BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
13/2023/TT-BTTTT
|
Hà Nội, ngày 23
tháng 11 năm 2023
|
THÔNG TƯ
QUY
HOẠCH BĂNG TẦN 3560-4000 MHZ CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG MẶT ĐẤT CÔNG CỘNG
IMT CỦA VIỆT NAM
Căn cứ Luật Tần
số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện ngày 09 tháng 11
năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin
và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia; Quyết
định số 38/2021/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm
2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tần số vô
tuyến điện;
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban
hành Thông tư Quy hoạch băng tần 3560-4000 MHz cho hệ thống thông tin di động
mặt đất công cộng IMT của Việt Nam.
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này quy hoạch băng tần 3560-4000 MHz
để triển khai các hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT1 (sau đây
gọi là hệ thống IMT) của Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân
tham gia quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện; tổ chức, cá nhân sản xuất,
nhập khẩu, kinh doanh thiết bị vô tuyến điện để sử dụng tại Việt Nam.
Điều 2. Nội dung quy
hoạch
1. Băng tần 3560-4000 MHz được sử dụng để
triển khai hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng theo tiêu chuẩn
IMT-2020 và các phiên bản tiếp theo.
Băng tần 3560-4000 MHz được phân chia như
sau:
a) Băng tần 3600-3980 MHz được phân chia
thành 04 khối băng tần theo phương thức truyền dẫn song công phân chia theo
thời gian (sau đây gọi là phương thức TDD2) như sau:
Khối C1 có độ rộng 100 MHz, từ tần
số 3600 MHz đến 3700 MHz;
Khối C2 có độ rộng 100 MHz, từ tần
số 3700 MHz đến 3800 MHz;
Khối C3 có độ rộng 100 MHz, từ tần
số 3800 MHz đến 3900 MHz;
Khối C4 có độ rộng 80 MHz, từ tần
số 3900 MHz đến 3980 MHz;
b) Các băng tần 3560-3600 MHz và 3980-4000
MHz được sử dụng làm băng tần bảo vệ;
c) Căn cứ vào khả năng xử lý nhiễu có hại cho
các đài trái
đất thuộc hệ thống cố định qua vệ tinh hoạt động trong băng tần 3400-3560 MHz, Bộ Thông tin và
Truyền thông quyết định thời điểm đưa khối C1 vào sử dụng.
2. Giới hạn tối đa tổng độ rộng băng tần mà
một tổ chức được cấp phép sử dụng trong nhóm hai băng tần 2500-2600 MHz3
và 3700-3980 MHz (khi chưa đưa khối C1 vào sử dụng) là 180 MHz, trong
nhóm hai băng tần 2500-2600 MHz và 3600-3980 MHz (khi đưa khối C1
vào sử dụng) là 200 MHz.
3. Tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần
trong băng tần 3600-3980 MHz có trách nhiệm đồng bộ về khung dữ liệu của phương
thức TDD và phối hợp với tổ chức khác được cấp giấy phép trong băng tần này để
tránh nhiễu có hại.
Điều 3. Điều kiện sử
dụng đối với hệ thống IMT hoạt động trong băng tần 3600-3980 MHz
Hệ thống IMT hoạt động trong băng tần
3600-3980 MHz phải đáp ứng các điều kiện sử dụng như sau:
1. Điều kiện để tránh nhiễu có hại cho đài
trái đất thuộc hệ thống cố định qua vệ tinh (sau đây gọi là đài trái đất) trong
Danh sách quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này: mật độ
thông lượng công suất (PFD) của phát xạ từ hệ thống IMT phải đáp ứng quy định tại
Mục 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Điều kiện để tránh nhiễu có hại cho đài
trái đất có chức năng đo xa, giám sát và điều khiển vệ tinh (sau đây gọi là đài
TT&C) và đài trái đất hoạt động trong mạng vệ tinh mặt đất Inmarsat Hải
Phòng (sau đây gọi là đài HPLES) quy định tại Mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo
Thông tư này:
a) Không triển khai thiết bị trạm gốc của hệ
thống IMT (sau đây gọi là trạm gốc IMT) sử dụng băng tần 3600-3980 MHz trong cự
ly từ 0 km đến 05 km tính từ vị trí đặt ăng-ten của đài TT&C hoặc tính từ vị
trí đặt ăng-ten của đài HPLES, trừ trường hợp đặc biệt được đơn vị chủ quản của
đài TT&C (nếu trong phạm vi của đài TT&C) hoặc đài HPLES (nếu trong phạm
vi của đài HPLES) đánh giá việc sử dụng trạm gốc IMT là an toàn, không gây nhiễu
có hại cho đài TT&C, đài HPLES;
b) Mật độ thông lượng công suất (PFD) của
phát xạ từ hệ thống IMT phải đáp ứng quy định tại Mục 3 Phụ lục I ban hành kèm
theo Thông tư này.
