BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2869/QĐ-BYT
|
Hà Nội,
ngày 13 tháng 7 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH “HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI MÔ HÌNH CHĂM SÓC DINH DƯỠNG 1000 NGÀY ĐẦU ĐỜI”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15/11/2022 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 2326/QĐ-BYT ngày
29/8/2022 về việc giao dự toán và phê duyệt kế hoạch hoạt động
từ ngân sách trung ương cho các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ
Y tế để triển
khai thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung về y
tế thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh
tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
năm 2022;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe
Bà mẹ - Trẻ em
- Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn triển khai mô
hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời”.
Điều 2. Hướng dẫn triển khai mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu
đời được triển khai trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các Ông (Bà): Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Chánh
Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y
tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận:
-
Như Điều 4;
-
Bộ trưởng (để báo cáo);
-
Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ
đạo);
-
Sở Y tế các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW;
-
Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật tỉnh, thành phố;
-
Viện Dinh dưỡng;
-
Cổng Thông tin điện
tử Bộ Y tế;
-
Lưu: VT, BM-TE.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Thuấn
|
HƯỚNG DẪN
TRIỂN KHAI
“MÔ
HÌNH CHĂM SÓC DINH DƯỠNG 1000 NGÀY ĐẦU ĐỜI” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI
ĐOẠN 2021-2025
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2869/QĐ-BYT ngày 13
tháng 7 năm 2023)
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG HƯỚNG
DẪN
- Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025;
- Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm
2025;
- Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời nằm
phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam”;
- Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính
quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
- Quyết định số 2415/QĐ-BYT ngày 05/9/2022 của Bộ Y tế ban hành
hướng dẫn thực hiện dự án 7- chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm
vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
II. MỤC TIÊU VÀ CHỈ
TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng trong
1000 ngày đầu đời và trẻ em suy dinh dưỡng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi.
2. Chỉ tiêu triển khai mô hình:
- Năm 2023, tổ chức triển khai mô hình
chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời tại 40% các xã vùng III (tương đương với
600 xã tại 39 tỉnh/thành trên toàn quốc).
- Đến năm 2025, duy trì mô hình và
nâng cao chất lượng của mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời tại 40%
xã vùng III (tương đương với 600 xã tại 39 tỉnh/thành trên toàn quốc).
III. ĐỐI TƯỢNG
1. Đối tượng hưởng lợi trực tiếp của
mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời:
- Phụ nữ mang thai
- Bà mẹ, người chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi
- Trẻ em từ 0 đến dưới 2 tuổi
- Hộ gia đình có trẻ em dưới 2 tuổi tại
xã có triển khai mô hình
2. Đối tượng thực hiện mô hình chăm
sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời:
- Đại diện Ủy ban Nhân dân xã
- Cán bộ Trạm Y tế xã
- Trưởng thôn/bản
- Nhân viên y tế thôn/bản
- Cán bộ Hội phụ nữ xã, thôn/bản
IV. PHẠM VI THỰC HIỆN
- Triển khai mô hình chăm sóc dinh dưỡng
1000 ngày đầu đời tại 51 tỉnh, thành phố thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Ưu tiên sử dụng Ngân sách Trung ương
của Chương trình để thực hiện tại các xã khu vực III theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 cửa Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực I, khu vực II, khu vực III thuộc vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
- Có thể áp dụng “Mô hình Chăm sóc
dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời” để triển khai tại các địa bàn khác với nguồn ngân
sách huy động hợp pháp khác.
- Viện Dinh dưỡng chịu trách nhiệm hướng
dẫn địa phương triển khai mô hình, đồng thời trực tiếp triển khai thí điểm tại
9 xã thuộc 3 tỉnh Lào Cai, Đắk Lắk và Trà Vinh.
V. HƯỚNG DẪN TRIỂN
KHAI MÔ HÌNH
1. Các bước
xây dựng và triển khai thực hiện mô hình:
Bảng 1: Các
bước thực hiện mô hình “Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời”
Bước thực
hiện
|
Nội dung
|
Đầu ra
|
Người thực
hiện
|
Bước 1:
Lựa chọn địa bàn thực hiện mô hình
|
Căn cứ vào năng lực và cân đối kinh
phí của địa phương, lựa chọn số xã triển khai mô hình là các xã khu vực III
thuộc địa bàn quản lý (tối thiểu đạt được 40% tổng số xã khu vực III toàn tỉnh)
|
Công văn thông báo về chủ trương cho
các đơn vị tuyến dưới (TTYT huyện, Trạm Y tế xã, UBND xã)
|
TTKSBT tỉnh kết hợp TTYT các huyện
có xã vùng III
|
Bước 2:
Khảo sát đánh giá thực trạng tại xã
triển khai mô hình
|
Tổ chức khảo sát ban đầu về tình trạng
dinh dưỡng, thực hành chăm sóc bà mẹ mang thai và nuôi dưỡng trẻ, cơ sở vật
chất và năng lực cán bộ y tế xã, thôn để đánh giá khả năng thực hiện mô hình
tại các địa bàn đã lựa chọn, từ đó đề xuất các hoạt động để đáp ứng triển
khai mô hình
|
Kết quả khảo sát
|
TT KSBT tỉnh kết hợp TTYT các huyện
có xã vùng III và các xã dự kiến triển khai mô hình
|
Bước 3:
Xây dựng KH, phê duyệt kế hoạch triển
khai mô hình
|
Dựa trên KH khảo sát và các hướng dẫn
chuyên môn, tài chính để xây dựng KH triển khai mô hình.
Mô hình gồm 2 cấu phần: Phòng tư vấn
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại Trạm Y tế và Nhóm hỗ trợ Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại 1 số
thôn khó khăn (tốt nhất bắt đầu bằng 3 thôn sau đó
nhân rộng ở các năm sau, tiêu chí lựa chọn theo hướng dẫn bên dưới)
|
KH triển khai mô hình được cấp thẩm
quyền phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện
|
TT KSBT tỉnh hướng dẫn cho huyện, xã
xây dựng KH
|
Bước 4:
Quyết định thành lập Ban điều hành
triển khai Mô hình và các nhóm thực hiện mô hình
|
UBND xã ra quyết định thành lập Mô
hình với sự tham gia của các bên liên quan: thành viên và nhiệm vụ của các
thành viên Ban điều hành và các nhóm thực hiện mô hình.
