ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3034/KH-UBND
|
Điện
Biên, ngày 22 tháng 10 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG KHẨN CẤP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH SỞI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN
BIÊN
Hiện nay, tình hình dịch sởi trên địa
bàn tỉnh đang có diễn biến phức tạp, tính đến ngày 10/10/2018, ghi nhận 635 trường
hợp mắc sởi tại địa bàn của 04 huyện, thị xã, thành phố (trong đó huyện Điện
Biên Đông: 285 ca, Mường Chà: 304 ca, Mường Lay: 33 ca, Điện Biên: 13 ca); đã
điều trị khỏi 566 ca, hiện đang điều trị 69 ca. Ngoài ra, còn có 14 ca bệnh tản
phát tại các huyện: Điện Biên 09 ca, thành phố Điện Biên Phủ (02 ca), Tuần Giáo
(01 ca), Tủa Chùa (01 ca), Nậm Pồ (01 ca), đến thời điểm hiện tại không có trường
hợp tử vong do bệnh sởi. Tuy nhiên dịch đang có xu hướng
lan sang các xã giáp ranh với xã, bản đang có dịch.
Để chủ động triển khai các hoạt động
phòng, chống dịch bệnh sởi, hạn chế sự lây lan dịch bệnh, không để xảy ra trường
hợp tử vong do bệnh sởi trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch
Triển khai các hoạt động khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Điện Biên, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phát hiện sớm, xử lý kịp thời dịch, hạn
chế sự lây lan dịch bệnh, không để xảy ra trường hợp tử vong do bệnh sởi trên địa
bàn tỉnh.
Tổ chức Chiến dịch tiêm vắc xin Sởi -
Rubella cho trẻ em 1-10 tuổi tại 04 huyện, thị xã có dịch sởi và nguy cơ cao
bùng phát dịch sởi.
2. Mục
tiêu cụ thể
- Phát hiện sớm, khoanh vùng và xử lý
kịp thời ổ dịch, hạn chế thấp nhất sự lây lan.
- Bảo đảm tuân thủ phân tuyến điều trị,
cách ly bệnh nhân, phòng lây nhiễm chéo trong các cơ sở y
tế, điều trị hiệu quả hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong.
- Trẻ từ 1-10 tuổi tại 4 huyện, thị
xã có dịch sởi và nguy cơ cao bùng phát dịch sởi được tiêm bổ sung 01 mũi vắc
xin Sởi - Rubella đạt tỷ lệ trên 95% ở quy mô xã, phường, thị trấn.
- Đảm bảo chất lượng, an toàn tiêm chủng
theo quy định của Bộ Y tế.
- Nâng cao nhận thức của người dân về
công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
II. NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Tăng cường hoạt động Ban Chỉ đạo
phòng chống dịch bệnh ở người tại các địa phương. Kịp thời ban hành các văn bản
chỉ đạo các cơ sở y tế, các địa phương triển khai các hoạt động phòng chống dịch
bệnh.
- Huy động sự tham gia tích cực của
các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội; phát động và duy trì thường xuyên
phong trào vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. Tuyên truyền
để người dân tham gia, hưởng ứng tiêm chủng chống dịch sởi tại các cơ sở y tế.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát,
hỗ trợ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, công tác thu dung, điều trị bệnh nhân tại
các địa phương.
2. Công tác giám sát, xử lý ổ dịch
- Tăng cường giám sát, phát hiện sớm
các trường hợp mắc bệnh, thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch nhằm hạn
chế thấp nhất sự lây lan.
- Rà soát, cập nhật hướng dẫn giám
sát, phòng chống dịch bệnh sởi; tổ chức tập huấn cho cán bộ
tham gia công tác giám sát, xử lý ổ dịch cho cán bộ y tế
các tuyến về hướng dẫn công tác giám sát và phòng chống bệnh sởi.
- Kiện toàn các đội chống dịch cơ động,
sẵn sàng hỗ trợ các địa phương điều tra, xử lý ổ dịch.
- Tổ chức khám, tư vấn, điều trị và
cách ly bệnh nhân sởi, hạn chế lây lan.
- Triển khai phun hóa chất khử trùng
bề mặt toàn bộ lớp học, nơi làm việc, nơi ở, phòng bệnh,
giường bệnh và các khu vực xung quanh có trường hợp mắc bệnh bằng dung dịch sát khuẩn Chloramin B.
