ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1529/KH-UBND
|
Bình Thuận, ngày
26 tháng 4 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN
2025-2029
Căn cứ Nghị định số
117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ
nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007
của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Quyết định số
2147/QĐ-TTg ngày 24/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số
1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình Quốc gia đảm bảo cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;
Căn cứ Chỉ thị số 34/CT-TTg
ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, hoạt
động sản xuất, kinh doanh nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục;
Căn cứ Thông tư số
23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn;
Căn cứ Công văn số
1711/BNN-TL ngày 22/3/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
thực hiện Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông
thôn;
Căn cứ Quyết định số
19/2023/QĐ-UBND ngày 20/9/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy
chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 53/TTr-SNN ngày 04/4/2024; UBND tỉnh
ban hành Kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Bình Thuận giai đoạn
2025-2029 (viết tắt là Kế hoạch cấp nước an toàn nông thôn) như sau:
I. SỰ CẦN
THIẾT PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH
- Thực hiện quy định tại Điều 6
Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông
thôn (viết tắt là Thông tư số 23), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan xây dựng Kế hoạch cấp nước an
toàn nông thôn kỳ 05 năm, trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 30 tháng 6 của
năm trước kỳ kế hoạch.
- Trên cơ sở Công văn số
1711/BNN-TL ngày 22/3/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực
hiện Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn,
UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch cấp nước an toàn nông thôn giai đoạn 2025-2029 nhằm
xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, giải pháp thực hiện của các cơ quan liên
quan tổ chức thực hiện việc bảo đảm cấp nước an toàn đối với công trình cấp nước
sạch tập trung nông thôn theo quy định tại Thông tư số 23; làm cơ sở để chỉ đạo,
giám sát các đơn vị cấp nước sạch nông thôn tập trung thực hiện việc lập và tổ
chức thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn cho từng công trình cấp nước sạch nông
thôn tập trung theo quy định tại Thông tư số 23.
II. THỰC TRẠNG
CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
- Theo số liệu Bộ chỉ số tính đến
cuối năm 2023, tổng số công trình cấp nước sạch tập trung (CTCNTT) nông thôn là
54 công trình; trong đó có 54/54 công trình hoạt động bền vững (đạt 100%);
- Mô hình quản lý, vận hành các
CTCNTT nông thôn: Ban Quản lý công trình công cộng (CTCC) huyện Tuy Phong (03
công trình); Ban Quản lý CTCC huyện Bắc Bình (10 công trình); Trung tâm Nước sạch
và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận (41 công trình). Các CTCNTT sau khi
đầu tư đều giao cho các đơn vị chuyên ngành quản lý khai thác nên phát huy hiệu
quả đầu tư, cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ số lượng nước,
đảm bảo chất lượng nước theo quy định của pháp luật và kiểm soát được rủi ro
theo kế hoạch cấp nước an toàn đã được phê duyệt.
III. MỤC
TIÊU TỔNG QUÁT VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Mục tiêu tổng quát
- Thực hiện cấp nước an toàn
khu vực nông thôn nhằm phát hiện, phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ các nguy cơ
gây mất an toàn cấp nước từ nguồn nước, hệ thống thu, xử lý, dự trữ nước và hệ
thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng.
- Cung cấp nước ổn định, duy
trì đủ áp lực, liên tục, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng nước sạch theo quy định
của pháp luật góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đạt tỷ lệ 50% hệ thống (công
trình) cấp nước sạch nông thôn tập trung có công suất từ 100 m3/ngày,
đêm trở lên được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.
- Tỷ lệ thất thoát nước sạch
bình quân là 15%, dịch vụ cấp nước liên tục, đủ áp lực 24 giờ trong ngày.
IV. NỘI DUNG
VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN
- Tổ chức lập, phê duyệt, thực
hiện và kiểm tra, đánh giá về kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình
cấp nước sạch nông thôn tập trung và thực hiện quy trình kiểm soát và ứng phó
trong trường hợp công trình cấp nước nông thôn tập trung gặp sự cố theo quy định
tại Mục 2 Thông tư số 23.
