ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1866/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 8 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TINH GIẢN BIÊN CHẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, GIAI
ĐOẠN 2015 - 2021
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày
17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ
Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm
2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;
Căn cứ Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày
06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện chủ trương
tinh giản biên chế;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 của Liên Bộ Nội vụ và Bộ Tài
chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt “Đề án tinh giản biên chế theo Nghị định
số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế, giai đoạn 2015 - 2021 với những nội dung chủ yếu sau (có Đề án kèm theo):
1. Tổ chức bộ máy và cơ cấu đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC)
a) Về tổ chức bộ
máy:
Tiếp tục tập trung rà soát, sắp xếp,
kiện toàn cơ cấu tổ chức của các sở, ban, ngành theo Thông tư liên tịch hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trên cơ sở đó, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm
khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp; không thành lập các tổ
chức trung gian, chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp
thật sự cần thiết do yêu cầu thực tiễn; không ngừng đổi mới
lề lối, phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng mới
hoặc sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại đơn vị.
Từng bước hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý hành chính giữa cấp tỉnh và cấp
huyện, đề cao vai trò tinh thần, trách nhiệm và năng lực của
từng cấp, từng ngành; đồng thời, tăng cường giám sát, kiểm
tra, thanh tra. Phân loại các cơ quan, tổ chức phù hợp với
yêu cầu quản lý và nâng
cao chất lượng cung ứng các nhu cầu cơ bản thiết yếu phục
vụ nhân dân.
b) Về xây dựng
cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC):
Tập trung rà soát, đánh giá, cơ cấu lại
đội ngũ CBCCVC theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và trình độ đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
và các văn bản hướng dẫn
của Bộ Nội vụ và các Bộ chuyên ngành, đảm bảo cơ cấu phù hợp
trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thực hiện tốt công tác đánh giá, phân loại đối với CBCCVC theo quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày
9/6/2015 của Chính phủ. Việc đánh giá, phân loại, khen thưởng, kỷ luật CBCCVC
phải theo các tiêu chí cụ thể, gắn với
chất lượng, hiệu quả công việc; đồng thời, thực hiện chế
tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
2. Cơ
chế tự chủ về tài chính
a) Đối với các cơ quan hành chính:
Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP
ngày 17/10/2005 của Chính phủ về quy định chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày
07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 130/2005/NĐ-CP; Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV
ngày 30/5/2014 của Liên Bộ Tài chính
- Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản
lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết
định của mình trong quản lý, sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính được giao. Thực hiện các biện pháp tiết kiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý
hành chính- ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ
theo từng giai đoạn. Tiếp tục thực hiện cơ chế khoán kinh
phí quản lý hành chính gắn với chế độ tiền thưởng để khuyến
khích những người làm việc tốt, hiệu quả. Thực hiện chi đúng định mức các chế độ,
chính sách đối với công chức, tạo điều kiện cho tổ chức
đoàn thể và toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan được
tham gia thực hiện và giám sát thực hiện phương án sử dụng biên chế, kinh phí theo quy định của Nhà nước. Đẩy mạnh
việc xác định vị trí việc làm, xác định số lượng người làm việc hợp lý trong cơ quan, đơn vị; đồng thời, không thực hiện ký kết hợp đồng lao động
mới tại các cơ quan hành chính, tiết kiệm ngân sách giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách
tiền lương.
b) Đối với các đơn vị sự nghiệp:
Thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày
10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; đơn vị
sự nghiệp công lập chỉ được thành lập, giao các nhiệm vụ
mà các tổ chức tư nhân không thực hiện hoặc thực hiện không
hiệu quả; giảm dần các dịch vụ sự
nghiệp công lập mà tổ chức tư nhân đang thực hiện nhiều, hiệu quả. Đối với đơn
vị sự nghiệp công lập có nguồn thu, khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi thêm 10% số
lượng viên chức sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và
xã hội hóa, thay thế việc trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ
nguồn thu sự nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có
khả năng tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động theo hướng tiếp tục
đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài
chính, nhân sự và khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc
các thành phần ngoài Nhà nước, nhất là lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ.
3. Phương án tinh giản biên chế
Trên cơ sở đề xuất về chức năng, nhiệm
vụ được giao và tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị để có phương án bố trí
CBCCVC phù hợp, đảm bảo chất lượng. Xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công
chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ,
khung năng lực cho từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị để tinh
giản biên chế theo quy định tại Điểm b, c Khoản 1 và Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. Đề xuất số biên chế,
số lượng người làm việc có thể giảm so với hiện tại trên cơ sở phân công công việc hợp lý; giảm bộ phận trung
gian, hành chính, phục vụ; cho thôi việc với những công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ được giao, hoàn thành nhưng còn hạn chế
về năng lực theo quy định, 2 năm liên tiếp có số ngày nghỉ tối đa
do ốm đau theo quy định tại Khoản 1, Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận
của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả
trợ cấp ốm đau theo quy định... Đồng thời, đánh giá, phân loại CBCCVC theo tiêu
chuẩn, nghiệp vụ đối với ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức hằng
năm theo quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ,
làm căn cứ để có cơ sở rà soát tinh giản biên chế theo quy định tại Điểm d và
Điểm e, Khoản 1, Điều 6, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Lựa chọn những
CBCCVC có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất giữ lại làm việc ổn định, lâu dài.
Dự kiến số đối tượng tinh giản biên
chế trên toàn tỉnh từ năm 2015 đến năm 2021 là 3.049 người (tỷ lệ 10,31%) trên
tổng số 29.565 biên chế được giao năm 2015.
4. Phương án xây dựng bố trí, cơ cấu
lại đội ngũ cán bộ công
chức (CBCC) cấp xã
a) Tiếp tục sắp xếp, bố trí cán bộ,
tuyển dụng công chức cấp xã để bố trí các chức danh theo quy định, đánh giá đội
ngũ CBCC có chất lượng; quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đồng thời, thực hiện tinh giản biên chế đối với những CBCC không đạt chuẩn
về chuyên môn, nghiệp vụ; hoặc đạt chuẩn về trình độ nhưng hạn chế về năng lực,
về sức khỏe.
b) Tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng CBCC; cử CBCC tham gia đào tạo, bồi dưỡng, gắn công
tác quy hoạch cán bộ, công chức với đào tạo, bồi dưỡng.
Quan tâm đào tạo CBCC cấp xã theo các chức danh, bồi dưỡng công chức mới tuyển dụng. Đối với cán bộ trẻ, cán bộ tạo nguồn, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về
nghiệp vụ, kỹ năng hành chính để đáp ứng yêu cầu về lâu dài.
c) Xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã có phẩm
chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về chất lượng.
d) Tăng cường các biện pháp giáo dục CBCC về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm tận tụy với công việc; đẩy
mạnh công tác đấu tranh chống quan
liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; bố trí, bầu cử vào
các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã; thực hiện kịp thời các chế độ chính sách để CBCC yên tâm công tác, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
5. Một số giải pháp thực hiện
a) Tổ chức tuyên truyền sâu rộng
trong đội ngũ CBCCVC về chính sách tinh giản biên chế.
b) Xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch
hàng năm để thực hiện tinh giản biên
chế theo Đề án được phê duyệt; bồi dưỡng nguồn nhân lực theo từng giai đoạn, bao gồm cả đào tạo mới, đào tạo lại đáp ứng yêu cầu cơ cấu
ngạch, bậc công chức, chức danh nghề nghiệp theo quy định.
c) Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, điều động, luân chuyển, quy
hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với CBCCVC.
d) Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản
lý biên chế theo hướng tập trung, thống
nhất, đẩy mạnh và hoàn thiện việc xác định vị trí việc làm để bố trí biên chế hợp lý cho từng cơ quan,
tổ chức, đơn vị.
