ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
5139/QĐ-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 08 tháng 12 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO THEO CHUẨN
NGHÈO GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ
33/2015/QĐ-TTG NGÀY 10/8/2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25
tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Quyết định số
33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở
với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo
về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2); Văn bản số
1881/BXD-QLN ngày 24/8/2015 của Bộ Xây dựng về triển khai thực hiện Quyết định
số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Xây dựng tại Tờ trình 6088/TTr-SXD ngày 17/11/2015 về việc phê duyệt Đề án Hỗ
trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng
Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Đề án Hỗ trợ
nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa theo Quyết định số 33/2015/QĐ TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính
phủ”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Đăng Quyền
|
ĐỀ ÁN
HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO THEO CHUẨN NGHÈO
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 33/2015/QĐ-TTG NGÀY 10/8/2015 CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 5139 /QĐ-UBND ngày 08/12/2015 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa)
I. MỞ ĐẦU
1. Khái quát chung về tỉnh
Thanh Hóa
Thanh Hóa nằm ở cực Bắc miền
Trung, cách Hà Nội 150km, phía Bắc giáp với 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình,
phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
Thanh Hóa nằm trong vùng ảnh hưởng
của những tác động vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với Trung Bộ và Bắc Lào, có hệ
thống giao thông thuận lợi như: Đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc
lộ 1A, 10, 45, 47, 217; sân bay Sao Vàng, Cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống
sông ngòi thuận lợi cho lưu thông Bắc - Nam với các vùng trong tỉnh và quốc tế.
- Về địa hình: Địa hình đa dạng,
thấp dần từ Tây sang Đông, chia thành 3 vùng rõ rệt:
+ Vùng núi và Trung du có diện
tích đất tự nhiên 839.037ha, chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh, độ cao trung
bình vùng núi từ 600 - 700m, vùng trung du có độ cao trung bình 150 - 200m;
+ Vùng đồng bằng có diện tích đất
tự nhiên là 162.341ha, chiếm 14,64% diện tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ
thống sông Mã, sông Bạng, sông Yên, sông Hoạt, độ cao trung bình 5 - 15m, xen kẽ
có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập.
+ Vùng ven biển có diện tích
110.655ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh, với bờ biển dài 102km, địa hình
tương đối bằng phẳng.
- Về khí hậu: Thanh Hóa nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Lượng mưa trung bình hàng năm
khoảng 1.600 - 2.300mm, mỗi năm có khoảng 90 - 130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ
85 - 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 1.600 - 1.800 giờ. Nhiệt độ trung bình
23 - 240C, nhiệt độ giảm dần về vùng núi cao. Hướng gió phổ biến mùa
đông là Tây Bắc và Đông Bắc, mùa hè là Đông và Đông Nam.
- Dân số: Thanh Hóa có khoảng 3,7
triệu người; có 7 dân tộc anh em sinh sống, đó là: Kinh, Mường, Thái, H’ mông, Dao,
Thổ, Hoa. Các dân tộc ít người chủ yếu sống ở các huyện vùng núi cao và biên giới.
2. Sự cần thiết phải hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015
Thanh Hóa là địa phương có tỷ lệ hộ
nghèo đầu năm 2011 là 24,86%, đến cuối năm 2014 còn 9,88%. Việc giảm nghèo
nhanh và bền vững là nhiệm vụ quan trọng đã được các cấp ủy đảng, chính quyền
và nhân dân trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Để giải quyết vấn đề này, tỉnh đã chỉ
đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố thực
hiện tốt các chương trình giảm nghèo của tỉnh và các chương trình giảm nghèo của
Trung ương.
- Các chương trình giảm nghèo đã
thực hiện: Chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã vùng 135, 257;
Chính sách an sinh xã hội; Vay vốn và tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất giảm
nghèo; Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế; Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về
giáo dục; Chính sách trợ giá, trợ cước; Chính sách cấp không thu tiền thuốc chữa
bệnh cho nhân dân các xã 135; Chính sách cấp không thu tiền 20 loại báo và tạp
chí theo Quyết định 957 của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về
nhà ở và các chính sách khác.
- Tình hình triển khai thực hiện
việc hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở:
+ Chương trình hỗ trợ người hoạt động
cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở theo Quyết định
20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ;
+ Quyết định 17/2007/QĐ-TTg ngày
25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người hoạt động cách mạng tiền khởi
nghĩa;
+ Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về
nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ,
đã hỗ trợ hơn 32.000 hộ nghèo xây dựng nhà ở;
+ Xây dựng nhà phòng tránh lũ lụt
theo Quyết định 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ, đã hỗ trợ
100 hộ nghèo xây dựng nhà phòng tránh lũ, lụt;
+ Hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở
phòng, tránh bão, lụt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định số
48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ với tổng số 3.336 hộ
nghèo trong vùng thường xuyên bị thiên tai bão, lụt trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa.
Tuy đã có nhiều chính sách hỗ trợ
về nhà ở, nhưng là một tỉnh nằm trung khu vực hay xảy ra bão, tố, lốc, lũ, lụt
nên Thanh Hóa vẫn còn nhiều gia đình đang phải sinh sống trong những ngôi nhà tạm
bợ, dột nát, hư hỏng, xuống cấp không đảm bảo điều kiện sống ổn định cũng như
an toàn khi có thiên tai. Mặt khác, Thanh Hóa là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo
cao; do đó, nhu cầu về nhà ở an toàn, ổn định, nâng cao mức sống, góp phần giảm
nghèo nhanh và bền vững của địa phương là hết sức cần thiết, góp phần an sinh
xã hội.