|
Quyết định Hội thảo phổ biến cho các
ban ngành và cộng đồng
|
UBND xã với sự tham mưu của Trạm Y tế
|
Bước 5:
Tập huấn nâng cao
năng lực triển khai thực hiện mô hình
|
Dựa vào các tài liệu chuyên môn của
Viện Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tập huấn cho giảng viên
tuyến huyện và sau đó tập huấn tiếp cho cán bộ Trạm y tế xã, nhân viên y tế
thôn bản, cán bộ phụ nữ và trưởng thôn/bản.
|
Thành viên nhóm thực hiện mô hình
bao gồm: Ban điều hành, cán bộ y tế xã, nhân viên y tế thôn bản, cán bộ phụ nữ
và trưởng thôn/bản được đào tạo về kiến thức và kỹ năng thực hiện mô hình
|
TT KSBT tỉnh tập huấn cho huyện, huyện
tập huấn cho xã. TTKSBT tỉnh có thể tập huấn trực tiếp cho xã
tùy tình hình cụ thể (về nhân lực và kinh phí)
|
Bước 6:
Chuẩn bị cơ sở vật chất để thực hiện
mô hình
|
Dựa trên khảo sát ban đầu và căn cứ
vào các yêu cầu của Mô hình, thực hiện KH đã được thông qua để triển khai mua
sắm, cung cấp các cơ sở vật chất phục vụ mô hình.
|
- Tại Trạm Y tế: phòng/góc tư vấn
dinh dưỡng, áp phích Nuôi dưỡng trẻ nhỏ, quyển tranh tư vấn, tờ rơi, sổ khám
sức khỏe/biểu đồ tăng trưởng, các tài liệu truyền thông khác; cân/thước/thước
đo vòng cánh tay; dụng cụ thực hành dinh dưỡng; sổ theo dõi.
- Tại các điểm thôn (nhóm hỗ trợ
nuôi dưỡng trẻ nhỏ): áp phích, dụng cụ thực hành dinh dưỡng, cân/thước/thước
đo vòng cánh tay, sổ theo dõi, các tài liệu truyền thông khác.
|
Đơn vị được cấp kinh phí trực tiếp sẽ
thực hiện triển khai việc mua sắm. TT KSBT tỉnh, TTYT huyện hướng dẫn
và giám sát thực hiện
|
Bước 7:
Nội dung triển khai mô hình
|
Dựa vào tài liệu chuyên môn, các cán
bộ được phân công tại xã thực hiện các hoạt động của mô hình, bao gồm:
- Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng
trong 1000 ngày đầu đời lồng ghép trong chăm sóc trước sinh tại trạm y tế xã
và tại cộng đồng:
+ Tổ chức các buổi tư vấn (cá nhân
và nhóm) tại Trạm Y tế theo đúng quy trình đã được tập huấn
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm Nuôi
dưỡng trẻ nhỏ tại thôn/bản (được lựa chọn) theo đúng quy trình đã được tập huấn
kết hợp hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ dựa trên các sản phẩm/thực phẩm
tại địa phương
- Tổ chức khám sàng lọc và cân đo,
đánh giá tình trạng dinh dưỡng, đánh giá chế độ ăn của:
+ Bà mẹ mang thai 3 lần/thai kỳ/người
(có thể lồng ghép vào khám thai)
+ Trẻ em dưới 2 tuổi 3 tháng/lần/trẻ
(có thể lồng ghép vào khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em)
- Bổ sung vi chất cho phụ nữ mang
thai và bà mẹ cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi.
|
Sổ theo dõi ghi chép thường xuyên
tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.
Sổ theo dõi ghi chép thường xuyên hoạt
động tư vấn tại Trạm Y tế và sinh hoạt nhóm tại thôn/bản
|
Trạm y tế, phối hợp y tế thôn bản,
cán bộ phụ nữ, trưởng thôn/bản TT KSBT, TTYT huyện giám sát hỗ trợ
|
Bước 8:
Đánh giá kết quả mô hình hàng năm và
đề xuất KH năm tiếp theo
|
Hàng năm vào tháng 12, các đơn vị tổ
chức đánh giá mô hình theo các nội dung sau:
- Đánh giá kết quả đạt được trong
năm: mô hình vận hành tốt, sự tham gia của các thành viên, cải thiện kiến thức/hành
vi người chăm sóc, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em.
- Nêu những khó khăn thuận lại, khả
năng duy trì bền vững.
- Đề xuất KH các năm tiếp theo.
|
Báo cáo đánh giá hàng năm về tình
hình thực hiện, rút kinh nghiệm cho năm tiếp theo của xã gửi cho huyện, tỉnh.
Xác định mô hình đủ điều kiện.
|
Trạm y tế xã TT KSBT tỉnh, TTYT huyện
hỗ trợ
|
Bước 9:
Duy trì hoạt động mô hình năm 2024,
2025
|
Tiếp tục duy trì các hoạt động theo
hướng dẫn, cập nhật nếu có các hướng dẫn bổ sung.
Mở rộng nhóm Nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở
các điểm thôn/bản khác
Hàng năm xây dựng KH, phê duyệt KH
và triển khai mô hình ngay từ đầu năm.
|
KH hoạt động năm được phê duyệt và
triển khai.
Hoạt động của mô hình được duy trì
và nâng cao chất lượng.
|
Trạm y tế xã TT KSBT tỉnh, TTYT huyện
hỗ trợ
|
Chi tiết nội dung chuyên môn trong từng
bước tiến hành tư vấn tại cơ sở y tế và tại các nhóm hỗ trợ Nuôi dưỡng trẻ nhỏ
đã được xây dựng tại các sổ tay hướng dẫn và tài liệu tập huấn cho 2 nhóm đối
tượng (cán bộ y tế; cán bộ thôn bản) (Tham khảo Phụ lục
3).
2. Khung tổ
chức triển khai thực hiện mô hình “Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời”
3. Nhân lực
và nhiệm vụ của từng thành viên trong mô hình Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu
đời
Bảng 2: Nhân
lực và nhiệm vụ của từng thành viên trong mô hình
STT
|
Nhân lực
|
Nhiệm vụ
|
1.
|
Viện Dinh dưỡng
|
- Xây dựng các hướng dẫn, tài liệu tập
huấn, tài liệu truyền thông
- Phổ biến cho các tỉnh
- Tập huấn cho giảng viên tuyến tỉnh
về triển khai mô hình
- Giám sát hỗ trợ các tỉnh
- Triển khai mô hình mẫu tại 3 tỉnh,
rút kinh nghiệm, tổ chức tham quan học tập
|
2.
|
Cán bộ tỉnh, huyện (Sở Y tế, TTKSBT,
TTYT Huyện)
|
- Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện
- Đánh giá đầu - cuối
- Tập huấn cho xã/thôn bản
- Giám sát hỗ trợ chuyên môn
|
3.
|
Ủy ban nhân dân xã
|
- Phê duyệt kế hoạch hàng năm.