đ) Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm
vụ để sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đánh giá và báo
cáo điều chỉnh đối với những nhiệm vụ trùng lắp, hạn chế việc
thành lập các tổ chức, bộ phận trung gian.
e) Trong quá trình thực hiện Đề án,
các cơ quan, đơn vị chỉ tuyển dụng mới không quá 50% số CBCCVC đã thực hiện tinh giản biên chế, nghỉ
hưu hoặc thôi việc (ngoại trừ CBCC cấp xã).
g) Xây dựng cơ cấu đội ngũ CBCCVC
theo vị trí việc làm và trình độ đào tạo một cách hợp lý.
Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đội ngũ CBCCVC, đẩy mạnh
giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự
nghiệp công lập.
h) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế
và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Nội vụ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố Huế, các thị xã và các huyện; Chủ tịch các Hội được
giao biên chế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP và CV: TC, TH;
- Lưu: VT, NV.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Cao
|
ĐỀ ÁN
TINH GIẢN BIÊN CHẾ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 108/2014/NĐ-CP NGÀY 20/11/2014 CỦA
CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, GIAI ĐOẠN 2015-2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1866/QĐ-UBND ngày 19/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Phần I
SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ
PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC TINH GIẢN BIÊN CHẾ
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong những năm qua, được sự quan tâm
chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự hướng dẫn của Bộ Nội vụ và các bộ, ban,
ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã tích cực triển khai các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và đạt được một số kết quả quan trọng: Từng bước xây dựng cơ cấu đội ngũ CBCCVC một cách hợp
lý; đã triển khai xây dựng Đề án vị trí việc làm; đổi mới cơ chế, chính sách
tuyển dụng, đánh giá, phân loại, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển... Tuy nhiên, hiệu
quả công tác tinh giản biên chế vẫn còn hạn chế: Cơ cấu công chức, viên chức
chưa hợp lý về số lượng, tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp; chưa xác định
rõ, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu quản lý nhà nước; công tác đánh giá, phân loại CBCCVC vẫn còn mang tính hình thức...
Do đó, việc xây dựng Đề án tinh giản
biên chế giai đoạn năm 2015-2021 là một nhiệm vụ rất quan trọng, cấp thiết, đòi hỏi phải được sự quan tâm, phối hợp của các cấp,
các ngành nhằm đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những CBCCVC không đủ năng lực, phẩm
chất đạo đức để tuyển chọn những người có trình độ, năng lực, tham gia vào bộ
máy nhà nước, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp
phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị, tiết kiệm
ngân sách nhà nước, cải cách chính sách tiền lương, đáp ứng yêu cầu phát triển
của tỉnh trong tình hình mới.
Đề án tinh giản biên chế được xây dựng theo một lộ trình thời gian với những mục tiêu, kế hoạch
và giải pháp cụ thể để các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị
quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ
và Chỉ thị số 02/CT-TTg và Quyết định số 2218/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách tinh giản biên chế.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG
ĐỀ ÁN
1. Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
2. Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng
11 năm 2014;
3. Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
4. Luật Viên chức
năm 2010;
5. Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17
tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ
CBCCVC;
6. Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày
20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;
7. Thông tư liên tịch số
01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ - Bộ Tài
chính hướng dẫn một số điều Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của
Chính phủ;
8. Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày
10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết
số 39-NQ/TW;
9. Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06 tháng
01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản
biên chế;
10. Công văn số 2591/BNV-TCBC ngày
10/6/2016 của Bộ Nội vụ về việc quản lý biên chế công chức, biên chế sự nghiệp và tinh giản biên
chế;
11. Kế hoạch 65/KH-UBND ngày
04/6/2015 của UBND tỉnh thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về
chính sách tinh giản biên chế;
12. Kế hoạch số 15/KH-UBND
ngày 21 tháng 01 năm 2016 của UBND tỉnh thực hiện thực hiện Nghị quyết số
39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế
và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC;
13. Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 24
tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017
của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế.
II. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC TINH GIẢN BIÊN CHẾ
1. Mục đích, yêu cầu
a) Tinh giản biên chế nhằm rà soát,
xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ cấu lại
đội ngũ CBCCVC nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu lực, hiệu quả của tổ chức
bộ máy, làm tiền đề cho việc đổi mới
căn bản hệ thống hành chính Nhà nước; từng bước xây dựng đội ngũ CBCCVC có đủ
phẩm chất, trình độ, năng lực, bảo đảm tính chuyên nghiệp về hoạt động chuyên
môn.
b) Yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm
túc triển khai việc xây dựng và thực hiện Đề án tinh giản biên chế, trong đó phải
xác định tỷ lệ tinh giản biên chế từ nay đến năm 2021, mỗi năm giảm từ 1,5% đến
2% biên chế công chức, sự nghiệp được giao năm 2015 (không áp dụng đối với cán bộ, công chức cấp xã); các địa phương, đơn vị chưa giảm biên
chế sự nghiệp năm 2016 thì năm 2017 phải giảm tối thiểu 3% của biên chế được
giao năm 2015, là chỉ tiêu mang tính pháp lý gắn liền với đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu trong mỗi cơ quan, tổ chức,
đơn vị.
Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị nào đã
xây dựng Đề án tinh giản biên chế nhưng kết quả thực hiện
còn thấp và chưa hiệu quả, phải xây dựng Đề án tinh giản biên chế (điều chỉnh) phù hợp và đề xuất những giải pháp cụ thể để thực hiện hiệu
quả Kế hoạch tinh giản biên chế theo từng năm.
2. Nguyên tắc tinh giản biên chế
a) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát
huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá
trình thực hiện tinh giản biên chế;
b) Tiến hành trên cơ sở rà soát, điều
chỉnh chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại
CBCCVC, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân
chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật;
d) Bảo đảm chi trả chế độ, chính sách
tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định
của pháp luật.
đ) Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm
về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được
giao quản lý theo thẩm quyền.
Phần II
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY
VÀ BIÊN CHẾ
1. Về
tổ chức bộ máy
a) Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy:
Cơ cấu tổ chức của UBND tỉnh gồm có 22 sở, ban chuyên môn; 14 cơ quan, đơn vị sự
nghiệp trực thuộc; 09 huyện, thị xã và thành phố Huế và 09 Hội đặc thù được
giao biên chế.
b) Tình hình thực hiện chức năng, nhiệm
vụ được giao:
Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã ban
hành các quyết định sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các sở, ngành theo
Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày
04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; các quyết định sắp xếp,
kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện
theo Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày
05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; đồng thời từng bước
hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý hành chính cấp tỉnh và cấp huyện theo Quyết
định số 52/2015/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 và Quyết định số 05/2015/QĐ-UBND ngày
29/01/2015 của UBND tỉnh; đến nay, hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ
của các cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh về cơ bản được xây
dựng theo hướng tinh gọn, đồng bộ và hợp lý, đảm bảo phù hợp
với điều kiện thực tiễn của địa phương.
* Trong quá trình thực hiện có những thuận lợi:
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, sự hướng dẫn kịp thời về chuyên môn nghiệp vụ của các bộ,
ngành Trung ương và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đoàn thể địa
phương.
- Đội ngũ CBCCVC có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng,
có phẩm chất cách mạng, đạo đức, lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết, có ý thức
tổ chức kỷ luật, thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, tận tụy, có trình độ phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn và yêu cầu cơ cấu ngạch công chức,
chức danh nghề nghiệp viên chức; có tinh thần tự học tập
nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tích cực ứng dụng công nghệ thông
tin, cải cách hành chính trong điều hành, xử lý công việc.
* Bên cạnh đó, vẫn còn những khó
khăn, vướng mắc:
- Quá trình thực hiện các văn bản chỉ
đạo của các Bộ, ngành Trung ương có lúc còn chưa kịp thời do một số đơn vị tổ
chức triển khai chậm so với quy định.
