ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1086/QĐ-UBND
|
Hà Nam, ngày 08
tháng 08 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH
HÀ NAM ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Luật Quy
hoạch đô thị năm 2009; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên
quan đến quy hoạch năm 2018;
Căn cứ các Nghị quyết của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội: số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về phân loại
đô thị; số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị
hành chính và phân loại đơn vị hành chính; số 26/2022/UBTVQH15 sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; số 27/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị
hành chính;
Thực hiện Nghị quyết số
06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và
phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ các Nghị định của
Chính phủ: số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về quản lý đầu tư phát triển
đô thị; số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng;
Thực hiện các Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ: số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 về việc phê duyệt kế hoạch
phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030; số 368/QĐ-TTg ngày 04/5/2024
phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2050; số 1686/QĐ-TTg ngày 26/12/2023 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh
Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 06/2023/TT-BXD
ngày 08/9/2023 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung về chương
trình phát triển đô thị;
Thực hiện các Nghị quyết của
Tỉnh ủy: số 16-NQ/TU ngày 15/9/2021 về xây dựng và phát triển đô thị trên địa
bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; số
08-NQ/TU ngày 10/9/2021 về xây dựng và phát triển đô thị Phủ Lý đến năm
2025, định hướng đến năm 2030;
Thực hiện Nghị quyết số
23/NQ-HĐND ngày 15/5/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình phát triển
đô thị thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến năm 2030;
Theo các Văn bản của Ủy ban
nhân dân tỉnh: Quyết định số 1436/QĐ- UBND ngày 22/9/2016 phê duyệt Chương
trình phát triển đô thị tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết
định số 1296/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch
chung thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; số
29/QĐ-UBND ngày 05/01/2023 về việc phê duyệt Đề cương chương trình phát
triển đô thị thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến năm 2030; Quyết định số
346/QĐ-UBND ngày 22/3/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định các
Chương trình phát triển đô thị và các Đề án phân loại đô thị trên địa
bàn tỉnh Hà Nam; Kế hoạch số 1164/KH-UBND ngày 19/6/2023 về thực hiện
Nghị quyết số 148-NQ/CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ và Chương trình
hành động số 53-CTr/TU ngày 20/5/2022 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số
06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và
phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân
dân thành phố Phủ Lý tại Tờ trình số 196/TTr-UBND ngày 06/8/2024, kèm
theo hồ sơ Chương trình phát triển đô thị; Báo cáo thẩm định số 2102/BC-SXD
ngày 30/7/2024 của Sở Xây dựng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến năm 2030
với những nội dung chính như sau:
1. Quan
điểm và mục tiêu phát triển đô thị
a) Quan điểm:
- Xây dựng và phát triển đô thị
Phủ Lý phải đặt trong mối liên hệ với sự phát triển chung của tỉnh, vùng đồng bằng
sông Hồng.
- Phát triển đô thị Phủ Lý trở
thành hạt nhân, động lực thúc đẩy phát triển đô thị, kinh tế - xã hội của tỉnh
và các địa phương khác trong tỉnh.
b) Mục tiêu:
- Cụ thể hóa định hướng Nghị
quyết số 16-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát triển đô
thị trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hà Nam đến năm 2030 và điều chỉnh Quy hoạch
chung thành phố Phủ Lý đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Từng bước xây dựng và phát
triển đô thị Phủ Lý với vai trò trở thành hạt nhân, động lực thúc đẩy phát triển
đô thị, kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương khác trong tỉnh; phát triển
đồng bộ theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh và bền vững, kinh tế - xã hội phát
triển toàn diện, trong đó phát triển đột phá ngành thương mại - dịch vụ; hoàn
thiện tiêu chí phân loại đô thị loại I về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng
về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hoá cấp đô thị; phấn đấu đến năm
2030 thành phố Phủ Lý đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh Hà Nam.
- Lập danh mục thứ tự ưu tiên
các dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật
kết nối khu vực phát triển đô thị với các khu vực khác trong vùng theo kế hoạch,
lộ trình cho từng giai đoạn phát triển đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung đô
thị, chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và các quy hoạch phát triển
ngành, nhằm cụ thể hóa quá trình triển khai các dự án, kế hoạch, quy hoạch đô
thị và các quy hoạch ngành.
