TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 10579/CT-TTHT
V/v ưu đãi
thuế TNDN đối với dự án đầu tư mở rộng
|
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2018
|
Kính gửi: Công ty TNHH hệ thống dây Sumi -
Hanel
(Địa chỉ:
Khu công nghiệp Sài Đồng B, quận Long Biên, TP Hà Nội.
MST:
0100113945)
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được Công văn số
16/2018/CV-SHWS đề ngày 07/02/2018 của Công ty TNHH hệ thống dây Sumi - Hanel (sau đây gọi là Công ty) hỏi về
chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của
Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh
nghiệp:
+ Tại Khoản 4 Điều 10 sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 6
Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 5 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) hướng dẫn
về đầu tư mở rộng như sau:
“6. Về đầu tư mở rộng
a) Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt
động như mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất
(gọi chung là dự án đầu tư mở rộng) thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (bao gồm cả khu kinh tế,
khu công nghệ cao, khu công nghiệp trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và Khu công nghiệp nằm trên địa bàn các đô thị loại I trực thuộc tỉnh) nếu đáp ứng một trong ba
tiêu chí quy định tại điểm này thì
được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo dự án đang hoạt động
cho thời gian còn lại (bao gồm mức thuế suất, thời gian miễn giảm nếu có) hoặc
được áp dụng thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do
đầu tư mở rộng mang lại (không được hưởng mức thuế suất ưu đãi) bằng với thời gian miễn thuế, giảm
thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn hoặc lĩnh vực ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu đãi thuế thu
nhập doanh nghiệp theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại thì dự án đầu tư mở rộng đó phải thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế
thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP đồng thời
cũng thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn với dự án đang hoạt động.
Dự án đầu tư mở rộng quy định
tại điểm này phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu
tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án
đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy
định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu
tư mở rộng thực hiện
tại các địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số
218/2013/NĐ-CP.
- Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư.
- Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất
thiết kế theo luận chứng
kinh tế kỹ thuật trước khi đầu tư ban đầu.
Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng thì phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng được hạch toán riêng. Trường hợp
doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại thì thu nhập từ
hoạt động đầu tư mở rộng xác định theo tỷ lệ giữa nguyên giá tài sản cố định đầu tư mới đưa vào sử dụng cho sản xuất,
kinh doanh trên tổng nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại khoản này
được tính từ năm dự án đầu tư mở rộng hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh
có thu nhập; trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm
đầu tiên có doanh thu từ dự án
đầu tư mở rộng thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án
đầu tư phát sinh doanh thu.
Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư nâng
cấp, thay thế, đổi mới công nghệ của dự án đang hoạt
động thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP mà không đáp ứng một
trong ba tiêu chí quy định tại điểm
này thì ưu đãi thuế thực hiện theo dự án dang
hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có)..."
+ Tại khoản 1 Điều 11, khoản 1 Điều 12:
"Điều 11. Sửa
đổi, bổ sung một số nội dung tại
Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như
sau:
“1. Thuế suất ưu đãi 10%
trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại: địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
số 218/2013/NĐ-CP, Khu kinh tế,
Khu công nghệ cao kể
cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ...
g) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu
tư mới sản xuất sản phẩm
thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- Sản phẩm công nghiệp hỗ
trợ cho công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao:
- Sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành: dệt
- may; da - giày; điện tử - tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 trong nước
chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương.
Danh mục sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo Danh mục sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành tại Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ; khi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển có sửa đổi
bổ sung thì thực hiện theo các văn bản sửa
đổi, bổ sung, thay thế có liên quan”.
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 20
Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 1 Điều 20 Thông tư số
78/2014/TT-BTC như sau:
“1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu
tư quy định tại khoản 1
Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư này)”".
- Căn cứ Điều 4 Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày
07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị
"Điều 4. Phân loại đô thị
Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại
V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.
1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc
Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc;
đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại
thành
3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh
có các phường nội thành, nội thị và các
xã ngoại thành, ngoại thị..."