3. Công tác thu dung, điều trị
- Thực hiện tốt công tác phân luồng
khám bệnh, phân tuyến điều trị, cách ly, điều trị, cấp cứu
bệnh nhân, chống nhiễm khuẩn bệnh viện, phòng lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám
chữa bệnh. Hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng, không để xảy
ra tử vong do dịch bệnh.
- Thu dung bệnh nhân điều trị tại các
trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực, chỉ chuyển tuyến đối với các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn nhằm
tránh tình trạng quá tải, giảm lây chéo trong bệnh viện.
- Tổ chức tập huấn, huấn luyện nâng
cao kỹ năng về chẩn đoán, điều trị, phòng chống lây nhiễm chéo, chăm sóc bệnh
nhân sởi theo Quyết định số 1327/QĐ-BYT ngày 18/4/2014 của
Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Rà soát, chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật
tư, trang thiết bị, nhân lực, sẵn sàng về cơ sở vật chất, giường bệnh, thiết lập
khu vực cách ly riêng để khám, điều trị, cấp cứu bệnh nhân
sởi.
- Kiện toàn các đội cấp cứu lưu động,
sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi cần thiết.
4. Công tác truyền thông
- Tăng cường công tác truyền thông,
giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh sởi, lợi ích
của tiêm vắc xin sởi để vận động nhân dân chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ,
phối hợp và tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sởi tại địa phương.
- Chủ động, thường xuyên cung cấp
thông tin và phối hợp với các cơ quan truyền thông đại
chúng (trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình và trên các báo giấy và báo
điện tử) để triển khai hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh sởi kịp thời,
chính xác.
- Tập trung triển khai các hoạt động
truyền thông phòng, chống dịch bệnh sởi tại cộng đồng (tư vấn, thăm hộ gia
đình, họp cộng đồng) đồng thời thực hiện tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ
sở tại từng xã, phường, thôn bản, hướng đến các nhóm đối tượng đích và đáp ứng
kịp thời của công tác phòng chống dịch, bệnh sởi.
- Xây dựng, cung cấp các thông điệp
và tài liệu truyền thông về phòng chống dịch bệnh sởi cho cộng đồng, chú
trọng về cách phát hiện sớm bệnh sởi và các biện pháp chủ động
phòng, chống tại gia đình, cộng đồng. Truyền thông trực tiếp cho người bệnh,
người chăm sóc, gia đình người bệnh về phát hiện sớm, các dấu hiệu của bệnh sởi,
phòng chống lây nhiễm trong bệnh viện và các biện pháp chủ động phòng, chống dịch,
bệnh sởi.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông
trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các buổi họp dân truyền thông
trực tiếp, để kịp thời tuyên truyền cho người dân và cộng
đồng không hoang mang lo lắng, chủ động phối hợp với ngành y tế để phòng, chống
dịch bệnh.
5. Tổ chức Chiến dịch tiêm vắc xin
Sởi - Rubella phòng, chống dịch sởi cho trẻ em tại
4 huyện, thị xã
- Thời gian: Tháng 10 - 11/2018.
- Phạm vi triển khai: Tổ chức Chiến dịch
tiêm vắc xin sởi - Rubella phòng, chống dịch tại 04 huyện,
thị xã: Mường Chà, Mường Lay, Điện Biên Đông và Tuần Giáo.
- Đối tượng: Tất cả trẻ em ở độ tuổi
từ 01 - 10 tuổi đang có mặt tại địa phương. Trừ trẻ từ 01 - 4 tuổi đã được tiêm
bổ sung vắc xin Sởi - Rubella vùng nguy cơ cao trong năm 2018 (huyện Mường Chà,
Điện Biên Đông).
Dự kiến tổng số đối tượng là 42.037
trẻ, trong đó: trẻ từ 1 - 4 tuổi là 9.015 và trẻ từ 05 - 10 tuổi là 33.022 trẻ (Phụ
lục chi tiết kèm theo).
6. Công tác hậu cần
- Rà soát cơ số thuốc, vật tư, hóa chất,
trang thiết bị phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, thu dung, cấp cứu, điều
trị bệnh nhân.
- Đảm bảo cung ứng đầy đủ vắc xin và
vật tư phục vụ chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho
trẻ em từ 01 - 10 tuổi tại 04 huyện, thị xã nguy cơ cao (trẻ từ 01 - 4 tuổi sẽ
được trung ương hỗ trợ vắc xin, vật tư tiêm chủng; đối tượng trẻ từ 05 - 10 tuổi
do ngân sách địa phương hỗ trợ).
