ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 175/KH-UBND
|
Đồng Tháp, ngày 13
tháng 05 năm 2022
|
KẾ
HOẠCH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KẾ HOẠCH “THÍCH ỨNG AN TOÀN,
LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID 19” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Nghị quyết số
128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời
“Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID 19” và Quyết định
số 218/QĐ-BYT ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn
tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10
năm 2021 của Chính phủ;
Căn cứ Kế hoạch số
306/KH-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về “Thích ứng an
toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID 19” trên địa bàn Tỉnh;
Nhằm phát huy các kết
quả đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua, Uỷ ban
nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC TIÊU
- Bảo vệ tối đa sức khỏe,
tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, chuyển bệnh nặng,
tử vong do COVID-19.
- Khôi phục và phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện chiến lược
chung sống an toàn với vi rút SARS-CoV-2, đưa đời sống, sinh hoạt của người dân
trở lại trạng thái bình thường mới.
- Bảo đảm thực hiện thống
nhất, đồng bộ các biện pháp thích ứng an toàn theo quy định, hướng dẫn chung
trên phạm vi toàn Tỉnh, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp huyện
trong kiểm soát tình hình dịch bệnh; không để tình trạng cục bộ trong ban hành
và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất,
kinh doanh, đời sống xã hội.
II. PHÂN LOẠI, ĐÁNH
GIÁ, XÁC ĐỊNH CẤP ĐỘ DỊCH
1. Phân loại cấp độ dịch
- Cấp 1: Nguy cơ thấp
(bình thường mới) tương ứng với màu xanh.
- Cấp 2: Nguy cơ trung
bình tương ứng với màu vàng.
- Cấp 3: Nguy cơ cao
tương ứng với màu cam.
- Cấp 4: Nguy cơ rất
cao tương ứng với màu đỏ.
2. Phạm vi đánh giá cấp
độ dịch
Đánh giá ở quy mô cấp
xã, cấp huyện và cấp Tỉnh.
3. Các tiêu chí đánh
giá
Gồm 02 nhóm để xác định
cấp độ dịch: Nhóm chỉ số về mức độ lây nhiễm và Nhóm chỉ số về khả năng đáp ứng.
3.1. Nhóm chỉ số về mức
độ lây nhiễm
3.1.1. Tiêu chí 1: Tỷ lệ ca mắc mới
trên địa bàn/số dân/thời gian
a) Chỉ số 1a: Tỷ lệ ca
mắc mới trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân (gọi tắt là Tỷ lệ ca mắc
mới). Ca mắc mới là số ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận tại địa phương
trong tuân đánh giá bao gồm cả ca phát hiện qua xét nghiệm RT-PCR và test nhanh
kháng nguyên SARS-CoV-2 bao gồm cả ca nhập cảnh được cách ly, quản lý, chăm
sóc, điều trị trên địa bàn.
Tỷ lệ ca mắc mới được
phân theo 04 mức độ từ thấp đến cao (mức 1: dưới 90; mức 2: từ 90 đến dưới
450; mức 3: từ 450 đến 600; mức 4: trên 600).
b) Chỉ số 1b: Tỷ lệ ca
bệnh phải thở ô xy trung bình trong 7 ngày qua ghi nhận trên địa bàn xã/100.000
người (gọi tắt là Tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy). Số ca thở ô xy được tính
là tất cả trường hợp phải thở ô xy từ ô xy mask, gọng kính trở lên.
Tỷ lệ ca bệnh phải thở
ô xy do Trung tâm Y tế cấp huyện tính toán và phân bổ đến từng địa bàn cấp xã;
được phân theo 04 mức độ (mức 1: dưới 1; mức 2: từ 1 đến dưới 32; mức 3: từ
32 đến 40; mức 4: trên 40).
c) Chỉ số 1c: Tỷ lệ ca
tử vong trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân (gọi tắt là Tỷ lệ ca tử
vong).
Tỷ lệ ca tử vong được sử
dụng để đánh giá điều chỉnh cấp độ dịch tại địa phương. Chỉ số này là hệ quả của
tổng hợp mức độ lây nhiễm và khả năng đáp ứng, đồng thời đây là mục tiêu cần phải
khống chế bằng được nên chỉ số này không được vượt quá 6/100.000 dân trên địa
bàn cấp xã.
3.1.2. Tiêu chí 2: Độ
bao phủ vắc xin
a) Chỉ số 2a: Tỷ lệ
tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm theo khuyến cáo tại thời điểm đánh giá của Bộ Y
tế của địa bàn cấp xã tính trên toàn bộ dân số trên điạ bàn (gọi tắt là Tỷ lệ
tiêm đủ mũi vắc xin).
