ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1195/QĐ-UBND
|
Quảng Ninh, ngày
11 tháng 5 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ - DÂN SỐ NĂM 2023
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm
2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức
Chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước năm 2015;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số
141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công
lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; số 32/2019/NĐ-CP ngày
10/4/2019 quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch
vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; số
60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự
nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị quyết số 61/NQ-HĐND ngày 09/12/2021
của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành dịch vụ sự nghiệp công sử
dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
Căn cứ Nghị quyết số 136/NQ-HĐND ngày 09/12/2022
của Hội đồng nhân dân tỉnh về dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa
phương, phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh và cơ chế, biện pháp điều hành
ngân sách địa phương năm 2023;
Căn cứ Quyết định số 3638/QĐ-UBND ngày
12/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Giao dự thảo thu ngân sách nhà nước, chi
ngân sách địa phương năm 2023;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số
1423/TTr-SYT ngày 13/4/2023 và ý kiến thống nhất của Thành viên Ủy ban nhân dân
tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án thực hiện dịch vụ sự nghiệp công sử dụng
ngân sách nhà nước trong lĩnh vực Y tế - Dân số năm 2023, cụ thể như sau:
1. Các hoạt động chuyên môn theo Danh mục dịch vụ sự
nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực Y tế - Dân số năm 2023 (Chi
tiết có phụ lục kèm theo).
2. Phương thức thực hiện: Giao nhiệm vụ thực hiện dịch
vụ sự nghiệp công từ ngân sách nhà nước đối với các đơn vị y tế trực thuộc Sở Y
tế theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ.
3. Kinh phí thực hiện: 19.903 triệu đồng, từ nguồn
dự toán kinh phí sự nghiệp ngành y tế năm 2023 tại Quyết định số 3638/QĐ-UBND
ngày 12/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 2. Phương thức thực hiện: Giao nhiệm vụ thực hiện dịch vụ sự
nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực Y tế - Dân số năm 2023.
- Cơ quan giao nhiệm vụ: Ủy quyền cho Sở Y tế giao
nhiệm vụ thực hiện dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh
vực Y tế - Dân số đối với các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.
- Thời gian giao nhiệm vụ: Đến hết ngày 31/12/2023.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Sở Y tế
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền,
trách nhiệm của cơ quan được ủy quyền và nội dung được ủy quyền.
- Chịu trách nhiệm toàn diện trước Ủy ban nhân dân
tỉnh về tính hợp lý, hợp pháp, chính xác đối với các nội dung trong phương án
thực hiện dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực Y tế
- Dân số năm 2023.
- Căn cứ quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP
ngày 10/4/2019 của Chính phủ và các quy định có liên quan quyết định giao nhiệm
vụ thực hiện dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo nội dung
nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt cho các đơn vị trực thuộc.
- Chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ
công và đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu lĩnh vực Y tế trên địa bàn tỉnh; ban
hành cơ chế giám sát, đánh giá chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu dịch
vụ công.
- Kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ dịch vụ sự
nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc được giao
nhiệm vụ thực hiện dịch vụ sự nghiệp công.
- Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện
giao nhiệm vụ dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước hàng năm theo
quy định.
- Căn cứ nguồn kinh phí được cơ quan có thẩm quyền
cân đối giao thực hiện dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước năm
2023 để tham mưu, điều chỉnh phương án thực hiện (nếu có) đảm bảo phù hợp với
kinh phí được giao.
2. Các đơn vị, địa phương có liên quan: Phối hợp với
Sở Y tế và đơn vị trực thuộc Sở Y tế triển khai các nhiệm vụ tại địa bàn địa
phương/ đơn vị đảm bảo đạt hiệu quả và đúng các quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 5. Các Ông, bà: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
các Sở, ngành: Y tế, Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- TT TU, TT HĐND (báo cáo);
- Q.CT các PCT UBND tỉnh;
- V0, V2, DL1, TM3, TM6;
- Lưu: VT, VX5.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Hạnh
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ - DÂN SỐ NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 1195/QĐ-UBND ngày 11/5/2023 của UBND tỉnh)
1. Hoạt động cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe ban đầu, tổng kinh phí thực hiện dự kiến 1.157 triệu đồng
1.1. Dịch vụ tiêm chủng mở rộng đối với trẻ em,
phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc
trong chương trình TCMR
- Mua 355.000 bơm kim tiêm các loại; 4.800 chiếc hộp
an toàn. Kinh phí thực hiện dự kiến: 768 triệu đồng.
- In 22.000 Sổ tiêm chủng cá nhân, 21.000 phiếu
tiêm chủng; 230 bảng quy định tiêm chủng. Kinh phí thực hiện dự kiến: 92 triệu
đồng.
- Kiểm tra giám sát, vận chuyển vắc xin dự kiến lưu
trú 310 ngày. Kinh phí thực hiện dự kiến: 160 triệu đồng.
1.2. Dịch vụ tiêm chủng đối với người có nguy cơ
mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vac xin, sinh phẩm
y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh theo quy định của
chính phủ
Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin Bạch hầu -
Uốn ván cho trẻ 7 tuổi lồng ghép hoạt động triển khai uống vắc xin phòng
Rotavirus: Tổ chức kiểm tra, giám sát dự kiến lưu trú 24 ngày; in 35.000 giấy mời,
35.000 giấy xác nhận tiêm, 35.000 bảng kiểm khám sàng lọc. Kinh phí thực hiện dự
kiến: 57 triệu đồng.
1.3. Các dịch vụ phục vụ công tác kiểm tra, giám
sát các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động, môi trường làm việc của người
lao động; phòng, chống bệnh nghề nghiệp; phòng chống tai nạn thương tích (Xử lý
chất thải gây ô nhiễm môi trường)
- Quản lý yếu tố có hại, hồ sơ sức khỏe cá nhân;
nâng cao sức khỏe người lao động tại tuyến cơ sở cho doanh nghiệp nhỏ, vừa,
làng nghề và cho người lao động không có hợp đồng lao động; Phòng chống hiệu quả
các bệnh nghề nghiệp tại một số ngành, nghề; giảm thiểu tiếp xúc với yếu tố có
hại tại các cơ sở lao động có nguy cơ; Đánh giá các yếu tố vệ sinh lao động và
bệnh nghề nghiệp phát sinh trong điều kiện lao động mới; kiểm tra và quản lý
thông tin các cơ sở có sử dụng amiăng, thực hiện giám sát, quan trắc môi trường
lao động, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề
nghiệp hàng năm theo quy định.
- Tổ chức 16 cuộc giám sát công tác an toàn vệ sinh
lao động với tổng thời gian là 220 ngày, kinh phí thực hiện dự kiến: 73 triệu đồng.
2. Dịch vụ khám, chữa bệnh,
phục hồi chức năng, kinh phí thực hiện dự kiến: 1.978 triệu đồng.
2.1. Khám và điều trị nghiện bằng thuốc thay thế
Methadone cho một số đối tượng theo quy định của Pháp luật.
- Hoạt động điều trị Methadone tiếp tục triển khai
tại 05 huyện/thị xã/thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều, Vân Đồn.
Trong quá trình điều trị, hoạt động quản lý, giám sát tuân thủ điều trị đối với
bệnh nhân là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chương trình.
- Xây dựng kế hoạch giám sát, hỗ trợ 05 đơn vị triển
khai hoạt động điều trị Methadone (tối thiểu 01 lần/Quý).
- Lồng ghép hoạt động tập huấn hướng dẫn triển khai
hoạt động trong các buổi họp, hội thảo.
- Chương trình Methadone: Mua 03 cuộn mực in thẻ,
in 500 thẻ nhựa PVC để quản lý, quét mã vạch cấp thuốc methadone hàng ngày cho
bệnh nhân, kinh phí thực hiện dự kiến: 12 triệu đồng.
2.2 Khám và điều trị bệnh Lao theo quy định của
pháp luật
- Tăng cường các hoạt động phòng chống bệnh lao và
chủ động sàng lọc bệnh Lao-Hen-COPD tại cộng đồng, nơi có nguy cơ bệnh lao, bệnh
phổi mạn tính cao.
- Chủ động sàng lọc phát hiện lao, bệnh phổi mạn
tính tại cộng đồng, nơi có nguy cơ mắc lao- hen- COPD cao; triển khai 06 điểm
(1-2 xã, mỏ/một điểm); số lượng khám khoảng 2000 - 2.500 người, chụp phim dự kiến
1.800, đo chức năng hô hấp dự kiến 600 mẫu, số mẫu đờm xét nghiệm trực tiếp dự
kiến 600...; Thời gian thực hiện 03 ngày/điểm (tổng số 18 ngày), kinh phí thực
hiện dự kiến: 215 triệu đồng.
