: văn bản thỏa thuận của các bên về hợp đồng, điều kiện chung của
hợp đồng, điều kiện cụ thể của hợp đồng và phụ lục hợp đồng (nếu có);
2. Biên bản đàm phán hợp đồng;
3. Văn bản pháp lý về kết quả lựa
chọn nhà đầu tư;
4. Hồ sơ dự thầu và các tài liệu
làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được lựa chọn;
5. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
6. Các tài liệu có liên quan.
Những tài liệu cấu thành nên hợp
đồng có quan hệ thống nhất giải thích tương hỗ cho nhau, nếu có điểm nào không
rõ ràng hoặc không thống nhất thì các bên có trách nhiệm trao đổi và thống nhất.
Trường hợp các bên không thống nhất được thì thứ tự ưu tiên các tài liệu cấu
thành hợp đồng để xử lý vấn đề không thống nhất áp dụng theo trình tự sắp xếp tại
Điều này.
Điều 2. Quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhượng quyền để kinh doanh, quản lý một phần
hoặc toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có trong thời hạn nhất định;
hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chấm dứt hợp đồng.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án
cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu trong điều kiện
chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án
nộp ngân sách nhà nước số tiền là ______[ghi số tiền nộp ngân sách nhà nước],
với thời hạn nộp là ________[ghi số lần, số tiền nộp trong mỗi lần].
Thông tin nộp tiền
là______________________[ghi cách thức nộp tiền].
Điều 3. Quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền/cơ quan ký kết hợp đồng dự án O&M
Cơ quan có thẩm quyền/cơ quan
ký kết hợp đồng cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm được quy định
trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
Điều 4. Thời hạn hợp đồng:
Thời hạn hợp đồng là
_____________[ghi thời gian thực hiện hợp đồng phù hợp với quy định của hồ
sơ mời thầu, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư và kết quả thương
thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa hai bên].
Điều 5. Hiệu lực hợp đồng
1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ
_____ [ghi cụ thể ngày có hiệu lực của hợp đồng].
2. Hợp đồng hết hiệu lực sau
khi __________[ghi cụ thể ngày hết hiệu lực của hợp đồng].
Hợp đồng được lập thành ____ bộ,
cơ quan có thẩm quyền/cơ quan ký kết hợp đồng giữ ____ bộ, nhà đầu tư giữ ____
bộ, các bộ hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN HỢP
PHÁP
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ (2)
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]
|
CƠ QUAN KÝ KẾT
HỢP ĐỒNG
DỰ ÁN O&M
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]
|
|
|
ĐẠI DIỆN HỢP
PHÁP CỦA
DOANH NGHIỆP DỰ ÁN
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]
|
|
Ghi chú:
(1) Cập nhật các văn bản hiện
hành liên quan đến hợp đồng.
(2) Trường hợp nhà thầu liên
danh thì trong hợp đồng phải bao gồm thông tin của tất cả các thành viên liên
danh. Đại diện hợp pháp của từng thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu
vào hợp đồng.
PHẦN II. ĐIỀU KIỆN CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG
Trong phần này:
- Cột bên trái (chữ in đậm)
là các điều kiện chung của hợp đồng.
- Cột bên phải (chữ in thường
và chữ in nghiêng) là các điều kiện cụ thể của hợp đồng. Trong
đó, các nội dung in đứng mang tính bắt buộc phải áp dụng, các nội dung in
nghiêng nhằm mục đích hướng dẫn và được cụ thể hóa trên cơ sở quy mô, tính chất
và điều kiện riêng (nếu có) của dự án, tuân thủ quy định pháp luật và hồ sơ dự
án. Căn cứ quy định pháp luật, tài liệu dự án, kết quả thương thảo hợp đồng,
bên mời thầu hoàn thiện nội dung này, làm rõ toàn bộ nội dung tương ứng với điều
kiện chung của hợp đồng O&M đường bộ cao tốc.
I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
|
Điều 1. Định nghĩa và các
từ viết tắt về các khái niệm, từ ngữ được sử dụng trong hợp đồng dự án
|
Định nghĩa và các từ viết tắt
về các khái niệm, từ ngữ được sử dụng trong hợp đồng dự án, phù hợp với quy định
của pháp luật hiện hành và bối cảnh cụ thể của dự án.
+ Căn cứ quy định pháp luật
hiện hành, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn NĐT, kết quả thương thảo hợp
đồng, Bên mời thầu hoàn thiện “Các khái niệm, từ ngữ sử dụng trong hợp đồng”.
+ Nêu các từ viết tắt được
sử dụng tại hợp đồng, có thể bao gồm: Tên của cơ quan, tổ chức, các cụm từ
thông dụng,… Việc viết tắt đảm bảo dễ hiểu, không gây nhầm lẫn với các từ
khác.
|
Điều 2. Nguyên tắc giải
thích số ít, số nhiều, giới tính và các vấn đề đặc thù khác
|
Nguyên tắc giải thích số ít,
số nhiều, giới tính và các vấn đề đặc thù khác trong trường hợp hợp đồng dự
án được ký kết với một bên là NĐT nước ngoài.
Căn cứ ngôn ngữ hợp đồng,
ngôn ngữ của các tài liệu khác liên quan, quy định pháp luật hiện hành, kết
quả thương thảo hợp đồng, bên mời thầu hoàn thiện nội dung này.
|
II. MỤC TIÊU, QUY MÔ CỦA DỰ
ÁN
|
Điều 3. Mục tiêu chung, mục
tiêu cụ thể của dự án
|
Nêu mục tiêu chung và mục
tiêu cụ thể của dự án.
|
Điều 4. Quy mô, công suất;
dự án thành phần, tiểu dự án, hạng mục của dự án
|
Nêu quy mô, công suất; dự án
thành phần, tiểu dự án, hạng mục của dự án.
|
III. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ
ÁN, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI NGUYÊN KHÁC
|
Điều 5. Địa điểm thực hiện
dự án
|
Nêu địa điểm thực hiện dự án.
Bao gồm: địa danh cụ thể, diện
tích sử dụng đất, tài nguyên khác (mặt nước, khoáng sản,…) trong phạm vi dự
án và các công trình liên quan theo quyết định phê duyệt chủ trương, quyết định
phê duyệt dự án.
|
Điều 6. Hiện trạng công
trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án; máy móc, thiết bị và các loại tài
sản khác có liên quan, thuyết minh yêu cầu về việc vận hành công trình, hệ thống
cơ sở hạ tầng của dự án nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
|
Nêu hiện trạng công trình, hệ
thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án; máy móc, thiết bị và các loại tài sản khác
có liên quan, thuyết minh yêu cầu về việc vận hành công trình, hệ thống cơ sở
hạ tầng của dự án nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
Phù hợp với các tài liệu dự
án (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết định
chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu,…).
Nêu quyền, nghĩa vụ của NĐT, DNDA đối với các nội dung thuộc trách nhiệm bảo
hành công trình của nhà thầu xây dựng (nếu có).
Nêu quyền, trách nhiệm của
các bên trong trường hợp cần giải phóng mặt bằng để thực hiện các hạng mục dự
án.
|
IV. THỜI HẠN HỢP ĐỒNG VÀ
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
|
Điều 7. Thời hạn hợp đồng
dự án
|
Thời hạn hợp đồng dự án căn cứ
theo quyết định phê duyệt dự án và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn NĐT,
kết quả thương thảo hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều
51 Luật PPP và khoản 8 Điều 5 Thông tư này.
Thời hạn hợp đồng dự án được
xác định căn cứ yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ của từng loại công trình, hệ
thống cơ sở hạ tầng, thời gian cần sửa chữa định kỳ hoặc thời gian sử dụng
công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo quy định pháp luật.
Thời hạn hợp đồng dự án có
thể bao gồm các mốc thời gian sau:
- Thời gian xây dựng các hạng
mục phục vụ công tác vận hành, bảo trì, thu phí;
- Thời gian vận hành, kinh
doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng. Trong đó, cần căn cứ vào thời điểm
hợp đồng có hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật
PPP;
- Các mốc thời gian khác.
|
Điều 8. Các trường hợp được
điều chỉnh thời hạn hợp đồng của dự án
|
8.1. Các trường hợp được điều
chỉnh thời hạn hợp đồng của dự án theo quy định tại khoản 3
Điều 51 Luật PPP.
8.2. Các mốc thời gian được
điều chỉnh trên cơ sở quy định tại hợp đồng này.
8.3. Các bên ký kết hợp đồng
được điều chỉnh thời hạn hợp đồng nhưng bảo đảm tổng thời hạn hợp đồng, bao gồm
thời gian điều chỉnh không vượt quá thời hạn giao đất, cho thuê đất theo quy
định của pháp luật về đất đai và không làm thay đổi các nội dung khác của quyết
định chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 51
Luật PPP.
|
Điều 9. Thỏa thuận về sửa
đổi hợp đồng khi điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án
|
9.1. Thỏa thuận về sửa đổi hợp
đồng khi điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án theo quy định tại Điều 8 hợp đồng
này.
