Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1121/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 25/09/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Thủ tướng yêu cầu giám sát bán thuốc kháng sinh theo đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc

Ngày 25/9/2023, Thủ tướng ban hành Quyết định 1121/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó yêu cầu giám sát bán thuốc kháng sinh theo đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc.

Thủ tướng yêu cầu giám sát bán thuốc kháng sinh theo đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc

Theo đó, giải pháp để tăng cường hệ thống giám sát kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật ở người, động vật, môi trường và thương mại bao gồm:

- Củng cố năng lực hệ thống giám sát kháng thuốc ở người, động vật và tại cộng đồng; giám sát sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật để làm bằng chứng xây dựng, điều chỉnh hướng dẫn và các hoạt động can thiệp kịp thời ở cấp quốc gia và cấp cơ sở.

- Rà soát, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn; sử dụng thuốc kháng vi sinh vật lựa chọn ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe con người; kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát sự đề kháng, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật.

- Thiết lập và duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia về kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng sinh của vi sinh vật ở người, động vật và môi trường.

- Xây dựng tiêu chuẩn, hướng dẫn quốc gia liên quan đến giám sát kháng thuốc và thống nhất thực hiện trong lĩnh vực y tế và thú y.

- Phát triển công tác dược lâm sàng, triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh, quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn.

- Thực hiện giám sát bán thuốc kháng sinh theo đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc.

Ngoài ra, giải pháp về nhân lực của Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 như sau:

- Xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực về hồi sức tích cực, truyền nhiễm, vi sinh, dược sỹ lâm sàng, kiểm soát nhiễm khuẩn, thú y.

- Rà soát, bổ sung, cập nhật nội dung về phòng, chống kháng thuốc trong các chương trình giảng dạy, đào tạo của khối các trường đào tạo về sức khỏe ở người và động vật.

- Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho bác sỹ, vi sinh, dược sỹ, điều dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn, nhân viên thú y và các nhân viên liên quan về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn; sử dụng thuốc kháng vi sinh vật lựa chọn ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe con người; giám sát sự đề kháng, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật.

Xem chi tiết tại Quyết định 1121/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 25/9/2023.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1121/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG KHÁNG THUỐC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2023 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống nhiễm vi rút HIV/AIDS ngày 16 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) với các nội dung sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Sử dụng hợp lý, an toàn và có trách nhiệm thuốc kháng vi sinh vật ở người, động vật, cây trồng là giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề kháng thuốc.

2. Phòng, chống kháng thuốc là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm nòng cốt của ngành y tế và ngành nông nghiệp.

3. Chủ động phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, kiểm soát nhiễm khuẩn, nâng cao năng lực phòng ngừa, phát hiện, chẩn đoán, điều trị và giám sát kháng thuốc, sử dụng, tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật ở người và động vật.

II. MỤC TIÊU VÀ TẦM NHÌN

1. Mục tiêu chung

Làm chậm sự tiến triển kháng thuốc và ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm, đồng thời đảm bảo sự sẵn có, liên tục các thuốc kháng vi sinh vật và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật hợp lý để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người và động vật, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể và chỉ tiêu đến 2030

a) Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương và hiểu biết của nhân viên y tế, thú y và người dân về phòng, chống kháng thuốc.

- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kế hoạch phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023 - 2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và được cấp ngân sách để triển khai thực hiện đạt 100% vào năm 2025, duy trì đến năm 2030.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ hiểu biết đúng về phòng, chống kháng thuốc ở người trưởng thành, bà mẹ, đạt ít nhất là 50% vào năm 2025 và đạt 60% vào năm 2030 và ở nhân viên y tế, nhân viên thú y đạt ít nhất là 60% vào năm 2025 và đạt 70% vào năm 2030.

b) Mục tiêu 2: Củng cố hệ thống giám sát kháng thuốc để cảnh báo kịp thời về sự xuất hiện, lan truyền, mức độ và xu hướng kháng thuốc của các vi sinh vật.

