ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 75/KH-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 30 tháng 3 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) NĂM 2021, TỈNH
THANH HÓA
Căn cứ Quyết định số
1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí
đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Thông tư số
08/2019/TT-BTC ngày 30/01/2019 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung một số
điều của Thông tư số 43/2017/TT- BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính quy định
quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM
giai đoạn 2016 - 2020; Công văn số 1100/BNN-VPĐP ngày 24/02/2021 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc tiếp tục thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm
trong năm 2021;
Căn cứ Quyết định số
5363/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 về việc phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản
phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030, Chủ tịch UBND tỉnh ban
hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi chung là
Chương trình) năm 2021, tỉnh Thanh Hóa, như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa các mục tiêu, định
hướng, nội dung của Quyết định số 5363/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 về việc phê duyệt
Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến
năm 2030. Củng cố và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất (ưu tiên phát
triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) theo hướng liên kết giữa hộ sản
xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp để sản xuất các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
có lợi thế đạt tiêu chuẩn của Chương trình, có khả năng cạnh tranh trên thị trường;
đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá đối với các sản phẩm OCOP; ứng
dụng công nghệ thông tin để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP…nâng cao giá
trị, chất lượng sản phẩm OCOP.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm
tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông
thôn mới.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm
của các sở, ban, ngành; các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội góp phần
thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chương trình.
2. Yêu cầu:
- Bám sát quan điểm, mục tiêu của
Chương trình và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các
giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện Chương trình.
- Các sở, ngành, UBND các huyện,
thị xã, thành phố và các chủ thể sản xuất - kinh doanh tham gia Chương trình phối
hợp thực hiện tốt các nội dung hoạt động của Chương trình.
- Đưa Chương trình vào Nghị quyết,
chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền địa phương để chỉ đạo và tổ chức
triển khai thực hiện.
- Các đơn vị, tổ chức, cá nhân
sử dụng kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình phải đúng mục đích, đúng các quy
định hiện hành của Nhà nước và hiệu quả.
II. NỘI DUNG
1. Tổ chức
các hoạt động tuyên truyền về Chương trình.
- Nội dung: Tuyên truyền sự cần
thiết, các nguyên tắc triển khai, nội dung, cơ chế, chính sách, các mô hình điển
hình về triển khai Chương trình, phát triển sản phẩm. Khơi dậy tinh thần tự lực,
tự tin, sáng tạo đề xuất các ý tưởng sản phẩm.
- Hình thức: Đa dạng hóa các
hình thức thông tin, tuyên truyền thông qua các hình thức: Tổ chức hội nghị
chuyên đề; hội thảo, diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; các hoạt động tôn
vinh những gương điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện Chương trình;
xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về Chương trình trên các báo, đài, các
trang thông tin điện tử ở các cấp, website và trên mạng xã hội…
- Thời gian: Năm 2021.
2. Đào tạo,
tập huấn; học tập kinh nghiệm Chương trình trong và ngoài nước:
2.1. Đào tạo, tập huấn
nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, đội ngũ tư vấn và chủ thể
tham gia Chương trình
- Nội dung: Tổ chức các lớp tập
huấn, bồi dưỡng cho các đối tượng là: cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện, xã, đội
ngũ tư vấn Chương trình, các chủ thể sản xuất - kinh doanh (doanh nghiệp, hợp
tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình sản xuất - kinh doanh) theo Bộ tài liệu tập
huấn được ban hành kèm theo Quyết định số 4464/QĐ-BNN-VPĐP ngày 06/11/2020 của
Bộ Nông nghiệp và PTNT và các tài liệu liên quan đến Chương trình.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng
Điều phối NTM tỉnh.
- Thời gian: Năm 2021.
2.2. Học tập kinh nghiệm
Chương trình OCOP trong nước:
- Nội dung: Tổ chức các Đoàn đi
học tập kinh nghiệm tại các tỉnh đã triển khai, thực hiện Chương trình tiêu biểu
trong nước.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng
Điều phối NTM tỉnh; các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Chủ
thể tham gia Chương trình.
- Thời gian: Năm 2021.