9.2. Việc sửa đổi hợp đồng trong
trường hợp điều chỉnh thời hạn hợp đồng thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 Luật PPP.
|
V. YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT,
CÔNG NGHỆ, CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH, HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, SẢN PHẨM, DỊCH VỤ
CÔNG ĐƯỢC CUNG CẤP
|
Điều 10. Yêu cầu về kỹ thuật,
quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng cho dự án
|
10.1. Nguyên tắc áp dụng quy
chuẩn, tiêu chuẩn
Việc áp dụng quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia, tiêu chuẩn thực hiện theo quy định tại pháp luật về tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật.
10.2. Điều kiện áp dụng
Tiêu chuẩn quốc gia, tiêu
chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có) được áp dụng trong dự án phải đảm
bảo các yêu cầu pháp luật liên quan; có thể bao gồm các nội dung như: quy định
về điều chỉnh, bổ sung tiêu chuẩn áp dụng cho dự án,…
10.3. Quyền và nghĩa vụ của
các bên trong trường hợp thay đổi giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công dẫn
đến thay đổi chi phí, thời gian.
|
Điều 11. Các tiêu chuẩn,
chỉ số đánh giá chất lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, sản phẩm dịch
vụ công
|
Quy định các tiêu chuẩn, chỉ
số đánh giá chất lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, sản phẩm dịch
vụ công.
|
Điều 12. Quyền và nghĩa vụ
của các bên trong việc giám sát tính tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn, chỉ số
đánh giá chất lượng
|
Quyền và nghĩa vụ của các bên
trong việc giám sát tính tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn, chỉ số đánh giá chất
lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, sản phẩm dịch vụ công.
|
VI. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, GIÁ
TRỊ TỐI THIỂU NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, CƠ CẤU NGUỒN VỐN, PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH
|
Điều 13. Tổng mức đầu tư
|
Tổng mức đầu tư được duyệt
là: [ghi giá trị tổng mức đầu tư dự án theo quyết định phê duyệt dự án hoặc
quyết định có liên quan]
|
Điều 14. Giá trị nộp ngân
sách nhà nước
|
Giá trị nộp ngân sách nhà nước
là: [ghi giá trị nộp ngân sách nhà nước theo kết quả lựa chọn NĐT]
|
Điều 15. Cơ cấu nguồn vốn
|
Nêu cơ cấu nguồn vốn thực hiện
dự án.
Căn cứ kết quả lựa chọn
NĐT và kết quả thương thảo hợp đồng, bên mời thầu hoàn thiện nội dung này với
các nội dung như:
- Giá trị phần vốn chủ sở
hữu;
- Giá trị phần vốn do NĐT
huy động.
|
Điều 16. Kế hoạch thu xếp
tài chính
|
16.1. Tiến độ nộp giá trị nộp
ngân sách nhà nước
Nêu tiến độ, thời giạn,
giá trị nộp ngân sách nhà nước.
|
|
16.2. Vốn chủ sở hữu:
a) Tổng số vốn là [ghi giá
trị].
Vốn chủ sở hữu của NĐT tham
gia thực hiện dự án bảo đảm không thấp hơn [ghi giá trị phần vốn chủ sở hữu
mà NĐT phải góp phù hợp với Điều 15];
b) Tiến độ góp vốn chủ sở hữu
so với vốn điều lệ của DNDA.
Căn cứ các quy định pháp
luật hiện hành, kết quả lựa chọn NĐT và kết quả thương thảo hợp đồng, bên mời
thầu quy định tiến độ góp vốn chủ sở hữu so với vốn điều lệ của DNDA như: Vốn
chủ sở hữu của NĐT được góp theo tiến độ thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Trường
hợp vốn điều lệ của DNDA thấp hơn mức vốn chủ sở hữu NĐT cam kết huy động, hợp
đồng dự án phải bao gồm lộ trình tăng vốn điều lệ của DNDA, phù hợp với tiến
độ triển khai dự án.
16.3. Nguồn vốn huy động:
Tổng số vốn NĐT huy động
thông qua các hình thức vay (nếu có) không vượt quá tổng số vốn vay theo quy
định tại [tài liệu dự án].
Nêu nguồn vốn huy động (vốn
vay, vốn tín dụng ưu đãi, trái phiếu DNDA và các nguồn khác): tổng mức vốn
huy động thời gian vay, trả, thời gian ân hạn (theo từng nguồn vốn); chi phí
huy động vốn bao gồm: lãi suất vốn vay của từng nguồn vốn, chi phí cần thiết
liên quan đến huy động nguồn vốn được pháp luật cho phép; đồng tiền vay và tỷ
giá thanh toán; điều kiện đảm bảo nguồn vốn huy động; tiến độ, thứ tự giải
ngân, phương án trả nợ (theo từng nguồn vốn).
16.3. Quy định về việc ký kết
thỏa thuận về việc lựa chọn NĐT thay thế giữa cơ quan ký kết hợp đồng, bên
cho vay, NĐT, DNDA (được ký kết đồng thời với hợp đồng cấp tín dụng).
Căn cứ quy định pháp luật
hiện hành và tính chất của từng dự án, bên mời thầu đề xuất hình thức, thời
điểm ký kết phù hợp đảm bảo không ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng này.
|
Điều 17. Doanh thu trong
phương án tài chính
|
17.1. Mức doanh thu theo các
thời hạn do các bên thỏa thuận, phù hợp với quy định pháp luật và tài liệu dự
án.
Xác định doanh thu của dự án
qua từng năm trên cơ sở tài liệu dự án. Giá, phí sản phẩm, dịch vụ và các khoản
thu khác; lộ trình tăng giá, phí.
17.2. Quy định đồng tiền được
áp dụng để xác định doanh thu.
Trường hợp tổ chức, cá
nhân là người cư trú, người không cư trú có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam
cần tuân thủ quy định pháp luật về ngoại hối.
|
Điều 18. Thuế, phí và các
nghĩa vụ tài chính khác
|
Quy định thuế, phí và các
nghĩa vụ tài chính khác.
Nêu rõ các loại thuế, phí,
nghĩa vụ tài chính; quyền và nghĩa vụ của các bên; trường hợp thay đổi thuế,
phí, nghĩa vụ tài chính và các nội dung liên quan.
|
Điều 19. Các chỉ tiêu tài
chính đầu ra cần đạt được để bảo đảm tính khả thi tài chính của dự án
|
Quy định các chỉ tiêu tài
chính đầu ra cần đạt được để bảo đảm tính khả thi tài chính của dự án
|
Điều 20. Nghĩa vụ của NĐT,
DNDA trong việc thu xếp tài chính cho dự án
|
Quy định nghĩa vụ của NĐT,
DNDA trong việc thu xếp tài chính cho dự án.
Có thể gồm các nội dung
như:
a) Nghĩa vụ nộp tiền vào
ngân sách nhà nước
Căn cứ quy định pháp luật,
quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn NĐT, tài liệu dự án, kết quả thương thảo.
Quy định rõ thời gian,
cách thức, trình tự, thủ tục, thông tin tài khoản nhận… tiền nộp vào ngân
sách nhà nước.
b) Nguồn vốn chủ sở hữu
- Trách nhiệm NĐT trong góp
vốn chủ sở hữu hợp pháp theo quy định của hợp đồng này và yêu cầu thực hiện dự
án.
- Tiến độ huy động vốn chủ
sở hữu:
+ Căn cứ yêu cầu về vốn chủ
sở hữu quy định tại phương án tài chính. Trách nhiệm xây dựng bảng kế hoạch
thực hiện, tiến độ huy động vốn chủ sở hữu, tiến độ giải ngân, thanh toán.
+ Mức vốn điều lệ đăng ký.
- Mức vốn điều lệ đăng ký
và tiến độ huy động vốn căn cứ vào yêu cầu của dự án và nội dung quy định.
Trường hợp vốn điều lệ đăng ký lần đầu của DNDA thấp hơn mức vốn chủ sở hữu yêu
cầu, nêu tiến độ NĐT thực hiện việc tăng vốn điều lệ của DNDA đáp ứng yêu cầu
tại bảng tiến độ huy động vốn chủ sở hữu.
c) Nguồn vốn NĐT huy động
- Trách nhiệm huy động vốn
vay và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định pháp luật và quy định của hợp
đồng dự án để thực hiện dự án theo quy định tại hợp đồng dự án đã ký kết;
- Hợp đồng vay phải đảm bảo
có hiệu lực và đáp ứng khả năng giải ngân, phù hợp với tiến độ thực hiện theo
quy định;
- Thời hạn hoàn thành thu
xếp tài chính.
d) Báo cáo tình hình huy động
vốn
Trong thời gian theo quy định
[tần suất/thời hạn báo cáo theo kết quả thương thảo], DNDA có trách nhiệm báo
cáo CQKKHĐ về tình hình huy động/giải ngân vốn chủ sở hữu, huy động/giải ngân
vốn vay (kèm theo các tài liệu xác thực cần thiết).
đ) Các nghĩa vụ khác.
|
Điều 21. Trách nhiệm của
NĐT, DNDA trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ thu xếp tài chính
|
Quy định trách nhiệm của NĐT,
DNDA trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ thu xếp tài chính.