- Mua vật tư tiêu hao, văn phòng phẩm, biểu mẫu, sổ
sách đảm bảo hoạt động khám phát hiện lao đầy đủ, kịp thời theo quy định, kinh
phí thực hiện dự kiến: 9 triệu đồng.
2.3 Khám và điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS
và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Các hoạt động được triển khai đồng bộ và tập
trung vào những huyện, thị trọng điểm về HIV/AIDS giúp cho bệnh nhân cải thiện
được sức khỏe, giảm lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm nguy cơ cao và những nhóm dễ
bị cảm nhiễm, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em sinh ra từ bà mẹ nhiễm
HIV/AIDS làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng và đảm bảo tính bền vững của
chương trình; tỉnh Quảng Ninh đã đạt được trong việc thực hiện mục tiêu
“90-90-90” của Chính phủ giao là: “89-90-94”. Trong năm 2023, chương trình
phòng chống HIV/AIDS cần tập trung vào một số hoạt động, giải pháp chính: (1)
Khống chế tỷ lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng < 0,4%; (2) Trình các cấp có
thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch chấm dứt dịch AIDS tại Quảng Ninh vào năm 2030 và
Kế hoạch Đảm bảo tài chính cho hoạt động PC HIV/AIDS giai đoạn 2021 - 2025 theo
Quyết định 1246/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chủ trì, phối hợp với các Sở,
ban ngành chỉ đạo cho các địa phương, các đơn vị y tế triển khai đạt hiệu quả
sau khi Kế hoạch được phê duyệt; (3) Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước nhất
là trên các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm về phòng, chống HIV/AIDS; gắn với công
tác phát động phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, bảo vệ
an ninh tổ quốc trên cơ sở đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt với mọi diễn biến
dịch bệnh.
- Tăng độ bao phủ BHYT đối với bệnh nhân điều trị
HIV/AIDS. Tiếp tục làm tốt công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân
HIV/AIDS, đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, vận động người bệnh tham gia
BHYT để giảm bớt gánh nặng chi phí điều trị; cải thiện chất lượng điều trị dự
phòng trước phơi nhiễm (PrEP) cho đối tượng nguy cơ cao, điều trị Lao tiềm ẩn,
điều trị hiệu quả bệnh nhân viêm gan C trên bệnh nhân điều trị HIV/AIDS và điều
trị Methadone; Tăng cường mở rộng xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng bao gồm cả tự
xét nghiệm và rà soát người nhiễm HIV tại cộng đồng; Quan tâm đến các đối tượng
người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân điều trị Methadone, điều trị HIV/AIDS mắc các bệnh
đồng nhiễm Lao, viêm gan C...; tăng cường hiệu quả kết nối giữa dự phòng, xét
nghiệm, điều trị và chăm sóc hỗ trợ thông qua sự phối hợp với cộng đồng giữa dự
phòng, xét nghiệm, điều trị và chăm sóc hỗ trợ thông qua sự phối hợp với cộng đồng.
Triển khai các biện pháp dự phòng, các can thiệp có hiệu quả và tác động trực
tiếp đến giảm nhiễm mới và giảm tử vong do AIDS.
- Đồng chi trả 20% BHYT cho người điều trị
HIV/AIDS; hỗ trợ 3.500 hộp sữa dinh dưỡng cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV. Kinh
phí thực hiện dự kiến: 1.742 triệu đồng.
3. Dịch vụ kiểm nghiệm, kiểm
định. Kinh phí thực hiện dự kiến: 3.121 triệu đồng.
3.1 Các dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, dược
phẩm, an toàn thực phẩm, kiểm định vắc xin, sinh phẩm y tế (bao gồm chi phí
mua, vận chuyển, bảo quản mẫu) theo quyết định của cấp có thẩm quyền để phục vụ
công tác quản lý nhà nước (thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng sản
phẩm hàng hóa),
(1). Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
- Dự kiến thanh tra, kiểm tra 250 Doanh nghiệp (số
liệu dựa trên cơ sở kế hoạch đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt năm 2022).
Kiểm tra 50 Hộ kinh doanh cá thể (số liệu dựa trên cơ sở kế hoạch đã được Sở Y
tế phê duyệt năm 2022). Dự kiến lấy mẫu và kiểm nghiệm: 130 mẫu thực phẩm,
nguyên liệu thực phẩm, nước uống đóng chai, nước đá dùng liền tại các cơ sở sản
xuất kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống. Kinh phí thực hiện dự kiến:
393 triệu đồng.
- Dự kiến hậu kiểm 150 sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn
sau tự công bố của 60 cơ sở và 40 mẫu Thực phẩm bảo vệ sức khỏe và sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ. Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm phục vụ công tác
giám sát mối nguy an toàn thực phẩm: Dự kiến 04 đợt tại 13 địa phương, số mẫu
290 mẫu (định lượng). Kinh phí thực hiện dự kiến: 871 triệu đồng.
- Giám sát bảo đảm ATTP tại các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống lĩnh vực ngành Y tế trên địa
bàn tỉnh: Dự kiến giám sát 10-15 cơ sở/địa phương, lấy 75 mẫu thực phẩm gửi kiểm
nghiệm (định lượng). Kinh phí thực hiện dự kiến: 147 triệu đồng.
- Kiểm tra, giám sát bảo đảm ATTP phục vụ các hội
nghị, sự kiện lớn của tỉnh: Dự kiến 60 hội nghị, sự kiện. Kinh phí thực hiện dự
kiến: 60 triệu đồng.
(2) Kiểm nghiệm Dược, mỹ phẩm, dược phẩm, thực
phẩm bảo vệ sức khỏe
- Chi phí mua mẫu: 300 mẫu tân dược, 150 mẫu thuốc
đông dược, 50 mẫu mỹ phẩm, 200 mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Kinh phí thực hiện
dự kiến: 650 triệu đồng.
- Chi phí mua hóa chất, vật tư tiêu hao, chất đối
chiếu: 300 mẫu tân dược, 150 mẫu thuốc đông dược, 50 mẫu mỹ phẩm, 200 mẫu thực
phẩm bảo vệ sức khỏe. Kinh phí thực hiện dự kiến: 840 triệu đồng.
- Kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, mỹ phẩm, thực
phẩm bảo vệ sức khỏe dự kiến 45 ngày. Kinh phí thực hiện dự kiến: 160 triệu đồng.
4. Các dịch vụ Y tế khác.
Kinh phí thực hiện dự kiến: 13.647 triệu đồng.
4.1. Các dịch vụ phục vụ công tác phòng, chống
các bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các bệnh tật học đường. Kinh
phí thực hiện dự kiến: 3.847 triệu đồng.
(1). Dịch vụ phục vụ hoạt động phòng chống bệnh
ĐTĐ, Iot và các RLTHIO; Dịch vụ phục vụ hoạt động phòng chống bệnh Ung thư; Dịch
vụ phục vụ hoạt động phòng chống bệnh Tim mạch
- Hoạt động phòng, chống bệnh đái tháo đường: Tổ chức
khám sàng lọc bệnh đái tháo đường tại 7 điểm với 1.500 người; Giám sát muối thường
quy hộ gia đình tại 13 huyện: 78 ngày. Kinh phí thực hiện dự kiến: 168 triệu đồng.
- Hoạt động phòng, chống bệnh ung thư: Khám sàng lọc
ung thư vú cho 1.200 người tại 6 điểm. Kinh phí thực hiện dự kiến: 91 triệu đồng.
- Hoạt động phòng, chống bệnh tim mạch: Tổ chức
khám sàng lọc 1.700 người tại 8 điểm. Kinh phí thực hiện dự kiến: 148 triệu đồng.
(2). Dịch vụ phòng chống mù lòa
- Tổ chức khám sàng lọc mắt tại cộng đồng tại các địa
phương: Đông Triều, Cẩm Phả, Vân Đồn cho 2.500 người. Kinh phí thực hiện dự kiến:
36 triệu đồng.
- Phối hợp tổ chức APBA thay thủy tinh thể 02 đợt
cho 150 người có đục nhân tại thành phố Cẩm Phả, thị xã Đông Triều.
- Tổ chức khám tật khúc xạ học đường tại Đông Triều,
Tiên Yên, Đầm Hà cho 2.400 học sinh. Kinh phí thực hiện dự kiến: 84 triệu đồng.
- In 10 quyển sổ khám sàng lọc mắt; 06 quyển sổ làm
thủ thuật mắt phục vụ công tác quản lý. Kinh phí thực hiện dự kiến: 1 triệu đồng.