3. Tư vấn,
hướng dẫn các chủ thể tham gia Chu trình OCOP hoàn thiện và nâng cấp các sản phẩm
tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh
- Nội dung: Tư vấn, hướng dẫn
hoàn thiện phiếu đăng ký; phương án kinh doanh; cơ cấu tổ chức, bộ máy; tư vấn
hoàn thiện nhà xưởng, máy móc, thiết bị; hỗ trợ điều chỉnh hoàn thiện sản phẩm
cho phù hợp với nhu cầu của thị trường; tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện bộ nhận diện
thương hiệu; mẫu mã, bao bì, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm …; tư vấn, hướng
dẫn hoàn thiện hồ sơ sản phẩm khi tổ chức đánh giá. Kết quả các sản phẩm được
chuẩn hóa, hoàn thiện đáp ứng đầy đủ các tiêu chí OCOP và đảm bảo các điều kiện
lưu thông hàng hóa theo quy định.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Điều
phối NTM tỉnh; các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố;
tư vấn Chương trình.
- Thời gian: Năm 2021.
4. Triển
khai Chu trình OCOP
4.1. Tổ chức lựa chọn ý
tưởng sản phẩm
- Nội dung: Trên cơ sở ý tưởng
của các Chủ thể và đề xuất của UBND cấp xã, cơ quan Thường trực OCOP cấp huyện
tiếp nhận phiếu đăng ký sản phẩm, ý tưởng sản phẩm tham gia Chương trình năm
2021; xem xét, hướng dẫn, hoàn thiện; tổ chức đánh giá, lựa chọn các phiếu/sản
phẩm khả thi, đầy đủ thông tin, lập danh sách (kèm phiếu đăng ký) gửi
Văn phòng Điều phối NTM tỉnh để tổ chức xét, chọn sản phẩm tham gia Chương
trình cấp tỉnh.
- Đơn vị thực hiện: UBND các
huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian: Năm 2021.
4.2. Tổ chức đánh giá, xếp
hạng sản phẩm
4.2.1. Tổ chức chấm điểm, đánh
giá sản phẩm cấp huyện
- Nội dung: Tổ chức đánh giá, xếp
hạng sản phẩm làm cơ sở đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh. Sản phẩm không đạt
có thể hoàn thiện, nâng cấp tham gia vào kỳ tiếp theo.
- Đơn vị thực hiện: UBND các
huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM tỉnh.
- Thời gian: Năm 2021.
4.2.2. Tổ chức đánh giá, xếp
hạng sản phẩm cấp tỉnh
- Nội dung: Phân tích, kiểm định
chất lượng sản phẩm đề xuất đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP; đánh giá, xếp hạng
các sản phẩm theo hồ sơ đề nghị của UBND cấp huyện; trình UBND tỉnh quyết định
công nhận các sản phẩm đạt 3 sao, 4 sao với mục tiêu có từ 80 sản phẩm được chứng
nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh trở lên (trong đó có 03 sản phẩm được đề xuất chứng
nhận sản phẩm OCOP cấp Quốc gia).
- Đơn vị thực hiện: Hội đồng
đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh (Văn phòng Điều phối NTM tỉnh/Tổ giúp việc tham
mưu cho Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh).
- Thời gian: Năm 2021.
4.3. Xúc tiến thương mại
- Nội dung:
+ Hỗ trợ các chủ thể tham gia
Chương trình có các sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh tham gia
các hội chợ, triển lãm trưng bày và giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh; quảng
bá và tiếp thị sản phẩm; tăng cường maketing điện tử cho các sản phẩm OCOP.
+ Tổ chức các đoàn khảo sát, kết
nối sản phẩm OCOP với các tỉnh bạn.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng
Điều phối NTM tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu
tư, Thương mại và Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian: Năm 2021.
4.4. Hỗ trợ các sản phẩm
đạt sao OCOP cấp tỉnh
- Nội dung:
+ Hỗ trợ các nội dung theo quy
định tại Thông tư số 08/2019/TT-BTC ngày 30/01/2019 của Bộ Tài chính đối với chủ
thể tham gia Chương trình có sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh;
sản phẩm đề xuất Trung ương đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP Quốc gia.
+ Hỗ trợ kinh phí để động viên,
khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất hàng hoá tham gia vào
Chương trình OCOP; tạo điều kiện cho các cơ sở có kinh phí tuyên truyền, quảng
bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Các mức thưởng như sau:
(1) Sản phẩm đạt 3 sao: Thưởng
10 triệu đồng/sản phẩm.
(2) Sản phẩm đạt 4 sao: Thưởng
20 triệu đồng/sản phẩm.
(3) Sản phẩm đạt 5 sao: Thưởng
100 triệu đồng/sản phẩm.
+ Hỗ trợ các chủ thể sản xuất sản
phẩm OCOP để nâng cấp, mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao
năng suất, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xúc tiến thương mại.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng
Điều phối NTM tỉnh chủ trì, phối hợp Sở, ngành, đơn vị liên quan; UBND các huyện,
thị xã, thành phố.
- Thời gian: Năm 2021.