- Đảm bảo kinh phí hỗ trợ cho công
tác phòng chống dịch và chiến dịch tiêm vắc xin Sởi -
Rubella tại các địa phương
7. Phối hợp liên ngành
- Ngành y tế chủ động phối hợp chặt
chẽ với các ban ngành đoàn thể liên quan trong việc triển khai các biện pháp phòng
chống dịch bệnh sởi, tham gia hoạt động tiêm chủng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị.
- Các ban ngành đoàn thể chỉ đạo các
đơn vị thuộc lĩnh vực quản lý chủ động xây dựng các kế hoạch phòng chống dịch,
đặc biệt có kế hoạch duy trì các hoạt động thiết yếu trong
trường hợp dịch bùng phát rộng.
- Huy động sự tham gia của các ban
ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội (Phụ nữ, thanh niên, Hội Nông dân,
Hội Chữ thập đỏ...) trong việc vận động nhân dân triển khai các biện pháp
phòng, chống dịch, tham gia hưởng ứng tiêm chủng.
III. KINH PHÍ
Tổng số Kinh phí dự kiến 1.590.200.000 đồng, trong đó: (Ngân sách Trung ương hỗ trợ:
221.689.800 đồng; Ngân sách địa phương 1.368.510.200 đồng).
1. Kinh phí Trung ương
Đảm bảo cho mua vắc xin, bơm kim tiêm,
hộp an toàn tiêm cho trẻ từ 1 - 4 tuổi tại 4 huyện, thị xã.
2. Kinh phí địa phương
Chi cho phòng, chống dịch sởi và mua
vắc xin Sởi - Rubella; Bơm kim tiêm (0,5ml, 5 ml); Hộp an toàn tiêm cho trẻ từ
05 - 10 tuổi; Kinh phí cho cán bộ tham gia chống dịch; Kinh phí cho vận chuyển,
bảo quản vắc xin tại các tuyến, in ấn biểu mẫu (phiếu khám sàng lọc trẻ em trước tiêm chủng), công tiêm vắc xin Sởi/Rubella,
kinh phí giám sát, vật tư tiêu hao (bông, cồn y tế), hội
nghị triển khai, tuyên truyền...
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế
- Tham mưu cho UBND
tỉnh chỉ đạo kịp thời, công tác phòng chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh; tham
mưu cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người của tỉnh, tổ chức giao ban định
kỳ, giao ban đột xuất (khi cần thiết), nắm bắt thông tin về diễn biến của dịch
để có chỉ đạo kịp thời.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành,
đoàn thể của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ
chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sởi.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin
đại chúng tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức
khỏe, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêm chủng vắc xin phòng ngừa bệnh sởi.
- Xây dựng dự toán chi tiết kinh phí
phục vụ cho công tác phòng chống dịch, kinh phí triển khai
chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ em 1 - 10 tuổi
tại 4 huyện, thị xã có dịch sởi và nguy cơ cơ cao bùng phát dịch sởi gửi Sở Tài
chính thẩm định.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành Y tế:
+ Các đơn vị tuyến tỉnh tăng cường, cử
cán bộ xuống các địa bàn có dịch để hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng chống dịch
bệnh sởi.
+ Trung tâm y tế các huyện, thị xã,
thành phố tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng,
xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bùng phát lan rộng. Thực hiện tốt
chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt ít nhất
95% ở quy mô xã, phường.
+ Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực
hiện tốt công tác thường trực cấp cứu, sàng lọc bệnh, phân luồng khám bệnh, thu
dung, cách ly, thiết lập khu vực riêng điều trị bệnh nhân sởi, thực hiện nghiêm
túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện,
phát hiện sớm và điều trị tích cực các trường hợp diễn biến nặng, không để có
trường hợp tử vong do bệnh sởi.
+ Tổ chức có hiệu quả Chiến dịch tiêm
vắc xin Sởi/Rubella cho trẻ em từ 1-10 tuổi tại 04 huyện, thị xã không để dịch lây lan rộng, kéo dài.
+ Khử trùng bề mặt tại khu vực ổ dịch
bằng dung dịch sát khuẩn thông thường hoặc dung dịch khử trùng có chứa Cloramin
B theo quy định.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền,
hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống bệnh sởi trên các phương tiện
thông tin đại chúng, các khuyến cáo
phòng chống dịch bệnh và lợi ích của tiêm vắc xin Sởi/Rubella phòng bệnh.
+ Đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị,
vật tư, hóa chất, thuốc men, nhân lực cho công tác phòng chống dịch sởi.
+ Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát
việc triển khai, thực hiện công tác phòng chống bệnh sởi tại các địa phương.
- Báo cáo tình hình dịch về UBND tỉnh
và Bộ Y tế theo quy định.
2. Sở Tài chính
- Thẩm định dự toán kinh phí do Sở Y
tế xây dựng, cân đối ngân sách địa phương tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh
phí triển khai hoạt động chống dịch sởi, kinh phí tổ chức tiêm bổ sung vắc xin
Sởi - Rubella cho trẻ 01 - 10 tuổi tại 04 huyện, thị xã.
Kinh phí bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác phòng, chống dịch vào vùng dịch.
- Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng,
quyết toán kinh phí triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh sởi theo quy định
hiện hành.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với ngành Y tế chỉ đạo triển
khai các hoạt động, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; Chiến dịch tiêm vắc
xin Sởi - Rubella cho trẻ 01 - 10 tuổi trong trường học tại 04 huyện, thị xã.
- Chỉ đạo các trường học phối hợp với
các đơn vị y tế trên địa bàn làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ giáo
viên, học sinh, sinh viên về dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh;
khuyến khích, vận động phụ huynh, học sinh tham gia, hưởng ứng hoạt động tiêm
chủng vắc xin phòng dịch bệnh sởi.
- Cung cấp kịp thời thông tin về dịch
bệnh trong trường học cho ngành Y tế để phối hợp xử lý; Chấp hành nghiêm các
quy định chuyên môn về phòng, chống dịch của ngành Y tế đối
với các dịch bệnh sởi xảy ra trong các trường học.
4. Sở Thông tin và Truyền thông,
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Điện
Biên Phủ
Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế
trong công tác tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của tiêm vắc xin Sởi - Rubella;
khuyến cáo người dân đưa con, em đi tiêm chủng tại các điểm tiêm; hướng dẫn các
biện pháp phòng chống dịch bệnh sởi; cách theo dõi, xử trí với các phản ứng sau
tiêm chủng (nếu có).
5. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh và các
tổ chức đoàn thể chính trị
Tăng cường tuyên truyền, vận động các
đoàn viên hội viên và nhân dân tích cực tham gia, tạo điều kiện cho công tác
phòng, chống dịch đạt kết quả.
6. Các Sở, ban, ngành tỉnh
Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp tốt
với ngành Y tế tích cực tham gia tuyên truyền, vận động để nhân dân tham gia và
hưởng ứng đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch
bệnh ở người, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên. Huy động sự tham
gia của các cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban ngành,
đoàn thể phối hợp với ngành Y tế địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch
bệnh sởi.
- Chỉ đạo các ban ngành ở địa phương
chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền
vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sởi, đưa trẻ em đi tiêm chủng phòng bệnh sởi.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn,
các ban, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai các biện
pháp phòng, chống dịch bệnh, khoanh vùng xử lý ổ dịch không để lan rộng, cấp cứu,
điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đồng thời
chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc tiêm vắc
xin sởi trong tiêm chủng thường xuyên đạt tỷ lệ trên 95% ở
quy mô xã, phường.
- Riêng UBND các huyện: Mường Chà, Điện
Biên Đông, Tuần Giáo và thị xã Mường Lay xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh
sởi và triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin Sởi/Rubella cho trẻ 01 - 10 tuổi trên
địa bàn đảm bảo hiệu quả và an toàn trong tiêm chủng. Trong đó:
+ Thành lập các đoàn kiểm tra việc
triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh tại địa
phương.
+ Cân đối, bố trí một phần kinh phí của
địa phương hỗ trợ các hoạt động phòng chống dịch bệnh sởi trên địa bàn.
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành phố chịu trách nhiệm về kết quả triển khai tiêm chủng mở rộng thường
xuyên, tiêm chủng chiến dịch tại địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch Triển khai các
hoạt động khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh sởi trên địa bàn
tỉnh Điện Biên. Các Sở, ngành tỉnh và UBND các huyện,
thị xã, thành phố nghiêm túc tổ chức, triển khai thực hiện đảm bảo
nội dung, yêu cầu./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KT, KGVX(NNT).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Quý
|