- Chỉ tiêu 1: Về hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc ở người: tại mỗi tỉnh ít nhất 01 bệnh viện tham gia vào năm 2025 và ít nhất 02 bệnh viện tham gia vào năm 2030; tại tuyến trung ương: đạt 50% số bệnh viện trung ương vào năm 2025 và đạt 100% số bệnh viện trung ương vào năm 2030; nâng cao năng lực cho 03 phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia về kháng thuốc đến năm 2025 và phát triển thêm ít nhất 03 phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia vào năm 2030 và triển khai giám sát kháng thuốc của các vi sinh vật trong cộng đồng vào năm 2025 và tiếp tục mở rộng vào năm 2030.

- Chỉ tiêu 2: Về hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc ở động vật: thiết lập được ít nhất 01 phòng xét nghiệm tham chiếu và 03 phòng xét nghiệm tuyến trung ương tham gia giám sát kháng thuốc trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản vào năm 2025 và mở rộng thêm 02 phòng xét nghiệm tuyến trung ương tham gia giám sát kháng thuốc trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản vào năm 2030.

- Chỉ tiêu 3: Ít nhất 90% cán bộ tham gia trong hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc trong lĩnh vực y tế và nông nghiệp được được tập huấn chuyên môn về kỹ thuật nuôi cấy, định danh và kháng sinh đồ và sử dụng, quản lý dữ liệu giám sát kháng thuốc.

- Chỉ tiêu 4: Báo cáo giám sát quốc gia về kháng thuốc được công bố hàng năm từ năm 2023.

c) Mục tiêu 3: Giảm sự lan truyền của vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm.

- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ các bệnh viện thiết lập chỉ tiêu và triển khai kế hoạch kiểm soát mức độ kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong bệnh viện; đánh giá tuân thủ thực hành tốt về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn sinh học: tuyến tỉnh và trung ương đạt ít nhất 40% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030; tuyến huyện đạt ít nhất 20% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ các bệnh viện thực hiện kỹ thuật vi sinh để chẩn đoán, điều trị và giám sát kháng thuốc: tại tuyến tỉnh và trung ương đạt ít nhất 40% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030; tại tuyến huyện đạt ít nhất 15% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ các bệnh viện thực hiện việc triển khai giám sát chủ động nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế và triển khai các can thiệp làm giảm tỷ nhiễm khuẩn này trong bệnh viện: tuyến tỉnh và trung ương đạt ít nhất 50% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030; tuyến huyện đạt ít nhất 20% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.

d) Mục tiêu 4: Sử dụng thuốc kháng vi sinh vật ở người và động vật hợp lý, an toàn và có trách nhiệm.

- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ các bệnh viện từ tuyến quận, huyện trở lên triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh đạt ít nhất 30% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ các cơ sở khám, chữa bệnh cho động vật tuân thủ hướng dẫn sử dụng kháng sinh của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y đạt ít nhất 10% vào năm 2025 và 20% vào năm 2030.

- Chỉ tiêu 3: Vào năm 2025 thiết lập hệ thống giám sát quốc gia sử dụng và tiêu thụ kháng sinh ở người và động vật và tiếp tục mở rộng vào năm 2030.

3. Tầm nhìn đến năm 2045

Đến năm 2045 kiểm soát cơ bản tình trạng kháng thuốc, có hệ thống giám sát kháng thuốc, sử dụng, tiêu thụ kháng sinh hoạt động hiệu quả tương đương với các nước phát triển.

III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về phối hợp hành động và đáp ứng liên ngành để phòng, chống kháng thuốc

a) Xây dựng Khung hành động chung làm nền tảng cho sự hợp tác đa ngành, điều phối, triển khai, giám sát các hành động theo trách nhiệm cụ thể của mỗi ngành.

b) Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động cho từng lĩnh vực y tế, nông nghiệp, môi trường, công thương để giải quyết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc trong các lĩnh vực tương ứng.

c) Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động triển khai phòng, chống kháng thuốc trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược, lồng ghép vào các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và ưu tiên phân bổ kinh phí hằng năm để thực hiện.

d) Bổ sung, hoàn thiện cơ chế và duy trì hiệu quả cơ chế phối hợp liên ngành và chia sẻ thông tin về sự đề kháng, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật giữa các bộ, ngành và các đối tác có liên quan từ trung ương đến địa phương.