5. Hỗ trợ
xây dựng các điểm giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP
- Nội dung:
+ Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức
kinh tế xây dựng các điểm giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP nhằm quảng bá, đẩy
mạnh tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, phát triển các làng nghề, đặc sản vùng miền,
sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng, lợi thế của địa phương tại các huyện, thị xã
và thành phố.
+ Xúc tiến, khảo sát, xây dựng
điểm trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP Thanh Hóa tại Cảng hàng
không Thọ Xuân và các tỉnh, thành phố lớn trong nước.
+ Tổ chức Chương trình “Ngày hội
tinh hoa sản phẩm xứ Thanh” tại TP Hà Nội.
+ Tổ chức định kỳ các gian hàng
trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại các siêu thị (Coopmart, Big
C…).
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng
Điều phối NTM tỉnh chủ trì, phối hợp Sở, ngành, đơn vị liên quan; UBND các huyện,
thị xã, thành phố.
- Thời gian: Năm 2021.
6. Hỗ trợ
nâng hạng sao:
6.1. Hỗ trợ các
Chủ thể có các sản phẩm tiềm năng có khả năng đạt 4 sao do Hội đồng đánh giá, xếp
hạng cấp huyện đánh giá (nội dung hỗ trợ theo quy định tại Thông tư số
08/2019/TT-BTC ngày 30/01/2019 của Bộ Tài chính).
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng
Điều phối NTM tỉnh chủ trì, phối hợp với các Chủ thể tham gia Chương trình.
- Thời gian: Năm 2021.
6.2. Hỗ trợ các
Chủ thể có sản phẩm OCOP cấp tỉnh 3 sao nâng hạng lên 4 sao (nội dung hỗ trợ
theo quy định tại Thông tư số 08/2019/TT-BTC ngày 30/01/2019 của Bộ Tài chính).
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng
Điều phối NTM tỉnh chủ trì, phối hợp với các Chủ thể tham gia Chương trình.
- Thời gian: Năm 2021.
7. Tư vấn,
hỗ trợ thành lập HTX OCOP Thanh Hóa
- Nội dung: Tư vấn, hướng dẫn,
hỗ trợ các Chủ thể tham gia Chương trình thành lập HTX OCOP Thanh Hóa từ đó làm
cầu nối liên kết các Chủ thể tham gia Chương trình, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
OCOP, tăng cường truyền thông, quảng bá các sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng
Điều phối NTM tỉnh chủ trì, phối hợp với các Chủ thể tham gia Chương trình.
- Thời gian: Năm 2021.
8. Kiểm
tra, giám sát các sản phẩm đã được xếp hạng sản phẩm OCOP
- Nội dung: Tổ chức kiểm tra,
giám sát việc duy trì chất lượng sản phẩm đã được đánh giá, xếp hạng sản phẩm
OCOP.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng
Điều phối NTM tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan; UBND các
huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian: Năm 2021.
III. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí sự nghiệp Chương
trình MTQG xây dựng NTM năm 2021 tỉnh Thanh Hóa.
2. Nguồn vốn hợp pháp khác:
Lồng ghép từ các nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ; nguồn khuyến công,
khuyến nông, vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn
vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển…
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Văn
phòng Điều phối NTM tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này. Thường xuyên tổ chức kiểm tra,
hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện Chương trình tại các huyện, thị xã, thành phố.
- Xây dựng dự toán chi tiết gửi
Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
- Tiếp nhận hồ sơ sản phẩm đăng
ký tham gia Chương trình và tham mưu cho Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp
tỉnh tổ chức các kỳ đánh giá, xếp hạng sản phẩm.
- Phối hợp kiểm tra, giám sát
các hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia Chương trình trên địa
bàn tỉnh.
- Đấu mối, phối hợp với các cơ
quan báo, đài Trung ương để tuyên truyền, quảng bá về Chương trình.
- Tham mưu trình UBND tỉnh kế
hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình năm
2021.
2. Sở Tài
chính: Phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM tỉnh và các đơn vị
liên quan, thẩm định dự toán chi tiết Chương trình, trình UBND tỉnh phê duyệt;
tham mưu bố trí, phân bổ kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch này.
3. Sở
Công thương
- Phối hợp với các đơn vị có
liên quan thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá,
kết nối và tiêu thụ sản phẩm (Hội chợ, triển lãm...), các hoạt động khuyến
công ...
- Căn cứ tiêu chí điểm giới thiệu
và bán sản phẩm thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2019 - 2020 được ban hành kèm
theo Quyết định số 920/QĐ- BCT ngày 16/4/2019 của Bộ Công thương; phối hợp với
Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai xây dựng
điểm giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể
hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP để nâng cao điểm đánh
giá đối với các tiêu chí, các sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành được phân công phụ
trách.