3. Căn cứ lập Đề án
- Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ (Chính sách hỗ trợ nhà ở với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai
đoạn 2011 - 2015 - Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg
giai đoạn 2);
- Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg
ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ
nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015;
- Văn bản số 1881/BXD-QLN ngày
24/8/2015 của Bộ Xây dựng về triển khai thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định phê duyệt danh sách tổng
thể hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở tự nguyện đăng ký vay vốn làm nhà ở của
UBND các huyện, thị xã, thành phố tại thời điểm xây dựng đề án.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC
TRẠNG VỀ NHÀ Ở ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO THEO CHUẨN NGHÈO GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THANH HÓA
1. Nhận xét, đánh giá thực trạng
nhà ở của các hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa
a) Về số lượng nhà ở
- Cuối năm 2012, Thanh Hóa đã hoàn
thành Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg
(Chương trình 167 giai đoạn 1) với tổng số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở là 32.490
hộ.
- Hiện nay, tổng số hộ nghèo trên
địa bàn toàn tỉnh còn 93.094 hộ (theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận
nghèo cuối năm 2014).
- Theo kết quả rà soát tổng hợp số
hộ khó khăn về nhà ở theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa (chỉ đạo của Bộ Xây dựng tại Công văn số 351/BXD-QLN ngày 31/12/2014)
có khoảng 20.356 hộ khó khăn về nhà ở.
b) Về chất lượng nhà ở
Chất lượng nhà ở của các hộ đa phần
bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo điều kiện sống ổn định, đặc biệt là gia
đình thuộc dân tộc thiểu số, hộ nghèo neo đơn, tàn tật. Cụ thể:
- Nhà ba gian truyền thống và nhà
rường, kết cấu đòn tay gỗ, tre (luồng); móng nhà bằng gạch, bờ lô hoặc đá; tường
xây gạch/bờ lô; kết cấu tường chịu lực chiều dày tường 11 - 22cm; mái lợp ngói,
tôn, fibrô xi măng;
- Phần lớn nhà có đầy đủ cửa đi, cửa
sổ, một số ít là cửa gỗ tạp;
- Một số nhà xây lâu năm có tường
và mái xuống cấp nghiêm trọng, kết cấu mái gỗ đã mục, mối mọt nhiều, không đảm
bảo an toàn cho người sử dụng;
- Kết cấu nhà cửa người dân đơn giản
không có liên kết giằng cho nhà cửa;
- Vật liệu xây dựng nhà ở kém chất
lượng;
- Gia cố phần nền móng, tu sửa từng
phần khi có kinh phí rất tạm bợ;
- Phần lớn các hộ gia đình có nhà
xuống cấp trầm trọng nhưng không có khả năng gia cố, tu sửa hoặc xây dựng lại
(vì không có tiền, chỉ đủ ăn).
2. Đánh giá tác động của các yếu
tố khí hậu đối với nhà ở về đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, tố, lốc trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa
- Hàng năm mưa bão đã tàn phá hoa
màu, ruộng vườn, nhà cửa.
- Bão: Năm nào cũng từ 1 - 2 cơn
bão kèm lũ lụt, lốc lớn.
- Đối với khu vực ven biển bão thường
đi kèm triều cường, xâm nhập mặn nhanh chóng làm hư hỏng các kết cấu của nhà ở
đối với các hộ ven biển, gây nguy hiểm đến tính mạng khi gặp bão lốc.
Trải qua các đợt thiên tai, phần lớn
nhà không đủ khả năng chống chịu với bão dù chỉ là bão cấp 8, rất nguy hiểm cho
tính mạng và tài sản vật dụng trong nhà.
3. Nhận
xét, đánh giá chung về thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo
đã và đang thực hiện tại địa phương
Từ năm 2009 đến nay, tỉnh Thanh
Hóa đang thực hiện 03 chính sách dành cho người nghèo: Chương trình hỗ trợ hộ
nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg; Chương trình xây dựng chòi phòng
tránh lũ, lụt theo Quyết định 716/QĐ-TTg; Chương trình xây dựng nhà ở phòng,
tránh bão, lụt khu vực miền Trung theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg.
- Chương trình 167: Thực hiện
chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nhằm mục đích cùng với việc thực hiện các
chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 -
2010, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng
bước nâng cao mức sống, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
- Chương trình 716: Triển khai thí
điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với
lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung để rút kinh nghiệm trước khi
triển khai trên diện rộng.
- Chương trình 48: Hỗ trợ hộ nghèo
xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung theo Quyết định số
48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Hỗ trợ hộ nghèo trong vùng
thường xuyên bị thiên tai bão, lụt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhà ở
phòng, tránh bão, lụt để có chỗ ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống,
góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
a) Về ưu điểm
- Các địa phương đã nhận thức rõ ý
nghĩa, yêu cầu mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững nói chung, hỗ trợ hộ nghèo
về nhà ở trong chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, qua đó cụ thể
hóa chương trình, nghị quyết chuyên đề của các cấp ủy Đảng và kế hoạch của UBND
tỉnh; cùng với sự tham gia tích cực của các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
đoàn thể với nhiều mô hình, giải pháp hiệu quả và sự hưởng ứng mạnh mẽ của các
tầng lớp nhân dân đã tạo sự thống nhất cao trong thực hiện chăm lo hỗ trợ hộ
nghèo ổn định chỗ ở, an cư lập nghiệp, vươn lên ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó,
tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng được phát huy, dân chủ cơ sở được
đẩy mạnh.