Quy định về trách nhiệm,
nghĩa vụ trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ thu xếp tài chính, bao gồm nghĩa vụ
nộp tiền vào ngân sách nhà nước, góp vốn chủ sở hữu, huy động vốn vay,…
Quy định về trường hợp miễn
trách nhiệm đối với hành vi vi phạm (nếu có) như: xảy ra sự kiện bất khả
kháng,… Quy định về nghĩa vụ chứng minh, thông báo, xác nhận trong trường hợp
miễn trách nhiệm.
|
Điều 22. Điều kiện thay đổi
phương án tài chính
|
Quy định về điều kiện thay đổi
phương án tài chính.
Phương án tài chính của dự
án được xây dựng trên cơ sở Điều 4 Nghị định số 28/2021/NĐ-CP
và hướng dẫn tại Thông tư này.
|
VII. CHIA SẺ PHẦN TĂNG
DOANH THU
|
Điều 23. Cơ chế báo cáo
doanh thu của DNDA và cơ chế theo dõi doanh thu
|
Quy định về cơ chế báo cáo
doanh thu của DNDA cho CQKKHĐ và cơ chế theo dõi doanh thu theo quy định tại khoản 4 Điều 82 Luật PPP, Chương V, Chương
VI Nghị định số 28/2021/NĐ-CP.
|
Điều 24. Trường hợp dự án
áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng doanh thu
|
Quy định về trường hợp dự án
được áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng doanh thu theo quy định tại Điều 82 Luật PPP.
Khi doanh thu thực tế đạt cao
hơn 125% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, NĐT,
DNDA PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế và mức
125% doanh thu trong phương án tài chính. Việc chia sẻ phần tăng doanh thu được
áp dụng sau khi đã điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh
thời hạn hợp đồng dự án PPP theo quy định tại các Điều 50, Điều
51 và Điều 65 của Luật PPP và được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán
phần tăng doanh thu.
|
Điều 25. Thời hạn thanh
toán phần chia sẻ phần tăng doanh thu
|
Quy định về thời hạn thanh
toán phần chia sẻ phần tăng doanh thu theo quy định tại Điều
16 và Điều 17 Nghị định số 28/2021/NĐ-CP.
|
VII. ƯU ĐÃI, BẢO ĐẢM ĐẦU
TƯ
|
Điều 26. Ưu đãi đầu tư
|
Ưu đãi đầu tư mà NĐT, DNDA được
hưởng theo quy định tại Điều 79 Luật PPP, được thực hiện
theo quy định của pháp luật chuyên ngành và pháp luật có liên quan.
Liệt kê các ưu đãi (nếu
có) về: thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, ưu đãi đầu tư khác.
|
Điều 27. Bảo đảm đầu tư
|
NĐT, DNDA được hưởng các bảo
đảm đầu tư và thực hiện theo quy định tại các khoản 1, khoản
2, khoản 3 và khoản 4 Điều 80 Luật PPP.
Liệt kê các bảo đảm (nếu
có) về: quyền tiếp cận đất, quyền sử dụng đất và tài sản công khác của DNDA;
bảo đảm cung cấp các dịch vụ công cho DNDA; bảo đảm quyền thế chấp tài sản,
quyền kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; bảo đảm an ninh, trật tự
an toàn về tài sản, con người của DNDA; các bảo đảm đầu tư khác theo pháp luật
về đầu tư.
|
Điều 28. Bảo đảm cân đối
ngoại tệ (trường hợp áp dụng)
|
Bảo đảm cân đối ngoại tệ được
thực hiện theo quy định tại Điều 81 Luật PPP.
Quy định về hạn mức, thời
hạn, thời điểm cân đối ngoại tệ trong trường hợp dự án PPP được Chính phủ cho
phép bảo đảm cân đối ngoại tệ.
|
VIII. GIÁ, PHÍ SẢN PHẨM, DỊCH
VỤ CÔNG
|
Điều 29. Mức giá, phí sản
phẩm, dịch vụ công
|
29.1. Mức giá, phí sản phẩm,
dịch vụ công.
Quy định về mức giá, phí sản
phẩm, dịch vụ công.
Giá, phí sản phẩm, dịch vụ
công và điều kiện, thủ tục điều chỉnh được quy định tại hợp đồng dự án PPP
theo nguyên tắc bảo đảm lợi ích của NĐT, DNDA PPP, người sử dụng và Nhà nước,
tạo điều kiện để NĐT, DNDA PPP thu hồi vốn và có lợi nhuận. Phương án giá,
khung giá sản phẩm, dịch vụ công theo thời hạn hợp đồng dự án PPP phải xác định
cụ thể mức giá khởi điểm và mức giá cho từng thời kỳ bảo đảm tính đúng, tính
đủ và công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật PPP.
29.2. Phương pháp và công thức
điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công.
Việc điều chỉnh mức giá,
phí phải phù hợp với quy định về điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh thời hạn hợp
đồng, cơ chế chia sẻ phần tăng doanh thu và các quy định khác liên quan.
|
Điều 30. Các trường hợp,
thủ tục điều chỉnh giá, phí sản phẩm, dịch vụ công cho từng thời kỳ
|
Các trường hợp, thủ tục điều chỉnh
giá, phí sản phẩm, dịch vụ công cho từng thời kỳ.
Việc thỏa thuận, điều chỉnh
giá, phí sản phẩm, dịch vụ công cho từng thời kỳ trong hợp đồng dự án PPP phải
phù hợp với quy định của pháp luật về giá, phí theo quy định tại khoản 3 Điều 65 Luật PPP.
|
Điều 31. Quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm điều chỉnh giá, phí sản phẩm, dịch vụ công
|
Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm
điều chỉnh giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của các bên thực hiện theo quy định
tại khoản 4 Điều 65 Luật PPP.
|
IX. CƠ CẤU LẠI CÁC KHOẢN NỢ
(TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG)
|
Điều 32. Điều kiện cơ cấu
lại các khoản nợ
|
Điều kiện để được cơ cấu lại
các khoản nợ.
|
Điều 33. Cơ chế chia sẻ phần
lợi nhuận gia tăng
|
Cơ chế chia sẻ phần lợi nhuận
gia tăng khi cơ cấu lại các khoản nợ.
|
X. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC
BÊN ĐỐI VỚI CÁC HẠNG MỤC XÂY DỰNG
|
Điều 34. Thu xếp tài chính
|
Kế hoạch thu xếp tài chính để
thực hiện các công việc liên quan đến xây dựng.
|
Điều 35. Lập, thẩm định,
phê duyệt thiết kế
|
Quyền, nghĩa vụ của các bên
liên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế.
|
Điều 36. Các thủ tục xin cấp
phép
|
Quyền, nghĩa vụ của các bên
liên quan đến công tác xin cấp phép.
|
Điều 37. Cơ chế phối hợp
giữa các bên
|
Thỏa thuận về cơ chế phối hợp
giữa các bên ký kết hợp đồng.
Nêu cơ chế phối hợp của các bên
ký kết hợp đồng với bên cho vay, địa phương,… (nếu có).
|
Điều 38. Thực hiện các thủ
tục, yêu cầu về thi công xây dựng
|
Quyền, nghĩa vụ của các bên
trong thực hiện các thủ tục, yêu cầu về thi công xây dựng.
|
Điều 39. Lựa chọn nhà thầu
trong quá trình xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
|
Quyền, nghĩa vụ của các bên
trong công tác lựa chọn nhà thầu trong quá trình xây dựng công trình, hệ thống
cơ sở hạ tầng.
|
Điều 40. Chế độ quản lý chất
lượng và giám sát, nghiệm thu hạng mục công trình
|
Quyền, nghĩa vụ của các bên
trong công tác quản lý chất lượng và giám sát, nghiệm thu hạng mục công
trình.
|
Điều 41. Thủ tục quyết
toán, kiểm toán (nếu có)
|
Quyền, nghĩa vụ của các bên
trong thủ tục quyết toán, kiểm toán (nếu có), bao gồm: cung cấp tài liệu, thực
hiện kết luận,…
|
Điều 42. Quyền và nghĩa vụ
các bên đối với các hạng mục xây dựng
|
Quyền và nghĩa vụ các bên đối
với các hạng mục xây dựng.
Bao gồm:
Quyền sở hữu, sử dụng đối
với các hạng mục xây dựng;
Vấn đề chuyển giao các hạng
mục xây dựng khi kết thúc thời hạn hợp đồng;
Nghĩa vụ bảo hành, vận
hành, bảo trì, bảo hiểm… các hạng mục xây dựng (bao gồm nghĩa vụ của NĐT,
DNDA đối với việc bảo hành công tác bảo trì (nếu có));
Các quyền, nghĩa vụ khác.
|
XI. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA
CÁC BÊN TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH, KINH DOANH CÔNG TRÌNH, HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
|
Điều 43. Điều kiện vận
hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
|
DNDA vận hành, kinh doanh
công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng kể từ ngày hợp đồng dự án có hiệu lực theo
quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật PPP.
|
Điều 44. Nghĩa vụ của DNDA
trong việc đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn, chỉ số đánh giá chất lượng thực
hiện dự án về vận hành, kinh doanh, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
một cách liên tục, ổn định
|
44.1. Nghĩa vụ của DNDA trong
việc đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn, chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự
án về vận hành, kinh doanh, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng một
cách liên tục, ổn định.
