HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 13/NQ-HĐND
|
Hà Nội,
ngày 06 tháng 7 năm 2022
|
NGHỊ
QUYẾT
VỀ
ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2022 VÀ CẬP NHẬT KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG
HẠN 2021-2025 CỦA CẤP THÀNH PHỐ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
KHÓA XVI,
KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng
6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 115/2020/QH14
ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài
chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày
06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu
tư công;
Xét đề nghị của Ủy ban
nhân dân Thành phố tại: Báo cáo số 200/BC-UBND ngày 20 tháng
6 năm 2022 về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2022 và cập nhật Kế hoạch đầu
tư công trung hạn 2021-2025 của cấp Thành phố; Báo cáo giải trình bổ sung số
238/BC-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2022;
Xét báo cáo thẩm tra số 55/BC-KTNS
ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Ban kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận và kết
quả biểu quyết của đại
biểu Hội đồng nhân dân Thành phố.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cấp Thành phố năm
2022, bao gồm những nội dung sau:
1. Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư dự án cấp
Thành phố giảm 701.200 triệu đồng, cụ thể:
a) Điều chỉnh giảm kế hoạch vốn
1.667.108 triệu đồng của 28 dự án, trong đó: giảm 1.472.508 triệu đồng của 24 dự
án xây dựng cơ bản tập trung cấp Thành phố; và giảm 194.600 triệu đồng của 04 dự
án đầu tư theo cơ chế đặc thù sử dụng nguồn thu từ đất.
b) Điều chỉnh tăng kế hoạch vốn
965.908 triệu đồng của 55 dự án, trong đó: tăng 926.908 triệu đồng của 54 dự án
xây dựng cơ bản tập trung cấp Thành phố; và tăng 39.000 triệu đồng của 01 dự án
đầu tư theo cơ chế đặc thù sử dụng nguồn thu từ đất.
2. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư dự án
thuộc nhiệm vụ chi cấp huyện được ngân sách Thành phố hỗ trợ bổ sung 1.515.500
triệu đồng, trong đó:
2.1. Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội:
Điều chỉnh giảm 47.300 triệu đồng của 03 dự án.
2.2. Hỗ trợ có mục tiêu cho các huyện,
thị xã là 1.562.800 triệu đồng của 165 dự án, trong đó:
- Các dự án thực hiện “Kế hoạch đầu tư
xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng
cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các
năm tiếp theo của Thành phố”: 862.440 triệu đồng cho 105 dự án (gồm giảm 60.400
triệu đồng của 10 dự án, tăng 922.840 triệu đồng cho 95 dự án).
- Các dự án xây dựng hệ thống xử lý nước
thải làng nghề; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đối với địa phương bị ảnh hưởng bởi
các dự án xây dựng bãi rác thải, nghĩa trang tập trung của Thành phố; xây dựng
hạ tầng kinh tế: 700.360 triệu đồng cho 60 dự án (gồm giảm 73.500 triệu đồng của
08 dự án, tăng 773.860 triệu đồng cho 52 dự án).
2.3. Về nguồn vốn ngân sách
Thành phố hỗ trợ các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện là
1.515.500 triệu đồng được bố trí 701.200 triệu đồng từ nguồn vốn điều chỉnh giảm
kế hoạch vốn dự án cấp Thành phố đã nêu tại mục 1 và 814.300 triệu đồng bố trí
từ nguồn dự phòng 868.000 triệu đồng kế hoạch đầu tư công năm 2022 cấp Thành phố.
3. Bố trí bổ sung 53.700 triệu đồng
trong tổng nguồn vốn kế hoạch năm 2022 từ nguồn dự phòng để thực hiện bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (thực hiện giải ngân theo cơ chế
thanh toán linh hoạt).
(Chi tiết tại
các phụ lục 1,2,3,4,5 kèm theo)
Điều 2. Cho phép 02 quận: Cầu Giấy, Tây Hồ sử dụng ngân sách cấp quận
để hỗ trợ 05 huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Phú Xuyên thực hiện xây dựng
nông thôn mới theo Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội với
kinh phí 135.000 triệu đồng cho 07 dự án (Chi tiết tại Phụ lục 5 đính
kèm).