đ) Xây dựng bộ chỉ số đánh giá và theo dõi việc triển khai Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc đối với lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công thương và môi trường.

2. Về chính sách, pháp luật, quy định chuyên môn

a) Rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn về phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, kiểm soát nhiễm khuẩn, chẩn đoán và điều trị, sử dụng thuốc kháng vi sinh vật, an toàn sinh học trong y tế, nông nghiệp.

b) Rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn về thực hành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; sản xuất, chế biến thực phẩm; quản lý, xử lý chất thải của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cơ sở chế biến thực phẩm để kiểm soát dư lượng kháng sinh và các vi sinh vật kháng thuốc.

c) Rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm quản lý và xử lý nếu sử dụng hoặc bán thuốc kháng vi sinh vật không có đơn thuốc; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê đơn kháng sinh sai mục đích hoặc lạm dụng kháng sinh trong điều trị người bệnh, không tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.

3. Về thông tin, truyền thông và vận động xã hội

a) Truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân về các nguyên nhân gây kháng thuốc, hậu quả của kháng thuốc và các biện pháp phòng, chống kháng thuốc; duy trì cam kết của cá nhân và xã hội đối với thay đổi hành vi để sử dụng thuốc kháng vi sinh vật có trách nhiệm, ngừng lạm dụng và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật sai mục đích; thúc đẩy các hành vi lành mạnh để ngăn ngừa nhiễm trùng và sự lây lan của chúng, trong đó chú trọng nhân viên y tế, thú y, người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; bà mẹ, phụ nữ, học sinh, sinh viên.

b) Tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể, nhân viên y tế, thú y và người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn, khuyến cáo về phòng, chống kháng thuốc thông qua mạng lưới thông tin truyền thông từ trung ương tới địa phương.

c) Nghiên cứu, xây dựng và cung cấp các chương trình, tài liệu truyền thông về phòng chống kháng thuốc phù hợp với phương thức truyền thông và các nhóm đối tượng, trong đó chú trọng xây dựng các thông điệp chủ chốt, thông điệp mới về kháng thuốc để tác động mạnh mẽ tới xã hội.

4. Giải pháp để tăng cường hệ thống giám sát kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật ở người, động vật, môi trường và thương mại

a) Củng cố năng lực hệ thống giám sát kháng thuốc ở người, động vật và tại cộng đồng; giám sát sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật để làm bằng chứng xây dựng, điều chỉnh hướng dẫn và các hoạt động can thiệp kịp thời ở cấp quốc gia và cấp cơ sở.

b) Rà soát, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn; sử dụng thuốc kháng vi sinh vật lựa chọn ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe con người; kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát sự đề kháng, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật.

c) Thiết lập và duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia về kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng sinh của vi sinh vật ở người, động vật và môi trường.

d) Xây dựng tiêu chuẩn, hướng dẫn quốc gia liên quan đến giám sát kháng thuốc và thống nhất thực hiện trong lĩnh vực y tế và thú y.

đ) Phát triển công tác dược lâm sàng, triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh, quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn.

e) Thực hiện giám sát bán thuốc kháng sinh theo đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc.

5. Giải pháp về nhân lực

a) Xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực về hồi sức tích cực, truyền nhiễm, vi sinh, dược sỹ lâm sàng, kiểm soát nhiễm khuẩn, thú y.

b) Rà soát, bổ sung, cập nhật nội dung về phòng, chống kháng thuốc trong các chương trình giảng dạy, đào tạo của khối các trường đào tạo về sức khỏe ở người và động vật.

c) Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho bác sỹ, vi sinh, dược sỹ, điều dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn, nhân viên thú y và các nhân viên liên quan về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn; sử dụng thuốc kháng vi sinh vật lựa chọn ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe con người; giám sát sự đề kháng, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật.

6. Giải pháp về tài chính

Nguồn kinh phí thực hiện bao gồm nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo, có cơ chế phù hợp thu hút các nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức quốc tế.