- Quyết định thành lập Ban điều hành
và các nhóm thực hiện, giao nhiệm vụ cho các thành viên.
- Tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động của
phòng tư vấn và nhóm hỗ trợ NDTN.
- Đôn đốc thực hiện
|
4.
|
Cán bộ Trạm Y tế xã
|
Điều phối và tổ chức hoạt động về
dinh dưỡng:
- Hoạt động của phòng tư vấn NDTN tại
Trạm Y tế
- Hoạt động của nhóm hỗ trợ NDTN tại
các thôn/bản
- Theo dõi tình trạng dinh dưỡng của
phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi trên địa bàn xã.
- Báo cáo định kỳ cho huyện, tỉnh
- Triển khai các hoạt động khác của
dự án 7 (CTMTQG DTTS)
|
5.
|
Cán bộ y tế thôn bản/cộng tác viên
dinh dưỡng
|
- Triển khai hoạt động nhóm hỗ trợ
NDTN tại các thôn bản (được lựa chọn)
- Thăm hộ gia đình có phụ nữ có thai
và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
- Hỗ trợ, chuyển TYT tư vấn, chăm sóc
dinh dưỡng các trường hợp cần thiết
|
6.
|
Cán bộ phụ nữ, trưởng thôn/bản
|
- Phối hợp y tế thôn bản triển khai
nhóm hỗ trợ NDTN tại các thôn bản được lựa chọn
- Vận động các hộ gia đình tham gia chương
trình
|
7.
|
Các gia đình có phụ nữ có thai và trẻ
em dưới 2 tuổi
|
- Tham dự các lớp học, các buổi truyền
thông, tư vấn tại Trạm Y tế và thôn bản
- Thực hành chăm sóc dinh dưỡng tại
gia đình
- Tiếp nhận các can thiệp khác (bổ
sung sản phẩm dinh dưỡng, theo dõi tăng trưởng, tẩy giun, vệ sinh....)
- Tham gia các đợt đánh giá và góp ý
cho chương trình
|
VI. Nội dung chuyên
môn thực hiện mô hình
1. Hoạt động
của phòng tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ
1.1 Mục đích của phòng tư vấn Nuôi dưỡng
trẻ nhỏ
Mô hình nhằm cung cấp kiến thức về
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ thông qua các cuộc tư vấn cá nhân hoặc tư vấn nhóm từ lúc bà
mẹ mang thai và liên tục cho đến hai năm đầu đời của trẻ tại cơ sở y tế.
1.2 Chuẩn bị phòng tư vấn nuôi dưỡng
trẻ nhỏ
- Cơ sở vật chất
+ Cơ sở: Có hệ thống điện nước và điều
kiện vệ sinh tốt; Có không gian đảm bảo riêng tư cho người đến tư vấn; có không
gian và bàn ghế để tổ chức tư vấn nhóm hoặc các buổi trình diễn thức ăn; Có điện
thoại để người dân liên hệ. Nếu có điều kiện có thể trang bị thêm máy tính kết
nối internet, có góc chơi cho trẻ, có loa đài, tivi để truyền thông.
+ Trang thiết bị, vật tư: Bộ tranh tư
vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ; Tài liệu truyền thông như tờ rơi và áp phích treo tường;
Biểu đồ tăng trưởng (hoặc số theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em có biểu đồ tăng
trưởng); Cân thước đo chiều dài/chiều cao, đo vòng cánh tay cho trẻ em; Bộ dụng
cụ thực hành trình diễn ăn bổ sung; Các mẫu biểu theo dõi và báo cáo.
- Nhân lực:
+ Bố trí nhân sự và cán bộ được phân
công chức năng, trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng. Ít có thay đổi, điều chuyển
nhân sự.
+ Cán bộ được đào tạo theo chương
trình Nuôi dưỡng trẻ nhỏ (tương đương với ít nhất 40 giờ đào tạo liên tục, sử dụng
tài liệu đào tạo của Bộ Y tế). Cán bộ này là người cung cấp dịch vụ tư vấn
chính, có trách nhiệm chính thức trong bản mô tả công việc và được sự hỗ trợ từ
lãnh đạo cơ sở.
+ Cán bộ cung cấp dịch vụ được phân
công xếp lịch làm việc để dịch vụ luôn sẵn có cho bà mẹ khi họ cần
1.3 Hoạt động chuyên môn của phòng tư
vấn:
a) Giai đoạn khi mang
thai: Phụ
nữ mang thai cần được chăm sóc thai nghén và dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt thời điểm
3 tháng cuối thai kỳ, bà mẹ cần được cung cấp kiến thức về việc nuôi con bằng sữa
mẹ để tạo một khởi đầu tốt cho việc NCBSM sau này.
- Số lần: 3- 4 lần trước sinh, kết hợp
cùng với khám thai; 2-3 lần tư vấn cá nhân, 1 lần tư vấn nhóm
- Mục đích:
+ Bà mẹ biết được tầm quan trọng của
chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ
+ Bà mẹ thực hành được chế độ dinh dưỡng
và vận động, nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian mang thai
- Nội dung tư vấn:
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thời
gian mang thai
+ Nuôi con bằng sữa mẹ: tư vấn vào 3
tháng cuối thai kỳ bao gồm tầm quan trọng của việc cho bú sớm trong vòng 1 giờ
đầu sau khi sinh, NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng;
Các hoạt động hỗ trợ cho NCBSM tại địa bàn; Niềm tin vào khả năng có thể
NCBSMHT và cam kết thực hiện NCBSMHT.
b) Giai đoạn trong và
ngay sau khi sinh:
- Mục đích: Hỗ trợ bà mẹ thực hiện
thành công NCBSMHT ngày từ những giờ đầu sau sinh; Thực hiện và duy trì tốt
quyết định NCBSMHT; Khuyến khích bà mẹ tiếp tục đến với cơ sở y tế để được quản
lý NCBSMHT sau khi sinh.
- Nội dung hỗ trợ: là hoạt động hỗ trợ
tích cực bà mẹ trong việc cho con bú bữa đầu tiên sau sinh
+ Thời điểm: Khi sinh con (tại cơ sở y
tế có dịch vụ sinh).