(3). Dịch vụ cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em
- Triển khai hoạt động tuần lễ dinh dưỡng và phát
triển (16-23/10) hàng năm.
- Triển khai hoạt động uống VTMA 2 đợt/năm cho trẻ
từ 6-36 tháng và bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng đầu.
- Hoạt động điều tra dinh dưỡng trẻ em: Tổ chức điều
tra dinh dưỡng tại 30 cụm, số lượng được điều tra 1.530 trẻ dưới 5 tuổi. Kinh phí
thực hiện dự kiến: 138 triệu đồng.
- Giám sát uống Vitamin A 02 đạt: 42 ngày. Kinh phí
thực hiện dự kiến: 14 triệu đồng.
- Giám sát tuần lễ dinh dưỡng và phát triển: 21
ngày. Kinh phí thực hiện dự kiến: 8 triệu đồng.
- Vận chuyển các sản phẩm dinh dưỡng. Kinh phí thực
hiện dự kiến: 40 triệu đồng.
(4) Dịch vụ tập huấn quản lý môi trường, giám sát
chất lượng nước và Y tế trường học; Kiểm tra giám sát quản lý môi trường, giám
sát chất lượng nước và Y tế trường học
* Công tác Vệ sinh môi trường, giám sát chất lượng
nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
- Kiểm tra, giám sát công tác Vệ sinh môi trường tại
13 huyện/ thị xã/ thành phố.
- Giám sát chất lượng nước, lấy mẫu ngoại kiểm tại
50 đơn vị cấp nước do CDC quản lý theo phân cấp quy định tại TT 41 và các đơn vị
cấp nước khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Tập huấn công tác Kiểm tra, giám sát chất lượng
nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt cho lãnh đạo, cán bộ các Trung tâm Y tế,
Phòng Y tế, đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh: 02 lớp.
* Công tác Y tế trường học:
- Phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo tổ chức đào tạo
củng cố, nâng cao kiến thức triển khai các hoạt động Y tế trường học cho các
cán bộ làm công tác Y tế học đường, số lượng: 02 lớp.
- Tổ chức và phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát, hỗ
trợ kỹ thuật công tác Y tế trường học tại địa phương; nắm bắt thông tin để tham
mưu ban chỉ đạo các cấp giải pháp khắc phục phù hợp, kịp thời các hoạt động, đặc
biệt công tác phòng chống dịch bệnh mới hiện nay.
* Công tác Quản lý môi trường y tế:
- Tổ chức 02 lớp tập huấn hướng dẫn thực hiện các
luật và thông tư mới trong công tác Quản lý môi trường cho các đơn vị y tế trên
địa bàn tỉnh. Kinh phí thực hiện dự kiến: 70 triệu đồng.
- Giám sát công tác Quản lý chất thải y tế trên địa
bàn tỉnh: 30 đơn vị y tế (TTYT bao gồm các trạm Y tế, bệnh viện, đơn vị y tế tư
nhân ...) với khoảng trên 100 lượt. Kinh phí thực hiện dự kiến: 108 triệu đồng.
(5). Dịch vụ phòng chống Phong
- Giám sát, kiểm tra hoạt động phòng chống phong tại
13 huyện, thị xã, thành phố với 72 ngày. Kinh phí thực hiện dự kiến: 26 triệu đồng.
- In 30 quyển sổ quản lý bệnh nhân Phong. Kinh phí
thực hiện dự kiến: 1 triệu đồng.
(6). Dịch vụ phòng chống dịch, phòng chống sốt xuất
huyết; Dịch vụ phòng chống Sốt rét; Dịch vụ phòng, chống bệnh Dại
- Phòng, chống sốt xuất huyết: Hỗ trợ giám sát hoạt
động chương trình, công tác xử lý ổ dịch, véc tơ, vận chuyển mẫu dự kiến 60
chuyến; Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết;
mua vật tư tiêu hao phục vụ các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại các địa
phương; In sổ cộng tác viên cấp phát cho các cộng tác viên của chương trình;
mua hóa chất phun diệt muỗi; thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường hưởng ứng
ngày ASEAN phòng chống Sốt xuất huyết tại các huyện, thị xã, thành phố ... Kinh
phí thực hiện dự kiến: 344 triệu đồng.
- Phòng chống sốt rét: Tổ chức kiểm tra giám sát dự
kiến 15 chuyến, mua vật tư, hóa chất, thuốc điều trị bệnh sốt rét. Kinh phí thực
hiện dự kiến: 49 triệu đồng.
- Phòng chống dịch: Tổ chức giám sát hoạt động
phòng chống dịch dự kiến 50 chuyến với mục tiêu kiểm tra, giám sát xử lý các ca
bệnh truyền nhiễm, xử lý ổ dịch. Tổ chức hướng dẫn lấy mẫu bảo quản và vận chuyển
bệnh phẩm truyền nhiễm, dự kiến 13 chuyến, lưu trú 40 ngày. Tổ chức 2 cuộc diễn
tập đáp ứng phòng chống dịch bệnh tại 2 huyện Cô Tô và Vân Đồn nhằm nâng cao kỳ
năng đáp ứng thực tế với tình huống dịch bệnh xảy ra tại cơ sở điều trị và tại
cộng đồng. Kinh phí thực hiện dự kiến: 133 triệu đồng.
- Phòng chống bệnh dại: Tổ chức kiểm tra giám sát,
vận chuyển mẫu hoạt động phòng, chống bệnh dại dự kiến 12 chuyến tại các địa
phương. Kinh phí thực hiện dự kiến: 18 triệu đồng.
(7) Công tác phòng chống STIs
- Hoạt động phòng, chống bệnh lây truyền qua đường
tình dục(STIs): Tổ chức 02 lớp tập huấn cho các cán bộ y tế phụ trách hoạt động
STIs của 13 huyện tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống
bệnh STIs tại 13 huyện/thị xã/thành phố.
(8) Dịch vụ phòng chống ký sinh trùng, côn trùng
- Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phòng chống
côn trùng và ký sinh trùng trong 328 ngày (2 -3 ngày/ lượt, 2 cán bộ/ lượt).
Kinh phí thực hiện dự kiến: 98 triệu đồng.
- Tổ chức 02 cuộc điều tra phân vùng dịch tễ một số
bệnh ký sinh trùng tại thị xã Quảng Yên và huyện Bình Liêu (400 mẫu/huyện).
Kinh phí thực hiện dự kiến: 121 triệu đồng.
- Mua vật tư tiêu hao, hóa chất thực hiện xét nghiệm
800 mẫu điều tra bằng phương pháp Kato-Katz. Kinh phí thực hiện dự kiến: 17 triệu
đồng.
(9) Dịch vụ cung cấp sinh phẩm, vật tư, hóa chất phục
vụ xét nghiệm phòng chống dịch bệnh
Căn cứ vào số liệu giám sát các bệnh truyền nhiễm
trung bình 3 năm 2020, 2021 và dự kiến 2022, đề xuất các xét nghiệm, cụ thể:
- Mua vật tư, hóa chất, sinh phẩm cho một số dịch bệnh:
1920 kit tách chiết DAN/RNA tự động; 576 test sinh phẩm xét nghiệm virus cúm
A,B dùng cho máy PCR; 02 bộ xét nghiệm IVD định tính kiểu gene Dengue virus
(Kit Realtime PCR); 04 hộp Kit Realtime PCR phát hiện các tác nhân virus gây bệnh
hô hấp; 02 hộp Kit Realtime phát hiện Ho gà; 10 hộp tuýp 1000 μL có lọc, đã tiệt
trùng; 10 hộp tuýp 200 μL có lọc, đã tiệt trùng; 03 hộp sinh phẩm ELISA phát hiện
IgM Measles virus; 04 hộp sinh phẩm ELISA phát hiện IgM Dengue virus; 192 test
sinh phẩm ELISA phát hiện IgM Viêm não Nhật Bản; 04 hộp sinh phẩm phát hiện
VRĐR; 500 ống môi trường vận chuyển và que lấy mẫu; 10 chai dung dịch khử nhiễm
Rnase và DNA bề mặt. Kinh phí thực hiện dự kiến: 512 triệu đồng.
- Mua vật tư, hóa chất, sinh phẩm phục vụ xét nghiệm
khẳng định: 200 test xét nghiệm in vitro phát hiện kháng thể kháng HIV-l/HIV-2 ở
người; 120 test Rapid Anti-HIV test; 300 test SD Bioline HIV 1/2 3.0; 960 test
sinh phẩm chẩn đoán in vitro phát hiện sớm giai đoạn chuyển đổi huyết thanh với
HIV tuýp 1 (HIV1, HIV1 nhóm O) và phát hiện kháng thể HIV2; 400 đôi găng tay
không bột latex chưa tiệt trùng trùng y tế; 30 hộp đầu côn lọc 200 μL; 10 hộp đầu
côn lọc 1000 μL. Kinh phí thực hiện dự kiến: 99 triệu đồng.
