ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 606/QĐ-UBND
|
Lâm
Đồng, ngày 19 tháng 03 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
PHÊ DUYỆT HỖ TRỢ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ GẮN VỚI SẢN XUẤT,
TIÊU THỤ SẢN PHẨM MẬT ONG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP
ngày 05/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp
tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Thông tư 43/2017/TT-BTC
ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016
- 2020;
Căn cứ Nghị quyết Số
104/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc
Phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn tại Tờ trình số 204/TTr-SNN ngày 30/10/2018 và của
Giám đốc Sở Tài chính tại Văn bản số 360/STC-HCSN ngày 21/02/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt hỗ trợ Dự án phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm mật ong, cụ thể như sau:
1. Tên dự án: Dự án phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm mật ong.
2. Chủ trì dự án: Công ty TNHH mật ong Thái Dương.
- Người đại diện theo pháp luật: Ông
Lê Quốc Thái; chức vụ: Giám đốc.
- Địa chỉ: Số 444 Thống Nhất, thị trấn
Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
- Giấy đăng ký kinh doanh số
5801316935, do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 26/7/2016.
3. Phạm vi thực hiện dự án: Huyện Đức Trọng và thành phố Bảo Lộc.
4. Cơ quan quản lý dự án: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản - Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Lâm Đồng.
5. Thời gian thực hiện: Năm 2019 - 2020.
6. Mục tiêu dự án:
6.1. Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng
các sản phẩm từ ong mật của Công ty TNHH mật ong Thái Dương và các hộ dân tham
gia liên kết; hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế
biến đến tiêu thụ sản phẩm ong mật, đảm bảo tính bền vững, tăng khả năng cạnh
tranh, phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi ong
trên địa bàn huyện Đức Trọng và thành phố Bảo Lộc.
6.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Năm 2019: Công ty TNHH mật ong
Thái Dương ký liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với 20 hộ nuôi
ong; quy mô đạt 2.125 đàn ong, tổng sản lượng sản phẩm đạt 24 tấn/năm.
b) Năm 2020: Mở rộng liên kết thêm 20
hộ nuôi ong đạt tổng số hộ liên kết trong 2 năm (2019 - 2020) là 40 hộ; quy mô
sản xuất đạt 4.048 đàn ong, tổng sản lượng sản phẩm đạt 48 tấn/năm.
c) Các sản phẩm của các đối tượng
tham gia liên kết được tiêu thụ 100% thông qua hợp đồng, ổn định, bền vững.
7. Nội dung thực hiện và cơ chế hỗ
trợ:
7.1. Hỗ trợ tư vấn xây dựng liên kết:
a) Nội dung hỗ trợ: Xây dựng dự án
liên kết; xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường
và xây dựng hợp đồng liên kết với các hộ dân.
b) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100%
kinh phí thực hiện.
7.2. Hỗ trợ máy móc thiết bị phục vụ
sản xuất, chế biến sản phẩm:
a) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ mua sắm và
lắp đặt các trang thiết bị phục vụ liên kết nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
khi gia nhập thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, gồm: Máy hạ thủy phần mật
ong, công suất 100 - 180 kg/mẻ; Máy in date phun băng tải; máy lọc mật; máy chiết rót.
b) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% kinh
phí thực hiện và 70% kinh phí do Công ty đối ứng thực hiện.
7.3. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn:
a) Đối tượng đào tạo, tập huấn: Toàn
bộ các hộ dân tham gia liên kết và nhân viên Công ty TNHH mật ong Thái Dương.
b) Nội dung tập huấn: Nâng cao năng lực
nhằm giúp công ty và các thành viên tham gia liên kết hiểu về cách thức thực hiện
chuỗi giá trị, nâng cao khả năng nắm bắt thị trường, vấn đề
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh, ứng
dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, đảm bảo chất lượng.
c) Số lượng: 02 lớp.
d) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100%
kinh phí thực hiện.
7.4. Hỗ trợ giống, bao bì, nhãn mác sản
phẩm:
a) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ giống ong
thuần chủng để nhân giống và cung cấp cho các hộ tham gia liên kết (tỷ lệ con
giống hỗ trợ cho các hộ tham gia liên kết do Công ty và các hộ bàn bạc thống nhất
khi tiến hành phát triển liên kết, mở rộng quy mô đàn); hỗ trợ mua bao bì đóng
gói, nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc.
b) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% kinh
phí thực hiện và 30% kinh phí do Công ty, hộ dân đối ứng thực hiện.