+ Số lần: 1 lần (khi sinh con, trong
thời gian ở lại cơ sở y tế hoặc tại nhà trong những ngày đầu sau khi sinh).
c) Giai đoạn sau
sinh:
- Hướng dẫn dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi
con bú
- Khi trẻ 0-6 tháng tuổi: Bà mẹ cần được giúp đỡ,
hỗ trợ để đảm bảo cho trẻ bú sớm ngay sau sinh và bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Khi trẻ 6-24 tháng tuổi: Bà mẹ cần
biết cách cho con ABS hợp lý theo từng độ tuổi và duy trì cho trẻ bú mẹ đến 24
tháng tuổi hoặc lâu hơn.
+ Quản lý NCBSMHT: là hoạt động
theo dõi hỗ trợ bà mẹ duy trì NCBSMHT
• Thời điểm: từ 1-2 tuần sau sinh đến
6 tháng đầu
• Số lần: 4 lần (2 lần tư vấn cá nhân,
2 lần tư vấn nhóm)
• Mục đích: Hỗ trợ bà mẹ tiếp tục duy
trì NCBSMHT; Giúp bà mẹ biết phải làm gì hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu nếu gặp
vấn đề khó khăn liên quan đến NCBSM; Khuyến khích bà mẹ tiếp tục đến với những
lần hẹn sau hoặc tư vấn nhóm
+ Giáo dục ABS: là hoạt động
cung cấp thông tin cơ bản cần thiết để bà mẹ và người chăm sóc trẻ thực hiện được
cho con ABS hợp lý khi tròn 6 tháng tuổi (không sớm hơn hoặc muộn hơn)
• Thời điểm: 5-6 tháng tuổi
• Số lần: 1 lần (1 lần tư vấn cá nhân)
• Mục đích: Giúp bà mẹ biết được thời điểm
bắt đầu cho trẻ ABS; Giúp bà mẹ có kiến thức về thực hành ABS hợp lý theo tuổi
của trẻ.
+ Quản lý ABS: là hoạt động
hỗ trợ các bà mẹ duy trì NCBSM và ăn bổ sung hợp lý
• Thời điểm: 6-24 tháng tuổi
• Số lần tiếp xúc: 6 lần (cả tư vấn cá
nhân và tư vấn nhóm). Bà mẹ cần tham dự ít nhất một lớp về ABS trong
vòng 6 tháng đầu trước khi bắt đầu cho trẻ ABS và lí tưởng là sẽ tham dự các buổi
tư vấn về quản lý và hỗ trợ ABS cứ 3-4 tháng một lần trong vòng 18 tháng cho đến
khi trẻ được 2 tuổi.
• Mục đích: Giúp bà mẹ có kiến thức về
thực hành ABS hợp lý theo tuổi của trẻ; Giúp bà mẹ có kỹ năng thực hành ABS hợp
lý theo tuổi của trẻ thông qua tham dự các buổi thực hành trình diễn thức ăn bổ
sung sử dụng các thực phẩm sẵn có tại địa phương; Giúp bà mẹ lựa chọn được thức
ăn bổ sung hợp lý theo tuổi của trẻ; Giúp bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú đến khi trẻ
24 tháng; Bà mẹ được tư vấn cá nhân và theo dõi, hỗ trợ cho con ABS một cách hiệu
quả; Giúp bà mẹ có thực hành chăm sóc trẻ đúng khi trẻ bệnh.
Bảng 3. Tóm tắt
nội dung dịch vụ tư vấn dinh dưỡng
Thời gian
|
3 tháng cuối thai kỳ
|
Khi sinh con
|
1-2 tuần đầu sau
sinh cho tới 6 tháng đầu
|
Khi trẻ được 5-6
tháng
|
Trẻ được 6-24 tháng
|
Số lần tiếp xúc
|
3 lần
|
1 lần
|
4 lần
|
1 lần
|
6 lần
|
Mục đích
|
Cung cấp kiến thức về NCBSMHT cho bà
mẹ trước khi sinh
|
Hỗ trợ tích cực bà mẹ trong việc cho
con bú bữa đầu tiên sau sinh
|
Theo dõi hỗ trợ bà mẹ duy trì
NCBSMHT
|
Cung cấp kiến thức cơ bản về ABS hợp
lý khi tròn 6 tháng tuổi
|
Hỗ trợ bà mẹ duy trì NCBSM và ăn dặm
bổ sung hợp lý
|
2. Hoạt động
của Nhóm hỗ trợ Nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Nhóm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ nhỏ là nhóm
các bà mẹ, ông bố hoặc thành viên của các gia đình sống trong cùng một thôn/bản,
có bà mẹ mang thai ba tháng cuối hoặc trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi. Những người
trong nhóm thường là biết nhau, có chung các tập quán, niềm tin, và thông qua
các buổi sinh hoạt nhóm họ được cung cấp kiến thức và chia sẻ với nhau những
kinh nghiệm chăm sóc. nuôi dưỡng trẻ nhỏ.
2.1 Mục đích của nhóm hỗ trợ NDTN
- Tạo cơ hội cho các bà mẹ có con nhỏ
dưới 2 tuổi được tiếp cận với những thông tin NDTN và được hỗ trợ thông qua các
cuộc họp của nhóm hỗ trợ NDTN. Những cuộc họp này được tổ chức ngay tại thôn bản
để các bà mẹ tiện đi lại, thay vì phải vất vả đi tới các trạm y tế ở rất xa.
- Tạo ra một diễn đàn không chính thức
giúp các bà mẹ và người chăm sóc trẻ có thể học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm
NDTN.
- Điều chỉnh hoạt động can thiệp của chương
trình cho phù hợp với các phong tục tập quán và truyền thống văn hóa của người
dân địa phương, qua đó giúp tăng cường kiến thức, thái độ và các thực hành NDTN
cho người dân.
- Nâng cao nhận thức cho những người
có quyền quyết định trong gia đình về lợi ích của các thực hành dinh dưỡng tốt
và chỉ ra cách thức để họ có thể hỗ trợ các bà mẹ áp dụng những thực hành này.
- Tạo môi trường thuận lợi ở cấp cơ sở
nhằm giúp các bà mẹ nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ một cách tối ưu.
2.2 Cách thức hoạt động của mô hình
nhóm hỗ trợ NDTN
- Tại mỗi thôn/bản, ba cán bộ cơ sở được
lựa chọn để điều hành các nhóm hỗ trợ NDTN. Họ có thể là các cán bộ y tế thôn bản,
cán bộ Hội Phụ nữ thôn, cộng tác viên dinh dưỡng hoặc/và trưởng thôn. Để đảm bảo
hoạt động của các nhóm này được hiệu quả, các cán bộ điều hành nhóm cấp thôn bản
sẽ chịu sự giám sát của cán bộ y tế cấp xã. Bên cạnh đó, các cán bộ y tế cấp
huyện và cấp tỉnh cũng tham gia giám sát hỗ trợ hoạt động của các nhóm hỗ trợ
NDTN.
