ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1810/KH-UBND
|
Bình Thuận, ngày
25 tháng 5 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO
TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
GIAI ĐOẠN 2021-2025
Thực hiện Quyết định số
21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025” (gọi tắt
là Đề án) và Quyết định số 212/QĐ-BTTTT ngày 19/02/2021 của Bộ Thông tin và
Truyền thông ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 21/QĐ-TTg
ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng
Kế hoạch “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021
- 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xác định và triển khai các
nhiệm vụ tại Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai
đoạn 2021 - 2025”;
- Tăng cường xây dựng, đào tạo,
bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhân lực an toàn thông tin mạng nhằm góp phần
triển khai đạt hiệu quả Kế hoạch số 5039/KH-UBND ngày 24/12/2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030.
2. Yêu cầu
- Xác định rõ các nội dung công
việc, phân công trách nhiệm thực hiện rõ ràng, cụ thể; chủ động giải quyết kịp
thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đảm bảo hoàn thành
các nhiệm vụ đề ra.
- Thực hiện chất lượng, hiệu
quả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn lực an toàn thông tin.
- Đổi mới hình thức hoạt động
đào tạo và phát triển nguồn lực an toàn thông tin một cách chủ động, hiệu quả
nhằm hình thành đội ngũ có chất lượng chuyên môn về bảo đảm an toàn, an ninh
thông tin trên không gian mạng và hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, nhà
nước trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích tận dụng các
nguồn lực xã hội để thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là tận dụng sự tham gia có
trách nhiệm của cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, chuyên gia an toàn thông tin trong
và ngoài tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đào tạo ngắn hạn về an toàn
thông tin (ATTT) cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các cơ quan,
các tổ chức chính trị - xã hội đào tạo, tập huấn về ATTT khi có đề nghị từ các
cơ quan, tổ chức này. Nội dung đào tạo bao gồm:
- Quản lý, nghiệp vụ và kỹ năng
ATTT cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý.
- Cập nhật, nâng cao kỹ năng,
kỹ thuật ATTT cho đội ngũ nhân lực kỹ thuật làm về ATTT và công nghệ thông tin
theo chuẩn, khung chương trình, yêu cầu kỹ năng an toàn thông tin ATTT do Bộ
Thông tin và Truyền thông ban hành; hướng dẫn các chương trình đào tạo theo các
chứng chỉ quốc tế và thi lấy chứng chỉ quốc tế.
- Đào tạo về kiến thức, kỹ năng
ATTT của người dùng cho các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có
sử dụng thiết bị CNTT.
- Đào tạo về kiến thức, kỹ
năng, kỹ thuật ATTT cho đội ngũ nhân lực kỹ thuật ATTT và các thành viên Đội
ứng cứu sự cố mạng máy tính tỉnh Bình Thuận. Chú trọng các chương trình đào tạo
theo chuẩn kỹ năng, khung chương trình, yêu cầu do Bộ Thông tin và Truyền thông
ban hành.
2. Phối hợp với Cục An toàn
thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan trong việc tổ
chức triển khai đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ quản lý, kỹ thuật và người
dùng cuối ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; cử cán bộ, công chức tham
gia các khóa đào tạo ngắn hạn về ATTT theo thông báo, triệu tập của Bộ Thông
tin và Truyền thông.
3. Chuẩn hóa kỹ năng ATTT trong
các cơ quan, tổ chức
Thực hiện quy định chuẩn kỹ
năng về ATTT, tiêu chuẩn, tiêu chí, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ ATTT cho công
chức chuyên trách về ATTT và CNTT nhằm chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực ATTT trong các cơ quan, tổ chức theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và
Truyền thông; phối hợp tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực ATTT đối
với cán bộ kỹ thuật, quản lý về ATTT và CNTT trong các cơ quan, tổ chức.
4. Đào tạo kiến thức, kỹ năng
ATTT cho các tổ chức, cá nhân
a) Các tổ chức, đơn vị quản lý,
vận hành các hạ tầng thông tin quan trọng như viễn thông, internet, trung tâm
dữ liệu và các hệ thống thông tin quan trọng phải chú trọng và thường xuyên đào
tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ATTT tại chổ. Ưu tiên tổ chức các khóa đào tạo
theo chuẩn kỹ năng, khung chương trình, tiêu chí, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ
ATTT do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và các chương trình đào tạo ATTT
theo các chứng chỉ quốc tế và thi lấy chứng chỉ quốc tế.
b) Các doanh nghiệp nhà nước
theo nhu cầu thực tiễn thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo về kỹ
năng, kỹ thuật ATTT cho cán bộ kỹ thuật ATTT, CNTT; về kiến thức quản lý,
nghiệp vụ và kỹ năng ATTT cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý; về kiến thức, kỹ năng
ATTT của người dùng cho các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có
sử dụng thiết bị CNTT khi làm việc trong các cơ quan, tổ chức.
5. Phối hợp với Bộ Thông tin và
Truyền thông trong việc truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành
về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ATTT.
III. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
Nguồn kinh phí sự nghiệp công
nghệ thông tin hàng năm của tỉnh, nguồn chi công việc của các cơ quan, đơn vị.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn các
cơ quan, đơn vị xây dựng, lồng ghép các nội dung đào tạo ATTT trong kế hoạch
hằng năm về ứng dụng CNTT để triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông tình hình, kết quả triển khai đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực ATTT trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài chính
Tổng hợp nhu cầu kinh phí,
hướng dẫn, phân bổ hoặc trình cấp có thẩm quyền phân bổ kinh phí theo quy định
để triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch.
3. Các sở, ban, ngành, Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Lồng ghép các nội dung về đào
tạo ATTT trong Kế hoạnh ứng dụng CNTT hàng năm; tổ chức triển khai các nội
dung, nhiệm vụ, giải pháp về ATTT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.
Hằng năm, báo cáo tình hình kết quả triển khai đào tạo về ATTT thuộc phạm vi
quản lý về Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 15 tháng 12 để tổng hợp báo
cáo Ủy nhân dân tỉnh theo quy định.
- Ưu tiên bố trí kinh phí để
triển khai đào tạo về ATTT; bố trí kinh phí và cử cán bộ, công chức tham gia
các khóa đào tạo ngắn hạn về ATTT theo thông báo, triệu tập của Sở Thông tin và
Truyền thông.
- Chủ trì, phối hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông và các cơ sở đào tạo về ATTT có uy tín để xây dựng,
tổ chức triển khai đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, công chức kỹ
thuật và người dùng cuối thuộc cơ quan, địa phương.
Trên đây là Kế hoạch “Đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025” trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố căn cứ các nội dung trong Kế hoạch chỉ đạo tổ chức
triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý. Trong quá
trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở
Thông tin và Truyền thông để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải
quyết./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy,
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Thành viên BCĐ CQĐT tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, TTTT, Cang.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Hòa
|