7.5. Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng
khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ
theo chuỗi:
a) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ áp dụng
quy trình sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP và quy trình chế biến
an toàn theo tiêu chuẩn HACCP thông qua việc thuê đơn vị tư vấn thực hiện và cấp
giấy chứng nhận cho nông hộ và Công ty.
b) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 40% kinh
phí và Công ty, các hộ tham gia liên kết đối ứng 60% kinh phí thực hiện (Công
ty chịu trách nhiệm huy động nguồn vốn đối ứng).
7.6. Kinh phí quản lý: Thực hiện đánh
giá, lựa chọn danh mục dự án, đánh giá dự án liên kết; hướng dẫn, kiểm tra,
nghiệm thu, theo dõi đánh giá, sơ kết, tổng kết dự án (Ngân sách Nhà nước hỗ trợ
100% kinh phí thực hiện).
IV. Kinh phí thực hiện:
1. Tổng kinh phí thực hiện:
2.259.790.000 đồng (Hai tỷ, hai trăm năm mươi chín triệu, bảy trăm chín mươi ngàn đồng), trong đó:
a) Kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ:
1.199.049.000 đồng.
b) Kinh phí do Công ty TNHH mật ong
Thái Dương và các hộ dân tham gia dự án đối ứng: 1.060.741.000 đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
2. Phân kỳ nguồn vốn ngân sách nhà
nước hỗ trợ:
a) Năm 2019: 754.739.000 đồng.
b) Năm 2020: 444.310.000 đồng.
3. Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và
nguồn vốn phân bổ thực hiện các chương trình, đề án của ngành nông nghiệp năm
2019 và năm 2020.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Công ty TNHH mật ong Thái
Dương:
a) Là đơn vị chủ trì thực hiện dự án;
có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, nhân lực, cơ sở vật chất, lựa chọn hộ
tham gia liên kết thực hiện các nội dung, hạng mục đảm bảo đạt các mục tiêu dự
án được phê duyệt; phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý dự án (Chi cục quản lý
chất lượng nông lâm sản và Thủy sản) để được hướng dẫn thực hiện các hồ sơ, thủ
tục hỗ trợ, nghiệm thu, thanh quyết toán kinh phí đúng quy định.
b) Thực hiện quy trình sản xuất đúng
theo các tiêu chuẩn (VietGAP, HACCP) sau khi được chứng nhận; tổ chức tập huấn
để nâng cao năng lực, kiến thức, nắm bắt các quy trình kỹ thuật cho các hộ dân
tham gia liên kết.
c) Chịu trách nhiệm huy động các nguồn
lực của Công ty và của các hộ liên kết đảm bảo đủ kinh phí đối ứng thực hiện
các hạng mục hỗ trợ, quản lý sử dụng nguồn kinh phí được hỗ trợ đúng quy định.
d) Sử dụng đúng mục đích và vận hành,
bảo quản các thiết bị, máy móc được hỗ trợ đúng quy định.
đ) Tổ chức các hoạt động khảo sát,
tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại để mở rộng quy mô
kinh doanh, tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm; tổ chức cho các hộ liên kết sản
xuất theo kế hoạch đề ra và thu mua toàn bộ các sản phẩm đạt chất lượng cho các
hộ liên kết theo đúng yêu cầu của hợp đồng liên kết.
e) Phối hợp với chính quyền địa
phương trong việc triển khai xây dựng và phát triển quy mô dự án trên địa bàn;
hàng năm tiến hành rà soát, khảo sát, ký kết hợp động liên kết đối với các hộ mới
để mở rộng liên kết; chủ động phát triển số hộ tham gia liên kết so với mục
tiêu dự án trong khả năng quản lý của Công ty.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản
và Thủy sản:
a) Là cơ quan quản lý dự án; có trách
nhiệm kiểm tra, giám sát đơn vị chủ trì dự án thực hiện các nội dung hỗ trợ
đúng quy định; hướng dẫn đơn vị chủ trì thực hiện dự án các hồ sơ, thủ tục hỗ
trợ, nghiệm thu, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ, mua sắm máy móc thiết bị đảm
bảo đúng quy định.
b) Hàng năm, phối hợp với Văn phòng
Điều phối nông thôn mới tỉnh đề xuất kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nguồn
kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới) gửi Sở
Tài chính tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh phân bổ thực hiện dự án.
d) Phối hợp với đơn vị chủ trì dự án,
các địa phương liên quan tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện dự
án; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện sau khi kết thúc dự án.
………………….