- Tính đồng nhất giữa các văn bản hướng
dẫn, quy định của các bộ, ngành Trung ương vẫn còn bất cập, khó khả thi.
- Kinh nghiệm và hiểu biết của một số
CBCCVC vẫn còn hạn chế...
c) Về thực hiện
cơ chế tự chủ về tài chính:
- Đối với cơ quan hành chính: Căn cứ
Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chế độ tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan
nhà nước; các đơn vị đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, sử dụng tiết kiệm chi
từ kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và
kinh phí; công khai các khoản chi, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc;
chi đúng định mức các chế độ, chính sách đối với công chức theo quy chế chi
tiêu nội bộ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí ngân
sách.
- Đối với đơn vị sự nghiệp: Thực hiện
theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của chính phủ quy định quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; các đơn vị sự nghiệp công lập đã chủ động
xây dựng cơ chế thực hiện theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm nâng cao
hiệu quả và chất lượng cung cấp các hoạt động mang tính dịch vụ công; đồng thời
chủ động trong việc hợp đồng viên chức và người lao động tùy theo nhu cầu, nhiệm
vụ và khả năng tài chính của đơn vị, phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay.
2. Thực trạng về đội ngũ CBCCVC
a) Về biên chế,
số lượng người làm việc:
- Biên chế được giao năm 2015: Theo
Quyết định số 1329/QĐ-BNV ngày 27/12/2014 của Bộ Nội vụ về việc tạm giao biên chế
công chức năm 2015 cho tỉnh Thừa Thiên Huế là 2.244 biên chế; Quyết định số 659/QĐ-UBND ngày
11/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp năm
2015 là 28.415 biên chế; trong đó, 27.573 biên chế viên chức và 842 biên chế
theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP;
- Biên chế được
giao năm 2016: Theo Quyết định số 1800/QĐ-BNV ngày 30/11/2015 của Bộ Nội vụ về
việc giao biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 là 2.244 biên chế; Quyết định số 983/QĐ-UBND
ngày 13/5/2016 của UBND tỉnh về việc phân bổ tổng số lượng
người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Thừa
Thiên Huế năm 2016 là 28.167 người; trong đó, biên chế
viên chức là 26.895 và hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP là 1.272;
- Biên chế được giao năm 2017: Theo
Quyết định số 3925/QĐ-BNV ngày 25/10/2016 của Bộ Nội vụ về việc giao biên chế
công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 là 2.210 biên chế; Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 10/01/2017 của
UBND tỉnh về việc phân bổ tổng số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp
công lập tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 là 28.167 người;
trong đó, biên chế viên chức là
26.254, hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP là 1.345
và tự hợp đồng là 568;
- Số lượng biên chế hiện có theo vị
trí việc làm đến năm 2017, cụ thể như sau:
+ 22 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh:
9.072 biên chế, trong đó: 1.349 biên chế công chức, 7.330
biên chế sự nghiệp và 393 biên chế theo Nghị định số
68/2000/NĐ-CP;
+ 14 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND
tỉnh: 1.786 biên chế, trong đó: 978 biên chế sự nghiệp, 568 hợp đồng theo Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP và 240 biên chế theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (các Ban
mới thành lập chưa phân biên chế);
+ 09 Hội đặc thù
được giao biên chế: 79 biên chế, trong đó: 73 biên chế sự nghiệp và 06 biên chế
theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP;
+ 09 huyện, thị xã và thành phố Huế:
19.184 biên chế, trong đó: 861 biên chế công chức, 17.667 biên chế sự nghiệp và
656 biên chế theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.
b) Về tình hình
quản lý và sử dụng CBCCVC:
- Về số lượng,
chất lượng đội ngũ CBCCVC tính đến năm 2017:
+ Đối với công chức: Về trình độ chuyên môn: Tiến sĩ, thạc sĩ 351 người
(tỷ lệ 15,87 %), đại học, cao đẳng 1.688 người (tỷ lệ 76,39 %), trung cấp, khác
171 người (tỷ lệ 7,74 %); Trình độ chính trị: Cử nhân và cao cấp 694 người (tỷ
lệ 31,39 %), trung cấp, sơ cấp 1.516 người (tỷ lệ 68,61 %); Quản lý nhà nước:
Chuyên viên cao cấp 41 người (tỷ lệ 1,85 %), chuyên viên chính 578 người (tỷ lệ
26,15 %), chuyên viên 1.267 người (tỷ lệ 57,33 %); Ngạch công chức: Chuyên viên
cao cấp 19 người (tỷ lệ 0,86 %), chuyên viên chính 304 người (tỷ lệ 13,76%), chuyên viên 1.674 người (tỷ lệ 75,76 %), cán sự 132 người
(tỷ lệ 5,97 %), nhân viên 81 người (tỷ lệ: 3,65 %); Giới tính: Nam 1.449 người
(tỷ lệ: 65,57%), nữ 761 người (tỷ lệ 34,43%); tuổi đời: từ
30 tuổi trở xuống 224 người (tỷ lệ 10,14 %), từ 31 tuổi đến 40 tuổi 920 người
(tỷ lệ 41,61 %), từ 41- 60 tuổi 1.066 người (tỷ lệ 48,25 %).
+ Đối với viên chức: Về trình độ chuyên môn: Tiến sĩ, thạc sĩ 598 người (tỷ lệ 3,65 %), đại học,
cao đẳng 20.298 người (tỷ lệ 77,32 %), trung cấp, khác 4.998 người (tỷ lệ 19,04
%); Trình độ chính trị: Cử nhân và cao cấp 250 người (tỷ lệ
0,95 %), trung cấp và sơ cấp 4.256 người (tỷ lệ 16,21 %); Quản lý nhà nước:
Chuyên viên cao cấp 21 người (tỷ lệ 0,08 %), chuyên viên chính 296 người (tỷ lệ
1,13 %), chuyên viên 2.679 người (tỷ lệ 10,20 %); Chức danh nghề nghiệp viên chức:
Hạng I 12 người (tỷ lệ 0,05 %), hạng II 9.177 người (tỷ lệ 34,95 %), hạng III
8.399 người (tỷ lệ 31,99 %), hạng IV 6.408 người (tỷ lệ 24,41 %); Giới tính:
Nam 9.380 người (tỷ lệ: 35,73 %), nữ 16.874 người (tỷ lệ 64,27 %); Tuổi đời: Từ
30 tuổi trở xuống 6.215 người (tỷ lệ 23,67 %), từ 31 tuổi
đến 40 tuổi 10.438 người (tỷ lệ 39,76%), từ 41 đến 50 tuổi 7.728 người (tỷ lệ
29,44 %), từ 51 đến 60 tuổi 1.873 người (tỷ lệ 7,13 %).
Nhìn chung, hiện nay phần lớn đội ngũ
CBCCVC có trình độ đại học trở lên; tuy nhiên, tỷ lệ trình độ sau đại học còn
thấp, số lượng CBCCVC ngạch chuyên viên chính chưa nhiều; một số CBCCVC trình độ
chưa đạt chuẩn, chưa phù hợp với chuyên ngành đào tạo, do vậy các cơ quan, đơn
vị cần quan tâm hơn nữa trong việc cử CBCCVC đi đào tạo bồi
dưỡng các lớp chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước...,
trong quá trình thực hiện, nếu CBCCVC nào không tham gia đào tạo, không còn đủ
tuổi để đào tạo lại, cần xem xét, cân đối để đưa vào diện tinh giản biên
chế.
- Về công tác
tuyển dụng công chức, viên chức:
+ Đối với công chức: Căn cứ Nghị định
số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng
và quản lý công chức; Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 của Chính phủ sửa
đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP; Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày
30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số
24/2010/NĐ-CP; Thông tư số 05/2012/TT-BNV ngày 24/10/2012 của
Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-BNV;
kết quả, từ năm 2012 đến nay, UBND tỉnh đã xét tuyển được 37 người và tuyển dụng
được 207 người, trong đó trình độ thạc sĩ 14 người (tỷ lệ 6,8%), đại học 173
người (tỷ lệ 83,6%), cao đẳng 10 người (tỷ lệ 4,8%), trung cấp 10 người (tỷ lệ
4,8%).