- Căn cứ Điều 3 Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày
21/11/2012, quy định:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nội thành là khu vực gồm các quận của thành phố Hà Nội..."
- Căn cứ Điều 11 Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày
03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ
"Điều 11. Đối tượng và thủ tục xác nhận ưu đãi
1. Đối tượng ưu đãi:
Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển: Bao gồm dự án đầu tư mới, dự án mở
rộng và đổi mới công nghệ có ứng dụng
thiết bị mới, quy trình sản xuất mới, sản xuất sản phẩm với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.
2. Thủ tục xác nhận ưu đãi:
a) Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản
phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nộp hồ sơ đề nghị xác nhận tại cơ quan có thẩm
quyền của địa phương nơi đặt dự án hoặc Bộ Công Thương để được xác nhận. Cơ quan có thẩm quyền của địa phương giải Quyết định xác nhận ưu đãi tới Bộ Công Thương;
b) Các đối tượng còn lại ngoài các đối tượng quy định ở mục trên, nộp
hồ sơ đề nghị xác nhận tại Bộ Công Thương."
- Căn cứ Điều 4 Thông tư số 21/2016/TT-BTC ngày
05/2/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khai thuế giá trị gia tăng và ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015
của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ:
"Điều 4. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ
thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ từ ngày 01 tháng 01 năm
2015 đáp ứng các Điều kiện quy định tại Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 và các
văn bản hướng dẫn thi hành, được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp
hỗ trợ (gọi tắt là Giấy xác nhận ưu
đãi)...
Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển là cơ sở để áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Về mức ưu đãi, thời Điểm bắt đầu áp dụng ưu đãi, việc chuyển tiếp ưu đãi thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp..."
- Căn cứ Điều 22 Thông tư 78/2014/TT-BTC
ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định
và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN
quy định về thủ tục thực hiện ưu đãi thuế TNDN như sau:
"Điều 22. Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế
để tự kê khai và tự quyết toán
thuế với cơ quan thuế.
Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp phải kiểm tra các
điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế
theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được. Trường hợp doanh nghiệp
không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế,
giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành
chính về thuế theo quy định."
Căn cứ các quy định nêu trên và nội dung công văn, hồ
sơ của Công ty, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn nguyên tắc như sau:
Trường hợp Công ty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel được
cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu ngày 11/6/1996 với lĩnh vực hoạt động
là sản xuất mạng dây điện và điện tử (bao gồm thực hiện việc sản xuất, gia công
hoặc công đoạn kiểm tra chất lượng, đóng gói, dán nhãn sản phẩm) dùng trong các
ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy và điện tử.
Địa điểm thực hiện dự án: Đường công nghiệp 4, khu công nghiệp Sài Đồng
B, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, TP Hà Nội. Từ năm 2016 đến năm 2018, Công
ty thực hiện đầu tư mua sắm TSCĐ tăng thêm với tỷ trọng nguyên giá TSCĐ đầu tư tăng thêm đạt trên 50% so với tổng nguyên giá TSCĐ trước khi đầu tư (gọi tắt
là DAĐT mở rộng); DAĐT mở rộng thực hiện tại địa bàn KCN Sài Đồng B, phường Thạch
Bàn, quận Long Biên, TP Hà Nội (KCN nằm trên địa bàn
quận nội thành của đô thị loại đặc biệt
trực thuộc TW) thì DAĐT mở rộng này của Công ty không thuộc địa bàn ưu đãi thuế TNDN theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
Trường hợp Công ty thực hiện sản xuất sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, được cơ quan có thẩm quyền cấp
Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quy định tại Điều
4 Thông tư số 21/2016/TT-BTC ngày 05/2/2016 thì DAĐT mở rộng này của Công ty đáp ứng điều kiện lĩnh vực ưu đãi
thuế TNDN theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc, đề nghị
Công ty liên hệ với Phòng Kiểm tra thuế số 1 - Cục Thuế TP Hà Nội để được hướng
dẫn cụ thể.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH hệ thống
dây Sumi - Hanel được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như
trên;
- Phòng Kiểm tra thuế số 1;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|