- Kiểm tra, giám sát chất lượng
nước sạch dùng cho sinh hoạt khu vực nông thôn theo QCVN 01-1:2018/BYT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế và Quy
chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ban hành tại Quyết định số 19/2023/QĐ-UBND ngày
20/9/2023 của UBND tỉnh.
- Bố trí huy động, lồng ghép
các nguồn lực, đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước bị hư hỏng,
xuống cấp nhằm cung ứng đầy đủ, liên tục và bảo đảm chất lượng nguồn nước sạch
phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, nhất là khu vực khó khăn về nguồn nước,
vùng sâu, vùng xa.
- Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng
công trình cấp nước tập trung nông thôn: Rà soát và phân loại công trình thực
hiện việc giao công trình theo Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của
Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp
nước sạch; các công trình đầu tư mới đề xuất được đơn vị quản lý tài sản, chịu
trách nhiệm về tài sản được giao, vận hành khai thác công trình; xử lý nghiêm
các vi phạm về quản lý sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng công trình cấp nước.
- Quản lý khai thác, sử dụng và
bảo vệ nguồn nước: Tăng cường công tác quản lý, sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm
nguồn nước; bảo vệ chất lượng nguồn nước; xử lý nghiêm các vi phạm về xả thải,
gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác, sử dụng nguồn nước trái phép. Có phương án
khai thác nguồn nước khác để thay thế trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn
nước sinh hoạt đang khai thác.
- Đầu tư xây dựng sửa chữa,
nâng cấp công trình cấp nước sạch tập trung quy mô lớn, đồng bộ, liên xã, liên
huyện, kết nối với hệ thống cấp nước đô thị ở những nơi phù hợp để đảm bảo công
trình hoạt động hiệu quả, bền vững; ưu tiên sử dụng nguồn nước từ hệ thống công
trình thủy lợi, hồ chứa, đập dâng cho cấp nước sinh hoạt.
- Khuyến khích, ứng dụng tiến bộ
khoa học trong đầu tư xây dựng, trong sản xuất, quản lý, cung cấp nước sạch
nông thôn bảo đảm chất lượng, an toàn, giảm tỷ lệ thất thoát nước và kịp thời ứng
phó, xử lý sự cố.
- Ứng dụng công nghệ, giải pháp
cấp nước và vệ sinh thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng sức khỏe người
dân, ưu tiên công nghệ đơn giản; tăng cường sử dụng vật liệu mới, vật liệu địa
phương trong xây dựng công trình, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ quan và cảnh
quan công trình.
- Tăng cường công tác truyền
thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước và
sử dụng nước sạch tiết kiệm, hiệu quả như: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức
tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân tích cực sử dụng các nguồn nước
sạch sinh hoạt; nâng cao nhận thức về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn,
trách nhiệm bảo vệ nguồn nước là bảo vệ sức khỏe đến người sử dụng nước.
- Tổ chức tập huấn cho người trực
tiếp quản lý, vận hành khai thác công trình nhằm nâng cao hiệu quả trong công
tác quản lý công trình.
- Rà soát năng lực của các đơn
vị cấp nước trực thuộc UBND cấp huyện, xã để sắp xếp củng cố, kiện toàn đảm bảo
năng lực quản lý công trình theo quy định.
- Thu hút các doanh nghiệp cung
cấp nước sạch vào đầu tư theo hình thức PPP.
- Đối với các công trình không
thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả hoặc đã được công trình
mới thay thế: Khẩn trương tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát, xác định rõ nguyên
nhân, trách nhiệm của các bên có liên quan trước khi đề nghị thanh lý theo quy
định của pháp luật.