(10) Dịch vụ can thiệp giảm hại phòng lây nhiễm HIV
- In bệnh án, phiếu điều trị quản lý, theo dõi đối
tượng; vận chuyển vật tư, cấp phát bơm kim tiêm can thiệp giảm hại nhóm nghiện
chích ma túy. Kinh phí thực hiện dự kiến: 30 triệu đồng.
- Tổ chức giám sát, hỗ trợ kỹ thuật các đơn vị tuyến
tỉnh, huyện, xã triển khai hoạt động liên quan phòng, chống HIV/AIDS. Kinh phí
thực hiện dự kiến: 45 triệu đồng.
- Xây dựng kế hoạch và phối hợp các đơn vị tổ chức
triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và ngày Thế giới
phòng, chống AIDS, hoạt động nhân Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ
sang con tại 13 huyện/thị xã/thành phố.
- Xây dựng dự toán kinh phí mua hoá chất, sinh phẩm,
vật tư phục vụ xét nghiệm khẳng định HIV cho khoảng 500 mẫu từ các đơn vị chuyển
về.
- Lấy mẫu, xét nghiệm sàng lọc cho 1.100 đối tượng
phạm nhân/can phạm trong Trại giam, Trại tạm giam.
- Tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm HIV lưu động tại
thành phố Uông Bí, huyện Vân Đồn (500 mẫu).
- Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện Giám sát
trọng điểm HIV/STI năm 2023 trên 300 đối tượng là Phụ nữ mại dâm (sử dụng kinh
phí từ nguồn Dự án Quỹ Toàn cầu).
(11). Dịch vụ phục vụ công tác phòng chống bệnh
không lây nhiễm (Khám tư vấn, sàng lọc khuyết tật)
- Tăng cường khả năng tiếp cận của người khuyết tật
đối với các dịch vụ phát hiện sớm-can thiệp sớm khuyết tật. Người khuyết tật được
cán bộ y tế của Bệnh viện Lão khoa-Phục hồi chức năng khám sàng lọc, phát hiện
sớm các khuyết tật; được cung cấp thông tin, tư vấn về sức khỏe, cách phòng ngừa
khuyết tật và hướng dẫn cách phục hồi chức năng tại nhà, các trường hợp khuyết
tật nặng được hỗ trợ cung cấp dụng cụ trợ giúp di chuyển, tư vấn các cơ sở y tế
phù hợp có thể can thiệp sớm khuyết tật.
- Tổ chức khám, tư vấn, sàng lọc khuyết tật dự kiến
cho 1.000 người khuyết tật tại cộng đồng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành
phố. Kinh phí thực hiện dự kiến: 152 triệu đồng.
- Tổ chức cấp phát và hướng dẫn sử dụng dụng cụ trợ
giúp di chuyển cho 190 người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng (20 đôi nạng, 120
chiếc gậy, 50 chiếc khung tập đi). Kinh phí thực hiện dự kiến: 89 triệu đồng.
(12). Dịch vụ bảo vệ sức khỏe tâm thần tại cộng đồng
- Quản lý, điều trị và phục hồi chức năng cho các bệnh
nhân tâm thần phân liệt, động kinh, chậm phát triển tâm thần và trầm cảm đang
quản lý tại cộng đồng. Đảm bảo tỷ lệ bệnh nhân uống thuốc đạt 90%, tỷ lệ tái
phát dưới 15%.
- Tổ chức khám, đánh giá lại 3.680 bệnh nhân cũ;
khám sàng lọc phát hiện bệnh nhân mới tại 177 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.
Kinh phí thực hiện dự kiến: 86 triệu đồng.
- Mua thuốc chuyên khoa tâm thần cho bệnh nhân Tâm
thần phân liệt, Động kinh, Trầm cảm đang quản lý tại cộng đồng. Kinh phí thực
hiện dự kiến: 1.030 triệu đồng.
- In 3.500 quyển sổ điều trị, 1.500 tờ hồ sơ bệnh
án, 1.500 tờ bìa kẹp hồ sơ, 30.000 tờ điều trị cho bệnh nhân ngoại trú. Kinh
phí thực hiện dự kiến: 27 triệu đồng.
- Thực hiện quản lý chương trình tại tuyến huyện,
tuyến xã. Kinh phí thực hiện dự kiến: 64 triệu đồng.
4.2. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ nữ có
thai cho một số đối tượng thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số theo quy định
của Bộ Y tế. Kinh phí thực hiện dự kiến: 52 triệu đồng.
Khám sàng lọc phát hiện bệnh NKĐSS và ung thư cổ tử
cung miễn phí cho 1.000 phụ nữ xã ven biển, miền núi huyện Vân Đồn, Uông Bí.
Giám sát hỗ trợ chuyên môn 13 huyện và ít nhất 141 xã. Kinh phí thực hiện dự kiến:
52 triệu đồng.
4.3. Các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, cung
cấp các phương tiện tránh thai cho một số đối tượng thuộc Chương trình mục tiêu
y tế - dân số theo quy định của Bộ Y tế. Kinh phí thực hiện dự kiến:
229 triệu đồng.
Hỗ trợ 100 ca thực hiện chính sách triệt sản; Chi phí
thực hiện dịch vụ đặt dụng cụ tử cung cho 70 ca, dịch vụ que cấy tránh thai cho
20 ca, thuốc tiêm tránh thai cho 200 ca. Kinh phí thực hiện dự kiến: 229 triệu
đồng.
4.4. Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân cho
một số đối tượng có nguy cơ theo quy định của Bộ Y tế. Kinh phí thực hiện
dự kiến: 664 triệu đồng.
- Tổ chức tư vấn, hướng dẫn tập trung tại 177 xã về
các nội dung liên quan đến Tiền hôn nhân, chính sách dân số nhân ngày tránh
thai thế giới (26/9); ngày Thalassemia thế giới (08/5) hoặc lễ trao giấy chứng
nhận kết hôn. Kinh phí thực hiện dự kiến: 378 triệu đồng.
- Duy trì sinh hoạt câu lạc bộ “Tiền hôn nhân”: 177
CLB x 04 buổi/năm. Kinh phí thực hiện dự kiến: 177 triệu đồng.
- Hỗ trợ trạm Y tế xã, phường, thị trấn kinh phí quản
lý đối tượng khám sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn, lập danh sách quản lý đo
chiều cao nam, nữ thanh niên 18 tuổi trên địa bàn (mua vật tư tiêu hao và văn
phòng phẩm, chi cho cán bộ Tư pháp, cán bộ dân số thực hiện tư vấn CSSKSS tại cộng
đồng và các cặp đôi đến đăng ký kết hôn). Kinh phí thực hiện dự kiến: 177 triệu
đồng.
4.5. Dịch vụ truyền thông, giáo dục sức khỏe
về: phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và bệnh chưa rõ
nguyên nhân; phòng, chống bệnh nghề nghiệp; phòng chống tai nạn thương tích;
nâng cao sức khỏe; dinh dưỡng cộng đồng; an toàn thực phẩm và các yếu tố có hại
đến sức khỏe môi trường sống; sức khỏe trường học và phòng, chống bệnh tật học
đường. Kinh phí thực hiện dự kiến: 2.060 triệu đồng.
(1) Dịch vụ truyền thông, giáo dục sức khỏe về
An toàn thực phẩm
- Triển khai công tác truyền thông và trang sắm vật
liệu truyền thông: dự kiến cung cấp tài liệu truyền thông đến các thành viên
BCĐLNATP tỉnh, các địa phương và các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực
phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc lĩnh vực ngành Y tế quản lý vào các đợt
cao điểm trong năm; Tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm...
Kinh phí thực hiện dự kiến: 354 triệu đồng.
- Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức về an
toàn thực phẩm an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực
phẩm, dịch vụ ăn uống lĩnh vực ngành y tế quản lý theo phân cấp. Kinh phí thực
hiện dự kiến: 193 triệu đồng.
(2). Dịch vụ truyền thông cung cấp thông tin đối
với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng
vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh
theo quy định của chính phủ
Triển khai các hoạt động truyền thông hiệu quả phù
hợp đối tượng vùng miền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc tiêm chủng
phòng bệnh (In 200 chiếc băng zôn tuyên truyền). Kinh phí thực hiện dự kiến: 70
triệu đồng.
