ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3308/QĐ-UBND
|
Kiên Giang, ngày
31 tháng 12 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN MINH LƯƠNG, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày
17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý
quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP
ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê
duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5
năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD
ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ
án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu chức năng đặc
thù;
Căn cứ Thông tư số 20/2019/TT-BXD
ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định, quản lý chi phí
quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BXD
ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày
24 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch phân loại đô
thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 1180/QĐ-UBND
ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt
Quy hoạch vùng tỉnh Kiên Giang đến năm 2025;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tỉnh
Kiên Giang tại Tờ trình số 2794/TTr-SXD ngày 23 tháng 12 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung thị trấn Minh Lương, huyện
Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030, với các nội dung như sau:
1. Phạm vi, ranh giới lập quy
hoạch
- Phạm vi, ranh giới lập Quy hoạch
chung thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, bao gồm toàn bộ
diện tích tự nhiên thị trấn Minh Lương, được giới hạn như sau:
+ Phía Đông Bắc giáp xã Giục Tượng.
+ Phía Đông Nam giáp xã Bình An và
xã Minh Hòa.
+ Phía Tây Bắc giáp xã Vĩnh Hòa Hiệp.
+ Phía Tây Nam giáp xã Vĩnh Hòa
Phú và xã Bình An.
- Quy mô diện tích: Tổng diện tích
tự nhiên là 1.917,59 ha.
2. Tính chất
- Là trung tâm hành
chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, dịch vụ, thương mại, có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Châu Thành.
- Là trung tâm thương mại - dịch vụ
- kinh tế - văn hóa có vai trò hạt nhân phát triển vùng Tây Sông Hậu.
3. Một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật
3.1. Một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số
- Dự báo dân số toàn đô thị đến
năm 2025: Khoảng 55.000 - 60.000 người. Dân số khu vực nội thị đến năm 2025:
Khoảng 30.000 - 35.000 người.
- Dự báo dân số toàn đô thị đến
năm 2030: Khoảng 65.000 - 70.000 người. Dân số khu vực nội thị đến năm 2030:
Khoảng 40.000 - 45.000 người.
3.2 Chỉ tiêu về sử dụng đất
- Đất dân dụng bình quân: 50 - 80 m2/người.
- Đất đơn vị ở bình quân: 28 - 45 m2/người.
- Đất công trình dịch vụ, công cộng cấp đô thị: ≥ 3
m2/người.
- Đất cây xanh công cộng đô thị: ≥ 5 m2/người.
3.3. Chỉ tiêu về hạ tầng xã hội
Tuân thủ QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về quy hoạch xây dựng.
3.4. Chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật
- Chỉ tiêu giao thông:
+ Tỷ lệ đất giao thông (không bao gồm Giao thông
tĩnh) trong đất xây dựng đô thị tính đến đường phân khu vực. :
≥ 18%.
- Chỉ tiêu cấp nước:
+ Cấp nước sinh hoạt: ≥ 120 lít/người/ngày.đêm.
+ Tỷ lệ cấp nước sạch hợp vệ sinh: ≥ 90%.
+ Cấp nước công trình công cộng, dịch vụ: ≥ 10% lượng
nước sinh hoạt.
+ Nước tưới cây, rửa đường: ≥ 8% lượng nước sinh hoạt.
+ Nước cấp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: ≥ 8%
lượng nước sinh hoạt.
- Chỉ tiêu cấp điện:
+ Cấp điện sinh hoạt: 1000 kwh/người/năm.
+ Điện công trình công cộng: 30% cấp điện sinh hoạt.
+ Điện sản xuất công nghiệp, kho tàng: 50 - 250
kw/ha.
- Chỉ tiêu xử lý thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
+ Thoát nước thải sinh hoạt xử lý: ≥ 80% lượng nước
cấp.
+ Thoát nước thải công nghiệp xử lý: 100% lượng nước
cấp.
+ Chất thải rắn phát thải: ≥ 0,9 kg/người.ngày.
+ Tỷ lệ thu gom chất thải rắn: ≥ 80%.
- Nhà tang lễ: Quy hoạch từ 01 công trình trở lên.
(Các chỉ tiêu sẽ được xác định cụ thể trong quá
trình lập quy hoạch)
4. Các yêu cầu nghiên cứu của đồ án quy hoạch
4.1.
Các yêu cầu nghiên cứu chủ yếu về hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức không
gian
- Phân tích, đánh
giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động;
sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng
xã hội, môi trường của đô thị.
- Xác định mục tiêu,
động lực phát triển; tính chất, quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô
thị; các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo các giai đoạn phát
triển.
- Dự kiến sử dụng đất
của đô thị theo từng giai đoạn quy hoạch.
- Định hướng phát
triển không gian đô thị, bao gồm:
+ Hướng phát triển
đô thị.
+ Xác định phạm vi,
quy mô các khu chức năng của đô thị: Khu chỉnh trang, cải
tạo, khu bảo tồn, khu phát triển mới, khu cấm xây dựng, các khu dự trữ phát triển.