7. Giải pháp về nghiên cứu khoa học

a) Nâng cao năng lực nghiên cứu về đánh giá sử dụng thuốc, kháng thuốc, đặc biệt là nghiên cứu về vi khuẩn đa kháng thuốc, triển khai các can thiệp thúc đẩy sử dụng kháng sinh hợp lý.

b) Tiếp tục ưu tiên và hỗ trợ nghiên cứu khoa học về các bệnh truyền nhiễm ở người, động vật, thủy sản, đồng thời thúc đẩy các mối quan hệ giữa đối tác với các cơ sở nghiên cứu, bệnh viện, trường đại học.

c) Khuyến khích, củng cố và tạo các mối quan hệ với các đối tác hỗ trợ phát triển các nghiên cứu về phát triển thuốc kháng vi sinh vật, chất kháng khuẩn có nguồn gốc từ dược liệu truyền thống và các phương pháp chẩn đoán mới.

d) Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm, xét nghiệm vi sinh, quản lý chất lượng xét nghiệm vi sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở xét nghiệm và điều trị bệnh động vật, thủy sản.

đ) Triển khai khảo sát vào năm 2023 để thu thập dữ liệu ban đầu về phòng, chống kháng thuốc và khảo sát năm 2030 làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược.

8. Giải pháp về tăng cường hợp tác

a) Tăng cường hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Thú y thế giới (WOAH), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI-360), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Trung tâm Y tế và Sức khỏe Toàn cầu Quốc gia (NCGM- Nhật Bản) và các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế khác để hỗ trợ, thúc đẩy triển khai thực hiện Chiến lược; lồng ghép các dự án hợp tác quốc tế với hoạt động của Chiến lược nhằm thực hiện được các mục tiêu.

b) Tham gia và duy trì hệ thống báo cáo quốc tế: Hệ thống Giám sát kháng thuốc toàn cầu (GLASS), Hệ thống Giám sát Tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật Khu vực Tây Thái Bình Dương (WPRACSS) vào năm 2027 và Khảo sát tự đánh giá năng lực quốc gia về chống kháng thuốc (TrACSS) vào năm 2023 và với các đơn vị liên quan để thúc đẩy hợp tác nghiên cứu: đánh giá việc sử dụng kháng sinh, kháng vi rút và kháng ký sinh trùng; nghiên cứu về kháng thuốc, đặc biệt là nghiên cứu về vi khuẩn đa kháng thuốc.

c) Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tham gia các hội thảo, hội nghị, diễn đàn khoa học về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, sử dụng thuốc hợp lý điều trị bệnh cho người và động vật, chống nhiễm khuẩn bệnh viện, kiểm tra chất lượng xét nghiệm vi sinh, kháng thuốc.

d) Khuyến khích tham gia vào các nghiên cứu hợp tác quốc tế liên quan đến phòng chống kháng thuốc.

IV. CÁC ĐỀ ÁN TRỌNG ĐIỂM

1. Đề án về nâng cao nhận thức của cộng đồng, tăng cường Hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật, tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh trong y tế giai đoạn 2024 - 2030 do Bộ Y tế xây dựng và triển khai.

2. Đề án về nâng cao nhận thức của cộng đồng, tăng cường Hệ thống giám sát quốc gia về sự kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật, tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh trong thú y giai đoạn 2024 - 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và triển khai.

3. Đề án giám sát kháng thuốc trong môi trường giai đoạn 2024 - 2030 do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và triển khai.

Điều 2. Nguồn lực và tổ chức thực hiện Chiến lược

1. Nguồn lực: Kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn huy động hợp pháp khác, đảm bảo theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Phân công trách nhiệm thực hiện

a) Bộ Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện Chiến lược trên phạm vi cả nước; sơ kết thực hiện Chiến lược sau 5 năm và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh Chiến lược phù hợp với tình hình thực tiễn nếu cần thiết và tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược vào năm 2030.

- Chủ trì xây dựng, phê duyệt và triển khai Đề án về nâng cao nhận thức của cộng đồng, tăng cường Hệ thống giám sát quốc gia về sự kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật, tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh trong y tế giai đoạn 2024 - 2030.

- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Chiến lược sau 5 năm và tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược vào năm 2030.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và chủ trì xây dựng, phê duyệt và triển khai Đề án về nâng cao nhận thức của cộng đồng, tăng cường Hệ thống giám sát quốc gia về sự kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật, tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh trong thú y giai đoạn 2024 - 2030.