(3). Dịch vụ truyền thông cung cấp thông tin về
phòng chống mù loà
Tăng cường công tác tuyên truyền các bệnh về mắt, đặc
biệt là tật khúc xạ học đường trong trường học và cộng đồng trên các phương tiện
thông tin đại chúng. In 600 tờ áp phích các loại truyền thông về Phòng chống
các bệnh về Mắt tại trường học và cộng đồng. Kinh phí thực hiện dự kiến: 21 triệu
đồng.
(4). Dịch vụ truyền thông cung cấp thông tin về
cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em
In 90 chiếc băng rôn khẩu hiệu truyền thông uống
Vitamin và tuần lễ dinh dưỡng và phát triển. Kinh phí thực hiện dự kiến: 108
triệu đồng.
(5). Dịch vụ truyền thông cung cấp thông tin về
phòng chống bệnh Phong
Tiếp tục duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền
về bệnh Phong tới mọi người dân; Phối hợp với các Ban, Ngành, Đoàn thể trên địa
bàn tổ chức tuyên truyền về bệnh Phong tới mọi người dân bằng nhiều hình thức:
truyền hình, truyền thanh, phát tài liệu, nói chuyện lồng ghép... để các thành
viên trong Ban chỉ đạo, chính quyền địa phương, cán bộ Y tế và mọi người dân có
hiểu biết đúng về bệnh Phong. Đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức tuyên
truyền về bệnh Phong cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế tại cơ sở. Cấp
phát 50.000 tờ rơi, 600 tờ dán tường, 600 tờ áp phích truyền thông về phòng, chống
bệnh Phong. Kinh phí thực hiện dự kiến: 39 triệu đồng.
(6). Dịch vụ truyền thông cung cấp thông tin về
phòng chống bệnh sốt xuất huyết, phòng chống sốt rét, phòng chống bệnh Dại,
phòng chống dịch
Tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh
theo mùa và trong các dịp lễ, tết trên các phương tiện thông tin đại chúng. Triển
khai các hoạt động truyền thông phù hợp; Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm công tác
quản lý môi trường y tế để đưa ra các phương án quản lý phù hợp cho từng đối tượng
(Trung tâm y tế/bệnh viện, Trạm Y tế, đơn vị y tế tư nhân,...). Tổ chức chiến dịch
vệ sinh môi trường hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết, chiến dịch
Vệ sinh môi trường tại các huyện, thị xã, thành phố ... Kinh phí thực hiện dự
kiến: 297 triệu đồng.
Tổ chức 02 cuộc Chiến dịch vệ sinh môi trường, hưởng
ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết và vệ sinh môi trường tại các huyện,
thị xã, thành phố; in 13.000 tờ rơi và 3.000 poster phục vụ công tác truyền
thông nâng cao nhận thức về bệnh Dại; in 60.000 tờ rơi tuyên truyền về phòng chống
dịch. Kinh phí thực hiện dự kiến: 140 triệu đồng.
(7) . Dịch vụ truyền thông cung cấp thông tin về
phòng lây nhiễm HIV
- Hoạt động thông tin, truyền thông đã giúp cho cộng
đồng nói chung và các nhóm nguy cơ cao lây nhiễm HIV nói riêng hiểu rõ hơn về dịch
HIV/AIDS, giảm kỳ thị phân biệt đối xử, tiếp cận được các dịch vụ về HIV/AIDS
trên địa bàn và chủ động phòng ngừa có hiệu quả. Tiếp tục củng cố mạng lưới
phòng, chống HIV/AIDS các tuyến và nâng cao chất lượng đội ngũ tuyên truyền
viên đồng đẳng. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai Tháng hành động quốc
gia phòng, chống HIV/AIDS và ngày Thế giới phòng, chống AIDS.
- Xây dựng dựng kế hoạch và phối hợp các đơn vị tổ
chức triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và ngày Thế giới
phòng, chống AIDS,
- In 30.000 tờ rơi truyền thông về phòng, chống
HIV/AIDS cấp trong tháng quốc gia phòng, chống HIV/AIDS. Kinh phí thực hiện dự
kiến: 45 triệu đồng.
- Xây dựng, làm mới 04 Pano, sửa chữa 5 Pano hỏng tại
các huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn với các thông điệp phòng, chống
HIV/AIDS. Kinh phí thực hiện dự kiến: 89 triệu đồng.
(8). Dịch vụ truyền thông cung cấp thông tin về
chăm sóc sức khỏe phụ nữ có thai cho một số đối tượng thuộc CTMT Y tế - Dân số
theo quy định của Bộ Y tế. Kinh phí thực hiện dự kiến: 14 triệu đồng.
Tăng cường tiếp cận, nâng cao nhận thức, thay đổi
hành vi, chăm sóc SKSS, SKTD thân thiện cho VTN, TN thông qua các hoạt động
truyền thông, giáo dục và tư vấn phù hợp với các đặc thù của các đối tượng. Đẩy
mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức của
người dân về Chăm sóc SKSS và LMAT.
Tổ chức 06 lớp Truyền thông giáo dục về SKSS cho vị
thành niên tại các huyện Tiên Yên và Đầm Hà cho 300 người.
(9). Thực hiện Chương trình truyền hình; hỗ trợ
thực hiện các hoạt động truyền thông y tế cho cơ sở. Kinh phí thực hiện dự
kiến: 659 triệu đồng.
Thông qua công tác truyền thông GDSK, giúp người
dân dần tiếp cận được hầu hết các dịch vụ y tế; thay đổi những thói quen lạc hậu,
có hại và thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe; tăng cường sự hiểu biết
của người dân về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về y
tế ... Qua đó, góp phần quan trọng và tích cực vào kết quả đạt được trong công
tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh.
- Truyền thông trực tiếp
+ Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp, bao
gồm: truyền thông nhóm, làm mẫu, thăm hộ gia đình, tư vấn, nói chuyện sức khỏe,
hội thi...; Huy động sự tham gia, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể tại địa
phương trong quá trình triển khai hoạt động.
+ Tổ chức các sự kiện truyền thông, các buổi phát động,
mít tinh, diễu hành, các hội thi ... và các sự kiện khác do Sở Y tế giao.
- Truyền thông gián tiếp
+ Ký kết hợp đồng trách nhiệm với Trung tâm Truyền
thông tỉnh... hợp thực hiện đưa tin, bài, phóng sự về các hoạt động ngành y tế,
sản xuất các phóng sự, chuyên mục, chuyên đề, thông điệp.
+ Duy trì, đa dạng hóa nội dung Chuyên mục phát
thanh và Chuyên mục truyền hình phát sóng trên sóng phát thanh, truyền hình của
Trung tâm Truyền thông tỉnh.
+ Triển khai thực hiện tuyên truyền các chủ đề truyền
thông giáo dục sức khỏe hàng tháng trên sóng Phát thanh, Truyền hình, báo điện
tử của Trung tâm Truyền thông tỉnh với nội dung theo định hướng của Trung tâm
truyền thông GDSK Trung ương, Sở Y tế.
+ Tư vấn sức khỏe qua điện thoại, thư điện tử,
website...
+ Thường xuyên tổ chức tuyên truyền trên các trang
thông tin điện tử, mạng xã hội Facebook, fanpage, youtube Chanel với các nội
dung thông tin về hoạt động của ngành y tế Quảng Ninh; Phổ biến kiến thức về y
khoa; Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến
công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân; Tuyên truyền thành tựu của Y học và
các kỹ thuật mới được triển khai áp dụng tại các bệnh viện trong tỉnh.
+ Sản xuất đĩa thông điệp (cả thông điệp phát thanh
và thông điệp truyền hình để thực hiện tuyên truyền qua hệ thống loa truyền
thanh của chính quyền, của Trạm Y tế đối với các Trạm có loa phát thanh) và
đăng tải trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.
+ Sản xuất tờ rơi, áp phích ... và một số loại tài
liệu truyền thông khác.
- Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn kỹ năng truyền
thông giáo dục sức khỏe.
+ Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về truyền
thông giáo dục sức khỏe.
+ Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng truyền thông
giáo dục sức khỏe, nghiệp vụ báo chí, nghiệp vụ truyền thông.
+ Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng truyền thông
theo chuyên ngành, lĩnh vực: bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề
nghiệp, tai nạn thương tích, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng, vệ sinh môi trường,
y tế trường học, HIV/AIDS...
+ Hướng dẫn chủ đề truyền thông tháng, năm.
(10). Truyền thông, cung cấp thông tin về phòng
chống Lao. Kinh phí thực hiện dự kiến: 6 triệu đồng.
- Phối hợp Trung tâm kiểm soát bệnh tật, đài truyền
hình tỉnh, báo Quảng Ninh: tập huấn kiến thức truyền thông cho cộng tác viên.
