ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4294/KH-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày 17 tháng 07 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM; PHÒNG,
CHỐNG MA TÚY; PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI VÀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH
TỔ QUỐC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
Để đánh giá
tình hình, kết quả thực hiện các Chương trình phòng, chống
tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người
và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 6 tháng đầu năm 2017, Chủ tịch
UBND tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nhằm
đánh giá đầy đủ tình hình, kết quả triển khai thực hiện các chương trình, đề
án, tiểu đề án thuộc Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 -
2025 và định hướng đến năm 2030; Chương trình phòng, chống mua bán người giai
đoạn 2016 - 2020; công tác phòng, chống ma túy và xây dựng phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc 6 tháng đầu năm 2017.
2. Thông
qua công tác kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng, những tồn tại, hạn chế, khó
khăn, vướng mắc và nguyên nhân để có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục, nâng cao hiệu quả việc thực hiện các mặt công tác
này trong thời gian tới.
II. ĐỐI TƯỢNG
VÀ NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Đối
tượng kiểm tra
- Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm,
tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (Sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo) cấp huyện, cấp xã.
- Các sở, ngành là thành viên Ban Chỉ
đạo chủ trì thực hiện các đề án, tiểu đề án thuộc Chiến lược quốc gia phòng, chống
tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Chương trình phòng,
chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020.
2. Nội dung kiểm tra
- Việc triển khai thực hiện Chiến lược
quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm
2030; Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020; các đề án,
tiểu đề án của các Chương trình trên; công tác phòng, chống ma túy và xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng,
chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác bảo
đảm an ninh, trật tự nói chung và công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống
ma túy; phòng, chống mua bán người và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc nói riêng tại địa phương.
- Vai trò, trách nhiệm của Công an cấp
huyện - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo trong việc tham mưu cho cấp ủy đảng,
UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống
ma túy; phòng, chống mua bán người và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo
cấp huyện, cấp xã; vai trò thường trực, tham mưu thực hiện các đề án, tiểu đề
án thuộc các chương trình đối với các sở, ngành có liên quan.
3. Mốc thời gian kiểm tra: Từ ngày 16/11/2016 đến ngày 15/5/2017.
III. PHƯƠNG
PHÁP, THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Phương pháp kiểm tra
- Đoàn kiểm tra nghe các sở, ngành,
Ban Chỉ đạo cấp huyện, cấp xã báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện
các nội dung theo Điểm 2, Mục II của Kế hoạch này.
- Thành viên Đoàn kiểm tra hỏi thêm
các vấn đề liên quan đến công tác triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ
của từng ngành và địa phương.
- Kiểm tra hồ sơ tài liệu, việc ban
hành các văn bản chỉ đạo thực hiện các nội dung trên; các mô hình về phòng, chống
tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Kiểm tra thực tế từ 01 - 02 Ban Chỉ
đạo cấp xã (do Ban Chỉ đạo cấp huyện chọn).
- Kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra
làm việc với lãnh đạo các sở, ngành, Ban Chỉ đạo cấp huyện để thống nhất đánh
giá kết quả kiểm tra.
2. Thời gian tổ chức kiểm tra: Dự kiến tổ chức kiểm tra trong tháng 8/2017 (sẽ có thông báo thời
gian cụ thể sau).
IV. THÀNH PHẦN
ĐOÀN KIỂM TRA, ĐƠN VỊ KIỂM TRA
1. Thành phần Đoàn kiểm tra
- Giao Công an tỉnh - Cơ quan thường
trực Ban Chỉ đạo thành lập Đoàn kiểm tra, do đồng chí Phó trưởng Ban Chỉ đạo
làm Trưởng đoàn.
- Các Sở: Y tế, Lao động - Thương
binh và Xã hội cử 01 lãnh đạo sở là thành viên Ban Chỉ đạo và 01 chuyên viên
giúp việc tham gia Đoàn kiểm tra.
2. Đơn vị kiểm tra
- Ban Chỉ đạo 14 huyện, thành phố và
một số Ban Chỉ đạo cấp xã.