- Lồng ghép các hoạt động của
ngành với việc thực hiện Chương trình OCOP.
4. Sở
Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì triển khai thực hiện
các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế
nông thôn gắn các hoạt động của ngành với việc phát triển các sản phẩm OCOP (phát
triển các hình thức tổ chức sản xuất, ngành nghề nông thôn, đào tạo nghề nông
nghiệp cho LĐNT, các dự án hỗ trợ PTSX, đa dạng hóa sinh kế thuộc Chương trình
MTQG Giảm nghèo bền vững, khuyến nông, …).
- Hướng dẫn các hộ sản xuất -
kinh doanh, chủ trang trại, hợp tác xã nông nghiệp,… ứng dụng các tiến bộ khoa
học, công nghệ vào sản xuất và hoàn thiện sản phẩm OCOP.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể
hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP để nâng cao điểm đánh
giá đối với các tiêu chí, các sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành được phân công phụ
trách.
- Lồng ghép các hoạt động của
ngành với việc thực hiện Chương trình trên phạm vi toàn tỉnh.
5. Sở
Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị có liên quan đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất và phát
triển sản phẩm thuộc Chương trình. Tham mưu cho UBND tỉnh ưu tiên đặt hàng các
nhiệm vụ KH&CN nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và
phát triển sản phẩm OCOP.
- Hướng dẫn các địa phương, các
chủ thể tham gia Chương trình đăng ký bảo hộ, sở hữu trí tuệ nhãn hiệu sản phẩm;
hướng dẫn nội dung ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP
của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể
hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP để nâng cao điểm đánh
giá đối với các tiêu chí, các sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành được phân công phụ
trách.
- Chủ trì lồng ghép các hoạt động
của ngành với việc sản xuất và phát triển các sản phẩm của Chương trình.
6. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan hướng dẫn các chủ thể tham gia Chương trình thực hiện các quy định
liên quan đến an toàn thực phẩm, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm. Thực hiện
quản lý các sản phẩm thuộc lĩnh vực Sở quản lý.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể
hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP để nâng cao điểm đánh
giá đối với các tiêu chí, các sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành được phân công phụ
trách.
- Chủ trì lồng ghép các các hoạt
động của ngành với sản xuất và phát triển các sản phẩm của Chương trình.
7. Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
- Nghiên cứu phát triển các sản
phẩm du lịch gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn; hướng dẫn, quản
lý các điểm du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng có liên quan đến Chương trình;
xây dựng, kết nối tua tuyến đến các điểm du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng
phối hợp quảng bá các sản phẩm của Chương trình đã được cấp có thẩm quyền công
nhận đến đông đảo các đơn vị, kinh doanh và khách du lịch.
- Chủ trì, phối hợp với Văn
phòng Điều phối NTM tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký
đánh giá, xếp hạng bộ sản phẩm: Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch (theo
Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày
08/6/2020 của Thủ tướng Chính
phủ); các sản phẩm OCOP để nâng cao điểm đánh giá đối với các tiêu chí, các sản
phẩm thuộc lĩnh vực ngành được phân công phụ trách.
- Chủ trì lồng ghép các hoạt động
của ngành với việc thực hiện phát triển sản phẩm của Chương trình.
8. Sở Lao
động, Thương binh và Xã hội
- Chủ trì phối hợp với các huyện,
thị xã, thành phố hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia
đào tạo các ngành nghề liên quan đến Chương trình.
- Chủ trì lồng ghép các hoạt động
của ngành với việc tư vấn phát triển các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình.
9. Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Phối hợp với các địa
phương hướng dẫn các chủ thể tham gia Chương trình thực hiện các quy định về bảo
vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể
hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP để nâng cao điểm đánh
giá đối với các tiêu chí, các sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành được phân công phụ
trách.
10. Sở
Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo
chí trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện, thị
xã, thành phố thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu
Chương trình OCOP của tỉnh; nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò và
ý nghĩa của Chương trình trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
11.
Các Sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh: Thông tin và Truyền
thông; Nông nghiệp và PTNT; Văn phòng Điều phối NTM tỉnh; Công thương; Văn hóa,
Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Y tế; Tài nguyên và Môi trường;
Liên minh hợp tác xã tỉnh; Hội Nông dân tỉnh,… trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ chuyên môn lồng ghép hoạt động của cơ quan, đơn vị để thực hiện tuyên truyền
về Chương trình.