Đưa tin hoạt động về truyền thông bệnh lao trong cộng đồng;
- Tổ chức lồng ghép với các đoàn thể, các hội: như
hội nông dân, hội phụ nữ trong tuyên truyền phòng chống bệnh lao;
- Huy động đài truyền thanh huyện, xã phát thanh hiệu
quả kiến thức, thực hành phòng chống lao tại cơ sở;
- Tổ chức chiến dịch truyền thông Ngày thế giới chống
lao 24-3;
- Cung cấp thông tin về Lao-COPD và Hen Phế quản
theo hoạt động Tổng kết năm 2023.
- Tích cực tư vấn, nói chuyện về phòng chống bệnh
lao cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại các cơ sở y tế trong tỉnh.
(11). Truyền thông, cung cấp thông tin về giáo dục
sức khỏe tâm thần. Kinh phí thực hiện dự kiến: 25 triệu đồng.
- Nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về
một số bệnh tâm thần thường gặp.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn cho 100% bệnh
nhân và người nhà về theo dõi, chăm sóc bệnh nhân và quản lý, sử dụng thuốc tại
nhà.
- In 2.500 quyển tài liệu tuyên truyền giáo dục sức
khỏe tâm thần. Kinh phí thực hiện dự kiến: 25 triệu đồng.
4.6. Các dịch vụ truyền thông, giáo dục, tư vấn
nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình,
nâng cao chất lượng dân số, giảm tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh, tảo hôn,
hôn nhân cận huyết thống, giảm tỷ lệ người chưa thành niên, thanh niên mang
thai ngoài ý muốn. Kinh phí thực hiện dự kiến: 4.096 triệu đồng.
(1) Truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của
người dân về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Kinh phí thực hiện dự kiến:
3.543 triệu đồng.
- Truyền thông nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng,
chính quyền các cấp; Sở, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến địa phương để huy động
sự tham gia và cam kết với công tác dân số thông qua việc chỉ đạo, đầu tư nguồn
lực, lồng ghép các vấn đề dân số trong chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội. Triển khai có hiệu quả các nội dung và hoạt động theo Kế hoạch số
153/KH-UBND ngày 21/8/2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện
Chương trình Truyền thông dân số đến năm 2030 của tỉnh Quảng Ninh.
- Tăng cường các sản phẩm truyền thông nhằm hỗ trợ
phục vụ cho triển khai các hoạt động công tác truyền thông tại tuyến tỉnh và 13
huyện, thị xã, thành phố thuận lợi, hiệu quả; Đồng thời mở rộng các hình thức
tuyên truyền tư vấn, cung cấp thông tin thiết thực, chính xác phù hợp với nhu cầu
của các nhóm đối tượng trong cộng đồng dân cư.
- Nâng cao nhận thức về chính sách dân số hiện nay,
kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản và các biện pháp tránh thai cho vị thành
niên/ thanh niên; Tư vấn và cung cấp các dịch vụ dân số - KHHGĐ cho thanh niên
tại các địa bàn có khu công nghiệp nhằm hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn
và bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết
hôn; Tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh nhằm
nâng cao chất lượng dân số.
- Chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi (người
từ đủ 60 tuổi trở lên) bảo đảm thích ứng với già hóa dân số. Giải quyết toàn diện,
đồng bộ các vấn đề về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi góp phần nâng cao chất
lượng dân số, xây dựng tỉnh Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững.
* Truyền thông thường xuyên. Kinh phí thực
hiện dự kiến: 1.170 triệu đồng.
Truyền thông nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng,
chính quyền các cấp; Sở, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến địa phương để huy động
sự tham gia và cam kết với công tác dân số thông qua việc chỉ đạo, đầu tư nguồn
lực, lồng ghép các vấn đề dân số trong chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội. Triển khai có hiệu quả các nội dung và hoạt động theo Kế hoạch số
153/KH-UBND ngày 21/8/2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện
Chương trình Truyền thông dân số đến năm 2030 của tỉnh Quảng Ninh.
- Cấp tỉnh: Tổ chức các hoạt động truyền thông nhân
ngày dân số thế giới 11/7, ngày Dân số Việt Nam 26/12 và tháng hành động quốc
gia dân số.
+ Cung cấp các sản phẩm truyền thông: tờ gấp, áp
phích. Lịch bàn tuyên truyền công tác dân số năm 2023 cấp phát cho các ban,
ngành đoàn thể, đơn vị có liên quan công tác dân số, 13 huyện/thị xã/thành phố
và 177 xã phường thị trấn.
+ Tổ chức các hội nghị cung cấp thông tin Dân số và
phát triển cho đội ngũ cán bộ theo dõi hoạt động công tác dân số của các ngành
thành viên Ban chỉ đạo dân số tỉnh.
- Cấp huyện:
+ Tổ chức Hội nghị chuyên đề cấp huyện nhân ngày
gia đình Việt Nam 28/6 và hưởng ứng ngày dân sổ thế giới 11/7 về nội dung dân số
và phát triển; Tổ chức mít tinh, cổ động xuống đường kỷ niệm ngày dân số thế giới
11/7; Hưởng ứng tháng hành động quốc gia về dân số và ngày dân số Việt Nam
26/12; Tổ chức Hội nghị gặp mặt tọa đàm kỷ niệm ngày dân số Việt Nam 26/12; Tổ
chức Hội nghị chuyên đề cấp huyện nhân ngày tránh thai thế giới (26/9) và ngày
quốc tế trẻ em gái (11/10); Tổ chức Hội nghị chuyên đề cấp huyện nhân ngày
Thalassemia (08/5).
+ Tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin dân số và
phát triển cho các thành viên của Ban chỉ đạo công tác dân số cấp huyện.
- Cấp xã: Hội nghị hưởng ứng kỷ niệm ngày dân số thế
giới 11/7; Hội nghị gặp mặt tọa đàm kỷ niệm ngày dân số Việt Nam 26/12.
* Hoạt động phối hợp liên ngành. Kinh phí thực
hiện dự kiến: 291 triệu đồng.
- Triển khai công tác phối hợp cung cấp thông tin
và đưa tin với các đơn vị: Trung tâm kiểm soát bệnh tật; Trung tâm Truyền thông
tỉnh Quảng Ninh; Báo Sức khỏe và Đời sống; Khối Mặt trận tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội (Đoàn Thanh niên; Liên đoàn lao động tỉnh; Hội Nông dân tỉnh;
Hội Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh; Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Quảng Ninh).
- Nghiên cứu biên soạn, lồng ghép nội dung các vấn
đề dân số và phát triển vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng với thời lượng ít
nhất 10 tiết học đối với các lớp học, ngành học tại trường đào tạo chính trị tại
tỉnh, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh, Trường Đại học Hạ Long và 13 huyện/ thị
xã/ thành phố.
* Truyền thông về sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
Kinh phí thực hiện dự kiến: 532 triệu đồng.
- Triển khai hoạt động sàng lọc trước sinh và sàng
lọc sơ tại 177/177 xã, phường, thị trấn thuộc 13/13 huyện, thị xã, thành phố.
- Chi phí lấy mẫu máu mao mạch, mẫu máu gót chân trẻ
sơ sinh trong sàng lọc chẩn đoán sơ sinh cho đối tượng miễn phí.
- Tổ chức tư vấn lồng ghép tại Trạm Y tế nhân ngày
tiêm chủng mở rộng. Cung cấp cho cộng đồng dân cư các địa chỉ thực hiện dịch vụ
trên địa bàn tỉnh.
* Truyền thông về mất cân bằng giới tính khi
sinh. Kinh phí thực hiện dự kiến: 540 triệu đồng.
- Tư vấn nhóm nhỏ về các nội dung mất cân bằng giới
tính khi sinh, thông qua mạng lưới cộng tác viên thôn, khu; Lồng ghép đưa nội
dung mất cân bằng giới tính khi sinh vào hương ước, quy ước thôn, khu.
- Duy trì sinh hoạt câu lạc bộ “Mất cân bằng giới
tính khi sinh”.
* Tuyên truyền cho người cao tuổi. Kinh phí
thực hiện dự kiến: 824 triệu đồng.
Chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi (người từ
đủ 60 tuổi trở lên) bảo đảm thích ứng với già hóa dân số. Giải quyết toàn diện,
đồng bộ các vấn đề về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi góp phần nâng cao chất
lượng dân số, xây dựng tỉnh Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số
4020/KH-UBND ngày 06/6/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện
Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2017 - 2025 và các kế hoạch có liên quan.