- Các Chương trình hỗ trợ hộ nghèo
về nhà ở đã tạo điều kiện cho người nghèo có nhà ở, giúp đồng bào đỡ khó khăn
hơn trong đời sống.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của cả
hệ thống chính trị, sự hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân. Nguồn vốn của Trung
ương và Nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách kịp thời.
b) Các hạn chế, tồn tại, nguyên
nhân và biện pháp khắc phục
- Hạn chế, tồn tại:
+ Các hộ gia đình đều xây nhà ở kết
hợp việc phòng tránh thiên tai nên giá thành một nhà cao; trong khi đó, số tiền
hỗ trợ của Nhà nước và Vốn vay ưu đãi thấp;
+ Việc huy động nguồn vốn từ doanh
nghiệp rất khó khăn vì hiện nay các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn;
+ Các biện pháp khắc phục nhà ở
sau thiên tai, bão lụt chưa hiệu quả. Việc xây dựng nhà ở phòng chống thiên tai
ở một số địa phương còn bị xem nhẹ;
+ Người dân còn chưa hiểu rõ lợi
ích các chương trình chính sách nhà ở cho người nghèo.
- Nguyên nhân: Số hộ nghèo mới
phát sinh hàng năm ở địa phương còn nhiều.
- Biện pháp khắc phục:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến
từng người dân để họ hiểu rõ về lợi ích của các chính sách về nhà ở cho hộ
nghèo; vận động cộng đồng tham gia góp sức, góp của để chất lượng căn nhà được
tăng lên góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, ổn định đời sống, đảm bảo an
sinh xã hội.
III. ĐÁNH GIÁ
PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ THỰC HIỆN HỖ TRỢ
NHÀ Ở ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
1. Về
phương thức huy động nguồn lực
Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của
Trung ương về công tác giảm nghèo nói chung, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nói
riêng, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt việc huy động các nguồn lực tại địa
phương để nhằm chung tay góp sức giúp đỡ hộ nghèo vượt qua khó khăn, sớm ổn định
chỗ ở, yên tâm sản xuất và đã đạt được một số kết quả nhất định. Song đến nay,
việc huy động nguồn lực tại chỗ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng với mục tiêu đề
ra, mức huy động chiếm tỷ lệ nhỏ so với số lượng hộ nghèo còn nhiều.
2. Về quản
lý nguồn lực của địa phương trong quá trình thực hiện hỗ trợ nhà ở đối với hộ
nghèo
Các chương trình hỗ trợ người
nghèo về nhà ở đều thành lập hoặc kiện toàn Ban chỉ đạo; thông qua Ban chỉ đạo
triển khai thực hiện đến các cấp cơ sở theo đúng kế hoạch. Hàng năm, Ban chỉ đạo
tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về kết quả đã làm được trong năm, nêu lên những mặt
còn hạn chế chưa làm được và đề ra giải pháp, kế hoạch cho năm tới. Định kỳ
HĐND tỉnh tổ chức giám sát thực hiện chương trình.
3. Về thực
hiện việc quản lý sử dụng, cấp phát, thanh toán nguồn vốn cấp, vay tín dụng ưu
đãi cũng như các nguồn vốn huy động khác
Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung
ương, ngân sách địa phương, các nguồn lực huy động khác được cấp về cho các huyện,
thị xã, thành phố quản lý và cấp xuống các xã theo kế hoạch để triển khai thực
hiện đảm bảo đúng đối tượng; cấp phát đến tận tay hộ nghèo.
Ngoài nguồn vốn được hỗ trợ theo
các chương trình, Mặt trận Tổ quốc các cấp còn đứng ra huy động thêm các nguồn
lực khác như: Nguyên vật liệu hiện có tại địa phương, ngày công, nguồn vốn của
các tổ chức cá nhân, dòng họ.
4. Về cách
thức hỗ trợ
Các hộ dân tự làm nhà hoặc do các
tổ chức, doanh nghiệp xây dựng sau đó bàn giao cho hộ dân dưới sự giám sát của
chính quyền và Mặt trận Tổ quốc địa phương; bên cạnh đó huy động sự giúp đỡ về
ngày công, tiền, nguyên vật liệu... từ các tổ chức, cá nhân, anh em, dòng họ.
5. Đánh
giá chung
Việc thực hiện
huy động và quản lý nguồn lực của địa phương trong quá trình thực hiện các
chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo đã thực hiện trong thời gian qua trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa cơ bản đạt yêu cầu, đúng quy định.
IV. MỘT SỐ NỘI
DUNG CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục
tiêu, nguyên tắc hỗ trợ
a) Mục tiêu
Thực hiện hỗ trợ nhà ở 16.460
hộ nghèo tự nguyện đăng ký vay vốn làm nhà ở (theo báo cáo rà soát của các cấp
huyện tại thời điểm lập đề án), đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, nâng cao mức
sống, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
b) Nguyên tắc hỗ trợ
- Hỗ trợ đến từng hộ gia đình để
xây dựng nhà ở theo đúng đối tượng quy định, đảm bảo diện tích và chất lượng
nhà ở theo quy định tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg.
- Việc hỗ trợ phải đảm bảo dân chủ,
công khai, công bằng và minh bạch trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước.
- Hỗ trợ xây dựng nhà ở phải phù hợp
với điều kiện thực tiễn, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn
bản sắc văn hóa của từng dân tộc; gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới của
địa phương.
- Thực hiện hỗ trợ theo nguyên tắc:
Nhà nước hỗ trợ theo phương thức cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, cộng đồng giúp
đỡ, hộ gia đình tham gia để xây dựng nhà ở đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng quy định;
kết hợp lồng ghép các chương trình đầu tư, hỗ trợ khác của Trung ương và địa
phương để phát huy hiệu quả của chính sách.
- Sau khi được hỗ trợ, các hộ gia
đình phải xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đang có. Chỉ thực
hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở đối với các hộ gia đình thuộc diện đối tượng đã có đất
để làm nhà ở. Đối với các hộ gia đình thuộc diện chưa có đất để làm nhà ở hoặc
đã có đất để làm nhà nhưng nằm trong khu vực thường xuyên bị thiên tai, sạt lở
đất, không đảm bảo an toàn thì chính quyền địa phương tùy theo khả năng, điều
kiện của địa phương bố trí đất ở (phù hợp với quy hoạch) cho các hộ đó trước
khi thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở.
- Hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở
(bao gồm xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở) chỉ được chuyển nhượng sau
khi đã trả hết nợ vay (cả gốc và lãi) cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Yêu cầu
về diện tích và chất lượng nhà ở
Các huyện, xã tổ chức giới thiệu
các mẫu thiết kế để người dân tham khảo, lựa chọn mẫu nhà (do Sở Xây dựng cung
cấp mẫu nhà). Tôn trọng nguyện vọng của người dân, không bắt buộc các hộ gia
đình xây dựng nhà ở theo thiết kế mẫu. Tùy theo điều kiện cụ thể người dân có
thể xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở theo kinh nghiệm, truyền thống, phù hợp
với điều kiện kinh tế, sinh hoạt của gia đình, nhưng phải đảm bảo tiêu chí tối
thiểu về diện tích, chất lượng quy định sau:
- Nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp
nhà ở đang có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 24m2 (đối với những
hộ độc thân không nơi nương tựa, có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ
hơn nhưng không thấp hơn 18m2).
- Nhà ở phải đảm bảo tiêu chuẩn “3
cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng); tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở
lên. Nhà ở phải đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, tố, lốc. Các bộ phận nền,
khung, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt,
không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:
+ “Nền cứng” là nền nhà làm bằng
các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát,
bê tông, gạch lát;
+ “Khung cứng” bao gồm hệ thống
khung, cột, tường kể cả móng đỡ. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ
các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá
hoặc làm từ gỗ bền chắc; móng làm từ bê tông cốt thép hoặc xây gạch/đá;
+ “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái
và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu:
bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp
ngói hoặc lợp bằng các loại tấm lợp có chất lượng tốt như tôn, fibrô xi măng.
- Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận
nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa
phương, đảm bảo thời hạn sử dụng. Các huyện báo cáo Sở Xây dựng chủng vật liệu
địa phương cụ thể (nếu có), làm cơ sở báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây dựng xem xét,
quyết định.
3. Mức vay
để làm nhà ở
Hộ gia đình thuộc diện đối tượng,
đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định
33/2015/QĐ-TTg có nhu cầu vay vốn, được vay tối đa 25 triệu đồng/hộ từ
Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở. Lãi suất vay
3%/năm; thời hạn vay là 15 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian
trả nợ tối đa là 10 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là
10% tổng số vốn đã vay.
4. Đối tượng,
điều kiện được hỗ trợ nhà ở (theo quy định tại Quyết định 33/2015/QĐ-TTg)
a) Đối tượng
Hộ gia đình được hỗ trợ xây dựng
nhà ở theo quy định của Quyết định 33/2015/QĐ-TTg
phải là hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg
ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ
nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015, có trong danh sách hộ
nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại thời điểm 01/10/2015 (thời điểm Quyết
định 33/2015/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành) và
là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến ngày 01/10/2015 tối thiểu 05 năm.
b) Điều kiện
- Chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở
nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả
năng tự cải thiện nhà ở;
- Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các
chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội
khác;
- Trường hợp đã được hỗ trợ nhà ở
theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác thì phải thuộc các đối tượng
sau: Nhà ở đã bị sập đổ hoặc hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ do thiên tai gây
ra như: Bão, lũ, lụt, động đất, sạt lở đất, hỏa hoạn nhưng chưa có nguồn vốn để
sửa chữa, xây dựng lại. Đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách
hỗ trợ nhà ở khác có thời gian từ 08 năm trở lên tính đến thời điểm ngày
01/10/2015 nhưng nay nhà ở đã hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sụp đổ.
c) Những trường hợp sau đây
không thuộc diện đối tượng hỗ trợ:
- Hộ thuộc diện đối tượng được hỗ
trợ nhà ở theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn,
biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định
hướng đến năm 2020;
- Hộ thuộc diện đối tượng được hỗ
trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;
- Hộ thuộc diện đối tượng được hỗ
trợ nhà ở theo Quyết định số 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an
toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung;
- Hộ thuộc diện đối tượng được hỗ
trợ nhà ở theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về Chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão, lụt khu vực
miền Trung.
5. Phạm vi
áp dụng
Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ
nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 được áp dụng đối với các hộ thuộc diện
đối tượng theo quy định của Đề án này đang cư trú tại khu vực nông thôn hoặc
đang cư trú tại các thôn, làng, bản, (gọi chung là thôn) trực thuộc phường, thị
trấn hoặc xã trực thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhưng sinh sống chủ yếu bằng
nghề nông, lâm, ngư nghiệp.
6. Xác định
số lượng hộ nghèo cần hỗ trợ xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2016 - 2020
- Tổng số hộ thuộc diện đối tượng
được hỗ trợ xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nâng cấp nhà ở hiện có (tính đến thời
điểm Quyết định 33/2015/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành): 20.356 hộ. Trong đó số hộ
thuộc đối tượng hỗ trợ tự nguyện đăng ký vay vôn làm nhà ở là 16.460 hộ.
- Trong đó, tổng
số hộ thuộc diện đối tượng hỗ trợ đăng ký vay vốn làm nhà ở cư trú tại các huyện
nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008: 454 hộ.
7. Phân loại
đối tượng ưu tiên
a) Hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật): 3.766 hộ.
b) Hộ gia đình là đồng bào dân tộc
thiểu số: 7.318 hộ.
c) Hộ gia đình thuộc vùng thường
xuyên xảy ra thiên tai: 291 hộ.
d) Hộ gia đình đang sinh sống tại
các thôn, bản đặc biệt khó khăn: 681 hộ.
