Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 07/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Đầu Thanh Tùng
Ngày ban hành: 28/04/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/CT-UBND

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 4 năm 2021

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, là trụ cột trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nhằm giảm thiểu tai nạn lao động nghiêm trọng chết người và bị thương nặng từ nhiều người trở lên. Trong những năm qua, kể từ khi Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 có hiệu lực đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành,đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động trên địa bàn tỉnh quan tâm, triển khai thực hiện hiệu quả, nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) từng bước được nâng cao, điều kiện làm việc của người lao động không ngừng được cải thiện, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tai nạn lao động vẫn xảy ra ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh có tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm, như lĩnh vực: xây lắp (đặc biệt là những công trình xây dựng cao tầng); khai thác đá làm vật liệu xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí; điện…Nguyên nhân chủ yếu là do:Các doanh nghiệp,cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ đầu tư, nhà thầu chưa thực sự chú trọng công tác AT-VSLĐ; việc thực hiện pháp luật an toàn-vệ sinh lao động, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về AT-VSLĐ chưa nghiêm; người sử dụng lao động thực hiện không tốt hoặc không thực hiện các quy định về AT-VSLĐ cho người lao động theo quy định của pháp luật; người lao động thiếu hiểu biết về các nguy cơ gây mất AT-VSLĐ, chủ quan trong công tác phòng ngừa tai nạn lao động…; công tác hướng dẫn, kiểm tra, tư vấn, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm về AT-VSLĐ của các cơ quan chức năng chưa thường xuyên, thiếu hiệu quả.Để khẩn trương khắc phục tình trạng nêu trên, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện công tác AT-VSLĐ, đảm bảo an toàn cho người lao động và thiết bị vận hành.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Giám đốc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:

1. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương hướng dẫn, tập huấn, huấn luyện, phổ biến kiến thức, pháp luật về AT-VSLĐ nhằm nâng cao nhận thức, biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động và người lao động, đặc biệt là những công việc nặng nhọc, độc hại và đặc biệt nặng nhọc, độc hại; công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ; công việc trong sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc chấp hành quy định về AT-VSLĐ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đặc biệt các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng như: Xây dựng, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến gỗ... Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy định của pháp luật về AT-VSLĐ; công khai thông báo các vi phạm nghiêm trọng trong công tác AT-VSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng; xem xét kiến nghị khởi tố vụ án, truy tố người vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm chết người.

- Phối hợp với các cơ quan thành viên Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, Công an tỉnh điều tra kịp thời, xác định nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao động và xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ tai nạn lao động theo đúng quy định pháp luật; đặc biệt là những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết người để kịp thời có biện pháp khắc phục những nguyên nhân nhằm ngăn ngừa các vụ tai nạn lao động tái diễn và có cơ sở giải quyết các chế độ, chính sách cho thân nhân của người bị nạn.

2. Sở Xây dựng

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động trong xây dựng các công trình nhằm nâng cao nhận thức của chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu xây dựng.

- Thường xuyên kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. Kiểm tra an toàn máy, thiết bị xây dựng, trong đó tập trung đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo danh mục do ngành xây dựng quản lý (cẩu tháp, vận thăng…), đặc biệt là những công trình xây dựng gần khu dân cư, nhiều người đi lại. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra các công trình trọng điểm, các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng.

- Xử lý nghiêm các chủ thể có liên quan vi phạm các quy định về AT-VSLĐ trong thi công xây dựng công trình; cương quyết dừng thi công, dừng sử dụng máy, thiết bị khi phát hiện hành vi vi phạm không đảm bảo an toàn lao động.

3. Sở Công Thương

- Chủ trì kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy phạm, các quy định về an toàn lao động tại các công trường, khu vực khai thác khoáng sản thuộc lĩnh vực quản lý.

- Tham gia, phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát công tác AT-VSLĐ.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các vi phạm về AT-VSLĐ trong việc sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng…

4. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt công tác vệ sinh lao động, tập huấn sơ cấp cứu.

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe người lao động như: Khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, phòng ngừa Covid-19 tại nơi làm việc.