- Đề xuất giải pháp chính sách
để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch được
duyệt cho từng giai đoạn.
2. Chỉ tiêu
phát triển đô thị
a) Các chỉ tiêu chính phát
triển đô thị:
Stt
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
Đề xuất
|
2025
|
2030
|
1
|
Mật độ dân số toàn đô thị
|
người/km2
|
≥2.000
|
≥2.500
|
2
|
Mật độ dân số tính trên diện tích đất xây
dựng đô thị khu vực nội thị
|
người/km2
|
≥8.000
|
≥10.000
|
3
|
Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên diện tích đất
tự nhiên toàn đô thị
|
%
|
>25
|
>30
|
4
|
Diện tích nhà ở bình quân đầu người
|
m2/người
|
>33
|
>35
|
5
|
Diện tích cây xanh toàn đô thị bình quân đầu
người
|
m2/người
|
>10
|
≥15
|
6
|
Tỷ lệ đất giao thông đô thị
so với đất xây
dựng đô thị khu vực nội thị
|
%
|
>22
|
>24
|
7
|
Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật khu vực nội thị
|
%
|
>40
|
≥60
|
b) Một số tiêu chuẩn cần khắc
phục so với tiêu chuẩn đô thị loại II (với phạm vi nội thị mở rộng):
- 03 tiêu chuẩn chưa đạt cần tập
trung khắc phục: Mật độ đường giao thông đô thị; Công trình xanh; Khu chức năng
đô thị, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng
công nghệ cao, thông minh.
- 04 tiêu chí đã đạt nhưng còn ở
mức thấp: Quy chế quản lý kiến trúc đô thị; Công trình kiến trúc tiêu biểu; Cây
xanh toàn đô thị bình quân đầu người; Cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thị
bình quân đầu người.
c) Một số tiêu chuẩn phấn đầu
đạt tiêu chí đô thị loại I:
- 15 tiêu chuẩn chưa đạt cần tập
trung khắc phục: Thu nhập bình quân đầu người so với cả nước; yỷ lệ tăng dân số;
dân số toàn đô thị; dân số khu vực nội thị; mật độ dân số tính trên đất xây dựng
đô thị khu vực nội thị; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; cơ sở giáo dục đào tạo
cấp đô thị; công trình văn hóa cấp đô thị; công trình thể dục, thể thao cấp đô
thị; mật độ đường giao thông đô thị; cấp điện sinh hoạt bình quân đầu người;
cây xanh toàn đô thị bình quân đầu người; cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội
thị bình quân đầu người; công trình xanh; khu chức năng đô thị, khu đô thị mới
được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh.
- 04 tiêu chí đã đạt nhưng còn ở
mức thấp: công trình thương mại dịch vụ cấp đô thị; công trình đầu mối giao
thông; quy chế quản lý kiến trúc đô thị; công trình kiến trúc tiêu biểu.
d) Một số chỉ tiêu xây dựng
đô thị tăng trưởng xanh, thông minh cần được quan tâm đầu tư:
Diện tích mặt nước tự nhiên đô
thị suy giảm; tỷ lệ đầu tư dự án mới thực hiện xây dựng đô thị tăng trưởng
xanh; tỷ lệ công trình xây dựng nghiệm thu được cấp chứng chỉ công trình xanh; tỷ
lệ đường giao thông dành riêng cho xe đạp; số lượng không gian công cộng; đất
cây xanh toàn đô thị và khu vực nội thành, nội thị bình quân đầu người; tỷ lệ hồ
sơ thủ tục hành chính được xử lý qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình; số
thuê bao băng rộng di động/100 dân; tỷ lệ hộ gia đình có kết nối cáp quang.
e) Các phường dự kiến điều
chỉnh địa giới hành chính hoặc thành lập mới:
- Giai đoạn 2021-2025: sáp nhập
xã Tiên Hiệp với xã Tiên Tân thành lập 01 phường mới; sáp nhập xã Tiên Hải với
phường Lam Hạ thành lập 01 phường mới; sáp nhập 04 phường Minh Khai, Lương
Khánh Thiện, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo thành 01 phường mới; sáp nhập xã Liêm
Tuyền với xã Liêm Tiết thành lập 01 phường mới; sáp nhập xã Liêm Chung với phường
Liêm Chính thành lập 01 phường mới.