HĐND và UBND các quận thực hiện các thủ
tục quyết định hỗ trợ tuân thủ quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. HĐND và UBND
các huyện, thị xã có dự án được hỗ trợ tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ
đúng mục đích, đúng quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo đủ nguồn vốn
đối ứng (nếu cần) để hoàn thành dự án đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư
và tuyệt đối không được để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
Điều 3. Cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
2021-2025 của Thành phố như sau:
1. Cập nhật Kế hoạch đầu tư công trung
hạn 5 năm 2021-2025 đối với các dự án cấp Thành phố và dự án ngân sách Thành phố
hỗ trợ cấp huyện (chi tiết tại Phụ lục 2, 4 kèm theo).
2. Xác định kế hoạch vốn trung hạn
2021-2025 là 2.966.700 triệu đồng cho 22 dự án đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt/điều chỉnh chủ trương đầu tư từ nguồn vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết của
từng lĩnh vực đầu tư đã được HĐND Thành phố quyết nghị tại Nghị quyết số
21/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 và cập nhật, điều chỉnh tại các Nghị quyết số 28/NQ-HĐND
ngày 08/12/2022, 02/NQ-HĐND ngày 08/4/2022. (Chi tiết tại Phụ lục 6 kèm theo).
3. Chấp thuận chủ trương cho phép sử dụng
ngân sách thành phố Hà Nội hỗ trợ thực hiện Dự án xây dựng tượng đài “Công an
nhân dân vì dân phục vụ” trên địa bàn Thành phố và cân đối trong Kế hoạch đầu
tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 với kinh phí dự kiến là 37.970 triệu đồng từ
nguồn dự phòng.
Điều 4. Thống nhất việc triển khai Dự án Thực phẩm nông nghiệp an
toàn thành phố Hà Nội từ nguồn vốn vay của chính quyền địa phương (sử dụng từ
nguồn vay ODA và vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài). Sau khi dự án được phê
duyệt và các hiệp định vay vốn được ký chính thức, giao Ủy ban nhân dân Thành
phố xây dựng phương án vay và trả nợ chi tiết, trình Hội đồng nhân dân Thành phố
xem xét, quyết nghị theo đúng quy định của Luật Quản lý nợ công.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Giao UBND Thành phố:
- Giao kế hoạch vốn điều chỉnh năm
2022 cho các đơn vị và chỉ đạo việc thực hiện, thanh quyết toán đảm bảo đúng
quy định; chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ, căn cứ pháp lý của các
dự án đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
- Cập nhật các chỉ đạo, quyết định của
Trung ương để phân bổ chi tiết, thông báo điều chỉnh nguồn ngân sách trung ương
hỗ trợ mục tiêu (vốn trong nước và vốn nước ngoài) cho Thành phố tương ứng theo
số Trung ương thông báo.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân,
các Ban của Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân
dân Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam các cấp, Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các quận,
huyện, thị xã tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân
thành phố Hà Nội khóa XVI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 06 tháng 7 năm 2022 và
có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ban công tác đại biểu thuộc UBTV Quốc hội;
- VP Quốc hội, VP Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính;
- Thường trực Thành ủy;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội;
- TT HĐND, UBND, UB MTTQ Thành phố;
- Các Ban Đảng Thành ủy;
- Các Ban HĐND Thành phố;
- Các VP: Thành ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND Thành phố;
- Đại biểu HĐND Thành phố;
- Thường trực HĐND, UBND
các quận, huyện, thị xã;
- Các sở:
KHĐT;
TC; TNMT; GTVT; NN&PTNT; XD;
- Các BQLDA ĐTXDCT trực thuộc Thành phố;
- Công báo Thành phố, Cổng giao
tiếp điện tử Thành phố;
- Lưu:
VT.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Tuấn
|