Chỉ số này được sử dụng
để điều chỉnh mức độ lây nhiễm tại địa phương; yêu cầu đạt tối thiểu 75% tổng
dân số tại thời điểm đánh giá.
Lưu ý:
- Đến hết tháng 4/2022,
bảo đảm tiêm đủ liều cơ bản cho tất cả người từ đủ 12 tuổi trở lên.
- Đến hết tháng 6/2022,
bảo đảm tiêm đủ liều cơ bản cho tất cả người từ đủ 05 tuổi trở lên.
- Đến hết tháng 6/2022,
hoàn thành việc tiêm mũi nhắc lại (lần 1) cho người từ đủ 18 tuổi trở lên đến
thời hạn tiêm.
b) Chỉ số 2b: Tỷ lệ
tiêm chủng đủ mũi trở lên ở người thuộc nhóm nguy cơ cao (không chống chỉ định
tiêm chủng) trong số đối tượng ở nhóm nguy cơ cao của địa phương (gọi tắt là
Tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi ở nhóm nguy cơ cao).
Các đối tượng thuộc
nhóm nguy cơ cao quy định tại Công văn số 10815/BYT-DP ngày 21/12/2021 của Bộ Y
tế về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19.
Tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi
ở nhóm nguy cơ cao được sử dụng để điều chỉnh mức độ lây nhiễm tại địa phương;
yêu cầu đạt tối thiểu 90% số đối tượng phải tiêm chủng tại thời điểm đánh giá.
Lưu ý: từ tháng 4/2022,
tiêm đủ mũi được tính là đủ mũi nhắc lại theo yêu cầu, hướng dẫn của Bộ Y tế.
3.2. Nhóm chỉ số về khả
năng đáp ứng
Tiêu chí 3: Đảm bảo khả
năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
a) Chỉ số 3a: Tỷ lệ sẵn
sàng quản lý, chăm sóc/10.000 dân
Là khả năng có thể quản
lý, chăm sóc tại địa bàn của cấp đánh giá, bao gồm các hình thức tại nhà, trạm
y tế lưu động, các điểm chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng... do chính
quyền các cấp quản lý.
Chỉ số này được chia
làm 3 khả năng (cao: trên 500; trung bình: từ 200 đến đến 500; thấp: dưới
200).
b) Chỉ số 3b: Tỷ lệ giường
bệnh dành cho người bệnh COVID-19 còn trống tại các cơ sở thu dung, điều trị
trên địa bàn cấp huyện/100.000 dân tại thời điểm đánh giá (bao gồm cả giường bệnh
huy động do cấp huyện quản lý).
Chỉ số này do Trung tâm
Y tế cấp huyện xác định sau đó được dùng chung cho tất cả xã trên địa bàn thuộc
huyện, thành phố và được chia làm 3 khả năng (cao: trên 30; trung bình: từ
10 đến 30, thấp: dưới 10).
c) Chỉ số 3c: Tỷ lệ giường
điều trị tích cực (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ/100.000 dân.
Chỉ số này được sử dụng
để hiệu chỉnh mức độ đáp ứng của địa phương trên địa bàn Tỉnh
Tỷ lệ giường ICU cấp Tỉnh
đạt tối thiểu 4/100.000 dân. Nếu chỉ số này không đạt mức tối thiểu thì phải giảm
mức độ đáp ứng của tuyến xã trên địa bàn của tỉnh này xuống một mức độ (trừ trường
hợp đang ở khả năng thấp)
4. Cách xác định cấp độ
dịch
Thực hiện theo 3 bước
sau:
4.1. Bước 1: Xác định Mức
độ lây nhiễm (dựa
vào 02 tiêu chí của Nhóm chỉ số về mức độ lây nhiễm gồm Tiêu chí 1 và Tiêu chí
2; gồm 04 mức độ: Mức độ 1, Mức độ 2, Mức độ 3, Mức độ 4)
- Xác định mức độ cao
nhất của 02 chỉ số (1a, 1b) của Tiêu chí 1 như sau:
Các
chỉ số đánh giá nguy cơ lây nhiễm
|
Mức
độ 1
|
Mức
độ 2
|
Mức
độ 3
|
Mức
độ 4
|
Chỉ số 1a. Tỷ lệ ca mắc
mới
|
<90
|
90-<450
|
450-600
|
>600
|
Chỉ số 1b. Tỷ lệ ca bệnh
phải thở ô xy
|
<
1
|
1
-<32
|
32
- 40
|
>40
|
- Sau đó, kết hợp hiệu chỉnh
bằng 02 chỉ số (2a, 2b) của Tiêu chí 2. Nếu một trong hai chỉ số hoặc cả hai chỉ
số 2a, 2b không đạt mức tối thiểu thì phải nâng mức độ lây nhiễm lên một mức độ
(trừ trường hợp đang ở mức độ 4).