V. DANH MỤC
CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN
TOÀN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Giai đoạn 2025-2029, toàn tỉnh
có 23 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung thực hiện kế hoạch cấp nước
an toàn, cụ thể:
STT
|
Công trình cấp nước
|
Nguồn nước cấp
|
Công suất phục vụ tối thiểu (m3/ngày đêm)
|
Phạm vi cấp nước
|
I
|
Trung tâm Nước sạch và Vệ
sinh môi trường nông thôn: 10 công trình
|
1
|
Phú Long
|
Nước ngầm
|
1.540
|
Thị trấn Phú Long, huyện Hàm
Thuận Bắc
|
2
|
Thuận Bắc
|
Nước mặt
|
10.080
|
Thị trấn Ma Lâm, các xã Hàm Liêm,
Hàm Thắng, Hàm Chính, Hàm Trí, Hàm Phú, Thuận Minh; bổ sung nguồn nước cấp
cho các xã Hàm Đức, Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc
|
3
|
Lương Sơn
|
Nước ngầm
|
1.500
|
Thị trấn Lương Sơn, xã Sông
Lũy, huyện Bắc Bình
|
4
|
Mũi Né
|
Nước ngầm
|
1.440
|
Phường Mũi Né, thành phố Phan
Thiết
|
5
|
Thiện Nghiệp
|
Nước mặt
|
1.000
|
Xã Thiện Nghiệp, phường Hàm
Tiến, thành phố Phan Thiết
|
6
|
Thuận Nam
|
Nước mặt
|
6.919
|
Xã Tân Thuận, Tân Lập, Hàm
Minh, Hàm Cường, Hàm Kiệm, thị trấn Thuận Nam huyện Hàm Thuận Nam; xã Tân Hải,
Tân Tiến thị xã La Gi
|
7
|
Tân Nghĩa
|
Nước mặt
|
4.932
|
Thị trấn Tân Nghĩa, các xã
Sông Phan, Tân Hà, Tân Xuân, huyện Hàm Tân
|
8
|
Tân Minh
|
Nước mặt
|
600
|
Thị trấn Tân Minh, các xã Tân
Phúc, Tân Đức, huyện Hàm Tân
|
9
|
Lạc Tánh
|
Nước mặt
|
1.600
|
Thị trấn Lạc Tánh, các xã Đức
Thuận, Đức Bình huyện Tánh Linh
|
10
|
Võ Xu
|
Nước mặt
|
2.400
|
Các thị trấn Võ Xu, Đức Tài,
các xã Nam Chính, Đức Hạnh, Đức Tín, Mê Pu, Sùng Nhơn, Đa Kai, Vũ Hòa huyện Đức
Linh
|
II
|
Ban quản lý công trình
công cộng huyện Tuy Phong: 03 công trình
|
11
|
NMN Tuy Phong
|
Nước mặt
|
30.000
|
Thị trấn Liên Hương và thị trấn
Phan Rí Cửa và các xã Phong Phú, Phú Lạc, Bình Thạnh, Phước thể, Hoà Minh,
Chí Công, huyện Tuy Phong
|
12
|
NMN Vĩnh Hảo
|
Nước mặt
|
7.500
|
Xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân cùng với
các khu công nghiệp, Trung tâm Nhiệt điện, Trung tâm cảng Quốc tế Vĩnh Tân,
huyện Tuy Phong
|
13
|
NMN Phan Dũng
|
Nước mặt
|
500
|
Xã Phan Dũng và thôn La Bá 1,
La Bá 2 xã Phong Phú, huyện Tuy Phong
|
III
|
Ban quản lý công trình
công cộng huyện Bắc Bình: 10 công trình
|
14
|
Trạm bơm nước Phan Thanh
|
Nước mặt
|
490
|
Xã Hồng Thái, xã Phan Thanh
|
15
|
Trạm bơm nước Bình An
|
Nước ngầm
|
200
|
Xã Bình An
|
16
|
Trạm bơm nước Hồ Cà Giây
|
Nước mặt
|
1.000
|
Xã Bình An
|
17
|
Trạm bơm nước Phan Rí Thành -
Phan Hoà
|
Nước ngầm
|
700
|
Xã Phan Rí Thành, xã Phan Hoà
|
18
|
Trạm bơm nước Phan Lâm
|
Nước mặt
|
480
|
Xã Phan Lâm
|
18
|
Trạm bơm nước Phan Sơn
|
Nước ngầm
|
150
|
Xã Phan Sơn
|
20
|
Trạm bơm nước Phan Điền
|
Nước ngầm
|
180
|
Xã Phan Điền
|
21
|
Trạm bơm nước Sông Luỹ
|
Nước ngầm
|
480
|
Xã Sông Luỹ
|
22
|
Trạm bơm nước Sông Bình
|
Nước mặt
|
380
|
Xã Sông Bình
|
23
|
Trạm bơm nước Bình Tân
|
Nước ngầm
|
460
|
Xã Bình Tân
|
VI. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch cấp
nước an toàn cấp tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Đối với các đơn vị cấp nước có
giá nước được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý: Kinh phí lập và thực hiện
Kế hoạch cấp nước an toàn của đơn vị cấp nước được tính vào giá thành sản xuất
nước sạch theo quy định tại Thông tư số 44/2021/TT-BTC ngày 18/6/2021 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá
nước sạch sinh hoạt (viết tắt là Thông tư số 44).