+ Đối với viên chức: Căn cứ Nghị định
số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
viên chức; Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của
Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí
đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức; kết quả, từ năm 2012
đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tuyển dụng được 4.486 viên
chức, trong đó công nhận kết quả xét tuyển đặc cách 76 viên chức.
- Về thực hiện
công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBCCVC lãnh đạo, quản lý:
Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg
ngày 19/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,
luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo; Nghị quyết số
42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị “về công tác quy hoạch
cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước” và Hướng dẫn số 08-HD/TC ngày
31/7/2006 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy “về hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ lãnh
đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; các cơ
quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nghiêm túc triển khai
thực hiện. Từ 01/01/2013 đến nay, số lượng công chức bổ
nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan tổ chức hành chính cấp tỉnh,
UBND cấp huyện (bao gồm cả cấp trưởng, cấp phó) gồm 831 người; bổ nhiệm lại 266 người đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo thuộc diện
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quản lý; đã
quy hoạch được 285 cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với các cơ
quan khối nhà nước cấp tỉnh; đã điều động, luân chuyển được
17 người về giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt tại thành phố Huế, các thị xã và các huyện.
- Về thực hiện
quy định bổ nhiệm ngạch đối với công chức và giữ chức danh nghề nghiệp đối với
viên chức:
Từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh có 283
trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch công chức và 19.586 trường hợp bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức theo các văn bản quy định về mã số và tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp của các Bộ, ngành Trung ương; trong đó: có 6025 trường hợp thuộc
các Sở, ban ngành cấp tỉnh và 13.561 trường hợp thuộc UBND thành phố Huế, các
thị xã và các huyện.
- Về thực hiện
chế độ thôi việc, nghỉ hưu, các trường hợp đang kéo dài thời gian công tác:
Căn cứ Nghị định số 46/2010/NĐ-CP
ngày 27/4/2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và chế độ nghỉ hưu đối với
công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng,
sử dụng và quản lý viên chức; từ năm 2012 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giải
quyết 2.221 trường hợp nghỉ hưu theo chế độ; cho thôi việc 86 trường hợp; kéo
dài thời gian công tác 02 trường hợp (tối đa 03 tháng); việc giải quyết chế độ
thôi việc, nghỉ hưu đảm bảo đúng theo quy định và kịp thời cho CBCCVC.
- Về công tác
đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC:
Trong những năm qua, công tác đào tạo,
bồi dưỡng đã góp phần nâng cao trình độ, năng lực cho đội
ngũ CBCCVC của tỉnh; từng bước tiêu chuẩn hóa trong việc
thay đổi hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của Nhà nước, đảm bảo cho công tác quy hoạch gắn liền với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch của tỉnh,
các cơ quan, đơn vị đã cử nhiều CBCCVC tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng như:
đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân các chuyên ngành, các lớp
cao cấp chính trị, trung cấp chính trị, bồi dưỡng kiến thức nhà nước chương
trình chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, bồi dưỡng an ninh quốc phòng cho các đối tượng 1, 2, 3, 5... Từ năm 2012 đến nay đã tổ chức 31 lớp đào tạo (4 lớp cao cấp chính trị, 27 lớp trung cấp lý luận chính trị) với
2.687 học viên và 63 lớp bồi dưỡng (khối Đảng - Đoàn thể: 26 lớp, khối Nhà nước: 37 lớp) với 4.673 học viên và nhiều
lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ khác...
- Về công tác
đánh giá CBCCVC:
Việc đánh giá CBCCVC hàng năm được
triển khai thực hiện nghiêm túc, khách quan đúng theo quy
định, đánh giá đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ của CBCCVC. Trên cơ sở kết quả
đánh giá CBCCVC để từ đó có hướng bố
trí, sắp xếp sử dụng
CBCCVC, thực hiện đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, góp phần tạo
điều kiện cho CBCCVC phát huy được năng lực sở trường,
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá CBCCVC
năm 2015-2016 như sau:
* Năm 2015:
Đối với công chức (tổng số 2.244 người);
trong đó: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 547 người (tỷ lệ 24,38 %), hoàn thành tốt nhiệm vụ 1.652 người (tỷ lệ 73,62 %), hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về
năng lực 39 người (tỷ lệ 1,74 %), không hoàn thành nhiệm vụ 06 người (tỷ lệ
0,27 %);
Đối với viên chức (tổng số 27.530 người);
trong đó: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 10.267 người (tỷ lệ 37,29 %), hoàn thành tốt nhiệm vụ 15.331 người (tỷ lệ 55,69 %), hoàn thành nhiệm
vụ 1.891 người (tỷ lệ 6,87 %), không hoàn thành nhiệm vụ 41 người (tỷ lệ 0,15
%).
* Năm 2016:
Đối với công chức (tổng số 2.244 người);
trong đó: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 571 người (tỷ
lệ 25,45 %), hoàn thành tốt nhiệm vụ 1.631
người (tỷ lệ 72,68 %), hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn
chế về năng lực 34 người (tỷ lệ 1,52 %), không hoàn thành
nhiệm vụ 08 người (tỷ lệ 0,36 %);
Đối với viên chức (tổng số 26.895 người);
trong đó: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
9.706 người (tỷ lệ 36,09 %), hoàn thành tốt nhiệm vụ 15.637 người (tỷ lệ 58,14 %), hoàn thành nhiệm vụ 1.462 người (tỷ lệ 5,44
%), không hoàn thành nhiệm vụ 90 người (tỷ lệ 0,33 %).
3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ,
công chức (CBCC) cấp xã
a) Về biên chế, số lượng người làm việc:
Toàn tỉnh có 152 xã, phường, thị trấn.
Tổng số cán bộ, công chức cấp xã gồm 3.266 người; trong đó:
- Biên chế cán bộ chuyên trách: 1.608
người;
- Biên chế công chức; 1.658 người.
b) Về tình hình
quản lý và sử dụng CBCC cấp xã:
- Trên cơ sở Nghị định số
92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở
xã, phường và những người hoạt động không chuyên trách ở
cấp xã; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày
05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn
về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường; UBND tỉnh đã ban hành quy định phân cấp
tuyển dụng cho các huyện, thị xã và thành phố Huế. Theo đó, các đơn vị tiến
hành xây dựng Kế hoạch tuyển dụng công chức và triển khai tổ chức tuyển dụng
theo quy định; đồng thời, ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút lực lượng cán bộ trẻ, có trình
độ chuyên môn và năng lực tham gia công tác ở xã, phường
và thị trấn. Nhờ vậy, chất lượng đội
ngũ CBCC cấp xã ngày một nâng cao, kết quả đánh giá năm 2016, như sau:
+ Về trình độ
chuyên môn: Đối với cán bộ (tổng số 1.608 người), trong đó: đại học, sau đại học
194 người (tỷ lệ 12,06 %), trung cấp, cao đẳng 848 người
(tỷ lệ 52,74 %), chưa qua đào tạo, sơ cấp 563 người (tỷ lệ: 35,01%); đối với công chức (tổng số 1.658 người), trong
đó: đại học 288 người (tỷ lệ 17,37%), trung cấp, cao đẳng 984 người (tỷ lệ 59,35%), chưa qua đào tạo, sơ cấp 386 người (tỷ lệ
23,2 %);
+ Về trình độ lý
luận chính trị: đối với cán bộ (tổng số 1.608 người), trong đó: cử nhân, cao cấp
75 người (tỷ lệ 4,67 %), trung cấp 1.221 người (tỷ lệ
75,93 %), chưa qua đào tạo 296 người (tỷ lệ 18,41 %); đối
với công chức (tổng số 1.658 người), trong
đó: cử nhân, cao cấp 30 người (tỷ lệ 1,81 %), trung cấp
639 người (tỷ lệ 38,54 %), chưa qua đào tạo 989 người (tỷ lệ 59,65 %)
- Về đánh giá đội
ngũ CBCC cấp xã năm 2015-2016, như sau:
* Năm 2015:
Đối với cán bộ (tổng số 1.629 người);
trong đó: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 468 người (tỷ lệ 28,73%), hoàn thành tốt
nhiệm vụ 1.110 người (tỷ lệ 68,14%), hoàn thành nhiệm vụ
nhưng còn hạn chế về năng lực 47 người (tỷ lệ 2,89%), không hoàn thành nhiệm vụ
04 người (tỷ lệ 0,25%);
Đối với công chức (tổng số 1.663 người);
trong đó: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 177 người (tỷ lệ 10,64%), hoàn thành tốt
nhiệm vụ 1.400 người (tỷ lệ 84,19%), hoàn thành nhiệm vụ
nhưng còn hạn chế về năng lực 75 người (tỷ lệ 4,51%), không hoàn thành nhiệm vụ
11 người (tỷ lệ 0,66%).