3. Điều kiện để tránh nhiễu có hại cho đài đo
độ cao vô tuyến (Radio Altimeter): trạm gốc IMT phải có mức công suất phát xạ đẳng
hướng tương đương (EIRP) và công suất phát xạ giả trong băng tần 4200-4400 MHz
đáp ứng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Điều kiện sử
dụng đối với các đài trái đất
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng đài trái đất hoạt
động trong băng tần 3560-4000 MHz phải chuyển đổi tần số hoạt động ra khỏi băng
tần này trước ngày 01 tháng 4 năm 2024, trừ các đài trái đất quy định tại Mục 2
Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng đài trái đất hoạt
động trong băng tần 3400-3560 MHz và 4000-4200 MHz có trách nhiệm lắp đặt bộ
lọc đáp ứng mức suy hao tối thiểu 60 dB đối với tín hiệu thu trong băng tần
3600-3980 MHz.
3. Danh sách các đài trái đất được cấp giấy phép
sử dụng tần số vô tuyến điện trong băng tần 3400-3560 MHz và 4000-4200 MHz được
Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Thông tin và Truyền thông cập nhật và gửi cho tổ
chức sử dụng hệ thống IMT hoạt động trong băng tần 3600-3980 MHz.
Điều 5. Trách nhiệm
phối hợp xử lý nhiễu có hại giữa hệ thống IMT với các hệ thống khác
Tổ chức sử dụng hệ thống IMT hoạt động trong
băng tần 3600-3980 MHz và tổ chức, cá nhân sử dụng đài trái đất trong Danh sách
quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này và đài trái đất quy
định tại Mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này có trách nhiệm phối hợp
với nhau để đáp ứng các điều kiện tránh nhiễu có hại theo các quy định tương
ứng tại khoản 1 và 2 Điều 3 Thông tư này.
Điều 6. Điều khoản
thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 07 tháng 01 năm 2024.
2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Tần số vô
tuyến điện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trường hợp sau ngày Thông tư này có hiệu
lực, Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia có thay đổi quy định về sử
dụng tần số vô tuyến điện áp dụng đối với các đài trái đất (bao gồm cả đài
TT&C và đài HPLES) hoạt động trong băng tần 3400-4200 MHz thì áp dụng theo
quy định của Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia.
4. Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu
có khó khăn, vướng mắc về việc phối hợp xử lý nhiễu có hại, các tổ chức, cá
nhân liên quan báo cáo Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Thông tin và Truyền thông
để được hướng dẫn thực hiện các giải pháp kỹ thuật cần thiết để xử lý nhiễu có
hại./.
Nơi nhận:
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ TT&TT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị trực thuộc,
Cổng Thông tin điện tử;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Lưu: VT, CTS.250.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Mạnh Hùng
|
PHỤ LỤC I.