- Các sở, ngành là thành viên Ban Chỉ
đạo chủ trì thực hiện các đề án, tiểu đề án thuộc Chiến lược quốc gia phòng, chống
tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Chương trình phòng,
chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020, gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Cục Hải quan Quảng Ngãi; Viện Kiểm
sát nhân dân tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; các Sở: Công thương; Giáo dục và
Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế; Lao động
- Thương binh và Xã hội.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. UBND các huyện, thành phố và
các sở, ngành được kiểm tra
- Báo cáo bằng văn bản công tác triển
khai thực hiện các nội dung theo đề cương hướng dẫn gửi kèm; gửi báo cáo cho
Đoàn kiểm tra (qua Phòng Tham mưu Công an tỉnh) trước ngày 31/7/2017.
- Triệu tập đại biểu tham dự kiểm tra
thuộc đơn vị, địa phương mình.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để
làm việc với Đoàn kiểm tra.
2. Công an tỉnh
- Chọn và thông báo lịch kiểm tra cho
các đơn vị, địa phương được kiểm tra.
- Mời thành viên tham gia Đoàn kiểm
tra.
- Đề xuất kinh phí phục vụ kiểm tra từ
ngân sách địa phương năm 2017 đã cấp cho Công an tỉnh.
- Tổng hợp tình hình, kết quả kiểm
tra báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo.
3. Các Sở: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội cử 01 lãnh đạo sở là thành viên
Ban Chỉ đạo, 01 chuyên viên giúp việc tham gia Đoàn kiểm tra và gửi danh sách
cho Công an tỉnh (qua Phòng Tham mưu) trước ngày 24/7/2017.
Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị và Chủ
tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện để việc kiểm tra đạt hiệu quả./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Thành viên Ban Chỉ đạo;
- Công an tỉnh;
- VPUB: CVP, PCVP(NC), KGVX, CBTH;
- Lưu: VT, NCbdv334.
|
CHỦ TỊCH
Trần Ngọc Căng
|
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO TÌNH TÌNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM;
PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ; PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI VÀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ
AN NINH TỔ QUỐC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
(Kèm theo Kế hoạch số 4294/KH-UBND, ngày 17/7/2017 của UBND tỉnh)
I. TÌNH HÌNH
Đánh giá toàn diện tình hình an ninh,
trật tự và một số tình hình có liên quan đến việc thực hiện các chuyên đề theo
chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, địa phương.
II.
KẾT QUẢ CÔNG TÁC TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN
1. Công tác
triển khai (thống kê cụ thể các văn bản đã tham mưu, ban hành).
2. Vai trò, trách nhiệm chủ trì, tham
mưu thực hiện các đề án, tiểu đề án thuộc các chương trình đối với các sở,
ngành có liên quan.
3. Vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác bảo đảm
an ninh, trật tự nói chung và công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma
túy; phòng, chống mua bán người và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nói riêng tại địa phương.
4. Vai trò, trách nhiệm của Công an cấp
huyện - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo trong việc tham mưu cho cấp ủy đảng,
UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác
phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người và xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
5. Hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo
cấp huyện, cấp xã và trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của từng thành viên.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MẶT CÔNG TÁC CỤ THỂ
1. Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận
động nhân dân tham gia phòng, chống và lên án, tố giác tội phạm; giải quyết các
tranh chấp, khiếu kiện, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; thực hiện các quy chế
dân chủ ở cơ sở.
2. Công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm; phòng, chống ma tuý; phòng, chống mua bán người; cảm hoá, giáo dục, quản lý người phạm tội tại gia
đình và cộng đồng; bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã, trốn thi hành án; lập
hồ sơ đưa người vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Trung tâm cai nghiện bắt buộc; giáo dục tại
xã, phường, thị trấn; cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện.
3. Công tác phối hợp, trao đổi thông
tin và trách nhiệm của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và chính quyền địa
phương trong đấu tranh phòng, chống
tội phạm; phòng, chống ma tuý;
phòng, chống mua bán người.
4. Công tác xây dựng, nhân rộng các
mô hình tiên tiến, xuất sắc trong phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma
tuý; phòng, chống mua bán người (thống kê cụ thể tên từng mô hình, số lượng người
tham gia; đơn vị sáng lập, quản lý, sử dụng; phân loại hiệu quả hoạt động... có
hồ sơ cụ thể).
5. Công tác xây dựng, củng cố các cụm an toàn về an ninh, trật tự; các
tổ chức tự quản của quần chúng tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở.
IV. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
1. Ưu điểm
2. Những tồn tại, hạn chế; nguyên
nhân.
V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
VI. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN ĐẾN