ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 161/KH-UBND
|
Đồng
Nai, ngày 14 tháng 7
năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2022
Căn cứ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm
2016;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP
ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật (gọi tắt là Nghị định
số 59/2012/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 162/2017/NĐ-CP
ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo (gọi tắt là Nghị định số 162/2017/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 32/2020/NĐ-CP
ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2021 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật (gọi
tắt là Nghị định số 32/2020/NĐ-CP);
Căn cứ Thông tư số 04/2021/TT-BTP
ngày 21/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số
59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của
Chính phủ (gọi tắt là Thông tư số 04/2021/TT-BTP);
Căn cứ Kế hoạch số 345/KH-TGCP ngày
01/4/2022 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc theo dõi thi hành pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo năm 2022; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (viết tắt UBND tỉnh)
ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai năm 2022 với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành
pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo (gắn với kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo) nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành
pháp luật; phát hiện khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thi hành pháp luật về
tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định pháp luật không còn phù hợp; từ đó kiến
nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện
hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Yêu cầu
Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, nội
dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật; các quy định về phạm vi, đối tượng,
trình tự thủ tục kiểm tra được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP , Nghị định
số 32/2020/NĐ-CP , Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và Thông tư số 04/2014/TT-BTP.
Bảo đảm sự tham gia, phối hợp chặt chẽ
giữa Ban Tôn giáo tỉnh (Sở Nội vụ) với UBND các huyện, thành phố và các tổ chức,
cá nhân có liên quan; kết hợp chặt chẽ giữa theo dõi tình
hình thi hành pháp luật với xây dựng pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp
luật.
Xác định cụ thể nội dung công việc,
thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan
trong triển khai thực hiện công việc được giao trên tinh thần tiết kiệm, hiệu
quả, tránh chồng chéo với các nội dung thanh tra, kiểm tra trong cùng lĩnh vực.
3. Phạm vi, đối tượng theo dõi, kiểm
tra
a) Phạm vi
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật
về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các hoạt động khác.
Tự kiểm tra tình hình thi hành pháp
luật về tín ngưỡng, tôn giáo (gắn với kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến tín ngưỡng, tôn giáo) năm 2022.
b) Đối tượng
UBND các huyện, thành phố Biên Hòa,
thành phố Long Khánh.
II. NỘI DUNG
1. Nội dung theo
dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
a) Tình hình ban hành văn bản quy định
chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo
Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban
hành văn bản;
Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản;
Tính khả thi của văn bản.
b) Tình hình bảo đảm các điều kiện
cho thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu
quả của hoạt động phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng về pháp luật liên quan đến tín
ngưỡng, tôn giáo;
Tính phù hợp của tổ chức bộ máy và mức
độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật;
Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật
chất bảo đảm thi hành pháp luật.
c) Tình hình tuân thủ pháp luật về
tín ngưỡng, tôn giáo
Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền;
Tính chính xác, thống nhất trong hướng
dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền;
- Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
d) Tình hình thực hiện chính sách,
pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, tập trung vào một số nội dung sau:
Việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo; đăng ký hoạt động tín ngưỡng; sinh hoạt tôn giáo tập trung; công nhận
tổ chức tôn giáo; sửa đổi hiến chương; thay đổi trụ sở, thay đổi tên của tổ chức
tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất
tổ chức tôn giáo trực thuộc; giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực
thuộc; cơ sở đào tạo tôn giáo; phong phẩm, suy cử chức sắc; bổ nhiệm, bầu cử,
suy cử chức việc; mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn
giáo và người không chuyên hoạt động tôn giáo; hội nghị của tổ chức tôn giáo, tổ
chức tôn giáo trực thuộc; đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực
thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; cuộc lễ, giảng đạo
ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp; hoạt động tôn giáo, hoạt động quan hệ
quốc tế về tôn giáo của tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở
Việt Nam; tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài; gia nhập
tổ chức tôn giáo ở nước ngoài; phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố
nước ngoài; tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hoạt động tôn
giáo; việc thực hiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm của cơ quan nhà
nước trong thực hiện các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo..;
Các nội dung khác theo quy định của
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162: Hiện tượng tôn giáo mới; vấn đề
đất đai, xây dựng liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; các hoạt động vi phạm, lệch
chuẩn; quản lý nhà nước đối với các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo đặc biệt
là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng
cảnh
Việc thực hiện các thủ tục hành chính
lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo theo Quyết định số 3913/QĐ-UBND ngày 23/10/2020 của
UBND tỉnh.