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và chủ trì xây dựng, phê duyệt và triển khai Đề án giám sát kháng thuốc trong môi trường giai đoạn 2024 - 2030.

d) Bộ Công Thương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược.

đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương cân đối, bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chiến lược và các Đề án trọng điểm.

e) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục thay đổi nhận thức và hành vi về phòng, chống kháng thuốc, sử dụng hợp lý, an toàn các thuốc kháng vi sinh vật.

g) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao có trách nhiệm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược.

h) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược; phối hợp triển khai thực hiện các Đề án trọng điểm của Chiến lược trên địa bàn. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung của Chiến lược thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước.

i) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan truyền thông, các doanh nghiệp và người dân có trách nhiệm tham gia phòng, chống kháng thuốc, sử dụng các thuốc kháng vi sinh vật hợp lý theo đúng quy định chuyên môn, tổ chức phản biện chính sách và giám sát hoạt động phòng, chống kháng thuốc.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Cơ quan đại diện WHO, U.S. CDC tại Việt Nam, FHI-360;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: NN, CN, KTTH, QHQT, QHĐP;
- Lưu: VT, KGVX (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

PRIME MINISTER OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 1121/QD-TTg

Hanoi, September 25, 2023

 

DECISION

APPROVAL OF THE NATIONAL STRATEGY FOR PREVENTION AND CONTROL OF DRUG RESISTANCE IN VIETNAM FOR THE PERIOD OF 2023 – 2030 WITH A VISION TOWARDS 2045 

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM

Pursuant to the Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to the Law on Governmental Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Medical Examination and Treatment dated November 23, 2009;

Pursuant to the Law on Prevention and Control of HIV/AIDS dated June 29, 2006 and Law on amendments to the Law on Prevention and Control of HIV/AIDS dated November 16, 2020;

Pursuant to the Law on Veterinary Medicine dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Fisheries dated November 21, 2017;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Law on Crop Production dated November 19, 2018;

Pursuant to the National Strategy for the people's health protection, care and promotion for the period of 2011-2020 with a vision towards 2030;

At the request of the Minister of Health.

HEREBY DECIDES:

Article 1. The national strategy for prevention and control of drug resistance in Vietnam for the period of 2023 – 2030 with a vision towards 2045 (hereinafter referred to as “the Strategy”) shall be approved with the following contents:

I. POINTS OF VIEW

1. Rational, safe and responsible use of antimicrobials in humans, animals and plants is the fundamental solution to solve drug resistance.

2. Prevention and control of drug resistance is the urgent, regular, long-term task and the core responsibility of health and agriculture sectors.

3. Prevention of communicable diseases and control of bacterial contamination need to be proactive, capacity for prevention, detection, diagnosis, treatment and supervision of drug resistance, use and consumption of antimicrobial drugs in humans and animals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. General objective

Slow the progression of drug resistance and prevent and control the spread of drug-resistant microorganisms and communicable diseases, while ensuring the availability and continuity of antimicrobial drugs and the reasonably use of antimicrobial drugs to effectively treat communicable diseases in humans and animals, contributing to the protection, care and improvement of human and animal health, environmental protection and economic and social development of the country.

2. Specific objectives and criteria by 2030

a) Objective 1: Improve the awareness of local authorities and knowledge of health workforce, veterinary workforce and the people of prevention and control of drug resistance.

- Criteria 1: 100% of provinces and central-affiliated cities will have plans for prevention and control of drug resistance for the period of 2023 - 2030 approved and granted budgets for implementation in 2025, which will be remained unchanged to 2030.

- Criteria 2: The percentage of adults and mothers having appropriate knowledge about drug resistance will reach at least 50% by 2025 and at least 60% by 2030 and the percentage of health workforce and veterinary workforce having appropriate knowledge about drug resistance will reach at least 60% by 2025 and at least 70% by 2030.

b) Objective 2: Improve the drug surveillance system to promptly warn about the emergence, spread, level and trend of drug resistance of microorganisms.