44.2. Quy định trách nhiệm của
DNDA đối với công trình, hạng mục công trình, nội dung công việc thuộc trách
nhiệm bảo hành của nhà thầu xây dựng (nếu có).
|
Điều 45. Việc thu xếp bảo
hiểm hoặc phương án quản lý rủi ro công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
|
45.1. Quy định phạm vi, đối
tượng được bảo hiểm hoặc quản lý rủi ro.
Tài sản công do Nhà nước đầu
tư, có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả
kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ
khác theo quy định của pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều
6 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
45.2. Quy định quyền và nghĩa
vụ các bên đối với việc bảo hiểm, quản lý rủi ro.
45.3. Quy định cơ chế tài
chính trong bảo hiểm, quản lý rủi ro.
45.4. Quy định biện pháp quản
lý rủi ro.
Việc quản lý rủi ro bằng biện
pháp bảo hiểm hoặc các biện pháp khác trong quá trình vận hành, khai thác.
Công cụ tài chính quản lý
rủi ro đối với tài sản công thực hiện theo quy định tại Chương
XV Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Công cụ tài chính quản lý
rủi ro đối với tài sản của NĐT, DNDA thực hiện theo quy định pháp luật doanh
nghiệp, pháp luật bảo hiểm, pháp luật thương mại và các quy định liên quan.
|
Điều 46. Tổ chức vận hành,
bảo trì công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong giai đoạn vận hành, kinh
doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
|
Tổ chức vận hành, bảo dưỡng
công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong giai đoạn vận hành, kinh doanh công
trình, hệ thống cơ sở hạ tầng.
Thực hiện theo quy định tại
Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22/4/2014 về quản lý, khai thác và bảo trì
công trình đường cao tốc (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 25/2023/NĐ-CP
ngày 19/5/2023) và các văn bản liên quan.
|
Điều 47. Điều kiện, biện
pháp giải quyết khi tạm ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ do sự cố kỹ thuật, sự
kiện bất khả kháng và các trường hợp khác
|
Điều kiện, biện pháp giải quyết
khi tạm ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ do sự cố kỹ thuật, sự kiện bất khả
kháng và các trường hợp khác
Thực hiện theo quy định tại
Chương IV Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của
Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công
xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và các quy định khác có liên quan.
|
Điều 48. Quyền, nghĩa vụ của
CQKKHĐ trong việc kiểm tra giám sát nghĩa vụ của DNDA trong giai đoạn vận
hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
|
Quyền, nghĩa vụ của CQKKHĐ
trong việc kiểm tra giám sát nghĩa vụ của DNDA trong giai đoạn vận hành, kinh
doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng.
|
XII. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA
CÁC BÊN TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN GIAO CÔNG TRÌNH, HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
|
Điều 49. Điều kiện kỹ thuật,
tình trạng hoạt động và chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng khi
chuyển giao
|
49.1. Điều kiện kỹ thuật,
tình trạng hoạt động và chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng khi
chuyển giao thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị
định số 35/2021/NĐ-CP.
49.2. Quyền và nghĩa vụ của
CQKKHĐ về nội dung này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều
77 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.
|
Điều 50. Trình tự, thủ tục
liên quan trong giai đoạn chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
|
Trình tự, thủ tục liên quan
trong giai đoạn chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thực hiện theo
quy định tại khoản 1 Điều 78 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.
|
Điều 51. Chế độ cho người
lao động tại DNDA khi chuyển giao công trình cơ sở hạ tầng
|
Các bên ký kết hợp đồng thỏa
thuận về chế độ cho người lao động tại DNDA khi chuyển giao công trình cơ sở
hạ tầng trong kế hoạch chuyển giao công nghệ, lao động, hồ sơ công trình, hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ công tác vận hành, kinh doanh và bảo trì công
trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho CQKKHĐ hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm
vụ vận hành, kinh doanh và bảo trì công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng.
|
XIII. QUYỀN, NGHĨA VỤ KHÁC
CỦA CÁC BÊN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
|
Điều 52. Thỏa thuận về việc
sử dụng dịch vụ bảo lãnh đối với nghĩa vụ của CQKKHĐ
|
Thỏa thuận về việc sử dụng dịch
vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối
với nghĩa vụ của CQKKHĐ (nếu có).
|
Điều 53. Nghĩa vụ của NĐT
và giới hạn trách nhiệm của NĐT đối với các trách nhiệm của DNDA trong hợp đồng
|
Nghĩa vụ của NĐT và giới hạn
trách nhiệm của NĐT đối với các trách nhiệm của DNDA trong hợp đồng.
|
Điều 54. Nghĩa vụ của DNDA
trong việc báo cáo định kỳ tình hình triển khai dự án với cơ quan ký kết hợp
đồng
|
Nghĩa vụ của DNDA trong việc
báo cáo định kỳ tình hình triển khai dự án với CQKKHĐ.
|
Điều 55. Nghĩa vụ của DNDA
trong việc bảo đảm tuân thủ các quy định về an toàn và sức khỏe của người lao
động, bảo vệ môi trường và các nghĩa vụ liên quan khác
|
55.1. Trách nhiệm quản lý, chỉ
đạo, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn lao động
của DNDA.
55.2. DNDA chịu trách nhiệm
trước CQCTQ và trước pháp luật về việc quản lý tài nguyên, môi trường xây dựng
được quy định pháp luật.
55.3. DNDA có trách nhiệm thực
hiện các nghĩa vụ để bảo đảm sức khỏe người lao động theo quy định của pháp
luật có liên quan.
|
Điều 56. Nghĩa vụ của các
bên đối với việc bảo mật thông tin, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và
giải trình việc thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của CQCTQ, cơ quan thanh tra,
kiểm toán, giám sát
|
Các bên ký kết hợp đồng có
trách nhiệm phối hợp trong việc cung cấp tài liệu liên quan và giải trình việc
thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của CQCTQ, cơ quan thanh tra, kiểm toán, giám
sát.
|
XIV. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG
|
Điều 57. Giá trị, thời gian
có hiệu lực, các trường hợp được, không được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm
thực hiện hợp đồng
|
57.1. Giá trị của bảo đảm thực
hiện hợp đồng.
57.2. Thời gian có hiệu lực của
bảo đảm thực hiện hợp đồng.
DNDA phải thực hiện biện
pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Thời gian có hiệu lực của
bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày
DNDA hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng.
57.3. Các trường hợp được,
không được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm thực hiện hợp đồng.
|
Điều 58. Trách nhiệm của
NĐT, DNDA đối với nghĩa vụ cung cấp bảo đảm thực hiện hợp đồng
|
58.1. Trách nhiệm của NĐT,
DNDA đối với nghĩa vụ cung cấp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
58.2. Trong trường hợp NĐT,
DNDA không thực hiện nghĩa vụ cung cấp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định
tại Điều 57 hợp đồng này, CQCTQ thực hiện theo quy định tại điểm
d khoản 6 Điều 33 Luật PPP.
|
XV. QUY ĐỊNH VỀ PHẠT HỢP ĐỒNG
VÀ XỬ LÝ VI PHẠM NGHĨA VỤ
|
Điều 59. Các trường hợp phạt
hợp đồng
|
59.1. Vi phạm hợp đồng của
DNDA
Liệt kê các trường hợp được
coi là vi phạm hợp đồng của DNDA theo nguyên tắc: vi phạm nghĩa vụ là việc
DNDA không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
Việc phạt hợp đồng bao gồm
cả trường hợp không thực hiện đúng cam kết về việc sử dụng nhà thầu, hàng
hóa, vật tư, thiết bị trong nước trong trường hợp NĐT khi tham gia lựa chọn
NĐT quốc tế có cam kết sử dụng hàng hóa, vật tư, vật liệu, thiết bị trong nước
để được hưởng ưu đãi đầu tư.
59.2. Vi phạm hợp đồng của
CQKKHĐ
Liệt kê các trường hợp được
coi là vi phạm hợp đồng của CQKKHĐ.