- Lưu ý: Nếu chỉ số 1a ở
mức 1, chỉ số 1b ở mức 2 thì mức độ lây nhiễm phải chọn ở mức cao hơn là mức 2.
4.2. Bước 2: Xác định
khả năng đáp ứng (dựa
vào Tiêu chí 3 của của Nhóm chỉ số về khả năng đáp ứng; gồm 02 khả năng: Cao,
Trung bình, Thấp)
- Xác định khả năng thấp
nhất của 02 chỉ số (3a, 3b) của Tiêu chí 3 như sau:
Chỉ
số đánh giá khả năng đáp ứng của một địa phương
|
Khả
năng cao
|
Khả
năng
trung bình
|
Khả
năng thấp
|
Chỉ số 3a. Tỷ lệ sẵn
sàng quản lý, chăm sóc
|
>500
|
200-500
|
<200
|
Chỉ số 3b. Tỷ lệ giường
bệnh dành cho người bệnh COVID-19 còn trống
|
>30
|
10
- 30
|
<10
|
- Sau đó, kết hợp kết hợp
hiệu chỉnh bằng chỉ số 3c của Tiêu chí 3. Nếu chỉ số 3c không đạt mức tối thiểu
thì phải giảm khả năng đáp ứng xuống một mức (trừ trường hợp đang ở khả năng thấp).
Lưu ý: Nếu chỉ số 3a ở
khả năng cao, chỉ số 3b ở khả năng trung bình thì khả năng đáp ứng được xác định
ở mức thấp hơn là mức trung bình
4.3. Bước 3: Xác định cấp
độ dịch (dựa
vào kết quả đánh giá của 02 Nhóm chỉ số tại Bước 1 và Bước 2; gồm 04 cấp độ: cấp
1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4)
- Xác định Cấp độ dịch
được dựa trên tổng hợp kết quả đánh giá Mức độ lây nhiễm (Bước 1) và Khả năng
đáp ứng (Bước 2), như sau:
Mức
độ lây nhiễm
Khả năng đáp ứng
|
Mức
độ 1
|
Mức
độ 2
|
Mức
độ 3
|
Mức
độ 4
|
Cao
|
Cấp
1
|
Cấp
1
|
Cấp
2
|
Cấp
3
|
Trung bình
|
Cấp
1
|
Cấp
2
|
Cấp
3
|
Cấp
4
|
Thấp
|
Cấp
2
|
Cấp
3
|
Cấp
4
|
Cấp
4
|
- Sau đó, kết hợp hiệu
chỉnh bằng chỉ số 1c của Tiêu chí 1. Nếu chỉ số 1c vượt ngưỡng 6/100.000 dân trên
địa bàn thì phải nâng cấp độ dịch lên một cấp độ (trừ trường hợp đang ở cấp độ
4).
5. Thời gian đánh giá
và chuyển tiếp giữa cấp độ dịch
- Đánh giá cấp độ dịch
ngày Thứ 2 hằng tuần; đánh giá 7 ngày liên tục theo tuần từ thứ 2 đến chủ nhật
của tuần trước đó.
- Thời gian chuyển đổi
giữa các cấp độ dịch và thay đổi biện pháp áp dụng tối thiểu sau 48 giờ và phải
thông tin cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, có sự chuẩn bị trước khi
áp dụng.
6. Quy trình đánh giá,
xác định cấp độ dịch
- Uỷ ban nhân dân cấp
xã đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn quản lý gửi về Trung tâm Y tế cấp huyện tổng
hợp. Trung tâm Y tế cấp huyện thẩm định kết quả đánh giá của cấp xã, đồng thời
đánh giá cấp độ dịch ở quy mô cấp huyện, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem
xét, phê duyệt kết quả đánh giá cấp huyện, cấp xã.
- Uỷ ban nhân dân cấp
huyện báo cáo kết quả đánh giá về Sở Y tế. Sở Y tế thẩm định kết quả đánh giá của
các địa phương, đồng thời đánh giá cấp độ dịch ở quy mô cấp Tỉnh; công bố, cập
nhật cấp độ dịch cấp xã, cấp huyện, cấp Tỉnh trên Cổng thông tin điện tử Tỉnh
và Bộ Y tế.