- Kiểm tra, giám sát việc quan trắc môi trường lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh điều tra kịp thời các vụ tai nạn lao động xảy ra, xác định nguyên nhân để có biện pháp ngăn ngừa tai lao động tái diễn.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh cấp phép khai thác khoáng sản, chủ trì trong việc đánh giá tác động môi trường DTM, phải thường xuyên kiểm tra giám sát các cơ sở khai thác thực hiện đúng theo thiết kế mỏ đã được phê duyệt và các biện pháp đảm bảo AT-VSLĐ đã cam kết trong quá trình tổ chức khai thác.

- Kiểm tra, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm những tổ chức khai thác khoáng sản không bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ không phù hợp với quy định tại Điều 62 Luật Khoáng sản năm 2010.

- Yêu cầu các đơn vị khai thác khoáng sản phải xây dựng và ban hành nội quy lao động của mỏ theo quy định của pháp luật về lao động. Các quy định về AT- VSLĐ phù hợp với các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn về an toàn lao động và vệ sinh lao động do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

6. Sở Giao thông Vận tải

Tăng cường chỉ đạo, giám sát việc thực hiện công tác AT-VSLĐ tại các công trình xây dựng cầu đường, công trình giao thông trọng điểm thuộc thẩm quyền quản lý đối với chủ đầu tư, tư vấn, giám sát, nhà thầu xây dựng. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về AT-VSLĐ trên công trường, tạm đình chỉ thi công đến khi nào khắc phục đảm bảo an toàn mới được thi công lại.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ động, phối hợp Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các quy định về AT- VSLĐ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi; thuốc phòng, chống mối mọt, côn trùng, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi; kiểm tra hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn lao động trong việc sử dụng máy móc, thiết bị, sử dụng điện trong sản xuất nông nghiệp và các làng nghề.

8. Công an tỉnh

Phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP , ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động. Yêu cầu truy tố người đứng đầu và những cá nhân liên quan để xảy ra tai nạn lao động làm chết người khi có dấu hiệu vi phạm các quy định về AT-VSLĐ theo quy định của Bộ luật Hình sự nhằm răn đe, ngăn ngừa các vụ tai nạn tương tự xảy ra.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy, cứa nạn cứu hộ trên địa bàn tỉnh.

9. Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

- Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp thực hiện tốt công tác AT-VSLĐ; phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp.

- Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác AT-VSLĐ, tai nạn lao động đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp theo quy định.

10. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh

- Chỉ đạo Liên đoàn Lao động cấp huyện, Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa hướng dẫn các tổ chức Công đoàn cơ sở phối hợp với chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh:

+ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về AT- VSLĐ để người lao động hiểu được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động, AT-VSLĐ và tham gia tích cực để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

+ Lựa chọn các an toàn viên để chủ sử dụng lao động thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy định tại Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015.

+ Phát động phong trào xanh, sạch, đẹp ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tham gia hưởng ứng tích cực Tháng hành động về AT-VSLĐ hằng năm.

- Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh điều tra kịp thời các vụ tai nạn lao động xảy ra, xác định nguyên nhân để có biện pháp ngăn ngừa tai lao động tái diễn.

11. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nông dân thực hiện các biện pháp làm việc an toàn, phòng chống ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là sử dụng điện và các thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp.

- Cung cấp danh sách các cá nhân, đơn vị điển hình làm tốt công tác AT-VSLĐ, các địa phương có nhiều nguy cơ về tai nạn lao động trong nông nghiệp, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho công tác tuyên truyền.

- Cung cấp các nội dung liên quan đến số liệu về công tác AT-VSLĐ, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của các cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc loại hình hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh phục vụ cho công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

12. Đề nghị VCCI Chi nhánh Thanh Hóa, Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các thành viên tuân thủ pháp luật lao động, AT-VSLĐ, thường xuyên đối thoại, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp.

13. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa

Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác thông tin tuyên truyền các quy định về AT-VSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh; đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền trên các kênh của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa; tăng cường xây dựng và phát sóng các chuyên mục, chuyên đề, phổ biến kiến thức về AT-VSLĐ, các biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công khai các trường hợp vi phạm AT- VSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng; kịp thời thông tin cảnh báo những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để mọi người biết và phòng tránh. Đưa tin, bài, gương tốt, việc tốt trong thực hiện công tác AT-VSLĐ ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tuyên truyền, tham gia hưởng ứng tích cực trong Tháng hàng động về AT-VSLĐ hằng năm.