59.3. Vi phạm nghiêm trọng của
các bên ký kết hợp đồng
Liệt kê các trường hợp vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng theo nguyên tắc: vi phạm
nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm
cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Việc vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ theo hợp đồng có thể là căn cứ để một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng
và không phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 423
Bộ luật Dân sự 2015.
|
Điều 60. Hình thức phạt hợp
đồng
|
Quy định các hình thức phạt hợp
đồng
Có thể bao gồm các hình thức:
- Phạt tiền: mức phạt cụ
thể đối với từng trường hợp và thủ tục thực hiện. Mức phạt vi phạm do các bên
thỏa thuận, phù hợp với quy định tại Thông tư này. Trường hợp quy định phạt
tiền đối với CQKKHĐ, phải quy định rõ nguồn vốn, cơ sở pháp lý về thẩm quyền
thỏa thuận, nội dung thỏa thuận, cơ quan thực hiện;
- Tạm dừng việc khai thác,
kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng: quy định cụ thể trường hợp vi
phạm áp dụng, thời điểm áp dụng, thời hạn phạt và thủ tục thực hiện;
- Các hình thức khác do
các bên thỏa thuận.
|
Điều 61. Các hình thức xử
lý vi phạm nghĩa vụ khác
|
Các chế tài, việc xử lý vi phạm
nghĩa vụ khác được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật
thương mại và quy định có liên quan.
|
XVI. DOANH NGHIỆP DỰ ÁN
|
Điều 62. Mô hình tổ chức,
hoạt động của DNDA
|
Mô hình tổ chức, hoạt động của
DNDA tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật PPP.
|
Điều 63. Vốn điều lệ của
DNDA
|
Vốn điều lệ của DNDA tuân thủ
quy định pháp luật doanh nghiệp và quy định tại hợp đồng này.
|
Điều 64. Nghĩa vụ của NĐT
trong việc góp vốn chủ sở hữu
|
Nghĩa vụ của NĐT trong việc
góp vốn chủ sở hữu thực hiện theo quy định tại Điều 76 và Điều
77 Luật PPP và tuân thủ nội dung tại hợp đồng này.
|
Điều 65. Quyền và nghĩa vụ
của NĐT khi chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp cho NĐT khác
|
Quyền và nghĩa vụ của NĐT khi
chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp cho NĐT khác, bao gồm cả trường hợp
chuyển nhượng toàn bộ cổ phần hoặc phần vốn góp tương đương với việc chuyển
nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật PPP.
|
XVII. PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
VÀ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN HỢP PHÁP KHÁC
|
Điều 66. Việc áp dụng hình
thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của DNDA, vốn hợp pháp khác
|
66.1. DNDA huy động vốn thông
qua hình thức phát hành trái phiếu của DNDA thực hiện theo quy định tại Điều 78 Luật PPP.
66.2. Các hình thức huy động
vốn hợp pháp khác thực hiện theo quy định tại mục 2 Chương II
Nghị định số 28/2021/NĐ-CP.
|
Điều 67. Điều kiện, nguyên
tắc, thời điểm, phương thức phát hành trái phiếu của DNDA
|
Điều kiện, nguyên tắc, thời
điểm, phương thức phát hành trái phiếu của DNDA được thực hiện theo quy định
tại Điều 78 Luật PPP, Điều 6 Nghị định số
28/2021/NĐ-CP.
|
Điều 68. Giá trị vốn huy động
thông qua phát hành trái phiếu, vốn hợp pháp khác
|
Quy định giá trị vốn huy động
thông qua phát hành trái phiếu, vốn hợp pháp khác.
Giá trị vốn huy động thông
qua phát hành trái phiếu không vượt quá giá trị phần vốn vay được xác định tại
hợp đồng dự án theo quy định tại Điều 78 Luật PPP.
|
XVIII. TÀI SẢN, QUYỀN THẾ
CHẤP
|
Điều 69. Quy định về tài sản
dự án
|
69.1. Quyền sở hữu
- Quyền sở hữu đối với
công trình dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng
tài sản công, pháp luật đầu tư công, pháp luật khác có liên quan.
- Quyền sở hữu đối với quyền
kinh doanh - quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng do các bên thỏa thuận tại hợp đồng
này, phù hợp với quy định pháp luật và tài liệu dự án.
69.2. Quyền quản lý, khai
thác
- Việc quản lý, khai thác công
trình dự án thực hiện hợp đồng dự án thực hiện theo quy định tại Điều 62 và khoản 2 Điều 63 Luật PPP.
- Việc quản lý, khai thác
tài sản hình thành trong quá trình thực hiện hợp đồng (như các hạng mục do
DNDA thực hiện phục vụ cho công tác vận hành, bảo trì, thu phí…) do các bên
thỏa thuận tại hợp đồng này, phù hợp với quy định pháp luật và tài liệu dự
án.
69.3. Tài sản không được phép
thế chấp
Bao gồm: các tài sản không
thuộc quyền sở hữu của NĐT, DNDA; các tài sản được hình thành trong quá trình
thực hiện hợp đồng dự án ngoại trừ quyền kinh doanh - quản lý (O&M) công
trình, hệ thống cơ sở hạ tầng của DNDA.
|
Điều 70. Quyền của DNDA
trong việc thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu của DNDA
|
70.1. DNDA được thế chấp quyền
kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và và các quyền khác (nếu có)
thuộc sở hữu của DNDA cho bên cho vay theo quy định pháp luật.
70.2. Thời gian thế chấp
không vượt quá thời hạn hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác tại hợp đồng.
70.3. Các nội dung khác theo
quy định tại khoản 4 Điều 80 Luật PPP.
|
Điều 71. Quyền của DNDA
trong việc thế chấp quyền kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
|
71.1. Việc thế chấp tài sản,
quyền kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng không được ảnh hưởng đến
mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ thực hiện dự án và các điều kiện
khác đã thỏa thuận tại hợp đồng.
71.2. Thỏa thuận thế chấp tài
sản, quyền kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng phải được lập thành
văn bản ký kết giữa bên cho vay và các bên ký kết hợp đồng
71.3. Các nội dung khác theo
quy định tại khoản 4 Điều 80 Luật
PPP.
|
Điều 72. Trách nhiệm của
CQKKHĐ phối hợp với bên cho vay trong việc lựa chọn NĐT thay thế để tiếp nhận
quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thế chấp khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
|
Căn cứ phạm vi công việc còn
lại của hợp đồng cần thực hiện, CQKKHĐ có trách nhiệm phối hợp với bên cho
vay trong việc lựa chọn NĐT thay thế để thực hiện dự án. Việc xác định và thực
hiện chỉ định NĐT tuân thủ theo quy định tại Điều 67 và Điều
68 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.
|
XIX. SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG DỰ
ÁN
|
Điều 73. Các trường hợp được
xem xét sửa đổi hợp đồng dự án
|
Các trường hợp được xem xét sửa
đổi hợp đồng dự án thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều
50 Luật PPP và hợp đồng này.
|
Điều 74. Trình tự sửa đổi
hợp đồng
|
Trình tự thực hiện sửa đổi hợp
đồng dự án được quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật PPP.
|
Điều 75. Thủ tục, nghĩa vụ,
trách nhiệm của các bên khi điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án khi sửa đổi hợp
đồng
|
Thủ tục, nghĩa vụ, trách nhiệm
của các bên khi điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án khi sửa đổi hợp đồng.
Có thể bao gồm các nội
dung như:
- CQKKHĐ yêu cầu đơn vị
chuẩn bị dự án lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh làm cơ sở để
CQCTQ trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;
- NĐT, DNDA có trách nhiệm
phối hợp với CQKKHĐ, đơn vị chuẩn bị dự án trong quá trình thẩm định, phê duyệt
điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án;
- Các nội dung khác theo kết
quả thương thảo.
|
XX. SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG DO
HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN
|
Điều 76. Điều kiện xác định
hoàn cảnh thay đổi cơ bản
|
Điều kiện xác định hoàn cảnh
thay đổi cơ bản.
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015.
|
Điều 77. Thỏa thuận về sửa
đổi hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản
|
Thỏa thuận về sửa đổi hợp đồng
do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015.
|
Điều 78. Quy định về thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng như đã thỏa thuận
|
Quy định về thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng như đã thỏa thuận nhằm duy trì tính liên tục của việc cung cấp sản
phẩm, dịch vụ công.
Các bên thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. Các bên phải chịu
trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có
quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
|
Điều 79. Quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm của các bên khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
|
Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm
của các bên khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Trường hợp chấm dứt hợp đồng,
trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc,
các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác theo quy định tại khoản 4 Điều 420 Bộ
luật Dân sự.
|
XXI. SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG DO SỰ
KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG
|
Điều 80. Quy định các trường
hợp bất khả kháng, điều kiện xác định sự kiện bất khả kháng
|
Quy định các trường hợp bất
khả kháng, điều kiện xác định sự kiện bất khả kháng.
Liệt kê các trường hợp bất
khả kháng, điều kiện xác định sự kiện bất khả kháng theo nguyên tắc: sự kiện
bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được
và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả
năng cho phép.
|
Điều 81. Quy trình xử lý
trong trường hợp bất khả kháng
|
Quy trình xử lý trong trường
hợp bất khả kháng.
|
Điều 82. Thỏa thuận về sửa
đổi hợp đồng khi xảy ra sự kiện bất khả kháng
|
Thỏa thuận về sửa đổi hợp đồng
khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, tuân thủ quy định tại điểm
a khoản 1 Điều 50 Luật PPP.
|
Điều 83. Quy định về việc
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng như đã thỏa thuận nhằm duy trì tính liên tục của
việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
|
Quy định về việc thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng như đã thỏa thuận nhằm duy trì tính liên tục của việc cung
cấp sản phẩm, dịch vụ công.