đ) Hộ gia đình đang sinh sống tại
các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn: 490 hộ.
e) Hộ gia đình đang cư trú tại các
huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm
2008 của Chính phủ: 454 hộ.
f) Các hộ gia đình còn lại: 3.460
hộ.
8. Nguồn vốn thực hiện
a) Vốn vay ưu đãi:
Ngân hàng Chính sách xã hội thực
hiện cho các hộ dân thuộc diện đối tượng vay theo mức quy định tại Quyết định số
33/2015/QĐ-TTg. Nguồn vốn vay do ngân sách Trung ương cấp 50% trên tổng số vốn
vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội, 50% còn lại do Ngân hàng Chính sách xã hội
huy động;
b) Vốn huy động: Từ “Quỹ vì người nghèo” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ
chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp vận động từ cộng đồng xã
hội và từ các doanh nghiệp. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng phối
hợp vận động các doanh nghiệp ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” và hỗ trợ cho Chương
trình;
c) Vốn của hộ gia đình được huy
động từ gia đình, anh em, dòng họ;
d) Vốn lồng ghép từ các chương
trình, mục tiêu khác;
đ) Sử dụng ngân sách của tỉnh: Bố trí để phục vụ công tác quản lý, tổ chức triển khai thực hiện chính
sách các cấp tỉnh, huyện, xã với mức 0,5% tổng vốn vay Ngân hàng Chính sách xã
hội để thực hiện chính sách theo quy định.
9. Xác định
tổng số vốn thực hiện và phân khai nguồn vốn thực hiện
Tổng số vốn cần có để thực hiện:
825,0575 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn vay tín dụng ưu đãi: 411,5 tỷ
đồng;
- Dự kiến vốn huy động tại địa
phương từ quỹ “Ngày vì người nghèo” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động
và từ các doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vận động khoảng:
82,3 tỷ đồng;
- Dự kiến vốn huy động của cộng đồng,
dòng họ và của chính hộ gia đình được hỗ trợ khoảng: 329,2 tỷ đồng;
- Vốn ngân sách địa phương bố trí
kinh phí quản lý, tổ chức triển khai thực hiện chính sách (cho các cấp tỉnh,
huyện, xã) với mức 0,5% tổng vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện
chính sách theo quy định: 2,0575 tỷ đồng.
(Chưa bao gồm vốn ngân sách địa
phương đảm bảo mức cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội
theo quy định tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg).
10. Cách thức
thực hiện
a) Bình xét và phê duyệt danh
sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Cấp
huyện, xã, thôn đã thực hiện theo quy định tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg).
b) Cấp vốn vay ưu đãi làm nhà ở
- Ngân hàng Chính sách xã hội thực
hiện cho vay theo quy định tại Đề án này và các quy định của pháp luật hiện
hành;
- Việc quản lý, cấp phát, thanh
toán, quyết toán nguồn vốn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
- Đối với vốn vay, hộ gia đình thực
hiện thủ tục, quy trình vay vốn theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện
xác nhận tiến độ xây dựng nhà ở của hộ nghèo trên địa bàn và có văn bản tổng hợp
gửi Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Chính sách xã hội thực
hiện giải ngân 100% vốn vay theo quy định đối với những hộ gia đình thực hiện
xây dựng mới nhà ở sau khi hoàn thành phần móng và đối với những hộ gia đình thực
hiện sửa chữa, cải tạo nhà ở đã có sau khi hoàn thành 30% khối lượng công việc.
c) Thực hiện xây dựng nhà ở
Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình xây dựng và sửa chữa nhà ở đảm bảo yêu cầu
về diện tích và chất lượng theo quy định và vận động các hộ gia đình tự tổ chức
xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở.
- Hộ gia đình trong danh sách được
hỗ trợ xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa nâng cấp nhà ở phải có đơn đăng ký vay
vốn hỗ trợ và cam kết xây dựng nhà ở, đề xuất lựa chọn mẫu nhà, phương thức xây
dựng nhà ở;
- Đối với các hộ gia đình có hoàn
cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…) không có khả năng tự xây dựng nhà ở
thì Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các
tổ chức, đoàn thể khác tại địa phương tổ chức xây dựng nhà ở cho các đối tượng
này;
- Các hộ gia đình phải báo cáo Ủy
ban nhân dân cấp xã khi hoàn thành các phần việc theo giai đoạn (hoàn thành phần
móng đối với những hộ xây dựng nhà ở mới, hoàn thành 30% khối lượng công việc đối
với những hộ sửa chữa, cải tạo nhà ở hiện có) hoặc hoàn thành toàn bộ công
trình để tổ chức nghiệm thu làm cơ sở để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện
giải ngân vốn vay;
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách
nhiệm theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng
nhà ở mới hoặc sửa chữa nâng cấp nhà ở; lập biên bản xác nhận hoàn thành theo
giai đoạn và biên bản xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng; vận động
các tổ chức, đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu
chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giúp đỡ các hộ gia đình nghèo
xây dựng nhà ở; phát huy cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng và hộ
gia đình, tận dụng, khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ để giảm giá
thành xây dựng nhà ở;
- Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo,
giám sát để các hộ gia đình sử dụng vốn vay làm nhà ở đúng mục đích, đảm bảo
nhà ở phải được xây dựng hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng.
11. Tiến độ
thực hiện
- Năm 2016: Thực hiện hỗ trợ khoảng
10% số đối tượng (1.646 hộ);
- Năm 2017: Thực hiện hỗ trợ khoảng
20% số đối tượng (3.292 hộ);
- Năm 2018: Thực hiện hỗ trợ khoảng
25% số đối tượng (4.115 hộ);
- Năm 2019: Thực hiện hỗ trợ khoảng
25% số đối tượng (4.115 hộ);
- Năm 2020: Thực hiện hỗ trợ khoảng
20% số đối tượng (3.292 hộ).
