Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 133/KH-UBND 2021 hỗ trợ tiêu thụ nông sản ứng phó với Covid19 tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu: 133/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Trần Phước Hiền
Ngày ban hành: 20/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 133/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 20 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19

Để tăng cường công tác liên kết sản xuất, kết nối tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thực hiện tốt nhiệm vụ vừa phòng, chống dịch vừa đảm bảo kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nông sản cho các doanh nghiệp và nông dân trên địa bàn tỉnh và trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1742/SCT-TTr ngày 06/9/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ứng phó với tác động của dịch Covid-19 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Hỗ trợ kết nối thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, mua bán, vận chuyển nông sản hàng hóa, đảm bảo an toàn trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp;

- Tăng cường các hoạt động ứng phó và hỗ trợ nhằm hạn chế thiệt hại do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Tập trung hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông sản của tỉnh;

- Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân trên địa bàn tỉnh tiếp cận và kết nối tiêu thụ nông sản với các hệ thống phân phối, doanh nghiệp, chợ, điểm bán nông sản trong và ngoài nước, trong đó tập trung thị trường nội địa.

- Tăng cường phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; đảm bảo thuận lợi, linh hoạt phù hợp với bối cảnh, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh và cả nước.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ

Kế hoạch này áp dụng cho các loại nông sản tồn đọng với sản lượng lớn, việc tiêu thụ bị ảnh hưởng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như: Ớt, dưa hấu, hành, tỏi Lý Sơn và các nông sản khác trên địa bàn tỉnh.

1. Nhiệm vụ, giải pháp thường xuyên

a. Phát triển chuỗi phân phối hàng nông sản; nâng cao giá trị sản phẩm nông sản

- Rà soát, xây dựng mô hình chuỗi cung ứng nông sản bền vững từ sản xuất - phân phối - tiêu dùng gắn với quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Định hướng xây dựng quy hoạch vùng sản xuất và các nhà máy chế biến các mặt hàng nông sản, đặc biệt nông sản chủ lực nhằm tạo nguồn cung nông sản ổn định, đảm bảo chất lượng.

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đầu tư vào sơ chế, chế biến nông sản; sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGap, Global GAP, GMP,..., áp dụng truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu,... để gia tăng giá trị sản phẩm nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Tiếp tục mở rộng, phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, điểm bán hàng Việt để trưng bày, xúc tiến, quảng bá và bán các sản phẩm nông sản của tỉnh.

- Tổ chức, thông tin và khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất, tiêu thụ nông sản tham gia các lớp đào tạo, tư vấn về phát triển thương hiệu, kỹ năng bán hàng, tiêu thụ sản phẩm,...

- Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 21/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và các chính sách khác có liên quan.

b. Ứng dụng kinh tế số trong tiêu thụ nông sản

- Thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực hiện giao dịch mua bán trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, “gian hàng Việt trực tuyến quốc gia”.

- Đăng tải, cập nhật các thông tin về nông sản của tỉnh trên Sàn giao dịch thương mại điện tử Quảng Ngãi tại địa chỉ www. quangngaitrade.com.vn; hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, hộ kinh doanh tham gia kết nối, giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm nông sản trong các sàn thương mại điện tử uy tín.

c. Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nông sản

- Xây dựng và triển khai truyền thông về sản phẩm nông sản của tỉnh; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, hộ kinh doanh quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản trên các phương tiện thông tin đại chúng, các mạng xã hội (Facebook, Zalo,...).

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền theo Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 19/7/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

d. Phát triển thị trường trong nước

- Tổ chức, tham gia các hoạt động kết nối cung cầu để kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của tỉnh với hệ thống siêu thị Co.opmart, Vinmart, Go! Quảng Ngãi, Chuỗi cửa hàng tiện Vinmart+ và hệ thống các nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh để mở rộng thị trường tiêu thụ. Khuyến khích, hướng dẫn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã phân phối có nhu cầu mở các điểm bán hàng cố định và lưu động theo đúng quy định tại các khu công nghiệp, khu đông dân cư để mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản.

- Thường xuyên cập nhật thông tin thị trường nông sản đến các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh để có định hướng trong sản xuất, tiêu thụ nông sản.

- Đẩy mạnh hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, hộ kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh, lồng ghép Chương trình Xúc tiến thương mại với các Chương trình khác như Chương trình sản phẩm chủ lực quốc gia, Chương trình Thương hiệu Quốc gia,...; tăng cường giới thiệu, thông tin về các sản phẩm nông sản của tỉnh cho các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố để hỗ trợ kết nối với các đơn vị thu mua nông sản lớn, chợ đầu mối, các doanh nghiệp có hệ thống phân phối lớn (Co.opmart, Vinmart, Go!,...), các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP các tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản nội địa.

- Hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh vào chuỗi hệ thống siêu thị, hệ thống phân phối lớn trên cả nước; các chợ truyền thống và điểm bán tại các địa phương ngoài tỉnh (thông qua Sở Công Thương các tỉnh, thành phố).

c. Phát triển thị trường xuất khẩu

- Tiếp tục rà soát, kiến nghị Bộ Công Thương, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương hỗ trợ, hướng dẫn thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đặc biệt các mặt hàng đã chế biến đến các thị trường nước ngoài thông qua đường chính ngạch.

- Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh duy trì xuất khẩu sang các thị trường truyền thống; khuyến khích các đơn vị sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các giải pháp công nghệ số (mã QR, blockchain,...) để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từ đó chuyển đổi dần hình thức xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch để giảm thiểu rủi ro kinh tế.

- Cập nhật tình hình thông quan tại các cửa khẩu, đặc biệt các cửa khẩu với Trung Quốc để thông tin cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh xuất khẩu nông sản của tỉnh. Cung cấp thông tin về tình hình thị trường thế giới, các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã tham gia ký kết, thủ tục thông quan hàng hóa,... cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

2. Nhiệm vụ, giải pháp khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thực hiện giãn cách xã hội

- Theo dõi sát diễn biến dịch bệnh Covid-19 và các chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh để đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong thu mua, vận chuyển, tiêu thụ nông sản. Tăng cường công tác khử trùng, phòng dịch đối với các phương tiện vận chuyển nông sản ra vào địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản, đặc biệt đối với các sản phẩm nông sản có sản lượng lớn, vào mùa vụ thu hoạch.

- Kịp thời hỗ trợ người dân thu hoạch, sơ chế, vận chuyển, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh. Tăng cường khuyến cáo người dân sơ chế, chế biến bảo quản nông sản sau thu hoạch để gia tăng giá trị nông sản, kéo dài thời gian tiêu thụ; khuyến khích, vận động doanh nghiệp có kho cấp đông, trữ lạnh, bảo quản, thiết bị sấy nông sản để hỗ trợ người dân.

- Kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Hiệp hội ngành hàng, hệ thống các chuỗi cung ứng, các hiệp hội tập đoàn bán lẻ trên cả nước hỗ trợ thu mua, bảo quản, tiêu thụ nông sản tỉnh Quảng Ngãi.

- Thường xuyên kết nối với các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố để giới thiệu, kết nối với hệ thống phân phối trên cả nước thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan; kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh trong điều kiện tình hình dịch Covid-19.

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương để được hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện các nội dung: Có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực hiện giao dịch mua bán trên các sàn giao dịch thương mại điện tử; lồng ghép Chương trình Xúc tiến thương mại với các Chương trình khác như Chương trình sản phẩm chủ lực quốc gia, Chương trình Thương hiệu Quốc gia,...; hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đặc biệt các mặt hàng đã chế biến đến các thị trường thông qua đường chính ngạch; kịp thời thông tin về tình hình thị trường thế giới, các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã tham gia ký kết, thủ tục thông quan hàng hóa,... cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh giới thiệu, kết nối tiêu thụ nông sản địa phương trong điều kiện dịch bệnh covid-19; đồng thời cập nhật tình hình thông quan tại các cửa khẩu (đối với các tỉnh có cửa khẩu) để thông tin cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh xuất khẩu nông sản của tỉnh.

- Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh với hệ thống siêu thị Co.opmart, Vinmart, Go! Quảng Ngãi và chuỗi cửa hàng tiện lợi Vinmart+ và hệ thống các nhà phân phối lớn trong và ngoài nước; tiếp tục mở rộng, phát triển các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, Điểm bán hàng Việt để trưng bày, xúc tiến, quảng bá và bán các sản phẩm nông sản của tỉnh. Đăng tải, cập nhật các thông tin về nông sản của tỉnh trên Sàn giao dịch thương mại điện tử Quảng Ngãi tại địa chỉ www.quangngaitrade.com.vn; hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kết nối, giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm nông sản trong các nền tảng thương mại điện tử.

- Khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã phân phối có nhu cầu mở các điểm bán hàng cố định và lưu động theo đúng quy định tại các khu công nghiệp, khu đông dân cư để mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan kịp thời xây dựng phương án nâng cao giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước.

- Phối hợp Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan có phương án lưu thông hàng hóa đảm bảo thuận lợi, kịp thời và an toàn trong tình hình dịch Covid-19.

- Tổng hợp kinh phí thực hiện Kế hoạch này, gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố cập nhật chi tiết, cụ thể về diện tích, sản lượng, thời điểm thu hoạch, số lượng tiêu thụ, giá bán, đơn vị chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, gửi thông tin đến Sở Công Thương để hỗ trợ tiêu thụ.

- Rà soát, định hướng xây dựng quy hoạch vùng sản xuất và các nhà máy chế biến các mặt hàng nông sản, đặc biệt nông sản chủ lực, có ưu thế của địa phương nhằm hình thành các vùng sản xuất nông sản tập trung gắn với truy xuất nguồn gốc, tạo nguồn cung hàng nông sản ổn định, đảm bảo an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp kinh doanh nông sản.

- Chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, hộ kinh doanh để đẩy mạnh phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng hóa nông sản trong tỉnh.

- Khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, hộ kinh doanh có phương án sản xuất, chế biến, bảo quản, dự trữ nông sản (đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch bệnh), đặc biệt đối với các nông sản đã vào vụ thu hoạch và gặp khó khăn trong tiêu thụ trong tình hình dịch Covid-19.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, hộ kinh doanh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các địa phương trong việc kiểm soát chất lượng nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh trước khi đưa ra tiêu thụ ở các thị trường; phối hợp với Sở Công Thương đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường, kết nối tiêu thụ nông sản tại thị trường trong và ngoài nước.

3. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nông sản của địa phương trên các phương tiện truyền thông; thông tin kịp thời về thị trường, các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ nông sản của tỉnh, thông tin các điểm bán hàng bình ổn và an toàn cho người dân.

- Chủ động nắm bắt thông tin xã hội, kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý đối với các thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh việc xây dựng nhãn hiệu các sản phẩm nông sản, đặc biệt nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ.

5. Sở Tài chính

Trên cơ sở dự toán đề xuất của Sở Công Thương, Sở Tài chính thẩm định, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương theo đúng quy định.

6. Sở Y tế

- Phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, hộ kinh doanh đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng chống dịch Covid-19 khi sản xuất, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.

- Có phương án phòng dịch, khử trùng đối với các xe chuyên vận chuyển nông sản ra vào trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Giao thông vận tải

Chủ trì hướng dẫn, có phương án vận chuyển lưu thông hàng hóa, trong đó có mặt hàng nông sản và các sản phẩm chế biến nông sản của tỉnh ứng phó với diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn nhằm đảm bảo vận chuyển nông sản kịp thời, hiệu quả (người tham gia phương tiện vận tải đã áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định Bộ Y tế).

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tổ chức triển khai, hướng dẫn có hiệu quả các chính sách về đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn như Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 21/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

9. Cục Quản lý thị trường tỉnh

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi đầu cơ, tích trữ, găm hàng trái quy định nhằm trục lợi bất hợp pháp; buôn bán, vận chuyển, kinh doanh mặt hàng nông sản không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng và không đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Chủ động và phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh đối với mặt hàng nông sản.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chủ động theo dõi tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn; thống kê, dự kiến sản lượng, chất lượng nông sản thu hoạch theo thời điểm, nhu cầu tiêu thụ, kết nối; từ đó có phương án, giải pháp cụ thể để tiêu thụ nông sản của địa phương.

- Trường hợp khó khăn trong tiêu thụ, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành thông tin sản lượng nông sản sản xuất trên địa bàn (sản lượng, chất lượng, giá cả, thông tin người thu mua, đầu mối chịu trách nhiệm phân phối, kết nối) báo cáo về Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước thời gian dự kiến thu hoạch ít nhất 15 ngày để phối hợp, hỗ trợ kết nối tiêu thụ.

- Phối hợp với Sở Công Thương thông tin và khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh tham gia xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ trên địa bàn.

- Có phương án “04 tại chỗ” cho công tác tổ chức thu hoạch và tiêu thụ nông sản; triển khai thu hoạch nông sản theo nhóm từng hộ gia đình tại vườn, vùng sản xuất của địa phương tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch Covid-19.

- Có phương án bố trí, hỗ trợ phương tiện, người thu mua ra vào thu hoạch thuận tiện, đồng thời phối hợp với cơ quan y tế thực hiện kiểm soát công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn trong suốt thời gian thu hoạch và tiêu thụ.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, khuyến khích nông dân áp dụng quy trình sản xuất nông sản an toàn để đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã phân phối có nhu cầu mở các điểm bán hàng cố định và lưu động theo đúng quy định tại các khu công nghiệp, khu đông dân cư để mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản.

- Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, vận động người dân sử dụng sản phẩm nông sản của địa phương gặp khó khăn trong tiêu thụ trong bối cảnh dịch Covid-19.

- Huy động hệ thống chính trị và các nguồn lực khác hỗ trợ người dân thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ nông sản ứng phó với diễn biến dịch Covid-19.

11. Liên minh hợp tác xã, các hội đoàn thể trên địa bàn tỉnh

- Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ phối hợp với sở, ban, ngành thông tin và hướng dẫn Hội viên trong công tác sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, ứng phó với diễn biến dịch Covid-19.

- Kết nối với các hội đoàn thể của các tỉnh, thành phố đề nghị hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi tiêu thụ sản phẩm nông sản.

- Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc của Hội viên tới các cấp có thẩm quyền; phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch này.

Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ giải pháp thực hiện tại Kế hoạch này. Trong quá trình tổ chức triển khai, trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện được kịp thời và hiệu quả./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (b/cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/cáo);
- CT, PCT UBND tỉnh;
- BTT
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh;
- Cục Quản lý thị trường tỉnh;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
- Các hội đoàn thể trên địa bàn tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VPUB: CVP, PCVP, TH, NNTN CNXD, KGVX, CBTH;
- Lưu: VT, KT bn
goc562

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Phước Hiền

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 133/KH-UBND ngày 20/09/2021 về hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ứng phó với tác động của dịch Covid-19

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


572

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.251.26
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!