ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 268/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng, ngày 18 tháng 01 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG XE LƯU ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG NĂM 2018
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 10/2012/TT-BGTVT
ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức và hoạt
động của Trạm kiểm tra tải trọng
xe trên đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 09/2013/TT-BGTVT
ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về Trạm kiểm tra tải trọng xe;
Căn cứ quyết định số 2919/QĐ-BGTVT
ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quy định về quản lý
hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động;
Căn cứ Quyết định số 1472/QĐ-TCĐB ngày
11 tháng 9 năm 2013 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành Quy trình vận hành
và bảo trì Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động;
Căn cứ Quyết định số 3178/QĐ-UBND ngày 19
tháng 5 năm 2014 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc thành lập Trạm
kiểm tra tải trọng xe lưu động trên đường bộ thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 3649/QĐ-UBND ngày
05 tháng 6 năm 2014 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc
ban hành Quy chế quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên
đường bộ thành phố Đà Nẵng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông
vận tải tại Tờ trình số
71/TTr-SGTVT ngày 05 tháng 01 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Kiểm soát tải trọng
xe lưu động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2018.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc Công an thành phố,
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải,
Tài Nguyên Môi trường, Tài chính, Nội vụ; Chủ tịch UBND các quận, huyện; Trưởng
Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên đường bộ thành phố Đà Nẵng, Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều
3:
- Bộ Giao thông Vận tải; (để b/cáo);
- TTTU, TT HĐND TP; (để b/cáo);
- Tổng cục Đường bộ VN; (để b/cáo);
- CT, các PCT UBND TP;
- CVP, các PCVP UBND TP;
- Lưu: VT, SGTVT, QLĐTh.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Tuấn
|
KẾ HOẠCH
KIỂM
SOÁT TẢI TRỌNG XE LƯU ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2018
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm
2018 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiểm tra, xử lý vi
phạm đối với hành vi chở hàng quá tải trọng của ô tô vận chuyển hàng hóa nhằm
góp phần làm giảm tai nạn giao thông, nguy cơ gây mất trật tự, an
toàn giao thông và bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Việc triển khai công
tác kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng phải được thực
hiện nghiêm túc, hiệu quả, đúng quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
các lực lượng tham gia phối hợp; đồng thời gắn liền với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ của tổ chức,
công dân.
II. NỘI DUNG
1. Vị trí đặt
Trạm KTTTXLĐ
- Các vị trí đặt trạm thực hiện theo
quyết định phê duyệt của UBND thành phố Đà Nẵng.
- Trưởng Trạm KTTTXLĐ quyết định thời gian
đặt trạm tại các vị trí nêu trên sau khi được Giám đốc Sở Giao thông vận tải
thành phố Đà Nẵng chấp thuận bằng văn bản.
2. Vị trí
kho, bãi hạ tải
- Các vị trí kho, bãi hạ tải thực hiện
theo quyết định phê duyệt của UBND thành phố Đà Nẵng.
- Đối với xe lưu thông trên QL1A và
QL14B, tổ chức hạ tải tại kho, bãi hạ tải gần địa điểm đặt Trạm KTTTXLĐ nhất. Đối
với xe lưu thông trên các tuyến đường nội thị, yêu cầu lái xe đưa phương tiện về
nơi xuất hàng để
tiến
hành hạ tải.
3. Thời gian
hoạt động
Trạm KTTTXLĐ hoạt động 24/24 giờ vào tất
cả các ngày trong tuần, kể cả các ngày nghỉ và ngày lễ (trừ trường hợp có văn bản
chấp thuận của
UBND thành phố ), mỗi ngày chia
thành 03 ca làm việc, mỗi ca trực 08 giờ (thay nhau nghỉ, ăn giữa ca), cụ thể:
- Ca 1 từ 06 giờ 00 đến 14 giờ 00;
- Ca 2 từ 14 giờ 00 đến 22 giờ 00;
- Ca 3 từ 22 giờ 00 đến 06 giờ 00 sáng ngày hôm
sau.