- Cuộc họp của nhóm hỗ trợ NDTN được tổ
chức định kỳ hàng tuần hoặc cách tuần với sự tham gia của các thành viên (bà mẹ,
người chăm sóc, các thành viên trong gia đình). Tùy thuộc vào chủ đề phù hợp mà
các đối tượng tham gia có thể là toàn bộ nhóm hoặc một số đối tượng đặc thù (chỉ
có các bà mẹ mang thai, chỉ có các bà mẹ cho con bú, chỉ có các bà mẹ cho con
ăn bổ sung, hoặc toàn bộ nhóm). Các cuộc họp thường kéo dài trong một giờ đồng
hồ ngay tại nhà văn hóa thôn, nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của
cả thôn.
2.3 Lựa chọn thôn/bản để thành lập các
nhóm hỗ trợ NDTN
- Lựa chọn thôn/bản để thành lập các
nhóm hỗ trợ NDTN như sau:
+ Khoảng cách từ các cơ sở y tế đến
thôn/bản lớn hơn 5 km.
+ Các hộ gia đình sinh sống trong bán
kính dưới 2 km tính từ nhà văn hóa thôn/bản.
+ Thôn/bản phải có ít nhất 10 phụ nữ
đang mang thai và bà mẹ có con nhỏ dưới hai tuổi.
+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của thôn/bản
hiện ở mức cao so với mặt bằng chung toàn xã.
- Nhóm hỗ trợ NDTN tại cộng đồng không
phải là lớp tập huấn, đó là diễn đàn không chính thức cho tất cả các thành viên
của nhóm chuyện trò, chia sẻ kinh nghiệm và để hỏi đáp các câu hỏi. Không đòi hỏi
bất kỳ điều kiện gì để người dân được tham gia nhóm. Chủ đề thảo luận trong các
cuộc họp nhóm sẽ rất đơn giản, dễ hiểu cho tất cả thành viên của nhóm, nhưng
cũng đầy đủ để mọi người hiểu được tại sao họ nên làm theo những thực hành mới.
- Chủ đề chính sẽ được thảo luận trong
các nhóm bao gồm: Thực hành tốt nhất trong việc cho trẻ bú ngay sau sinh, bú sữa
non, BMHT; Thực hành tốt nhất về cho trẻ ăn bổ sung ABS và chăm sóc dinh dưỡng
cho trẻ bệnh. Các thông điệp sẽ được giới thiệu dần dần thông qua các buổi họp
nhóm. Mỗi buổi họp nhóm chỉ giới thiệu một chủ đề để mọi thành viên có thể hiểu,
nhớ và có thể thực hiện thay đổi hành vi nuôi dưỡng và chăm sóc cho trẻ tại
nhà. Quy trình, nội dung và kỹ năng thực hiện sẽ được đào tạo theo giáo trình
và chương trình của Viện Dinh dưỡng.
2.4 Các chủ đề họp nhóm NDTN (có thể bổ
sung thêm tùy tình hình và vấn đề dinh dưỡng trên địa bàn)
- Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang
thai và cho con bú.
- Cho trẻ bú mẹ sớm sau khi sinh
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu
- Cho trẻ bú mẹ đúng cách
- Cho trẻ ABS đúng thời điểm: Cho trẻ
ăn phù hợp theo độ tuổi với nhiều loại thức ăn khác nhau (thực hành chế biến thức
ăn bổ sung cho trẻ bằng thực phẩm tại địa phương).
- Thực hiện vệ sinh sạch sẽ khi chuẩn
bị thức ăn và khi cho trẻ ăn.
- Tầm quan trọng của Dinh dưỡng trong
1000 ngày đầu đời và sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng.
- Tầm quan trọng của Nuôi con bằng sữa
mẹ và sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng
3. Trang thiết
bị, dụng cụ, vật tư của mô hình
- Tài liệu truyền thông: Sử dụng các
tài liệu mẫu của trung ương, danh mục trong phụ lục (Viện Dinh dưỡng cung cấp bản
thiết kế)
- Cân, thước đo cho bà mẹ và trẻ em tại
cơ sở y tế và tại thôn.
- Dụng cụ thực hành chế biến thức ăn bổ
sung tại cơ sở y tế và tại thôn (chi tiết tham khảo tại Phụ
lục 4).
- Thực phẩm và các vật tư khác phục vụ
thực hành (nên lựa chọn và khuyến khích bà mẹ sử dụng các thực phẩm sẵn có, có
thể trồng/nuôi được tại nhà mang đến buổi thực hành/sinh hoạt).
- Văn phòng phẩm phục vụ mô hình như
giấy, bút, sổ ghi chép....
4. Cơ chế hoạt
động của mô hình và quan hệ trong mô hình
- Mô hình triển khai dựa vào cộng đồng
và dựa vào nguồn lực hiện có:
+ Sử dụng nguồn nhân lực sẵn có lại địa
phương
+ Huy động sự tham gia các ban ngành
đoàn thể
+ Phối hợp triển khai cùng các các hoạt
động đã và đang có tại địa phương
- Tổ chức họp định kỳ để báo cáo kết
quả và hướng thực hiện: cấp thôn và xã họp 1 tháng 1 lần; cấp huyện và tỉnh họp
3 tháng/1 lần; các thành viên báo cáo và lập kế hoạch thực hiện.
- Báo cáo thực hiện hàng tháng về thực
hiện một số chỉ tiêu hoạt động của mô hình
- Đánh giá hiệu quả của mô hình do đơn
vị được phân công tại tỉnh tổ chức đánh giá, hàng năm hoặc định kỳ.
5. Giám sát triển
khai mô hình
- Giám sát viên tuyến trung ương: Phòng chỉ đạo
tuyến của Viện Dinh dưỡng phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em xây dựng kế
hoạch giám sát định kỳ và đột xuất.
- Giám sát viên tuyến tỉnh: Trung tâm kiểm
soát bệnh tật tỉnh xây dựng kế hoạch giám sát theo định kỳ và đột xuất.
- Giám sát viên huyện/xã:
+ Trong 6 tháng đầu cán bộ huyện giám
sát hàng tháng hoạt động của Phòng tư vấn NDTN và nhóm hỗ trợ NDTN ở các xã có
mô hình.
+ Trong 6 tháng sau giám sát viên huyện
sẽ tiến hành giám sát 2 tháng/lần.