* Năm 2016:
Đối với cán bộ (tổng số 1.608 người),
trong đó: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 470 người (tỷ lệ 28,85%), hoàn thành tốt
nhiệm vụ 1.093 người (tỷ lệ 67,10%), hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về
năng lực 38 người (tỷ lệ 2,33%), không hoàn thành nhiệm vụ 07 người (tỷ lệ
0,43%);
Đối với công chức (tổng số 1.658 người);
trong đó: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 215 người (tỷ lệ 12,93%), hoàn thành tốt
nhiệm vụ 1.346 người (tỷ lệ 80,94%), hoàn thành nhiệm vụ
nhưng còn hạn chế về năng lực 82 người (tỷ lệ 4,93%), không hoàn thành nhiệm vụ
15 người (tỷ lệ 0,90%).
Trong những năm qua, công tác bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm CBCC cấp xã đã được thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy định, bước đầu bố trí các chức danh phù hợp với trình độ chuyên
môn được đào tạo; việc quản lý, sử dụng công chức xã đã dần
đi vào nề nếp, hầu hết số công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân
chuyển đều có trách nhiệm với công việc và vị trí công tác được giao, từng bước
thực hiện tốt chế độ tiền lương, quy định đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với
CBCC. Vì vậy, đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, góp phần
nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.
II. PHƯƠNG ÁN SẮP
XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, CƠ CẤU ĐỘI NGŨ CBCCVC VÀ TINH GIẢN BIÊN CHẾ
1. Về
tổ chức bộ máy và cơ cấu đội ngũ CBCCVC
a) Tổ chức bộ
máy:
- Tiếp tục tập trung rà soát, sắp xếp,
kiện toàn cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự
nghiệp công lập phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao, trên cơ sở đó điều chỉnh
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các
cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, không thành lập các tổ chức
trung gian, chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cá biệt thật sự cần thiết do yêu cầu thực tiễn.
- Không ngừng đổi mới lề lối, phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước;
xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của
các cơ quan hành chính nhà nước các cấp cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại
đơn vị.
- Từng bước hoàn thiện cơ chế phân cấp
quản lý hành chính giữa cấp tỉnh và cấp huyện, đề cao vai trò, tinh thần, trách
nhiệm và năng lực của từng cấp, từng ngành; đồng thời, tăng cường giám sát, kiểm
tra, thanh tra.
- Phân loại các cơ quan, tổ chức hành
chính phù hợp với yêu cầu quản lý và nâng cao chất lượng
cung ứng các nhu cầu cơ bản thiết yếu phục vụ nhân dân.
- Xây dựng lộ trình từ nay đến năm
2020 chuyển đổi cơ chế hoạt động của một số đơn vị sự nghiệp công lập từ cơ chế
ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ sang tự chủ một phần và
tự chủ hoàn toàn hoặc chuyển sang cơ chế đặt hàng, đấu thầu,
giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công như các đơn vị khám chữa bệnh,
nuôi dưỡng đối tượng chính sách xã hội.
b) Xây dựng cơ cấu đội ngũ CBCCVC:
- Cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC theo ngạch,
chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và trình độ đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo cơ cấu phù hợp về nữ, người dân tộc thiểu số của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Thực hiện tốt công tác đánh giá,
phân loại, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức
theo quy định pháp luật. Việc đánh giá, phân loại, khen thưởng kỷ luật CBCCVC phải theo các tiêu chí cụ thể, gắn với chất lượng, hiệu
quả công việc; đồng thời, thực hiện chế tài xử lý đối với
hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp;
2. Về
cơ chế tự chủ về tài chính
a) Đối với các cơ quan hành chính:
- Thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định
số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về quy định chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý
hành chính đối với cơ quan nhà nước; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP; Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV
ngày 30/5/2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối
với cơ quan Nhà nước; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực
hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của
mình trong quản lý, sử dụng biên chế và kinh phí quản lý
hành chính được giao. Thực hiện các biện pháp tiết kiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; ban hành Quy
chế chi tiêu nội bộ theo từng giai đoạn, tổ chức thảo luận dân chủ, công khai
các khoản chi, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc;
thực hiện chi đúng định mức các chế độ, chính sách đối với công chức theo quy
chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ, tạo điều kiện cho tổ chức đoàn thể và
toàn thể CBCC trong cơ quan được tham gia thực hiện và
giám sát thực hiện phương án sử dụng biên chế, kinh phí theo quy định của Nhà
nước.
- Đẩy mạnh việc xác định vị trí việc
làm, để có thể xác định được số lượng người làm việc hợp lý trong cơ quan, đơn vị; đồng thời, không thực hiện
ký kết hợp đồng lao động mới tại các cơ quan hành chính, tiết
kiệm ngân sách, giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương.
- Tiếp tục nghiên cứu, quy định lại
chức danh để giảm số lượng những người hoạt động không chuyên trách cấp xã,
khuyến khích kiêm nhiệm đồng thời, thực hiện khoán quỹ phụ
cấp để giảm dần số lượng người hoạt động không chuyên trách phường, xã và tăng
thu nhập cho đối tượng này.
b) Đối với các đơn vị sự nghiệp:
- Triển khai thực hiện Nghị định số
16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công lập.
- Triển khai thực hiện Nghị định số
141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị
sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
- Đơn vị sự nghiệp công lập chỉ được
thành lập, giao các nhiệm vụ mà các tổ chức tư nhân không thực hiện hoặc thực
hiện không hiệu quả. Thực hiện giảm dần các dịch vụ sự nghiệp công lập mà tổ chức
tư nhân đang thực hiện nhiều, hiệu quả. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có
nguồn thu, khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi thêm 10% số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế việc trả lương từ ngân sách Nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp.
- Đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự
nghiệp công lập có khả năng tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động (cơ sở dạy nghề,
bệnh viện...) theo hướng tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tài chính, nhân sự và khuyến khích thành lập
các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc các thành phần ngoài Nhà nước, nhất là lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học.
- Xây dựng và triển khai lộ trình
hàng năm từ nay đến năm 2020 để chuyển đổi cơ chế tự chủ của một số đơn vị sự nghiệp công lập từ cơ chế ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ sang tự chủ một phần và tự chủ hoàn toàn hoặc chuyển sang cơ chế đặt hàng, đấu thầu, giao
nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công để giảm biên chế sự nghiệp.