Trong trường hợp vì lý do sự cố về kỹ
thuật hoặc thiên tai, Trạm KTTTXLĐ phải dừng hoạt động, Trưởng Trạm phải có
trách nhiệm báo cáo ngay cho Giám đốc Sở GTVT, Giám đốc Công an thành phố và
UBND thành phố Đà Nẵng (có thể báo cáo trước qua điện thoại, email, sau đó báo
cáo bằng văn bản). Thời gian báo cáo không được chậm quá 01 (một) giờ kể từ khi Trạm
KTTTXLĐ ngừng hoạt động.
4. Nội dung hoạt động
- Dừng phương tiện (trừ xe quân sự chở
vũ khí, phương tiện, khí tài phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh) có dấu hiệu
vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải trọng. Yêu cầu lái xe đưa xe vào nơi quy định
để kiểm tra tải trọng và khổ giới hạn (theo Giấy đăng ký xe hoặc Giấy chứng nhận kiểm
định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, tải trọng cầu đường bộ), kiểm tra điều
kiện kinh doanh vận tải và người điều khiển phương tiện theo quy định (đăng ký,
đăng kiểm, bảo hiểm, giấy phép lái xe, phù hiệu và thiết bị giám sát hành
trình, các điều kiện đảm bảo an toàn kỹ thuật xe...), kiểm tra giấy phép lưu
hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu
trường, siêu trọng trên đường bộ theo quy định.
- Lập biên bản vi phạm hành chính và
ra quyết định xử phạt VPHC theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ được phát hiện qua kiểm tra. Trường hợp vượt quá
thẩm quyền thì chuyển hồ sơ vụ việc
đến cấp có thẩm quyền để xem xét, xử lý.
- Đình chỉ lưu hành phương tiện, tạm
giữ các giấy tờ liên quan đến phương tiện và người lái theo thẩm quyền (trường
hợp cần thiết có thể tạm giữ phương tiện) cho đến khi người vi phạm thực hiện
xong việc nộp phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục theo
quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ.
- Buộc hạ phần hàng hóa
quá tải, tháo dỡ phần quá khổ có sự giám
sát của cơ quan chức năng đối với các phương tiện vi phạm. Yêu cầu chủ doanh
nghiệp, chủ phương tiện, lái xe phải thực hiện việc hạ tải, tháo dỡ phần quá khổ
và tự chịu trách nhiệm trông giữ, bảo quản phương tiện, hàng hóa.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn
của các lực lượng tại Trạm KTTTXLĐ
5.1. Lực lượng trực tiếp
quản lý, vận hành Trạm KTTTXLĐ
- Mở sổ theo dõi quản lý các
trang thiết bị tại Trạm, theo dõi thường xuyên hoạt động của thiết bị, đề xuất
tiến hành bảo trì các thiết bị Trạm KTTTXLĐ theo quyết định số 1472/QĐ-TCĐBVN ngày
11/9/2013 của Tổng Cục đường bộ Việt Nam về việc ban hành Quy trình vận hành và
bảo trì Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, đảm bảo xe ô tô chuyên dụng và bộ
cân thường xuyên hoạt động tốt;
- Nhập dữ liệu của phương tiện
kiểm tra vào máy vi tính, in kết quả kiểm tra và cung cấp thông tin cho Cảnh sát giao
thông lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi chở hàng quá tải, quá khổ;
- Tổng hợp kết quả hoạt động của ca trực báo cáo
Trưởng trạm theo quy định..
5.2. Lực lượng, tham gia phối
hợp tại Trạm KTTTXLĐ
Các lực lượng tham gia phối hợp tại Trạm
KTTTXLĐ gồm:
- Thanh tra Sở Giao thông vận tải: 03 người
(trong đó có 01 đồng chí phụ trách ca trực).
- Cảnh sát Giao thông Công an thành phố:
02 người.
- Cảnh sát Trật tự Công an thành phố:
01 người.
Mỗi ca trực phân công 01 Thanh tra
viên thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải làm Tổ trưởng; 01 cán bộ Cảnh sát
giao thông làm Tổ phó.
5.2.1. Thanh tra Sở Giao
thông vận tải
- Theo dõi tình hình phương tiện tham
gia giao thông để kịp thời
phát hiện xe có dấu hiệu vi phạm,
đề nghị Cảnh
sát giao thông ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra tải trọng.