- Giám sát viên xã:
+ Trong 6 tháng đầu cán bộ trạm y tế
xã giám sát các nhóm hỗ trợ NDTN sinh hoạt vào tất cả các buổi sinh hoạt của
nhóm.
+ Trong 6 tháng sau giám sát sẽ tiến
hành cách tuần hoặc quay vòng điểm thôn/bản.
- Sử dụng mẫu bảng kiểm của Phụ lục 2 để đánh giá lần đầu và kiểm tra định kỳ.
6. Đánh giá hiệu quả
triển khai mô hình
Thực hiện đánh giá hiệu quả triển khai
mô hình theo hàng năm hoặc theo định kỳ (2 năm), với các nội dung sau:
- Điều tra nhân trắc trẻ 0-23 tháng tuổi.
- Điều tra các chỉ số nuôi dưỡng trẻ
nhỏ.
- Phỏng vấn, thảo luận với người thực
hiện mô hình và đối tượng hưởng lợi để đánh giá thuận lợi, khó khăn, đưa ra
khuyến nghị.
- Đánh giá công tác tổ chức, phối hợp
liên ngành của các cơ quan, tổ chức tại địa bàn triển khai.
- Đánh giá về tính bền vững, khả năng
duy trì, nhân rộng mô hình.
Danh mục các
từ viết tắt:
ABS:
|
Ăn bổ sung
|
BĐH:
|
Ban điều hành
|
CTMTQG DTTS:
|
Chương trình mục tiêu quốc gia phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021- 2025
|
KH:
|
Kế hoạch
|
NCBSM:
|
Nuôi con bằng sữa mẹ
|
NCBSMHT:
|
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
|
NDTN:
|
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ
|
TT KSBT:
|
Trung tâm kiểm soát bệnh tật
|
TTYT:
|
Trung tâm y tế
|
UBND:
|
Ủy ban nhân dân
|
Vụ SK BMTE:
|
Vụ Sức khỏe Bà Mẹ trẻ em
|
VDD:
|
Viện Dinh dưỡng
|
PHỤ
LỤC 1
DANH
SÁCH CÁC XÃ KHU VỰC III THUỘC VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI
ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày
04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
|
Tên tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
|
Số xã thuộc
khu vực III
|
1.
|
Hà Giang
|
133
|
2.
|
Cao Bằng
|
126
|
3.
|
Bắc Kạn
|
67
|
4.
|
Tuyên Quang
|
50
|
5.
|
Lào Cai
|
70
|
6.
|
Yên Bái
|
59
|
7.
|
Thái Nguyên
|
15
|
8.
|
Lạng Sơn
|
88
|
9.
|
Bắc Giang
|
28
|
10.
|
Phú Thọ
|
26
|
11.
|
Điện Biên
|
94
|
12.
|
Lai Châu
|
58
|
13.
|
Sơn La
|
126
|
14.
|
Hòa Bình
|
59
|
15.
|
Thanh Hóa
|
21
|
16.
|
Nghệ An
|
76
|
17.
|
Quảng Bình
|
11
|
18.
|
Quảng Trị
|
28
|
19
|
Thừa Thiên Huế
|
14
|
20.
|
Quảng Nam
|
58
|
21.
|
Quảng Ngãi
|
52
|
22.
|
Bình Định
|
22
|
23.
|
Phú Yên
|
12
|
24.
|
Khánh Hòa
|
20
|
25.
|
Ninh Thuận
|
15
|
26.
|
Bình Thuận
|
3
|
27.
|
Kon Tum
|
52
|
28.
|
Gia Lai
|
43
|
29.
|
Đắk Lắk
|
54
|
30.
|
Đắk Nông
|
12
|
31.
|
Lâm Đồng
|
4
|
32.
|
Bình Phước
|
5
|
33.
|
Trà Vinh
|
15
|
34.
|
Vĩnh Long
|
2
|
35.
|
An Giang
|
7
|
36.
|
Kiên Giang
|
2
|
37.
|
Hậu Giang
|
2
|
38.
|
Sóc Trăng
|
17
|
39.
|
Cà Mau
|
5
|
|
TỔNG CỘNG
|
1551
|
PHỤ
LỤC 2A
BẢNG
KIỂM ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CHĂM SÓC DINH DƯỠNG 1000 NGÀY ĐẦU ĐỜI
PHÒNG
TƯ VẤN NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ
Xã:
|
Huyện:
|
Tĩnh:
|
Mục đích
đánh giá
|
|
Đánh giá đầu vào
|
Ngày đánh giá
|
|
|
|
Theo dõi tiến trình
|
Ghi chú: Bảng kiểm này dùng để Trạm Y
tế tự đánh giá và được đoàn giám sát TW/Tỉnh/Huyện đánh giá lại và công nhận
kết quả đánh giá
|
|
|
|
|
|
|
A. CÁC TIÊU CHÍ ĐỊNH
LƯỢNG
|
I. Nhân sự
và năng lực triển khai các hoạt động tư vấn về các chủ đề chăm sóc sức khỏe,
dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em trong vòng 1000 ngày đầu đời
|
Phương pháp kiểm tra/đánh giá
|
Điểm chuẩn
|
Điểm tự chấm
|
Điểm được
chấm
|
Khuyến nghị
|
1. Có ít nhất 1 cán bộ đang làm việc
tại trạm y tế đã được tập huấn về hoạt động của Phòng Tư vấn NDTN
|
Hỏi trưởng trạm y tế
hoặc nhân viên chuyên trách nếu đã có cán bộ được tham gia tập huấn về các nội
dung ở cột bên hay chưa?
|
2
|
|
|
|
2. Có ít nhất 1 cán bộ đang làm việc
tại trạm y tế đã được tập huấn về kiến thức và kỹ năng tư vấn về dinh dưỡng
cho phụ nữ mang thai và người chăm sóc trẻ có con dưới 2 tuổi theo chương
trình của VDD
|
Hỏi trưởng trạm y tế hoặc nhân viên
chuyên trách nếu đã có cán bộ được tham gia tập huấn về các nội dung ở cột
bên đủ thời lượng hay không?