ĐIỀU
KIỆN SỬ DỤNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG IMT ĐỂ TRÁNH NHIỄU CÓ HẠI CHO ĐÀI TRÁI ĐẤT, ĐÀI
TT&C VÀ ĐÀI HPLES
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BTTTT ngày 23 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông)
1. Mức giới hạn mật độ thông lượng công suất
(PFD) tối đa đối với các phát xạ từ hệ thống IMT để tránh nhiễu có hại cho các
đài trái đất
Mức giới hạn tối đa mật độ thông lượng công
suất (PFD) của phát xạ từ hệ thống IMT đo tại ăng-ten đài trái đất trong Danh
sách quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này như sau:
Trong băng tần
|
3400-3560 MHz
|
3600-3980 MHz
|
4000-4200 MHz
|
Mức giới hạn PFD tối đa (dBW/m2/MHz)
|
-118
|
-16
|
-118
|
2. Danh sách các đài trái đất có chức năng đo
xa, giám sát và điều khiển vệ tinh (đài TT&C) và đài trái đất hoạt động
trong mạng vệ tinh mặt đất Inmarsat Hải Phòng (đài HPLES)
TT
|
Tên đài
|
Địa điểm và tọa độ
vị trí đặt ăng-ten
|
Đơn vị
chủ quản
|
1
|
Đài TT&C Quế Dương
|
Xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, thành phố Hà
Nội
105E41'18" /21N02'57”
|
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
|
2
|
Đài TT&C Bình Dương
|
Khu phố 3, phường Tân Định, thị xã Bến Cát,
tỉnh Bình Dương
106E37'19,2" /11N3'29,52"
|
3
|
Đài HPLES Hải Phòng
|
Km3, đường Phạm Văn Đồng, phường Hải Thành,
quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng
106E42'37,49" /20N48'01,83"
|
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam
|
3. Mức giới hạn mật độ thông lượng công suất (PFD)
tối đa đối với các phát xạ từ hệ thống IMT để tránh nhiễu có hại cho đài
TT&C và đài HPLES
a) Giới hạn mức PFD để bảo vệ đài TT&C
Mức giới hạn PFD
tối đa của các phát xạ từ hệ thống IMT đo tại ăng-ten đài TT&C
|
Cự ly yêu cầu phối
hợp
|
Mức PFD tối đa
(dBW/m2/MHz)
|
Băng tần áp dụng
mức giới hạn PFD (MHz)
|
-85
|
3600-3680
3710-3980
|
Trong cự ly từ 05 km đến 20 km tính từ vị
trí đặt ăng-ten trạm gốc IMT đến vị trí đặt ăng-ten đài TT&C.
|
-118
|
3680-3710
|
Trong cự ly từ 05 km đến 70 km tính từ vị
trí đặt ăng-ten trạm gốc IMT đến vị trí đặt ăng-ten đài TT&C.
|
Trường hợp hệ thống thu của đài TT&C
được cải thiện để tăng khả năng tương thích với hệ thống IMT thì Cục Tần số
vô tuyến điện - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn tổ chức được cấp giấy
phép sử dụng hệ thống IMT điều chỉnh các mức giới hạn PFD và cự ly yêu cầu
phối hợp quy định tại điểm này.
|
b) Giới hạn mức PFD để bảo vệ đài HPLES
Mức giới hạn PFD
tối đa của các phát xạ từ hệ thống IMT đo tại ăng-ten đài HPLES
|
Cự ly yêu cầu phối
hợp
|
Mức PFD tối đa
(dBW/m2/MHz)
|
Băng tần áp dụng
mức giới hạn PFD (MHz)
|
-85
|
3620-3980
|
Trong cự ly từ 05 km đến 20 km tính từ vị
trí đặt ăng-ten trạm gốc IMT đến vị trí đặt ăng-ten đài HPLES.
|
-118
|
3600-3620
|
Trong cự ly từ 05 km đến 70 km tính từ vị
trí đặt ăng-ten trạm gốc IMT đến vị trí đặt ăng-ten đài HPLES.
|
Trường hợp hệ thống thu của đài HPLES được
cải thiện để tăng khả năng tương thích với hệ thống IMT thì Cục Tần số vô
tuyến điện - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn tổ chức được cấp giấy
phép sử dụng hệ thống IMT điều chỉnh các mức giới hạn PFD và cự ly yêu cầu
phối hợp quy định tại điểm này.
|
PHỤ LỤC
II.
ĐIỀU
KIỆN SỬ DỤNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG IMT ĐỂ TRÁNH NHIỄU CÓ HẠI CHO ĐÀI ĐO ĐỘ CAO VÔ
TUYẾN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BTTTT ngày 23 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông)
1. Khu vực giới hạn
đối với hệ thống IMT tại các sân bay
Khu vực giới hạn được xác định từ vị
trí hai đầu đường băng của sân bay. Kích thước của mỗi khu vực giới hạn được mô
tả như hình dưới đây:
2. Điều kiện triển
khai trạm gốc IMT trong khu vực giới hạn
Công suất phát xạ đẳng hướng tương đương
(EIRP) của trạm gốc IMT đặt trong khu vực giới hạn quy định tại Mục 1 Phụ lục
này không vượt quá 55 dBm/MHz;
Công suất phát xạ giả trong băng tần
4200-4400 MHz của trạm gốc IMT đặt trong khu vực giới hạn quy định tại Mục 1
Phụ lục này: không vượt quá -46 dBm/MHz trong trường hợp trạm gốc IMT có công
suất EIRP từ 25 dBm/MHz trở lên; không vượt quá -39 dBm/MHz trong trường hợp
trạm gốc IMT có công suất EIRP nhỏ hơn 25 dBm/MHz.