- Đối với các đơn vị cấp nước
chưa có giá hoặc có giá chưa được tính đúng tính đủ các chi phí hợp lý: Khẩn
trương xây dựng, lập phương án giá nước sạch theo đúng quy định tại Thông tư số
44, hoàn chỉnh phương án giá theo quy định gửi Sở Tài chính thẩm định và trình
UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Lồng ghép vào các chương
trình mục tiêu Quốc gia và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Đối với các cơ quan quản lý
nhà nước tham gia thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn cấp tỉnh sử dụng kinh phí
từ nguồn chi thường xuyên của đơn vị hàng năm.
VII. TRÁCH
NHIỆM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN
1. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Ban hành tài liệu hướng dẫn,
tổ chức tập huấn cho các đơn vị cấp nước xây dựng, phê duyệt kế hoạch cấp nước
an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; thu, xử lý
và trữ nước an toàn hộ gia đình.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, thực hiện kế hoạch cấp
nước an toàn các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh.
c) Tổ chức tuyên truyền, hướng
dẫn các đơn vị cấp nước, các hộ gia đình theo dõi, giám sát và duy trì số lượng,
chất lượng nước; tập huấn cho các cán bộ quản lý trực tiếp công trình cấp nước
sinh hoạt nông thôn tập trung nhằm nâng cao năng lực quản lý, khai thác và sử dụng
công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh.
d) Xây dựng thông tin, dữ liệu
bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn.
đ) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc
và phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố, các
đơn vị cấp nước và các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện các
nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực
hiện Kế hoạch cấp nước an toàn cấp tỉnh cho UBND tỉnh và Cục Thủy lợi theo Phụ
lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 23.
2. Sở Xây dựng
a) Thực hiện nhiệm vụ thường trực
của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh
Bình Thuận và chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh
thực hiện các nội dung tại Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn
2016-2025 và các quy định liên quan; Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/8/2020 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, hoạt động sản xuất, kinh
doanh nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục.
b) Phối hợp thẩm định các công
trình nước sạch nông thôn tập trung theo thẩm quyền và có ý kiến đơn vị quản lí
vận hành công trình sau đầu tư.
3. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, đơn vị liên quan khi có dấu hiệu mất an toàn về chất lượng cấp nước và
tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất về chất lượng nước sạch theo quy định.
4. Sở Tài
nguyên và Môi trường
a) Chủ trì phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát vùng bảo hộ vệ sinh khu vực
lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước. Xử lý nghiêm các hành vi gây ô
nhiễm nguồn nước theo quy định.
b) Tổ chức tiếp nhận, thẩm định
hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi, cấp lại giấy phép về
tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo
thẩm quyền; thẩm định hồ sơ phê duyệt, điều chỉnh, truy thu, hoàn trả tiền cấp
quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc
đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
c) Hướng dẫn chủ đầu tư công
trình thực hiện thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thủ tục
giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai.
5. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách
liên quan để huy động nguồn lực đầu tư các công trình cấp nước.
b) Chủ trì phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan tham mưu bố trí vốn đầu tư và lồng ghép Kế hoạch cấp nước
an toàn cấp tỉnh vào các chương trình, dự án thuộc kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội, kế hoạch đầu tư hàng năm của tỉnh.