|
2
|
|
|
|
3. Cán bộ tư vấn của Trạm Y tế xã
thường trực có thể nêu tên đủ các gói tương ứng với các giai đoạn cần tiếp cận
và cung cấp dịch vụ tư vấn trong 1000 ngày đầu đời (bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng
cho PNCT và
PNCCB, khuyến khích NCBSMHT, hỗ trợ NCBSMHT, quản
lý NCBSMHT, Giáo dục ABS, Quản lý ABS)
|
Hỏi Anh/chị hãy cho biết các chủ đề
tư vấn từ giai đoạn mang thai đến khi trẻ được 24 tháng tuổi? (Nếu tư vấn
viên nêu đủ tất cả
các chủ đề thì đạt 2 điểm, nếu tư vấn viên nêu được 80%-<100% các chủ đề
thì đạt 1 điểm; dưới 80% các chủ đề không được điểm)
|
2
|
|
|
|
4. Tuân thủ các quy định của Pháp luật
và của Ngành (cụ thể: Không vi phạm Nghị định 100 - không trưng bày/không sử
dụng các tài liệu và sản phẩm của các công ty sữa bột tại phòng tư vấn)
|
Quan sát PTV để xem có vi phạm nghị
định 100 không: Nếu không có tờ rơi giới thiệu sữa bột, công ty sữa bột và quả
tặng (đồng hồ, quần áo, bút...) có tên sữa hoặc công ty sữa bột
thì được 2 điểm. Nếu có bất kỳ vi phạm nào kể trên thì
không được điểm
|
2
|
|
|
|
II. Cơ sở vật chất
và trang thiết bị
|
Phương pháp kiểm
tra/đánh giá
|
Điểm chuẩn
|
Điểm tự chấm
|
Điểm được
chấm
|
Khuyến nghị
|
1. Có phòng tư vấn (PTV)/góc tư vấn
về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em trong vòng 1000 ngày đầu
đời
|
Quan sát xem có phòng/góc tư vấn
riêng và có biển hiệu phòng/góc tư vấn đầy đủ hay không?
|
2
|
|
|
|
2. PTV có bộ bàn ghế tư vấn
|
Quan sát bàn và ghế có được đặt
trong phòng và được sử dụng để tư vấn?
|
2
|
|
|
|
3. Cân trẻ em và Thước đo chiều cao
đứng/chiều dài nằm
|
Cân và Thước đang ở tình trạng tốt
Cân được phép sai số 0,1kg (cần mang
theo dụng cụ để thử cân)
|
2
|
|
|
|
4. Bộ dụng cụ thực hành chế biến thức
ăn bổ sung
|
Quan sát bộ dụng cụ đầy đủ và được sử
dụng
|
2
|
|
|
|
III. Tài liệu truyền
thông/theo dõi và báo cáo
|
Phương pháp kiểm
tra/đánh giá
|
Điểm chuẩn
|
Điểm tự chấm
|
Điểm được
chấm
|
Khuyến nghị
|
1. Sổ đăng ký/sổ quản lý phụ
nữ mang thai và bà mẹ có con dưới 2 tuổi toàn xã
|
Kiểm tra trực tiếp sổ đăng ký
danh sách tất cả phụ nữ mang thai và bà mẹ có con dưới 2 tháng tuổi của tất cả
các thôn, cập nhật 6 tháng 1 lần
|
2
|
|
|
|
2. Sổ theo dõi
các lượt tư vấn hàng tháng và báo cáo cho tuyến trên
|
Kiểm tra trực tiếp sổ đăng ký
theo dõi các lượt tư vấn phụ nữ mang thai và bà mẹ có con dưới 2 tuổi và báo
cáo tháng
|
2
|
|
|
|
3. Bộ tranh tư vấn về các chủ đề
chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi
|
Quan sát, kiểm tra có ít nhất 1 bộ
quyển tranh lật và chất lượng tranh lật
|
2
|
|
|
|
4. Bộ poster về các chủ đề chăm sóc
sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi
|
Quan sát, kiểm tra có ít nhất 1 bộ
poster về các chủ đề chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho PNMT và trẻ em dưới 2
tuổi và chất lượng poster
|
2
|
|
|
|
NHẬN XÉT CHUNG
|
Chuẩn
|
Tự chấm
|
Điểm chấm
|
Nhận xét
|
1. Nhân sự và năng
lực triển khai các hoạt động tư vấn
|
8
|
|
|
|
II. Cơ sở vật chất
và trang thiết bị
|
8
|
|
|
|
III. Tài liệu truyền
thông
|
8
|
|
|
|
TỔNG ĐIỂM
|
24
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐẠT TIÊU CHÍ TRẠM Y
TẾ THỰC HIỆN TỐT PHÒNG TƯ VẤN NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ
Đạt tiêu chí nếu tổng
điểm trên 16 trong đó mỗi điểm thành phần trên 5 điểm
|
|
B. THÔNG TIN ĐỊNH
TÍNH
|
1. Những hạn chế về năng lực của mạng
lưới và đội ngũ triển khai các nội dung truyền thông thay đổi hành vi về chăm
sóc bà mẹ và trẻ trong 1000 ngày đầu đời trên địa bàn xã
|
|
2. Những công cụ, phương tiện truyền
thông còn thiếu là gì?
|
|
3.Nguồn lực của trạm y tế có đáp ứng
được nhu cầu thực hiện các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi và các hoạt
động khác tại cộng đồng liên quan đến công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ trong
1000 ngày đầu đời hay không? Nếu không thì thiếu như thế nào?
|
|
4. Những hạn chế trong cơ chế quản
lý, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho trạm y tế là gì?
|
|
Đại diện
đơn vị tự đánh giá
(Chữ
ký, họ và tên, chức danh)
|
Cán bộ kiểm
tra/đánh giá lại
(Chữ
ký, họ và tên)
|
PHỤ
LỤC 2B
BẢNG
KIỂM ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CHĂM SÓC DINH DƯỠNG 1000 NGÀY ĐẦU ĐỜI
NHÓM
HỖ TRỢ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ
Thôn:
|
Xã:
|
Huyện:
|
Mục đích
đánh giá
|
|
Đánh giá đầu vào
|
Tỉnh:
|
Ngày đánh giá:
|
|
Theo dõi tiến trình
|
Ghi chú: Bảng kiểm này dùng để Trạm y
tế tự đánh giá và được đoàn giám sát TW/Tỉnh/Huyện đánh giá lại và công nhận kết
quả đánh giá
I. Năng lực
triển khai các hoạt động sinh hoạt nhóm về các chủ đề chăm sóc sức khỏe, dinh
dưỡng bà mẹ và trẻ em trong vòng 1000 ngày đầu đời
|
Phương pháp đánh
giá
|
Điểm chuẩn
|
Điểm tự chấm
|
Điểm được
chấm
|
Khuyến nghị
|
Cán bộ cơ sở thực hiện
đã được tập huấn về nội dung dinh dưỡng và các kỹ năng thực hành theo chương
trình của Viện Dinh dưỡng
|
Hỏi trưởng trạm y tế
hoặc nhân viên chuyên trách nếu đã có cán bộ được tham gia tập huấn về các nội
dung ở cột bên hay chưa? Thời lượng như thế nào? nếu đã được tập huấn đầy đủ
các nội dung và đúng thời lượng thì được 5 điểm, tham gia và không đủ thời lượng
thì trừ điểm (3 điểm cho nội dung và 2 điểm cho thời lượng tối thiểu 3 ngày).