Các bên thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. Các bên phải chịu
trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Trong trường hợp xảy ra sự
kiện bất khả kháng, các bên thỏa thuận thủ tục thông báo, khắc phục, giải quyết
hậu quả,...
|
Điều 84. Quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm của các bên khi xảy ra sự kiện bất khả kháng
|
84.1. Quyền, nghĩa vụ, trách
nhiệm của các bên trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa
vụ do sự kiện bất khả kháng.
84.2. Quyền, nghĩa vụ, trách
nhiệm của các bên trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến thiệt hại, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại.
|
XXII. SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG DO QUY
HOẠCH, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT THAY ĐỔI
|
Điều 85. Quy định các trường
hợp, điều kiện xác định các trường hợp thay đổi quy hoạch, chính sách, pháp
luật có ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng dự án
|
85.1. Các trường hợp thay đổi
chính sách, pháp luật có ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng dự án.
85.2. Điều kiện để xác định
các trường hợp thay đổi quy hoạch, chính sách, pháp luật có ảnh hưởng đến việc
thực hiện hợp đồng dự án được quy định tại điểm a khoản 1 Điều
50 và điểm d khoản 3 Điều 51 Luật PPP.
|
Điều 86. Cơ sở, tài liệu
chứng minh doanh thu của DNDA bị sụt giảm so với mức doanh thu trong phương
án tài chính do thay đổi quy hoạch, chính sách, pháp luật
|
Cơ sở, tài liệu chứng minh
doanh thu của DNDA bị sụt giảm so với mức doanh thu trong phương án tài chính
do thay đổi quy hoạch, chính sách, pháp luật theo quy định tại Điều
51 và Điều 82 Luật PPP, Điều 17 Nghị định số
28/2021/NĐ-CP.
|
Điều 87. Thỏa thuận về sửa
đổi hợp đồng khi thay đổi quy hoạch, chính sách, pháp luật
|
Thỏa thuận về sửa đổi hợp đồng
khi thay đổi quy hoạch, chính sách, pháp luật.
|
Điều 88. Quy định về việc
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng như đã thỏa thuận nhằm duy trì tính liên tục của
việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
|
Quy định về việc thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng như đã thỏa thuận nhằm duy trì tính liên tục của việc cung
cấp sản phẩm, dịch vụ công.
Các bên thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. Các bên phải tự chịu
trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Trong trường hợp thay đổi
quy hoạch, chính sách, pháp luật, các bên thỏa thuận thủ tục thông báo, thực
hiện,...
|
Điều 89. Quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm của các bên khi thay đổi quy hoạch, chính sách, pháp luật
|
Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm
của các bên khi thay đổi quy hoạch, chính sách, pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 Luật PPP.
Việc quản lý đầu tư theo
phương thức PPP phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của
pháp luật về quy hoạch theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật
PPP.
Thỏa thuận quyền, nghĩa vụ
các bên trong trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư trong trường hợp quy hoạch,
chính sách, pháp luật liên quan có thay đổi theo quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 18 Luật PPP.
Thỏa thuận quyền, nghĩa vụ
của các bên trong trường hợp điều chỉnh thời hạn hợp đồng trong trường hợp có
sự thay đổi về quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan làm giảm doanh
thu dưới 75% so với mức doanh thu trong phương án tài chính quy định tại hợp
đồng theo quy định tai điểm d khoản 3 Điều 51 Luật PPP.
|
XXIII. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
TRƯỚC THỜI HẠN
|
Điều 90. Các trường hợp được
xem xét chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
|
Các trường hợp được xem xét chấm
dứt hợp đồng trước thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều 52
Luật PPP.
|
Điều 91. Công thức xác định
mức chi phí xử lý tương ứng các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
|
91.1. Trường hợp chấm dứt hợp
đồng dự án trước thời hạn tại điểm b khoản 2 Điều 52 Luật PPP
hoặc do CQKKHĐ vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định
tại Điều (về việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của CQKKHĐ) của hợp đồng này,
CQKKHĐ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bố trí vốn nhà nước theo quy định của
pháp luật để thanh toán kinh phí mua lại hoặc chi trả bồi thường chấm dứt hợp
đồng cho DNDA.
Việc chi trả bồi thường chấm
dứt hợp đồng hoặc thanh toán kinh phí mua lại cho DNDA thực hiện theo quy định
tại khoản 2 và khoản 3 Điều 82 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.
91.2. Trường hợp chấm dứt hợp
đồng dự án trước thời hạn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 52
Luật PPP hoặc do lỗi của NĐT, DNDA vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện
các nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng này thì NĐT có trách nhiệm chuyển nhượng
cổ phần, phần vốn góp cho NĐT thay thế.
91.3. Trường hợp chấm dứt hợp
đồng dự án trước thời hạn theo quy định tại điểm a và điểm đ
khoản 2 Điều 52 Luật PPP, các bên thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng.
91.4. Các bên thỏa thuận cách
thức, công thức xác định mức chi phí xử lý cho các trường hợp quy định tại Điều
này.
|
Điều 92. Thủ tục, nghĩa vụ,
trách nhiệm của các bên khi thực hiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
|
Thủ tục, nghĩa vụ, trách nhiệm
của các bên khi thực hiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy định tại Điều 81 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.
|
Điều 93. Việc kiểm kê,
chuyển giao tài sản, thanh toán cho các bên liên quan tương ứng với từng trường
hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
|
Việc kiểm kê, chuyển giao tài
sản, thanh toán cho các bên liên quan tương ứng với từng trường hợp chấm dứt
hợp đồng trước thời hạn theo quy định tại Điều 81 Nghị định số
35/2021/NĐ-CP.
Thỏa thuận cơ chế phối hợp,
điều kiện bàn giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đối với dự án áp dụng
loại hợp đồng O&M theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều
80 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.
Thỏa thuận về kế hoạch
chuyển giao công nghệ, lao động, hồ sơ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng phục
vụ công tác vận hành, kinh doanh và bảo trì công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
cho cơ quan ký kết hợp đồng hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ vận hành,
kinh doanh và bảo trì công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng (nếu có).
|
Điều 94. Giới hạn trách
nhiệm của cơ quan ký kết hợp đồng về nghĩa vụ tài chính khi chấm dứt hợp đồng
trước thời hạn
|
Giới hạn trách nhiệm của cơ
quan ký kết hợp đồng về nghĩa vụ tài chính khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Các bên cân nhắc, xem xét
về thẩm quyền thỏa thuận, trình tự, thủ tục, chi phí, tính khả thi đối với việc
quy định về giới hạn trách nhiệm của cơ quan ký kết hợp đồng về nghĩa vụ tài
chính khi chấm dứt hợp đồng trước hạn.
|
XXIV. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
|
Điều 95. Pháp luật điều chỉnh
|
Pháp luật điều chỉnh hợp đồng
dự án và các phụ lục hợp đồng, văn bản có liên quan được ký kết giữa cơ quan
ký kết hợp đồng với NĐT, DNDA tuân thủ Điều 55 Luật PPP
và pháp luật liên quan.
Việc thỏa thuận pháp luật
điều chỉnh phải phù hợp với quy định pháp luật; căn cứ ký kết hợp đồng nêu tại
Phần I. Văn bản thỏa thuận và cá văn bản liên quan. Đồng thời, cần rà soát,
nêu thứ tự ưu tiên trong trường hợp có sự khác nhau giữa các văn bản về cùng
một vấn đề.
|
Điều 96. Quy định cụ thể
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên đối với các vấn đề pháp luật Việt
Nam không có quy định
|
Quy định cụ thể quyền, nghĩa
vụ, trách nhiệm của các bên đối với các vấn đề pháp luật Việt Nam không có
quy định.
Các bên cân nhắc, xem xét
về thẩm quyền thỏa thuận đối với các vấn đề; việc áp dụng các nguyên tắc
chung của pháp luật Việt Nam; trình tự, thủ tục, chi phí, tính khả thi của thỏa
thuận đối với các vấn đề Việt Nam không có quy định.
|
XXV. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
|
Điều 97. Cơ chế giải quyết
tranh chấp
|
Cơ chế giải quyết tranh chấp
giữa các bên tham gia hợp đồng dự án và tranh chấp giữa DNDA với các tổ chức
kinh tế tham gia thực hiện dự án thực hiện theo quy định tại Điều
97 Luật PPP.
Các bên cân nhắc, xem xét
về trình tự, thủ tục, chi phí, vấn đề thông tin, thẩm quyền, tính sẵn có trên
thị trường,… của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp khi lựa chọn cơ chế
giải quyết tranh chấp.
|
XXVI. CHẤM DỨT, THANH LÝ HỢP
ĐỒNG
|
Điều 98. Trình tự, thủ tục,
thời điểm thực hiện thỏa thuận chấm dứt hợp đồng đúng thời hạn
|
Trình tự, thủ tục, thời điểm
thực hiện thỏa thuận chấm dứt hợp đồng đúng thời hạn thực hiện theo quy định
tại khoản 2 Điều 80 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.
Việc thanh lý hợp đồng phải
căn cứ trên việc chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1
Điều 52 Luật PPP.
|
Điều 99. Trình tự, thủ tục
thực hiện thỏa thuận thanh lý hợp đồng
|
99.1. Trình tự, thủ tục thực
hiện thỏa thuận thanh lý hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản
1 Điều 68 Luật PPP.