- Criteria 1: Regarding the national surveillance system for drug resistance in humans: in each province, at least 01 hospital will participate in the system by 2025 and at least 02 hospitals will participate by 2030; in central hospitals, the percentage of central hospitals participating in the system will reach 50% by 2025 and 100% by 2030; 03 national reference laboratories for drug resistance will be upgraded by 2025 and at least 03 new national reference laboratories will be built by 2030 and the surveillance of drug resistance of microorganisms in the community will be carried out by 2025 and continue to expand by 2030.

- Criteria 2: Regarding the national surveillance system for drug resistance in animals: at least 01 reference laboratory and 03 central-level testing laboratories involved in drug resistance surveillance in animal husbandry and aquaculture will be established by 2025 and 02 more central-level testing laboratories involved in drug resistance surveillance in animal husbandry and aquaculture will be established by 2030.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Criteria 4: Reports on the national drug resistance surveillance will be annually published from 2023.

c) Objective 3: Reduce the spread of microorganisms and communicable diseases.

- Criteria 1: The percentage of hospitals which set up criteria and implement plans for control of drug resistance levels of pathogenic bacteria commonly found in hospitals; compliance with good practice in infection control, prevention and biosecurity ((ICPB) will reach at least 40% by 2025 and 70% by 2030 (for province-level hospitals and central-level hospitals); at least 20% by 2025 and 40% by 2030 (for district-level hospitals).

- Criteria 2: The percentage of hospitals which perform microbiological techniques to diagnose, treat and monitor drug resistance will reach at least 40% by 2025 and 70% by 2030 (for province-level hospitals and central-level hospitals); at least 15% by 2025 and 30% by 2030 (for district-level hospitals).

- Criteria 3: The percentage of hospitals which implement proactive surveillance of healthcare-associated infections and implement interventions to reduce the incidence of these infections in hospitals will reach at least 50% by 2025 and 80% by 2030 (for province-level hospitals and central-level hospitals); at least 20% by 2025 and 40% by 2030 (for district-level hospitals).

d) Objective 4: Rationally, safely and responsibly use antimicrobial drugs in humans and animals.

- Criteria 1: The percentage of hospitals of districts, wards and higher which execute the antibiotic stewardship program will reach at least 30% by 2025 and 50% by 2030.

- Criteria 2: The percentage of veterinary clinics which comply with instructions for antibiotic use of animal health authorities will reach at least 10% by 2025 and 20% by 2030.

- Criteria 3: The national surveillance system for use and consumption of antibiotics in humans and animals will be set up by 2025 and extended by 2030.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



By 2045, the drug resistance is expected to be basically controlled, and the surveillance system for drug resistance, antibiotic use and consumption is expected to be as effective as that of developed countries.

III. SPECIFIC TASKS AND SOLUTIONS

1. Interdisciplinary cooperation in action to prevent and control drug resistance

a) Establish a common action framework acting as a ground for multidisciplinary collaboration, coordination, implementation and monitoring of actions according to specific responsibilities of each sector.

b) Develop and implement action plans for each field of health, agriculture, environment or industry and trade to address causes of drug resistance in respective fields.

c) As for provinces and central-affiliated cities, proactively implement prevention and control of drug resistance on the basis of objectives, tasks and solutions of the strategy, in combination with their criteria and tasks of socio-economic development and take priority over allocation of annual funds for implementation thereof.

d) Supplement and complete regulations and effectively maintain regulations on interdisciplinary cooperation and share of information on antimicrobial drug resistance, use and consumption between ministries, central authorities and relevant partners of from central authorities to local authorities.

dd) Develop a monitoring and evaluation indicators for the National Strategy for drug resistance prevention and control in the fields of health, agriculture, industry and trade and environment.

2. Policies, laws and professional regulations

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Review, study and complete policies, laws, technical standards and regulations, professional instructions on animal husbandry and aquaculture practices; food production and processing; waste management and treatment of medical examination and treatment facilities, livestock and aquaculture facilities and food processing facilities to control antibiotic residues and drug-resistant microorganisms.

c) Review, study and complete policies and laws in order to manage and handle cases of using or selling antimicrobial drugs without prescription; medical examination and treatment facilities prescribing antibiotics for the wrong purpose or overusing antibiotics in treating patients, and failing to comply with instructions on diagnosis and treatment of the Ministry of Health of Vietnam.