3. Về
phương án tinh giản biên chế
a) Trên cơ sở đề xuất về chức năng,
nhiệm vụ được giao và tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị để có phương án bố
trí CBCCVC phù hợp, đảm bảo chất lượng; xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch
công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp
vụ, khung năng lực cho từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị để
tinh giản biên chế theo quy định tại
Điểm b, c, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP;
b) Đề xuất số biên chế, số lượng người
làm việc có thể giảm so với hiện tại trên cơ sở phân công công việc hợp lý;
tăng cường kiêm nhiệm; giảm bộ phận trung gian, hành chính, phục vụ; cho thôi
việc với những công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ được giao, hoàn
thành nhưng còn hạn chế về năng lực
theo quy định, 2 năm liên tiếp có số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại
Khoản 1, Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và
cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định...
- Đánh giá, phân loại CBCCVC theo
tiêu chuẩn, nghiệp vụ đối với ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức
hàng năm theo quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính
phủ về đánh giá, phân loại CBCCVC làm căn cứ để có cơ sở rà soát tinh giản biên chế theo quy định tại Điểm d và Điểm e, Khoản 1, Điều 6, Nghị định
số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
- Lựa chọn những CBCCVC có đủ năng lực,
trình độ, phẩm chất giữ lại làm việc ổn định, lâu dài.
- Dự kiến số đối tượng tinh giản biên
chế trên toàn tỉnh từ năm 2015 đến năm 2021 là 3.049 người (tỷ lệ 10,31%) trên
tổng số biên chế được giao năm 2015 (đính kèm biểu số 01 và 02), cụ thể:
+ Năm 2015: Số tinh
giản biên chế 229 người (tỷ lệ 0,77%), trong đó có 182 người
nghỉ hưu trước tuổi (tỷ lệ 0,62 %) và 46 người hưởng chính
sách thôi việc ngay (tỷ lệ 0,16%) và 01 người chuyển sang tổ chức không hưởng
lương từ ngân sách nhà nước (tỷ lệ 0,003%).
+ Năm 2016: Số tinh
giản biên chế 343 người (tỷ lệ 1,16%), trong đó có 272 người nghỉ hưu trước tuổi
(tỷ lệ 0,92 %) và 71 người hưởng chính sách thôi việc ngay (tỷ lệ 0,24%).
+ Năm 2017: Số tinh giản biên chế 468
người (tỷ lệ 1,58%), trong đó có 380 người nghỉ hưu trước tuổi (tỷ lệ 1,29 %)
và 86 người hưởng chính sách thôi việc ngay (tỷ lệ 0,29%) và 02 người chuyển
sang tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước (tỷ lệ 0,007%).
+ Năm 2018: Số tinh giản biên chế 470
người (tỷ lệ 1,59%), trong đó có 383 người nghỉ hưu trước tuổi (tỷ lệ 1,30 %)
và 86 người hưởng chính sách thôi việc ngay (tỷ lệ 0,29%) và 01 người chuyển
sang tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước (tỷ lệ 0,003%).
+ Năm 2019: Số tinh giản biên chế 486
người (tỷ lệ 1,64 %), trong đó có 396 người nghỉ hưu trước tuổi (tỷ lệ 1,34 %),
88 người hưởng chính sách thôi việc ngay (tỷ lệ 0,30%) và
02 người chuyển sang tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước (tỷ lệ
0,007%).
+ Năm 2020: Số tinh giản biên chế 510
người (tỷ lệ 1,73%), trong đó có 412 người nghỉ hưu trước
tuổi (tỷ lệ 1,39 %) và 95 người hưởng chính sách thôi việc ngay (tỷ lệ 0,32%) và 03 người chuyển sang tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước (tỷ lệ 0,01%).
+ Năm 2021: Số tinh giản biên chế 543
người (tỷ lệ 1,84%), trong đó có 444 người nghỉ hưu trước
tuổi (tỷ lệ 1,50%), 97 người hưởng chính sách thôi việc ngay (tỷ lệ 0,33%) và
02 người chuyển sang tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước (tỷ lệ
0,007%).
Thực tế, số lượng
các trường hợp tinh giản biên chế trong năm 2015 là 45 người, thấp hơn nhiều so với số trường hợp tinh giản biên chế bình quân hằng năm cần phải thực
hiện để đảm bảo chủ trương tinh giản tối thiểu 10% số lượng
biên chế tại các cơ quan, đơn vị của tỉnh trong giai đoạn 2015-2021 (tạm tính
riêng đối với khối cơ quan hành chính, khối đơn vị sự nghiệp
thuộc UBND tỉnh quản lý thì giai đoạn 2015-2021 dự kiến phải
tinh giản 2.908 biên chế khối Hành chính và 129 người làm việc khối Sự nghiệp, bình quân là 415 biên chế khối Hành chính và 18 người làm việc khối Sự
nghiệp mỗi năm).
4. Phương án xây dựng bố trí, cơ cấu
lại đội ngũ CBCC cấp xã
Hiện nay, số lượng CBCC cấp xã được bố
trí đủ theo các chức danh được quy định theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày
22/10/2009 của Chính phủ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm
vụ được giao, chất lượng đội ngũ CBCC có những chuyển biến tích cực.
Công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất,
có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc,
là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những thành công trong sự
nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhằm
tiếp tục sử dụng và quản lý tốt đội ngũ CBCC cấp xã, trong thời
gian tới cần thực hiện tốt một số nội
dung sau để đảm bảo tinh gọn biên chế, nâng cao hiệu quả
hoạt động, phù hợp với thực tiễn;
- Tiếp tục sắp xếp,
bố trí cán bộ, tuyển dụng công chức cấp xã để bố trí các chức danh theo quy định,
đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng; quy hoạch, xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng CBCC phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, thực hiện tinh giản biên chế đối với những CBCC không đạt chuẩn
về chuyên môn, nghiệp vụ; hoặc đạt chuẩn về trình độ nhưng hạn chế về năng lực,
về sức khỏe;
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng
CBCC; cử CBCC tham gia đào tạo, bồi dưỡng, gắn công tác
quy hoạch cán bộ, công chức với đào tạo, bồi dưỡng. Quan
tâm đào tạo CBCC cấp xã theo các chức danh, bồi dưỡng công chức mới tuyển dụng. Đối với cán bộ trẻ, cán bộ tạo nguồn,
cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng hành chính để đáp ứng yêu cầu về lâu dài;
- Xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã có phẩm
chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số
lượng, đồng bộ về chất lượng;
- Tăng cường các biện pháp giáo dục
CBCC về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận tụy với công việc; đẩy mạnh công tác đấu tranh chống quan liêu tham nhũng trong bộ máy nhà nước; bố trí, bầu cử vào các chức danh cán bộ chủ chốt cấp
xã, trong đó cần đảm bảo yêu cầu về trình độ (từ trung cấp
trở lên) có năng lực công tác tốt; thực hiện kịp thời các chế độ chính sách để
CBCC yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác đánh giá, phân loại CBCC; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ
quan, đơn vị cấp trên trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, đánh giá đội ngũ
CBCC; xây dựng kế hoạch, quy hoạch, làm tốt công tác quy hoạch CBCC;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra về công vụ; kiên quyết xử lý những CBCC có ý thức tổ
chức kỷ luật kém, không hoàn thành nhiệm vụ, nhũng nhiễu, hách dịch, gây khó
khăn, cửa quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn cho công dân; để kịp
thời thay thế, luân chuyển và đề bạt công chức trẻ có năng
lực, trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ phát triển và hội nhập.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH
HÌNH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Đánh giá tình hình thực hiện
Qua hai năm triển khai, chính sách
tinh giản biên chế đã được thực hiện công khai, dân chủ,
ít làm xáo trộn, ảnh hưởng đến đời sống, tư tưởng CBCCVC mà còn phù hợp và đảm
bảo lợi ích cho một bộ phận lớn CBCCVC. Chính sách này đã góp phần nâng cao hơn
chất lượng đội ngũ CBCCVC và hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước cho việc thực
hiện nhiệm vụ chuyên môn; khuyến khích một số đối tượng
không đảm bảo điều kiện công tác nghỉ tinh giản, tạo cơ hội đào tạo cho thế hệ
mới.