- Uỷ ban nhân dân Tỉnh
xem xét, chuyển đổi cấp độ dịch của toàn Tỉnh và áp dụng các biện pháp thích ứng
an toàn tương ứng theo đề xuất của Sở Y tế.
III. BIỆN PHÁP ÁP DỤNG
THEO CẤP ĐỘ DỊCH
- Đối với công tác đảm
bảo phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở y tế, cơ sở sản xuất, kinh doanh,
trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng/quán ăn, tại các cơ sở giáo dục
đào tạo, đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển thực hiện theo các hướng
dẫn hiện hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải và Bộ
Công thương.
- Đối với việc tổ chức
các hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời tại các địa bàn có dịch cấp độ 2,
3, 4: Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định tăng số lượng người tham gia hoặc
công suất hoạt động trong trường hợp 100% người tham gia đã tiêm đủ liều vắc
xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm SARS-COV-2 âm tính.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh
- Thường xuyên rà soát,
cập nhật các hướng dẫn mới hoặc sửa đổi các hướng dẫn đã ban hành của các Bộ,
ngành Trung ương và chịu trách nhiệm đối với lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để
áp dụng biện pháp đảm bảo tính khả thi, đáp ứng với điều kiện phòng, chống dịch.
- Tăng cường công tác
chỉ đạo thực hiện đảm bảo phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm
soát hiệu quả dịch COVID-19” thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực để các địa
phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân triển khai áp dụng; kiểm tra, giám sát việc
thực hiện Kế hoạch.
- Kịp thời tháo gỡ ngay
khó khăn, xử lý các vấn đề đột xuất, phát sinh liên quan đến công tác phòng, chống
dịch cho các huyện, thành phố.
- Đôn đốc thực hiện Kế
hoạch trong phạm vi phụ trách, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp
ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi.
2.
Sở Y tế
- Hướng dẫn về các tiêu
chí phân loại, đánh giá cấp độ dịch của Bộ Y tế; tham mưu triển khai các giải
pháp về các biện pháp chuyên môn thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân Tỉnh theo
Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Chủ trì triển khai
các biện pháp y tế, kịp thời đề xuất các giải pháp hiệu quả trong phòng, chống
dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Tỉnh. Đánh giá chỉ số giường ICU và tham mưu điều
chỉnh ngưỡng các chỉ số thuộc tiêu chí đánh giá cấp độ dịch phù hợp với diễn biến
tình hình dịch, độ bao phủ vắc xin và khả năng đáp ứng và thực tiễn triển khai.
- Tiếp tục thực hiện
các giải pháp nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở.
Tiếp tục chỉ đạo triển khai cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp
3 tầng, bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
(bao gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch đạt tiêu chí của Bộ Y
tế.
- Chỉ đạo, đôn đốc đẩy
nhanh công tác tiêm chủng cho người dân trong độ tuổi quy định khi được Bộ Y tế
phân bổ vắc xin, đảm bảo tiến độ và đạt tỉ lệ tối thiểu theo tiêu chí của Bộ Y
tế về đánh giá phân loại cấp độ dịch.
- Định kỳ hoặc đột xuất
đánh giá, thẩm định kết quả đánh giá phân loại cấp độ dịch ở tất cả địa phương,
báo cáo kết quả đánh giá phân loại cấp độ dịch trên Cổng Thông tin điện tử của
Bộ Y tế; đồng thời, báo cáo cho UBND tỉnh xem xét, quyết định áp dụng các biện
pháp thích ứng phù hợp, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của Tỉnh.
- Thường xuyên theo dõi
việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, kịp thời báo cáo UBND Tỉnh các phát
sinh, vướng mắc để chỉ đạo xử lý kịp thời.
3.
Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
Tổ chức thực hiện hiệu
quả các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại từng địa
bàn. Trong đó lưu ý:
- Áp dụng hướng dẫn hiện
hành của Sở Y tế để phục vụ khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Định kỳ đánh giá,
phân loại xác định cấp độ dịch cấp xã, cấp huyện hằng tuần, báo cáo về Sở Y tế
thẩm định. Chủ động đề xuất vận dụng các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt
của địa phương nhưng không trái với quy định của trung ương, của tỉnh; không được
gây ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh và đi lại của người dân.
- Chỉ đạo việc tổ chức
thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh
tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, không chủ quan khi dịch
đi qua; đả m bảo phương châm “bốn tại chỗ”./.
Nơi nhận:
-
TT/TU, TT/HĐND Tỉnh;
- CT và các PCT/UBND Tỉnh;
- Cơ quan, đơn vị tại Mục IV;
- Các sở, ban, ngành Tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, THVX (Trung).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đoàn Tấn Bửu
|