12. Tiến độ
huy động vốn hàng năm
a) Năm 2016:
Tổng số vốn
cần có để thực hiện:
|
82,50575
|
tỷ đồng;
|
- Vốn vay tín dụng ưu đãi:
|
41,15000
|
tỷ đồng;
|
- Vốn huy động khác khoảng:
|
41,15000
|
tỷ đồng;
|
- Vốn ngân sách tỉnh (CP Quản
lý):
|
0,20575
|
tỷ đồng.
|
b) Năm 2017:
Tổng số vốn
cần có để thực hiện:
|
165,0115
|
tỷ đồng;
|
- Vốn vay tín dụng ưu đãi:
|
82,3000
|
tỷ đồng;
|
- Vốn huy động khác khoảng:
|
82,3000
|
tỷ đồng;
|
- Vốn ngân sách tỉnh (CP Quản
lý):
|
0,4115
|
tỷ đồng.
|
c) Năm 2018:
Tổng số vốn
cần có để thực hiện:
|
206,264375
|
tỷ đồng;
|
- Vốn vay tín dụng ưu đãi:
|
102,875000
|
tỷ đồng;
|
- Vốn huy động khác khoảng:
|
102,875000
|
tỷ đồng;
|
- Vốn ngân sách tỉnh (CP Quản
lý):
|
0,514375
|
tỷ đồng.
|
d) Năm 2019:
Tổng số vốn
cần có để thực hiện:
|
206,264375
|
tỷ đồng;
|
- Vốn vay tín dụng ưu đãi:
|
102,875000
|
tỷ đồng;
|
- Vốn huy động khác khoảng:
|
102,875000
|
tỷ đồng;
|
- Vốn ngân sách tỉnh (CP Quản
lý):
|
0,514375
|
tỷ đồng.
|
đ) Năm
2020:
Tổng số vốn
cần có để thực hiện:
|
165,0115
|
tỷ đồng;
|
- Vốn vay tín dụng ưu đãi:
|
82,3000
|
tỷ đồng;
|
- Vốn huy động khác khoảng:
|
82,3000
|
tỷ đồng;
|
- Vốn ngân sách tỉnh (CP Quản
lý):
|
0,4115
|
tỷ đồng.
|
13. Tổ chức
thực hiện
a)
Trách nhiệm của Sở Xây dựng
- Là cơ quan thường trực chỉ đạo
thực hiện thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở trên địa bàn theo
quy định tại Quyết định 33/2015/QĐ-TTg; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành: Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính
sách xã hội chi nhánh tỉnh Thanh Hóa, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các
đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo
UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tình hình thực hiện theo quy định, giải quyết các vướng
mắc theo thẩm quyền hoặc trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết những vấn đề vượt
thẩm quyền;
- Gửi Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội để tổng hợp,
báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Tham mưu cho UBND tỉnh kiện toàn
Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình 167 để chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ
nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh;
- Thiết kế mẫu nhà ở và giới thiệu
rộng rãi để nhân dân tham khảo, lựa chọn (03 mẫu);
- Tổ chức thực hiện chính sách hỗ
trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở trên địa bàn đảm bảo đúng quy định, phù hợp với điều
kiện thực tế của địa phương, đảm bảo việc hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục đích
và có hiệu quả.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát
việc thực hiện, đảm bảo chính sách đến được từng hộ nghèo có khó khăn về nhà ở
thuộc diện đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg; không để xảy
ra thất thoát, tiêu cực; đảm bảo các hộ nghèo có nhà ở sau khi được hỗ trợ theo
quy định; có biện pháp phòng ngừa việc chuyển nhượng nhà ở trái quy định;
- Hàng tháng báo cáo nhanh và báo
cáo định kỳ mỗi năm một lần kết quả thực hiện gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Hướng dẫn các địa phương tổ chức
thực hiện Kế hoạch và Đề án Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn
nghèo giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
b)
Trách nhiệm của Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành có liên quan kiểm tra việc thực hiện chính sách về hỗ trợ nhà ở cho các hộ
nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg tại các địa phương trong tỉnh.
c)
Trách nhiệm của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan lập kế hoạch vốn thực hiện
chính sách (bao gồm tất cả các nguồn vốn); tham mưu cho UBND tỉnh để báo cáo tiến
độ thực hiện, kết quả giải ngân hàng năm gửi về Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội để làm căn cứ
tổng hợp kế hoạch vốn vay;
- Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí
ngân sách tỉnh đảm bảo mức cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Chính sách
xã hội theo quy định tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg; bố trí vốn hỗ trợ từ
Ngân sách địa phương và kinh phí quản lý theo quy định tại Quyết định
33/2015/QĐ-TTg;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do
UBND tỉnh giao.
d)
Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thanh Hóa
Thực hiện xây dựng kế hoạch tín dụng;
thực hiện cho vay, giải ngân theo đúng quy định; hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, thủ
tục vay vốn theo quy định, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện.
e) Sở
Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa
- Có trách nhiệm tuyên truyền chính
sách, tuyên truyền vận động các tổ chức, đoàn thể, mọi tầng lớp nhân dân tham
gia ủng hộ tiền của, vật chất, công sức giúp hộ nghèo xây dựng nhà ở;
- Chỉ đạo thực hiện việc tuyên
truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở đến người dân thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài của địa phương, pa nô, áp
phích, tờ rơi. Tổ chức công bố công khai các tiêu chuẩn, đối tượng được thụ hưởng
chính sách.
f) Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban Dân tộc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh,
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thanh
Hóa, Hội Doanh nghiệp tỉnh
- Phối hợp với chính quyền cấp huyện,
xã các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tích cực vận động tạo
thêm nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở; đồng thời thực hiện chức năng
giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đảm bảo đúng mục tiêu
và yêu cầu;
- Tích cực tham gia trong công tác
tuyên truyền, phổ biến chính sách; vận động các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng
ủng hộ bằng tiền, vật liệu xây dựng hoặc ngày công lao động để giúp đỡ các hộ
nghèo xây dựng nhà ở; tham gia xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo;
- Phối hợp với UBND cấp xã tổ chức
xây dựng nhà ở cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…);
- Tỉnh Đoàn Thanh Hóa chỉ đạo các
cấp bộ Đoàn để thực hiện các nội dung trên.
g)
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện
chính sách giảm nghèo cấp huyện để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
Quyết định 33/2015/QĐ-TTg;
- Tổng hợp phê duyệt theo thẩm quyền
danh sách hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở trên địa bàn.
- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn UBND
cấp xã thực hiện chương trình.
h)
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Kiện toàn Ban giảm nghèo cấp xã để
thực hiện chính sách;
- Xem xét, tổng hợp danh sách hộ
gia đình được hỗ trợ vay vốn và có nhu cầu vay vốn trình Ủy ban nhân dân cấp
huyện tổng hợp danh sách;
- Tổ chức nghiệm thu xác nhận khối
lượng xây dựng hoàn thành theo giai đoạn (hoàn thành phần móng đối với những hộ
gia đình xây dựng mới hoặc hoàn thành 30% khối lượng công việc xây dựng đối với
những hộ gia đình thực hiện sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có) và xác nhận hoàn
thành công trình đưa vào sử dụng để làm cơ sở giải ngân và thanh toán vốn vay theo
quy định. Mỗi loại biên bản lập 03 bản: 01 bản chủ hộ giữ, 01 bản gửi phòng Tài
chính - Kế hoạch cấp huyện, 01 bản Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp gửi Ngân
hàng Chính sách xã hội để giải ngân vốn vay, thời gian không được quá 03 ngày;
- Lập hồ sơ hoàn công cho từng hộ
được hỗ trợ vay vốn xây dựng nhà ở bao gồm:
+ Trích danh sách có tên hộ nghèo
được vay vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở;
+ Đơn đăng ký vay vốn hỗ trợ và
cam kết xây dựng nhà ở;
+ Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở
hoàn thành theo giai đoạn và biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa
vào sử dụng;
+ Các chứng từ vay vốn để làm nhà ở.
V. PHỤ LỤC
1. Phụ lục I: Bảng tổng hợp số hộ
thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở đăng ký vay vốn làm nhà ở theo quy định
tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2. Phụ lục II: Bảng tổng hợp số vốn
thực hiện và phân khai nguồn vốn thực hiện.
3. Phụ lục III: Bảng tiến độ huy động
vốn hàng năm.
4. Phụ lục IV (File điện tử, do Sở
Xây dựng quản lý và lưu trữ): Bảng chi tiết số hộ thuộc diện đối tượng được hỗ
trợ nhà ở đăng ký vay vốn làm nhà ở theo quy định tại Quyết định số
33/2015/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa./.
PHỤ LỤC
SỐ I:
BẢNG TỔNG HỢP SỐ HỘ THUỘC DIỆN ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HỖ TRỢ NHÀ Ở
ĐĂNG KÝ VAY VỐN LÀM NHÀ Ở THEO QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 33/2015/QĐ-TTG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số:
5139/QĐ-UBND ngày 08/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
STT
|
Huyện
|
Tổng số hộ nghèo thuộc diện được hỗ
trợ nhà ở tự nguyện đăng ký vay vốn làm nhà ở theo quy định tại Quyết định
33/2015/QĐ-TTg
|
Số tiền đề nghị được vay (đồng)
|
Phân loại đối tượng ưu tiên
|
Hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật)
|
Hộ gia đình là đồng bào dân tộc
thiểu số
|
Hộ gia đình thuộc vùng thường
xuyên xẩy ra thiên tai
|
Hộ gia đình đang sinh sống tại
các thôn, bản đặc biệt khó khăn
|
Hộ gia đình đang sinh sống tại
các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn
|
Hộ gia đình đang cư trú tại các
huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP
|
Hộ gia đình còn lại
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
1
|
TP.