2. Các hoạt động
theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Tự kiểm tra tình hình thi hành pháp
luật về tín ngưỡng, tôn giáo (gắn với kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến tín ngưỡng, tôn giáo) năm 2022
- Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
về tín ngưỡng, tôn giáo; kiểm tra đối với các nội dung dung tại mục 1 phần II Kế
hoạch này.
+ Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số
34/2016/NĐ-CP .
- Thời điểm tự kiểm tra: Kết quả thực
hiện từ 01/10/2021 đến ngày 01/9/2022.
- Đối tượng kiểm tra: UBND các huyện,
thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh.
- Thời gian thực hiện: Tiến hành
trong Quý III/2022, dự kiến hoàn thành vào giữa tháng 10/2022.
b) Thu thập thông tin về tình hình
thi hành pháp luật
- Nội dung: Tiếp, phân loại, trả lời
phản ánh, hiến nghị của tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý nhà nước về tín
ngưỡng, tôn giáo.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
trong năm.
c) Xử lý kết quả theo dõi tình hình
thi hành pháp luật
Căn cứ kết quả kiểm tra, thu thập
thông tin, UBND tỉnh xem xét giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý kết
quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định số
59/2012/NĐ-CP .
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Đối với việc kiểm tra tình hình
thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
a) Sở Nội vụ
Tham mưu UBND tỉnh tổng hợp báo cáo kết
quả tự kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng
tôn giáo của UBND các huyện, thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh gửi Ban
Tôn giáo Chính phủ trước ngày 20/10/2022.
b) UBND các huyện, thành phố Biên
Hòa, thành phố Long Khánh
Tự kiểm tra tình hình thi hành pháp
luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo theo địa bàn phụ trách; gửi
báo cáo bằng văn bản về Sở Nội vụ trước ngày 20/9/2022 để tổng hợp tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ.
2. Đối với công tác kiểm tra, rà
soát văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật
a) Sở Nội vụ
Chủ trì phối hợp Sở Tư pháp, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc
tự kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo do
HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành; theo dõi thi hành pháp luật; tham mưu Chủ tịch
UBND tỉnh gửi báo cáo kết quả về Ban Tôn giáo Chính phủ trước ngày 20/10/2022.
b) Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp Sở Nội vụ tự kiểm tra, rà
soát văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo do HĐND, UBND cấp tỉnh
ban hành và theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; kịp
thời phát hiện những nội dung chưa phù hợp hoặc cần hủy bỏ, thay thế, ban hành
mới cho phù hợp với Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ; kịp
thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ đối với các
nội dung văn bản trái pháp luật, đảm bảo tính hợp hiến, hợp
pháp, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Sở Nội vụ phối hợp Sở Tài chính tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí để tổ chức công tác kiểm tra thi
hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; kiểm tra, rà
soát văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và văn bản có chứa quy
phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch theo dõi thi
hành phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2022, đề nghị các đơn vị triển
khai thực hiện kịp thời./.
Nơi nhận:
- Ban Tôn giáo Chính phủ;
- Chủ tịch, PCT.UBND tỉnh (KGVX);
- Các Sở: Tài chính, Tư pháp, TNMT, Xây dựng, VHTTDL, Sở Nội vụ;
- Ban Tôn giáo tỉnh (Sở Nội vụ);
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, Phó Văn phòng (KGVX);
- Lưu: VT, KGVX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Sơn Hùng
|