3. Information, communications and social mobilization

a) Improve communication, education and awareness of the people about causes of drug resistance, consequences of drug resistance and measures for drug resistance prevention and control; maintain commitments of individuals and society to behavior change for responsible use of antimicrobial drugs, stop for overuse and use of antimicrobial drugs for the wrong purpose; promote healthy behaviors to prevent infection and its spreading, pay attention to health workforce, veterinary workforce, livestock farmers and aquaculture farmers, mothers, women and students.

b) Disseminate and mobilize authorities, organizations, health workforce, veterinary workforce and the people to effectuate policies, laws, instructions and recommendations on drug resistance prevention and control via information and communications networks of from central authorities to local authorities.

c) Study, develop and provide communication programs and materials for drug resistance prevention and control in conformity with communication methods and target audiences, pay attention to formulate key messages and new messages on drug resistance to have a strong impact on society.

4. Solutions to strengthen the surveillance system for drug resistance, use and consumption of antimicrobial drugs in humans, animals, environment and trading

a)  Promote ability of surveillance systems for drug resistance in humans, animals and the community; monitor the use and consumption of antimicrobial drugs to act as evidence for formulation and adjustment of instructions and prompt intervention activities at national and intramural levels.

b) Review and update professional instructions on prevention, diagnosis and treatment of communicable diseases, rational and safe use of antibiotics; use of antimicrobial drugs as a priority choice in human health care; control of bacterial contamination, surveillance of resistance, use and consumption of antimicrobial drugs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Formulate national standards and instructions relating to drug resistance surveillance and consistently implement them in health and veterinary fields. 

dd) Develop clinical pharmacy work, execute the antibiotic stewardship program, manage drug prescriptions and sell prescription drugs.

e) Carry out surveillance of prescription antibiotic sales by drug retailers.

5. Solutions for human resources

a) Develop regulations and policies for attracting human resources in intensive care, communicable diseases, microbiology, clinical pharmacists, communicable control, and veterinary medicine.

b) Review, supplement and update contents about drug resistance prevention and control in teaching and training programs of schools training on human and animal health.

c) Develop training programs, training materials and organize capacity-building training for doctors, microbiologists, pharmacists, nurses, infection preventionists, veterinary workforce and relevant workforce on prevention, diagnosis and treatment of communicable diseases, rational and safe use of antibiotics; use of antimicrobial drugs as a priority choice in human health care; surveillance of resistance, use and consumption of antimicrobial drugs.

6. Solutions for financial issues

Funding sources for implementation include state budget and other legal sources, in which the state budget plays the leading role, with appropriate regulations to attract human resources of organizations, enterprises, individuals and international organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Strengthen capacity for research on evaluating drug use and drug resistance, especially research on multidrug-resistant bacteria, and deploy interventions to promote rational use of antibiotics.

b) Continue to support and take priority over scientific researches on communicable diseases in humans, animals, aquatic products, and promote relationships between partners and research facilities, hospitals, and universities.

c) Encourage, strengthen and create relationships with partners supporting in developing researches on development of antimicrobial drugs, antibacterial substances derived from traditional medicinal herbs and new diagnostic methods.

d) Speed up researches, transfer of new technologies for diagnosis and treatment of communicable diseases, microbiological testing, quality management of microbiological testing at hospitals, preventive medicine facilities, testing and treatment facilities for animal and aquatic diseases.

dd) Carry out surveys in 2023 to collect initial data on drug resistance prevention and control and surveys in 2030 to act as the basis for evaluating results of the Strategy.

8. Solutions for cooperation strengthening

a) Strengthen cooperation with the World Health Organization (WHO), the World Organization for Animal Health (WOAH), the Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), and the US Centers for Disease Control ( U.S. CDC), Family Health International (FHI-360), United Nations Children's Fund (UNICEF), National Center for Global Health and Medicine (NCGM-Japan) and agencies, other domestic and international organizations to support and promote the implementation of the Strategy; integrate international cooperation projects with the Strategy's activities to achieve the objectives.

