ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2283/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày
08 tháng 6 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRỒNG HOA BÌNH LÂM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Văn bản số
863/UBND-KT ngày 26/02/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện ý kiến chỉ
đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy qua chuyến khảo sát thực địa về mô hình trồng
hoa kiểng tại thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa;
Căn cứ Kết luận số 27-KL/TU
ngày 12/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa XX) tại Hội nghị lần thứ 12 về Đề
án Phát triển làng nghề trồng hoa Bình Lâm;
Theo đề nghị của UBND huyện
Tuy Phước tại Tờ trình số 67/TTr-UBND ngày 14/5/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Phê duyệt Đề án Phát triển làng nghề trồng hoa Bình Lâm với
các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu đề án
a. Mục tiêu chung:
Phát triển làng nghề trồng hoa
kiểng gắn với dịch vụ du lịch tham quan tháp Bình Lâm; ứng dụng tiến bộ khoa học
và công nghệ vào sản xuất trên cơ sở tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị để
nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân ở
làng nghề.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn đầu của Đề án đến
năm 2025 cần tập trung:
+ Thực hiện trồng hoa kiểng tập
trung với quy mô khoảng 3 ha (vị trí xung quanh khu vực tháp Bình Lâm).
+ Lựa chọn một số hộ dân làng
nghề để đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng cây hoa kiểng và thành lập Hợp tác xã
hoa kiểng Bình Lâm.
+ Đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến
đường từ kết nối từ đường ĐT 640 đến tháp Bình Lâm; chỉnh trang lại các tuyến
đường trong khu vực làng nghề để phục vụ sản xuất và các hoạt động tham quan,
du lịch làng nghề.
- Giai đoạn tiếp theo: Trên cơ
sở thực hiện có hiệu quả các nội dung của giai đoạn đầu, UBND huyện Tuy Phước
triển khai nhân rộng phát triển làng nghề theo định hướng của Đề án, báo cáo Đề
xuất UBND tỉnh những nội dung vượt thẩm quyền.
2. Nguồn vốn đầu tư:
Căn cứ vào hạng mục đầu tư,
UBND huyện Tuy Phước lập các dự án đầu tư cụ thể trình cấp thẩm quyền thẩm định,
phê duyệt theo quy định hiện hành.
Điều 2: Tổ chức thực hiện
1. UBND huyện Tuy Phước
- Phối hợp với các sở, ngành có
liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả. Chỉ đạo các phòng chuyên môn của
huyện, UBND hai xã Phước Hòa và Phước Hiệp thực hiện đúng các quy định về đất
đai đối với xây dựng các điểm dịch vụ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, khu vực
trồng hoa kiểng tập trung; thành lập mới HTX hoa kiểng Bình Lâm để hướng dẫn kỹ
thuật, tổ chức sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm hoa kiểng của làng nghề.
- Lập dự án đầu tư xây dựng các
hạng mục công trình thuộc Đề án. Ưu tiên nguồn ngân sách địa phương để đầu tư kết
cấu hạ tầng cho các khu vực trồng hoa kiểng.
- Phối hợp với các hội đoàn thể
thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền về nội dung thực hiện của Đề án.
- Chủ động phối hợp với các sở,
ngành có liên quan trong việc phát triển sản xuất, quảng bá thương hiệu và tiêu
thụ sản phẩm cây hoa kiểng…; hàng năm chủ động tham gia các hội chợ triển lãm về
hoa kiểng...
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Phối hợp với UBND huyện Tuy
Phước, các sở, ngành, hội đoàn thể có liên quan trong tổ chức triển khai thực
hiện Đề án.
- Xây dựng mô hình khuyến nông,
chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng, chăm sóc cây hoa kiểng.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành có liên quan và UBND huyện Tuy Phước đề xuất UBND tỉnh ban hành chính
sách hỗ trợ phát triển vùng trung tâm của làng nghề hoa Bình Lâm gắn với thành
lập Hợp tác xã hoa kiểng.
- Hướng dẫn thực hiện chuyển đổi
cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hoa kiểng; phối hợp hướng dẫn
thành lập mới Hợp tác xã hoa kiểng.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hàng
năm, trên cơ sở các Chương trình, dự án, các chính sách của Nhà nước, cân đối,
bố trí vốn cho đầu tư phát triển sản xuất các khu trồng cây hoa kiểng tập
trung. Hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm
cây hoa kiểng Bình Lâm.
4. Sở Tài chính: Cân đối đề xuất,
bố trí nguồn ngân sách để triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong Đề
án.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Hướng dẫn việc thực hiện chuyển
đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây hoa kiểng và chức năng quản lý nhà nước về
đất đai ở địa phương theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn việc thực hiện chuyển
đổi từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để đầu tư xây dựng hệ
thống giao thông, thủy lợi, dịch vụ... của làng nghề.
6. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Ưu tiên các đề xuất đề tài, dự
án nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ trong trồng
cây hoa kiểng ở Bình Lâm.
- Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng
nhãn hiệu tập thể cho cây hoa kiểng ở Bình Lâm.
7. Sở Công Thương: Hỗ trợ UBND
huyện Tuy Phước trong phân tích tìm hiểu các thị trường tiêu thụ sản phẩm cây
hoa kiểng. Hỗ trợ Hợp tác xã về việc tiêu thụ sản phẩm cây hoa kiểng.
8. Sở Văn hóa và Thể thao: Thực
hiện công tác quản lý, bảo vệ khu di tích tháp Bình Lâm, sử dụng các nguồn lực
tu bổ khu di tích, cùng với phát triển trồng cây hoa kiểng của làng nghề để thu
hút khách đến thăm quan, du lịch.
9. Sở Du lịch:
- Kết nối với tháp Bình Lâm vào
tour du lịch không gian văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh.
- Giới thiệu và tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp đến Bình Lâm đầu tư phát triển dịch vụ du lịch trải nghiệm,
sinh thái, văn hóa...
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Văn hóa và Thể
thao, Du lịch; Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước và Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Thanh
|