- Bám sát các nội dung tại Quyết định số
1579/QĐ-TTg ngày 13/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chăm
sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030; Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 10/3/2021
của UBND tỉnh Quảng Ninh về “Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030”.
- Tổ chức tuyên truyền tập trung nhân ngày Quốc tế
người cao tuổi 01/10 tại xã, phường, thị trấn; Tuyên truyền tại cộng đồng lồng
ghép tuyên truyền chính sách dân số, lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi vào các hoạt động của câu lạc bộ liên thế hệ và tại các thôn, bản, khu
phố thông qua mạng lưới cộng tác viên.
- Viết bài, phát thanh trên hệ thống loa phát thanh
của xã, phường, thị trấn.
* Truyền thông kiểm soát dân số tại các vùng biển
đảo, ven biển. Kinh phí thực hiện dự kiến: 186 triệu đồng.
Thông qua đội ngũ cộng tác viên, cán bộ dân số xã tổ
chức các buổi truyền thông nhóm nhỏ tại cộng đồng dân cư với các nội dung nâng
cao chất lượng dân số, dân số và phát triển.
(2) Truyền thông giảm Tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống, giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Kinh phí thực hiện dự kiến: 553
triệu đồng.
* Giảm Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Kinh phí thực hiện dự kiến: 422 triệu đồng.
Triển khai Đề án Phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận
huyết tại các xã dân tộc thiểu số, miền núi và xã có thôn dân tộc, miền núi
(theo Báo cáo số 16/BC-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh về Kết quả
phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025).
- Duy trì sinh hoạt câu lạc bộ “Phòng ngừa tảo hôn
và hôn nhân cận huyết”:
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền:
+ Cấp huyện: phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể,
cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền giáo dục, quảng bá cho hoạt động mô
hình bằng nhiều hình thức: băng zôn, khẩu hiệu, phóng sự, chuyên trang chuyên đề,
pa nô, áp phích...
+ Cấp xã: phối hợp với các ban ngành liên quan tổ
chức tuyên truyền giáo dục, quảng bá cho mô hình bằng các hình thức thiết thực
phù hợp với đơn vị (băng zôn, viết bài, phát tin trên hệ thống loa truyền
thanh).
+ Lồng ghép tuyên truyền nhóm nhỏ, thăm hộ gia đình
tại các thôn, khu về chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng ngừa tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống tại thôn, khu của các địa bàn triển khai mô hình.
+ Tổ chức tọa đàm giao lưu tìm hiểu pháp luật về
hôn nhân và gia đình, về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Tại mỗi xã triển
khai mô hình tổ chức 01 cuộc/năm; Đối tượng tham dự gồm 35 người: đại diện các
ban, ngành đoàn thể, thành viên câu lạc bộ, phụ huynh có con trong độ tuổi VTN,
TN...
- Giám sát hoạt động:
+ Phối hợp Ban Dân tộc giám sát các hoạt động trong
năm.
+ Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố phối
hợp các đơn vị có liên quan triển khai và giám sát các hoạt động của 100% xã
triển khai các hoạt động trên địa bàn.
* Giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
Kinh phí thực hiện dự kiến: 131 triệu đồng.
- Tuyên truyền cho các đối tượng về quy định, chính
sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác DS - KHHGĐ; Cung cấp kiến thức
về chăm sóc SKSS và KHHGĐ; Tư vấn về KHHGĐ và các BPTT; Tư vấn làm mẹ an toàn
và chăm sóc trẻ sơ sinh; Tư vấn phòng ngừa có thai ngoài ý muốn và phá thai an
toàn; Tư vấn về phòng tránh viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh LTQĐTD thường gặp
và HIV/AIDS; Tư vấn những vấn đề về tình dục an toàn và sức khỏe tình dục, giao
lưu với công nhân về các vấn đề SKSS/KHHGĐ đang làm việc tại các khu công nghiệp,
nhà máy, xí nghiệp... đóng trên địa bàn.
- Lồng ghép trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa tại
trường THPT, THCS Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tổ chức các buổi
tuyên truyền sinh hoạt chuyên đề, giao lưu, cuộc thi tìm hiểu.... về các nội
dung dân số và phát triển
4.7. Các dịch vụ về chỉ đạo tuyến, nâng cao năng
lực cho tuyến dưới. Kinh phí thực hiện dự kiến: 2.699 triệu đồng.
(1). Nâng cao năng lực công tác quản lý Nhà nước
về ATTP tại địa phương.
- Tăng cường các hoạt động cung cấp dịch vụ về chỉ
đạo tuyến, nâng cao năng lực cho tuyến dưới.
- Tập huấn nâng cao năng lực quản lý về ATTP cho
cán bộ y tế tại 13 địa phương. Kinh phí thực hiện dự kiến: 31 triệu đồng.
- Kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về ATTP tại 13
địa phương. Kinh phí thực hiện dự kiến: 35 triệu đồng.
(2). Hoạt động chỉ đạo tuyến và nâng cao năng lực
cho tuyến dưới về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình
- Tập huấn triển khai các hoạt động công tác dân số
cho thành viên Ban chỉ đạo công tác dân số cấp huyện, cấp xã; lãnh đạo phòng
Dân số, Trung tâm Y tế huyện. Kinh phí thực hiện dự kiến: 214 triệu đồng.
- Tập huấn nghiệp vụ công tác dân số cho cán bộ dân
số cấp huyện, cấp xã. Kinh phí thực hiện dự kiến: 32 triệu đồng.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ được giao về công tác dân số - KHHGĐ tại 13 huyện, thị xã, thành
phố. Kinh phí thực hiện dự kiến: 262 triệu đồng.
(3). Chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực cho tuyến
dưới về công tác y tế dự phòng
- Thực hiện việc kiểm tra giám sát, hỗ trợ kỹ thuật
2 đợt/quí tại các đơn vị tuyến cơ sở. Tham gia hội nghị, kiểm tra giám sát
chuyên môn kỹ thuật tuyến huyện xã, phường về chăm sóc SKSS, BMTE tại 13 huyện,
thị xã, thành phố và 177 xã phường. Kinh phí thực hiện dự kiến: 50 triệu đồng.
- Tổ chức 14 lớp tập huấn, đào tạo cho 650 học viên
về công tác tiêm chủng mở rộng. Kinh phí thực hiện dự kiến: 90 triệu đồng.
- Tổ chức 15 lớp tập huấn tỉnh, huyện cho 680 học
viên về công tác tiêm chủng bổ sung vắc xin Td lồng ghép các chiến dịch theo chỉ
đạo TC quốc gia triển khai (uống vắc xin Rota...). Kinh phí thực hiện dự kiến:
87 triệu đồng.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn an toàn vệ sinh lao động
cho 480 học viên tham dự. Kinh phí thực hiện dự kiến: 22 triệu đồng.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn cho 312 học viên về chăm
sóc điều trị HIV/AIDS cho các cán bộ đang công tác tại 12 phòng khám ngoại trú
trên địa bàn tỉnh. Kinh phí thực hiện dự kiến: 17 triệu đồng.
- Tổ chức 06 lớp tập huấn cho 240 học viên về cập
nhật hướng dẫn triển khai chương trình điều trị HIV/AIDS cho mạng lưới cán bộ
chuyên trách, cộng tác viên xã, phường tại 06 huyện/thị xã/thành phố. Kinh phí
thực hiện dự kiến: 66 triệu đồng.
- Tổ chức 04 lớp tập huấn cho 120 học viên về nội
dung Tư vấn xét nghiệm HIV cấp Giấy chứng nhận cho cán bộ y tế tại các TTYT và
Bệnh viện. Kinh phí thực hiện dự kiến: 39 triệu đồng.
- Tổ chức 03 lớp tập huấn cho 90 người về nâng cao
năng lực chăm sóc mắt ban đầu cho cán bộ y tế tuyến huyện, xã - phòng chống bệnh
mù lòa tại Hải Hà, Móng Cái, Cô Tô. Kinh phí thực hiện dự kiến: 19 triệu đồng.
- Tổ chức 06 lớp tập huấn cho 152 học viên về Chăm
sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời cho CBYT tuyến huyện/xã tại 06 huyện miền
đông. Kinh phí thực hiện dự kiến: 70 triệu đồng.
- Tổ chức 06 lớp tập huấn cho 700 học viên về quản
lý môi trường, giám sát chất lượng nước và Y tế trường học. Kinh phí thực hiện
dự kiến: 70 triệu đồng.
- Tổ chức 10 lớp tập huấn cho 350 học viên nâng cao
kiến thức chuyên môn phòng chống Phong cho cán bộ y tế tại 10 huyện (Tiên Yên,
Hải Hà, Móng Cái, Bình Liêu, Đông Triều, Cẩm Phả, Uông Bí, Quảng Yên, Tiên Yên,
Ba Chẽ). Kinh phí thực hiện dự kiến: 59 triệu đồng.