- Giai đoạn 2026-2030: sáp nhập
xã Phù Vân với xã Kim Bình để thành lập 01 phường mới; sáp nhập xã Đinh Xá với
xã Trịnh Xá để thành lập 01 phường mới.
- Tập trung đầu tư cải thiện
tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng tại các phường hiện hữu và dự kiến
thành lập: về cơ sở hạ tầng thương mại, đất cây xanh sử dụng công cộng bình
quân đầu người.
3. Chương
trình, dự án đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng ưu tiên và kiến trúc cảnh
quan đô thị đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị và các chương
trình, kế hoạch, đề án trọng tâm để từng bước thực hiện phát triển bền vững đô
thị
- Đề án xây dựng đô thị tăng
trưởng xanh, thông minh trên địa bàn thành phố Phủ Lý đến năm 2030.
- Chương trình cải tạo, chỉnh
trang, tái thiết và phát triển đô thị.
- Đề án phát triển hệ thống
công viên cây xanh, không gian công cộng trên địa bàn thành phố Phủ Lý đến năm
2030.
- Kế hoạch đầu tư xây dựng hệ
thống thoát nước, thu gom, xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Phủ Lý đến
năm 2030.
- Kế hoạch phát triển cấp nước
và Kế hoạch cấp nước an toàn đối với các hệ thống cấp nước trên địa bàn thành
phố.
- Thực hiện Đề án chuyển đổi số;
Kế hoạch phát triển hạ tầng số, cải cách thủ tục hành chính của tỉnh; Đề án cơ
sở dữ liệu quy hoạch, đô thị liên thông trên nền GIS tỉnh Hà Nam đến năm 2030.
- Kế hoạch xây dựng, phát triển
hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, đồng bộ trong đầu tư xây dựng và cung cấp,
sử dụng dịch vụ viễn thông.
- Đề án phát triển kinh tế đô
thị.
- Các dự án ưu tiên: đầu tư xây
dựng các tuyến giao thông đô thị, phát triển hệ thống xe buýt công cộng, hệ thống
thu gom và xử lý nước thải, nghĩa trang thành phố, thu hút đầu tư phát triển
công trình xanh, các dự án khu đô thị xanh, thông minh, công trình thương mại dịch
vụ đô thị, cơ sở giáo dục đào tạo cấp đô thị; công trình văn hóa cấp đô thị,
công trình thể dục, thể thao cấp đô thị.
- Các dự án đầu tư xây dựng
công trình thương mại dịch vụ, cây xanh sử dụng công cộng cấp đơn vị ở tại các
khu vực dự kiến thành lập phường.
4. Chương
trình, kế hoạch phát triển các khu vực được xác định theo quy hoạch đô thị
a) Các khu vực phát triển đô
thị:
- Khu số 1 - Khu trung
tâm hiện hữu
+ Gồm toàn bộ các phường Minh
Khai, Lương Khánh Thiện, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Liêm Chính; xã Liêm Chung
và một phần các xã Liêm Tiết, Liêm Tuyền; diện tích tự nhiên khoảng 1.322ha.
+ Chức năng: là khu vực nội đô
lịch sử được cải tạo, chỉnh trang, tái thiết trên cơ sở kế thừa và phát huy các
giá trị hiện hữu; kết hợp mở rộng không gian phát triển mới trở thành khu vực
trung tâm tổng hợp (về thương mại, dịch vụ, tài chính, y tế, văn hóa,…)
theo hướng đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc.
- Khu số 02 - Khu trung
tâm mới
+ Gồm toàn bộ phường Lam Hạ, một
phần phường Quang Trung và một phần các xã Tiên Tân, Tiên Hiệp, Tiên Hải; diện
tích tự nhiên khoảng 1.134ha.