Việc giải quyết tinh giản biên chế được
thực hiện đồng thời với việc tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ
quan hành chính và các đơn vị trực thuộc, sắp xếp lại và chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ CBCCVC. Các cơ quan,
đơn vị tổ chức rà soát chức năng, nhiệm vụ để định rõ những nhiệm vụ không còn
phù hợp, những nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác. Những
nhiệm vụ cần phân cấp quản lý cho cấp dưới hoặc giao cho đơn vị sự nghiệp đảm
nhận; sắp xếp lại các tổ chức, đơn vị theo hướng thu gọn đầu mối, bỏ khâu trung gian, gắn với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính, quy định nhiệm vụ quyền
hạn, cơ cấu biên chế, mối quan hệ công tác cho từng bộ phận, từ đó tiến hành sắp
xếp CBCCVC.
Tinh giản biên chế lần này có những
điểm mới so với trước đây, đó là xác định vị trí việc làm, trên cơ sở đó
xác định biên chế phù hợp đối với từng cơ quan, tổ chức, đơn vị,
đồng thời xây dựng Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt để tiến hành tổ chức chỉ đạo
thực hiện và giao thẩm quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong thực hiện tinh giản biên chế. Ngoài ra, đối tượng CBCC cấp xã, phường,
thị trấn cũng nằm trong phạm vi áp dụng đề án này.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện
còn một số vấn đề tồn tại:
- Một số đơn vị chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP nên chưa phổ biến rộng
rãi cho các CBCCVC, cũng như không xử lý dứt điểm những trường hợp thiếu bằng cấp
theo quy định, thời gian xử lý còn chậm do không lập kế hoạch cụ thể theo quy định.
Bên cạnh một số cơ quan, đơn vị triển khai chính sách tinh giản biên chế đảm bảo
đúng quy định và đạt yêu cầu đề ra, vẫn còn một số đơn vị chưa thực hiện được
do việc sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy theo các văn bản
của các bộ, ngành và Chính phủ; một số đơn vị xây dựng Đề án tinh giản biên chế
chưa hiệu quả, thiếu giải pháp cụ thể, còn mang tính hình thức (kèm theo Danh sách các đơn vị, địa phương xây dựng Đề án)
- Cách tính toán bảng biểu tương đối
phức tạp, phải đối chiếu số năm công
tác theo sổ bảo hiểm và mức lương cơ bản nên nhiều đơn vị
đến thời điểm xét duyệt, nếu có số lượng cán bộ tinh giản
biên chế lớn, thời gian nhận hồ sơ chậm, thường có những
sai sót đáng kể ảnh hưởng đến kết quả tổng hợp chung.
2. Một số giải pháp thực hiện
- Tăng cường công tác tuyên truyền tới
toàn thể công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị
định 68/2000/NĐ-CP về mục đích, ý nghĩa của việc tinh giản biên chế để mỗi cá
nhân nhận thức và đánh giá bản thân nhằm góp phần đổi mới
và từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC; nâng cao chất lượng hoạt động,
hiệu lực, hiệu quả của cơ quan đơn vị, góp phần quan trọng đổi mới hệ thống
hành chính trong thời gian tới.
- Đẩy mạnh vai trò của cấp ủy đảng,
các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về công tác tinh giản biên chế. Thực hiện lập danh sách
đối tượng tinh giản biên chế đúng chính sách trên cơ sở
xác định cơ cấu, số lượng CBCCVC theo từng vị trí việc làm trên cơ sở đánh giá
phân loại CBCCVC theo quy chuẩn và phẩm chất đạo đức, sức
khỏe.
Sau khi Đề án tinh giản biên chế của
các cơ quan, đơn vị được UBND tỉnh phê duyệt, tiếp tục triển khai thực hiện
theo trình tự sau:
- Tổ chức tuyên
truyền sâu rộng trong đội ngũ CBCCVC về chính sách tinh giản
biên chế.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch
hàng năm để thực hiện tinh giản biên chế theo đề án được phê duyệt.
- Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực theo từng giai đoạn, bao gồm cả đào tạo mới,
đào tạo lại đáp ứng yêu cầu cơ cấu ngạch, bậc công chức, chức danh nghề nghiệp theo đúng quy định.
- Thực hiện tốt công tác tuyển dụng,
điều động, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với CBCCVC khắc phục tình trạng hẫng hụt cán bộ nhất là
cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản
lý biên chế theo hướng tập trung, thống nhất, đẩy mạnh và hoàn thiện việc xác định
vị trí việc làm để bố trí biên chế hợp
lý cho từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ
để sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy đánh giá và báo cáo điều chỉnh đối với những
nhiệm vụ trùng lặp, hạn chế việc thành lập các tổ chức, bộ
phận trung gian, đồng thời thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với tất
cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Trong quá trình thực hiện Đề án,
các cơ quan, đơn vị chỉ tuyển dụng mới không quá 50% số
biên chế CBCCVC đã thực hiện tinh giản biên chế và không quá 50% số biên chế đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc
(ngoại trừ CBCC cấp xã) theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Xây dựng, cơ cấu đội ngũ CBCCVC
theo vị trí việc làm và trình độ đào tạo một cách hợp lý.
- Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng
đội ngũ CBCCVC. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng
thời tiến hành xã hội hóa một số lĩnh vực nhiệm vụ công,
xem đây là khâu đột phá.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội
ngũ CBCCVC.
II. PHÂN CÔNG THỰC
HIỆN
1. Thủ
trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế, các thị xã và các huyện; Chủ tịch các Hội
được giao biên chế có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến nội dung Đề án của tỉnh
và những quy định pháp luật có liên quan đến toàn thể CBCCVC
trong đơn vị được biết, làm cơ sở để tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án tinh
giản biên chế của các đơn vị sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Trong
quá trình thực hiện, nếu cần bổ sung, sửa đổi thì phải xây
dựng Kế hoạch tinh giản biên chế, Đề án tinh giản biên chế
điều chỉnh gửi UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để kịp thời thay thế cho phù hợp.
2. Sở
Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị có liên
quan tổ chức thực hiện, chỉ đạo các
cơ quan thông tin tuyên truyền của địa phương thực hiện tốt
công tác tuyên truyền về chủ trương Đề
án tinh giản biên chế của tỉnh và các văn bản của Bộ, ngành, Trung ương về
chính sách tinh giản biên chế đến toàn thể CBCCVC và người
lao động từ nay đến hết năm 2021.
3. Sở Nội
vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Bảo hiểm Xã hội tỉnh và các cơ quan liên
quan chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn thực hiện Đề án theo đúng quy định; đồng
thời, chịu trách nhiệm thẩm định Kế hoạch tinh giản biên chế Đề án tinh giản
biên chế của các đơn vị, trình UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu UBND tỉnh quản lý,
sử dụng số biên chế đã được tinh giản, nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc; đồng
thời, theo dõi tiến độ và tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đối với
các cơ quan, tổ chức, đơn vị và định kỳ tổng hợp danh sách
đối tượng và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính theo quy định. Tổng hợp kết quả việc thực
hiện Đề án, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25 của tháng cuối quý.
4. Sở Nội
vụ, Thanh tra tỉnh và các đơn vị có liên quan tăng cường giám sát, kiểm tra,
thanh tra về việc tổ chức thực hiện Đề án. Trên cơ sở đó, định kỳ hàng năm, báo
cáo UBND tỉnh về những phát sinh vướng mắc, để kịp thời có
sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
5. Sở Tài
chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, thanh tra, kiểm
tra việc tổ chức thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính đối với các
cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thanh tra, kiểm tra kinh phí thực
hiện tinh giản biên chế; hướng dẫn chế độ cấp, phát, chi trả và quyết toán kinh
phí thực hiện tinh giản biên chế theo đúng nguyên tắc, chế độ quy định; lập dự
toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của tỉnh, báo cáo Bộ Nội vụ và Bộ
Tài chính phê duyệt.