99.2. Thời hạn thanh lý hợp đồng
dự án thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật PPP.
|
Điều 100. Quyền, nghĩa vụ
của các bên khi chấm dứt, thanh lý hợp đồng
|
Quyền, nghĩa vụ của các bên
khi chấm dứt, thanh lý hợp đồng.
Các quy định có thể bao gồm:
- Quyền và nghĩa vụ trong
trường hợp gian lận trong hoạt động đầu tư PPP như một bên cố ý cung cấp
thông tin không trung thực, không khách quan làm sai lệch việc thanh lý hợp đồng
dự án PPP theo quy định tại khoản 11 Điều 10 Luật PPP.
- Quy định về quyền và
nghĩa vụ của các bên trong trường hợp phát sinh chi phí khi thanh lý hợp đồng
quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật PPP.
- Quyền và nghĩa vụ của
DNDA đối với việc cung cấp tài liệu liên quan đến việc thanh lý hợp đồng để
lưu trữ hồ sơ theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 3 Nghị định
số 35/2021/NĐ-CP.
|
XXVII. CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
|
Điều 101. Các quy định
khác
|
Căn cứ quy định pháp luật hiện
hành, tài liệu dự án, kết quả thương thảo hợp đồng, bên mời thầu hoàn thiện
Điều này đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án.
Các quy định khác có thể
bao gồm:
- Bảo mật thông tin;
- Thuế, phí và các nghĩa vụ
tài chính liên quan;
- Sở hữu trí tuệ;
- Giới hạn trách nhiệm;
- Hiệu lực hợp đồng;
- Quyền miễn trừ;
- …
|
PHẦN III. PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG
Căn cứ quy định pháp luật, tính
chất của dự án và kết quả thương thảo hợp đồng, bên mời thầu hoàn thiện nội
dung các phụ lục hợp đồng (nếu cần thiết) như: bảo hiểm, thông tin về doanh
nghiệp dự án, phương án tài chính, danh sách các văn bản chấp thuận phê duyệt,
bảo đảm thực hiện hợp đồng và các bảo đảm khác, chức năng của cơ quan được ủy
quyền, yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, yêu cầu về kỹ thuật thi công, yêu cầu về vận
hành, bảo trì, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, ...
Thông tư 55/2023/TT-BGTVT hướng dẫn nội dung dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, loại hợp đồng kinh doanh - quản lý đường bộ cao tốc do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
THE MINISTRY OF
TRANSPORT OF VIETNAM
--------
|
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
------------
|
No.
55/2023/TT-BGTVT
|
Hanoi, December
31, 2023
|
CIRCULAR PROVIDING GUIDANCE
ON EXPRESSWAY INVESTMENT PROJECTS IN PUBLIC-PRIVATE PARTNERSHIP FORM AND UNDER
OPERATION AND MANAGEMENT CONTRACT Pursuant to the Law on Public-Private
Partnership Investment dated June 18, 2020; Pursuant to the Law providing amendments to the
Law on Public Investment, the Law on Public-Private Partnership Investment, the
Investment Law, the Housing Law, the Law on Electricity, the Law on
Enterprises, the Law on Excise Duties, and the Law on Civil Judgment
Enforcement dated January 11, 2022; Pursuant to the Government’s Decree No.
28/2021/ND-CP dated March 26, 2021 prescribing financial management mechanism
of public-private partnership projects; Pursuant to the Government’s Decree No.
35/2021/ND-CP dated March 29, 2021 providing guidelines for implementation of
the Law on public-private partnership investment; Pursuant to the Government’s Decree No.
56/2022/ND-CP dated August 24, 2022 defining the functions, tasks, powers and
organizational structure of the Ministry of Transport of Vietnam; At the request of the Director of Vietnam
Expressway Authority; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Chapter I GENERAL PROVISIONS Article 1. Scope This Circular provides guidance on some contents on
expressway investment projects in the form of public-private partnership (PPP)
and under operation and management contract (hereinafter referred to as
“expressway O&M project”) nationwide, including: 1. Some contents of pre-feasibility study reports
and feasibility study reports; 2. Bid evaluation methods and standards; 3. Project contract form. Article 2. Regulated entities This Circular applies to organizations and
individuals engaging in or involved in preparation of pre-feasibility study
reports and feasibility study reports, investor selection and conclusion of
expressway O&M project contract nationwide. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. SOME CONTENTS OF PRE-FEASIBILITY STUDY REPORTS AND
FEASIBILITY STUDY REPORTS Article 3. Socio-economic efficiency indicators 1. Socio-economic efficiency indicators of a
project include: economic net present value (ENPV),
benefit-cost ratio (BCR), and economic internal rate of return
(EIRR). The values of these indicators shall be calculated in accordance with
the provisions of Part IV Form No. 01 in Appendix II and Part IV Form No. 01 in
Appendix III enclosed with the Government’s Decree No. 35/2021/ND-CP dated
March 29, 2021 elaborating and providing guidance on implementation of the Law
on Public-private Partnerships (“Decree No. 35/2021/ND-CP”). 2. Socio-economic benefits and costs of a project
are divided into the following groups: a) Group of costs and benefits which can be
quantified and converted into monetary values, including: benefits of receipt
of amounts paid to state budget; benefits of the fact that the state must not
allocate annual state budget for covering costs of management, operation and
maintenance of the expressway project; b) Group of costs and benefits which can be
quantified but cannot be valued, including: benefits of promotion of economic
growth and creation of jobs; c) Group of qualitative benefits, including:
benefits of the fact that the state must not organize an apparatus for directly
managing, operating and maintaining the expressway project. 3. The entities in charge of formulating
pre-feasibility study reports and feasibility study reports may include in such
reports the benefits other than those specified in clause 2 of this Article,
provided that they must be suitable for specific characteristics of each project
or construction work and comply with relevant laws. 4. In case there is no ground for determining
benefits which can be quantified and converted into monetary values as
prescribed in point a clause 2 of this Article, the entity in charge of
preparing the project may evaluate socio-economic efficiency of the project
based on other groups of socio-economic benefits. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Indicators for evaluation of quality of
infrastructure works/facilities provided by project enterprises are determined
as follows: 1. Quality of construction items serving the
operation and management tasks, built by the investor or project enterprise (if
any), shall be evaluated in accordance with regulations of the Law on
Construction; 2. Quality of operation and management services
shall be evaluated in accordance with regulations of law on management and
operation of expressway infrastructure facilities; 3. Quality of maintenance of expressway
infrastructure facilities shall be evaluated in accordance with regulations of
the Minister of Transport of Vietnam on criteria for supervision and acceptance
of results of quality-based maintenance of road infrastructure facilities. Article 5. Some contents of financial plan for
O&M project 1. The financial plan of an O&M project
complies with the provisions of Section 1 Chapter II of the Government’s Decree
No. 28/2021/ND-CP dated march 26, 2021 prescribing financial management
mechanism of public-private partnership projects (“Decree No. 28/2021/ND-CP”). 2. Total investment of the project complies with
the provisions of Article 6 of this Circular. 3. Return on equity (ROE) of investors is
determined according to ROE rates prescribed in Article 7 of this Circular. 4. Costs incurred during operation of projects are
determined according to provisions of Article 8 of this Circular. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 6. Costs incurred during the life cycle of a
project includes total investment of the project determined according to
Article 6 of this Circular and costs incurred during operation of the project
determined according to Article 8 of this Circular. 7. Minimum amount paid to state budget in
pre-feasibility study report and feasibility study report is determined on the
basis of calculation of the financial plan. 8. Duration of a project shall not exceed the land
allocation or land lease term as prescribed by the Land Law and be calculated
on the basis of: a) Current conditions of infrastructure
works/facilities of the project; b) Engineering and technological requirements of
each type of infrastructure works/facilities, periodic repair frequency or
useful life of such infrastructure works/facilities as prescribed by law; c) Financial plan and minimum amount paid to state
budget. Article 6. Preliminarily estimated total
investment and total investment of a project 1. Preliminarily estimated total investment is an
estimate of investment costs of a project that are made according to subject
matters of the pre-feasibility study report of that project. Preliminarily estimated total investment of a
project shall be calculated on the basis of the scale, capacity or serving
capacity and rate on investment (if any) of the project, or data on costs of
completed or in-progress projects of same type, scale and characteristics,
together with any modification of other necessary costs, including those
specified in clause 2 of this Article. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. a) Costs of investment and construction of items
used to serve the operation and management of the O&M project (if any)
which are determined according to the Government’s regulations on management of
investment construction costs and legislative documents providing detailed
regulations thereon; b) Minimum amount paid to state budget as
prescribed in clause 7 Article 5 of this Circular; c) Costs of preparation of the project incurred by
the competent authority or entity in charge of preparing the PPP project; costs
of appraisal organized by the PPP project appraisal council and the entity in
charge of appraising the PPP project; costs of investor selection and contract
conclusion incurred by the competent authority/ the procuring entity; d) Equipment costs, including costs incurred from
purchase of equipment and technological equipment, technology transfer and
training costs (if any), installation, testing, calibration and associated
costs; dd) Transportation and insurance costs, taxes, fees
and other associated costs; e) Other costs elements. Article 7. Return on equity (ROE) rates 1. Pursuant to regulations of law and based on
socio-economic conditions as well as specific characteristics of the project,
the entity in charge of preparing the project shall specify the proposed ROE
under the financial plan in the pre-feasibility study report/feasibility study
report, provided that the following conditions are met: a) The minimum ROE shall not be smaller than the
average rate of interest on 12-month term deposits paid to institutional
customers quoted by at least 03 state-invested joint stock commercial banks at
the nearest time within 03 months before the pre-feasibility study
report/feasibility study report is prepared; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. The inflation rate is determined according to the
average CPI (consumer price index) of the latest 10 years quoted by the General
Statistics Office of Vietnam while excluding the years in which the CPI value
changes significantly. 2. Based on socio-economic efficiency of the
project as prescribed in Section IV of Form No. 01 in Appendix II on pre-feasibility
study report of PPP project, and Section IV of Form No. 01 in Appendix III on
feasibility study report of PPP project enclosed with the Decree No.