+ Chức năng: là trung tâm tổng
hợp mới của thành phố Phủ Lý; trung tâm hành chính - chính trị, thương mại - dịch
vụ - tài chính, văn hóa, thể dục thể thao và công viên cây xanh mặt nước, vui
chơi giải trí; ưu tiên phát triển các mô hình đô thị kiểu mẫu, xanh, thông minh
tiêu biểu cho thành phố.
- Khu số 03 - Khu đô thị
phía Tây
+ Gồm toàn bộ các phường Lê Hồng
Phong, Châu Sơn, Thanh Tuyền và một phần xã Phù Vân; diện tích tự nhiên khoảng
1.898ha.
+ Chức năng: là khu vực sản xuất
công nghiệp tập trung hiện hữu, với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường;
hỗ trợ phát triển các chức năng dịch vụ đô thị.
- Khu số 04 - Khu đô thị
phía Đông
+ Gồm toàn bộ các xã Đinh Xá, Trịnh
Xá và một phần các xã Liêm Tuyền, Liêm Tiết; diện tích tự nhiên khoảng 1.962ha.
+ Chức năng: là cửa ngõ phía
Đông của thành phố, bố trí các chức năng đầu mối quan trọng về giao thông, y tế,
trung tâm thương mại - dịch vụ - tài chính, công viên cây xanh cấp vùng.
- Khu số 05 - Khu đô thị
phía Tây Bắc
+ Gồm toàn bộ xã Kim Bình, một
phần phường Quang Trung và một phần các xã Phù Vân, Tiên Tân; diện tích tự
nhiên khoảng 1.247ha.
+ Chức năng: là khu vực phát
triển đô thị theo hướng sinh thái, bền vững; giữ gìn và phát triển nâng tầm
làng trồng hoa truyền thống Phù Vân trở thành vùng trồng hoa nổi tiến, điểm đến
du lịch hấp dẫn; phát triển chuỗi đô thị - công nghiệp - dịch vụ dọc theo tuyến
đường Vành đai 5 và đường tránh Quốc lộ 1.
- Khu số 06 - Khu đô thị
phía Đông Bắc
+ Gồm một phần các xã Tiên Tân,
Tiên Hiệp, Tiên Hải; diện tích tự nhiên khoảng 1.201ha.
+ Chức năng: là khu vực lan tỏa,
hỗ trợ khu Trung tâm mới; phát triển các loại hình đô thị sinh thái, kết hợp với
phát triển các dịch vụ, vui chơi giải trí gắn với cảnh quan di tích lịch sử văn
hóa núi Đọi.
b) Lộ trình thực hiện các
khu vực phát triển đô thị và khu vực ưu tiên giai đoạn đầu:
- Giai đoạn 2023-2025: Tập
trung thực hiện việc cải tạo, nâng cấp khu vực đô thị trung tâm hiện hữu (khu
số 1 và khu số 2); ưu tiên đầu tư phát triển các trục đường giao thông, hạ
tầng kết nối gồm: đường vành đai V, nút giao Phú Thứ,…; tạo điểm nhấn đô thị gắn
với cảnh quan tự nhiên ven sông Đáy, sông Châu và sông Nhuệ; song song với đó
là việc đầu tư xây dựng hình thành một số khu vực phát triển đô thị Bắc Châu
Giang. Tiếp tục phát triển chức năng khu y tế chất lượng cao đáp ứng định hướng
phát triển Vùng Thủ đô Hà Nội (một phần khu số 4); chức năng giáo dục
đào tạo (một phần khu số 6).
- Giai đoạn đến năm 2030: tiếp
tục thực hiện xây dựng các khu vực phát triển đô thị còn lại theo quy hoạch
chung được duyệt.
c) Chương trình, kế hoạch
phát triển cần lập, phê duyệt riêng: Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý chủ
trì xây dựng kế hoạch thực hiện các khu vực phát triển đô thị được xác định tại
điểm a mục này phù hợp với lộ trình xác định tại điểm b mục này.