12. Trung
tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch: Phối hợp với Văn
phòng Điều phối NTM tỉnh, Sở Công thương, các địa phương và đơn vị có liên quan
triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm
OCOP ra thị trường trong nước và quốc tế...
13. Các tổ
chức đoàn thể: Đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh,
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh tăng
cường các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham
gia thực hiện Chương trình; chủ động tổ chức các hoạt động tham gia vào chuỗi
giá trị hình thành trong quá trình thực hiện Chương trình; đẩy mạnh phong trào
khởi nghiệp.
14. Các Sở,
ban, ngành, đơn vị liên quan: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của
ngành, đơn vị thực hiện lồng ghép các hoạt động để tổ chức thực hiện Chương
trình.
15.
Các đơn vị nghiên cứu khoa học, các Trường Đại học,
Viện, các tổ chức, cá nhân ...: Nghiên cứu nội dung Chương trình để tham gia tư
vấn, phối hợp tổ chức thực hiện Chương trình.
16. UBND
các huyện, thị xã, thành phố
- Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng
nội dung của Chương trình đến các tổ chức kinh tế, các tầng lớp nhân dân, chỉ đạo
các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Chương trình gắn với nhóm kinh tế
và tổ chức sản xuất.
- Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ
chức bộ máy, bố trí cán bộ chuyên trách để theo dõi và thực hiện Chương trình
trên địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện,
phân công nhiệm vụ cụ thể nội dung Chương trình cho từng cơ quan chuyên môn gắn
với trách nhiệm người đứng đầu trong quá trình thực hiện.
- Nghiên cứu ban hành cơ chế,
chính sách khuyến khích, hỗ trợ các Chủ thể sản xuất - kinh doanh tham gia
Chương trình.
- Phối hợp với Văn phòng Điều
phối NTM tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động liên
quan đến Chương trình.
- Triển khai các bước trong quá
trình thực hiện Chu trình OCOP thường niên theo hướng dẫn của các cơ quan cấp tỉnh,
tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm tại địa phương.
- Bố trí, lồng ghép nguồn lực từ
các chương trình, dự án để thực hiện hiệu quả Chương trình. Tổ chức kiểm tra,
giám sát các hoạt động thực hiện Chương trình trên địa bàn, đặc biệt là chất lượng
sản phẩm OCOP sau khi được công nhận.
- Thực hiện chế độ thông tin,
báo cáo 6 tháng (trước ngày 15/6), báo cáo năm (trước ngày 01/12) về UBND tỉnh (qua
Văn phòng Điều phối NTM tỉnh).
17. Báo
Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Chủ trì, phối hợp
với các đơn vị liên quan xây dựng chuyên mục, chuyên đề về Chương trình OCOP của
tỉnh; tăng thời lượng tuyên truyền về Chương trình; thường xuyên đăng tải các
tin, bài nêu gương tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện Chương trình.
18. Các tổ
chức kinh tế
- Tổ chức sản xuất các sản phẩm
nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế theo chuỗi giá trị, có khả
năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần tăng thu nhập và giảm nghèo.
- Huy động nguồn lực của đơn vị
để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng (máy móc thiết bị, nhà xưởng,…) có
đủ năng lực sản xuất các sản phẩm OCOP ở quy mô trung bình trở lên. Nâng cao chất
lượng sản phẩm đảm bảo theo yêu cầu các tiêu chí sản phẩm OCOP.
- Hoàn thiện hệ thống phân phối
sản phẩm OCOP, chủ động các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại bằng nhiều
hình thức (hệ thống đại lý phân phối, thương mại điện tử, tham gia hội chợ,
xây dựng các điểm bán hàng,…) để tiêu thụ sản phẩm của đơn vị.
- Tuân thủ việc quản lý, giám sát
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của cơ quan quản lý nhà nước và về bảo vệ môi
trường trong quá trình sản xuất, chế biến các sản phẩm OCOP theo quy định hiện
hành.
- Tiếp tục nghiên cứu, chủ động
đề xuất các ý tưởng sản phẩm mới để tham gia Chương trình năm 2021 và những năm
tiếp theo.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện
Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2021, tỉnh Thanh Hóa, yêu cầu các ngành, địa
phương, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện, trong quá trình thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Văn phòng Điều phối nông thôn mới
tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- BCĐ Trung ương các CT MTQG (để báo
cáo);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- VP Điều phối NTM Trung ương (để báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh (để báo cáo);
- Thành viên BCĐ các CT MTQG tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Văn phòng ĐP NTM tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội;
- UBND các huyện, TX, TP;
- Lưu: VT, PgNN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đức Giang
|