Chưa tham gia thì không có điểm
|
5
|
|
|
|
II. Công cụ, phương
tiện truyền thông, tư vấn về các chủ đề chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ
và trẻ em trong vòng 1000 ngày đầu đời
|
Phương pháp đánh
giá
|
Điểm chuẩn
|
Điểm tự chấm
|
Điểm được
chấm
|
Khuyến nghị
|
1. Sổ đăng ký/sổ quản lý phụ
nữ mang thai và bà mẹ có con dưới 2 tuổi của thôn
|
Kiểm tra trực tiếp sổ đăng
ký/danh sách tất cả phụ nữ mang thai và bà mẹ có con dưới 2 tháng tuổi của
thôn mà y tế thôn đang có, cập nhật 6 tháng 1 lần
|
1
|
|
|
|
2. Lịch sinh hoạt nhóm hỗ trợ nuôi
dưỡng trẻ nhỏ tại thôn
|
Kiểm tra trực tiếp lịch tư vấn hộ
chi tiết của từng thôn
|
1
|
|
|
|
3. Bộ tranh tư vấn về các chủ đề
chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi
|
Quan sát, kiểm tra có ít nhất 1 bộ
quyển tranh lật và chất lượng tranh lật
|
1
|
|
|
|
4. Tài liệu hướng dẫn các buổi sinh
hoạt nhóm
|
Quan sát, kiểm tra có ít nhất 1 bộ
tài liệu hướng dẫn sinh hoạt nhóm và chất lượng tài liệu
|
1
|
|
|
|
5. Sổ tay ghi chép các buổi sinh hoạt
nhóm của y tế thôn/tư vấn viên tại thôn
|
Kiểm tra sổ tay ghi chép sinh hoạt
nhóm của y tế thôn/tư vấn viên tại thôn, nếu có và ghi chép đầy đủ thông tin
các sinh hoạt - 2 điểm; có nhưng ghi chép chưa đầy đủ -1 điểm
|
1
|
|
|
|
III. Quá trình triển
khai sinh hoạt nhóm về các chủ đề chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ và trẻ
em trong vòng 1000 ngày đầu đời
|
Phương pháp đánh
giá
|
Điểm chuẩn
|
Điểm tự chấm
|
Điểm được
chấm
|
Khuyến nghị
|
1. Triển khai sinh hoạt nhóm đúng
theo lịch đã lập sẵn
|
|
2
|
|
|
|
2. Thực hiện tốt các bước cơ bản của
hoạt động sinh hoạt nhóm hỗ trợ NDTN
|
(2.1) Kiểm tra lại chủ đề lần sinh
hoạt trước;
|
Quan sát 1 buổi sinh hoạt nhóm tại
thôn. Nếu thực hiện đúng như tiêu chí nêu thì được 2 điểm, có thực hiện nhưng
chưa đầy đủ, thực hiện 1 phần hoặc sơ sài - 1 điểm; không thực hiện - 0 điểm
|
2
|
|
|
|
(2.2) Tìm hiểu kinh nghiệm của bà mẹ
về chủ đề mới
|
(2.3) Giới thiệu và thảo luận về chủ
đề mới
|
(2.4) Chia sẻ kinh nghiệm và cam kết
thực hành tại nhà
|
2. Sử dụng đầy đủ các công cụ trong
quá trình sinh hoạt nhóm
|
|
1
|
|
|
|
NHẬN XÉT CHUNG
|
Chuẩn
|
Tự chấm
|
Điểm chấm
|
Nhận xét
|
Năng lực triển khai
các hoạt động sinh hoạt nhóm
|
5
|
|
|
|
Công cụ, phương tiện
truyền thông
|
5
|
|
|
|
Quá trình triển
khai sinh hoạt nhóm
|
5
|
|
|
|
TỔNG ĐIỂM
|
15
|
|
|
|
ĐẠT TIÊU CHÍ THÔN
THỰC HIỆN TỐT HOẠT ĐỘNG NHÓM HỖ TRỢ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ
Đạt tiêu chí nếu tổng
điểm trên 10 trong đó mỗi điểm thành phần trên 3 điểm
|
|
Người tự
đánh giá
(Chữ
ký, họ và tên)
|
Cán bộ kiểm
tra/đánh giá lại
(Chữ
ký, họ và tên)
|
PHỤ
LỤC 3
Danh
mục các tài liệu, hướng dẫn chuyên môn để triển khai mô hình “Chăm sóc dinh dưỡng
1000 ngày đầu đời”
Bước thực hiện
|
Loại tài liệu sử dụng
|
Nguồn
|
Bước 1
|
Công văn thông báo
|
Mẫu công văn của CDC
|
Bước 2
|
Mẫu đánh giá
|
Tham khảo Viện Dinh dưỡng
|
Bước 3
|
Mẫu Kế hoạch
|
Tham khảo 1 tỉnh
|
Bước 4
|
Quyết định thành lập
|
Tham khảo Viện dinh dưỡng
|
Bước 5
|
Tài liệu tập huấn
|
Viện Dinh dưỡng
|
Bước 6
|
Tài liệu truyền
thông
|
Viện Dinh dưỡng
|
Bước 7
|
Hướng dẫn các buổi sinh hoạt Sổ theo
dõi
|
Viện Dinh dưỡng
|
Bước 8
|
Bảng kiểm đánh giá và giám sát
|
Viện Dinh dưỡng
|
Bước 9
|
Kế hoạch hoạt động hàng năm
|
Tỉnh
|
PHỤ
LỤC 4
DANH
MỤC TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG VÀ DỤNG CỤ THỰC HÀNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN BỔ SUNG
1. Tài liệu truyền thông:
- Bộ áp phích treo tường về NCBSM,
ABS, Dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu.
- Bộ trang lật về NDTN
- Tờ rơi về NCBSM, ABS
- Các sổ tay, tờ rơi truyền thông khác
2. Dụng cụ thực hành:
- Bếp ga (bếp điện)
- Xô, chậu, gáo múc nước
- Thớt
- Dao chặt, dao thái
- Cối - chày
- Rổ, rá
- Xoong nấu cháo
- Nồi nấu bột có nắp
- Bát, đĩa
- Đũa, thìa con