5. Nguồn lực
và việc sử dụng nguồn lực, giải pháp, danh mục thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư
phát triển đô thị sử dụng nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác ngoài vốn
đầu tư công
a) Danh mục các dự án: Gồm
các dự án hạ tầng khung, công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối và các dự án khác
được xác định trong quy hoạch tỉnh; dự án đầu tư hạ tầng đô thị và các dự án
khác để hoàn thiện, nâng cao tiêu chuẩn xác định tại mục 2 (ưu tiên các dự
án giao thông, cấp nước, cây xanh, thoát nước và xử lý nước thải, công trình
công cộng - dịch vụ đô thị), các dự án thực hiện các chương trình, kế hoạch,
đề án trọng tâm phát triển bền vững đô thị (Phụ lục đính kèm).
b) Giải pháp thực hiện
- Giải pháp phát triển kinh tế
- xã hội.
- Giải pháp thực hiện quy hoạch
và quản lý đô thị.
- Giải pháp về vốn đầu tư phát
triển đô thị.
(Cụ thể theo Báo cáo Chương
trình phát triển đô thị)
c) Nguồn lực thực hiện:
- Kêu gọi các nhà đầu tư cung cấp
các dịch vụ (điện, nước sạch, viễn thông…) đầu tư hạ tầng trong các khu
nhà ở, khu đô thị mới. Khai thác hiệu quả quỹ đất trên địa bàn thành phố, đối với
khu đất lớn, kêu gọi nhà đầu tư chiến lược đầu tư dự án lớn, hiện đại, cung cấp
dịch vụ chất lượng cao.
- Phát triển mạng lưới ngân
hàng, quỹ tín dụng, tăng năng lực huy động vốn trong và ngoài địa bàn, huy động
tiền nhàn rỗi trong dân cư cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng
đô thị.
- Đẩy mạnh xã hội hoá một số
ngành, lĩnh vực xã hội (giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá-thông tin và thể dục
thể thao) để huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển những
ngành, lĩnh vực kể trên.
- Đối với đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) và nguồn vốn ODA: Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các
nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án được
cấp giấy phép đầu tư tiếp tục triển khai và phát triển, mang lại hiệu quả thiết
thực về kinh tế - xã hội của thành phố.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân thành phố
Phủ Lý:
- Chủ trì công bố Chương trình
phát triển đô thị theo quy định; phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tổ
chức triển khai thực hiện Chương trình theo lộ trình; xây dựng kế hoạch hàng
năm để tổ chức thực hiện; báo cáo tiến độ thực hiện theo định kỳ hàng năm về Sở
Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh. Lồng ghép các nội dung của Chương trình phát
triển đô thị đã được phê duyệt vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
và hàng năm trên địa bàn, đặc biệt là các chỉ tiêu phát triển đô thị. Tổ chức lập
và trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ các khu vực phát triển đô thị theo Chương
trình và quy hoạch phân khu được duyệt, làm cơ sở đầu tư phát triển đồng bộ hạ
tầng đô thị.
- Thực hiện công tác tuyên truyền,
nâng cao vai trò, trách nhiệm: của cả hệ thống chính trị, truyền thông và sức mạnh
của các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, các đơn vị liên quan trong
quá trình thực hiện và giám sát thực hiện Chương trình.
2. Sở Xây dựng: chủ trì phối
hợp với các Sở, Ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý thực
hiện các quy hoạch, chương trình phát triển đô thị và lập đề án đề nghị phân loại
đô thị. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện chương trình; kịp
thời tham mưu, đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung chương
trình, kế hoạch, cơ chế thực hiện phù hợp với tình hình thực tế.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
chủ trì, hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý trong việc thu hút
nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị.
4. Sở Nội vụ: chủ trì,
phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý và các đơn vị liên quan xác định
ranh giới khu vực dự kiến thành lập phường theo các quy hoạch đô thị và chương
trình phát triển đô thị đã được phê duyệt.
5. Các Sở, ngành liên quan:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp hướng dẫn Ủy ban nhân dân thành
phố Phủ Lý trong việc xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự
án được giao trong Chương trình thuộc lĩnh vực quản lý ngành; chủ động tham
mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trong các lĩnh vực quản lý đảm bảo mục tiêu đề
ra của Chương trình.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý;
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Các PCT UBND tỉnh;
- VPUB: LĐVP, GTXD, KT, TCDNC, TH;
- Lưu VT, GTXD
QV- D\CV\2024\058
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Anh Chức
|