6. Đề nghị
Bảo hiểm Xã hội tỉnh phối hợp với các
đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra các đối tượng nghỉ hưu trước tuổi và
thôi việc để giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đối với CBCCVC theo
đúng quy định của Nhà nước.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ
XUẤT
1. Để kịp thời thực hiện chế độ,
chính sách cho người nghỉ hưu trước tuổi và tăng tính khả thi trong quá trình
thực hiện Đề án tinh giản biên chế, đề nghị Bộ Nội vụ sớm
xem xét trình Chính phủ bổ sung Nghị định 108/2014/NĐ-CP theo hướng cho phép bổ
sung thêm số đợt thẩm tra trong năm và mở rộng thêm đối tượng tinh giản biên chế
đối với các trường hợp không đủ điều kiện thực hiện tinh giản biên chế nhưng có
đơn tình nguyện xin nghỉ hoặc được Hội đồng Giám định y khoa thẩm định không đủ
sức khỏe để tiếp tục làm việc thì được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.
2. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
và y tế: Trường hợp thành lập mới, tăng số lớp, số học sinh và quy mô giường bệnh
thực tế nếu địa phương không thể tự cân đối trong tổng số biên chế sự nghiệp đã
được cấp đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định.
Trên đây là Đề án tinh giản biên chế
theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2015-2021, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp
thuộc UBND tỉnh; các Hội đặc thù được giao biên chế; UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện triển khai thực hiện nghiêm túc, báo cáo UBND
tỉnh theo quy định.
DANH SÁCH
ĐỀ ÁN TINH GIẢN BIÊN CHẾ GIAI ĐOẠN
2015-2020 CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Kèm theo Quyết định số 1866/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2017 của
UBND tỉnh)
TT
|
Tên
cơ quan, đơn vị
|
Số
Đề án/ngày
|
Ghi
chú
|
1
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
31/ĐA-VPUB ngày 22/11/2016
|
|
2
|
Sở Giao thông vận tải
|
1625/ĐA-SGTVT ngày 10/10/2016
|
|
3
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Công văn số 922/SKHCN-VP kèm Đề án
tinh giản biên chế ngày 29/9/2016
|
|
4
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Công văn số 2252/SKHĐT-VP kèm Đề án
tinh giản biên chế ngày 26/9/2016
|
|
5
|
Sở Nội vụ
|
1194/ĐA-SNV ngày 14/11/2016
|
|
6
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Công văn số 2073/SLĐTBXH-VP kèm Đề
án tinh giản biên chế ngày 17/11/2016
|
|
7
|
Sở Công Thương
|
2062/SCT-VP ngày 30/11/2016
|
|
8
|
Sở Văn hóa và
Thể thao
|
629/ĐA-SVHTT ngày 30/9/2016
|
|
9
|
Sở Ngoại vụ
|
Công văn số 1197/SNgV-VP kèm Đề án tinh
giản biên chế ngày 28/9/2016
|
|
10
|
Sở Tư pháp
|
1176/STP-ĐA ngày 29/9/2016
|
|
11
|
Sở Y tế
|
2682/ĐA-SYT ngày 25/11/2016
|
|
12
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
111/ĐA-STNMT ngày 30/9/2016
|
|
13
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
2171/ĐA-SGD&ĐT ngày 23/9/2016
|
|
14
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
950/ĐA-STTTT ngày 05/10/2016
|
|
15
|
Sở Xây dựng
|
2247/ĐA-SXD ngày 17/10/2016
|
|
16
|
Sở Tài chính
|
3450/ĐA-STC ngày 07/12/2016
|
|
17
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
|
1580/ĐA-SNNPTNT ngày 24/11/2016
|
|
18
|
Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp
tỉnh
|
235/ĐA-KKTCN ngày 22/9/2016
|
|
19
|
Ban Dân tộc
|
Công văn số 230/BDT-VP kèm theo Đề
án tinh giản biên chế ngày 26/9/2016
|
|
20
|
Thanh tra tỉnh
|
Công văn kèm Đề án tinh giản biên
chế số 664/ĐA-TTr ngày 14/9/2016
|
|
21
|
UBND huyện Phú Lộc
|
290/ĐA-UBND ngày 29/9/2016
|
|
22
|
UBND huyện Phú Vang
|
730/ĐA-UBND ngày 25/11/2016
|
|
23
|
UBND huyện Quảng Điền
|
755/ĐA-UBND ngày 30/9/2016
|
|
24
|
UBND huyện A Lưới
|
04/ĐA-UBND ngày 25/10/2016
|
|
25
|
UBND huyện Nam Đông
|
Công văn số 711/UBND-NV kèm theo Đề
án tinh giản biên chế ngày 09/12/2016
|
|
26
|
UBND huyện
Phong Điền
|
01/ĐA-UBND ngày 25/10/2016
|
|
27
|
UBND thị xã Hương Trà
|
Công văn số 5269/UBND-NV kèm theo Đề
án tinh giản biên chế ngày 14/12/2016
|
|
28
|
UBND thị xã
Hương Thủy
|
01/ĐA-UBND ngày 28/11/2016
|
|
29
|
UBND thành phố Huế
|
3353/ĐA-UBND ngày 26/10/2016
|
|
30
|
Trường Cao đẳng Y tế Huế
|
196/ĐA-CĐYT ngày 30/9/2016
|
|
31
|
Trường Cao đẳng Nghề TT Huế
|
17/ĐA-CĐN ngày 20/9/2016
|
|
32
|
Trường Cao đẳng Giao thông Huế
|
351/ĐA-CĐGT ngày 04/11/2016
|
|
33
|
Trường Cao đẳng sư phạm TT Huế
|
263/CĐSP ngày 29/9/2016
|
|
34
|
Viện Quy hoạch xây dựng
|
88/ĐA-VQHXD
ngày 28/9/2016
|
|
35
|
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
|
882/ĐA-BTDT ngày 28/11/2016
|
|
36
|
Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh
|
Công văn số 283/CNTT-HC kèm Đề
án tinh giản biên chế ngày 27/9/2016
|
|
37
|
Trung tâm Festival Huế
|
195/ĐA-TTF
ngày 26/9/2016
|
|
38
|
Ban Quản lý khu vực phát triển đô
thị tỉnh
|
Công văn số 1221/BQLKV-VP kèm Đề
án tinh giản biên chế ngày 30/9/2016
|
|
39
|
Ban QLDA Đầu tư và XD Công trình
dân dụng và Công nghiệp tỉnh
|
474/ĐA-ĐTXD ngày 20/9/2016
|
|
40
|
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
|
228/ĐA-PTTH ngày 05/10/2016
|
|
41
|
Nhà Xuất bản Thuận Hóa
|
91/ĐA-NXBTH
ngày 30/9/2016
|
|
42
|
Hội Chữ Thập đỏ tỉnh
|
130/ĐA-CTĐ ngày 26/9/2016
|
|
43
|
Hội Người mù tỉnh
|
303/ĐA-HNM ngày 29/11/2016
|
|
44
|
Liên hiệp các
tổ chức hữu nghị
|
215/ĐA-LH ngày 04/10/2016
|
|
45
|
Liên minh Hợp tác xã tỉnh
|
175/ĐA-LMHTX ngày 21/11/2016
|
|
46
|
Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật
tỉnh
|
01/ĐA-LHVHNT ngày 25/01/2016
|
|
47
|
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật tỉnh
|
204/ĐA-LHH ngày 29/11/2016
|
|
48
|
Hội Nhà báo tỉnh
|
15/ĐA-HNB ngày 22/01/2016
|
|