6. Sở Tài
chính
Chịu trách nhiệm thẩm định,
tham mưu UBND tỉnh phê duyệt phương án giá và quy định giá nước sạch sinh hoạt
do các đơn vị cấp nước đề xuất; tham mưu trình UBND tỉnh phương án hỗ trợ giá
nước (nếu có) cho các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Khoa
học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan ưu tiên đề xuất các nhiệm vụ về
nghiên cứu công nghệ xử lý nước thích hợp áp dụng ở khu vực khó khăn về nguồn
nước, vùng sâu, vùng xa.
8. Sở Thông
tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan
báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền nhằm xây dựng ý thức
cộng đồng về việc bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm,
an toàn.
9. Báo Bình
Thuận và Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận
Tăng cường công tác thông tin,
tuyên truyền về sử dụng, bảo quản nguồn nước sạch và công trình cấp nước để
nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ
công trình cấp nước tập trung.
10. Công
ty Điện lực Bình Thuận
Ưu tiên nguồn điện, thỏa thuận
đấu nối nguồn điện để cấp cho các nhà máy cấp nước.
11. Công
an tỉnh
Chỉ đạo Công an các địa phương,
đơn vị nghĩa vụ tăng cường công tác nắm tình hình; rà soát, đánh giá các yếu tố
tác động về ANTT có liên quan đến công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung
trên địa bàn tỉnh. Chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các cơ
quan, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh kiểm
tra, rà soát, đánh giá công tác đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước nhất là
trong các ngày lễ, tết và các sự kiện quan trọng của tỉnh; kịp thời phát hiện,
đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên
trái phép, gây ô nhiễm nguồn nước.
12. UBND
các huyện, thị xã và thành phố
a) Thực hiện các nhiệm vụ quy định
tại Điều 18 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị
cấp nước xây dựng, phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình
cấp nước sạch nông thôn tập trung; có ý kiến về kế hoạch cấp nước an toàn trên
địa bàn quản lý trước khi đơn vị cấp nước phê duyệt.
c) Tổng hợp, báo cáo kết quả rà
soát, xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các bên có liên quan trong
công tác quản lý để các công trình bị hư hỏng, không còn khả năng sửa chữa,
nâng cấp.
d) Có ý kiến đối với các phương
án giá nước (do các đơn vị cấp nước xây dựng) của các công trình cấp nước trên địa
bàn quản lý trước khi gửi Sở Tài chính thẩm định.
đ) Rà soát năng lực của các đơn
vị cấp nước để sắp xếp củng cố, kiện toàn đảm bảo năng lực quản lý công trình
theo quy định.
13. Đơn vị
cấp nước khu vực nông thôn
a) Tổ chức, lập và phê duyệt kế
hoạch cấp nước an toàn đối với công trình do đơn vị mình quản lý theo quy định
tại Điều 8, Điều 9 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kiểm tra, đánh giá nội bộ theo quy định
tại Điều 10 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thực hiện quy trình kiểm soát và ứng phó
trong trường hợp công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung gặp sự cố tại Điều
12 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 20 Thông tư số
23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
b) Hàng năm lập kế hoạch bảo dưỡng,
sửa chữa các công trình được giao quản lý gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tổng hợp. Chủ động rà soát việc thực hiện phương án giá và giá nước sạch
sinh hoạt dự kiến cho năm tiếp theo để xây dựng phương án giá nước điều chỉnh
(nếu có) của các công trình được giao quản lý trình Sở Tài chính thẩm định.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, địa
phương, các đơn vị cấp nước và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm
chủ động triển khai thực hiện bảo đảm về thời gian, chất lượng và hiệu quả. Định
kỳ hằng năm, tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này về UBND
tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30/11) để tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh và Cục Thủy lợi trước ngày 15/12; trong
quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
- Cục Thủy lợi;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Công an tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Công ty Điện lực Bình Thuận;
- Trung tâm Nước sạch và VSMTNT;
- BQL CTCC các huyện Tuy Phong, Bắc Bình;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Bình Thuận;
- Lưu: VT, ĐTQH. Tr.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hồng Hải
|