b) Participate and maintain international reporting systems: Global Antimicrobial Resistance and Use Surveillance System (GLASS), Western Pacific Regional Antimicrobial Consumption Surveillance System (WPRACSS) by 2027 and Tracking Antimicrobial Resistance (AMR) Country Self- Assessment Survey (TrACSS) by 2023 and cooperate with relevant units in promoting research cooperation: evaluate the use of antibiotics, antivirals and antiparasitics; Research on drug resistance, especially research on multidrug-resistant bacteria.

c) Improve international cooperation, exchange and share of experiences, participate in conferences, meetings, scientific forums on prevention and control of communicable diseases, rationally use drugs for humans and animals, prevent hospital-acquired infections, check the quality of microbiological and drug resistance tests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IV. KEY SCHEMES

1. Scheme on raising the community’s awareness, intensifying the national surveillance system for drug resistance, use and consumption of antimicrobial drugs, intensifying antibiotic stewardship in health sector for the period of 2024 – 2030, which is developed and implemented by the Ministry of Health. 

2. Scheme on raising the community’s awareness, intensifying the national surveillance system for drug resistance, use and consumption of antimicrobial drugs, intensifying antibiotic stewardship in veterinary sector for the period of 2024 – 2030, which is developed and implemented by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. Scheme on environment-related drug resistance surveillance for the period of 2024 -2030, which is developed and implemented by the Ministry of Natural Resource and Environment.

Article 2. Resources and organization of implementation of the Strategy

1. Resources: Funds for the implementation of the Strategy shall be allocated from state budget according to applicable government budget hierarchy and other lawful funding sources in compliance with regulations of the Law on State Budget and relevant legal documents.

2. Assignment of responsibilities for implementation of the Strategy

a) The Ministry of Health shall

- Take charge and cooperate with ministers, ministerial agencies, Governmental agencies, and the People's Committees of provinces and central-affiliated cities in organizing implementation of the Strategy in the whole country; sum up partially the implementation of the Strategy after 5 years and propose to the Prime Minister to decide to adjust the Strategy to suit the practical situation if necessary and summarize and evaluate results of the implementation thereof in 2030.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Preside over guiding, inspecting, evaluating and reporting the implementation of the Strategy after 5 years to the Prime Minister, and summarize and evaluate results of the implementation of the Strategy in 2030.

b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall implement objectives, tasks and solutions within their jurisdiction and preside over formulating, approving and implementing the Scheme on raising the community’s awareness, intensifying the national surveillance system for drug resistance, use and consumption of antimicrobial drugs, intensifying antibiotic stewardship in veterinary sector for the period of 2024 – 2030. 

c) The Ministry of Natural Resource and Environment shall implement objectives, tasks and solutions within their jurisdiction and preside over formulating, approving and implementing the Scheme on environment-related drug resistance surveillance for the period of 2024 -2030.

d) The Ministry of Industry and Trade shall implement objectives, tasks and solutions of the Strategy within their jurisdiction.

dd) The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Health and the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Natural Resources and Environment and the Ministry of Industry and Trade in balancing and allocating state budget to effectively implement contents of the Strategy and the key Schemes.

e) The Ministry of Information and Communications shall take charge and cooperate with the Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Natural Resources and Environment and the Ministry of Industry and Trade in strengthening guidance and direction for mass media agencies to promote and innovate communication and educational activities to change awareness and behavior on drug resistance prevention and control, rational and safe use of antimicrobial drugs.

g) Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies shall implement objectives, tasks and solutions of the Strategy within their jurisdiction.

h) The People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall organize implementation of objectives, tasks and solutions of the Strategy; cooperate in implementing the key Schemes of the Strategy in their provinces. The provincial People’s Councils shall allocate funds from local government budgets to carry out contents of the Strategy under their responsibilities according to regulations on state budget hierarchy.

i) Recommend that the Vietnam Fatherland Front, socio-political organizations, socio-professional organizations, media agencies, enterprises and people are responsible for participating in drug resistance prevention and control, rationally using antimicrobial drugs in accordance with professional regulations, organizing policy reviews and monitoring drug resistance prevention and control.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 4. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Heads of relevant agencies and Presidents of the People's Committees of provinces and central-affiliated cities and organizations are responsible for implementation of this Decision.

 


 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Hong Ha

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1121/QĐ-TTg ngày 25/09/2023 phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.768

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.222.76
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!