35/2021/ND-CP, the entity in charge of preparing the project shall propose
rates of equity and borrowed fund in the financial plan which must be
determined in a rational manner ensuring both socio-economic efficiency and
financial efficiency of the project. Article 8. Costs incurred during operation of a
project 1. Costs incurred during operation of a project are
costs of management, operation and maintenance of works. 2. Costs of management, operation and maintenance
of works are determined according to the Minister of Construction of Vietnam’s
guidance on determination of costs of maintenance of construction works;
Minister of Transport of Vietnam’s regulations on management of operation and
maintenance of road works and norms for management and regular maintenance of
roads; other costs (if any) are determined according to the expressway
maintenance process, and regulations of law on management, operation and
maintenance of expressways. Article 9. Plan for recovery of investment
capital and profits of investors 1. The investor/project enterprise is entitled to
charge prices or fees for use of expressway services in accordance with
regulations of law and the signed contract. 2. Any other amounts collected as prescribed by law
must be recorded by the investor/project enterprise as revenues in the
financial plan. 3. The entity in charge of formulating pre-feasibility
study report/ feasibility study report shall determine revenues earned from the
project on a year over year basis, including basic revenues, maximum and
minimum revenues. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. a) Prices and fees; payers; planned roadmap for
increasing prices/fees as prescribed by the PPP law and law on fees and
charges; b) Traffic volume forecast. Traffic volume forecast is prepared on the basis of
results of traffic volume surveys conducted at the time of preparation of
pre-feasibility study report/feasibility study report; data on traffic volume
and participants collected from databases of organizations in charge of
managing operation of roads and other available data (if any) on road routes of
the project and other relevant roads in use; data on current conditions and
planning for socio-economic development, transport network, static transport
system, public transport system, connection planning and transport network
planning; specific conditions and characteristics of the project and other
relevant contents. The entity in charge of formulating pre-feasibility
study report/ feasibility study report adopts suitable traffic forecasting
methods to produce specific traffic volume forecasts for high, medium and low
economic growth scenarios as the basis for comparison and selection. Article 10. Verification OF pre-feasibility
study reports and feasibility study reports Verification of pre-feasibility study
report/feasibility study report of a project shall comply with the provisions
of Article 15 of the Decree No. 35/2021/ND-CP. Verification consultant must
ensure one or some specific contents of appraisal tasks, including financial
and technical tasks, at the request of the hiring authority or entity. Chapter III BID EVALUATION METHODS AND STANDARDS AND O&M
CONTRACT FORMS Article 11. Rules for application of bid
evaluation methods and standards ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 1. Bid evaluation methods shall be adopted
according to regulations on bid evaluation methods laid down in Section 3
Chapter III of the Law on Public-Private Partnerships (PPP Law), Chapter IV of
the Decree No. 35/2021/ND-CP, Circular No. 09/2021/TT-BKHDT dated November 16,
2021 of the Minister of Planning and Investment of Vietnam providing guidelines
for selection of investors executing PPP projects and investment projects
involving land use; 2. Bid evaluation standards shall comply with
Appendixes I, II and III enclosed herewith. Bid evaluation standards must be provided in
bidding documents. Bid evaluation standards included in bidding documents must
be complied with during the bid evaluation. Article 12. Rules for application of expressway
O&M contract form Any expressway O&M contract signed between a
contracting authority and investor or project enterprise must be prepared using
the expressway O&M contract form provided in Appendix IV enclosed herewith.
During negotiation and completion of the contract, parties may propose
amendments or modifications to the contract, provided that they shall cause no
change in basic contents of the bid as prescribed in clause 3 Article 64 of the
Decree No. 35/2021/ND-CP and comply with provisions of bidding documents,
regulations of law on investment in PPP form and relevant laws. Article 13. Expressway O&M contract 1. The O&M project enterprise must provide
performance security for the project contract as prescribed in Article 48 of
the PPP Law. 2. An expressway O&M contract is composed of
contract agreement between the parties, general conditions of contract, special
conditions of contract, and contract appendix (if any). a) Contract agreement made between the parties ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. b) General conditions of contract General conditions of contract include general
contents required for expressway O&M contracts. c) Special conditions of contract Special conditions of contract clarify
corresponding contents of the general conditions of the expressway O&M
contract of a specific project. d) Contract appendix An appendix to the contract shall be considered an
integral part of the project contract. Where necessary, the contract may be accompanied
by appendixes which elaborate its clauses and conditions. 3. Investor/project enterprise shall take charge of
management, operation and maintenance of expressway infrastructure facilities
in accordance with regulations of law and the signed contract. Management,
operation and maintenance costs shall be covered by the investor/project
enterprise, unless otherwise prescribed by laws. Article 14. Amounts paid to state budget and
payment deadline 1. Amount paid to state budget is specified in the
project contract according to the decision to approve investor selection
results. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. a) Where the amount paid to state budget is smaller
than VND 1.000 billion, no more than 02 payments will be made by the
investor/project enterprise; the first payment equaling at least 50% of the
amount paid to state budget is made within 01 month from the effective date of
the contract, and the second payment equaling total remaining amount to be paid
to state budget is made within 03 months from the effective date of the
contract; b) Where the amount paid to state budget is greater
than VND 1.000 billion, no more than 03 payments will be made by the
investor/project enterprise; the first payment equaling at least 40% of the
amount paid to state budget is made within 02 months from the effective date of
the contract; the second payment equaling at least 30% of the amount paid to
state budget is made within 04 months from the effective date of the contract;
and the third payment equaling total remaining amount to be paid to state
budget is made within 12 months from the effective date of the contract; c) Amount paid to state budget and payment schedule
are specifically specified in the project contract. 3. The investor/project enterprise shall disburse
an amount of equity equaling at least 15% of total investment of the project in
the first payment. Disbursement of equity in following payments (if any) will
be subject to terms and conditions of the project contract. 4. Late payment of amount to be paid to state
budget a) The project contract must provide specific
measures for dealing with the investor/project enterprise’s late payment of
amount paid to state budget, including late payment penalty and other measures
as prescribed by law. b) Late payment penalty equals 0,03% of total
amount unpaid per day; is charged continuously from the day following the due
date of the amount paid to state budget until the date before the date on which
such amount is paid to state budget in full. 5. The investor/project enterprise will be
considered to have committed a serious violation in performing contractual
obligations as prescribed in point d clause 2 Article 52 of the PPP Law when
they fail to make full payment of amount paid to state budget within 03 months
from the effective date of the contract, if this amount is smaller than VND
1.000 billion, or within 12 months from the effective date of the contract, if
this amount is greater than VND 1.000 billion. Chapter IV ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Article 15. Effect 1. This Circular comes into force from March 01,
2024. 2. If any legislative documents referred to in this
Circular are amended, supplemented or superseded, the new ones shall prevail. 3. Article 1 of the Circular No. 09/2022/TT-BGTVT
dated June 22, 2022 of the Minister of Transport of Vietnam providing guidance
on bid evaluation methods and standards for selection of investors executing
public-private partnership projects and template of build-operate-transfer
contract in transport sector is amended as follows: “This Circular provides guidance on bid evaluation
methods and standards for selection of investors executing public-private
partnership (PPP) projects (except bid evaluation methods and standards for
selection of investors executing expressway projects in PPP form and under
O&M contract) and template of the build-operate-transfer contract
(hereinafter referred to as “BOT contract”) in transport sector.”. Article 16. Implementation organization Chief of the Ministry Office, Chief Inspector of
the Ministry, Directors General/Directors of Departments/Administrations
affiliated to the Ministry of Transport of Vietnam, Directors of Project
Management Boards affiliated to the Ministry of Transport of Vietnam, Directors
of Provincial Departments of Transport, heads of relevant authorities, units
and relevant individuals shall implement this Circular./. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.
Thông tư 55/2023/TT-BGTVT ngày 31/12/2023 hướng dẫn nội dung dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, loại hợp đồng kinh doanh - quản lý đường bộ cao tốc do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
5.805
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|