14. UBND các huyện, thị xã, thành phố

Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác AT-VSLĐ bao gồm:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về lao động,AT-VSLĐ, đặc biệt là quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động về AT- VSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương đến với người lao động, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn.

- Rà soát các công trình xây dựng, các đơn vị, cơ sở khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn, chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra công tác AT-VSLĐ đối với các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, các đơn vị, cơ sở khai thác; tuyên truyền, phối hợp với cơ quan chức năng để được tư vấn, hướng dẫn, huấn luyện kiến thức về AT-VSLĐ, phòng chống cháy, nổ…

+ Đối với các công trình xây dựng, các đơn vị, cơ sở khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (thiết bị nâng: máy vận thăng, cần trục, cầu trục, cần cẩu tháp, xe nâng, pa năng điện, pa năng kéo tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên, vật liệu nổ công nghiệp…) phải yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, các đơn vị, cơ sở khai thác trước khi đưa những thiết bị này vào sử dụng phải được kiểm định kỹ thuật an toàn đảm bảo và khai báo với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động địa phương theo quy định tại Điều 31 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 16, Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động; đối với thợ vận hành phải được huấn luyện và cấp thẻ an toàn lao động theo quy định tại Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động; Điều 17, Điều 18, Điều 19 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.

+ Yêu cầu chủ đầu tư phải thành lập bộ phận AT-VSLĐ theo quy định tại Điều 72 Luật An toàn, vệ sinh lao động để thường xuyên kiểm tra giám sát các nhà thầu thực hiện công tác AT-VSLĐ trên công trường. Đối với tất cả người lao động làm việc trên công trường phải được huấn luyện AT-VSLĐ theo quy định tại Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động; Điều 17, Điều 18, Điều 19 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phương tiện làm việc cho người lao động; trang bị tủ thuốc y tế và các trang thiết bị phục vụ sơ cấp cứu khi có người bị nạn.

+ Tạm dừng những công trình xây dựng, các đơn vị, cơ sở khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo an toàn cho người lao động và thiết bị vận hành, chỉ khi nào khắc phục đảm bảo an toàn mới được cho người lao động vào làm việc.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về AT-VSLĐ trên địa bàn.

- Thực hiện tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác AT-VSLĐ, tai nạn lao động trên địa bàn theo đúng quy định.

15. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

- Phải tổ chức và thực hiện nghiêm túc pháp luật về AT-VSLĐ theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; xây dựng các biện pháp phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và thực hiện các biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ tại những nơi có nguy cơ dễ xảy ra tai nạn lao động như: các nhà xưởng, phân xưởng sản xuất; công trình xây dựng tiếp giáp khu đông dân cư; khu vực đường giao thông có nhiều người đi lại; khu vui chơi công cộng; các kho xăng dầu, bến cảng; các khu khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng… phân công người trực để bảo đảm xử lý kịp thời khi có tai nạn hoặc sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra.

- Xây dựng đầy đủ nội quy, quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố và niêm yết tại nơi nơi làm việc, máy, thiết bị vận hành; trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; thường xuyên cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; kiểm định kỹ thuật an toàn đối với các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ; tổ chức huấn luyện về AT-VSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động theo quy định tại Nghị đinh số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ. Báo cáo kịp thời, khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra cho các cơ quan có thẩm quyền, địa phương biết để phối hợp xử lý.

- Bố trí, tổ chức bộ phận làm công tác AT-VSLĐ là những người có kinh nghiệm, trình độ, hiểu biết về AT-VSLĐ theo quy định.

- Tăng cường sự phối hợp giữa người sử dụng lao động và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở để tự kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về AT-VSLĐ đối với người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về AT-VSLĐ, các nội quy, quy trình vận hành tại nơi làm việc.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện tốt công tác AT-VSLĐ; định kỳ hằng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15/7 đối với báo cáo 06 tháng và trước ngày 10/01 năm sau đối với báo cáo năm để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh theo quy định./.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đầu Thanh Tùng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 07/CT-UBND ngày 28/04/2021 về tăng cường thực hiện công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


88

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.82.128
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!