Thanh Hóa
|
214
|
5.350.000.000
|
73
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
141
|
2
|
Bỉm Sơn
|
50
|
1.250.000.000
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
50
|
3
|
Sầm Sơn
|
97
|
2.425.000.000
|
42
|
0
|
0
|
0
|
17
|
0
|
38
|
4
|
Triệu
Sơn
|
819
|
20.475.000.000
|
179
|
211
|
1
|
37
|
50
|
0
|
341
|
5
|
Đông Sơn
|
125
|
3.125.000.000
|
42
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
83
|
6
|
Hà Trung
|
166
|
4.150.000.000
|
94
|
2
|
11
|
9
|
0
|
0
|
50
|
7
|
Hậu Lộc
|
217
|
5.425.000.000
|
43
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
174
|
8
|
Hoằng
Hóa
|
1.370
|
34.250.000.000
|
667
|
0
|
22
|
0
|
0
|
0
|
681
|
9
|
Nga Sơn
|
786
|
19.650.000.000
|
235
|
0
|
0
|
0
|
120
|
0
|
431
|
10
|
Tĩnh Gia
|
497
|
12.425.000.000
|
282
|
0
|
1
|
10
|
156
|
0
|
48
|
11
|
Vĩnh Lộc
|
380
|
9.500.000.000
|
188
|
4
|
12
|
29
|
0
|
0
|
147
|
12
|
Yên Định
|
151
|
3.775.000.000
|
96
|
0
|
0
|
6
|
0
|
0
|
49
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
13
|
Nông Cống
|
331
|
8.275.000.000
|
120
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
210
|
14
|
Thiệu Hóa
|
324
|
8.100.000.000
|
107
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
217
|
15
|
Quảng Xương
|
787
|
19.675.000.000
|
251
|
0
|
147
|
0
|
0
|
0
|
389
|
16
|
Thọ Xuân
|
421
|
10.525.000.000
|
136
|
22
|
1
|
4
|
19
|
5
|
234
|
17
|
Bá Thước
|
1.367
|
34.175.000.000
|
127
|
1.180
|
0
|
11
|
1
|
48
|
0
|
18
|
Cẩm Thủy
|
522
|
13.050.000.000
|
83
|
272
|
0
|
123
|
1
|
0
|
43
|
19
|
Lang
Chánh
|
943
|
23.575.000.000
|
41
|
676
|
0
|
20
|
30
|
171
|
5
|
20
|
Mường
Lát
|
107
|
2.675.000.000
|
42
|
64
|
0
|
0
|
1
|
0
|
0
|
21
|
Ngọc Lặc
|
1.485
|
37.125.000.000
|
163
|
1.209
|
0
|
37
|
28
|
0
|
48
|
22
|
Quan Hóa
|
854
|
21.350.000.000
|
50
|
668
|
44
|
10
|
0
|
66
|
16
|
23
|
Thường
Xuân
|
1.828
|
45.700.000.000
|
494
|
939
|
46
|
187
|
3
|
140
|
19
|
24
|
Quan Sơn
|
678
|
16.950.000.000
|
40
|
595
|
0
|
38
|
3
|
2
|
0
|
25
|
Thạch
Thành
|
492
|
12.300.000.000
|
91
|
325
|
4
|
13
|
19
|
1
|
39
|
26
|
Như Xuân
|
1.013
|
25.325.000.000
|
20
|
858
|
2
|
104
|
8
|
21
|
0
|
27
|
Như
Thanh
|
436
|
10.900.000.000
|
60
|
292
|
0
|
43
|
34
|
0
|
7
|
Tổng cộng
|
16.460
|
411.500.000.000
|
3.766
|
7.318
|
291
|
681
|
490
|
454
|
3.460
|
PHỤ LỤC
SỐ II:
BẢNG TỔNG HỢP SỐ VỐN
THỰC HIỆN VÀ PHÂN KHAI NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
(Kèm theo Quyết định số: 5139/QĐ-UBND ngày
08/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
ĐVT: Đồng
STT
|
Nguồn vốn
|
Số hộ
|
Số tiền/hộ
|
Thành tiền
(Vốn vay ưu đãi)
|
Thành tiền
(Vốn ngân sách
địa phương)
|
Thành tiền
(Vốn huy động khác)
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
I
|
Tín dụng cho vay ưu đãi
|
16.460
|
25.000.000
|
411.500.000.000
|
|
|
II
|
Dự kiến vốn huy động hợp pháp
khác
|
|
|
|
|
411.500.000.000
|
1
|
Dự kiến vốn huy động từ cộng đồng,
dòng họ và của chính hộ gia đình được hỗ trợ
|
16.460
|
20.000.000
|
|
|
329.200.000.000
|
2
|
Dự kiến vốn huy động từ “Quỹ vì người
nghèo” do MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam
phối hợp vận động từ cộng đồng xã hội và từ các doanh nghiệp
|
16.460
|
5.000.000
|
|
|
82.300.000.000
|
III
|
Chi phí quản lý 0,5% (Tổng vốn
vay tín dụng ưu đãi)
|
|
|
|
2.057.500.000
|
|
1
|
Chi phí quản lý (Cấp huyện):
0,15%
|
|
|
|
617.250.000
|
|
2
|
Chi phí quản lý (Cấp xã): 0,15%
|
|
|
|
617.250.000
|
|
3
|
Chi phí lập đề án, tập huấn, kiểm
tra, hướng dẫn (Cơ quan thường trực): 0,2%
|
|
|
|
823.000.000
|
|
|
Tổng cộng
= 825.057.500.000 đồng
|
|
|
411.500.000.000
|
2.057.500.000
|
411.500.000.000
|
Ghi chú:
Vốn trên
chưa bao gồm mức cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo
quy định tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg.
PHỤ LỤC
SỐ III:
BẢNG TIẾN ĐỘ HUY ĐỘNG
VỐN HÀNG NĂM
(Kèm theo Quyết định số: 5139/QĐ-UBND ngày
08/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
1. Tổng số hộ
được hỗ trợ: 16.460 hộ.
2. Tổng số tiền huy động thực hiện
Đề án: 825.057.500.000 đồng (Tám trăm hai mươi năm tỷ, không
trăm năm mươi bẩy triệu, năm trăm nghìn đồng).
3. Tiến độ huy động hàng năm:
TT
|
Thời gian
|
Số đối tượng
(hộ)
|
Tổng vốn (đồng)
|
Vốn huy động hợp pháp khác (đồng)
|
Vốn vay tín dụng ưu đãi (đồng)
|
Vốn ngân sách tỉnh (đồng)
|
1
|
Năm 2016:
(10%)
|
1.646
|
82.505.750.000
|
41.150.000.000
|
41.150.000.000
|
205.750.000
|
2
|
Năm 2017:
(20%)
|
3.292
|
165.011.500.000
|
82.300.000.000
|
82.300.000.000
|
411.500.000
|
3
|
Năm 2018:
(25%)
|
4.115
|
206.264.375.000
|
102.875.000.000
|
102.875.000.000
|
514.375.000
|
4
|
Năm 2019:
(25%)
|
4.115
|
206.264.375.000
|
102.875.000.000
|
102.875.000.000
|
514.375.000
|
5
|
Năm 2020:
(20%)
|
3.292
|
165.011.500.000
|
82.300.000.000
|
82.300.000.000
|
411.500.000
|
|
Tổng cộng
|
16.460
|
825.057.500.000
|
411.500.000.000
|
411.500.000.000
|
2.057.500.000
|