- Hướng dẫn phương tiện vào vị trí kiểm tra và
thực hiện việc cân tải trọng, đo khổ giới hạn của xe; cung cấp thông tin cho Cảnh
sát giao thông lập
biên bản vi phạm hành chính về hành vi chở hàng quá tải, quá khổ (nếu có).
- Yêu cầu lái xe, chủ phương tiện thực
hiện việc hạ tải, tháo dỡ phần quá khổ; chỉ
cho phép phương tiện tiếp tục lưu hành khi đảm bảo thực hiện đúng các quy định
về tải trọng, khổ
giới
hạn.
- Phối hợp Cảnh sát trật tự, đảm bảo
an ninh trật tự và xử lý các hành vi vi phạm khác tại Trạm KTTTXLĐ.
- Tổng hợp kết quả hoạt động của Trạm và thực hiện
báo cáo theo quy định.
5.2.2. Cảnh sát giao thông
- Chủ động, phát hiện
xe có dấu hiệu vi phạm và thực hiện hiệu lệnh dừng xe hoặc thực hiện hiệu lệnh
dừng xe theo yêu cầu của Tổ trưởng để tiến hành kiểm tra theo quy định tại Thông tư
02/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an Quy định về quy trình
tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ của Cảnh sát giao thông.
- Chuyển các giấy tờ liên quan đến
phương tiện và người điều khiển phương tiện cho nhân viên kỹ thuật cập nhật vào
máy tính.
- Tiếp nhận kết quả cân tải trọng để
xem xét lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính,
áp dụng các biện pháp khắc phục theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền
thì báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Tổ trưởng, Trưởng trạm.
- Phối hợp với Thanh tra giao thông vận
tải hướng dẫn phương tiện vi phạm về tải trọng vào bãi hạ tải.
- Chủ trì, xử lý các
hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của lực
lượng CSGT, tại khu vực Trạm KTTTXLĐ.
5.2.3. Cảnh sát trật tự
- Phối hợp với các lực lượng tại Trạm KTTTXLĐ
hướng dẫn, cưỡng chế, áp giải phương tiện vi phạm về tải trọng vào bãi hạ tải;
- Chủ trì, phối hợp với kiểm soát quân
sự, chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự tại khu
vực kiểm tra tải trọng xe; xử lý các hành vi chống đối, cản trở người thi hành
công vụ và phối hợp giải quyết các tình huống phức tạp khác (nếu có).
5.2.4. Kiểm soát quân sự
Không tham gia trực tiếp hoạt động tại
Trạm, khi có nhu cầu xử lý vi phạm, làm mất trật tự tại khu vực Trạm mà đối tượng
vi phạm có liên quan đến Quân đội thì Trưởng trạm điện báo ngay cho trực chỉ
huy Bộ chỉ huy quân sự thành phố bố trí lực lượng Kiểm soát quân sự phối hợp với
Trạm để giải quyết kịp
thời.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trang thiết bị,
phương tiện
- Xe kiểm tra tải trọng của Thanh tra
Sở GTVT Đà Nẵng và các thiết
bị cân, thiết bị phụ trợ khác kèm theo (Trạm số 25).
- Phương tiện, công cụ, thiết bị,
trang phục... của lực lượng tham gia phối hợp công tác tại Trạm KTTTXLĐ thuộc
ngành nào thì ngành đó cấp và sử dụng theo quy định của ngành mình. Lao động hợp
đồng làm nhiệm vụ tại Trạm KTTTXLĐ được hưởng chế độ về trang phục và bảo hộ
lao động theo quy định như đối với lực lượng Thanh tra Giao thông vận
tải.
2. Kinh phí hoạt động
Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đã
được UBND thành phố phê duyệt.
3. Phân công nhiệm vụ
- Trưởng Trạm KTTTXLĐ có trách nhiệm tổ
chức triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch này; thực hiện nghiêm túc
chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
- Các đơn vị phối hợp lập danh sách lực
lượng tham gia gửi về Trạm KTTTXLĐ đúng thời gian quy định để Trạm KTTTXLĐ bố
trí ca trực hoạt động có hiệu quả./.