+ Xác định chỉ tiêu
về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, định hướng phát triển
đối với từng khu chức năng.
+ Xác định trung tâm
hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, công viên cây
xanh và không gian mở của đô thị.
+ Định hướng tổ chức
không gian, kiến trúc, cảnh quan cho các khu chức năng của đô thị, trục không
gian chính.
4.2.
Các công trình đầu mối và giải pháp chính tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ
thuật
Định hướng phát triển
hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm:
- Đánh giá tổng hợp
và lựa chọn đất phát triển đô thị; xác định cốt xây dựng cho toàn đô thị và từng
khu vực.
- Xác định mạng lưới
giao thông đối ngoại, giao thông đô thị, vị trí và quy mô các công trình đầu mối
giao thông; xác định chỉ giới đường đỏ các trục chính đô thị và hệ thống tuynel
kỹ thuật.
- Xác định nhu cầu
và nguồn cung cấp nước, năng lượng; tổng lượng nước thải, rác thải; vị trí, quy
mô, công suất các công trình đầu mối và mạng lưới truyền tải, phân phối của hệ
thống cấp nước, năng lượng và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, thoát nước;
vị trí, quy mô các công trình xử lý chất thải rắn, nghĩa trang và các công
trình khác.
- Xác định lưu vực và phân lưu vực
tiêu thoát nước chính; hướng thoát nước, vị trí, quy mô các công trình tiêu
thoát nước; xác định cốt xây dựng cho đô thị và từng khu vực.
- Đề xuất các giải pháp chính đối
với hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp điện, cấp nước.
4.3. Yêu cầu về định hướng phát
triển hạ tầng xã hội
- Xác định các vùng kiến trúc, cảnh
quan trong đô thị.
- Đề xuất tổ chức không gian các
trục, các khu chức năng quan trọng (khu trung tâm, khu vực cửa ngõ, trục
không gian chính, công trình điểm nhấn, cây xanh, mặt nước…)
- Xác định các khu vực cần bảo tồn
cảnh quan thiên nhiên, các di sản, di tích.
4.4. Đánh
giá môi trường chiến lược
- Đánh giá hiện trạng môi trường về
điều kiện địa hình; điều kiện tự nhiên; chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn; các
vấn đề xã hội, văn hoá, cảnh quan thiên nhiên.
- Phân tích, dự báo những tác động
tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường; đề xuất hệ thống các tiêu chí bảo
vệ môi trường để đưa ra các giải pháp quy hoạch không gian và hạ tầng kỹ thuật
tối ưu cho khu vực quy hoạch.
- Đề ra các giải pháp giảm thiểu,
khắc phục tác động đối với dân cư, cảnh quan thiên nhiên; không khí, tiếng ồn
khi triển khai thực hiện quy hoạch.
- Lập kế hoạch giám sát môi trường
về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.
5. Danh mục hồ sơ
đồ án
- Thành phần bản vẽ;
Thuyết minh; Phụ lục kèm theo thuyết minh; Quy định quản lý theo Đồ án; dự thảo Tờ trình, Quyết định phê duyệt Đồ án thực
hiện theo khoản 3 Điều 6 Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày
29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng.
- Hồ sơ trình thẩm định,
phê duyệt đồ án: Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ
án; thuyết minh nội dung đồ án bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ; quy định quản lý
theo đồ án; dự thảo tờ trình, quyết định phê duyệt đồ án;
bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo quy định; các văn bản pháp
lý có liên quan; văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức
và cộng đồng dân cư về nội dung đồ án; hồ sơ pháp nhân và
hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch; CD sao lưu toàn bộ nội
dung hồ sơ đồ án.
- Số lượng hồ sơ trình
thẩm định, phê duyệt và lưu trữ: Theo yêu cầu của Cơ quan quản lý quy hoạch.
6. Tổ chức thực hiện
- Thời gian lập Đồ án quy hoạch:
Không quá 09 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ quy hoạch được
phê duyệt.
- Kinh phí thực hiện: Sẽ được lập, thẩm định, trình phê duyệt sau khi Nhiệm
vụ Quy hoạch chung thị trấn được phê duyệt.
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ủy
ban nhân dân huyện Châu Thành.
- Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Đơn
vị tư vấn có đủ tư cách pháp nhân, năng lực thực hiện quy hoạch.
- Cơ quan thẩm định quy hoạch: Sở
Xây dựng và Hội đồng thẩm định.
- Cơ quan phê duyệt quy hoạch: Ủy
ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Điều 2. Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành có trách nhiệm tổ chức lập,
trình thẩm định, phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung thị trấn Minh Lương, huyện
Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám
đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường,
Giao thông vận tải, Công Thương, Du lịch, Văn hóa và Thể thao, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành; Giám đốc Trung
tâm Quy hoạch xây dựng - Sở Xây dựng; Thủ trưởng các cơ quan và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quốc Anh
|