- Tổ chức 21 lớp tập huấn cho 600 học viên nâng cao
năng lực cho cán bộ y tế trong hoạt động phòng chống sốt xuất huyết. Kinh phí
thực hiện dự kiến: 106 triệu đồng.
- Tổ chức 06 lớp tập huấn cho 464 học viên nâng cao
năng lực cho cán bộ y tế về phòng chống bệnh sốt rét, xét nghiệm sốt rét. Kinh
phí thực hiện dự kiến: 76 triệu đồng.
- Tổ chức 16 tập huấn cho 538 học viên nâng cao
năng lực cho cán bộ y tế về phòng chống bệnh dịch. Kinh phí thực hiện dự kiến:
99 triệu đồng.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn cho 35 học viên là cán bộ
xét nghiệm về lấy mẫu bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm truyền nhiễm. Kinh phí
thực hiện dự kiến: 5 triệu đồng.
- Tổ chức 15 lớp tập huấn cho 1.122 học viên: 01 lớp
tuyến tỉnh 53 học viên (cán bộ Sở Giáo dục, Phòng Y tế, Trung tâm y tế, Phòng
giáo dục, CDC); 14 lớp tuyến huyện 1069 học viên (cán bộ các trường mầm non đến
THPT, cán bộ y tế tuyến huyện và xã) về phòng chống bệnh Dại. Kinh phí thực hiện
dự kiến: 139 triệu đồng.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn cho 50 học viên về phòng
chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Kinh phí thực hiện dự
kiên: 10 triệu đồng.
- Tổ chức Tập huấn 01 lớp cho 35 học viên về điều
tra, giám sát côn trùng cho cán bộ chuyên trách tuyến huyện. Kinh phí thực hiện
dự kiến: 14 triệu đồng.
- Tổ chức tập huấn 01 lớp cho 35 học viên về nội
dung giám sát và phòng chống bệnh Ký sinh trùng giun, sán cho cán bộ chuyên
trách tuyên tỉnh, huyện. Kinh phí thực hiện dự kiến: 19 triệu đồng.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn, giao ban chuyên môn cho
50 học viên về SKSS tại Hạ Long. Kinh phí thực hiện dự kiến: 11 triệu đồng.
- Tổ chức 04 lớp tập huấn lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh
(imci); tập huấn Khám phát hiện nhiễm khuẩn đường sinh sản và sàng lọc ung thư
cô tử cung cho 96 học viên. Kinh phí thực hiện dự kiến: 59 triệu đồng.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn cho 84 học viên về dự
phòng lây truyền HIV, GM, VGb từ mẹ sang con. Kinh phí thực hiện dự kiến: 27
triệu đồng.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn cho 78 học viên về kế hoạch
hóa gia đình học tại Đông Triều và Cẩm Phả. Kinh phí thực hiện dự kiến: 40 triệu
đồng.
- Tổ chức 03 lớp tập huấn cho 72 học viên về Chăm
sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên tại Tiên Yên, Uông Bí, Đầm Hà. Kinh phí thực
hiện dự kiến: 44 triệu đồng.
- Tổ chức 03 lớp tập huấn cho 112 học viên về Làm mẹ
an toàn tại Hạ long, Quảng Yên. Kinh phí thực hiện dự kiến: 36 triệu đồng.
- Tổ chức 13 lớp tập huấn cho 390 học viên về truyền
thông cho cán bộ y tế tại 13 huyện/ thị xã/thành phố. Kinh phí thực hiện dự kiến:
166 triệu đồng.
- Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công
tác tiêm chủng. Kinh phí thực hiện dự kiến: 79 triệu đồng.
(4). Chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực cho tuyến
dưới về công tác phòng chống Lao- Hen COPD
Kinh phí thực hiện dự kiến: 212 triệu đồng.
- Tập huấn cập nhật chuyên môn Phòng chống Lao-
Hen-COPD nâng cao hiệu quả hoạt động các tuyến (Tỉnh- Huyện-Xã)
+ Tập huấn quản lý bệnh Lao cho cán bộ y tế xã, phường
và phụ trách tổ lao: 13 lớp (01 lớp/huyện). Kinh phí thực hiện dự kiến: 47 triệu
đồng.
+ Tập huấn Lao tiềm ẩn cho cán bộ y tế xã, phường
và phụ trách tổ lao: 13 lớp (01 lớp/huyện). Kinh phí thực hiện dự kiến: 47 triệu
đồng.
+ Tập huấn xét nghiệm cho KTV các tổ lao, các điểm
kính và Bệnh viện Phổi: 01 lớp, 22 người. Kinh phí thực hiện dự kiến: 3 triệu đồng.
+ Tập huấn phần mềm quản lý thuốc lao hàng 2 và quản
lý dược cho cán bộ dược tổ lao tuyến huyện: 01 lớp, 15 người. Kinh phí thực hiện
dự kiến: 3 triệu đồng.
+ Tập huấn báo cáo phần mềm Vitimes cho cán bộ tổ
lao tuyến huyện: 01 lớp, 30 người. Kinh phí thực hiện dự kiến: 3 triệu đồng.
+ Tập huấn cập nhật quản lý lao kháng thuốc cho cán
bộ chống lao tuyến huyện: 01 lớp, 15 người. Kinh phí thực hiện dự kiến: 3 triệu
đồng.
+ Tập huấn phát hiện quản lý Hen - COPD cho tuyến y
tế cơ sở: 02 lớp, 100 người. Kinh phí thực hiện dự kiến: 11 triệu đồng.
- Giám sát hoạt động chương trình chống lao tại 13
huyện, thị xã, thành phố, Trại giam tỉnh Quảng Ninh theo quy định của Chương
trình chống lao quốc gia. Kinh phí thực hiện dự kiến: 95 triệu đồng.
(5) Chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực cho tuyến
dưới về chuyên khoa Tâm thần
Kinh phí thực hiện dự kiến: 218 triệu đồng.
- Tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ
y tế của một Trung tâm y tế, Phòng Y tế tuyến huyện và trạm Y tế tuyến xã:
+ Tập huấn nâng cao kiến thức sức khỏe tâm thần và
bệnh trầm cảm tại cộng đồng: 15 lớp, cho 750 người. Kinh phí thực hiện dự kiến:
142 triệu đồng.
+ Tập huấn kiến thức chuyên khoa tâm thần cho cán bộ
y tế tuyến huyện, trạm y tế cho 125 người. Kinh phí thực hiện dự kiến: 27 triệu
đồng.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình hoạt
động BVSK tâm thần tại 13/13 TTYT và 100% các trạm y tế: Công tác quản lý, điều
trị bệnh nhân, PHCN, quản lý, cấp phát thuốc; ghi chép sổ sách, bệnh án ...và
các hoạt động khác. Kinh phí thực hiện dự kiến: 49 triệu đồng.
(6). Chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực cho tuyến
dưới về Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Tổ chức 13 lớp tập huấn (mỗi lớp 02 ngày) tại 13
huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cho khoảng 400 cán bộ y tế tuyến cơ sở về
phục hồi chức năng, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, hướng dẫn phục hồi chức
năng các dạng khuyết tật thường gặp tại cộng đồng. Kinh phí thực hiện dự kiến:
132 triệu đồng.
(7) Chỉ đạo tuyến nâng cao năng lực tuyến dưới về
y học cổ truyền
Kinh phí thực hiện dự kiến: 111 triệu đồng.
- Khảo sát thực trạng nguồn dược liệu, mô hình vườn
thuốc nam tại các Trung tâm Y tế, Trạm Y tế.
- Hướng dẫn phát triển vườn thuốc nam tại các trạm
y tế, qua đó không chỉ giới thiệu về cây thuốc nam và cách sử dụng, mà còn có
tác dụng khuyến khích người dân phát triển vườn thuốc nam gia đình.
- Tổ chức tập huấn các phương pháp bào chế dược liệu
cơ bản, các văn bản quy phạm pháp luật về y dược liệu cổ truyền cho cán bộ khoa
dược và khoa y học cổ truyền tại các Trung tâm Y tế, Trạm Y tế.
- Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng thuốc nam, thuốc
dân gian, các bài thuốc gia truyền có hiệu quả trong điều trị để đưa vào sản xuất
với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đào tạo, hướng dẫn trồng
thuốc nam tại các Trung tâm Y tế, Trạm Y tế: 14 cuộc, 02 ngày/cuộc. Kinh phí thực
hiện dự kiến: 111 triệu đồng./.